Giáo trình Kinh tế vi mô 2 - Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí - Hoàng Thị Thúy Nga
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Đường chi phí trung bình dài hạn: A. Là đường tổng chi phí trung bình ngắn hạn thấp nhất. B. Đi qua các điểm cực tiểu của tất cả các đường chi phí trung bình ngắn hạn của mỗi quy mô sản xuất. C. Dịch chuyển xuống dưới khi chi phí cố định tăng. D. Là đường bao của các đường chi phí trung bình ngắn hạn. Trả lời: • Đáp án đúng: D. Là đường bao của các đường chi phí trung bình ngắn hạn. • Giải thích: Vì chi phí trung bình dài hạn LAC là đường bao các chi phí trung bình ngắn hạn v1.0014107222 29 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Hiệu suất không đổi theo qui mô có nghĩa là tăng lần các đầu vào sẽ làm tăng lần sản lượng. Hiệu suất tăng theo qui mô xảy ra khi sản lượng tăng hơn gấp lần khi các đầu vào tăng lần, còn hiệu suất giảm theo qui mô xảy ra khi sản lượng tăng lên chưa đến lần khi các đầu vào tăng lần. • Tổng chi phí dài hạn có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng tổng chi phí ngắn hạn, đường chi phí trung bình dài hạn có dạng hình chữ U và là đường bao các đường chi phí trung bình ngắn hạn. • Tính kinh tế của quy mô xảy ra khi qui mô tăng dẫn đến chi phí trung bình giảm. Nguồn gốc tính kinh tế của quy mô đầu tiên là phát sinh từ mối quan hệ sản xuất kỹ thuật. Nguồn gốc thứ hai của tính kinh tế của quy mô là chuyên môn hóa và phân công lao động. Nguồn gốc thứ ba của tính kinh tế của quy mô là tính kinh tế theo phạm vi. Tính phi kinh tế của quy mô xảy ra khi qui mô tăng dẫn đến chi phí trung bình tăng. Các nguyên nhân của hiện tượng này là yếu tố về quản lý và địa lý. • Ước lượng tính kinh tế của quy mô thực chất là xác định dạng của đường chi phí bình quân dài hạn bằng các phương pháp như: Ước lượng thống kê, Phương pháp kỹ thuật hay công nghệ và Kỹ thuật điều tra các doanh nghiệp sống sót
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô 2 - Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí - Hoàng Thị Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1v1.0014107222
BÀI 3
ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CHI PHÍ
TS. Hoàng Thị Thúy Nga
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0014107222 2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Năm 1955, Người tiêu dùng Mỹ mua 369 tỉ KWh điện, năm 1970 họ mua 1083 tỉ. Vì
năm 1970, số công ty điện lực ít hơn, nên rõ ràng sản lượng điện trung bình của mỗi
công ty đã tăng lên đáng kể. Liệu sự gia tăng này là do tính kinh tế của quy mô hay
do những nguyên nhân khác.
Nếu đó là kết quả của tính kinh tế của quy mô thì đối với chính phủ, việc “phá vỡ” thế
độc quyền của các công ty điện lực sẽ không hiệu quả về mặt kinh tế. Một nghiên
cứu thú vị về tính kinh tế của quy mô dựa trên số liệu những năm 1955 và 1970 về
các nhà máy điện do chủ đầu tư sở hữu có doanh thu hơn 1 triệu đô la. Chi phí sản
xuất điện được ước tính bằng cách sử dụng một hàm chi phí phức tạp hơn đôi chút
so với các hàm bậc 2 và bậc 3.
v1.0014107222 3
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG (tiếp theo)
1. Hãy xác định nguyên nhân dẫn đến chỉ số SCI càng ngày càng giảm dần?
2. Các nhà kinh tế sử dụng phương pháp gì để tìm ra các điểm trên đường
chi phí trung bình dài hạn của ngành điện?
Bảng sau đây trình bày những ước tính thu được về chỉ số kinh tế theo quy mô
(SCI). Các kết quả này dựa trên nguyên tắc phân loại tất cả các cơ sở điện lực
thành 5 loại quy mô. Trên danh sách là sản lượng trung vị (median) (đo bằng KWh)
của mỗi loại.
v1.0014107222 4
MỤC TIÊU
• Giúp cho người học hiểu được bản chất đường chi phí dài hạn của doanh
nghiệp và mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn.
