4. Xét một nền kinh tế với các thông số sau:
C = 20 + 0,9 YD
I = 30 nghìn tỷ đồng
G = 8 nghìn tỷ đồng
T = (1/9)Y
X = 4 nghìn tỷ đồng
IM = 2 + 0,2Y
a, Xác định xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân,
b, Xây dựng phương trình hàm tổng cầu
c, Xác định sản lượng cân bằng.
5. Giả sử một nền kinh tế được biểu diễn bởi các thông số sau:
C = 10 + 0,8YD
I = 5 tỷ đồng
G = 40 tỷ đồng
T = 0,2Y
X = 5 tỷ đồng
IM = 0,14Y
a. Xác định mức tiêu dùng tự định của nền kinh tế
b. Xây dựng hàm tổng cầu và biểu diễn bằng đồ thị
c. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng
Giả sử chính phủ tăng chi mua hàng hóa dịch vụ thêm 20 tỷ đồng. Hãy xác định
mức sản lượng cân bằng mới và biểu diễn bằng đồ thị.
53 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1 (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các doanh nghiệp.
I = tiền mua sắm máy móc thiết bị + chênh lệch hàng tồn kho
I = khấu hao + đầu tư ròng
- Chi tiêu của Chính phủ (G) bao gồm 2 khoản lớn: Chi mua hàng hoá, dịch
vụ và chi chuyển nhượng (Tr). Nhưng chỉ tính vào GDP những khoản chi mua hàng
hoá, dịch vụ, còn các khoản chi chuyển nhượng không được tính vào GDP. Chi
chuyển nhượng Tr ví dụ như các khoản trợ cấp cho những người thuộc diện chính
sách xã hội (người già, người tàn tật, ), những khoản chi này không thể hiện việc
mua sắm hàng hoá và dịch vụ mà chỉ đơn thuần là việc chuyển tiền từ chính phủ
sang các hộ gia đình. Chuyển giao thu nhập như vậy làm thay đổi thu nhập của các
hộ gia đình nhưng không tác động đến giá trị sản xuất của nền kinh tế. Do đó, Tr
không được tính vào GDP.
- Xuất khẩu ròng về hàng hoá và dịch vụ (NX) là giá trị xuất khẩu (X) trừ đi
giá trị nhập khẩu (IM) hay bằng khoản chi tiêu của người nước ngoài dùng để mua
hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra ở trong nước trừ đi khoản chi tiêu của người
dân trong nước dùng để mua hàng hoá và dịch vụ tạo ra ở nước ngoài.
Nếu X > IM gọi là xuất siêu; IM > X gọi là nhập siêu; X = IM cán cân thương
mại cân bằng.
2.3.2.2. Phương pháp thu nhập
Phương pháp này tính GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất mà
các hàng kinh doanh phải thanh toán, tiền trả lãi vốn vay, tiền thuê nhà xưởng, tài
sản, tiền thanh toán tiền công, tiền lương, lợi nhuận thu được khi tham gia kinh
doanh, thu để bù đáp giá trị máy móc thiết bị, tài sản cố định đã hao mòn trong quá
trình sản xuất.
18
Gọi: Chi phí tiền công, tiền lương là :
Chi phí thuê vốn :
Chi phí thuê tài sản nhà xưởng, đất đai:
W
i
r
Lợi nhuận: Π
Khấu hao tài sản cố định:
Thuế mà Chính phủ đánh vào tiêu dùng:
D
Te
GDP = W + i + r + Π + D + Te
2.3.2.3. Phương pháp sản xuất (phương pháp giá trị gia tăng)
Theo phương pháp giá trị gia tăng thì GDP được tập hợp tất cả các giá trị
tăng thêm của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất thường là một năm.
Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng đầu ra của một
doanh nghiệp với khoản mua vào về nguyên nhiên vật liệu mua của các doanh
nghiệp khác mà được sử dụng hết trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó.
Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của
một ngành (GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP
+ VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp – Giá trị đầu
vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất
+ Giá trị gia tăng của một ngành (GO): GO =Σ VAi (i =1, 2, 3, ..., n)
Trong đó:
VAi: là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành,
n: Là số lượng doanh nghiệp trong ngành
+ Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP: GDP = Σ GOj (j =1, 2, 3, ..., m)
Trong đó: GOj: giá trị gia tăng của ngành j
m: là số ngành trong nền kinh tế
2.4. Tính GNP danh nghĩa theo giá thị trường
Sau khi xác định được GDP, có thể xác định GNP bằng cách
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài
GNP = GDP + NIA
NIA = Thu từ nước ngoài - Chi cho nước ngoài
Thu từ nước ngoài bao gồm các khoản như:
+ Xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, sức lao động.
19
+ Lợi tức cổ phần do mua cổ phần ở nước ngoài.
+ Lợi nhuận do đầu tư ra nước ngoài,
Chi cho nước ngoài bao gồm các khoản như:
+ Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, sức lao động.
+ Lợi tức cổ phần do người nước ngoài mua cổ phần ở trong nước.
+ Lợi nhuận do đầu tư nước ngoài vào trong nước,
NIA có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0
* Ý nghĩa của các chỉ tiêu GDP và GNP trong phân tích kinh tế vĩ mô
- Hai chỉ tiêu này được các nước sử dụng để đo lường qui mô sản xuất của
đất nước mình trong năm.
- Dùng hai chỉ tiêu này để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế theo thời gian
n
goc
r
t
r
GDP
GDP
v ( - 1)100%
v : tốc độ tăng trưởng bình quân năm kể từ năm gốc đến năm t
n : khoảng cách thời gian tính bằng năm kể từ năm gốc đến năm t
- Dùng chỉ tiêu này để tính thu nhập bình quân đầu người trên năm
Thu nhập bình quân đầu người/t
t
t
Danso
GDP
* Một số chỉ tiêu đo lường thu nhập khác
- Tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
Tổng sản phẩm quốc dân ròng là phần GNP còn lại sau khi trừ đi khấu hao.
NNP = GNP – De
- Thu nhập quốc dân (Y) và thu nhập quốc dân có thể sử dụng (YD)
+ Thu nhập quốc dân (Y) là chỉ tiêu phản ánh thu nhập của tất cả các yếu tố
của nền kinh tế.
Thu nhập quốc dân theo chi phí yếu tố:
Y = w + i + r + Π
Y = NNP – Te
Y = GNP – (De+ Te)
Te: Thuế gián thu ròng là thuế gián thu trừ đi các khoản trợ cấp sản xuất
Các khoản trợ cấp sản xuất là khoản tiền mà chính phủ thanh toán cho người
sản xuất.
20
+ Thu nhập có thể sử dụng (YD) là phần thu nhập quốc dân còn lại sau
khi các hộ gia đình nộp lại các loại thuế trực thu và nhận được các trợ cấp của
Chính phủ hoặc doanh nghiệp.
YD = Y – Td + Tr
Trong đó Td: là thuế trực thu
Tr: Trợ cấp của chính phủ
Toàn bộ thu nhập có thể sử dụng chỉ bao gồm phần thu nhập mà các hộ gia
đình có thể tiêu dùng (C) và để tiết kiệm (S), YD = C + S
21
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy trình bày nội dung và ý nghĩa của GNP và GDP?
2. Phương pháp xác định GDP?
3. Sự khác nhau giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế?
4. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả của nền kinh tế
BÀI TẬP
1. Giả sử trong nền kinh tế đóng chỉ có 5 doanh nghiệp: Nhà máy thép, doanh
nghiệp cao su, doanh nghiệp cơ khí, doanh nghiệp sản xuất bánh xe và doanh
nghiệp sản xuất xe đạp. Doanh nghiệp sản xuất xe đạp bán xe đạp của mình cho
người tiêu dùng cuối cùng với giá trị 8.000 USD. Quá trình sản xuất xe đạp
doanh nghiệp đã mua bánh xe với giá trị 1000 USD, thép với giá trị 2500 USD
và một số máy móc trị giá 1800 USD của doanh nghiệp cơ khí. Doanh nghiệp
sản xuất bánh xe mua cao su của doanh nghiệp cao su trị giá 600 USD và doanh
nghiệp cơ khí mua thép của nhà máy thép trị giá 1000 USD để sản xuất máy móc.
a. Hãy tính GDP của nền kinh tế với giả định trên bằng phương pháp giá trị
gia tăng.
b. Hãy xác định GDP theo luồng sản phẩm cuối cùng.
c. Hãy so sánh kết quả tính toán ở câu a và câu b? Hãy lý giải sự giống
nhau hoặc khác nhau của kết quả tính toán ở 2 câu trên.
