Giáo trình Kinh tế vi mô 2 - Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Hoàng Thị Thúy Nga
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
35
• Trong dài hạn, các hãng cạnh tranh tối đa hoá lợi nhuận lựa chọn mức sản lượng ở
đó giá bằng chi phí cận biên dài hạn.
• Cân bằng cạnh tranh dài hạn xảy ra khi các hãng tối đa hoá được lợi nhuận; tất cả
các hãng thu được lợi nhuận kinh tế bằng không, do đó không có động cơ cho sự gia
nhập và rút khỏi ngành; và lượng cầu sản phẩm bằng lượng cung.
• Đường cung dài hạn của ngành có chi phí không đổi là đường nằm ngang do việc
gia tăng cầu về yếu tố đầu vào (do tăng cầu về sản phẩm đầu ra) không gây ra tác
động đối với giá thị trường của yếu tố đầu vào. Đường cung dài hạn của ngành là
đường dốc lên đối với ngành có chi phí tăng do sự gia tăng trong cầu yếu tố đầu vào
làm tăng giá của chúng.
• Những mô hình đơn giản về cung và cầu thị trường có thể được dùng để phân tích
nhiều tác động của chính sách của Chính phủ như chính sách kiểm soát giá, trợ giá,
hạn ngạch sản xuất để hạn chế đầu ra, hạn ngạch và thuế nhập khẩu, các chính
sách thuế và trợ cấp.v1.0014107222
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
36
• Trong từng trường hợp, thặng dư tiêu dùng, và thặng dư sản xuất được phân tích để
tính toán cái được và cái mất của từng thành viên kinh tế khi tham gia vào thị trường.
Tác động của chính sách đó được ứng dụng vào việc trợ giá lúa gạo (giá sàn), hạn
ngạnh nhập khẩu. và cái được, cái mất có thể rất lớn.
• Khi chính phủ áp đặt một chính sách thuế (thuế nhập khẩu) hay trợ cấp thì giá cả
thường không tăng hay giảm bằng lượng thuế hoặc trợ cấp đó. Tác động này
thường được phân chia giữa người sản xuất và người tiêu dùng tùy thuộc vào độ co
giãn của cầu và cung.
• Nói chung, sự can thiệp của chính phủ thường làm lợi ích ròng của xã hội bị mất đi.
Một trong những trường hợp đó là lượng tổn thất rất nhỏ, nhưng trong một số trường
hợp khác tổn thất rất lớn.
36 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô 2 - Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Hoàng Thị Thúy Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014107222 1
BÀI 4
THỊTRƯỜNG CẠNH TRANH
HOÀN HẢO
TS. Hoàng Thị Thúy Nga
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0014107222
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
2
Hơn hai thập kỷ qua, tuân thủ mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới do Đảng ta
khởi xướng và lãnh đạo: chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý giá cả và hệ thống giá nói chung, giá thóc gạo nói
riêng cũng được chuyển từ cơ chế giá hành chính sang cơ chế giá thị trường có sự
quản lý của nhà nước.
Giá thị trường được xác định là giá cân bằng cung cầu được thiết lập dưới sự tương
tác của hai lực cung cầu và luôn vận động theo quy luật tự điều chỉnh. Thị trường là
một hệ thống điều tiết nền kinh tế, kích thích sản xuất phát triển cả về số lượng và
chất lượng. Từ khi hộ gia đình nông dân được công nhận là đơn vị kinh tế tự chủ thì
thóc gạo cung ứng ra thị trường do hàng triệu hộ nông sân sản xuất tạo nên một thị
trường cạnh tranh hoàn hảo.
v1.0014107222
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
3
Ở thị trường đó mỗi người sản xuất chỉ cung ứng ra thị trường một khối lượng thóc
gạo rất nhỏ so với tổng lượng cung của xã hội, mỗi người sản xuất không thể độc
quyền được về lượng cung nên họ cũng không độc quyền về giá cả mà phải chấp
nhận mức giá hình thành trên thị trường; họ tham gia hay rút khỏi thị trường cũng
không ảnh hưởng đến mức giá đó hình thành. Đồng thời họ cũng không có vị trí biệt
lập trên thị trường bởi người mua có thể tự do lựa chọn người bán mà không cần
biết người bán đó là ai, loại thóc, gạo đó sản xuất ở vùng nào.
1. Những người bán này có tiếp tục thu được lợi nhuận trong dài hạn
không? Vì sao?
v1.0014107222
MỤC TIÊU
• Giúp học viên hiểu hơn những quyết định của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong
ngắn hạn và dài hạn.
• Giúp học viên biết cách xác định đường cung dài hạn của ngành có chi phí
không đổi, chi phí giảm và chi phí tăng.
• Giúp học viên hiểu rõ hơn các can thiệp của Chính phủ ảnh hưởng như thế
nào đến lợi ích ròng xã hội.
