Giáo trình Kinh tế quốc tế (Phần 2)

Bài 2​:​Có số liệu cho trong bảng sau: Quốc gia I II III Chi phí sản xuất sản phẩm X (USD) 8 10 6 a/ Nếu quốc gia II đánh thuế quan không phân biệt 100% lên sản phẩm X nhập khẩu từ QG I và QG III. Trong trường hợp này quốc gia II sẽ nhập khẩu sản phẩm X từ QG I, QG III hay tự sản xuất trong nước? b/ Nếu bây giờ quốc gia II liên kết với quốc gia I trong một liên minh thuế quan. Giá cả sản phẩm X ở QG II sẽ là bao nhiêu và Liên minh thuế quan đó là loại gì? Vì sao? Bài 3​:​Có số liệu cho trong bảng sau: Quốc gia A B C Chi phí sản xuất sản phẩm X (USD) 10 3 4 Giả thiết quốc gia A là một nước nhỏ. a/ Nếu mậu dịch là tự do thì giá cả sản phẩm X ở quốc gia A sẽ là bao nhiêu? b/ Nếu quốc gia A đánh thuế quan không phân biệt 100% lên sản phẩm X nhập khẩu từ QG B và QG C. Giá cả sản phẩm X ở quốc gia A bây giờ là bao nhiêu? c/ Nếu bây giờ quốc gia A liên kết với quốc gia C trong một liên minh thuế quan. Liên minh thuế quan đó là loại gì? Vì sao? Bài 4​: Cho giá cả 1 chai rượu vang của 4 nước như sau: Quốc gia Anh Pháp Đức Tây Ban Nha 99P​ Rượu (EUR) 3 2,4 4 2 a/ Nếu là mậu dịch tự do, giá rượu ở Đức sẽ là bao nhiêu? Nước nào xuất rượu? Nước nào nhập rượu? b/ Đức là nước chủ nhà đánh thuế quan không phân biệt 25% lên giá trị 1 chai rượu nhập khẩu. Giá rượu ở Đức là bao nhiêu, Đức nhập rượu từ nước nào hay tự sản xuất trong nước? c/ Nếu Đức liên kết với Tây Ban Nha trong một liên minh thuế quan, liên minh thuế quan này thuộc loại nào? Tại sao? Bài 5​: Cho hàm cầu và hàm cung về sản phẩm X của Hy Lạp có dạng như sau: Q​DX​ = 140– 30P​X​ ; Q​SX​ = 20P​X​ - 10 trong đó Q​DX​, Q​SX là số lượng máy tính tính bằng 1 đơn vị; P​X là giá sản phẩm X tính bằng EUR. Giả thiết Hy Lạp là 1 nước nhỏ về sản xuất máy tính. a/ Phân tích thị trường sản phẩm X ở Hy Lạp khi chưa có mậu dịch xảy ra. b/ Giá sản phẩm này ở Hà Lan là 1 EUR, ở Đan Mạch là 1,5 EUR. Hãy phân tích thị trường sản phẩm X ở Hy Lạp khi có mậu dịch tự do xảy ra. c/ Nếu Hy Lạp đánh thuế quan bằng 100% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu từ Hà Lan và Đan Mạch. Hãy phân tích thị trường sản phẩm X ở Hy Lạp. d/ Nếu Hy Lạp liên kết với Hà Lan trong 1 liên minh thuế quan thì liên minh thuế quan này thuộc loại gì? Tại sao? e/ Nếu Hy Lạp liên kết với Đan Mạch trong 1 liên minh thuế quan thì liên minh thuế quan này thuộc loại gì? Tại sao?

pdf38 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế quốc tế (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cao trước đây được thuế quan bảo vệ bị thay thế bởi số cung mới từ một nước thành viên khác có phí sản xuất thấp hơn). Ví dụ : Xét thị trường Pháp + 2 sản phẩm: sản phẩm gạch do Pháp sản xuất và sản phẩm gạch do Ý sản xuất (có chất lượng tương tự như của Pháp). + Giá 1 viên gạch của Pháp là 0,22 USD; + Giá 1 viên gạch của Ý là 0,2 USD - Trước khi có liên minh thuế quan giữa Pháp và Ý​: thì Pháp đánh thuế 25% lên giá trị sản phẩm gạch nhập khẩu từ Ý. → Lúc này tại thị trường Pháp: giá gạch của Pháp sản xuất là: 0,22 USD/viên; giá gạch của Ý là: 0,25 USD/viên Như vậy, Pháp sẽ không nhập khẩu gạch từ Ý mà sử dụng gạch trong nước (vì khi có thuế quan thì giá gạch của Ý cao hơn giá gạch của Pháp) - Sau khi thành lập liên minh thuế quan giữa Pháp và Ý​: lúc này Pháp sẽ không 77 đánh thuế vào sản phẩm gạch nhập khẩu từ Ý nữa → Lúc này tại thị trường Pháp: giá gạch của Pháp sản xuất là 0,22 USD/viên; giá gạch của Ý là 0,2 USD/viên Như vậy, lúc này Pháp sẽ nhập khẩu gạch từ Ý (vì giá gạch của Ý rẻ hơn gạch của Pháp). → ​Liên minh thuế quan này gọi là liên minh thuế quan tạo lập mậu dịch ​(vì sản phẩm của 1 nước thành viên (Pháp) có chi phí cao trước đây bị thay thế bởi sản phẩm của 1 nước thành viên khác (Ý) có chi phí sản xuất thấp hơn). - Nhận xét : Việc tạo lập mậu dịch rõ ràng làm tăng phúc lợi của các nước thành viên vì nó đưa đến việc chuyên môn hóa hơn nữa trong sản xuất nhờ lợi thế so sánh. 4.2.3.2. Liên minh thuế quan chuyển hướng mậu dịch (Trade diversion) Sự chuyển hướng mậu dịch xảy ra khi nhập khẩu của một loại sản phẩm nào đó từ một nước bên ngoài liên minh thuế quan có giá thấp hơn lại bị thay thế bởi nhập khẩu của cùng loại sản phẩm nói trên từ một nước thành viên của liên minh nhưng có phí sản xuất cao hơn. Ví dụ : Xét thị trường Đức, + 2 sản phẩm: sản phẩm than do Anh sản xuất và sản phẩm than do Brazil sản xuất; + Giá 1 tấn than của Anh là 120 USD; + Giá 1 tấn than của Braxin là 100 USD - Trước khi có liên minh thuế quan giữa Đức và Anh​: thì Đức đánh thuế đồng đều 40% trên số than nhập khẩu của Anh và Braxin. → Lúc này: giá than của Anh là: 120 USD + 40% = 168 USD/tấn giá than của Braxin là: 100 USD + 40% = 140 USD/tấn Như vậy lúc này Đức sẽ nhập khẩu than của Braxin (vì giá than của Braxin rẻ hơn giá than của Anh) - Sau khi thành lập liên minh thuế quan giữa Đức và Anh​: lúc này Đức sẽ không đánh thuế vào sản phẩm than nhập khẩu từ Anh nữa (còn Braxin không phải là thành viên của liên minh này nên vẫn phải chịu thuế NK là 40%). → Giá than của Anh là: 120 USD/tấn; giá than của Braxin là: 140 USD/tấn 78 Như vậy, lúc này Đức sẽ nhập khẩu than từ Anh (vì giá than của Anh rẻ hơn than của Braxin). → ​Liên minh thuế quan này gọi là liên minh thuế quan chuyển hướng mậu dịch (vì sản phẩm của 1 nước bên ngoài liên minh thuế quan (Braxin) có giá thấp hơn lại bị thay thế bởi sản phẩm cùng loại của 1 nước thành viên của liên minh (Anh) nhưng có phí sản xuất cao hơn) - Nhận xét​: Việc chuyển hướng mậu dịch tự nó đã làm giảm phúc lợi vì việc chuyển sản xuất có hiệu quả ở bên ngoài liên minh thuế quan sang các nhà sản xuất ít hiệu quả hơn trong liên minh thuế quan. Vì vậy, việc chuyển hướng mậu dịch làm xấu hơn việc phân phối và sử dụng tài nguyên quốc tế và đưa sản xuất ra xa lợi thế so sánh. Trong thí dụ trên, để sản xuất ra cùng một lượng than như trước, các nhà sản xuất Anh đã phải tốn nhiều tài nguyên hơn các nhà sản xuất Braxin, điều này làm giảm năng suất của thế giới. 4.3. Sự hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực 4.3.1. Giới thiệu một số tổ chức kinh tế quốc tế tiêu biểu 4.3.1.1. