CHUẨN ĐẦU RA (SAU KHI KẾT THỨC BÀI GIẢNG CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC) ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
* Về kiến thức:
- Nêu được các khái niệm: nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
- Liệt kê được những đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn, nông dân
- Phân tích được vai trò của nông nghiệp, nông thôn.
- Nêu được các xu hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong bối cảnh hiên nay
- Phân tích được quá trình đổi mới tư duy của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam - Năng lực phân tích lý luận để làm rõ vị trí, đặc điểm và vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam
- Năng lực vận dụng lý thuyết để đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.
- Năng lực phản biện và tư vấn xây dựng chính sách đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam
* Về kỹ năng:
- Phân tích, đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn cả nước, địa phương.
- Phản biện và hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên bình diện quốc gia hoặc địa phương.
25 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
KHOA KINH TẾ
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI - 2018
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung về môn học:
Tổng số tiết: 40 (Lý thuyết: 35; Thảo luận: 5; Thực tế môn học: 20)
Các yêu cầu đối với môn học:
Khoa giảng dạy: Kinh tế
Số điện thoại: 02438540203; Email: kinhtehvct1@gmail.com
2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:
2.1. Vai trò, vị trí và mối quan hệ của môn học với các môn học khác trong chương trình đào tạo CCLLCT:
- Vai trò, vị trí của môn “Kinh tế phát triển:
Kinh tế phát triển là một một môn học kinh tế mang tính chuyên biệt chuyên nghiên cứu về các vấn đề tăng trưởng và phát triển. Kinh tế phát triển đi tìm các phương thức để đưa một nền kinh tế kém phát triển thành một nền kinh tế thịnh vượng. Nội dung chính của môn Kinh tế phát triển đề cập về các mô hình phát triển kinh tế, các nguồn lực quyết định trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, các vấn đề phát triển nông nghiệp, công nghiệp,...; đến việc sử dụng và phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế; về các mô thức phát triển, tiến trình tăng trưởng kinh tế và các mối quan hệ thực tiễn giữa tăng trưởng và phát triển; giữa tăng trưởng với tiến bộ và công bằng xã hội. Cũng như sự phù hợp giữa cơ chế kinh tế, xã hội, chính trị, thể chế nhằm cải thiện nhanh chóng, trên quy mô rộng đời sống của đại bộ phận dân nghèo. Nói cách khác, Kinh tế phát triển là một chuyên ngành của kinh tế học ứng dụng đi tìm các phương thức để đưa một nền kinh tế kém phát triển thành một nền kinh tế thịnh vượng. Việc vận dụng những nguyên lý của “Kinh tế phát triển” vào thực tiễn phát triển nền kinh tế quốc dân là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững.
Ngoài ra, môn học “Kinh tế phát triển”, góp phần nâng cao nhận thức và phát triển tư duy hoạch định chính sách cho các cán bộ lãnh đạo quản lý trung cao cấp; cán bộ khoa học lý luận của hệ thống chính trị.
- Mối quan hệ của môn “Kinh tế phát triển” với các môn học khác trong chương trình đào tạo CCLLCT:
Chương trình cao cấp lý luận chính trị là chươn trình trọng điểm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Chương trình nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trung, cao cấp của cả hệ thống chính trị. Chương trình nhằm trang bị các kiến thức nền tảng về lý luận chính trị và quan điểm, đường lối của Đảng làm cơ sở cho việc củng cố nền tảng tư tưởng, nâng cao tầm nhìn và năng lực tư duy chiến lược, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước.
Môn học “Kinh tế phát triển” có quan hệ mật thiết với các môn học trong chương trình cao cấp lý luận chính trị. Đặc biệt là các môn: Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế, Văn hóa phát triển, xã hội học... Từ đó cùng các môn học này tạo cho học viên khả năng tổng kết và đánh giá thực tiễn; kiến nghị, đề xuất các giải pháp phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam hướng tới phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế.
2.2. Nội dung môn học
Nội dung môn học gồm có 06 bài. Cụ thể là:
Bài 1: Tổng quan về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và phát triển bền vững
Bài 2: Mô hình tăng trưởng kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Bài 3: Tiến bộ và công bằng xã hội trong phát triển kinh tế
Bài 4: Các nguồn lựctrong phát triển kinh tế
Bài 5: Cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Bài 6: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam
3. Mục tiêu môn học
- Về kiến thức:
Mục tiêu của môn học “Kinh tế phát triển” nhằm trang bị cho người học với tư cách là những người thực hiện các họat động quản lý Nhà nước ở các cấp độ quốc gia/ngành/địa phương trong hiện tại và tương lai có thể triển khai thực hiện các chính sách nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Cụ thể là:
+ Trang bị cho học viên tri thức mở rộng và nâng cao; phát triển tư duy về tăng trưởng, phát triển kinh tế, phát triển bền vững; các điều kiện đảm bảo tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu toàn cầu.
