Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 (Phần 1)

Mô hình tiền lương cứng nhắc Để lý giải vì sao đường tổng cung ngắn hạn không thẳng đứng, nhiều nhà kinh tế nhấn mạnh tính cứng nhắc của tiền lương danh nghĩa. Tính cứng nhắc của tiền lương có thể do việc quy định tiền lương tối thiểu, sự tham gia của công đoàn vào thị trường lao động Thậm chí ngay trong các ngành không bị ràng buộc bởi những hợp đồng chính thức, các thỏa thuận ngầm giữa công nhân và doanh nghiệp cũng có thể hạn chế sự thay đổi của tiền lương. Tiền lương còn phụ thuộc vào các quy phạm xã hội và quan niệm về công bằng, mà những điều này thường thay đổi rất chậm chạp. Vì các nguyên nhân trên, nhiều nhà kinh tế tin rằng tiền lương danh nghĩa thay đổi chậm chạp hay có tính chất “cứng nhắc” trong ngắn hạn. Mô hình tiền lương cứng nhắc cho chúng ta thấy tiền lương danh nghĩa cứng nhắc có ý nghĩa như thế nào đối với tổng cung. Để tóm tắt mô hình, chúng ta hãy xem điều gì xảy ra với sản lượng được sản xuất ra khi mức giá tăng. 1. Khi tiền lương danh nghĩa cứng nhắc, sự gia tăng mức giá làm giảm tiền lương thực tế, dẫn tới lao động rẻ hơn. 2. Tiền lương thực tế thấp hơn làm cho các doanh nghiệp thuê thêm lao động. 3. Lao động thuê thêm tạo ra nhiều sản lượng hơn.

pdf45 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để phản ứng trước bất cứ sự thay đổi của cung và cầu. Có nhiều bằng chứng cho thấy giá cả không linh hoạt lắm trong ngắn hạn. Các nhà hàng không thay đổi giá các món ăn trong ngày, không tăng giá vào buổi trưa khi đông khách, và giảm giá vào giữa chiều khi vắng khách. Hợp đồng lao động ấn định trước tiền lương cho tháng năm và thường không thay đổi trong những năm hợp đồng còn giá trị. Do đó mô hình về nền kinh tế trong ngắn hạn dựa trên giả thiết giá cả cúng nhắc. 2.1.2. Mô hình tổng cung – tổng cầu Mô hình cung cầu mà chúng ta đã sử dụng để phân tích thị trường bánh mỳ ở chương 1 cung cấp một số hiểu biết cơ bản nhất về kinh tế học. Mô hình này cho thấy cung và cầu về một mặt hàng nào đó đồng thời quyết định giá, lượng hàng bán ra và sự thay đổi của các biến ngoại sinh tác động tới giá cả và sản lượng như thế nào. Ở đây, chúng ta trình bày mô hình cho toàn bộ nền kinh tế - được gọi là mô hình tổng cung-tổng cầu. Mô hình kinh tế vĩ mô này cho phép chúng ta nghiên cứu xem mức giá chung và tổng sản lượng được quy định như thế nào. Nó cũng là phương tiện để xem xét sự tương phản giữa biểu hiện của nền kinh tế trong dài hạn và ngắn hạn. 2.2. Tổng cầu Tổng cầu(AD) biểu hiện mối quan hệ giữa lượng cầu về hàng hóa và mức giá chung. Chúng ta sẽ xem xét lý thuyết về tổng cầu trong các chương tiếp theo. Ở đây chúng ta sử dụng lý thuyết số lượng tiền tệ để thiết lập đường tổng cầu rất đơn giản, dù chưa hoàn chỉnh. Ngoài cách tiếp cận chi tiêu chúng ta còn có cách tiếp cận tổng cầu theo lý thuyết tiền tệ. Theo cách chi tiêu tổng cầu theo mô hình sau: AD = C + Y + G nếu nền kinh tế đóng, AD = C + Y + G + NX trong nền kinh tế mở. 16 Nếu theo lý thuyết tiền tệ từ phương trình số lượng chúng ta xây dựng đường tổng cầu. 2.2.1. Phương trình số lượng và đường tổng cầu. Phương trình số lượng: MV = PY Trong đó M là cung ứng tiền, V là tốc độ lưu