Các nguồn hình thành vốn đầu tƣ
Trong điều kiện nền kinh tế mở, đầu tư quốc gia (I) bao gồm đầu tư trong nước
(Id) và đầu tư nước ngoài (If). Như vậy, mô hình Harrod – Domar mở rộng, vốn sản
xuất tăng thêm (∆K) ngang bằng đầu tư quốc gia (I).
∆K = I = Id + If
(1) Đầu tư trong nước
Đầu tư trong nước có được từ tiết kiệm trong nước (Sd), bao gồm từ ngân sách
chính phủ (SG), doanh nghiệp (SE) và dân cư (SH).
Id = Sd = Sg + Se+ Sh
- Từ ngân sách chính phủ (Sg)
Ngân sách được chi tiêu cho các hoạt động: (1) Dự án phát triển sản xuất kinh
doanh cho các doanh nghiệp sở hữu nhà nước; (2) Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; (3)
Trả lương cho bộ máy hành chính; (4) Đầu tư mở rộng các công trình văn hóa; (5)
Hoạt động quốc phòng
Trong các khoản chi tiêu hàng năm, mục (1) và (2) là chi cho đầu tư. Như vậy,
phần chi cho đầu tư cũng là tiết kiệm của chính phủ hàng năm.
- Từ doanh nghiệp (Se)
Hàng năm các doanh nghiệp có doanh thu, chi phí. Như vậy, lợi nhuận trước thuế
là doanh thu trừ thuế. Phần lợi nhuận này trừ đi thuế là lợi nhuận sau thuế của các
doanh nghiệp, được phân phối như sau: (i) Các quỹ hoạt động của doanh nghiệp; (ii)
Lợi tức cho cổ đông; (iii) Đầu tư cho mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy, mục (iii)
chính là tiết kiệm của doanh nghiệp.
84 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế phát triển 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ow
Tiếp tục tăng vốn lên mức (K/L)2, tăng trưởng tiếp tục. Tuy nhiên, khi tăng vốn
đến mức (K/L)3, thay đổi sản lượng bằng 0 (vì đường Yt bắt đầu nằm ngang), như vậy,
tăng trưởng bằng không, nền kinh tế bước vào trạng thái dừng. Do đó, Solow cho rằng
(Y/L)1
(K/L)0 (K/L)1 (K/L)2 (K/L)3
Y(t)
Y(t+1)
Y(t+2)
Y(t+n)
(Y/L)0
(Y/L)1
(Y/L)3
Y/L
K/L
60
vốn sản xuất tăng thêm chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong ngắn hạn, còn trong dài
hạn, tăng vốn không ảnh hưởng tới tăng trưởng.
Solow giả định, nếu nền kinh tế có trình độ công nghệ cao hơn, đường Y(t) sẽ
dịch lên bên trên Y(t+1) vì với trình độ công nghệ cao hơn, cùng mức vốn như nhau,
sản lượng sẽ cao hơn. Bây giờ, nếu tăng vốn từ (K/L)2 lên (K/L)3, sản lương sẽ tăng từ
(Y/L)1 lên (Y/L)2 vì đường lượng nền kinh tế là đường Y(t+1). Như vậy, tăng vốn ảnh
hưởng tới tăng trưởng. Trong khi trước đó, tăng vốn thì tăng trưởng bằng không. Như
vậy, tăng trưởng bây giờ thực hiện được là do trình độ công nghệ cao hơn. Quá trình
này tiếp tục, đường Y(t+1) sẽ dịch chuyển lên bên trên Y(t+2),Y(t+n). Yếu tố công
nghệ thay đổi không có giới hạn vì càng ngày con người hiểu biết hơn về thế giới tự
nhiên, tìm ra các nguyên liệu mới, phương pháp sản xuất mới. Do đó, công nghệ là yếu
tố ảnh hưởng đến tăng truởng trong dài hạn.
3.7.2. Ứng dụng vào hoạch định chính sách
Các nguyên lý của mô hình Solow đã được vận dụng rộng rãi trong phát triển
kinh tế của các nước đang phát triển trên các khía cạnh sau đây:
(1) Vốn chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong ngắn hạn.
Solow cho thấy giới hạn của mô hình Harrod – Domar, vốn sản xuất tăng thêm
hay đầu tư, tiết kiệm chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong ngắn hạn. Điều này có ý
nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển vì các nước này đang phát huy vai
trò của đầu tư, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền
kinh tế. Tuy nhiên, nếu chỉ biết tập trung vào yếu tố vốn, tăng trưởng tương lai sẽ bị
cản trở.
(2) Đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học – ứng dụng công nghệ mới.
Trong tương lai, trình độ công nghệ sẽ quyết định đối với tăng trưởng. Do đó, để
có trình độ công nghệ cao hơn, ngay từ bây giờ, các nước đang phát triển nên quan tâm
tới đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học – ứng dụng công nghệ mới, phát triển
triển khoa học – công nghệ cần được trở thành bộ phận quan trọng và không thể thiếu
được trong chiến lược phát triển của các nước đang phát triển.
(3) Nâng cao trình độ công nghệ nhằm thực hiện tăng trưởng theo chiều sâu.
Trình độ công nghệ cao hơn có nghĩa là chúng ta có thể sản xuất ra nhiều sản
lượng hơn với cùng một lượng vốn và lao động.Tiến bộ công nghệ có thể nâng cao
hiệu quả lao động (labor-augmenting technological progress), thông qua kiến thức, kỹ
năng, sức khỏe, trình độ chuyên môn, đều có thể làm một người lao động trở nên hiệu
quả hơn. Hơn nữa,tiến bộ công nghệ cũng có thể nâng cao hiệu quả vốn (capital-
augmenting technological progress) thông qua chất lượng máy móc, công cụ sản xuất,
kỹ thuật sản xuất, đều có thể nâng cao hiệu quả lao động. Do đó, tiến bộ công nghệ có
61
thể làm tăng năng suất tổng hợp của cả vốn và lao động (TFP – total factor
productivity). Ngày nay, yếu tố TFP đại diện cho yếu tố công nghệ trở thành yếu tố
ảnh hưởng đến tăng trưởng của các nước phát triển và đang phát triển.
62
CHƢƠNG 4
CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
4.1. Vốn
4.1.1. Phân biệt vốn sản xuất và vốn đầu tƣ
4.1.1.1 Vốn sản xuất
Theo Park (1992), tổng số vốn vật chất đã tích lũy được qua thời gian, được gọi
là tài sản quốc gia (TSQG), bao gồm:Công xưởng, nhà máy (1), Trụ sở cơ quan của
các đơn vị sản xuất – kinh doanh (2), Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải (3), Cơ sở
hạ tầng (4), Tồn kho của tất cả hàng hóa (5), Các công trình công cộng (6), Các công
trình kiến trúc quốc gia (7) Nhà ở (8), Các căn cứ quân sự và phương tiện quốc phòng
(9).
Từ loại 1 – 5, là TSQG sản xuất ; Từ loại 6-9, là TSQG phi sản xuất.
Biểu hiện bằng tiền của TSQG sản xuất là vốn sản xuất. Như vậy, vốn sản xuất
chỉ là một bộ phận của TSQG, mở rộng TSQG sản xuất cũng chính là mở rộng vốn sản
xuất của nền kinh tế, còn mở rộng TSQG phi sản xuất sẽ không liên quan đến mở rộng
vốn sản xuất của nền kinh tế.
4.1.1.2. Vốn đầu tư
Theo Mankiw (2003), đầu tư trên phương diện toàn nền kinh tế là sự bỏ vốn ra để
xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng và mua sắm trang, thiết bị và các tài sản đủ tiêu
chuẩn là tài sản cố định của các đơn vị sản xuất kinh doanh (làm tăng năng lực sản
xuất). Như vậy, vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư.