4
v1.0014107222
NỘI DUNG
5
Phản ứng của cung theo thời gian
Quyết định trong ngắn hạn và dài hạn
Phân loại đường cung dài hạn
Ảnh hưởng các chính sách của Chính phủ
v1.0014107222
1. PHẢN ỨNG CỦA CUNG THEO THỜI GIAN
6
Trong phân tích về giá cạnh tranh, yếu tố thời gian rất quan trọng.
• Thời gian rất ngắn: Không có phản ứng của cung (lượng cung cố định);
• Ngắn hạn: Các hãng đang tồn tại có thể thay đổi sản lượng, nhưng không có các
hãng mới gia nhập ngành;
• Dài hạn: Các hãng mới có thể gia nhập ngành.
v1.0014107222
2. GIÁ TRONG THỜI GIAN RẤT NGẮN
Trong thời gian rất ngắn (hoặc giai
đoạn thị trường), không có phản
ứng của cung khi các điều kiện thị
trường thay đổi:
• Giá hoạt động chỉ theo sự thay đổi
của cầu. Giá sẽ điều chỉnh theo thị
trường tự do.
• Đường cung là đường thẳng đứng.
7
Q
P
S
D
D’
Q*
P1
P2
Khi sản lượng cố định trong thời gian rất
ngắn, giá sẽ tăng từ P1 lên P2 khi cầu
tăng từ D đến D’.
v1.0014107222
3. XÁC ĐỊNH GIÁ NGẮN HẠN
8
• Số lượng hãng hoạt động trong ngành là cố định.
• Các hãng có thể điều chỉnh sản lượng họ sản
xuất ra. Họ có thể làm điều đó thông qua lựa
chọn mức đầu vào biến đổi sẽ thuê.
v1.0014107222 9
Các hãng mới sẽ bị lôi cuốn vào bất cứ thị trường
nào có lợi nhuận kinh tế lớn hơn không:
• Sự gia nhập sẽ làm đường cung ngắn hạn của
thị trường dịch chuyển sang phải;
• Giá thị trường và lợi nhuận của hãng giảm;
• Quá trình này tiếp tục đến khi lợi nhuận kinh tế
bằng không.
4. PHÂN TÍCH DÀI HẠN
v1.0014107222
5. CÂN BẰNG CHI PHÍ DÀI HẠN
10
5.2. Trường hợp chi phí tăng
5.1. Trường hợp chi phí không đổi
5.3. Trường hợp chi phí giảm
v1.0014107222
5.1. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ KHÔNG ĐỔI
11
• Giả sử sự gia nhập của các hãng mới vào trong ngành không làm thay đổi chi phí đầu
vào. Mặc dù có nhiều hãng gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành, đường chi phí của hãng
không thay đổi.
• Điều này thể hiện ngành có chi phí không đổi.
• Đây là cân bằng dài hạn của ngành.
Hãng Ngành
q1 Q Q
MC
ATC
S
D
P1
Q1
P = MC = ATC
P P
v1.0014107222
5.1. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ KHÔNG ĐỔI (tiếp theo)
12
Giả sử cầu thị trường tăng lên D’.
q1
MC
AC
S
D
P1
Q1
D’
P2
Giá thị trường tăng lên P2
Q2
Hãng Ngành
Q Q
P P
v1.0014107222
5.1. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ KHÔNG ĐỔI (tiếp theo)
13
Trong ngắn hạn, các hãng tăng sản lượng lên q2.
q1
MC
AC
S
D
P1
Q1
D’
P2
Lợi nhuận kinh tế > 0
Q2q2
Hãng Ngành
Q Q
P P
v1.0014107222
Trong dài hạn, các hãng mới gia nhập ngành.
q1
MC
AC
S
D
P1
Q1
D’
Lợi nhuận lại giảm xuống bằng 0.
Q3
S’
Hãng Ngành
Q Q
P P
5.1. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ KHÔNG ĐỔI (tiếp theo)
14
v1.0014107222
5.1. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ KHÔNG ĐỔI (tiếp theo)
15
Đường cung dài hạn sẽ là đường nằm ngang tại P1.
q1
MC
AC
S
D
P1
Q1
D’
Q3
S’
LS
Hãng Ngành
Q Q
P P
v1.0014107222
5.2. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ TĂNG
Sự gia nhập của hãng mới sẽ làm tăng chi phí bình
quân của hãng:
• Giá của các nguồn lực khan hiếm tăng;
• Các hãng mới sẽ làm tăng chi phí bên ngoài của
các hãng đang ở trong ngành;
• Các hãng mới có thể tăng cầu đối với các dịch vụ
tài chính.