+ Trang bị những kiến thức cơ bản về mô hình tăng trưởng kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam;
+ Thực trạng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong phát triển kinh tế Việt Nam; các định hướng và giải pháp đảm bảo gắn kết hợp lý giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội;
+ Thực tiễn về nguồn lực và vai trò của chúng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế;
+ Bản chất, nội dung những vấn đề lý luận liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu nền kinh tế;
+ Thực trạng cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Đồng thời trang bị học viên tri thức nâng cao về bản chất, đặc điểm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng và xu hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội;
+ Thực trạng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam và định hướng, giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Về kỹ năng:
Hiểu rõ các nguồn lực đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, đóng góp của các nguồn lực đối với tăng trưởng các ngành, địa phương. Từ đó, có thể tham gia đánh giá, hoạch định chính sách huy động và phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững.
Vận dụng kiến thức bài giảng vào đánh giá đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trang bị những nhận thức cơ bản về tiến bộ và công bằng xã hội trong phát triển kinh tế ở Việt Nam (khái niệm, các chỉ tiêu đo lường tiến bộ và công bằng xã hội, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội).
Vận dụng kiến thức vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chính sách thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế trong điều kiện hiện nay.
Vận dụng kiến thức bài giảng vào đánh giá tình hình thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam đặt trong điều kiện, bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trên cơ sở hiểu và nắm bắt cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, học viên hình thành kỹ năng và vận dụng kỹ năng phân tích, đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn cả nước, địa phương. Trên cơ sở đó phát triển tư duy hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Về thái độ:
Xác lập niềm tin vào đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững ở Việt Nam; về đường lối đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế; về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển; Các cách thức thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua một số mô hình tăng trưởng; về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam từ sau đổi mới đến nay.
Quán triệt và thống nhất các quan điểm,chủ trương của Đảng, nhất là quan điểm của Đại hội Đảng XII, các Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 4, 5, 6 (Khóa XII), đồng thời tin tưởng vào các chủ trương, pháp luật và thực hiện tốt các chính sách huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam. Cũng như tinvào đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam trong điều kiện mới.
PHẦN II: CÁC BÀI GIẢNG CỦA MÔN HỌC
BÀI 1
1. Tên bài: Tổng quan về tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát triển bền vững
2. Số tiết lên lớp: 5
3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ trang bị cho học viên:
- Về kiến thức: Các khái niệm, bản chất, thước đo tăng trưởng, phát triển kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng, phát triển kinh tế và những điều kiện để nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Về kỹ năng: Năng lực phân tích, đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế của quốc gia (hoặc địa phương); năng lực hoạch định, phản biện chính sách phát triển kinh tế.
- Về tư tưởng: Niềm tin có luận cứ khoa học vào đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tăng trưởng, phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học
CHUẨN ĐẦU RA (SAU KHI KẾT THỨC BÀI GIẢNG CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC)
ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ
* Về Kiến thức:
- Định nghĩa được:
+ Tăng trưởng kinh tế;
+ Phát triển kinh tế;
+ Phát triển bền vững;
- Liệt kê được các thước đo:
+ Tăng trưởng kinh tế;
+ Phát triển kinh tế;
+ Phát triển bền vững;
- Nêu được mục tiêu, quan điểm của Đảng CSVN về phát triển bền vững ở Việt Nam
- So sánh sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế; mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Phân tích được tác động của:
+ Các nhân tố tổng cung, tổng cầu.
+ Các nhân tố phi kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế.
- Luận giải được 07 điều kiện chung để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, liên hệ với thực tiễn Việt Nam.
- Luận giải được quá trình phát triển về mặt tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng đường lối tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam
- Năng lực khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
- Năng lực vận dụng các thước đo tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát triển bền vững để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế ở quốc gia, địa phương (ngành, lĩnh vực công tác).
- Năng lực vận dụng lý thuyết về các nhân tố tác động đến tăng trưởng, phát triển kinh tế để đề xuất ý kiến tham gia xây dựng chính sách phát triển kinh tế.
- Năng lực phản biện các chính sách kinh tế ở Việt Nam.
- Thi tự luận
- Thi vấn đáp
* Về kỹ năng:
- Có năng lực phản biện và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (ngành, lĩnh vực) học viên công tác.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển bền vững của một địa phương trong một giai đoạn.
- Phát hiện được hạn chế trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển bền vững.
- Đề xuất được giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển bền vững.
* Về thái độ/Tư tưởng:
- Tham gia phản biện chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
- Tham gia vào quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội (địa phương, ngành).
- Bảo vệ đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng CSVN.
5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học
NỘI DUNG CHI TIẾT
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.1.3. Thước đo tăng trưởng kinh tế
1.2. Phát triển kinh tế
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Nội dung của phát triển kinh tế
1.2.3. Thước đo phát triển kinh tế
1.3. Quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.4.1. Nhân tố kinh tế
1.4.2. Các nhân tố phi kinh tế
- Thuyết trình
- Tự học: Mục 1.1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế.