4.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến vốn đầu tƣ
Cầu vốn đầu tư là dự định (kế hoạch) của chủ đầu tư nhằm thay thế và tăng thêm
giá trị tài sản cố định hay dự trữ tài sản lưu động. Giá trị những tài sản này là nhằm
đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, dịch vụ hoặc tiêu thụ trong tương lai (với thời
gian đã dự định).
Cầu đầu tư phụ thuộc vào tốc độ tăng cầu về các hàng hóa dịch vụ. Cần chú ý
rằng: không có mối liên hệ chặt chẽ giữa khối lượng sản xuất hiện thời và sự thay đổi
cầu về các hàng hóa dịch vụ được dự báo trong tương lai. Qua nghiên cứu về cầu đầu
tư người ta thấy rằng, tại mỗi thời điểm xác định, nhu cầu đầu tư là một đại lượng xác
định không phụ thuộc khối lượng sản xuất hay thu nhập mà phụ thuộc vào nhân tố như
lãi suất tiền vay và các nhân tố ngoài lãi suất tiền vay.
4.1.2.1. Lãi suất tiền vay
Đầu tư nhằm mục đích tăng số và chất lượng tài sản cố định và tài sản lưu động
và các tài sản khác. Mục đích này, xét cho cùng do quy luật tối đa hóa lợi nhuận quyết
63
định. Khi đầu tư, các nhà đầu tư thường sử dụng vốn vay và coi tất cả các vốn đầu tư
khác như là vốn đi vay. Hiện giá thuần và nội suất thu nhập là những chỉ tiêu và và
công cụ để người ta kiểm định và quyết định có đầu tư hay không. Như vậy lãi suất
tiền vay là nhân tố làm hăng hái hay nản lòng nhà đầu tư, làm thay đổi cầu đầu tư của
nền kinh tế.
Hình 4.1. Mối quan hệ giữa lãi suất và cầu đầu tƣ
Hình 4.1. cho thấy, khi lãi suất suất tiền vay giảm từ i0 xuống i1 thì cầu đầu tư
tăng từ I0 đến I1.
4.1.2.2. Các nhân tố ngoài lãi suất tiền vay
Các nhân tố ngoài lãi suất tiền vay, tạo nên những tín hiệu theo đó các nhà đầu tư
lựa chọn để tìm thấy ―sự mong đợi hợp lý‖.
(1). Chu kỳ kinh doanh: Yếu tố quan trọng quyết định đầu tư là sản lượng kỳ
vọng ở thời kỳ các dự án đi vào hoạt động. Trong khi đó mỗi mức sản lượng lại phụ
thuộc vào từng phân kỳ của chu kỳ kinh doanh. Do vậy, ở mỗi thời kỳ khác nhau của
chu kỳ kinh doanh sẽ có các cầu đầu tư khác nhau.
(2). Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cùng với lãi suất tiền vay, thuế thu nhập
doanh nghiệp cũng làm thay đổi cầu đầu tư. Nhờ đó, Chính phủ có thể điều chỉnh cầu
đầu tư cho phù hợp với yêu cầu phát triển thông qua các chính sách.
(3). Môi trƣờng đầu tƣ: Đầu tư, hiểu theo một khía cạnh khác, có thể coi là
canh bạc với số tiền lớn, rõ ràng, để mong thu lại nhiều hơn ở tương lai mà đầy may
rủi. Độ rủi ro của đầu tư phụ thuộc rất lớn vào môi trường đầu tư.
Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố lồng ghép quy định lẫn nhau: số lượng
và chất lượng cơ sở hạ tầng; hệ thống luật, chính sách; trạng thái ổn định kinh tế vĩ
i0
i1 Di
I I0 I1
64
mô, các quy định hành chính; mặt bằng giáo dục văn hóa,Trong quá trình tạo lập
môi trường đầu tư, Chính phủ giữ vai trò quan trọng, có tính trung tâm.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng, trước đây cầu đầu tư phụ thuộc rất lớn vào
lãi suất, thuế, cơ sở hạ tầng, giá cả các nhân tố, Những nghiên cứu gần đây cho
thấy, do toàn cầu hóa , hợp tác hóa về kinh tế, nhiều yếu tố cần phải và có thể và phải
đi nhanh tới các tiêu chuẩn và mặt bằng chung. Trong điều kiện đó, cầu đầu tư ở mỗi
quốc gia sẽ phụ thuộc vào những nhân tố đặc thù nhất, hoặc có tác dụng liên kết, xâu
chuỗi nhiều nhất. Người ta nêu lên một thứ tự ưu tiên như sau: Tính rõ ràng, minh
bạch của hệ thống luật, chính sách, thủ tục hành chính; tình trạng cơ sở hạ tầng; tình
trạng nguồn nhân lực và mặt bằng giáo dục, văn hóa,Cuối cùng mới là độ ưu đãi
trong thuế khóa liên quan đến đầu tư.
4.1.3. Các nguồn hình thành vốn đầu tƣ
Trong điều kiện nền kinh tế mở, đầu tư quốc gia (I) bao gồm đầu tư trong nước
(Id) và đầu tư nước ngoài (If). Như vậy, mô hình Harrod – Domar mở rộng, vốn sản
xuất tăng thêm (∆K) ngang bằng đầu tư quốc gia (I).
∆K = I = Id + If
(1) Đầu tư trong nước
Đầu tư trong nước có được từ tiết kiệm trong nước (Sd), bao gồm từ ngân sách
chính phủ (SG), doanh nghiệp (SE) và dân cư (SH).
Id = Sd = Sg + Se+ Sh
- Từ ngân sách chính phủ (Sg)
Ngân sách được chi tiêu cho các hoạt động: (1) Dự án phát triển sản xuất kinh
doanh cho các doanh nghiệp sở hữu nhà nước; (2) Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; (3)
Trả lương cho bộ máy hành chính; (4) Đầu tư mở rộng các công trình văn hóa; (5)
Hoạt động quốc phòng
Trong các khoản chi tiêu hàng năm, mục (1) và (2) là chi cho đầu tư. Như vậy,
phần chi cho đầu tư cũng là tiết kiệm của chính phủ hàng năm.
- Từ doanh nghiệp (Se)
Hàng năm các doanh nghiệp có doanh thu, chi phí. Như vậy, lợi nhuận trước thuế
là doanh thu trừ thuế. Phần lợi nhuận này trừ đi thuế là lợi nhuận sau thuế của các
doanh nghiệp, được phân phối như sau: (i) Các quỹ hoạt động của doanh nghiệp; (ii)
Lợi tức cho cổ đông; (iii) Đầu tư cho mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy, mục (iii)
chính là tiết kiệm của doanh nghiệp.
- Từ hộ gia đình (Sh)
65
Thu nhập sau thuế của các hộ gia đình là thu nhập khả dụng. Hộ gia đình ưu tiên
sử dụng cho chi tiêu tiêu dùng, phần còn lại của thu nhập chính là tiết kiệm của các hộ
gia đình trong nền kinh tế.
(2) Đầu tư nước ngoài (If)
Đầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp nước và gián tiếp nước ngoài.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, FDI): đầu tư từ nước
ngoài đưa vào trong nước để trực tiếp thực hiện các dự án sản xuất – kinh doanh.
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment, FII): đầu tư từ nước
ngoài được thực hiện thông qua cho vay, viện trợ, đầu tư vào thị trường chứng khoán,
tiền gửi từ nước ngoài đến thân nhân ở VN (Kiều hối).
4.2. Lao động
4.2.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm nguồn lao động xã hội
4.2.1.1. Khái niệm
Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa quan trọng
làm cơ sở cho việc tính toán cân đối lao động - việc làm trong xã hội.