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995 với tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tarifts and Trade – GATT), GATT tồn tại trong 47 năm (1948 – 1994). Kể từ khi thành lập đến năm 1994, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán đa phương. Mục tiêu của các vòng đàm phán là nhằm giải quyết các vấn đề thương mại được các bên quan tâm nhất. Trong thời gian khá dài, các vòng đàm phán tập trung chủ yếu giải quyết các vấn đề có liên quan tới hạn ngạch và việc lập hàng rào thuế quan trong thương mại giữa các nước thành viên. Vòng đàm phán thứ 8 (20/9/1986 – 15/12/1993) diễn ra tại URUGUAY (còn gọi là vòng đàm phán URUGUAY) với sự tham gia của các Bộ trưởng Thương mại các nước thành viên. Kết thúc vòng đàm phán thứ 8, các nước thành viên nhất trí thông qua hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới. Tính đến ngày 16 tháng 12 năm 2011, WTO có 155 thành viên. Trụ sở chính của WTO ở tại Geneva (Thụy Sĩ). a. Chức năng của WTO: - Hỗ trợ thực hiện và quản lý các Hiệp định pháp lý về tự do hóa thương mại. - Giám sát chính sách thương mại của các thành viên. 79 - Tổ chức diễn đàn đàm phán các vấn đề có liên quan đến thương mại. - Giải quyết các tranh chấp thương mại. - Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện kỹ năng cho các nước đang phát triển. b. Mục tiêu của WTO: Thúc đẩy tăng trưởng thương mại bằng hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường. Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế, bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng. c. Các nguyên tắc hoạt động của WTO: - Thực hiện không phân biệt đối xử với các thành viên thông qua việc áp dụng Chế độ tối huệ quốc (MFN) và Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT). - Tiếp tục đẩy mạnh tự do hóa thương mại thông qua cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường với các nước thành viên trong WTO. - Minh bạch, công khai và dễ dự đoán. - Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng về thương mại giữa các nước thành viên trong WTO. - Ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển. d. Cơ cấu tổ chức của WTO: Gồm có 4 bộ phận chủ yếu: - Hội nghị Bộ trưởng: Đây là cơ quan có quyền lực cao nhất của WTO, diễn ra 2 năm một lần với sự tham gia của tất cả các thành viên, Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề gì trong các Hiệp định thương mại đa phương nếu thấy cần thiết. - Đại Hội đồng: Đại Hội đồng gồm 3 cơ quan trực thuộc là: Đại Hội đồng tại Giơnevơ, Hội đồng giải quyết tranh chấp và Hội đồng rà soát chính sách thương mại. Đại hội đồng là cơ quan gồm tất cả đại diện của các nước thành 80 viên. Trong thời gian hội nghị bộ trưởng nghỉ họp, Đại hội đồng thực hiện chức năng của hội nghị bộ trưởng. Ngoài ra Đại hội đồng còn thực hiện các chức năng hiệp định WTO chỉ định, đặt ra quy tắc trình tự của mình. - Các Hội đồng thương mại: Hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng với 3 cơ quan là: Hội đồng thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ, Hội đồng các vấn đề của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. - Các Ủy ban và cơ quan: Hiện tại có 13 Ủy ban, 3 nhóm công tác và 3 Ủy ban đặc thù. e. Các lĩnh vực điều chỉnh của WTO ​bao gồm: Thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ; Quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại; Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại. f. Các hiệp định của WTO: - Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) - Hiệp định về nông nghiệp (AoA) - Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) - Hiệp định về hàng rào kỹ thuật cản trở thương mại (TBT) - Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) - Hiệp định áp dụng Điều IV GATT 1994 (Hiệp định về chống bán phá giá) - Hiệp định áp dụng điều VII GATT 1994 (Hiệp định về xác định trị giá thuế hải quan) - Hiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi giao hàng (API) - Hiệp định về quy tắc xuất xứ (RoO) - Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu - Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) - Hiệp định về tự vệ - Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) - Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) - Hiệp định về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU) 4.3.1.2. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) IMF được thành lập tại Hội nghị Tiền tệ - Tài chính quốc tế ở Bretton Woods 81 (Mỹ) tháng 7/1944, có hiệu lực từ ngày 27/12/1945 với 29 thành viên. IMF chính thức hoạt động từ ngày 01/03/1947. Tính đến nay, số thành viên của IMF đã có gần 190 nước. Trụ sở chính của IMF đóng tại Washington (Mỹ) và có 2 chi nhánh đóng tại Paris và Giơnevơ. a. Cơ cấu tổ chức của IMF bao gồm: - Hội đồng thống đốc (gồm các thống đốc do từng nước cử ra), mỗi năm họp 1 lần đánh giá các hoạt động. - Ban giám đốc điều hành (gồm 6 người và Tổng giám đốc do ban giám đốc bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm), - Ủy ban lâm thời. b. Mục tiêu hoạt động của IMF: - Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và phát triển cân đối thương mại quốc tế. - Duy trì sự ổn định về tỷ giá hối đoái, duy trì việc dàn xếp hối đoái có trật tự giữa các nước thành viên. - Giúp các nước thành viên khắc phục sự mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc cho vay từ nguồn vốn chung của IMF. c. Chức năng của IMF: - Chức năng giám sát​: giúp các thành viên duy trì giá trị đồng tiền, xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính – tiền tệ lành mạnh và ổn định. - Chức năng trợ giúp tài chính​: hỗ trợ các nước giải quyết khó khăn do thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Các hình thức trợ giúp của IMF thường kèm theo những điều kiện chặt chẽ bao gồm: vay dự phòng (trợ giúp cán cân ngắn hạn), vay bù đắp thất thu xuất khẩu, vay điều chỉnh cơ cấu (tối đa là 65% cổ phần đã góp), vay điều chỉnh cơ cấu mở rộng (tối đa là 350% số cổ phần đã góp). - Chức năng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp thông tin​: giúp các nước thành viên tận dụng các công cụ quản lý kinh tế mới, xây dựng các chính sách tài chính – tiền tệ, hệ thống thông tin, hệ thống luật pháp và đào tạo cán bộ. Khi tham gia IMF, mỗi nước sẽ đóng góp một số tiền nhất định gọi là cổ phần đóng góp để tạo quỹ chung. Cổ phần đóng góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của từng nước so với kim ngạch xuất nhập khẩu trên thế giới. Nó là cơ sở để quyết định mức vay từ IMF hoặc nhận phân bổ tài sản đặc biệt gọi là là quyền rút vốn đặc biệt (SDR – Special Drawing Rights) và quyết định quyền biểu quyết của các nước thành viên. Hiện tại, các nước có 82 cổ phần lớn nhất là Mỹ chiếm 18,25% tổng số vốn, Đức chiếm 6,11%, Nhật chiếm 6,26% tổng số vốn, Anh và Pháp mỗi nước chiếm 5,1%. d. Các loại tín dụng: 1) Tín dụng thông thường: nước được vay phải có chương trình điều chỉnh kinh tế ngắn hạn; mức tối đa được vay là 100% cổ phần của nước đó tại quỹ; thời hạn 3 - 5 năm; ân hạn 3 năm với lãi suất khoảng 5 - 7,5%. 