2. Có số liệu về các khoản mục trong tài khoản quốc gia của một nước năm N ở
bảng sau:
STT Khoản mục Giá trị (ngàn USD)
1 Chi tiêu của người tiêu dùng 293.569
2 Trợ cấp 5.883
3 Tiền thuê đất đai 27.464
4 Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài 5.619
5 Chi tiêu của Chính phủ 91.847
6 Thuế gián thu 75.029
22
7 Lợi nhuận của các doanh nghiệp 77.458
8 Khấu hao tài sản cố định 45.918
9 Mức tăng hàng tồn kho 4.371
10 Đầu tư tư nhân 88.751
11 Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ 108.533
12 Tiền lương, tiền công 262.392
13 Nhập khẩu 2.708
14 Các khoản thu nhập khác 125.194
a. Tính tổng sản phẩm trong nước theo giá thị trường
b. Tính tổng sản phẩm quốc dân theo giá thị trường
3. Dưới đây là các thành tố của thu nhập và thuế cá nhân của Việt Nam vào một
năm như sau (đơn vị tính là triệu đồng):
1. Thu nhập từ lao động (làm thuê, tự hành nghề) 292.392
2. Thu nhập không phải từ lao động (lãi suất, địa tô, tiền thuê, cổ tức, v.v)
40.878
3. Thuế thu nhập, tiền đóng bảo hiểm xã hội, v.v 82.657
4. Thuế đánh vào chi tiêu của người tiêu dùng 51.696
5. Tiết kiệm 13.601
6. Các khoản trợ cấp của chính phủ 56.557
a. Hãy tính tổng thu nhập cá nhân
b. Hãy tính thu nhập cá nhân sử dụng
4. Giả sử GDP = 2000, C = 1700, G = 50 và NX = 40
a. Mức đầu tư trong nền kinh tế bằng bao nhiêu?
b. Giả sử xuất khẩu bằng 350, nhập khẩu là bao nhiêu?
c. Giả sử mức khấu hao bằng 130, mức đầu tư ròng bằng bao nhiêu?
d. Xuất khẩu ròng có thể mang giá trị âm được không?
23
Chương 3: TỔNG CUNG, TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
3.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng
3.1.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn
Nền kinh tế giản đơn là nền kinh tế trong đó chỉ có hai tác nhân đó là người
tiêu dùng cuối cùng và người sản xuất, nền kinh tế khép kín chưa có sự tham gia
của Chính phủ.
Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn: Là toàn bộ số lượng hàng hoá và dịch
vụ mà các hộ gia đình và các hãng kinh doanh dự kiến chi tiêu tương ứng với mức
thu nhập của họ.
AD = C + I
Trong đó:
AD: Tổng cầu
C: Cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình
I: Cầu về hàng hoá và dịch vụ chi tiêu của các doanh nghiệp.
C, I: đều là các hàm số phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu
dùng và đầu tư.
3.1.1.1. Hàm tiêu dùng
Khái niệm: Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của dân cư về hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng.
Tiêu dùng của dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố
- Phụ thuộc vào tiền lương và tiền công.
- Phụ thuộc vào của cải hay tài sản, bao gồm cả tài sản thực và tài sản tài
chính.
- Những yếu tố xã hội như tâm lý, tập quán, thói quen chi tiêu của người tiêu
dùng.
- Cơ cấu của tiêu dùng thay đổi khi khi thu nhập thay đổi.
Hàm tiêu dùng: Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và
tổng thu nhập. Hàm tiêu dùng được xây dựng bằng phương pháp thống kê số lớn,
đó là một hàm hồi quy. Trong đó trường hợp đơn giản nhất, hàm tiêu dùng có dạng
sau:
YMPCCC . d
24
Trong đó
C: Là tiêu dùng cá nhân
Y: Là thu nhập và trong mô hình giản đơn thu nhâp bằng với thu
nhập có thể sử dụng YD (Y = YD).
C : Tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập đây là mức tiêu dùng tối
thiểu.
MPC: Là xu hướng tiêu dùng cận biên
Xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC): Biểu thị mối quan hệ gia tăng tiêu
dùng và sự gia tăng thu nhập.
Xu hướng tiêu dùng cận biên cho biết khi thu nhập tăng lên một đơn vị thì
tiêu dùng tăng lên MPC đơn vị.
Y
C
MPC
(0 ≤ MPC ≤ 1)
Xu hướng tiêu dùng cận biên biểu thị mối quan hệ giữa sự gia tăng của tiêu
dùng với sự gia tăng của thu nhập.
Y
C
MPC
Hình 3.1. Đường tiêu dùng
E0: điểm vừa đủ
Y0: mức thu nhập vừa đủ
Tức: dYMPCCC .
dYMPCC ).1(
MPC
C
Y
1
0
* Ý nghĩa Y0: tại mức thu nhập vừa đủ thì thu nhập = tiêu dùng
=> S = 0 (S = Yd - C)
Thu nhập > tiêu dùng => S > 0
45o
C
Yd
C
Y0
C = Yd
E0
dYMPCCC .
25
Thu nhập S < 0
Trong đồ thị hàm C: độ dốc đường C phụ thuộc vào MPC
khi MPC tăng đường C càng dốc.
khi MPC giảm đường C phẳng
khi MPC = 0 đường C = C0: đường ngang
+ Qui luật tâm lý cơ bản của người tiêu dùng:
- Thu nhập tăng tiêu dùng tăng nhưng mức tăng thêm của tiêu
dùng nhỏ hơn mức tăng thêm của thu nhập (∆C < ∆Y)
=> 0 < MPC < 1 (vì 1
Y
C
MPC )
- Thu nhập tăng tiêu dùng tăng nhưng mức tăng thêm của tiêu
dùng có xu hướng ngày càng chậm lại (∆C giảm)
=> MPC giảm
3.1.1.2. Tiết kiệm của hộ gia đình
Khái niệm: Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi đã chi
cho tiêu dùng.
Yd = C + S S = Yd - C
Giản đơn: Y = C + S S = Y – C
Hàm số tiết kiệm: S = Yd - C
Trong đó: dYMPCCC .
S = Yd - dYMPCC . = -C + (1- MPC)Yd
Vậy: dYMPSCS . hay YMPSCS .
MPS: xu hướng tiết kiệm cận biên, biểu thị dự kiến của các gia đình tăng tiết
kiệm khi thu nhập tăng lên.
Y
S
MPS
MPC + MPS = 1
0 < MPS < 1
26
Hình 3.2. Đường tiêu dùng và đường tiết kiệm
3.1.1.3. Đầu tư của doanh nghiệp (I)
Đầu tư đóng vai trò quan trọng trong kinh tế vĩ mô. Nó chiếm tỷ trọng lớn
và hay thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và sản lượng trong ngắn hạn (I↑
AD↑ Y↑). Mặt khác, đầu tư dẫn đến tích lũy cơ bản, có tác dụng mở rộng năng
lực sản xuất, tăng sản lượng tiềm năng (↑Y*) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài
hạn.
- Nhân tố tác động đến đầu tư của doanh nghiệp
+ Mức cầu về sản phẩm do đầu tư tạo ra, nếu mức cầu về sản phẩm
càng lớn thì dự kiến đầu tư của doanh nghiệp sẽ tăng cao và ngược lại.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư. Trong nền kinh tế thị
trường, các doanh nghiệp thường vay vốn từ các trung gian tài chính để đầu tư nên
đầu tư phụ thuộc vào lãi suất tín dụng. Nếu lãi suất tăng cao, chi phi đầu tư sẽ cao,
lợi nhuận giảm, do đó cầu về đầu tư sẽ giảm và ngược lại. Thuế cũng là yếu tố tác
động lớn đến đầu tư. Nếu đánh thuế cao vào lợi tức thì cầu đầu tư sẽ giảm và ngược
lại sẽ khuyến khích đầu tư.