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp
luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài
độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc
dân.
Nguồn lao động theo định nghĩa đã nêu bao gồm hai bộ phận: một là, những
người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang thực tế tham gia lao động và
hai là, nhưng người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, nhưng "không có
việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm" (tức là những người thất nghiệp). Ở Việt
Nam, do chưa đăng ký thất nghiệp , nên chỉ tiêu này chỉ là ước tính. Ngoài ra, trong
khu vực nông thôn, khác với tình trạng thất nghiệp ở thành thị, đó là hiện tượng thiếu
việc làm.
Định nghĩa trên đây mới nói lên mặt số lượng, chưa nói lên mặt chất lượng lao
động. Chất lượng lao động là đại lượng khó xác định. Người ta có thể xem xét chất
lượng của nguồn lao động thông qua các yếu tố làm cho lao động có hiệu quả hơn. Ở
từng người lao động cụ thể, chất lượng lao động được thể hiện trên các khía cạnh sức
khẻo, kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệp tích luỹ được; ý thức, thái độ, tác
phong của ngươì lao động. Ở tổng thể nguồn lao động, chất lượng lao động không chỉ
xem xét dưới góc đội cá nhân từng người lao động, mà còn thể hiện ở cơ cấu của
người lao động xét theo ngành nghề và cơ cấu lao động trong từng ngành cụ thể, cũng
66
như cơ cấu xét theo tính chất lành nghề của chất lượng chuyên môn và trình độ tổ chức
của lao động
4.2.1.2. Đặc điểm và vai trò của nguồn lao động xã hội
Trước hết, nguồn lao động là nhân tố đầu vào không thể thiếu được của bất kỳ
quá trình kinh tế, xã hội nào. Dù trình độ khoa học và công nghệ thấp hay cao nguồn
lao động vẫn là yếu tố hết sức quan trọng. Ở trình độ thủ công lạc hậu sức cơ bắp của
con người thay thế cho sức máy móc, do đó việc huy động số lượng lớn các nguồn lực
lao động có ý nghĩa cơ bản cho quá trình phát triển. Khi khoa học công nghệ phát triển
sức cơ bắp của con người được thay dần bằng máy móc, thì vai trò của nguồn lao động
không vì thế mà giảm đi, mà lại đòi hỏi cao hơn về chất lượng đặc biệt là về trình độ
kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, tính năng động sáng tạo của người lao
động.
Thứ hai, nguồn lao động so với các yếu tố đầu vào khác không phải là yếu tố thụ
động mà còn là nhân tố quyết định việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
khác. Trên ý nghĩa ấy nguồn lao động có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát
triển. Không dựa trên nền tảng phát triển cao của nguồn lao động về thể chất, trình độ
văn hoá, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm quản lý và lòng nhiệt tình ... thì
chẳng những việc sử dụng nguồn lao động trở nên lãng phí, mà còn không sử dụng
hợp lý các nguồn lực trên thậm chí có thể làm lãng phí, cạn kiệt và huỷ hoại các nguồn
lực khác.
Nguồn lực lao động có đặc điểm là gắn với bản thân từng con người. Do đó một
mặt, nó là yếu tố "đầu vào" của quá trình kinh tế, mặt khác, nó đồng thời lại là yếu tố
gắn với phân phối kết quả "đầu ra" của các quá trình kinh tế ấy. Với tư cách là yếu tố
"đầu vào" việc sử dụng có hiệu quả lao động, nhằm giảm tương đối chi phí lao động
trong tổng chi phí sản xuất các hàng hoá dịch vụ (thông qua chi phí tiền lương và các
chi phí phát sinh theo nó) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển trong
điều kiện một nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Song với tư cách là yếu tố phân phối
kết quả đầu ra, nguồn lao động của bộ phận dân số tham gia tiêu dùng các sản phẩm và
dịch vụ mà chính con người sản xuất ra, một mặt, trở thành nhân tố "tạo cầu" của nền
kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy quá trình CNH, HĐH; mặt khác, lại là cơ
sở để tái sản xuất sức lao động cả về số lượng, cơ cấu và quan trọng hơn cả là chất
lượng của lao động, để tiếp tục thúc đẩy các quá trình kinh tế, xã hội ở các giai đoạn
sau càng phát triển nhanh bền vững và có hiệu quả hơn.
4.2.2. Đánh giá nguồn lao động xã hội và đánh giá việc sử dụng nguồn lao
động xã hội
Nguồn lao động xã hội chịu sự tác động của các nhân tố sau:
67
- Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng của nguồn lao động: quy mô, cơ cấu và tốc
độ tăng dân số; quy định về độ tuổi lao động và thời gian lao động trong năm của Nhà
nước; các điều kiện thu nhập, điều kiện sống, tập quán ảnh hưởng đến số người trong
độ tuổi lao động không tham gia lao động.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lao động bao gồm: giáo dục,
đào tạo; vấn đề nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ; tình trạng việc làm và thu nhập;
môi trường sống và các yếu tố xã hội khác như đạo đức, truyền thống, tập quán; chính
sách sử dụng lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp và của nhà nước.
Có ba thước đo đánh giá việc sử dụng nguồn lao động xã hội của nền kinh tế: Tốc
độ tăng trưởng việc làm, tỷ lệ thu hút việc làm và hệ số co giãn việc làm.
(1) Tốc độ tăng trưởng việc làm
Tốc độ tăng trưởng việc làm khu vực công nghiệp được xác định như sau:
, ,0
,0
i t i
Ei
i
E E
g
E
Trong đó: gEi: tốc độ tăng trưởng việc làm của khu vực công nghiệp; Ei,t: Số
việc làm của khu vực công nghiệp ở thời điểm t;Ei,0: Số việc làm của khu vực công
nghiệp ở thời điểm 0.
Từ phương trình trên ta có phương trình mở rộng:
, ,0 ,0i t i iEigE E E (1)
Tốc độ tăng trưởng việc làm khu vực dịch vụ được xác định như sau:
, ,0
,0
s t s
Es
s
E E
g
E
Trong đó: gES: tốc độ tăng trưởng việc làm của khu vực dịch vụ; ES,t: Số việc
làm của khu vực công nghiệp ở thời điểm t; ES,0: Số việc làm của khu vực dịch vụ ở
thời điểm 0.
Từ phương trình trên ta có phương trình mở rộng:
, ,0 ,0s t s sEsgE E E (2)
Tốc độ tăng trưởng việc làm khu vực nông nghiệp được xác định như sau:
, ,0
,0
a t a
Ea
a
E E
g
E
Trong đó: gEa: tốc độ tăng trưởng việc làm của khu vực nông nghiệp; Ea,t: Số
việc làm của khu vực công nghiệp ở thời điểm t; Ea,0: Số việc làm của khu vực nông
nghiệp ở thời điểm 0.
68
Từ phương trình trên ta có phương trình mở rộng:
,0 ,0at a aEagE E E (3)
Từ phương trình (1), (2) và (3), ta có:
0 0 00 0 0it st at i s ai s a Ei Es Ea
g g gE E E E E EE E E (4)
Phương trình (4) viết lại:
, ,0 0 0 0T t T i s aEi Es Ea
g g gE E E E E (5)
Chia 2 vế của phương trình (5) cho ET,0, ta có:
0 0 0, ,0
,0 ,0 ,0 ,0
i s aT t T Ei Es Ea
T T T T
g g gE E EE E
E E E E
(6)
Đặt ER (employment rate) là tỷ lệ việc làm của từng khu vực, phương trình (6)
viết lại:
i s aEi Es EaE
g g gg ER ER ER (7)
Phương trình (7) cho biết tốc độ tăng trưởng việc làm của nền kinh tế phụ thuộc
vào tốc độ tăng trưởng việc làm và tỷ lệ việc làm của từng khu vực.