thông tiền tệ (tạm thời chúng ta coi là không thay đổi), P là mức giá và Y là lượng sản phẩm. Phương trình này nói rằng cung ứng tiền quyết định giá trị danh nghĩa của sản lượng và giá trị này bằng tích của mức giá và lượng sản phẩm. Phương trình số lượng có thể được viết dưới dạng cung và cầu về số dư tiến thực tế. M/P = (M/P)d = kY Trong đó k = 1/V. Dưới dạng này, phương trình số lượng nói rằng cung về số dư tiền tệ thực tế M/P bằng cầu (M/P)d và mức cầu này tỷ lệ thuận với sản lượng Y. Đối với mỗi mức cung ứng tiền nhất định, phương trình số lượng nói lên mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa mức giá và sản lượng Y. Hình 2-1 cho biết những kết hợp giữa P và Y thỏa mãn phương trình số lượng với mức cung ứng tiền tệ cố định. Nó được gọi là đường tổng cầu. 2.2.2. Tại sao đường tổng cầu lại dốc xuống Căn cứ vào công thức AD = C + I + G + NX thì tiêu dùng C và G phụ thuộc vào mức giá của nền kinh tế, I là hàm của lãi suất, NX tỷ lệ nghịch với tỷ giá hối đoái nhưng giám tiếp phụ thuộc vào mức giá. Tóm lại AD giảm khi mức giá của nền kinh tế tăng lên. Theo phương trình số lượng ta thấy đối với mỗi mức cung tiền nhất định, phương trình số lượng xác định giá trị danh nghĩa của sản lượng PY. Vì vậy, nếu mức giá P tăng, sản lượng Y phải giảm. Có một cách dễ hiểu mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa P và Y là xem xét mối quan hệ giữa khối lượng tiền tệ và giao dịch. Vì chúng ta đã giả định tốc độ lưu thông Y Hình 2.1 Đường tổng cầu AD P Thu nhập, sản lượng 17 tiền tệ không thay đổi, nên cung ứng tiền tệ quyết định giá trị tính bằng tiền của tất cả các giao dịch trong nền kinh tế. Nếu giá cả tăng, mỗi giao dịch cần một lượng tiền nhiều hơn, do đó lượng giao dịch, cùng với nó là lượng hàng hóa và dịch vụ mua được phải giảm. Tương tự, chúng ta có thể xem xét cung và cầu về số dư tiền tệ thực tế. Nếu sản lượng cao hơn, mọi người thực hiện nhiều giao dịch hơn và cần một lựong số dư thực tế M/P lớn hơn. Với mức cung ứng tiền tệ danh nghĩa nhất định, số dư tiền tệ thực tế lớn hơn; số dư tiền tệ thực tế lớn hơn hàm ý mức giá thấp hơn. Ngược lại, nếu mức giá thấp hơn, số dư tiền tệ thực tế lớn hơn; số dư tiền tệ thực tế lớn hơn cho phép thực hiện nhiều giao dịch hơn và như vậy sản lượng cũng phải cao hơn. 2.2.3.Sự dịch chuyển của đường tổng cầu Đường AD được vẽ cho một mức cung tiền nhất định. Nếu lượng cung tiền thay đổi, các cách kết hợp giữa P và Y sẽ thay đổi, nghĩa là đường tổng cầu dịch chuyển. Một số trường hợp dịch chuyển như sau: Nếu ngân hàng trung ương giảm cung tiền. Phương trình số lượng MV = PY cho chúng ta biết biện pháp cắt giảm cung ứng tiền tệ dẫn tới sự giảm sút tương ứng của giá trị sản lượng danh nghĩa PY. Tại mọi mức giá cho trước, lượng sản phẩm sẽ thấp hơn, và tại mỗi mức sản lượng cho trước giá sẽ thấp hơn. Như hình 2-2, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển vào phía trong. Bây giờ nếu ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền. Phương trình số lượng cho chúng ta biết sự gia tăng của PY. Tại mỗi mức giá cho trước, sản lượng sẽ cao hơn, và tại mỗi sản lượng cho trước, mức giá sẽ cao hơn. Như hình 2-3, đường cầu dịch chuyển ra ngoài. Sự biến động