+ Dự đoán của các doanh nghiệp về nền kinh tế trong tương lai. Nếu
họ dự đoán rằng nền kinh tế tăng trưởng và ổn định, kinh doanh đảm bảo đem lại
lợi nhuận thì cầu về đầu tư sẽ tăng và ngược lại.
C
C
0
Y
S
0
C
YV
YV
045
YMSCCS .
dYMPCCC .
27
- Hàm đầu tư theo sản lượng (Y): có 2 quan điểm
Hàm đầu tư theo sản lượng có dạng như thế nào vẫn đang là vấn đề tranh cãi.
+ Một số nhà kinh tế cho rằng, đầu tư và sản lượng có mối quan hệ đồng
biến, nghĩa là đường đầu tư có xu hướng tăng lên.
Giữa I và Y có quan hệ thuận: YMPIII . , với MPI: đầu tư cận biên
+ Một số nhà kinh tế lại cho rằng đầu tư không có quan hệ chặt chẽ với sản
lượng hay thu nhập hiện tại, nghĩa là đường đầu tư nằm ngang (hàm đầu tư theosản
lượng là một hàm hằng.): II
Ở đây, để đơn giản hóa và để đạt mục tiêu nghiên cứu, chúng ta giả thiết
đường đầu tư nằm ngang, nghĩa là xem đầu tư không phụ thuộc vào sản lượng.
II
3.1.1.4. Hàm tổng cầu AD
AD = C + I
3.1.1.5. Phương pháp xác định sản lượng cân bằng
- Sử dụng phương trình AD = Y (phương trình tổng cung hay tổng sản lượng
sản xuất = tổng cầu)
Trong đó: AD = C + I
dYMPCCC . , II
AD = Y
)(
1
1
.
0 IC
MPC
Y
YYMPCIC
Hình 3.4. Điểm cân bằng sản lượng trên đồ thị “tiêu dùng cộng đầu tư”
- Sử dụng phương trình I = S (phương trình đầu tư = tiết kiệm)
C,I
I
0
α
C+I
C
I = I0
Y1 Y0 Y2
Y
E
28
(vì AD = Y C + I = S + C)
Hình 3.5. Điểm cân bằng sản lượng trên đồ thị “đầu tư và tiết kiệm”
Chú ý: Nếu hàm đầu tư là: YMPIII . . Cách xác định sản lượng cân bằng
tương tự như trên. Khi đó sản lượng cân bằng là
)(
1
1
0 IC
MPIMPC
Y
3.1.1.6. Số nhân chi tiêu
Khái niệm: Số nhân chi tiêu (m) là một hệ số cho biết sự thay đổi của sản
lượng khi tổng cầu thay đổi 1 đơn vị.
Gọi ∆AD là lượng thay đổi của tổng cầu, ∆Y là lượng thay đổi của sản lượng
cân bằng thì số nhân m sẽ là:
AD
Y
m
=> ADmY .
Giả sử tiêu dùng thay đổi 1 lượng ∆C, đầu tư thay đổi 1 lượng ∆I. Khi đó
tổng cầu thay đổi 1 lượng ∆AD = ∆I + ∆C.
Như vậy, khi có sự thay đổi của tiêu dùng và đầu tư làm cho tổng cầu thay
đổi 1 lượng nhất định thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi gấp m lần.
Sự thay đổi của tổng cầu ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng cân bằng
được minh họa trên đồ thị sau:
Hình 3.6. Ảnh hưởng số nhân đến sản lượng cân bằng
- C0
Y2
Y0
0
S,I
I0
Y
I
S
E
Y1
∆AD
0
(C+I)2
∆Y=m. ∆AD
(C+I)1
Y Y1 Y2
C,I
29
Giả sử rằng với tổng cầu là AD1 thì sản lượng cân bằng Y1 được xác định
như sau:
MPC
IC
Y
1
1
Ta có: ICYMPCICICADY 22222 .
MPC
ADIC
MPC
ICIC
Y
11
2
Từ giá trị Y1 và Y2 vừa tìm được, ta tính Y:
MPC
AD
YYY
1
12
Từ khái niệm số nhân ta có: Y = m. AD nên hệ số nhân m sẽ là:
MPC
m
1
1
Do MPC 1, nghĩa là sản lượng cân bằng sẽ thay đổi với tỷ lệ lớn
hơn tỷ lệ thay đổi của tổng cầu.
3.1.2. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng có sự tham gia
của chính phủ
Khi tham gia vào bức tranh kinh tế, Chính phủ kể cả các cấp chính quyền
Trung ương và địa phương cũng mua sắm một lượng hàng hoá và dịch vụ, và
đây cũng là một thành phần của tổng cầu. Khi lượng hàng hoá và dịch vụ mà
Chính phủ chi tiêu thay đổi thì cũng làm cho tổng cầu thay đổi.
Để có tiền chi tiêu Chính phủ phải thu và thu chủ yếu là từ thuế khoá. Thuế
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thu nhập của hộ gia đình và các hãng kinh
doanh do đó nó cũng tác động đến tổng cầu.
Để hiểu được bản chất của vấn đề, hiểu được vai trò của Chính phủ trong
việc điều tiết nền kinh tế, chúng ta lần lượt phân tích và mở rộng các hoạt động của
Chính phủ khi tham gia vào nền kinh tế.
- Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với vai trò là thành phần trong tổng
cầu (Chính phủ chi tiêu hàng hoá và dịch vụ) chưa có thuế.
- Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với vai trò thu và chi của ngân sách
Nhà nước (thuế cố định).
- Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với vai trò thu và chi của ngân sách
Nhà nước (thuế phụ thuộc vào thu nhập và sản lượng).
30
3.1.2.1. Thu, chi ngân sách chính phủ
Gồm 2 khoản: thu và chi
- Thu ngân sách chính phủ chủ yếu từ các loại thuế (Tx).
- Chi: chi mua hàng hóa, dịch vụ (G), chi chuyển nhượng (Tr)
Khi Chính phủ dự kiến mua sắm hàng hoá và dịch vụ thì tổng cầu của nền kinh
tế sẽ tăng lên
AD = C + I + G [1]
Trong đó G: là giá trị hàng hoá và dịch vụ mà Chính phủ chi tiêu
Từ [1] ta thấy, khi Chính phủ dự kiến tăng chi tiêu, thì tổng cầu sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, không có lý do nào cho thấy chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào mức
sản lượng và thu nhập. Do vậy, ta giả định rằng dự kiến chi tiêu của Chính phủ là
một số được ấn định trước: G = G
3.1.2.2. Tác động của chi tiêu Chính phủ đến tổng cầu và sản lượng cân bằng
Khi chưa tính đến thuế thì tổng cầu trong trường hợp này sẽ là:
AD = C + I + G
AD = YMPCGIC .
Với điều kiện cân bằng AD = Y
YMPCGIC . = Y
MPC
GIC
Y
1
0
).(0 GICmY [2]
Đẳng thức [2] cho thấy chi tiêu của Chính phủ thay đổi thì sản lượng cân
bằng thấy đổi một mức bằng số nhân nhân với mức chi tiêu của Chính phủ thay đổi.
Nếu C, I không thay đổi, G tăng một mức ΔG khi đó sản lượng cân bằng tăng một
mức là ΔY0 = m. ΔG (gấp m lần so với ΔG).
3.1.2.3. Tác động của thuế đến tổng cầu và sản lượng cân bằng
Khi Chính phủ thu thuế thì thu nhập của dân cư giảm do đó tiêu dùng của
dân cư sẽ ít đi. Khi Chính phủ trợ cấp xã hội cho người nghỉ hưu, người thất
nghiệp, người nghèo, ... thì thu nhập của dân cư tăng lên làm tăng tiêu dùng.