• Có những công cụ nào thường được sử dụng để ước lượng hình dạng đường
chi phí dài hạn (ước lượng tính kinh tế của quy mô).
v1.0014107222 5
NỘI DUNG
Hàm sản xuất
Mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn và dài hạn
Tính kinh tế và phi kinh tế của quy mô
Các phương pháp ước lượng tính kinh tế của quy mô
v1.0014107222 6
1. HÀM SẢN XUẤT
• Khái niệm: là một hàm mô tả sản lượng tối đa có thể có từ các kết hợp đầu vào khác
nhau ở một trình độ công nghệ nhất định (trong một thời kỳ nhất định).
• Dạng tổng quát của hàm sản xuất:
Q=f(X1, X2,...,Xn)
Q=f(L,K)
• Các dạng hàm sản xuất phổ biến:
Q = aK + bL
Q = a.KL trong đó 0 < α, β < 1
lnQ = lna + α lnK + βlnL
v1.0014107222 7
HIỆU SUẤT THEO QUY MÔ
Hiệu suất theo qui mô là sự thay đổi của sản lượng đầu ra (Q) khi các yếu tố đầu vào
thay đổi theo cùng một tỷ lệ.
• K, L tăng h lần (h>1) , Q tăng = h lần, hiệu suất không đổi.
• K, L tăng h lần (h>1) , Q tăng > h lần, hiệu suất tăng.
• K, L tăng h lần (h>1) , Q tăng < h lần, hiệu suất giảm.
v1.0014107222 8
HỆ SỐ CO GIÃN CỦA SẢN LƯỢNG THEO YẾU TỐ ĐẦU VÀO
QK
% Q K Q
E
% K Q K
QL
% Q L Q
E
% L Q L
v1.0014107222 9
HÀM SẢN XUẤT COBB – DOUGLASS
Q = a.KL , trong đó 0 < α, β < 1
• α + β = 1 , hiệu suất không đổi;
• α + β > 1 , hiệu suất tăng;
• α + β < 1 , hiệu suất giảm.
• EKQ = α
• ELQ = β
v1.0014107222 10
2. CHI PHÍ NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
• Phân biệt chi phí kế toán và chi phí kinh tế:
Dưới giác độ kế toán, chi phí kế toán là những chi phí thực tế bỏ ra (mua thiết bị,
khấu hao, thuê nhà xưởng).
Chi phí kinh tế = chi phí kế toán + chi phí cơ hội.
• Các chi phí dài hạn:
Trong dài hạn không có chi phí cố định, tất cả các đầu vào đều biến đổi.
Các loại chi phí dài hạn:
Tổng chi phí dài hạn LTC;
Tổng chi phí bình quân dài hạn LAC = LTC/Q;
Chi phí cận biên dài hạn LMC = LTC/ Q.
v1.0014107222 11
TỔNG CHI PHÍ DÀI HẠN
LTC1 = rK1 + wL1
LTC2 = rK2 + wL2
LTC
Đường mở rộng
L
K
Q
LTC
A
B
C
A1
A2
A3
L1 L2 L3
K3
K2
K1 LTC1
Q1 Q2 Q3
LTC2
LTC3
v1.0014107222 12
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG CHI PHÍ NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
Tổng chi phí dài hạn (LTC)
được xác định thông qua sự
thay đổi vốn (K)
Q
TC
STC (K0)
STC (K1)
STC (K2)
q0 q1 q2
LTC
v1.0014107222 13
CHI PHÍ TRUNG BÌNH DÀI HẠN
(b)
Sản lượng
Q2Q1
C3
C1
C4
C2
(a)
Sản lượng
SAC2
SAC1
SAC3
LAC
SAC1
SAC2
SAC3
SAC4
SAC5
SAC6
SAC7
SAC8
C
h
i
p
h
í
b
ì
n
h
q
u
â
n
C
h
i
p
h
í
b
ì
n
h
q
u
â
n
v1.0014107222 14
CHI PHÍ TRUNG BÌNH DÀI HẠN
Hiệu suất tăng
theo qui mô
LAC
LMC
Hiệu suất giảm
theo qui mô
Hiệu suất không đổi theo qui
mô
Q
Chi phí
v1.0014107222 15
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
• SAC1 : Qui mô nhỏ
• SAC2 : Qui mô vừa
• SAC3 : Qui mô to
Đường LAC là đường bao
của các đường chi phí bình
quân ngắn hạn.