2) Vốn vay bổ sung: mức vay có thể từ 100% đến 350% cổ phần của nước đó, tuỳ theo mức độ thiếu hụt; thời hạn 3 - 5 năm; ân hạn 3,5 năm; lãi suất theo lãi suất thị trường. 3) Vay dự phòng: tối đa được 62,5% cổ phần; thời hạn 5 năm; ân hạn 3,5 năm; lãi suất thị trường. 4) Vay dài hạn: nước đi vay phải có chương trình điều chỉnh kinh tế trung hạn và mọi khoản vay phải theo sát với việc thực hiện chương trình theo từng quý, từng năm. Mức vay bằng 140% cổ phần; thời hạn 10 năm; ân hạn 4 năm; lãi suất 6 - 7,5% năm. 5) Vay bù đắp thất thu xuất khẩu: cho các nước đang phát triển có đột biến thiếu hụt cán cân thương mại trong năm. Mức vay tối đa bằng 100% cổ phần; thời hạn và lãi suất như tín dụng thông thường. 6) Vay chuyển tiếp nền kinh tế: loại tín dụng mới xuất hiện để hỗ trợ cho các nước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường; thời hạn vay 5 năm; ân hạn 3,25 năm; lãi suất thị trường. Ngoài ra, còn một số loại tín dụng khác như vay để duy trì dự trữ điều hoà, vay để điều chỉnh cơ cấu,... Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng hiện nay là mở rộng số quốc gia tham gia IMF. Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Việt Nam là thành viên của IMF từ 1976. 4.3.1.3. Ngân hàng thế giới (WB) Cho đến nay, WB vẫn là tổ chức ngân hàng quốc tế duy nhất, lớn nhất, có quy mô và quan hệ toàn cầu một cách thực sự. Được thành lập theo thỏa thuận trong hội nghị Bretton Woods vào năm 1944, ra đời và hoạt động vào năm 1946. WB có trụ sở tại Washington D.C Nhiệm vụ của Ngân hàng thế giới WB (World Bank): chống đói nghèo và cải thiện mức sống cho người dân ở các nước đang phát triển. WB cung cấp các khoản cho vay, các dịch vụ cố vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kiến thức cho các 83 nước có thu nhập quốc dân trung bình và dưới mức trung bình. WB thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo việc làm và giúp người nghèo có được các cơ hội việc làm ấy. WB ngày một lớn mạnh và trở thành một hệ thống phức hợp dưới hình thức tập đoàn (Group) gồm 5 tổ chức phát triển: Ngân hàng tái thiết và phát triển IBRD (International Bank for Reconstruction and Development), Hiệp hội phát triển quốc tế IDA (the International Development Association), Công ty tài chính quốc tế IFC (International Finance Corporation), Cơ quan bảo đảm đầu tư đa phương MIGA (Multilateral Investment Guarantee Agency), và Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ICSID (International Centre for Settlement of Investment Disputes). IBRD, tiền thân của WB, cung cấp các khoản cho vay đối với các chính phủ và doanh nghiệp nhà nước cùng với sự bảo đảm của chính phủ (hoặc bảo đảm tối cao - sovereign guarantee). Nguồn tiền cho vay được lấy từ các khoản nợ đã được trả và thông qua việc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn thế giới. IBRD là một trong những tổ chức cho vay được xếp hạng cao nhất trên thị trường quốc tế và vì vậy có khả năng cho vay với mức lãi suất tương đối thấp. Ngân hàng cho các nước vay với lãi suất rất hấp dẫn bằng cách thêm một mức lề (khoảng 1%) vào chi phí cho vay để trang trải các chi phí hành chính. IDA có nhiệm vụ giúp đỡ các nước nghèo nhất thông qua các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi và các chương trình tài trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện sống. Các khoản cho vay dài hạn không lấy lãi của IDA dành cho các chương trình xây dựng chính sách, định chế, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực cần thiết cho phát triển bền vững trên cơ sở tôn trọng môi trường và công bằng xã hội. IFC, thúc đẩy đầu tư bền vững vào khu vực tư nhân ở các phát triển với mục đích giảm đói nghèo và tăng chất lượng cuộc sống người dân thông qua việc cung cấp tài chính cho các dự án thuộc khu vực tư nhân, hỗ trợ các công ty tư nhân lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính quốc tế và cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các chính phủ và doanh nghiệp. Nhiệm vụ của MIGA là xúc tiến đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI vào các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và cải thiện cuộc sống người dân. Với tư cách một nhà bảo hiểm quốc tế cho các nhà đầu tư tư nhân và nhà tư vấn cho các nước về đầu tư nước ngoài, MIGA tham gia xúc tiến các dự án với tác động phát triển bền vững lớn nhất bảo đảm các tiêu chí kinh tế, môi trường và xã hội. ICSID thực hiện hoà giải và trọng tài giữa các nước thành viên và các nhà đầu tư thuộc các nước thành viên khác. Việc sử dụng các phương tiện của ICSID là hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, một khi đã đồng ý giải quyết với ICSID, không bên nào được đơn phương từ chối phán quyết của ICSID. 84 4.3.1.4. Liên minh Châu Âu (EU) Liên minh châu Âu viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên chủ yếu thuộc châu Âu. EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). EU đã phát triển một thị trường chung bằng một hệ thống luật tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của người dân, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 17 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực đồng Euro. EU đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G20 nền kinh tế lớn và Liên hiệp quốc. EU có một cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ với 4 bộ phận chủ yếu là: - Hội đồng Bộ trưởng : quyết định các chính sách lớn của EU bao gồm Bộ trưởng đại diện cho các nước thành viên. Các nước thành viên luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Từ năm 1975 đến nay, người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các nước thành viên có cuộc họp thường kỳ để quyết định những vấn đề lớn của EU, cơ chế này gọi là Hội đồng Châu Âu. - Ủy ban Châu Âu (European Commission – EC)​: là cơ quan điều hành gồm 20 ủy viên, nhiệm kỳ 5 năm do các Chính phủ cử. - Nghị viện Châu Âu (European Parliament) ​: gồm 732 nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm được bầu theo nguyên tắc bầu phiếu phổ thông. Chức năng của Nghị viện Châu Âu là thông qua ngân sách, cùng Ủy ban Châu Âu ra quyết định trong một số lĩnh vực như: kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU. - Tòa án Châu Âu (European Court)​: gồm 15 thẩm phán và 9 luật sư do Chính phủ các nước thỏa thuận bổ nhiệm với nhiệm kỳ 6 năm và Tòa án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quyết định của Ủy ban châu Âu và Chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật pháp của EU. 4.3.1.5. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ASEAN thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Ngày 8/1/1984 kết nạp Brunei. Ngày 28/7/1995 kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Myanmar. Ngày 30/4/1999 kết nạp Campuchia tại Hà Nội. Ngày 28/7/2006 Đông Timor nộp đơn xin gia nhập. Như vậy hiện tại ASEAN có 10 thành viên chính thức với: diện tích hơn 4,3 triệu km​2​. Trụ sở của Ủy ban thường trực đóng ở Băng Cốc (Thái Lan). Trụ sở của 85 Ban Thư ký ở Jakarta (Indonesia). a. Mục tiêu của ASEAN​: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa giữa các thành viên. Duy trì hòa bình và sự ổn định ở khu vực Đông Nam Á. b. Cơ cấu tổ chức của ASEAN : bao gồm 3 nhóm 86 c. Nguyên tắc hoạt động của ASEAN : - Các nguyên tắc thiết lập quan hệ song phương và đa phương của ASEAN: Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại Bali năm 1976, các nước ASEAN đã đưa ra các nguyên tắc chính sau: + Tôn trọng chủ quyền, độc lập toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của nhau. + Mỗi quốc gia có quyền lãnh đạo đất nước mình mà không có sự can thiệp, lật đổ, cưỡng ép từ bên ngoài. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không để lãnh thổ của đất nước mình cho bất kỳ nước nào làm căn cứ quân sự. + Giải quyết các bất đồng hoặc tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. + Hợp tác với nhau có hiệu quả trong mọi lĩnh vực kinh tế - văn hóa xã hội trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. - Các nguyên tắc điều phối hoạt động của ASEAN: + ​Nguyên tắc nhất trí​: nghĩa là mọi quyết định về các vấn đề quan trọng chỉ được thông qua khi tất cả các nước thành viên nhất trí. + ​Nguyên tắc bình đẳng : quyền bình đẳng thể hiện ở việc không phân biệt nước lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau về nghĩa vụ và quyền lợi được hưởng. Sự bình đẳng còn thể hiện ở chủ tọa các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, địa điểm tổ chức các cuộc họp cũng sẽ được phân chia đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A, B, C của tiếng Anh. + ​Nguyên tắc 6 – X: ​Theo nguyên tắc này một dự án hoặc kế hoạch chung của ASEAN nếu được hai hoặc nhiều nước chấp nhận thực hiện thì cứ thực hiện mà không phải đợi tất cả các nước thành viên thực hiện thì mới tiến hành. 4.3.1.6. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN lần thứ 4 tại Singapore đã đưa ra quyết 87 định về việc các thành viên thực hiện liên kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Ngày 21/11/1992, sáu thành viên ban đầu đã ký hiệp định về: ​Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung ​(Common Effective Preferential Tariff – gọi tắt là ​CEPT​) làm cơ chế để thực hiện AFTA, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/1993. Việc thực hiện AFTA là một bước đi quan trọng trong liên kết kinh tế giữa các nước ASEAN để hướng tới liên kết thị trường chung của khu vực. AFTA đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế sau: Tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi quan thuế. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp sản xuất của ASEAN càng phải có hiệu quả và khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Đồng thời, người tiêu dùng sẽ mua được những hàng hóa từ những nhà sản xuất có hiệu quả và chất lượng trong ASEAN, dẫn đến sự tăng lên trong thương mại nội khối. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một khối thị trường thống nhất, rộng lớn hơn. Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là với sự phát triển của các thỏa thuận thương mại khu vực trên thế giới. 4.3.1.7. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: ​Asia-Pacific Economic Cooperation​, viết tắt là ​APEC​) là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. APEC là một tổ chức gồm 21 nền kinh tế thành viên: Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồng Kông Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Bắc Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam (Việt Nam gia nhập APEC tháng 11 năm 1998). APEC chú trọng ba lĩnh vực then chốt như sau: ● Tự do hoá thương mại và đầu tư ● Hỗ trợ kinh doanh ● Hợp tác kinh tế và kỹ thuật Thành tựu của ba lĩnh vực hoạt động chính này cho phép các nền kinh tế thành viên APEC củng cố tiềm lực kinh tế của mình thông qua việc chia sẻ các nguồn lực trong khu vực với hiệu quả cao. Người tiêu dùng trong khu vực cũng được hưởng lợi từ các lợi ích hữu hình các hoạt động đào tạo được tăng cường, cơ hội việc làm và cơ 88 hội thị trường được mở rộng, hàng hóa và dịch vụ được cung cấp với giá thành thấp hơn, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế được nâng cao. Hàng năm, các sự kiện hợp tác APEC được tổ chức tại một nền kinh tế thành viên. a. Các nguyên tắc hoạt động của APEC: Mọi hoạt động của APEC được điều tiết bởi những nguyên tắc chung, áp dụng cho tất cả các thành viên, đó là: - Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. - Hỗ trợ và đôi bên cùng có lợi - Quan hệ đối tác chân thành và trên tinh thần xây dựng - Mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở nhất trí chung. b. Cơ chế hoạt động: Cơ chế hoạt động của APEC bao gồm các diễn đàn thúc đẩy hợp tác mậu dịch và đầu tư thông qua các hội nghị: Hội nghị thượng đỉnh, các hội nghị bộ trưởng, hội nghị các quan chức cao cấp. Giúp việc cho các hội nghị đó có: Ủy ban về kinh tế, ủy ban quản trị và ngân sách, ủy ban thương mại và đầu tư, tiểu ban kinh tế kỹ thuật cùng hội đồng tư vấn và ban thư ký. Dưới các ủy ban và các tiểu ban có các nhóm công tác và nhóm chuyên