(2) Tỷ lệ thu hút việc làm
Đặt LT : Tổng lao động xã hội (bao gồm lao động đang làm việc và lao động
đang thất nghiệp).
g
LT
: Tốc độ tăng trưởng lao động xã hội
Tỷ lệ thu hút việc làm (EAR) của nền kinh tế được xác định:
i s aEi Es EaE
LT LT
g g gg ER ER ER
EAR
g g
(1)
EAR cho biết: Tỷ lệ phần trăm của lao động xã hội tăng thêm hàng năm được
thu hút vào làm việc cho các ngành của nền kinh tế.
Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng việc làm của nền kinh tế là 1,52%. Tốc độ tăng trưởng
lao động xã hội là 2%. Như vậy, mức độ thu hút việc làm của nền kinh tế sẽ là:
1,52
(100) 76%
2
E
LT
g
EAR
g
Nền kinh tế chỉ thu hút được 76% số lao động xã hội tăng thêm vào làm việc các
ngành của nền kinh tế. Giả định số lao động xã hội tăng thêm 1.000.000 người, nền
kinh tế chỉ giải quyết được : 1.000.000 (76%) = 760.000 người.
Như vậy, số lao động tăng thêm mà nền kinh không có năng lực giải quyết là :
1.000.000 – 760.000 = 240.000 người.
(3) Hệ số co giãn việc làm
- Hệ số co giãn việc làm của nền kinh tế
69
E
Y
Y
g
e
g
Trong đó: gE là tốc độ tăng trưởng việc làm của nền kinh tế; gY:
Tốc độ tăng trưởng GDP.
Hệ số co giãn việc làm của nền kinh tế (eY) cho biết 1% gia tăng GDP sẽ tăng
thêm được bao nhiêu % việc làm mở rộng cho nền kinh tế.
- Hệ số co giãn việc làm của khu vực công nghiệp
Ei
i
Yi
g
e
g
Trong đó: gEi là tốc độ tăng trưởng việc làm của khu vực công nghiệp;
g
Yi
: Tốc độ tăng trưởng GDP khu vực công nghiệp.
Hệ số co giãn việc làm của khu vực công nghiệp (ei) cho biết 1% gia tăng GDP
khu vực công nghiệp sẽ tăng thêm được bao nhiêu % việc làm mở rộng ở khu vực
công nghiệp.
- Hệ số co giãn việc làm của khu vực dịch vụ
Es
s
Ys
g
e
g
Trong đó: gEs là tốc độ tăng trưởng việc làm của khu vực dịch vụ; g
Ys
: Tốc độ
tăng trưởng GDP khu vực dịch vụ.
Hệ số co giãn việc làm của khu vực dịch vụ (es) cho biết 1% gia tăng GDP khu
vực dịch vụ sẽ tăng thêm được bao nhiêu % việc làm mở rộng ở khu vực dịch vụ.
- Hệ số co giãn việc làm của khu vực nông nghiệp
Ea
a
Ya
g
e
g
Trong đó: gEa là tốc độ tăng trưởng việc làm của khu vực nông nghiệp; g
Ya
:
Tốc độ tăng trưởng GDP khu vực nông nghiệp.
Hệ số co giãn việc làm của khu nông nghiệp (ea) cho biết 1% gia tăng GDP khu
vực nông nghiệp sẽ tăng thêm được bao nhiêu % việc làm mở rộng ở khu vực nông
nghiệp.
4.2.3. Cơ cấu thị trƣờng lao động
Nói đến thị trường lao động thì phải coi dịch vụ lao động như những hàng hóa và
dịch vụ khác được mua bán trên thị trường. Thị trường lao động ở các nước đang phát
70
triển được chia thành 3 khu vực: khu vực thành thị chính thức, khu vực thành thị
không chính thức và khu vực nông thôn.
(1) Khu vực thành thị chính thức
Thị trường lao động khu vực thành thị chính thức được hình thành trên cơ sở cầu
lao động của các tổ chức kinh doanh lớn của chính phủ và tư nhân như ngân hàng, tập
đoàn, công ty, nhà máy, siêu thị Các tổ chức này đòi hỏi lao động phải có trình độ
chuyên môn cao, có mức lương cao và ổn định. Do đó, khu vực thành thị chính thức
thu hút số lượng lao động nhỏ.
(2) Khu vực thành thị không chính thức
Thị trường lao động khu vực thành thị không chính thức được hình thành trên cơ
sở cầu lao động của các tổ chức sản xuất - kinh doanh dịch vụ nhỏ và vừa, những
người buôn bán hàng rong, dịch vụ bên lề đường. Các tổ chức này không đòi hỏi lao
động phải có trình độ chuyên môn cao, đầu tư cho việc làm thấp, có mức lương thấp
và không ổn định. Trong các nước đang phát triển, khu vực thành thị không chính thức
thu hút số lượng lao động nhiều nhất của nền kinh tế.
(3) Khu vực nông thôn
Đối với các nước đang phát triển, lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là lao
động gia đình. Tuy nhiên, vẫn tồn tại thị trường lao động làm thuê, nhất là theo thời vụ
trong nông nghiệp và tham gia các họat động phi nông nghiệp: buôn bán, ngành nghề
thủ công và dịch vụ ở nông thôn. Do đó, cầu lao động trên thị trường lao động nông
thôn không cao. Phần lớn cầu lao động không đòi trình độ chuyên môn cao, nông
nghiệp lại đang có tình trạng dư cung lao động nên mức tiền lương thường thấp. Khu
vực nông thôn không tạo ra nhiều việc làm mới hàng năm cho nền kinh tế.
4.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng lao động
Số lượng nhân lực chỉ mới phản ánh một mặt sự đóng góp của họ vào tăng trưởng
và phát triển kinh tế. Chất lượng nhân lực đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh
tế thông qua việc tăng năng suất lao động, năng suất các tài nguyên được sử dụng
thông qua tính tích cực và sáng tạo của nó. Chất lượng nhân lực phụ thuộc vào các
nhân tố chủ yếu sau:
- Mặt bằng giáo dục: Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các loại hình và hình
thức học tập nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về các mặt liên quan đến toàn bộ cuộc
sống con người.
Giáo dục phổ thông (được coi là lĩnh vực cơ bản, có tính chất nền tảng) nhằm
cung cấp kiến thức cơ bản để từ đó mỗi người tiếp tục học tập với hình thức thích hợp
để phát triển năng lực của mình.
71
Giáo dục nghề và giáo dục đại học vừa cung cấp kiến thức vừa cung cấp tay
nghề, kỹ năng nghề nghiệp. Vai trò của giáo dục với trình độ nhân lực được thể hiện
qua các nội dung sau:
* Giáo dục là các thức để tích lũy vốn con người (thông qua các tri thưc, kỹ
năng). Từ đó, con người có thể tiếp thu, sáng tạo kỹ thuật, công nghệ tiến bộ hơn,
tạo ra tăng trưởng trong dài hạn.
* Giáo dục―cải lão hoàn đồng‖ và tạo ra và đội ngũ nhân lực có trình độ, kỹ
năng làm việc có năng suất trên tinh thần hiệp tác, kéo theo tăng hiệu quả các tài
nguyên, tăng trưởng nhanh và bền vững.
* Giáo dục cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng để hiểu biết và tự
hoàn thiện mình, đặc biệt là những kiến thức về sức khỏe để tái sản xuất dân số về số
và chất lượng. Với ý nghĩa đó, giáo dục đã bổ sung cho y tế (giảm cầu về các dịch vụ y
tế).