Trong mô hình này, coi thuế là một đại lượng ròng T
T = Ta –Tr
31
Trong đó
T: thuế ròng
Ta: số thu từ thuế của Chính phủ
Tr: các khoản trợ cấp từ Chính phủ cho công chúng.
Như vậy khi có thuế thì: YD = Y – T
- Hàm T và hàm G theo Y
+ Hàm T theo Y
Nếu xem thuế là một đại lượng cho trước. Nói cách khác Chính phủ đã ấn
định từ đầu năm tài khóa thì TT . Nhưng cũng có quan điểm coi thuế là một hàm
của sản lượng, tức là TT + t.Y
Trong đó:
t: mức thuế suất phản ánh tỷ lệ % của thuế so với sản phẩm và thu
nhập.
+ Hàm G theo Y: là hàm hằng G = G
Như vậy: B = T – G
- Hàm tiêu dùng C khi có thuế: dYMPCCC .
YtYMPCTMPCCTYMPCCC
)1( tMPCTMPCC
)( tTMPCYMPCC
- Hàm AD = C + I + G với: dYMPCCC . , YMPIII . , G = G
- Xác định cân bằng: có 2 phương pháp
+ AD = Y (AD = I+ C + G)
32
Hình 3.7. Mô hình tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh đóng có
sự tham gia của Chính phủ
- Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng (m’)
+ Khái niệm: Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng là 1 hệ số cho biết mức
thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi 1 đơn vị.
m’ = ADmY
AD
Y
'.
( GCIAD )
YYY 01
+ Công thức tính m’:
dYMPCCC . , II , GG , tYT .
YYtMPCGICtYYMPCGICAD )1().(
YtMPCGIC )1(1
)1(1
0
tMPC
GIC
Y
GICAD
ADADAD
YYtMPCADGIC )1(
YtMPCADGIC )1(1
=>
)1(1
1
tMPC
ADGIC
Y
)1(1
01
tMPC
AD
YYY
33
'
)1(1
1
m
tMPCAD
Y
=>
)1(1
1
'
tMPC
m
Trong đó: t là mức thuế suất 0 < t < 1
Chú ý: Trường hợp hàm đầu tư có dạng YMPIII . thì
MPItMPC
m
)1(1
1
'
* Số nhân thuế mt
- Khái niệm: Số nhân thuế cũng là 1 hệ số cho biết mức thay đổi của sản
lượng khi thuế thay đổi 1 đơn vị.
TmY
T
Y
m tt
.
YYY 01
- Công thức tính mt:
Giả định hệ số của thuế là 1 hàm hằng có dạng TT . Lúc đó:
dYMPCGICAD .
).( TYMPCGIC
TMPCYTMPCGIC .
YMPCTMPCGIC )1(.
MPC
TMPCGIC
Y
1
.
0
T
MPC
MPC
GIC
MPC
Y
1
)(
1
1
0
TmGICmY t .).(0
MPC
MPC
mt
1
Chú ý: Trường hợp hàm đầu tư có dạng YMPIII . thì
MPIMPC
MPC
mt
1
Nhận xét:
1. mt < 0: thuế có tác động ngược chiều với sản lượng
34
2.
mm
MPCmMPC
MPC
m
t
t
.
1
1
* Số nhân ngân sách cân bằng:
Nếu chính phủ tăng chi tiêu G một lượng G nào đó và để cho ngân sách
được cân bằng thì đồng thời chính phủ phải tăng thuế một lượng đúng bằng một
lượng chi tiêu tăng thêm ( T = G) thì sản lượng sẽ tăng thêm một lượng Y =
G = T.
Từ công thức Y0, suy ra:
T
MPC
MPC
CGI
PMC
Y
.
1
)(
1
1
I + C = 0
G = T
G
MPC
MPC
G
MPC
Y
.
1
.
1
1
mt + m = 1: gọi là số nhân ngân sách cân bằng
- Cán cân của ngân sách: phản ánh mối quan hệ giữa thu chi ngân sách
B = T – G
Thuế ròng: T = Ta - Tr
Nếu T = G => B = 0: cân bằng.
Nếu T > G => B > 0: thặng dư.
Nếu T B < 0: thâm hụt.
3.1.3. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
3.1.3.1 Cán cân thương mại
Trong mô hình tổng cầu này chúng ta mở rộng đến khu vực ngoại thương,
xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Đây là mô hình có đầy đủ cả 4 tác nhân trong
nền kinh tế.
NX = X – IM
NX: là xuất khẩu ròng hay còn gọi là cán cân thương mại. Nếu NX>0 cán
cân thương mại thặng dư; NX < 0 thâm hụt cán cân thương mại. Xuất khẩu ròng
làm tăng thu nhập Quốc dân và làm tăng tổng cầu của nền kinh tế.
Tổng cầu trong nền kinh tế mở là tổng chi tiêu của cả 4 tác nhân trong nền
kinh tế.
35
AD = C + I + G + X – IM
Trong đó X: Cầu về hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu
IM: Cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu IM = MPM.Y,
YMPMXNX .
Trong đó MPM: là xu hướng nhập khẩu cận biên, có nghĩa là khi thu nhập
tăng 1 đơn vị phần thu nhập dành cho chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của
nước ngoài là MPM đơn vị. (0 ≤ MPM ≤ 1). Nếu MPM =1 không sử dụng hàng
hoá sản xuất trong nước, MPM = 0 không sử dụng hàng hoá nước ngoài.
AD = C + I + G + X - IM
AD = C + I + G + X + [MPC(1 - t) - MPM].Y
3.1.3.2. Xác định sản lượng cân bằng
+ AD = Y
Hình 3.8. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
+ I + G + X = S + T + IM
3.1.3.3. Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở (m”)
- Khái niệm: Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở (m”) là 1 hệ số cho biết
mức thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi 1 đơn vị.
AD
Y
m
" => ADmY ".
- Công thức tính m”:
MPMtMPC
m
)1(1
1
"
36
Nhận xét: m” < m’ < m
Chú ý: Trường hợp hàm đầu tư có dạng YMPIII . thì
MPMMPItMPC
m
)1(1
1
"
Bảng tóm tắt:
Kinh tế
giản đơn
Kinh tế đóng Kinh tế mở
Tổng cầu
AD
Số nhân chi
tiêu
Sản lượng
cân bằng
C + I
MPC
m
1
1
AD = Y
I = S
C + I + G
)1(1
1
'
tMPC
m
AD = Y
I + G = S + T
C + I + G + X - IM
MPMtMPC
m
)1(1
1
"
AD = Y
I + G + X = S + T +IM
3.2. Tổng cung và thị trường lao động
3.2.1. Thị trường lao động
3.2.1.1. Đường cầu về lao động (Dn)
(1) Khái niệm cầu về lao động: Cầu về lao động cho biết các hãng kinh
doanh cần bao nhiêu lao động tương ứng với mỗi mức tiền công thực tế, trong các
điều kiện khác như vốn, tài nguyên, ... không đổi.
(2) Tiền công tiền lương thực tế (Wr): Tiền công, tiền lương thực tế biểu thị
khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà tiền công tiền lương danh nghĩa có thể mua
được tương ứng với mức giá cả đã cho.
Tiền công, tiền lương thực tế được xác định bằng cách lấy tiền công danh
nghĩa chia cho mức giá cả chung.
Wr = Wn/P
Trong đó: Wr: tiền công tiền lương thực tế
Wn: tiền công tiền lương danh nghĩa
P: mức giá cả chung
3.2.1.2. Đường cung về lao động (Sn)
(1) Khái niệm cung về lao động: là số lượng lao động mà nền kinh tế có thể
cung ứng, tương ứng với từng mức lương thực tế.
37
(2) Đường cung về lao động là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng lao
động ứng với từng mức lương thực tế trên trục toạ độ, trục tung là mức tiền công
tiền lương thực tế, trục hoành là số lượng lao động.