- Thảo luận: Có thể thảo luận một trong các nội dung sau đây (tùy đối tượng):
- Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Chất lượng tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Câu hỏi trước giờ lên lớp:
1. Phân biệt tăng trưởng với phát triển kinh tế.
2. Hiểu thế nào về phát triển bền vững.
Câu hỏi trong giờ lên lớp:
1. Tại sao phải xem xét nền kinh tế cả quy mô và tốc độ tăng trưởng?
2. Tại sao nói tăng trưởng là điều kiện cần mà chưa phải là điều kiện đủ cho phát triển kinh tế?
3. Tác động của chi tiêu Chính phủ đến tăng trưởng kinh tế?
Câu hỏi sau giờ lên lớp
1. Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế? Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
2. Phân tích tác động của các nhân tố đến tăng trưởng và phát triển kinh tế? Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
3. Phân tích những yếu tố hiện đang cản trở sự phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam.
4. Hãy đánh giá các điều kiện để nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
5. Đánh giá khái quát những thành tựu và hạn chế về tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới.
2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. Khái niệm phát triển bền vững
- Quan niệm về Phát triển bền vững trong báo cáo "Tương lai của chúng ta"
- Quan niệm về Phát triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về môi trường năm 2002
- Quan niệm về Phát triển bền vững trong Luật Bảo vệ môi trường
2.2. Nội dung phát triển bền vững
- Phát triển bền vững về kinh tế
- Phát triển bền vững về xã hội
- Phát triển bền vững về môi trường
2.3. Chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững
2.4. Cam kết và thực hiện chiến lược phát triển bền vững ở Việt
2.4.1. Quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam
2.4.2. Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam
- Thuyết trình
- Tự học:
- Mục 2.3: Chỉ đánh giá phát triển bền vững của Liên hợp quốc
- Thảo luận: Có thể thảo luận một trong các nội dung sau đây (tùy đối tượng):
- Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam.
- Các yếu tố cản trở sự phát triển bền vững ở Việt Nam.
3. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO ĐỂ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG
3.1. Những điều kiện chung
3.2. Những điều kiện đối với Việt Nam
- Thuyết trình
- Tự học: Mục 3.2. Các điều kiện đối với Việt Nam.
Những điều kiện đối với Việt Nam
- Thảo luận: Các điều kiện chung
6. Tài liệu học tập
6.1. Tài liệu phải đọc:
1. Học Viện chính trị Quốc gia HCM, Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị:Kinh tế phát triển. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 2018.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016.
3. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
6.2. Tài liệu nên đọc:
1. PGS, TS. Nguyễn Vĩnh Thanh, TS. Phạm Tú Tài, Giáo trình Kinh tế phát triển dành cho hệ cử nhân, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2018.
2. Thủ tưởng Chính phủ, Quyết định số 432/QĐ – Ttg phê duyệt “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020”.
7. Yêu cầu với học viên
- Trước khi lên lớp:
+ Đọc đề cương;
+ Đọc tài liệu để có nội dung trả lời các câu hỏi trước khi học;
+ Chuẩn bị nội dung thảo luận.
- Trong khi trên lớp:
+ Tập trung nghe và trao đổi với giảng viên các vấn đề liên quan tới nội dung bài giảng
+ Nghiêm túc thực hiện thảo luận theo nội dung đã xác định.
- Sau giờ lên lớp:
+ Đọc giáo trình và các nội dung tự học;
+ Thảo luận với các học viên khác các vấn đề phát sinh;
+ Tập hợp những nội dung cần làm rõ thêm và gửi về khoa theo địa chỉ: kinhtehvct1@gmail.com - Khoa Kinh tế - Học viện Chính trị khu vực I
+ Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau giờ lên lớp tại mục 5.
BÀI 2
1. Tên bài: Mô hình tăng trưởng kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
2. Số tiết lên lớp: 05
3. Mục tiêu: Bài giảng này sẽ cung cấp cho học viên:
- Về kiến thức: Những kiến thức cơ bản về mô hình tăng trưởng kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
- Về kỹ năng: Năng lực vận dụng kiến thức bài giảng vào đánh giá đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
- Về thái độ: Niềm tin vào đường lối của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học
CHUẨN ĐẦU RA (SAU KHI KẾT THỨC BÀI GIẢNG CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC)
ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ
Về kiến thức:
- Định nghĩa được mô hình tăng trưởng kinh tế. Xác định được các khía cạnh của mô hình tăng trưởng kinh tế: đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất, cấu trúc nền kinh tế, thể chế.
- Khái quát được một số mô hình tăng trưởng kinh tế
- Phân biệt được mô hình tăng trưởng theo chiều rộng và mô hình tăng trưởng theo chiều sâu (bản chất, ưu điểm, hạn chế, điều kiện chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng chiều rộng sang chiều sâu).