16
v1.0014107222
5.2. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ TĂNG (tiếp theo)
17
Hãng (trước khi gia nhập) Thị trường
q1 Q Q
MC
ATC
S
D
P1
Q1
Giả sử ngành đang cân bằng dài hạn
P = MC = AC
PP
v1.0014107222
5.2. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ TĂNG (tiếp theo)
18
Giả sử cầu thị trường tăng lên D’.
q1
MC
ATC
S
D
P1
Q1
D’
P2
Giá thị trường tăng lên P2, hãng tăng sản lượng lên q2.
Q2
q2
Hãng (trước khi gia nhập) Thị trường
Q Q
PP
v1.0014107222
5.2. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ TĂNG (tiếp theo)
19
Lợi nhuận dương khuyến khích sự gia nhập và cung tăng.
q3
MC’
ATC’
S
D
P1
Q1
D’
P3
Sự gia nhập mới làm tăng chi phí của các hãng.
Q3
S’
Hãng (sau khi gia nhập) Thị trường
Q Q
PP
v1.0014107222
5.2. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ TĂNG (tiếp theo)
20
Đường cung dài hạn của ngành sẽ dốc lên.
q3
MC’
ATC’
S
D
P1
Q1
D’
P3
Q3
S’
LS
Hãng (sau khi gia nhập) Thị trường
Q Q
PP
v1.0014107222 21
5.3. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ GIẢM
Sự gia nhập của các hãng mới sẽ làm giảm chi phí bình quân
của các hãng.
• Các hãng mới có thể thu hút được nhiều lao động được
đào tạo.
• Sự gia nhập của các hãng mới có thể cung cấp nhiều vốn
cho công nghiệp hoá.
Cho phép phát triển giao thông và mạng lưới viễn thông
thuận lợi hơn.
v1.0014107222
5.3. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ GIẢM (tiếp theo)
22
Giả sử ngành đang cân bằng dài hạn.
Hãng (trước khi gia nhập) Thị trường
q1 Q Q
MC
AC
S
D
P1
Q1
P = MC = AC
PP
v1.0014107222
5.3. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ GIẢM (tiếp theo)
23
v1.0014107222
5.3. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ GIẢM (tiếp theo)
24
v1.0014107222
5.3. TRƯỜNG HỢP CHI PHÍ GIẢM (tiếp theo)
25
v1.0014107222
6. PHÂN LOẠI ĐƯỜNG CUNG DÀI HẠN
• Ngành có chi phí không đổi:
Gia nhập mới không ảnh hưởng đến chi phí;
Đường cung dài hạn nằm ngang tại mức giá cân bằng
dài hạn.
• Ngành có chi phí tăng:
Gia nhập mới làm tăng chi phí đầu vào;
Đường cung dài hạn dốc lên.
• Ngành có chi phí giảm:
Gia nhập mới làm giảm chi phí đầu vào;
Đường cung dài hạn dốc xuống.
26
v1.0014107222
7. ẢNH HƯỞNG CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
7.1. Trợ giá
7.2. Hạn ngạch sản xuất
7.3. Thuế hoặc hạn ngạch
27
v1.0014107222
7.1. TRỢ GIÁ
S
D + Qg
Qg
A B
D
P
PS
P0
D
Q
• Trợ giá nhằm mục đích nâng
cao giá một số sản phẩm.
• Chính phủ ấn định một mức
giá PS và mua bất kỳ một mức
sản lượng cần thiết để giữ giá
thị trường ở mức đó.
Q2Q1 Q0
ΔCS = – A – B
ΔPS = A + B + D
Chính phủ trả: PS.(Q2 – Q1)
v1.0014107222
7.2. HẠN NGẠCH SẢN XUẤT
Q0
A B D
P
PS
P0
Q
C
ΔCS = – A – B
ΔPS = A – C + B + C + D = A + B + D
ΔNSB = – A – B + A + B + D – B – C – D = – B – C
Hạn ngạch sản xuất: hạn chế
sản lượng.
v1.0014107222
7.3. THUẾ HOẶC HẠN NGẠCH
QS Q0 Qd
S
A B
D
P
Pw
P0
C
Q
ΔCS = – A – B – C – D
ΔPS = A + D
ΔNSB = – B – C
v1.0014107222
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Trong lịch sử của thị trường thóc gạo đó xảy ra nhiều trường hợp giá thóc gạo giảm mạnh,
gây thiệt hại cho người sản xuất; đáng chú ý nhất là năm 1989 khi cuộc giải phóng cơ chế
bao cấp chuyển sang sản xuất kinh doanh thóc gạo theo cơ chế thị trường, bắt đầu tình
trạng dự trữ lúa gạo “tích cốc phòng cơ” của hàng triệu hộ nông dân không còn, tình trạng
găm hàng của các doanh nghiệp kinh doanh giảm thiểu; khối lượng thóc gạo đó được đưa
ra thị trường cộng với vụ mùa thu hoạch thắng lợi tạo ra một lượng cung lớn hơn cầu, làm
cho giá thóc trên thị trường giảm, giảm đến mức ngang và thấp hơn chi phí sản xuất và
giá thành, người sản xuất sau khi bán sản phẩm của mình không bù đắp đủ chi phí sản
xuất, người nông dân thua lỗ nặng
31
v1.0014107222
CÂU HỎI MỞ
Chính sách áp đặt thuế nhập khẩu và chính sách hạn ngạch nhập khẩu nhằm mục
đích gì? Chính sách nào đem lại phúc lợi xã hội ròng cao hơn? Tại sao?