- Mặt bằng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
Sức khỏe tác động đến chất lượng nhân lực cả trong hiện tại và tương lai. Sức
khỏe của nhân lưc thường được đánh giá qua một hệ thống chỉ tiêu trực tiếp và gián
tiếp. Đối với người đang làm việc, sức khỏe của họ, một mặt phụ thuộc vào chế độ
dinh dưỡng, mặt khác phụ thuộc vào dịch vụ chữa trị bệnh và chăm sóc sức khỏe
thường xuyên và các chính sách của Chính phủ về bảo hiểm.
Trong thực tế, nhiều Chính phủ còn có những chính sách quan tâm đến chất
lượng sức khỏe nhân lực trong tương lai. Đây là cách thức vừa hỗ trợ, động viên cho
nhân lực hiện tại vừa tạo điều kiện đón đầu cho nhân lực trong tương lai.
Một điều cần chú ý là khái niệm sức khỏe ngày nay còn bao hàm cả sức khỏe
tâm lý và tinh thần.
- Tác phong công nghiệp, tính kỷ luật của ngƣời lao động và chất lƣợng lao
động.
Nhân tố này vừa có tính độc lập tương đối vừa phụ thuộc các nhân tố nói trên,
đặc biệt là mặt bằng giáo dục.
Ngày nay, lao động bằng máy móc trên cơ sở hợp tác giữa các cá nhân và tập thể
người lao động là hình thức tổ chức lao động cơ bản. Do vậy, tác phong, tinh thần, thái
độ và tính kỷ luật của nhân lực ảnh hưởng đến an toàn lao động, chất lượng, năng suất
cá nhân và tập thể.
4.3. Khoa học công nghệ
4.3.1. Khái niệm
72
4.3.1.1. Định nghĩa Khoa học, Công nghệ; mối quan hệ giữa Khoa học và công
nghệ
Khoa học là tập hợp những hiểu biết và phát minh trên cơ sở khám phá những
thuộc tính tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Khoa học, về bản
chất là cách mạng và tiến bộ.
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và
phương pháp để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng
nhu cầu của xã hội.
Các thành tựu của khoa học và công nghệ được biểu hiện hữu hình và vô hình.
Khoa học, công nghệ có những mặt giống và khác nhau, đồng thời quy định lẫn nhau.
Tính quy định cũng có những khác nhau trong từng giai đoạn phát triển.
Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ:
Một là, nếu khoa học là hoạt động tìm kiếm, phát hiện các nguyên lý, quy luật
của quá trình phát triển và những biện pháp thúc đẩy sự phát triển, thì công nghệ là
những hoạt động nhằm áp dụng những kết quả tìm kiếm, phát hiện vào thực tiễn sản
xuất và đời sống.
Hai là, nếu là các hoạt động khoa học được đánh giá theo mức độ khám phá hay
nhận thức các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, thì các hoạt động công nghệ lại
được đánh giá bằng thước đo qua phần đóng góp của nó đối với việc giải quyết các
mục tiêu kinh tế - xã hội.
Ba là, nếu tri thức khoa học, nhất là khoa học cơ bản, được phổ biến rộng rãi và
có thể trở thành tài sản chung, thì công nghệ lại là hàng hóa có chủ sở hữu cụ thể, có
thể mua bán.
Bốn là, các hoạt động khoa học thường đòi hỏi khoảng thời gian dài, còn công
nghệ có thể lại rất nhanh chóng bị thay thế.
4.3.1.2. Vai trò của Khoa học công nghệ
Khoa học và công nghệ có vai trò to lớn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
đất nước. Nhờ khoa học và công nghệ mà các quốc gia mới có khả năng phát hiện,
khai thác và đưa vào sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có mà trước đây
chưa được phát hiện hoặc chưa được sử dụng (biến đất đai trước đây xem như không
có giá trị thành đất đai sinh lợi, đưa các nguồn khoáng sản trước đây được coi không
có giá trị vào sử dụng .v.v...) tạo ra hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ
cho phát triển kinh tế. Đồng thời khoa học và công nghệ tạo khả năng nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn lực nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ (năng
73
suất đất đai, năng suất cây trộng, vật nuôi, giảm tiêu hao năng lượng và vật liệu trong
sản xuất nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn).
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và trong các ngành kinh tế theo
hướng CNH, HĐH.
Khoa học và công nghệ là nguồn lực đặc biệt quan trọng thúc đẩy quá trình CNH,
HĐH trong các ngành sản xuất, kinh doanh. Nhờ có khoa học và công nghệ mà các
ngành kinh tế có điều kiện phát triển đa dạng, có hiệu quả. Mặt khác, khoa học và công
nghệ phát triển sẽ giúp các ngành, các doanh nghiệp tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm
có chất lượng cao hơn, giá hạ hơn và phù hợp hơn với nhu cầu tiêu dùng của xã hội, từ
đó kích thích các ngành phát triển. Chẳng hạn, nhờ khoa học và công nghệ mà các
ngành công nghiệp phát triển có tốc độ cao, có năng suất, có hiệu quả do tận dung
được lợi thế so sánh và đảm bảo sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường nhờ đó
mà tỷ trọng của các ngành công nghiệp chiếm ngày càng lớn trong tổng sản phẩm
trong nước. Đồng thời với quá trình phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển của
các ngành dịch vụ như là kết quả tất yếu của phát triển công nghiệp đòi hỏi và sự tác
động của gia tăng thu nhập làm tăng thêm nhu cầu của dịch vụ trong phát triển. Quá
trình phát triển công nghiệp đồng thời tác động vào nông nghiệp kéo theo sự phát triển
của nông nghiệp. Kết quả là các ngành kinh tế quốc dân đều phát triển, trong đó công
nghiệp và sau đó là dịch vụ có tốc độ phát triển cao hơn làm cho tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ chiếm tỷ trọng càng lớn, mặt khác, giữa các ngành tạo nên mối liên kết kinh
tế - công nghệ ngày càng cao và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng.
Trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh, khoa học và công nghệ là nguồn lực
hết sức quan trọng giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất và hiệu quả sử dụng các
nguồn lực và nâng cao chất lượng của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đảm bảo nâng
cao sức cạnh tranh của hàng hoá, nhờ đó giúp cho các doanh nghiệp giữ vững và mở
rộng thị trường và bằng cách đó đảm bảo duy trì phát triển lâu dài và tăng cường khả
năng sinh lợi của các doanh nghiệp. Như vậy, khoa học và công nghệ đóng góp to lớn
vào việc nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước, thúc đẩy nền kinh
tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao và ổn định.
Tuy vậy, phát triển khoa học và tiến bộ công nghệ cũng tạo ra những hiệu ứng
tiêu cực:
- Có thể tạo ra những cú sốc về cơ cấu như tăng tỷ lệ thất nghiệp (do áp dụng
nhiều kỹ thuật mới), làm tăng hao mòn vô hình, làm phá sản nhiều ngành, nhiều doanh
nghiệp,
- Tạo ra nhiều chất thải độc, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
74
- Trực tiếp, gián tiếp làm cạn kiệt nhanh các tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên
không tái sinh.
- Chứa đựng nhiều nguy cơ không lường trước (các nhà máy hóa chất, nhà máy
sử dụng chất phóng xạ và năng lượng nguyên tử, các sản phẩm biến đổi gien,)
4.3.2. Các hƣớng nghiên cứu cơ bản về KHCN
Trong thời đại ngày nay - thời đại cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra
nhanh chóng cùng với xu thế toàn cầu hoá đang đặt ra cho những nước đang phát triển
những cơ hội và thách thức lớn. Tuỳ hoàn cảnh của từng quốc gia và mỗi quốc gia tuỳ
từng giai đoạn phát triển cần có định hướng phát triển khoa học và công nghệ phù hợp.