- Nắm rõ các quan điểm, định hướng và mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng Việt Nam giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Năng lực phân tích về mặt lý thuyết để làm rõ bản chất của mô hình tăng trưởng kinh tế.
- Năng lực phân tích những ưu thế và hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu.
- Năng lực đánh giá thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế cũng như đánh giá kết quả đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
- Năng lực phản biện và hoạch định chính sách đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.
- Thi tự luận
- Thi vấn đáp theo nhóm hoặc từng học viên
- Về kỹ năng:
- Phân tích, đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1991-2010: đặc trưng (từ khía cạnh đầu vào, đầu ra, cấu trúc, thể chế) và hiệu ứng (tác động tích cưc, tiêu cực).
- Đánh giá được kết quả và hạn chế việc thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
- Đề xuất được các giải pháp cần thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng Việt Nam giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030.
- Về thái độ/Tư tưởng:
- Tin tưởng vào đường lối của Đảng, Nhà nước ta về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. ở Việt Nam hiện nay.
- Tham gia phản biện và xây dựng chính sách kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học
NỘI DUNG CHI TIẾT
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Bản chất của mô hình tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Khái niệm mô hình tăng trưởng kinh tế
1.1.2. Các khía cạnh của mô hình tăng trưởng kinh tế
1.2. Giới thiệu khái quát một số mô hình tăng trưởng kinh tế
1.3. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và theo chiều sâu
1.3.1. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng
1.3.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu
- Thuyết trình
- Thảo luận:
- Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng và mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.
- Tự học: Mục 1.2. Giới thiệu khái quát về một số mô hình tăng trưởng kinh tế
Câu hỏi trước giờ lên lớp
1. Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì?
Câu hỏi trong giờ lên lớp
1. Làm rõ những ưu điểm, hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu.
2. Chỉ ra những hệ lụy của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng ở Việt Nam giai đoạn 1990 -2010.
Câu hỏi sau giờ lên lớp
1. Đánh giá khái quát những đóng góp và trở ngại của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2010.
2. Đánh giá việc thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2011-2015.
3. Đề xuất các giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030.
4. Hãy đề xuất một số giải pháp cụ thể (gắn với ngành, lĩnh vực đồng chí đang công tác) nhằm thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2. ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
2.1. Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2010
2.1.1. Đặc trưng của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2010
2.1.2. Hiệu ứng của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2010
2.2. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam tại Đại hội XI
2.2.1. Sự cần thiết phải đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
2.2.2. Chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế tại Đại hội XI
2.2.3. Đánh giá thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015
2.3. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam tại Đại hội XII
2.3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
2.3.2. Giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030
- Thuyết trình
-Tự học:
Mục 2.1.1. Đặc trưng của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2010
- Thảo luận: Có thể thảo luận một trong các nội dung sau đây (tùy đối tượng):
- Đặc trưng cơ bản của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2010
- Đánh giá thực trạng đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015
6. Tài liệu học tập
6.1. Tài liệu phải đọc:
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lý luận chính trị , Hà Nội, 2018.
- Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế
6.2. Tài liệu nên đọc:
1. PGS, TS. Nguyễn Vĩnh Thanh, TS. Phạm Tú Tài, Giáo trình Kinh tế phát triển dành cho hệ cử nhân, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2018.
2. Ban Kinh tế Trung ương, Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2015.
7. Yêu cầu với học viên
- Trước khi lên lớp:
+ Đọc đề cương;
+ Đọc tài liệu để có nội dung trả lời các câu hỏi trước khi học;
+ Chuẩn bị nội dung thảo luận.
- Trong khi trên lớp:
+ Tập trung nghe giảng, tương tác với giảng viên và học viên khác về các vấn đề liên quan tới nội dung của chuyên đề;
+ Nghiêm túc thực hiện thảo luận theo nội dung đã xác định.
- Sau giờ lên lớp:
+ Đọc giáo trình và các nội dung tự học;
+ Thảo luận với các học viên khác các vấn đề phát sinh;
+ Tập hợp những nội dung cần làm rõ thêm và gửi về khoa theo địa chỉ: kinhtehvct1@gmail.com - Khoa Kinh tế - Học viện Chính trị khu vực I
+ Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau giờ lên lớp tại mục 5.
BÀI 3
1. Tên chuyên đề : Tiến bộ và công bằng xã hội trong phát triển kinh tế
2. Số tiết lên lớp: 05 tiết
3. Mục tiêu bài giảng: Chuyên đề này sẽ trang bị cho người học:
- Về kiến thức:
+ Khái niệm, thước đo tiến bộ xã hội, công bằng xã hội; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giải quyết mối quan hệ giữa tiến bộ và công bằng xã hôi.
- Về kỹ năng:
+ Năng lực phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam;
+ Năng lực phản biện và tư vấn chính sách nhằm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở địa phương (trên phạm vi cả nước).