Đường cung về lao động có độ dốc dương, hàm ý rằng khi tiền công thực tế
tăng lên, có nhiều người sẵn sàng cung ứng sức lao động của mình. Thị trường lao
động sẽ đạt cân bằng tại mức tiền công thực tế W0. Ở mức tiền công này số lượng
người mà các hãng kinh doanh cần đúng bằng với sống lượng lao động mà xã hội
cung cấp.
Hình 3.9. Thị trường lao động
W0: mức lương cân bằng
Như vậy, khi thị trường lao động đạt cân bằng, mọi người mong muốn làm
việc tại mức tiền công cân bằng thì đều có việc làm. Vị trí cân bằng này tương ứng
với trạng thái toàn dụng nhân công. Tuy nhiên, ngay khi thị trường lao động đạt cân
bằng vẫn có một số lao động bị thất nghiệp, đây là đội ngũ thất nghiệp tự nguyện vì
họ không chấp nhận đi làm với mức tiền công, tiền lương hiện thời (với điều kiện
lao động hiện thời). Tỷ lệ thất nghiệp tương ứng với trạng thái thị trường lao động
cân bằng gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
3.2.2. Giá cả, tiền công và việc làm
Tiền công trong thị trường lao động thay đổi như thế nào? Các nhà kinh tế
cũng có những quan điểm khác nhau.
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng tiền công danh nghĩa và giá cả hoàn
toàn linh hoạt, dẫn đến tiền công thực tế sẽ tự điều chỉnh để giữ cho thị trường
lao động luôn cân bằng. Nên nền kinh tế luôn ở trạng thái toàn dụng nhân công,
không có thất nghiệp không tự nguyện.
W0
SN
DN
N0
N
W thực tế
Lao động, việc làm
38
- Trái lại, các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes cho rằng giá
cả và tiền công danh nghĩa không hoàn toàn linh hoạt, thậm trí trong trường
hợp cực đoan chung không thay đổi. Tiền công thực tế do vậy cung không thay
đổi, thị trường lao động luôn trong tình trạng có thất nghiệp.
Do có những quan điển khác nhau về sự vận động của giá cả, tiền công, nên
các nhà kinh tế học cổ điển và các nhà kinh tế học trường phái Keynes có những
quan điểm khác nhau về đường tổng cung trong ngắn hạn.
Hình 3.10. Thị trường lao động
3.2.3. Hai trường hợp đặc biệt của đường tổng cung ngắn hạn
3.2.3.1. Đường tổng cung theo trường phái cổ điển
Đó là một đường thẳng đứng, cắt trục hoành tại mức sản lượng tiềm năng
Y*. Đường tổng cung theo trường phái cổ điển dựa trên giả thiết rằng, các thị
trường, trong đó đặc biệt là thị trường lao động, luôn cân bằng. Giá cả hàng hoá
được điều chỉnh linh hoạt sao cho số lượng hàng hoá sản xuất ra đúng bằng số
lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mong muốn mua. Tiền công cũng linh hoạt
điều chỉnh cho đến khi nào mọi người muốn làm việc tại mức tiền công đó đều có
việc làm và các hãng kinh doanh sử dụng đúng số công nhân mà họ mong muốn
thuê. Khi tiền công được điều chỉnh linh hoạt thì thị trường lao động luôn ở trạng
thái cân bằng, không có thất nghiệp. Nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nhân công,
nền kinh tế đã sử dụng hết nguồn lực lao động. Trong thời gian ngắn hạn nguồn
lực lao động đã được sử dụng hết, thì sản lượng sẽ không tăng được nữa, và sẽ
bằng với mức sản lượng tiềm năng. Từ giả thiết trên, nên đường tổng cung ngắn
39
hạn theo trường phái cổ điển là đường thẳng đứng cắt trục hoành tại mức sản lượng
tiềm năng.
3.2.3.2. Đường tổng cung ngắn hạn theo trường phái Keynes
Đường tổng cung theo trường phái Keynes là đường nằm ngang. Đường này
cho biết các doanh nghiệp sẵn sang cung ứng mọi số lượng sản phẩm ở mức giá đã
cho (P*).
Đường tổng cung của Keynes dựa trên giả thiết các thị trường trong đó
đặc biệt là thị trường lao động không phải lúc nào cũng cân bằng và nền kinh tế
luôn ở tình trạng thất nghiệp. Do luôn có thất nghiệp nên các doanh nghiệp có thể
thuê thêm bao nhiêu công nhân cũng được với mức lương cố định dẫn cho. Vì
vậy họ cung cấp sản phẩm cho mọi nhu cầu xã hội mà không cần tăng giá.
Hình 3.11. Mô hình đường tổng cung Hình 3.12. Mô hình đường tổng
cung ngắn hạn theo trường phái cổ điển ngắn hạn theo trường
phái Keynes
Từ những trình bày ở trên chúng ta có thể rút ra những nhận xét:
(1) Hai trường hợp đặc biệt của đường tổng cung phản ánh hai thái cực trái
ngược nhau của tổng cung. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau đó, là do
quan niệm khác nhau về sự hoạt động về giá cả và tiền công trong nền kinh tế thị
trường. Theo trường phái cổ điển, giá cả và tiền công là linh hoạt, trường phái
Keynes thì chúng cứng nhắc. Sự khác nhau này còn bao hàm cả quan niệm khác
nhau về tốc độ điều chỉnh của nền kinh tế. Trong mô hình cổ điển thì khẳng định
những điều chỉnh trong giá cả và tiền công xảy ra ngay lập tức, đủ nhanh cho phép
bỏ qua khoảng thời gian ngắn của quá trình điều chỉnh, còn mô hình Keynes khẳng
40
định giá cả tiền công không giảm xuống.
Sự khác nhau giữa họ là ở tốc độ điều chỉnh của nền kinh tế, cổ điển thì linh
hoạt, nhanh chóng, còn Keynes thì chậm chạp và cần một quá trình và một
khoảng thời gian nhất định. Do vậy, cho đến nay, các nhà kinh tế hầu như đã thống
nhất và thừa nhận rằng, mô hình của Keynes mô tả hành vi của nền kinh tế trong
ngắn hạn, còn mô hình cổ điển mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn.
(2) Đường tổng cung cổ điển là thẳng đứng, còn đường tổng cung của trường
phái Keynes là đường nằm ngang. Nhưng trong thực tế đường tổng cung ngắn hạn
không phải thẳng đứng, không phải nằm ngang mà là đường có độ dốc dương. Nó
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
3.2.4. Đường tổng cung thực tế ngắn hạn
Đường tổng cung thực tế ngắn hạn được xây dựng trên cơ sở kết hợp
ba mối quan hệ sau đây:
- Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm
- Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công
- Mối quan hệ giữa tiền công và giá cả
3.2.4.1. Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm
Mối quan hệ này thể hiện số lượng lao động thay đổi thì sản lượng thay đổi
thế nào trong ngắn hạn. Có thể mô tả mối quan hệ này thông qua hàm sản xuất.
Hàm sản xuất trong ngắn hạn có dạng giản đơn như sau:
[*] Y = f(N,...)
Trong đó:
Y là sản lượng
N: là lao động được sử dụng của nền kinh tế
...: là các yếu tố đầu vào khác.
Theo hàm [*], thì sản lượng sẽ tăng lên nếu lực lượng lao động được thu hút
vào quá trình sản xuất tăng, song tốc độ tăng đó sẽ giảm dần (vì tuân theo quy luật
năng suất biên giảm dần).
Khi biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng và số lượng người lao động trên
đồ thị trục tung phản ánh mức sản lượng, trục hoành phản ánh số lượng người lao
động. Thì độ dốc của đồ thị này phụ thuộc vào sản phẩm cận biên của lao động
(MPN = UY/UN). Trong thực tế các doanh nghiệp chỉ thuê thêm lao động
41
chừng nào sản phẩm cận biên của lao động vượt quá mức tiền công, tiền lương
thực tế. Khi MPN = Wr thì sản lượng sẽ lớn nhất (Y = Y
*) và N = N*
Hình 3.13. Hàm sản xuất
Vậy nếu số lượng người lao động thực tế nhỏ hơn N* thì sản lượng thực tế
nhỏ hơn sản lượng tiềm năng, do vậy khi lao động tăng thì sản lượng tăng. Khi số
lượng lao động lớn hơn N* thì khi lao động tăng sản lượng có xu hướng giảm.