của cung tiền không phải là nguồn gốc duy nhất gây ra những biến động của tổng cầu. Ngay khi cung tiền không thay đổi thì đường tổng cầu cũng dịch chuyển do những thay đổi trong tốc độ lưu thông tiền tệ. Những nguyên nhân đó sẽ được phân tích ở các chương tiếp theo. AD2 P Thu nhập, sản lượng Y AD1 Hỉnh 2.2. Sự dịch chuyển vào phía trong của đường tổng cầu 18 2.3. Tổng cung Cả hai đường tổng cung và tổng cầu cùng quy định mức giá và lượng sản phẩm. Tổng cung(AS) biểu thị mối quan hệ giữa lượng cung hàng hóa và dịch vụ và mức giá. Vì giá cả linh hoạt trong dài hạn và cứng nhắc trong thời hạn ngắn, mối quan hệ này phụ thuộc vào khoảng thời gian mà chúng ta xem xét. Chúng ta cần phải nghiên cứu về hai đường cung khác nhau: Đường tổng cung dài hạn (LRAS) và đường tổng cung ngắn hạn (SRAS). Chúng ta cũng cần trình bày bước quá độ từ ngắn hạn sang dài hạn. Dài hạn: Đường tổng cung thẳng đứng Vì mô hình cổ điển mô tả biểu hiện của nền kinh tế trong thời hạn dài, chúng ta xây dựng đường tổng cung dài hạn từ mô hình cổ điển. Trong chương 3, chúng ta đã biết lượng sản phẩm được sản xuất phụ thuộc vào khối lượng tư bản và lao động không đổi, cũng như vào trình độ công nghệ hiện có. Chúng ta có thể miêu tả điều này bằng hàm. YLKFU  ),( Theo mô hình cổ điển, sản lượng không phụ thuộc vào mức giá. Để hiển thị mức sản lượng bằng nhau tại mức giá, chúng ta vẽ đường tổng cung thẳng đứng như trong hình 2-4. Giao điểm của đường tổng cầu và tổng cung thẳng đứng này quyết định mức giá. AD1 P Thu nhập, sản lượng Y AD2 Hỉnh 2.3. Sự dịch chuyển ra phía ngoài của đường tổng cầu. 19 Nếu đường tổng cung là đường thẳng đứng, thì sự thay đổi của tổng cầu chỉ tác động tới giá cả chứ không ảnh hưởng tới sản lượng. Ví dụ nếu cung ứng tiền tệ giảm đường tổng cầu dịch chuyển xuống dưới như hình 2-5. Nền kinh tế chuyển từ giao điểm A sang giao điểm B. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu chỉ tác động tới giá cả. Đường tổng cung thẳng đứng thỏa mãn sự phân đôi cổ điển, vì nó ngụ ý rằng sản lượng độc lập với cung ứng tiền tệ. Mức sản lượng dài hạn Y này được gọi là sản lượng toàn dụng hay sản lượng tự nhiên. Đó là mức sản lượng được tạo ra khi các nguồn lực của nền kinh tế được sử dụng hết, hoặc nói một cách thực tế hơn, khi thất nghiệp ở mức tự nhiên. Ngắn hạn: đường tổng cung nằm ngang. Mô hình cổ điển và đường tổng cung tổng cầu thẳng đứng chỉ áp dụng trong dài hạn. Trong ngắn hạn, một số loại giá cả cứng nhắc, do đó không điều chỉnh khi có những thay đổi của tổng cầu. Tính cứng nhắc này của giá cả hàm ý đường tổng cung ngắn hạn không thẳng đứng. LRAS Y Y Thu nhập, sản lượng P Hình 2.4. Đường tổng cung dài hạn. AD1 AD2 A B LRAS Y Y Thu nhập, sản lượng P Hình 2.5 Sự dịch chuyển của đường cầu trong dài hạn. 20 Chẳng hạn, giả sử các doanh nghiệp đều phát hành bảng giá và chi phí để phát hành rất lớn. Như vậy, tất cả các loại giá đều mắc kẹt ở định mức trước. Tại mức giá đó doanh nghiệp sẵn sang mọi nhu cầu của người mua và họ thuê vừa đủ lao động để sản xuất một lượng hàng hóa bằng nhu cầu của khách hàng. Vì giá cả cứng nhắc, chúng ta biểu thị trường hợp này bằng đường tổng cung nằm ngang như hình 2-6. Trạng thái cân bằng ngắn hạn của