Đường LMC không phải là là
đường bao của các đường
chi phí cận biên ngắn hạn.
Chi phí
Q
SAC1 SAC2
SAC3
Q1 Q2
LATC
SMC1 SMC2 SMC3
LMC
Q*1 Q*2
Q*3
•
•
v1.0014107222 16
3. TÍNH KINH TẾ VÀ PHI KINH TẾ CỦA QUY MÔ
• Tính kinh tế của quy mô.
Thể hiện sự dốc xuống của đường LAC khi sản
lượng tăng (LAC giảm khi Q tăng).
• Tính phi kinh tế của quy mô.
Thể hiện sự dốc lên của đường LAC khi sản lượng
tăng (LAC tăng khi Q tăng).
• Nguyên nhân tính kinh tế của quy mô:
Mối quan hệ sản xuất kỹ thuật TC=aQb
Chuyên môn hoá và phân công lao động;
Tính kinh tế theo phạm vi.
• Nguồn gốc tính phi kinh tế của quy mô:
Hạn chế về hiệu quả quản lý;
Yếu tố địa lý: giá đầu vào, chế độ thuế và các
chính sách của chính phủ thay đổi theo địa điểm.
v1.0014107222 17
3. TÍNH KINH TẾ VÀ PHI KINH TẾ CỦA QUY MÔ (tiếp theo)
LAC
Hình (a)
Sản lượng
L
A
C
(
$
/
đ
ơ
n
v
ị
)
v1.0014107222 18
3. TÍNH KINH TẾ VÀ PHI KINH TẾ CỦA QUY MÔ (tiếp theo)
LAC
Hình (b)
Sản lượng
L
A
C
(
$
/
đ
ơ
n
v
ị
)
v1.0014107222 19
3. TÍNH KINH TẾ VÀ PHI KINH TẾ CỦA QUY MÔ (tiếp theo)
LAC
Hình (c)
Sản lượng
L
A
C
(
$
/
đ
ơ
n
v
ị
)
v1.0014107222 20
3. TÍNH KINH TẾ VÀ PHI KINH TẾ CỦA QUY MÔ (tiếp theo)
• Tính kinh tế quy mô tối thiểu (MES).
Mức sản lượng thấp nhất tại một thời điểm trong đó chi phí bình quân dài hạn của
một hãng đạt giá trị nhỏ nhất. Sau đó không tồn tại tính kinh tế của quy mô.
• MES nhỏ liên quan đến cầu ngành: Mức độ cạnh tranh cao.
• MES lớn liên quan đến cầu ngành: Mức độ cạnh tranh thấp.
0
Sản lượng
LAC
B
1,000
A
10
L
A
C
(
$
/
đ
ơ
n
v
ị
)
v1.0014107222 21
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG TÍNH KINH TẾ CỦA QUY MÔ
• Ước lượng thống kê.
• Phương pháp kỹ thuật.
• Điều tra các doanh nghiệp sống sút (Stigler).
v1.0014107222 22
ƯỚC LƯỢNG THỐNG KÊ
• Sử dụng những quan sát về chi phí sản xuất ra 1 sản phẩm trong các doanh nghiệp
ở các mức Q khác nhau.
• Dùng các phương pháp thống kê để xây dựng hàm hồi quy.
Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện.
Nhược điểm:
Các số liệu thu thập là số liệu kế toán khi tính đó chỉ là chi phí kế toán chứ k
phải chi phí kinh tế.
Phân bổ khác nhau do chi phí khác nhau tại các thời điểm khác nhau hạch
toán khác nhau, cách tính khấu hao khác nhau.
v1.0014107222 23
ƯỚC LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT
• Các kỹ sư sản xuất thiết kế theo 1 chuẩn mực ứng với các nhà máy, máy móc thiết
bị và với các mức sản lượng khác nhau ước lượng các chi phí cho mỗi mức Q với
cùng một công nghệ và giá đầu vào.
• Ưu điểm: Sự chính xác của số liệu kỹ thuật.
• Nhược điểm:
Sự khác biệt giữa các cách hạch toán chi phí;
Không thể ước lượng chính xác về chi phí quản lý, phân phối,
v1.0014107222 24
ƯỚC LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐiỀU TRA CÁC DOANH NGHIỆP SỐNG SÓT
• Do Stigler(1958) đưa ra trên cơ sở 1 số giả định:
Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì thị phần ngày càng tăng và ngược lại.