3.2.4.2. Quan hệ giữa việc làm và tiền công
Đường Phillips đơn giản sẽ mô tả mối quan hệ giữa tiền công và thất
nghiệp có dạng sau: W = W-1(1- εU) (*)
Trong đó:
W tiền công tiền lương thực tế giai đoạn này
W-1: Tiền công tiền lương thực tế giai đoạn trước
ε: Hệ số phản ánh độ nhạy cảm giữa tiền công và thất nghiệp.
U: Tỷ lệ thất nghiệp: U = 1 - N/N*
N: Số lao động thực tế được sử dụng của nền kinh tế
N*: Số lao động ở mức toàn dụng nhân công
Mặt khác giữa tiền công và lao động cũng có mối quan hệ, mối quan hệ này
thể hiện rõ nếu thay N và N* bằng hàm số sau:
N = a Y N* = a Y*
a: là số đơn vị lao động được sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản lượng.
Thay vào hàm số (*)
42
W = W –1 [ 1 – ε(1- N/N
*)]
W = W –1 [ 1 – ε(1-aY/aY
*)] W = W –1 [ 1 - ε(1- Y/Y
*)]
W = W –1 [ 1 + ε(Y/Y
* -1)] (**)
Như vậy, sản lượng thực tế càng cao hơn so với mức sản lượng tiềm
năng thì tiền công cũng càng cao. Còn sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng
tiềm năng thì tiền công thực tế giai đoạn sau sẽ thấp hơn mức tiền công thực tế giai
đoạn trước.
3.2.4.3. Mối quan hệ giữa chi phí tiền công và giá cả
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế sẽ định giá sản phẩm của mình sao cho
bù đắp được chi phí và có lãi. Trong thời gian ngắn hạn, các yếu tố đầu vào cố định
khác chưa thay đổi, chỉ có đầu vào biến đổi thay đổi theo sản phẩm. Trong các
yếu tố đầu vào biến đổi thì tỷ trọng chi phí cho đầu vào về lao động chiếm nhiều
nhất. Tính trên một đơn vị sản phầm thì các chi phí khác hầu như không thay đổi
trong ngắn hạn mà chỉ có chi phí lao động là biến đổi. Do vậy, khi chi phí lao động
thay đổi sẽ là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới giá của sản phẩm hàng hoá. Theo cách
định giá đơn giản, thì giá của sản phẩm sẽ bằng chi phí cộng thêm với phần lợi
nhuận định mức.
P = aW(1 + f) (***)
Trong đó
P: giá cả sản phẩm
aW: chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm
f: Tỷ suất lợi nhuận (tỷ suất lợi nhuận trên chi phí)
Thay (**) vào biểu thức (***) ta có:
P = a (1+ f) W-1 [ 1 + ε (y /y
*-1) ] (****)
Biểu thức (****) này cho thấy mối quan hệ giữa giá cả, tiền công và sản
lượng.
3.2.4.4. Đường tổng cung thực tế ngắn hạn
P-1 = a (1 +f) W-1
λ = ε/Y*
P = P-1 [ 1+ λ(Y – Y
*) (*****)
Biểu thức (*****) chính là biểu thức mô tả đường tổng cung thực tế trong
43
ngắn hạn một cách giản đơn. Đây là đường tổng cung của một nền kinh tế mà giá
cả không hoàn toàn linh hoạt. Giá cả tăng cùng chiều với sản lượng tăng. Giá cả
còn phản ánh sự điều chỉnh diễn ra thị trường lao động. Đường tổng cung ngắn
hạn có ba tính chất sau:
(1) Độ dốc của đường tổng cung phụ thuộc vào hệ số λ = ε/Y*
(2) Vị trí của đường tổng cung phụ thuộc vào mức giá tiêu biểu trong thời
kỳ trước (P-1). Đường tổng cung ngắn hạn sẽ cắt mức sản lượng tiềm năng tại
mức giá P-1.
(3) Đường tổng cung dịch chuyển theo thời gian, phụ thuộc vào mức sản
lượng. Nếu mức sản lượng kỳ này cao hơn mức sản lượng tiềm năng, thì sau một
thời gian tiền lương sẽ tăng, đường tổng cung sẽ dịch chuyển lên phía trên đường
(AS’) ngược lại sẽ dịch chuyển xuống phía dưới AS”.
Hình 3.14. Vị trí của đường tổng cung
3.3. Mối quan hệ giữa tổng cung - tổng cầu và quá trình tự điều chỉnh của nền
kinh tế
3.3.1. Mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu
Trạng thái cân bằng của nền kinh tế sẽ đạt tại điểm E0, tương ứng với mức
giá cả P0. Nếu không có lực lượng nào tác động đến E0 làm nó thay đổi vị trí, thì
nền kinh tế luôn duy trì được trạng thái cân bằng này.
Điểm cân bằng E0 phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là:
- Vị trí của đường tổng cung (AS), và vị trí của đường tổng cầu (AD). Khi
một trong hai đường này hoặc cả hai đường này thay đổi thì vị trí điểm cân bằng
E0 sẽ thay đổi.
44
- Độ dốc của đường AS và AD. Trong trường hợp đường AS nằm ngang, sự
dịch chuyển vị trí của đường tổng cầu chỉ dẫn đến sự thay đổi sản lượng. Trong
trường hợp đường AS thẳng đứng sự dịch chuyển tổng cầu chỉ dẫn đến sự thay đổi
mức giá.
Hình 3.15. Mối quan hệ giữa Hình 3.16. Đường AS nằm ngang
tổng cung và tổng cầu và sự dịch chuyển tổng cầu
Hình 3.17. Đường AS thẳng đứng và sự dịch chuyển tổng cầu
Từ các phân tích trên, ta thấy nếu sử dụng các chính sách tài khoá, tiền tệ tác
động vào tổng cung hoặc tổng cầu, thì trạng thái cân bằng của nền kinh tế có thể
thay đổi. Song kết quả của các chính sách này phụ thuộc vào độ dốc của đường
tổng cung và tổng cầu trong thực tế.
3.3.2. Sự điều chỉnh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
3.3.2.1. Sự điều chỉnh trong ngắn hạn
Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng và toàn dụng nhân công tại
điểm E0 ứng với mức sản lượng Y0 và mức giá là P0. Bây giờ tổng cầu đột ngột
tăng lên (chẳng hạn tại lượng tiền danh nghĩa tăng lên). Đường tổng cầu AD sẽ dịch
chuyển lên trên và sang phía phải (từ AD sang AD1), cán cân tiền tệ thực tế tăng,
dẫn đến cầu tăng, các hãng tăng thêm sản lượng một cách tương ứng cho đến khi
45
đạt trạng thái cân bằng là E1, với mức sản lượng là Y1 và mức giá là P1. Một trạng
thái cân bằng ngắn hạn được thiết lập. Tại điểm cân bằng E1 cả mức sản lượng và
mức giá đều tăng. Mức độ tăng của giá cả và sản lượng hoàn toàn phụ thuộc vào độ
dốc của đường tổng cung (AS). Sự điều chỉnh ngắn hạn được mô tả ở hình 3.18
Hình 3.18. Sự điều chỉnh trong ngắn hạn Hình 3.19. Sự điều chỉnh trung hạn
và dài hạn
3.3.2.2. Sự điều chỉnh trung hạn
Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn E1, không phải mọi việc đã kết thúc. Do sản
lượng tăng, giá cả tiếp tục tăng dẫn đến AS dịch chuyển tới AS1 phản ánh mức việc
làm cao hơn. Trạng thái cân bằng trung hạn được xác lập tại điểm E2. So với điểm
E1 thì tại E2 sản lượng đã giảm đi còn giá cả tăng lên (hình 3.19).