nền kinh tế là giao điểm của đường tổng cầu và đường tổng cung ngắn hạn nằng ngang. Trong trường hợp này, sự thay đổi của tổng cầu ảnh hưởng tới sản lượng. Ví dụ, ngân hàng trung ương đột ngột giảm cung ứng tiền, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển vào trong như hình 8-7. Nền kinh tế chuyển từ điểm A sang điểm B. Vì giá cả cứng nhắc, sự dịch chuyển của đường tổng cầu làm sản lượng giảm xuống. Sự suy giảm của tổng cầu làm giảm sản lượng trong ngắn hạn, vì giá cả không thể điều chỉnh ngay lập tức. Sauk hi tổng cầu giảm đột ngột, các doanh nghiệp bị mắc kẹt ở mức giá quá cao. Khi giá cả cao và thu nhập thấp, doanh nghiệp bán được ít sản phẩm hơn. Tình hình này buộc họ phải xa thải lao động và giảm sản lượng. Từ ngắn hạn đến dài hạn Chúng ta có thể tổng kết các kết quả từ phân tích của mình như sau: Trong thời gian ngắn, giá cả cứng nhắc, đường tổng cung gần như nằm ngang và sự thay đổi của tổng cầu tác động tới sản lượng của nền kinh tế. Trong thời gian dài, giá cả linh hoạt đường tổng cung thẳng đứng và sự thay đổi của tổng cầu chỉ tác động tới mức giá. Do Y P SLRAS Thu nhập, sản lượng Hình 2.6 Đường tổng cung ngắn hạn. Hình 2.7 Sự dịch chuyển của đường tổng cầu trong ngắn hạn. P Y AD1 AD2 A B SRAS Thu nhập, sản lượng Mức giá 21 đó, những thay đổi của tổng cầu có tác dụng khác nhau trong quãng thời gian khác nhau. Khi tổng cầu suy giảm nó sẽ tác động như thế nào. Gỉa sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng dài hạn như mô tả trên hình 2-8. Trên hình này có 3 đường: đường tổng cầu, tổng cung ngắn hạn và đường tổng cung dài hạn. Trạng thái cân bằng dài hạn diễn ra tại điểm mà tại đó đường tổng cầu cắt đường tổng cung dài hạn. Gía cả đã điều chỉnh để đạt tới trạng thái cần bằng này. Bởi vậy, nền kinh tế ở trạng thái cân bằng dài hạn, đường tổng cung phải đi qua điểm đó. Bây giờ giả sử ngân hàng trung ương cắt giảm cung ứng tiền tệ và đường tổng cầu dịch chuyển xuống dưới như hình 2-9. Trong ngắn hạn, giá cả cứng nhắc, do đó nền kinh tế chuyển từ điểm A sang điểm B. Sản lượng và việc làm giảm xuống dưới mức tự nhiên. Điều đó hàm ý nền kinh tế chuyển vào thời kỳ sau thoái. Sau một thời gian, tiền lương và giá cả giảm xuống. Khi giá cả từ từ giảm xuống, nền kinh tế chuyển dần xuống dưới dọc theo đường tổng cầu cho tới C, điểm cân bằng dài hạn P Y Hình 2.8 Trạng thái cân bằng dài hạn. Mức giá AD Cân bằng dài hạn SRAS Y Thu nhập, sản lượng LRAS Mức giá P Y AD1 AD2 A B SRAS Y Thu nhập, sản lượng LRAS Mức giá C Hình 8.9. Sự suy giảm của tổng cầu. 22 mới. Tại điểm này (C), sản lượng và việc làm trở lại mức tự nhiên, nhưng giá cả thấp hơn so với trạng thái cân bằng dài hạn cũ (A). 2.4. Chính sách ổn định kinh tế Những biến động của nền kinh tế nói chung bắt nguồn từ những thay đổi của tổng cung và tổng cầu. Các nhà kinh tế gọi những thay đổi ngoại sinh của các đường này cú sốc đối với nền kinh tế. Các cú sốc phá vỡ sự yên tĩnh của nền kinh tế, đẩy sản lượng và việc làm ra khỏi mức tự nhiên của chúng. Mô hình tổng cung và tổng cầu cho thấy các cú sốc gây ra những biến động kinh tế như thế nào. Mô hình tổng cung và tổng cầu này cũng có tác dụng trong việc đánh giá xem chính sách kinh tế vĩ mô tác