Trả lời:
Nhiều quốc gia sử dụng hạn ngạch và biểu thuế nhập khẩu để giữ cho giá trong nước
của một sản phẩm cao hơn các mức giá thế giới và do đó làm cho ngành công nghiệp
trong nước được hưởng lợi nhuận cao hơn so với tự do thương mại.
So sánh với thuế nhập khẩu thì hạn ngạch nhập khẩu sẽ gây ra tổn thất cho xã hội nhiều
hơn, điều này có nghĩa là thuế nhập khẩu sẽ mang lại phúc lợi xã hội ròng cao hơn.
32
v1.0014107222
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Trong hình dưới, với cầu tăng từ D0
đến D1, đồ thị thể hiện:
A. Ngành có chi phí không đổi.
B. Ngành có chi phí tăng dần.
C. Ngành có chi phí giảm dần.
D. Một ngành độc quyền.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B. Ngành có chi phí
tăng dần.
• Giải thích: Vì đường LS dốc lên.
33
S0
S2
LSB
D1
D0
Giá
P2
P0
Q0 Q2 sản lượng
v1.0014107222
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Điều nào dưới đây không đúng về cân bằng dài hạn mới do áp dụng công nghệ
mới trong một ngành cạnh tranh hoàn hảo?
A. Giá sẽ giảm xuống.
B. Lợi nhuận của các hãng sẽ lớn hơn.
C. Tất cả các hãng trong ngành sẽ sử dụng công nghệ mới.
D. Tổng chi phí trung bình sẽ giảm xuống.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Tổng chi phí trung bình sẽ giảm xuống.
• Giải thích: Vì chưa chắc tổng chi phí trung bình đã giảm.
34
v1.0014107222
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
35
• Trong dài hạn, các hãng cạnh tranh tối đa hoá lợi nhuận lựa chọn mức sản lượng ở
đó giá bằng chi phí cận biên dài hạn.
• Cân bằng cạnh tranh dài hạn xảy ra khi các hãng tối đa hoá được lợi nhuận; tất cả
các hãng thu được lợi nhuận kinh tế bằng không, do đó không có động cơ cho sự gia
nhập và rút khỏi ngành; và lượng cầu sản phẩm bằng lượng cung.
• Đường cung dài hạn của ngành có chi phí không đổi là đường nằm ngang do việc
gia tăng cầu về yếu tố đầu vào (do tăng cầu về sản phẩm đầu ra) không gây ra tác
động đối với giá thị trường của yếu tố đầu vào. Đường cung dài hạn của ngành là
đường dốc lên đối với ngành có chi phí tăng do sự gia tăng trong cầu yếu tố đầu vào
làm tăng giá của chúng.
• Những mô hình đơn giản về cung và cầu thị trường có thể được dùng để phân tích
nhiều tác động của chính sách của Chính phủ như chính sách kiểm soát giá, trợ giá,
hạn ngạch sản xuất để hạn chế đầu ra, hạn ngạch và thuế nhập khẩu, các chính
sách thuế và trợ cấp.
v1.0014107222
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
36
• Trong từng trường hợp, thặng dư tiêu dùng, và thặng dư sản xuất được phân tích để
tính toán cái được và cái mất của từng thành viên kinh tế khi tham gia vào thị trường.
Tác động của chính sách đó được ứng dụng vào việc trợ giá lúa gạo (giá sàn), hạn
ngạnh nhập khẩu... và cái được, cái mất có thể rất lớn.
• Khi chính phủ áp đặt một chính sách thuế (thuế nhập khẩu) hay trợ cấp thì giá cả
thường không tăng hay giảm bằng lượng thuế hoặc trợ cấp đó. Tác động này
thường được phân chia giữa người sản xuất và người tiêu dùng tùy thuộc vào độ co
giãn của cầu và cung.
• Nói chung, sự can thiệp của chính phủ thường làm lợi ích ròng của xã hội bị mất đi.
Một trong những trường hợp đó là lượng tổn thất rất nhỏ, nhưng trong một số trường
hợp khác tổn thất rất lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_vi_mo_2_bai_4_thi_truong_canh_tranh_hoan.pdf