3.3.2.3. Sự điều chỉnh dài hạn
Trong chừng mực mà sản lượng còn vượt quá mức sản lượng tiềm năng,
thì đường tổng cung tiếp tục dịch chuyển lên phía trên và sang bên trái. Kết quả là
sản lượng tiếp tục giảm đến mức toàn dụng nhân công Y = Y*. Nền kinh tế đạt mức
cân bằng dài hạn tại mức sản lượng tiềm năng và điểm cân bằng là điểm E3
Tại E3, giá cả đã được điều chỉnh kịp thời với sự tăng lên của sản lượng
tiềm năng danh nghĩa. Cán cân tiền tệ thực tế và lãi suất trở lại vị trí ban đầu.
Tóm lại:
- Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế trước những sự mở rộng của tổng
cầu và thay đổi tổng cung (thông qua tiền lương và giá cả) chỉ diễn ra theo trình tự
từ mở rộng đến thu hẹp sản lượng. Trình tự này sẽ đảo ngược lại nếu có một tác
động nhằm thu hẹp tổng cầu.
46
- Vì quá trình tự điều chỉnh diễn ra chậm chạp và có thể kéo dài nên đã mở
rộng ra một không gian nhất định để Nhà nước can thiệp vào thị trường thông
qua chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Nhằm giữ cho nền kinh tế luôn đạt
mức sản lượng tiềm năng.
3.4. Chính sách tài khóa
3.4.1. Chính sách tài khoá trong lý thuyết
Chính sách tài khoá là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu để
điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế, khi sản lượng thực tế của nền kinh tế
ở quá xa bên phải hoặc bên trái mức sản lượng tiềm năng, thì lúc đó cần tác động
của chính sách tài khoá hoặc tiền tệ để đưa nền kinh tế lại gần với mức sản lượng
tiềm năng.
a. Cơ chế truyền dẫn
Trạng thái một nền kinh tế có thể là: mức sản lượng thực tế có thể lớn hơn,
bằng hoặc nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng.
- Nếu mức sản lượng thực tế lớn hơn mức sản lượng tiềm năng G giảm
AD giảm Y giảm P giảm, u tăng
T tăng Yd giảm và C,I giảm AD giảm Y giảm P giảm, u tăng
Nỗ lực của chính sách tài khóa nhằm làm giảm sản lượng bằng cách thắt chặt
chi tiêu, tăng thuế gọi là chính sách tài khóa thắt chặt (thu hẹp)
- Nếu mức sản lượng thực tế nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng, nghĩa là trên
thị trường công ăn việc làm ít, thất nghiệp cao.
G tăng AD tăng Y tăng u giảm, P tăng
Hoặc T giảm Yd tăng và I tăng C tăng AD tăng Y tăng u
giảm, P tăng
Tác động của thuế, chi tiêu nhằm làm tăng sản lượng ta gọi là chính sách tài
khóa nới lỏng (mở rộng)
b. Phân tích chính sách tài khóa trên đồ thị
* Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp
Y < Y*: tài khóa mở rộng
Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, chính sách tác động theo
hướng làm tăng tổng cầu. Có 3 cách:
- G tăng AD tăng Y tăng
- T giảm Yd tăng và I tăng C tăng AD tăng Y tăng
47
- Tăng G và giảm T
Hình 3.20. Chính sách tài khóa mở rộng
* Khi nền kinh tế đang trong trạng thái phát đạt qúa mức, lạm phát tăng
Y > Y*: tài khóa thắt chặt
Hình 3.21. chính sách tài khóa thắt chặt
Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt: chính sách tác động theo
hướng làm giảm AD. Cách sử dụng:
G giảm AD giảm Y giảm
T tăng Yd giảm và I giảm AD giảm Y giảm
G tăng và T giảm AD giảm Y giảm
3.4.2. Chính sách tài khóa trong thực tế
Trước khi thực thi chính sách tài khoá trong thực thế, thì Chính phủ cần phải
nghiên cứu kỹ các vấn đề sau:
- Mức thâm hụt sản lượng thực tế và mục tiêu đạt ra cho nền kinh tế
- Cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế khi chưa cần tác động của chính sách
tài khoá. Các hạn chế khi thực hiện chính sách tài khoá.
3.4.2.1. Cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế
(1) Những thay đổi tự động của hệ thống thuế: Hệ thống thuế hiện đại bao
gồm thuế thu nhập luỹ tiến với thu nhập cá nhân và lợi nhuận của công ty. Khi
thu nhập quốc dân tăng thì số thu về thuế cũng tăng theo và ngược lại khi thu nhập
quốc dân giảm thì số thu về thuế cũng giảm. Mặc dù Chính phủ chưa cần phải điều
Y
AD = C+I+G+X-IM
Y0<Y*
AS
Y* AD
Y*<Y0
AD
Y* AS
P
Y
48
chỉnh thuế suất. Hệ thống thuế có vai trò như một bộ tự ổn định, điều chỉnh tự động
nhanh và mạnh.
(2) Hệ thống bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, và các chuyển khoản mang tính chất xã hội khác. Hệ thống này hoạt
động khá nhạy cảm. Khi thất nghiệp hay mất việc, nghỉ hưu, ốm đau họ được
nhận trợ cấp. Khi có việc làm thì họ phải trích nộp các khoản bảo hiểm. Như vậy
khi nền kinh tế suy thoái người lao động không có việc làm nhưng có thu nhập từ
các khoản trợ cấp, do đó làm tổng cầu tăng và thúc đẩy sản lượng tăng. Khi nền
kinh tế phát đạt thu nhập tăng, trích nộp các khoản bảo hiểm làm cho thu nhập
giảm bớt và làm tổng cầu giảm, do đó sản lượng giảm. Như vậy, hệ thống bảo hiểm
luôn có tác động ngược chiều với chu kỳ kinh doanh.
Tuy nhiên, những ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm phần nào những
dao động của nền kinh tế, mà không xoá bỏ được hoàn toàn những dao động đó.
Phần còn lại là vai trò của các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
3.4.2.2. Những hạn chế của chính sách tài khoá
Trong thực tế chính sách tài khoá bị hạn chế bởi nhiều lý do:
(1) Khó xác định một cách chính xác mức độ cần thiết phải tác động
+ Có sự khác nhau về quan điểm, cách đánh giá các sự kiện kinh tế
+ Có sự không chắc chắn cố hữu trong các quan hệ kinh tế
(2) Chính sách tài khoá có độ trễ khá lớn về mặt thời gian
+ Độ trễ bên trong: thời gian thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định.
+ Đội trễ bên ngoài: bao gồm quá trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác
dụng của chính sách.
Cả hai độ trễ trên khá dài phụ thuộc vào các yếu tố chính trị, thể chế, cơ
cấu tổ chức bộ máy. Các chính sách đưa ra không đúng lúc sẽ làm rối loạn thêm
nền kinh tế thay vì ổn định nó.
(3) Chính sách tài khoá thường được thực hiện thông qua các dự án công
cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm, trợ cấp xã hội. Mà đa số các
dự án này trong thực tế là kém hiệu quả, tham nhũng nhiều, thời gian phát huy tác
dụng thường khá dài.
3.4.3. Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách
3.4.3.1. Khái niệm về thâm hụt ngân sách
(1) Khái niệm ngân sách Nhà nước: ngân sách Nhà nước là tổng kế hoách
49
chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ. Bao gồm các kế hoạch thu (chủ
yếu từ thuế), các kế hoạch chi ngân sách của Nhà nước.
Gọi B là cán cân ngân sách: B = T – G.
Nếu B > 0 thặng dư ngân sách B < 0 Thâm hụt ngân sách B = 0 Ngân sách
cân bằng.
(2) Một số khái niệm thâm hụt ngân sách
- Thâm hụt ngân sách thực tế: đó là thâm hụt giữa số chi thực tế vượt số
thu thực tế trong một thời kỳ nhất định.
- Thâm hụt ngân sách cơ cấu: đó là thâm hụt tính toán trong trường hợp
nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
- Thâm hụt ngân sách chu kỳ: thâm hụt ngân sách bị động do tính chu kỳ của
nền kinh tế. Thâm hụt chu kỳ bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ
cấu.