- Về tư tưởng:
Niềm tin có cơ sở khoa học về đường lối của Đảng CSVN về tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội trong suốt quá trình phát triển;
4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học
CHUẨN ĐẦU RA (SAU KHI KẾT THỨC BÀI GIẢNG CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC)
ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ
* Về kiến thức:
- Nêu được các khái niệm:
+ Tiến bộ xã hội
+ Công bằng xã hội
- Liệt kê được các thước đo tiến bộ xã hội và công bằng xã hội
- Phân tích được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
- Năng lực phân tích, luận giải các khái niệm và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.
- Năng lực vận dụng các thước đo để đánh giá thực trạng tiến bộ và công bằng xã hội trong phát triển kinh tế ở Việt Nam
- Năng lực phản biện chính sách và tham mưu việc xây dựng chính sách về tiến bộ và công bằng xã hội.
- Thi tự luận
- Thi vấn đáp
* Về kỹ năng:
- Đánh giá thực trạng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở địa phương (trên phạm vi cả nước)
* Về thái độ/tư tưởng:
- Ủng hộ tư tưởng gắn tăng trưởng kinh tế với tiên bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.
- Tham gia tư vấn chính sách nhằm gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam.
5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học
NỘI DUNG CHI TIẾT
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
1. NHẬN THỨC VỀ TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1. Khái niệm tiến bộ và công bằng xã hội
- Khái niệm tiến bộ xã hội
- Khái niệm công bằng xã hội
1.2. Các thước đo tiến bộ và công bằng xã hội
1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội
1.3.1. Sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội
1.3.2. Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội
- Thuyết trình
- Hỏi đáp
- Thảo luận: Có thể thảo luận một trong các nội dung sau:
- Vai trò của Nhà nước trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
Câu hỏi trước giờ lên lớp:
1. Đồng chí hiểu như thế nào về công bằng xã hội.
2. Liệt kê một số chính sách ở Việt Nam nhằm thực hiện công bằng xã hội.
Câu hỏi trong giờ lên lớp:
1. Đồng chí hiểu thế nào là tiến bộ xã hội.
2. Đồng chí hiểu thế nào là công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc.
Câu hỏi sau giờ lên lớp:
1. Trình bày quan điểm của Đảng CSVN trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta.
2. Đánh giá việc thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam.
3. Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam.
4. Hãy đề xuất giải pháp cụ thể (gắn với ngành, lĩnh vực) đồng chí đang công tác nhằm thực hiện chủ trương của Đảng về tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam.
2. TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
2.1. Quan điểm của Đảng Công sản Việt Nam về thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội
2.2. Thực trạng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam
2.2.1. Thực trạng phát triển con người ở Việt Nam
2.2.2. Thực trạng xóa đói giảm nghèo
2.2.3. Thực trạng giải quyết bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam
- Thuyết trình
- Hỏi đáp
- Tự học:
Mục 2.2. Thực trạng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam
- Thảo luận: Các chính sách thực hiện tiến bộ xã hội ở Việt Nam.
3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GẮNTĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
3.1. Định hướng gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam
3.2. Giải pháp đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.2. Giải pháp cụ thể
- Thuyết trình
- Hỏi đáp
- Tự học: Mục 3.1. Định hướng gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam
6. Tài liệu học tập
6.1. Tài liệu phải đọc
1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6.2. Tài liệu nên đọc
1. PGS, TS. Nguyễn Vĩnh Thanh, TS. Phạm Tú Tài, Giáo trình Kinh tế phát triển dành cho hệ cử nhân, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2018.
2. Học viện Chính trị Quốc gia HCM (2014), Tập 8: Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về một số lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội
7. Yêu cầu đối với học viên
- Trước khi lên lớp:
+ Đọc đề cương;
+ Đọc tài liệu để có nội dung trả lời các câu hỏi trước khi học;
+ Chuẩn bị nội dung thảo luận.
- Trong khi trên lớp:
+ Tập trung nghe và trao đổi các vấn đề liên quan tới nội dung của chuyên đề;
+ Nghiêm túc thực hiện thảo luận theo nội dung đã xác định.
- Sau giờ lên lớp:
+ Đọc giáo trình và các nội dung tự học;
+ Thảo luận với các học viên khác các vấn đề phát sinh;
+ Tập hợp những nội dung cần làm rõ thêm và gửi về khoa theo địa chỉ: kinhtehvct1@gmail.com - Khoa Kinh tế - Học viện Chính trị khu vực I
+ Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau giờ lên lớp tại mục 5.
BÀI 4
1. Tên bài: Các nguồn lực trong phát triển kinh tế
2. Số tiết lên lớp: 10 tiết
3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ cung cấp cho học viên:
- Về kiến thức: Khái niệm, vai trò của các nguồn lực phát triển và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về huy động, phát triển và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam.