Đối với nước ta, khoa học và công nghệ là "nội dung then chốt trong mọi hoạt
động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
củng cố quốc phòng - an ninh" và "cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ là
quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội". Việt Nam là nước đi sau
về phát triển kinh tế nên muốn phát triển nhanh khoa học và công nghệ phải biết phát
huy năng lực nội sinh, kết hợp tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ thế giới, trong
đó yếu tố quyết định cho sự phát triển là năng lực nội sinh. Định hướng phát triển khoa
học và công nghệ nước ta trong những năm tới là "tập trung vào đáp ứng yêu cầu nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, bảo
vệ môi trường và bảo vệ an ninh quốc phòng; coi trọng phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá".
Cần ―đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực hoạt
động khác, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ so với các nước tiên tiến trong
khu vực". "Đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với các ngành mũi nhọn, đồng thời lựa
chọn các công nghệ thích hợp, không gây ô nhiễm môi trường và khai thác được lợi
thế về lao độg. Chú trọng nhập khẩu công nghệ mới, hiện đại, thích nghi công nghệ
nhập khẩu, cải tiến từng bộ phận, tiến tới tạo ra những công nghệ đặc thù Việt Nam".
Trên cơ sở định hướng cơ bản về phát triển khoa học và công nghệ, từng ngành
kinh tế căn cứ vào đặc điểm và định hướng phát triển của ngành để đưa ra định hướng
phát triển khoa học và công nghệ phù hợp.
4.3.3. Các cách thức để có KHCN
- Tăng cường đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ: bao gồm đầu tư từ
ngân sách Nhà nước, đầu tư của các ngành và các doanh nghiệp. Nâng cao năng lực
công nghệ cơ sở (các doanh nghiệp) thể hiện ở năng lực đầu tư, năng lực sản xuất,
năng lực liên kết. Còn đối với năng lực công nghệ ngành hay quốc gia lại phụ thuộc
vào năng lực công nghệ cơ sở kết hợp với sự hỗ trợ của ngành và của quốc gia ảnh
hưởng đến công nghệ như việc đầu tư vật chất, con người và sự nỗ lực công nghệ quốc
75
gia. Đối với các ngành kinh tế, các doanh nghiệp nhất là các công ty, tổng công ty lớn
cần đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm khoa học và công nghệ theo
hướng kết hợp chặt chẽ khoa học với sản xuất. Để đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho
phát triển khoa học và công nghệ bên cạnh tăng tỷ lệ chi NSNN hàng năm cần đa dạng
hoá nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
cho nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ và sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) cho phát triển khoa học và công nghệ. Ngoài ra đứng về
phía Nhà nước cũng như từng ngành kinh tế, từng doanh nghiệp (nhất là các tổng công
ty) cần thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
- Khai thác công nghệ từ bên ngoài thông qua việc mua bản quyền, thu hút FDI
để phát triển công nghệ hoặc thông qua thương mại quốc tế. Cần quan tâm lựa chọn
công nghệ thích hợp với điều kiện đất nước cũng như từng ngành sản xuất, kinh doanh
và không ngừng nâng cao năng lực công nghệ của từng ngành, từng doanh nghiệp.
Công nghệ thích hợp là công nghệ thích nghi và phù hợp với điều kiện môi trường như
tài nguyên thiên nhiên, trình độ nhân lực, văn hoá xã hội, chính trị, pháp luật ... và thoả
mãn hai mục tiêu cơ bản là: tối đa hoá những mặt tích cực và tối thiểu hoá những mặt
tiêu cực. Trong hoàn cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, lựa chọn công nghệ thích
hợp là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội. Bởi lẽ, nếu vì trình
độ nhân lực thấp và thiếu vốn mà lựa chọn công nghệ không hiện đại sẽ làm cho nền
kinh tế bị tụt hậu, các ngành, các doanh nghiệp khó có thể tồn tại trong nền kinh tế
cạnh tranh và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, trong lựa chọn công nghệ phải
biết kết hợp giữa việc sử dụng công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Đối với
những ngành mũi nhọn, những khâu có điều kiện có nhu cầu lựa chọn công nghệ hiện
đại (đi thẳng vào công nghệ hiện đại).
4.4. Tài nguyên thiên nhiên
4.4.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại TNTN
Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực tự nhiên, bao gồm đất, không khí,
nước, rừng, các loại năng lượng và khoáng sản trong lòng đất Con người có thể khai
thác và sử dụng những lợi ích tự nhiên của chúng theo những nhu cầu đa dạng của
mình. Tài nguyên thiên nhiên có một số đặc điểm sau:
- Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên phân bố không đều giữa các vùng trên trái đất,
phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết, khí hậu của từng vùng; là cơ sở tự nhiên của
sự giàu có của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Ví dụ như Nga, Mỹ và các nước
Trung Đông do những hiện tượng dị thường về địa lý đã tạo nên những mỏ dầu lớn
nhất thế giới, hoặc ở lưu vực sông Amazon là những khu rừng nguyên sinh lớn, hiện
được coi là lá phổi của thế giới.
76
- Thứ hai, đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều đã
được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Những khu rừng nhiệt đới
cần khoảng thời gian từ 50 năm đến 100 năm cho cây cối có thể sinh sôi và trưởng
thành. Để tạo ra các bể dầu và khí đốt cần có chuỗi thời gian liên tục kéo dài từ 10
triệu đến 100 triệu năm cho các quá trình tích tụ hội đủ sáu thành phần. Cũng tương tự
như vậy, quá trình hình thành các loại khoáng sản như Niken, sắt, đồng, voonffram đá
phải trải qua hàng thế kỷ.
Chính những đặc điểm này làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên quý
hiếm, khan hiếm, là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử và đòi hỏi
con người trong quá trình khai thác, sử dụng phải luôn có ý thức bảo tồn, tiết kiệm và
hiệu quả.
Nếu phân loại theo công dụng, tài nguyên thiên nhiên bao gồm: nguồn năng
lượng, các khoáng sản, tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước, biển và thủy sản, khí
hậu,; Phân loại theo khả năng tái sinh, Tài nguyên thiên nhiên gồm tại nguyên hữu
hạn và tài nguyên vô hạn
4.4.2. Vấn đề sở hữu và địa tô của TNTN
Nghiên cứu vấn đề sở hữu là để xác định quyền sở hữu và quyền sử dụng nhưng
không phải đối với tất cả các loại tài nguyên mà chỉ có ý nghĩa đối với loại tài nguyên
có liên quan trực tiếp với bề mặt đất gồm tài nguyên trên bề mặt đất (đất và rừng) và
tài nguyên dưới bề mặt đất (khoáng sản, dầu mỏ).
Các loại địa tô
- Địa tô tuyệt đối là chi phí mà người khai thác tài nguyên trả cho người sở hữu
tài nguyên khi họ nhận được quyền khai thác tài nguyên, hay chính là phần bỏ ra để có
quyền khai thác tài nguyên
Địa tô tuyệt đối thay đổi khi cung tài nguyên thay đổi.
Giá bán có thể không giống nhau vì thế việc xác định địa tô tuyệt đối sẽ chọn một
mức thấp nhất.
- Địa tô tương đối (Địa tô chênh lệch) là những khoản chi phí mà người khai thác
tài nguyên phải trả nhiều hơn so với địa tô tuyệt đối để nhận được quyền khai thác
những nguồn tài nguyên có trữ lượng cao hơn, chất lượng tốt hơn và điều kiện khai
thác thuận lợi hơn.