Trong ba loại thâm hụt trên thì thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động
chủ quan của chính sách tài khoá như là đưa ra chí sách thuế, chính sách phúc lợi,
bảo hiểm, ...
3.4.3.2. Chính sách tài khoá cùng chiều và chính sách tài khoá ngược chiều
Hàm ngân sách đơn giản có dạng như sau: B = - G + tY
Trong đó:
B: là cán cân ngân sách
G: chi tiêu ngân sách
tY: Thu nhân sách
Nếu Chính phủ thiết lập một chính sách thu chi ngân sách sao cho tại mức sản
lượng tiềm năng thì ngân sách đạt cân bằng, lúc đó: B = - G + t Y = 0 tY = G
Như vậy, một mức thu nhập hay sản lượng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng thì ngân
sách sẽ bị thâm hụt. Ngược lại với bất kỳ mức sản lượng nào lớn hơn mức sản lượng
tiềm năng thì ngân sách đều thặng dư. Chỉ tại mức sản lượng bằng với sản lượng
tiềm năng thì ngân sách mới cân bằng.
(1) Chính sách tài khoá cùng chiều
Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản
lượng có thể thay đổi thế nào cũng được, thì chính sách đó gọi là chính sách tài
khoá cùng chiều. Lúc đó nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, ngân sách sẽ
thâm hụt, để ngân sách cân bằng lúc này Chính phủ cần phải giảm chi tiêu hoặc
50
tăng thuế hoặc sử dụng cả hai biện pháp. Đổi lại chi tiêu của Chính phủ giảm
làm cho sản lượng giảm, do đó suy thoái lại càng suy thoái.
(2) Chính sách tài khoá ngược chiều
Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng
tiềm năng với mức việc làm đầy đủ, thì Chính phủ phải thực hiện chính sách tài
khoá ngược chiều với chu kỳ kinh doanh. Lúc đó khi nền kinh tế suy thoái, để
tăng sản lượng, để sản lượng lại gần với sản lượng tiềm năng thì Chính phủ phải
tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, hoặc cả hai biện pháp đó. Như vậy thì ngân sách đã
thâm hụt lại càng thâm hụt.
Việc Chính phủ sử dụng chính sách tài khoá cùng chiều hay ngược chiều với
chu kỳ kinh doanh phụ thuộc vào tình huống kinh tế cụ thể của mỗi nước, mỗi giai
đoạn khác nhau.
3.4.4. Thâm hụt ngân sách và vấn đề tháo lui đầu tư
Các biện pháp của chính sách tài khoá chủ động của Chính phủ gây nên
thâm hụt cơ cấu và kéo theo hiện tượng tháo lui đầu tư.
(1) Cơ chế tháo lui đầu tư như sau: khi tăng chi tiêu hoặc giảm thuế thì GDP
sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền cũng sẽ tăng. Với mức cung tiền vẫn
chưa thay đổi, lãi suất sẽ tăng lên, làm cho đầu tư giảm xuống. Kết quả là một
phần GDP tăng lên có thể bị mất đi thâm hụt cao, kéo theo đầu tư giảm.
Vì vậy, tác dụng của chính sách tài khoá sẽ giảm đi, tác động tương tự
cũng có thể xảy ra với tiêu dùng cá nhân và xuất khẩu, nhập khẩu
(2) Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề quy mô của tháo lui
đầu tư, điều dự đoán tốt nhất là về mặt ngắn hạn quy mô của tháo lui đầu tư là
nhỏ, song lâu dài quy mô tháo lui đầu tư là rất lớn.
(3) Nghiên cứu tác dụng của thâm hụt ngân sách và tháo lui đầu tư có thể
kết luận là cần phải có sự phối hợp giữa việc thực thi chính sách tài khoá và chính
sách tiền tệ.
3.4.5. Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách
Khi thâm hụt ngân sách lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến
các biện pháp giảm bớt thâm hụt. Các biện pháp tăng thu và giảm chi. Tuy vậy, cần
phải cân nhắc tăng thu và giảm chi như thế nào và bao nhiêu để ảnh hưởng ít nhất
đến tăng trưởng kinh tế.
Khi các biện pháp tăng thu và giảm chi không giải quyết được thâm hụt
51
ngân sách. Các Chính phủ phải sử dụng tới các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân
sách. Các Chính phủ có thể sử dụng những biện pháp tài trợ sau:
- Vay nợ trong nước (phát hành công trái vay dân chúng)
- Vay nợ nước ngoài
- Sử dụng dự trữ ngoại tệ
- Vay ngân hàng (in tiền để chi tiêu)
Các biện pháp trên đều có những ảnh hưởng ngoài ý muốn nhất định, các
Chính phủ cần phải có biện pháp để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế
quốc dân.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Mức sản lượng cân bằng, cách xác định mức sản lượng cân bằng.
2. Hàm tiêu dùng, hàm tiết kiệm, biểu diễn trên đồ thị, điều gì quyết định độ
dốc của nó. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và tiêu dùng.
3. Tác động của chính sách tài khoá đến vấn đề thâm hụt ngân sách.
4. Tác động của chính sách tài khoá tới vấn đề tháo lui đầu tư.
5. Thâm hụt ngân sách và các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách.
BÀI TẬP
1. Cho nền kinh tế đóng và hàm tiêu dùng có dạng C = 26,25 tỷ + 0,9375YD.
Đầu tư bằng 80 tỷ, chi tiêu của Chính phủ bằng 2.000 tỷ. Tổng thu về thuế của
Chính phủ bằng 20% thu nhập. Chính phủ trợ cấp cho các hộ gia đình 100 tỷ. hãy:
a, Xây dựng hàm thuế ròng,
b, Xác định hàm tổng cầu,
c, Xác định mức sản lượng cân bằng,
d, Tại mức sản lượng cân bằng, ngân sách của Chính phủ thặng dư hay thâm hụt?
e, Nếu Chính phủ giảm chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ 20 tỷ đồng, hãy xác định
mức sản lượng cân bằng mới. Minh họa bằng đồ thị.
2. Xét một nền kinh tế đóng, thuế phụ thuộc vào thu nhập. Hàm tiêu dùng có
dạng: C = 100 + 0,8YD, Đầu tư dự kiến bằng 250 tỷ đồng và chi tiêu của Chính phủ
bằng 300 tỷ đồng.
52
a, Xác định mức thuế suất để đảm bảo ngân sách cân bằng tại mức sản lượng cân
bằng.
b, Nếu thuế suất bằng 0,3, Hãy xác định mức sản lượng cân bằng và cán cân ngân
sách tại mức sản lượng cân bằng đó.
3. Xét nền kinh tế giản đơn. Giả sử đầu tư theo kế hoạch là 150. Ban đầu hàm tiết
kiệm có dạng S = 0,3Y. Sau đó mọi người quyết định tiết kiệm 50% thu nhập, tức là
S = 0,5Y
a. Mức sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
b. Tính mức tiêu dùng và tiết kiệm ứng với mỗi mức sản lượng cân bằng
4. Xét một nền kinh tế với các thông số sau:
C = 20 + 0,9 YD
I = 30 nghìn tỷ đồng
G = 8 nghìn tỷ đồng
T = (1/9)Y
X = 4 nghìn tỷ đồng
IM = 2 + 0,2Y
a, Xác định xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân,
b, Xây dựng phương trình hàm tổng cầu
c, Xác định sản lượng cân bằng.
5. Giả sử một nền kinh tế được biểu diễn bởi các thông số sau:
C = 10 + 0,8YD
I = 5 tỷ đồng
G = 40 tỷ đồng
T = 0,2Y
X = 5 tỷ đồng
IM = 0,14Y
a. Xác định mức tiêu dùng tự định của nền kinh tế
b. Xây dựng hàm tổng cầu và biểu diễn bằng đồ thị
c. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng
Giả sử chính phủ tăng chi mua hàng hóa dịch vụ thêm 20 tỷ đồng. Hãy xác định
mức sản lượng cân bằng mới và biểu diễn bằng đồ thị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_vi_mo_1_phan_1.pdf