- Về kỹ năng: Phương pháp tư duy khoa học trong nhận thức, đánh giá thực trạng huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam.
- Về thái độ: Niềm tin có căn cứ khoa học đối với đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế hiện nay.
4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học
CHUẨN ĐẦU RA (SAU KHI KẾT THỨC BÀI GIẢNG CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC)
ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ
* Về kiến thức:
- Nêu được các khái niệm:
+ Nguồn lực phát triển kinh tế;
+ Khoa học, công nghệ;
+ Nguồn lao động, lực lượng lao động;
+ Tài nguyên thiên nhiên;
+ Môi trường;
+ Vốn sản xuất, vốn đầu tư;
- Nêu được quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phân bổ và sử dụng các nguồn lực;
- Phân tích được vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
- Năng lực khái quát được những vấn đề chung về nguồn lực phát triển kinh tế
- Năng lực phân tích và đánh giá được thực trạng khai thác/huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực (lao động, khoa học công nghệ, vốn, tài nguyên thiên nhiên) của Việt Nam
- Năng lực đề xuất được những giải pháp nhằm phát huy vai trò các nguồn lực trong phát triển kinh tế Việt Nam
- Thi viết
- Thi vấn đáp
* Về kỹ năng:
- Phân tích được thực trạng thực huy động và sử dụng các nguồn lực, thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
- Luận giải được cơ sở khoa học của đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
- Đề xuất được giải pháp khai thác, sử dụng các nguồn lực ở các ngành (lĩnh vực) học viên công tác nhằm thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng trưởng và phát triển kinh tế.
* Về thái độ/Tư tưởng:
+ Phản biện chính sách; đấu tranh xóa bỏ cơ chế xin cho trong việc phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế.
+ Đóng góp ý kiến tham mưu về chính sách phân bổ và sử dụng các nguồn lực pháp triển (quốc gia hoặc địa phương)
5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học
NỘI DUNG CHI TIẾT
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
1. MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ NGUỒN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nguồn lực
1.2. Vai trò của các nguồn lực
1.3. Cơ chế và nguyên tắc phân bổ nguồn lực
- Thuyết trình
- Hỏi đáp
- Thảo luận: Hạn chế trong phân bổ nguồn lực của Việt Nam
- Tự học: Cơ chế phân bổ nguồn lực.
Câu hỏi trước giờ lên lớp:
1. Đồng chí hiểu thế nào là nguồn lực phát triển kinh tế.
2. Theo quan điểm của đồng chí, trong bối cảnh hiện nay, nguồn lực nào có vai trò quyết định sự phát triển.
Câu hỏi trong giờ lên lớp:
1. Hạn chế trong phân bổ và sử dụng các nguồn lực (Vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ) trong phát triển kinh tế của Việt Nam
Câu hỏi sau giờ lên lớp
1. Đánh giá thực trạng huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực kinh tế đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam.
2. Phân tích vai trò của các nguồn lực (Vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ).
3. Đề xuất giải pháp nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (Vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ) ở Việt Nam hiện nay.
4. Đề xuất giải pháp cụ thể (gắn với ngành, lĩnh vực đồng chí công tác) nhằm huy đông, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế.
2. KHAI THÁC, PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC CHỦ YẾU TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2.1. Nguồn lao động với phát triển kinh tế
2.1.1. Nhận thức chung về nguồn lao động
2.1.2. Thực trạng nguồn lao động ở Viêt Nam
2.1.3. Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lao động ở Việt Nam
2.2. Nguồn lực khoa học - công nghệ với phát triển kinh tế
2.2.1. Nhận thức cơ bản về khoa học và công nghệ
2.2.2. Vai trò của khoa học - công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội
2.2.3. Thực trạng khoa học và công nghệ ở Việt Nam
2.2.4. Định hướng và giải pháp phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam
2.3. Nguồn vốn với phát triển kinh tế
2.3.1. Vốn và vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế
2.3.2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư
2.3.3. Quan điểm và giải pháp chủ yếu về huy động, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam
2.4. Tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế
2.4.1. Những nhận thức cơ bản về tài nguyên thiên nhiên
2.4.2. Thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên của Việt Nam
2.4.3. Vai trò của Nhà nước trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Thuyết trình
- Hỏi đáp
- Thảo luận:
1. Tác động của của cách mạng 4.0 đến nguồn lao động Việt Nam
2. Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên đối với môi trường ở Việt Nam
3. Hạn chế trong quản lý thực hiện FDI
- Tự học:
1. Thực trạng khai thác và sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế.
6. Tài liệu học tập
6.1. Tài liệu phải đọc:
1. Giáo trình Kinh tế phát triển, Học Viện chính trị Quốc gia HCM.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
6.2. Tài liệu nên đọc:
1. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020
2. Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020
7. Yêu cầu với học viên
- Trước khi lên lớp:
+ Đọc đề cương;
+ Đọc tài liệu để có nội dung trả lời các câu hỏi trước khi học;
+ Chuẩn bị nội dung thảo luận.