- Địa tô độc quyền là số thu thặng dư mà các công ty khai thác tài nguyên có
được do tạo được sự độc quyền trong khai thác. Từ đó xác lập giá cả độc quyền cho
tiêu thụ
4.5. Sự đóng góp của từng nguồn lực vào tăng trƣởng
77
Chúng ta đã biết, các đầu ra của nền kinh tế như: GDP thực, công việc làm và giá
cả ... là kết quả tác động qua lại của tổng mức cung và tổng mức cầu của nền kinh tế.
Tổng mức cung đề cập đến khối lượng mà các ngành kinh doanh sản xuất và bán
ra trong điều kiện giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất nhất định. Như vậy
tổng mức cung liên quan chặt chẽ với sản lượng tiềm năng. Vậy cái gì tác động đến
sản lượng tiềm năng và do đó quyết định tổng mức cung? Đó chính là khối lượng đầu
vào của sản xuất (sức lao động và vốn là 2 yếu tố quan trọng nhất) và hiệu quả của
những đầu vào đó kết hợp với nhau (đó là kỹ thuật của xã hội).
Tổng mức cầu đề cập đến khối lượng mà người tiêu dùng, các doanh nghiệp và
Chính phủ sẽ sử dụng. Như vậy cả tổng cung và tổng cầu đều tác động đến GDP thực.
Tuy nhiên kinh nghiệm xác nhận rằng chừng nào sản lượng bằng hoặc thấp hơn sản
lượng tiềm năng thì những thay đổi ngắn hạn (chẳng hạn từ 1 đến 2 năm) của sản
lượng chủ yếu do những thay đổi về chi tiêu (nhân tố tác động đến tổng cầu) quyết
định. Tuy nhiên, về lâu dài, tổng mức cầu trở nên ít quan trọng hơn đối với GDP thực.
Tổng mức cầu thay đổi tác động đến mức giá nhưng không tác động đến sản lượng
thực tế. Có thể nói, tổng mức cầu là động lực nằm sau những thay đổi ngắn hạn về sản
lượng thực tế. Tuy nhiên, về mặt rất lâu dài, sản lượng thực tế chủ yếu do sản lượng
tiềm năng quyết định và tổng mức cầu chủ yếu tác động đến mức giá.
Thực chất của tăng trưởng kinh tế có thể trình bày thông qua đường giới hạn khả
năng sản xuất như sau:
Khi GDP thực nằm phía trong đường giới hạn khả năng sản xuất (tức là sản
lượng tiềm năng) thì chính sách kích cầu sẽ có thể làm cho GDP thực tăng lên đến
mức GDP tiềm năng. Tuy nhiên, khi GDP thực đã nằm trên đường giới hạn khả năng
sản xuất, để tăng GDP đòi hỏi phải làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất
ra phía ngoài, thông qua việc tăng quy mô các yếu tố đầu vào và thay đổi cách thức kết
hợp giữa các yếu tố đó với nhau.
Tăng trưởng kinh tế là một quá trình lâu dài chủ yếu gắn với sự gia tăng về sản
lượng tiềm năng và những nhân tố tác động đến sản lượng tiềm năng như: khối lượng
vốn, lao động, tiến bộ công nghệ và tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy có thể nói, nguồn
78
gốc của tăng trưởng là sản xuất và các nhân tố cơ bản quyết định tăng trưởng là vốn,
lao động, tiến bộ công nghệ và tài nguyên thiên nhiên.
Vốn vật chất bao gồm các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải,
hàng tồn kho ... là những yếu tố cần thiết cho các quá trình sản xuất trực tiếp. Hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội (như đường xá, điện, nước, vệ sinh, thông tin liên
lạc...) nhằm hỗ trợ và kết hợp các hoạt động kinh tế với nhau. Đầu tư tăng thêm vốn
làm gia tăng năng lực sản xuất, cơ sở để tăng thêm sản lượng thực tế. Đối với các nước
đang phát triển, vốn đang là nhân tố khan hiếm nhất hiện nay, trong khi nó lại là khởi
nguồn để có thể huy động và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng khác cho tăng trưởng.
Vì vậy, vốn giữ một vai trò hết sức to lớn đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của
các nước đang phát triển.
Vốn nhân lực chủ yếu thể hiện ở kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đạt được nhờ
giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm của người lao động. Đây là nhân tố có tác động quan
trọng đến tăng trưởng kinh tế, vì nó làm tăng năng lực sản xuất của một quốc gia.
Thiếu lực lượng lao động hoặc/ và chất lượng lao động thấp sẽ có ảnh hưởng to lớn
đến tăng trưởng kinh tế. Ở các nước đang phát triển thường có hiện tượng thừa lao
động nhưng chất lượng lao động thấp và cả hai mặt đó đều có ảnh hưởng tiêu cực đến
tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Tiến bộ khoa học và công nghệ được đưa vào sản xuất làm tăng năng lực sản
xuất vì nó đem đến cách tốt nhất để sản xuất các hàng hoá và dịch vụ. Đây là nhân tố
thiết yếu trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với tất cả các quốc gia, nhất là trong
bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, song đây cũng là nguồn lực khan hiếm ở các nước
đang phát triển. Tại các nước đang phát triển hiện nay, quá trình thay đổi công nghệ
diễn ra dưới hình thức chuyển giao công nghệ, chứ không phải do hoạt động R & D
nội tại. Sự lựa chọn và tiếp thu công nghệ nào và làm thế nào để không chỉ sử dụng
thành công các công nghệ đó vào sản xuất, mà còn giúp cho nâng cao chất lượng công
nghệ nội sinh của quốc gia là những vấn đề có ý nghĩa lớn lao.
Tài nguyên thiên nhiên cũng là những nhân tố quan tọng ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế. Tuy tài nguyên thiên nhiên quan trọng, song không nhất thiết hoàn toàn
quyết định đến năng suất sản xuất hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia. Đối với nước
ta hiện nay khởi đầu tăng trưởng kinh tế với một xuất phát điểm thấp về kinh tế - xã
hội, diện tích đất đai bình quân đầu người thấp (mật độ 250 người/ 1km2), có mật độ
cao thứ 13 thế giới) đã và đang được khai thác khá triệt để; tài nguyên thiên nhiên
không phải là dồi dào; tốc độ tăng dân số tuy đã giảm song vẫn cao, lao động vẫn tiếp
tục gia tăng với tốc độ cao tạo ra sức ép rất lớn trong giải quyết việc làm và những vấn
79
đề xã hội. Đó là những yếu tố có tác động hạn chế không thể không tính đến trong bài
toán phát triển của đất nước.
Khi nghiên cứu các nhân tố của tăng trưởng, phát triển kinh tế các nhà kinh tế
cũng quan tâm nhiều đến các nhân tố như: cơ cấu dân tộc, tôn giáo, đặc điểm văn hoá -
xã hội và các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong những nghiên cứu gần
đây các vấn đề như thể chế kinh tế - xã hội và vốn xã hội được nhiều nhà kinh tế, xã
hội quan tâm. Các nhân tố trên có khi còn được người ta gọi là các nhân tố phi kinh tế,
bởi vì chúng không tham gia trực tiếp vào các quá trình kinh tế như là những yếu tố
sản xuất đầu vào, cũng không biểu hiện ra như là một kết quả kinh tế đầu ra. Tuy vậy
chúng nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế, bởi vì thông qua các hành vi ứng
xử và các phản ứng của các cá nhân và cộng đồng mà tác động đến các quá trình kinh
tế - xã hội và sự thay đổi của các quá trình đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao
động, 2007
[2]. Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng, Kinh tế phát triển, NXB
Thống kê, 2006
[3]. Đinh Phi Hổ, Nguyễn Văn Phương, Kinh tế phát triển căn bản và nâng cao,
NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2015
80
PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 1: Cho biết số liệu như sau của quốc gia A
Năm GDP
(Giá so sánh 1994)
GDP
(Giá hiện hành)
2007 178534 188534
2008 195567 228892
2009 213833 272036
2010 231264 313623
2011 244596 360107
2012 256272 399947
2013 273666 441646
2014 292535 481295
2015 313247 535762
2016 335989 605586
2017 375877 678588
2018 396805 758885
Yêu cầu:
(1). Xác định tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2018 so với 2007
(2). Xác định tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm.