Các doanh nghiệp trong ngành được chia thành các loại quy mô khác nhau để
quan sát tỷ trọng thị trường của mỗi loại rồi ước lượng dạng LAC.
• Nhược điểm: Đưa ra quá nhiều giả định => ít được sử dụng trong thực tế.
v1.0014107222 25
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Nguyên nhân đạt được tính kinh tế của quy mô trong ngành điện là do chi phí cố định
rất cao (chi phí đầu tư ban đầu lớn) và chi phí biến đổi nhỏ. Sau đó sử dụng phương
pháp ước lượng để tìm ra hình dáng đường chi phí bình quân dài hạn để tìm ra các
số liệu ở bảng trên.
v1.0014107222 26
CÂU HỎI MỞ
Nguồn gốc tính kinh tế và phi kinh tế của quy mô? Ưu nhược điểm của các phương pháp
ước lượng tính kinh tế của quy mô?
Trả lời:
• Nguồn gốc tính kinh tế của quy mô:
Mối quan hệ sản xuất kỹ thuật TC = aQb;
Chuyên môn hóa và phân công lao động;
Tính kinh tế theo phạm vi.
• Nguồn gốc tính phi kinh tế của quy mô: Do quản lý.
• Phương pháp ước lượng tính kinh tế của quy mô có 3 cách: thống kê, kỹ thuật và sống sót.
v1.0014107222 27
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Khi chi phí trung bình dài hạn không đổi, chi phí cận biên dài hạn:
A. Bằng chi phí trung bình dài hạn.
B. Nhỏ hơn chi phí trung bình dài hạn.
C. Lớn hơn chi phí trung bình dài hạn.
D. Giảm.
Trả lời:
• Đáp án đúng: A. Bằng chi phí trung bình dài hạn.
• Giải thích: Vì ATC là hằng số thì MC cũng là hằng số.
v1.0014107222 28
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Đường chi phí trung bình dài hạn:
A. Là đường tổng chi phí trung bình ngắn hạn thấp nhất.
B. Đi qua các điểm cực tiểu của tất cả các đường chi phí trung bình ngắn hạn của mỗi
quy mô sản xuất.
C. Dịch chuyển xuống dưới khi chi phí cố định tăng.
D. Là đường bao của các đường chi phí trung bình ngắn hạn.
Trả lời:
• Đáp án đúng: D. Là đường bao của các đường chi phí trung bình ngắn hạn.
• Giải thích: Vì chi phí trung bình dài hạn LAC là đường bao các chi phí trung bình
ngắn hạn
v1.0014107222 29
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Hiệu suất không đổi theo qui mô có nghĩa là tăng lần các đầu vào sẽ làm tăng
lần sản lượng. Hiệu suất tăng theo qui mô xảy ra khi sản lượng tăng hơn gấp lần
khi các đầu vào tăng lần, còn hiệu suất giảm theo qui mô xảy ra khi sản lượng
tăng lên chưa đến lần khi các đầu vào tăng lần.
• Tổng chi phí dài hạn có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng tổng chi phí ngắn hạn, đường chi
phí trung bình dài hạn có dạng hình chữ U và là đường bao các đường chi phí trung
bình ngắn hạn.
• Tính kinh tế của quy mô xảy ra khi qui mô tăng dẫn đến chi phí trung bình giảm.
Nguồn gốc tính kinh tế của quy mô đầu tiên là phát sinh từ mối quan hệ sản xuất kỹ
thuật. Nguồn gốc thứ hai của tính kinh tế của quy mô là chuyên môn hóa và phân
công lao động. Nguồn gốc thứ ba của tính kinh tế của quy mô là tính kinh tế theo
phạm vi. Tính phi kinh tế của quy mô xảy ra khi qui mô tăng dẫn đến chi phí trung
bình tăng. Các nguyên nhân của hiện tượng này là yếu tố về quản lý và địa lý.
• Ước lượng tính kinh tế của quy mô thực chất là xác định dạng của đường chi phí
bình quân dài hạn bằng các phương pháp như: Ước lượng thống kê, Phương pháp
kỹ thuật hay công nghệ và Kỹ thuật điều tra các doanh nghiệp sống sót.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_vi_mo_2_bai_uoc_luong_va_du_bao_chi_phi_h.pdf