- Trong khi trên lớp:
+ Tập trung nghe và tương tác về các vấn đề liên quan tới nội dung của chuyên đề;
+ Nghiêm túc thực hiện thảo luận theo nội dung đã xác định.
- Sau giờ lên lớp:
+ Đọc giáo trình và các nội dung tự học;
+ Thảo luận với các học viên khác các vấn đề phát sinh;
+ Tập hợp những nội dung cần làm rõ thêm và gửi về khoa theo địa chỉ: kinhtehvct1@gmail.com - Khoa Kinh tế - Học viện Chính trị khu vực I.
+ Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau giờ lên lớp tại mục 5.
BÀI 5
1. Tên bài: Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam
2. Số tiết lên lớp: 5 tiết
3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ trang bị cho học viên:
- Về kiến thức: Những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lại nền kinh tế; thực trạng cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua.
- Kỹ Năng: Năng lực phân tích, đánh giá thực trang và phản biện, tham mưu xây dựng chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chính sách thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế trong điều kiện hiện nay.
- Thái độ: Niềm tin có căn cứ khoa học đối với đường lối của Đảng CSVN về chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.
4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học
CHUẨN ĐẦU RA (SAU KHI KẾT THỨC BÀI GIẢNG CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC)
ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ
* Về kiến thức:
- Nêu được các khái niệm:
+ Cơ cấu kinh tế
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
+ Tái cơ cấu nền kinh tế.
- Liệt kê được:
+ Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
+ Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam bắt đầu từ năm 1986 đến 2010;
+ Những mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020.
+ Những quan điểm xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020;
- Năng lực phân tích lý thuyết để làm rõ bản chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu kinh tế.
- Năng lực phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế, kết quả thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu kinh tế.
- Năng lực phản biện và đề xuất ý tưởng tham mưu trong xây dựng chính sách về cơ cấu kinh tế.
-Hỏi đáp trên lớp.
-Thảo luận thuyết trình.
-Thi (viết hoặc vấn đáp)
* Về kỹ năng:
- Phân tích được thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1986 đến 2010.
- Phân tích thực trạng tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 -2015.
- Phân tích được kế hoạch, giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020.
*Về thái độ/Tư tưởng:
+ Tích cực tham gia quá trình xây dựng chiến lược và thực hiện chuyển dịch, tái cơ cấu nền kinh tế.
+ Đấu tranh chống lại các biểu hiện cản trở quá trình tái cơ cấu kinh tế.
5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học
NỘI DUNG CHI TIẾT
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
1. NHẬN THỨC VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Cơ cấu kinh tế
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
1.1.2. Nội dung cơ cấu kinh tế
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.3. Một số mô hình lý thuyết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Thuyết trình
- Hỏi đáp
- Tự học:
1. Một số mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Câu hỏi trước giờ lên lớp:
1. Thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lý.
2. Tái cơ cấu nền kinh tế là gì?
Câu hỏi trong giờ lên lớp:
1 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2. Tại sao Việt Nam phải chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.
3. Phân tích khó khăn khi thực hiện các nội dung tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.
Câu hỏi sau giờ lên lớp
1. Tại sao Việt Nam phải thực hiện tái cơ cấu kinh tế.
2. Đề xuất giải pháp thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 ở Việt Nam.
3. Đề xuất giải pháp (gắn với ngành, lĩnh vực đồng chí công tác) nhằm thực hiện chủ trương tái cơ cấu kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam
2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VN GIAI ĐOẠN 1986 – 2010
2.1. Quan điểm của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 1986 -2010
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986-2010
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành
2.2.2. Chuyển dịch cơ vùng
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
- Thuyết trình
- Hỏi đáp
- Tự học: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986-2010
- Thảo luận
1. Hạn chế và nguyên nhân trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 -2010.
3. TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NỀN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Quan niệm về tái cơ cấu kinh tế
3.2. Sự cần thiết phải tái cơ cấu kinh tế
3.3. Nguyên tắc tái cơ cấu kinh tế
3.4. Những kết quả đạt được và hạn chế trong tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015
3.5. Quan điểm và giải pháp tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020
- Thuyết trình
- Hỏi đáp
- Tự học: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986-2010
- Thảo luận: Nguyên nhân củanhững hạn chế trong tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 -2015
6. Tài liệu học tập
6.1. Tài liệu phải đọc:
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý luận chính trị: “Kinh tế phát triển”, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2018.
2. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2016.
3. Nghị quyết số 05, Hội nghị Trung ương lần thứ tư, khóa XII về đề án: "Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế"
6.2. Tài liệu nên đọc:
1. PGS, TS. Nguyễn Vĩnh Thanh, TS. Phạm Tú Tài, Giáo trình Kinh tế phát triển dành cho hệ cử nhân, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2018.
2. Chính phủ: Báo cáo 460/BC - CP ngày 18-10-2016 Báo cáo tóm tắt về kế hoạch tái cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 -2020.