(3) Xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP trong giai đoạn 2007 – 2018.
Bài tập 2: Cho biết số liệu như sau của quốc gia A
Giả định nền kinh tế chỉ có 1 sản phẩm và dịch vụ cuối cùng.
GDP của Mỹ và Ấn độ năm 2018 (giá hiện hành)
Sản phẩm Mỹ Ấn Độ
SL ĐG GTSL SL ĐG GTSL
Thép 200 250 USD/Tấn
15 2000 Rupi/Tấn
(Triệu tấn)
Dịch vụ (Triệu
người) 4.5 5500 USD/Người
8 4500 Rupi/Người
GDP (Tỷ)
Tỷ USD
Tỷ Rupi
Yêu cầu:
1. Tính giá trị tổng sản phẩm trong nước của Mỹ và Ấn Độ.
2. Giả sử tỷ giá hối đoái giữa đồng rupi và USD là 10 Rupi = 1 USD. Tính GDP của Ấn Độ
theo USD?
3. Xác định tỷ giá hối đoái của Ấn Độ so với Mỹ (tính theo ngang bằng sức mua, PPP).
4. Cho số liệu sau: GDP của Mỹ và Ấn Độ trong năm 2000.
GDP của Mỹ và Ấn năm 2004 (giá hiện hành)
Sản phẩm Mỹ Ấn Độ
SL ĐG TT SL ĐG TT
Thép (Triệu tấn) 40 200 USD/Tấn
3.5 1600 Rupi/Tấn
81
Dịch vụ (Triệu người) 1.5 5000 USD/Người 3 4000 Rupi/Người
GDP
Tỷ USD
Tỷ Rupi
Tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của giai đoạn 2014-2004 đối với mỗi
quốc gia.
Bài tập 3: Cho biết số liệu như sau của quốc gia A
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
GDP (Yt, Tỷ USD) 1500
I (Tỷ USD) 200
ICOR 4 4 4 4 4 4 4
Ghi chú: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của I là 6%; I: Đầu tư đã trừ đi khấu hao.
1. Xác định GDP của các năm trong Bảng.
2. Xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP trong giai đoạn 2012 - 2018.
3. Nếu dân số gia tăng bình quân hàng năm là 1%. Tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người năm
2018 so với năm 2012 sẽ là bao nhiêu?
Bài tập 4: Cho biết số liệu như sau của quốc gia A
Trong năm 2014, GDP/người = 800 USD. Dân số 70,000,000 người.
Năm 2018, GDP/người = 1200 USD. Dân số 80,000,000 người.
Yêu cầu:
1. Xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP trong giai đọan 2014– 2018.
2. Giả định tốc độ tăng trường bình quân hàng năm trong giai đọan 2014-2018 của dân số là
1,2%. Xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP/người.
3.Giả định tốc độ dân số tăng bình quân hàng năm là 1,2%, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm của GDP là 8%. Đến năm nào thì quốc gia A có được GDP/người gấp 4 lần GDP/người
của năm 2018?
Bài tập 5: Cho biết số liệu như sau của quốc gia A
Trong năm 2014, GDP/người = 800 USD. Dân số 60,000,000 người.
Năm 2018, GDP/người = 1000 USD. Dân số 65,000,000 người.
Yêu cầu:
1. Xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP trong giai đọan 2014– 2018.
2. Giả định tốc độ tăng trường bình quân hàng năm trong giai đọan 2014-2018 của dân số
1,5%. Xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP/người.
Bài tập 6: Cho biết số liệu như sau của quốc gia A
Năm 2018, GDP = 160 tỷ USD
Mục tiêu năm 2024, GDP sẽ gấp đôi năm 2018.
Với ICOR = 4
Yêu cầu:
1. Nếu tỷ lệ đầu tư hàng năm là 30%, xác định tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018
2. Xác định đầu tư của năm 2018
3. Xác định vốn đầu tư cho giai đoạn 2018 – 2024
82
4. Xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng của giai đoạn 2018 – 2024
5. Nếu tốc độ tăng trưởng dân số bình quân hàng năm là 2%, xác định tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng của GDP/người giai đoạn 2017 – 2024.
Bài tập 7: Cho biết số liệu như sau của quốc gia A
Năm GDP Lao động
(Triệu đồng, Giá so sánh 2010) (Nghìn người)
1986 156135 25187
1990 225799 29145
1991 233202 27441
2000 417490 38400
2001 437490 39000
2014 994380 55114
Yêu cầu:
Điền kết quả vào Bảng bên dưới
1986-1990 1991-2000 2001-2014
Thay đổi quy mô NSLĐ
Tốc độ tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm
Bài tập 8: Cho biết số liệu như sau của quốc gia A
GDP (Giá so sánh 2010, triệu đồng)
Năm Nông nghiệp (NN) Công nghiệp (CN) Thương mại - Dịch vụ (DV)
2008 254868 387652 452144
2018 519283 950593 1066771
Yêu cầu:
1. Xác định đóng góp từng khu vực trong GDP của năm 2008 và 2018
2. Phân tích xu hướng thay đối cơ cấu ngành kinh tế của quốc gia A.
3. So sánh với các nước trên thế giới, xác định trình độ phát triển của quốc gia A. Cho biết cơ
cấu kinh tế của các nước trong năm 2018 như sau:
I Nhóm quốc gia 2018
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1 Thu nhập cao 2 26 72
2 Thu nhập trung bình 8 33 59
3 Thu nhập thấp 20 30 50
Bài tập 9: Cho biết số liệu như sau của quốc gia A
(Triệu USD) 2008 2018
Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 22320 101260
Giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 26350 101260
GDP 31000 100000
Yêu cầu:
1. Xác định trình độ mở của nền kinh tế tính theo giá trị xuất khẩu.
83
2. Xác định trình độ mở của nền kinh tế tính theo giá trị nhập khẩu
3. Xác định trình độ mở của nền kinh tế tính theo giá trị xuất - nhập khẩu
4. Phân tích xu hướng trình độ mở
Bài tập 10: Cho biết số liệu như sau của quốc gia A
Năm 1994 2004 2014
Dân số tự nhiên (Nghìn người) 58000 66000 74000
Dân số thành thị 15400 19000 40000
Yêu cầu:
1. Xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của dân số tự nhiên và thành thị trong giai
đoạn 1994 – 2004 và 2004 – 2014.
2. Phân tích cơ cấu đô thị hóa theo 2 giai đoạn trên
Bài tập 11: Cho biết số liệu như sau của quốc gia A
Năm 2008: Tuổi thọ trung bình của dân cư: 65 tuổi; Tỷ lệ dân số người lớn mù chữ : 10%; Tỷ
lệ dân số đi học phổ thông đúng độ tuổi : 75%; GNP/ người: 7000 USD (PPP).
Năm 2018: Tuổi thọ trung bình của dân cư: 72 tuổi; Tỷ lệ dân số người lớn mù chữ : 5%; Tỷ
lệ dân số đi học phổ thông đúng độ tuổi : 80%; GNP/ người: 10000 USD (PPP).
Yêu cầu:
1. Xác định chỉ số tuổi thọ, giáo dục, thu nhập và HDI của năm 2008 và 2018
2. Năm 2018, quốc gia A xếp vào nhóm nào của thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_phat_trien_1.pdf