động tới các cú sốc như thế nào khi nó muốn giảm bớt quy mô biến động. Chính sách ổn định là chính sách của nhà nước nhằm giữ cho sản lượng và việc làm ở mức tự nhiên. Vì cung ứng tiền tệ có tác động mạnh mẽ tới tổng cầu, nên chính sách tiền tệ là một thành tố quan trọng của chính sách ổn định. 2.4.1. Các cú sốc đối với tổng cầu. Tổng cầu có thể thay đổi do những thay đổi trong các biến số của hàm tổng cầu chẳng hạn dòng đầu tư vào Việt Nam tăng lên nhanh do những cải cách môi trường đầu tư tốt hơn, hay người dân tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế tăng tiêu dùng, hay chính phủ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, công trình thủy điện Hãy xét một vị dụ về cú sốc đối với tồng cầu cụ thể: Việc phát minh ra máy rút tiền tự động. Chúng làm cho việc rút tiền trở nên dễ dàng hơn, do đó làm giảm cung cầu về tiền tệ. Gỉa sử trước khi xuất hiện những chiếc máy này, mỗi người mỗi tuần cần phải đến ngân hàng một lần để rút 500 ngàn và chi tiêu dần số tiền đó trong cả tuần, trong trường hợp này, số tiền bình quân được giữ là 250 ngàn. Sau khi có máy rút tiền, mỗi người đến ngân hàng để rút tiền mỗi tuần 2 lần và rút 250 ngàn mỗi lần, cho nên số tiền bình quân được giữ là 125 ngàn. Trong ví dụ này, nhu cầu về tiền tệ giảm ½. Việc giảm nhu cầu về tiền tệ tương đương với sự gia tăng tốc độ lưu thông tiền tệ. Để thấy được điều này, hãy nhớ rằng: M/P = kY. Trong đó 1/V = k. Sự cắt giảm số dư tiền tệ thực tế tại mọi mức sản lượng cho trước hàm ý có sự giảm sút của k hay gia tăng của V. Vì sự xuất hiện của loại máy tiền tư động này cho phép người ta giữ ít tiền hơn trong ví, nên mỗi đồng Việt Nam sẽ quay nhanh hơn. Vì mọi người nhận tiền thường xuyên hơn, nên khoảng thời gian kể từ khi đồng tiền được rút ra khỏi ngân hàng cho đến khi chi tiêu giảm xuống. Như vậy tốc độ lưu thông tăng lên. 23 Nếu cung tiền không thay đổi, thì khi tiền quay vòng nhanh hơn, mức chi tiêu danh nghĩa tăng và đường tổng cầu dịch chuyển ra phía ngoài như trong hình 2-10. Trong ngắn hạn, sự gia tăng tổng cầu làm tăng sản lượng của nền kinh tế và nó gây ra sự bùng nổ về kinh tế. Tại mức giá cũ, các doanh nghiệp giờ đây bán được nhiều sản phẩm hơn. Do vậy, họ thuê thêm lao động, tăng mức sử dụng nhà máy và thiết bị của mình. Theo thời gian, tổng cầu cao đẩy tiền lương và giá cả lên cao. Khi giá cả tăng, lượng cầu về sản phẩm giảm xuống, và nền kinh tế dần dần trở lại mức sản lượng tự nhiên. Nhưng trong bước quá độ tiến tới mức giá cao, sản lượng của nền kinh tế đạt mức cao hơn sản lượng tự nhiên. Ngân hàng trung ương có làm gì để chặn đứng sự bùng nổ này và giữ sản lượng ở mức tự nhiên? Ngân hàng trung ương có thể giảm cung tiền tệ để giảm ảnh hưởng của sự gia tăng tốc độ lưu thông từ đó làm cho tổng cầu ổn định trở lại. Như vậy ngân hàng trung ương có thể kiềm chế thậm chí triệt tiêu ảnh hưởng đối với sản lượng và việc làm của các cú sốc đối với tổng cầu, nếu nó kiểm soát cung ứng tiền tệ một cách khéo léo. Nhưng liệu Ngân hàng trung ương có được năng lực cần thiết hay không, điều này sẽ được giải thích ở chương tranh luận về chính sách vĩ mô. 2.4.2. Những cú sốc với tổng cung. Cũng như các cú sốc với tổng cầu, các cú sốc