7. Yêu cầu với học viên
- Trước khi lên lớp:
+ Đọc đề cương;
+ Đọc tài liệu để có nội dung trả lời các câu hỏi trước khi học;
+ Chuẩn bị nội dung thảo luận.
- Trong khi trên lớp:
+ Tập trung nghe và tương tác về các vấn đề liên quan tới nội dung của chuyên đề;
+ Nghiêm túc thực hiện thảo luận theo nội dung đã xác định.
- Sau giờ lên lớp:
+ Đọc giáo trình và các nội dung tự học;
+ Thảo luận với các học viên khác các vấn đề phát sinh;
+ Tập hợp những nội dung cần làm rõ thêm và gửi về khoa theo địa chỉ: kinhtehvct1@gmail.com - Khoa Kinh tế - Học viện Chính trị khu vực I.
+ Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau giờ lên lớp tại mục 5.
BÀI 6
1. Tên bài: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam
2. Số tiết lên lớp: 05
3. Mục tiêu: Chuyên đề này sẽ cung cấp cho học viên:
- Về kiến thức: Những vấn đề lý luận cơ bản về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; thực trạng nông nghiệp, nông dân nông thôn Việt Nam hiện nay.
- Về kỹ năng:
+ Năng lực phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn cả nước, địa phương.
+ Năng lực phản biện, hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam trong điều kiện mới.
- Về thái độ: Củng cố niềm tin vào đường lối của Đảng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam trong điều kiện mới.
4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học
CHUẨN ĐẦU RA (SAU KHI KẾT THỨC BÀI GIẢNG CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC)
ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ
* Về kiến thức:
- Nêu được các khái niệm: nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
- Liệt kê được những đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn, nông dân
- Phân tích được vai trò của nông nghiệp, nông thôn.
- Nêu được các xu hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong bối cảnh hiên nay
- Phân tích được quá trình đổi mới tư duy của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam
- Năng lực phân tích lý luận để làm rõ vị trí, đặc điểm và vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam
- Năng lực vận dụng lý thuyết để đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.
- Năng lực phản biện và tư vấn xây dựng chính sách đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam
- Thi tự luận
- Thi vấn đáp
* Về kỹ năng:
- Phân tích, đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn cả nước, địa phương.
- Phản biện và hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên bình diện quốc gia hoặc địa phương.
* Về thái độ/Tư tưởng:
- Bảo vệ quan điểm của Đảng CSVN về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
- Tích cực tham gia tư vấn, hoạch định, hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam.
5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học
NỘI DUNG CHI TIẾT
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN
1.1. Khái niệm nông nghiệp, nông dân, nông thôn
1.2. Đặc điểm của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội
1.3. Vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội
1.4. Xu hướng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong bối cảnh hiện nay
- Thuyết trình
- Hỏi đáp
- Thảo luận: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trước tác động của Cách mạng 4.0.
- Tự học: Đặc điểm của nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Câu hỏi trước giờ lên lớp:
1. Quan niệm về nông nghiệp, nông dân nông thôn.
2. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Câu hỏi trong giờ lên lớp:
1. Những thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
2. Bất cập trong quá trình xây dựng nông thôn ở Việt Nam.
Câu hỏi sau giờ lên lớp:
1. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
2. Phân tích các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay
2. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1. Quá trình đổi mới tư duy của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn
2.2. Kết quả, hạn chế trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam
2.2.1. Những kết quả đạt được
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Thuyết trình
- Hỏi đáp
- Thảo luận:
1. Vai trò của người nông dân Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới.
2. Những kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam
3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam
6. Tài liệu học tập
6.1. Tài liệu phải đọc:
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lý luận chính trị , Hà Nội 2018.
- Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2016.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, NQ 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH Trung ương Đảng Khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
6.2. Tài liệu nên đọc:
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương: Kết luận số 97-KL/TW ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Thủ tướng Chính phủ: Quyết định 1600/QĐ ngày 16/8/2016 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
7. Yêu cầu với học viên
- Trước khi lên lớp:
+ Đọc đề cương;
+ Đọc tài liệu để có nội dung trả lời các câu hỏi trước khi học;
+ Chuẩn bị nội dung thảo luận.
- Trong khi trên lớp:
+ Tập trung nghe và tương tác về các vấn đề liên quan tới nội dung của chuyên đề;
+ Nghiêm túc thực hiện thảo luận theo nội dung đã xác định.
- Sau giờ lên lớp:
+ Đọc giáo trình và các nội dung tự học;
+ Thảo luận với các học viên khác các vấn đề phát sinh;
+ Tập hợp những nội dung cần làm rõ thêm và gửi về khoa theo địa chỉ: kinhtehvct1@gmail.com - Khoa Kinh tế - Học viện Chính trị khu vực I.
+ Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau giờ lên lớp tại mục 5.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_phat_trien.doc