môn. 4.3.2. Sự hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực 4.3.2.1. Việt Nam tham gia vào ASEAN và AFTA Khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN vào ngày 28/7/1995 thì Việt Nam đã trở thành thành viên của AFTA từ 1/1/1996. Quan hệ chính trị kinh tế của Việt Nam với ASEAN ngày càng được củng cố và mở rộng hơn, ASEAN đã trở thành một đối tác quan trọng của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực thương mại và đầu tư. ASEAN đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam (chiếm khoảng 17%) và cũng là những nhà đầu tư quan trọng vào Việt Nam mà dẫn đầu là Singapore. Việc tham gia ASEAN và AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt Nam trên con đường hội nhập với khu vực và thế giới. Sự kiện này mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới cũng như nhiều thách thức to lớn. Cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, đòi hỏi sự nỗ lực cả tầm vĩ mô và vi mô để khai thác triệt để các cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực do các thách thức đưa đến. Tác động của việc tham gia AFTA đến nền kinh tế Việt Nam: 89 - Những yếu tố thuận lợi : + Việc tăng cường trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN góp phần thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp đầu tư. + Quá trình hợp tác sẽ giúp Việt Nam nhận định rõ hơn các thế mạnh và điểm yếu của mình từ đó có kế hoạch bổ trợ, phân công lại sản xuất và lao động để thu được lợi ích tối đa cho nền kinh tế. + Việc cắt giảm thuế quan giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội thâm nhập thị trường các nước ASEAN. Mặt khác, Việt Nam có thể nhập được nguyên liệu từ các nước ASEAN với giá rẻ hơn làm giảm giá thành hàng hóa sản xuất trong nước. - Những yếu tố bất lợi: + Khi dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp ASEAN trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa quen với cạnh tranh quốc tế, trình độ sản xuất còn thấp. + Hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN với giá rẻ trở thành mối đe dọa đối với hàng hóa sản xuất trong nước, thậm chí Việt Nam có thể bị mất thị trường nội địa. + Sự chênh lệch còn lớn trong kim ngạch buôn bán 2 chiều giữa Việt Nam và ASEAN là một thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. 4.3.2.2. Việt Nam tham gia APEC Tháng 11/1998, các thành viên APEC đã thông qua việc kết nạp Việt Nam làm thành viên chính thức của APEC, đánh dấu bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tham gia APEC, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia các chương trình hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và quá trình tự do hóa thương mại của APEC. VN đã tham gia mạnh mẽ vào một số kế hoạch hành động tập thể, đưa ra nhiều sáng kiến và đề xuất nhiều dự án được chấp thuận. Đặc biệt, năm 2006, VN đã đăng cai Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 16, xây dựng kế hoạch hành động Hà Nội nhằm xác định các hoạt động cụ thể, phương hướng hợp tác để thực hiện lộ trình Busan hướng tới mục tiêu Bô-go. Việc tổ chức thành công rực rỡ Hội nghị cấp cao APEC 16 là bằng chứng cho thấy những đóng góp to lớn của Việt Nam đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương, khẳng định năng lực và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc tổ chức thành công APEC năm 2006 là đỉnh cao, làm cho Việt Nam được nhìn nhận không chỉ ở tầm khu vực, mà đã chủ trì những sự kiện, giải quyết những 90 vấn đề ở tầm liên khu vực với quy mô và tính chất phức tạp hơn nhiều. Cùng với việc trở thành thành viên của WTO, được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, vị thế và tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế được đẩy lên tầm cao mới. APEC cũng là nơi để ta đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng trong quan hệ song phương, đặc biệt với các cường quốc thế giới như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật. Và cuối cùng, APEC cũng góp phần đem lại những lợi ích thiết thực cho đất nước khi các thành viên của APEC chiếm 75% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI), 50% nguồn viện trợ phát triển (ODA), 73 % xuất khẩu và 79% nhập khẩu của Việt Nam. 4.3.2.3. Lộ trình Việt Nam tham gia WTO - Tháng 6/1994 Việt Nam được công nhận là quan sát viên của GATT. Ngày 4/1/1995, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập và được chấp nhận. - Ngày 30/1/1995 Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam được thành lập. - Ngày 28/6/1996 Việt Nam nộp Bản Bị vong lục ​(Memorandum) ​về Chế độ ngoại thương của Việt Nam cho Nhóm công tác. Bản Bị vong lục được trình bày theo mẫu chung do Ban thư ký của WTO hướng dẫn. Trong Bản Bị vong lục này Việt Nam đã giải trình trên 2000 câu hỏi khác nhau của các nước thành viên có liên quan đến chính sách, cơ chế hoạt động thương mại. - Từ tháng 7/1998 bắt đầu các phiên đàm phán gia nhập WTO. Quá trình đàm phán thực hiện qua 2 giai đoạn: + ​Giai đoạn 1​, là giai đoạn minh bạch hóa chính sách, luật pháp có liên quan đến thương mại (từ tháng 7/1998 đến tháng 11/2000). Giai đoạn này thực hiện qua 4 phiên đàm phán đa phương. Tại các phiên đàm phán đa phương, Việt Nam trực tiếp làm việc với Ban công tác tại trụ sở của WTO ở Geneva. + ​Giai đoạn 2​, là giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường (từ tháng 4/2002 đến tháng 11/2000 đến tháng 10/2006). Giai đoạn này thực hiện qua 10 phiên đàm phán đa phương và các phiên đàm phán song phương theo yêu cầu của các thành viên cũ thuộc WTO. - Tiến trình gia nhập WTO có thể tóm tắt như sau: + ​Đàm phán đa phương​: Việt Nam đã thực hiện 14 phiên đàm phán đa phương từ tháng 7/1998 đến tháng 10/2006 tại trụ sở của WTO và đến ngày 26/10/2006 Việt Nam đã trình toàn bộ văn kiện cho Đại Hội đồng của WTO và được chấp thuận. + ​Đàm phán song phương ​(thực hiện tại trụ sở của WTO hoặc tại thủ đô của các nước). Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO có 28 thành viên của WTO yêu cầu 91 Việt Nam phải đàm phán song phương, trong đó có nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU, Australia, và có rất nhiều thành viên Việt Nam phải đàm phán nhiều vòng, điển hình là việc đàm phán với Chính phủ Mỹ rất khó khăn kéo dài 4 năm với 9 phiên đàm phán mới thỏa thuận xong các điều khoản. Việc đàm phán song phương của Việt Nam kết thúc tháng 5/2006 với đối tác cuối cùng là Mỹ. + Ngày 7/11/2006, Đại Hội đồng của WTO thông qua toàn bộ văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tổ chức kết nạp Việt Nam. Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam đã được ký kết tại trụ sở WTO (Geneva, Thụy Sĩ). + Ngày 29/11/2006, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn kết quả và ủy quyền cho Chính phủ gửi Nghị định thư đến WTO. + Ngày 6/12/2006, Chủ tịch nước phê chuẩn Nghị định thư. + Ngày 11/12/2006, Đại hội đồng WTO nhận được hai văn bản phê duyệt của Việt Nam. + Ngày 11/1/2007, WTO trao thẻ thành viên chính thức cho Việt Nam. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, kết thúc 12 năm đàm phán. 4.4. Những cơ hội và thách thức đối các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế 4.4.1. Những cơ hội Một là, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt nam với các nước từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng nhanh giá trị kim ngạch xuất khẩu. Hai là, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam diễn ra nhanh hơn theo chiều hướng có hiệu quả hơn. Ba là, tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cơ hội tiếp cận với trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý kinh doanh tiên tiến. Bốn là, tạo điều kiện cho Việt Nam giải quyết các vấn đề về mặt xã hội một cách có hiệu quả cao hơn. 4.4.2. Những thách thức Một là, về năng lực cạnh tranh. Hai là, về nguồn nhân lực Ba là, về hệ thống luật pháp Bốn là, về cơ chế, chính sách. 4.5. Giải pháp cơ bản hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 4.5.1. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp Một là, phải xác định được một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Hai là, chủ 92 động tạo lập nguồn vốn để tăng cường tiềm lực tài chính Ba là, chủ động đổi mới công nghệ sản xuất. Bốn là, có các giải pháp tiếp cận thị trường ngoài nước một cách hiệu quả cao Năm là, làm tốt việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu 4.5.2. Các giải pháp từ phía chính phủ 4.5.2.1. Thông tin, tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết a) Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền rộng rãi và sâu rộng nội dung của Nghị quyết 22, các yêu cầu hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức, phương hướng, nhiệm vụ trọng yếu của hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực đến các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức Đảng các cấp, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. b) Đẩy mạnh nâng cao nhận thức về các cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó có các vấn đề kinh tế, thương mại thế hệ mới, nhất là đối với các địa phương, các doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề. c) Tuyên truyền rộng rãi chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” đến các đối tác, cộng đồng quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nắm bắt và thông báo kịp thời dư luận cho các cơ quan liên quan trong nước. Tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, thông tin về Việt Nam tới các nước trên thế giới. Tiếp tục triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020. 4.5.2.2. Xây dựng thể chế và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế a) Xây dựng và triển khai Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó chú trọng đổi mới thể chế, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. b) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy theo hướng tăng cường rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bãi bỏ các quy định pháp luật không phù hợp với các cam kết quốc tế, nội luật hóa các cam kết quốc tế, ban hành các quy định mới đáp ứng các yêu cầu hội nhập. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. Xây dựng và triển khai kế hoạch đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế mới; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết quốc tế. c) Kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành, phối hợp, 93 kiểm tra, giám sát các hoạt động hội nhập quốc tế hiệu quả, thống nhất, nhịp nhàng giữa các ngành, các lĩnh vực, từ trung ương đến địa phương. d) Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngoại giao Nhà nước với Đối ngoại Đảng và Đối ngoại nhân dân, giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh bảo đảm các hoạt động hội nhập quốc tế được thực hiện đồng bộ, nhất quán. e) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu sâu về lý luận và thực tiễn hội nhập quốc tế phục vụ triển khai hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực và cấp độ. f) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành. 4.5.2.3. Hội nhập kinh tế quốc tế a) Rà soát, cập nhật và tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về một số chủ trương để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bảo đảm hài hòa, đồng bộ với Chương trình hành động về hội nhập quốc tế; bổ sung các nhiệm vụ mới để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đất nước từ nay đến năm 2020. b) Xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020. c) Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020, trong đó lồng ghép các định hướng chiến lược về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Xây dựng định hướng nâng cao hiệu quả tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các định chế kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)...; tham gia tích cực các cơ chế hợp tác khác như Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)... d) Nâng cao hiệu quả tham gia và tăng cường đóng góp thiết thực tại các cơ chế hợp tác đa phương ở châu Á Thái Bình Dương như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC); đề xuất và dẫn dắt các sáng kiến mới, ở tầm khu vực và toàn cầu, trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như an ninh lương thực, ứng phó biến đổi khí hậu...; ưu tiên đóng góp xây dựng và khai thác hiệu quả sự tham gia của nước ta trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN và hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác, nhất là tăng cường kết nối và phát triển nguồn nhân lực; nâng tầm các cơ chế liên kết kinh tế tiểu vùng và liên quan, trong đó coi trọng cơ chế hợp tác Mê Kông, GMS, ACMECS, Mê Kông với các đối tác, Sáng kiến Hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng... 94 e) Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời đảm bảo an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường; xây dựng và triển khai đồng bộ các biện pháp thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia vào đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam; đẩy nhanh tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân và hợp tác công - tư; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, quản lý chặt chẽ nợ công. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam. f) Triển khai mạnh mẽ các biện pháp vận động chính trị, ngoại giao kết hợp giải trình kỹ thuật trong việc vận động các nước sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; đẩy mạnh vận động chính trị, ngoại giao phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế. 4.5.2.4. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị a) Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với phát triển và an ninh của đất nước, tăng cường đan xen lợi ích trên các lĩnh vực. b) Tích cực, chủ động tham gia và phát huy vai trò của nước ta tại các thể chế đa phương, nhất là trong việc đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN và định hướng phát triển Cộng đồng sau năm 2015, nâng cao hiệu quả tham gia Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, thúc đẩy hợp tác trong các cơ chế khu vực do ASEAN giữ vai trò trung tâm như ASEAN+1, ASEAN+3, Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS)...; nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam trong việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC). Chủ động đóng góp có trách nhiệm tại các diễn đàn quan trọng như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Phong trào Không liên kết, Hợp tác Nam-Nam, Tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp (Francophonie), các cơ chế hợp tác tiểu vùng... c) Chuẩn bị việc đăng cai các sự kiện ngoại giao đa phương lớn và ứng cử của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế quan trọng. Đẩy mạnh nghiên cứu, thúc đẩy các sáng kiến của Việt Nam đối với các vấn đề chung của khu vực và thế giới. d) Xây dựng và triển khai Kế hoạch gia nhập các tổ chức, diễn đàn quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của đất nước. Tăng cường đào tạo cán bộ đa phương, chuẩn bị nhân sự người Việt Nam để đưa vào làm việc và ứng cử vào các vị trí quan trọng tại các tổ chức quốc tế. e) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, đặc biệt là tại các diễn đàn đa phương có liên quan và trong quan hệ song phương với các đối tác chủ chốt. 95 f) Tích cực hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành của Đảng trong việc mở rộng và phát triển quan hệ đối ngoại đảng, nâng cao hiệu quả tham gia các diễn đàn các chính đảng, các cơ chế hợp tác của các tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại nhân dân. g) Tích cực hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong việc tăng cường các hoạt động đối ngoại của Quốc hội, nâng cao hiệu quả tham gia các cơ chế hợp tác nghị viện và liên nghị viện khu vực và quốc tế. h) Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, phục vụ hội nhập trong lĩnh vực chính trị và hỗ trợ hội nhập trong các lĩnh vực khác. 4.5.2.5. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh a) Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng đến năm 2020, khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, vị thế quốc tế của đất nước nhằm góp phần xây dựng quân đội từng bước hiện đại và tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước, đồng thời nâng cao chất lượng dự báo, tham mưu chiến lược, tăng cường khả năng bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Đề xuất các biện pháp phát triển và đưa vào chiều sâu quan hệ quốc phòng song phương với các nước; tham gia chủ động, tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả vào các hoạt động đối ngoại đa phương về quốc phòng, nhất là các diễn đàn trong khuôn khổ ASEAN và do ASEAN giữ vai trò trung tâm, các cơ chế hợp tác khác trong cấu trúc an ninh khu vực. b) Xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc từ năm 2014; các hoạt động kiểm soát phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, các hoạt động diễn tập chung với lộ trình phù hợp với khả năng của quân đội ta. c) Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an ninh đến năm 2020; chủ động phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm lợi dụng hội nhập quốc tế xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của đất nước; nâng cao hiệu quả quan hệ, hợp tác với các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát các nước, hoàn thiện hành lang pháp lý, từng bước đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực. Tham gia tích cực các cơ chế hợp tác đa phương về đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, ngăn ngừa, giảm thiểu các mối đe dọa an ninh phi truyền thống; phát huy vai trò, trách nhiệm của Việt Nam tại các cơ chế hợp tác đa phương như Tổ chức Cảnh sát các nước ASEAN (ASEANAPOL), Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế 96 (INTERPOL), Diễn đàn hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia giữa các nước ASEAN, Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan an ninh các nước ASEAN (MACOSA)... 4.5.2.6. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, dân tộc, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác a) Rà soát các nội dung cam kết quốc tế của Việt Nam và tình hình triển khai thực hiện, phương hướng tham gia các cam kết quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế và các lĩnh vực khác để đề xuất lộ trình triển khai thực hiện. b) Lồng ghép các hoạt động hội nhập quốc tế vào quá trình xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch, đề án về phát triển văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục đào tạo, lao động, y tế, thể thao..., nhằm tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, tiếp thu kiến thức, tinh hoa văn hóa nhân loại, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. c) Xây dựng và triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Tăng cường vai trò chủ động của Việt Nam tại các thể chế, diễn đàn đa phương về văn hóa (tham gia các công ước, các cơ quan của UNESCO, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM...). Nâng cao chất lượng, thành tích trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao ở khu vực và thế giới, khai thác tối đa hiệu quả hợp tác du lịch song phương và đa phương phục vụ phát triển bền vững. Tiếp tục triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020. d) Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. e) Triển khai Đề án đóng góp xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN. f) Triển khai hiệu quả Đề án hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ đến năm 2020. g) Triển khai hiệu quả Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020, các hoạt động hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo trong khuôn khổ các tổ chức khu vực và quốc tế như Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Á - Âu (ASEMME), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO)... 97 h) Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về công tác dân tộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. i) Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các cam kết trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế chuyên ngành mà Việt Nam là thành viên, nhất là các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc. Tăng cường tham gia các cơ chế hợp tác giải quyết vấn đề môi trường, đề xuất các sáng kiến của Việt Nam nhằm đóng góp tích cực cho nỗ lực chung ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, rừng, nguồn nước, động vật, thực vật, phòng chống thiên tai.... k) Mở rộng quan hệ hợp tác nghiệp vụ, trao đổi thông tin với các hãng thông tấn, phát thanh truyền hình nước ngoài. Tăng cường tham dự các Hiệp hội, diễn đàn đa phương về truyền thông. Củng cố và tăng cường mạng lưới Cơ quan thường trú ở nước ngoài. l) Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, văn hóa, thông tin, tuyên truyền; đấu tranh có hiệu quả nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế về xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Liên kết kinh tế quốc tế là gì? Tại sao phải tiến hành liên kết kinh tế quốc tế? 2. Trình bày các hình thức liên kết kinh tế quốc tế từ thấp nhất đến cao nhất? Cho ví dụ minh họa. 3. Nghiên cứu về lịch sử hình thành và sự phát triển của các tổ chức quốc tế đã nêu trong bài học. Phân tích vai trò, ảnh hưởng của các tổ chức ngày trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam? BÀI TẬP Bài 1​: Cho chi phí sản xuất sản phẩm A của 3 quốc gia trong bảng dưới đây​: Quốc gia I II III 98 Chi phí sản xuất (USD) 14 10 6 a/ Giả thiết quốc gia I đánh 1 thuế quan không phân biệt 100% lên sản phẩm A. Trong trường hợp này quốc gia I sẽ nhập khẩu sản phẩm A từ nước nào hay tự sản xuất trong nước? b/ Nếu bây giờ quốc gia I lập một liên minh thuế quan với quốc gia II. Liên minh thuế quan đó có tên là gì? Tại sao? Bài 2​: ​Có số liệu cho trong bảng sau: Quốc gia I II III Chi phí sản xuất sản phẩm X (USD) 8 10 6 a/ Nếu quốc gia II đánh thuế quan không phân biệt 100% lên sản phẩm X nhập khẩu từ QG I và QG III. Trong trường hợp này quốc gia II sẽ nhập khẩu sản phẩm X từ QG I, QG III hay tự sản xuất trong nước? b/ Nếu bây giờ quốc gia II liên kết với quốc gia I trong một liên minh thuế quan. Giá cả sản phẩm X ở QG II sẽ là bao nhiêu và Liên minh thuế quan đó là loại gì? Vì sao? Bài 3​: ​Có số liệu cho trong bảng sau: Quốc gia A B C Chi phí sản xuất sản phẩm X (USD) 10 3 4 Giả thiết quốc gia A là một nước nhỏ. a/ Nếu mậu dịch là tự do thì giá cả sản phẩm X ở quốc gia A sẽ là bao nhiêu? b/ Nếu quốc gia A đánh thuế quan không phân biệt 100% lên sản phẩm X nhập khẩu từ QG B và QG C. Giá cả sản phẩm X ở quốc gia A bây giờ là bao nhiêu? c/ Nếu bây giờ quốc gia A liên kết với quốc gia C trong một liên minh thuế quan. Liên minh thuế quan đó là loại gì? Vì sao? Bài 4​: Cho giá cả 1 chai rượu vang của 4 nước như sau: Quốc gia Anh Pháp Đức Tây Ban Nha 99 P​Rượu (EUR) 3 2,4 4 2 a/ Nếu là mậu dịch tự do, giá rượu ở Đức sẽ là bao nhiêu? Nước nào xuất rượu? Nước nào nhập rượu? b/ Đức là nước chủ nhà đánh thuế quan không phân biệt 25% lên giá trị 1 chai rượu nhập khẩu. Giá rượu ở Đức là bao nhiêu, Đức nhập rượu từ nước nào hay tự sản xuất trong nước? c/ Nếu Đức liên kết với Tây Ban Nha trong một liên minh thuế quan, liên minh thuế quan này thuộc loại nào? Tại sao? Bài 5​: Cho hàm cầu và hàm cung về sản phẩm X của Hy Lạp có dạng như sau: Q​DX​ = 140– 30P​X​ ; Q​SX​ = 20P​X​ - 10 trong đó Q​DX​, Q​SX là số lượng máy tính tính bằng 1 đơn vị; P​X là giá sản phẩm X tính bằng EUR. Giả thiết Hy Lạp là 1 nước nhỏ về sản xuất máy tính. a/ Phân tích thị trường sản phẩm X ở Hy Lạp khi chưa có mậu dịch xảy ra. b/ Giá sản phẩm này ở Hà Lan là 1 EUR, ở Đan Mạch là 1,5 EUR. Hãy phân tích thị trường sản phẩm X ở Hy Lạp khi có mậu dịch tự do xảy ra. c/ Nếu Hy Lạp đánh thuế quan bằng 100% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu từ Hà Lan và Đan Mạch. Hãy phân tích thị trường sản phẩm X ở Hy Lạp. d/ Nếu Hy Lạp liên kết với Hà Lan trong 1 liên minh thuế quan thì liên minh thuế quan này thuộc loại gì? Tại sao? e/ Nếu Hy Lạp liên kết với Đan Mạch trong 1 liên minh thuế quan thì liên minh thuế quan này thuộc loại gì? Tại sao? 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Th.S Nguyễn Hoàng Ngân (2017), Bài giảng Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Phạm Văn Đồng, đăng website Trường Đại học Phạm Văn Đồng. [2] GS. TS Hoàng Thị Chỉnh (2013), ​Giáo trình Kinh tế quốc tế , Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống kê. [3] Khu Thị Tuyết Mai, Vũ Anh Dũng (2009), ​Giáo trình Kinh tế quốc tế , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Trường ĐH Kinh tế quốc dân (2010), ​Giáo trình Kinh tế quốc tế , NXB ĐH Kinh tế quốc dân. [5] Dennis R. Appleyard, Alfred J. Field, Jr. (2014), ​International Economics​, McGraw-Hill/Irwin, New York, The USA. Một số trang web sinh viên cần tham khảo: - Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com - www.chongbanphagia.com - www.canhbaosom.com - Bộ Ngoại Giao: www.dei.gov.vn - Bộ Tài Chính: www.mof.gov.com - Bộ Công Thương: www.mot.gov.vn - Tổng cục Thống kê: www.gos.gov.vn 101

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_quoc_te_phan_2.pdf
Tài liệu liên quan