với tổng cung cũng gây ra những biến động của nền kinh tế. Cú sốc đối với cung là cú sốc ảnh hưởng tới nền kinh tế thông qua tác động tới chi phí sản xuất và qua đó tác động vào giá cả mà các doanh nghiệp quy định. Vì các cú sốc đối với cung có tác dụng trực tiếp tới mức giá, cho nên đôi khi chúng được gọi là cú sốc giá cả. Có thể nêu ra một số ví dụ:  Khi hạn hán tàn phá mùa màng – lượng cung về lương thực giảm, làm cho giá lương thực tăng. P AD1 A C SRAS Y Thu nhập, sản lượng LRAS M ứ c gi á B AD2 Hình 8.10. Sự gia tăng của tổng cầu 24  Luật bảo vệ môi trường yêu cầu các doanh nghiệp phải giảm mức ô nhiễm – họ chuyển chi phí tăng thêm cho khách hàng dưới hình thức giá cả cao hơn.  Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ quốc tế - bằng cách hạn chế cạnh tranh, các nhà sản xuất lớn có thể tăng giá dầu thế giới. Tất cả các trường hợp trên đều là những cú sốc bất lợi đối với cung. Cú sốc cung thuận lợi, chẳng hạn như sự tan rã của các tổ chức độc quyền dầu mỏ quốc tế, sẽ làm giảm chi phí và giá cả. Hình 2-11 cho thấy cú sốc cung bất lợi ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển lên trên. (cú sốc cung có thể làm giảm sản lượng tự nhiên và như vậy nó làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn sang trái, nhưng ở đây chúng ta bỏ qua ảnh hưởng này). Nếu tổng cầu được giữ không đổi, nền kinh tế được chuyển từ A tới B: mức giá tăng lên và sản lượng giảm xuống dưới mức tự nhiên. Đó chính là hiện tượng lạm phát đi kèm suy thoái, vì nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái(sản lượng giảm) trong khi phải chịu lạm phát(tăng giá) Mức giá Y P A SRAS2 Y Thu nhập, sản lượng LRAS B AD SRAS1 Hình 2.11. Cú sốc bất lợi với cung . Y P A SRAS2 Y Thu nhập, sản lượng LRAS C AD1 SRAS1 AD2 Hình 2.12. Thích ứng với cú sốc bất lợi. 25 Trước cú sốc cung bất lợi, nhà hoạch định chính sách có trách nhiệm kiểm soát tổng cầu, chẳng hạn ngân hàng trung ương, sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn giữa hai phương án. Phương án thứ nhất, được minh họa trên hình 2-12 là giữ cho tổng cầu không thay đổi. Trong trường hợp này, sản lượng và việc làm thấp hơn mức tự nhiên. Có khả năng giá cả giảm để phục hồi mức toàn dụng tại mức giá như cũ (điểm A). Như tác hại của quá trình này là cuộc suy thoái đau đớn. Phương án hai được minh họa bằng hình 2-13. Phương án này yêu cầu phải mở rộng tổng cầu để đưa nền kinh tế tới mức tự nhiên nhanh chóng hơn. Nếu gia tăng tổng cầu diễn ra đồng thời với cú sốc cung, nền kinh tế nhanh chóng chuyển từ A tới C. Trong trường hợp này, người ta nói ngân hàng trung ương đã thích ứng với cú sốc cung. Tất nhiên, nhược điểm của phương án này là giá lien tục tăng lên. Không thể điều chỉnh tổng cầu để vừa duy trì mức toàn dụng, vửa giữ cho giá cả ổn định. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao đường AD dốc xuống? 2. Hãy giải thích tác động của bịên pháp tăng cung ứng tiền tệ trong ngắn hạn và dài hạn? 3. Tại sao ngân hàng trung ương dễ ứng xử hơn với cú sốc cầu hơn cú sốc cung? 26 Chương 3 - TỔNG CẦU – LÝ THUYẾT SẢN LƯỢNG 3.1. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế giản đơn 3.1.1. Mô hình tổng chi tiêu dự kiến trong nền kinh tế giản đơn Do trong nền kinh tế chỉ có hai tác nhân và đóng cửa vì vậy mô hình tổng chi tiêu dự kiến của chúng ta chỉ có hai thành tố là khoản tiền dự kiến chi tiêu của các hộ gia đình (C) và khoản tiền dự kiến đầu tư (I), có nghĩa là chúng ta áp dụng cách tiếp cận chi tiêu. Tổng chi tiêu dự kiến là toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và các doanh nghiệp dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của mình trong một thời gian nhất định. Vậy tổng chi tiêu dự kiến sẽ là: AE = C + I (3-1) Trước hết, nhắc lại yếu tố tiêu cùng (C), như đã biết thu nhập của tất cả các hộ gia đình nhận được trong nền kinh tế bằng sản lượng của nền kinh tế. Các hộ gia đình phân phối thu nhập của mình giữa tiêu dùng và tiết kiệm. Giả định rằng mức tiêu dùng chỉ phụ thuộc trực tiếp vào thu nhập khả dụng, khi thu nhập khả dụng càng cao thì mức tiêu dùng càng lớn. Nên mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập được gọi là hàm tiêu dùng. YMPCCC . Trong đó C gọi là tiêu dùng tự định hay tiêu dùng tối thiểu, MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên. Vì tiêu dùng và tiết kiệm là 2 bộ phận trong thu nhập của người tiêu dùng nên các nhà kinh tế quan tâm tới mức thay đổi của chi tiêu khi thu nhập tăng thêm một đồng. Mức thay đổi của tiêu dùng khi thu nhập tăng thêm 1 đồng gọi là khuynh hướng tiêu dùng cận biên (MPC), thực chất MPC chính là đạo hàm bậc nhất của hàm tiêu dùng theo Y. Giá trị của MPC nằm trong khoảng 0 và 1. Cho nên nếu hộ gia đình nhận thêm 1 đồng thu nhập họ sẽ tiết kiệm một phần số tiền này. Bây giờ nhắc lại một vài nét về đầu tư (I). Doanh nghiệp mua hàng hóa đầu tư để bổ sung vào khối lượng tư bản của họ và thay thế tư bản hiện có do hư hỏng trong quá trình sản xuất và các hộ gia đình mua nhà mới. Các hoạt động đó gọi là đầu tư. Đầu tư phụ thuộc vào lãi suất vì để một dự án đầu tư có lãi, thì lợi nhuận thu được phải cao hơn chi phí. Lãi suất phản ánh chi phí về vốn tài trợ cho đầu tư, việc tăng lãi suất làm giảm số dự án đầu tư có lãi, bởi vậy nhu cầu về hàng đầu tư giảm. 27 Các doanh nghiệp có một số cơ hội đầu tư khác nhau với mức thu nhập kỳ vọng khác nhau. Các doanh nghiệp so sánh thu nhập từ các dự án này với chi phí vay để tài trợ cho chúng - nói cách khác là với chính lãi suất. Lãi suất là chi phí đầu tư. Mối quan hệ giữa lãi suất thực tế và và đầu tư thể hiện bằng phương trình I = I (r). Đồ thị của hàm đầu tư dốc xuống, vì lãi suất tăng, lượng cầu về đầu tư giảm. Tạm thời chúng ta giả định đầu tư dự kiến không đổi: II  Bây giờ chúng ta đã có hai thành phần của mô hình, thay trở lại ta có : IYMPCCAE  . Phương trình trên cho thấy chi tiêu dự kiến là một hàm của thu nhập Y, mức ngoại sinh của đầu tư dự kiến I. Sau khi đã xác định được mô hình tổng cầu trạng thái cân bằng trong nền kinh tế giản đơn sẽ được xem xét. 3.1.2. Nền kinh tế trong trạng thái cân bằng Giả định rằng nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng, khi đó chi tiêu thực hiện bằng chi tiêu dự kiến. Chi tiêu thực hiện hay sản lượng thực tế về hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế Y bằng tổng thu nhập như đã nói ở chương 2. Có thể viết điều kiện cân bằng này như sau: Chi tiêu thực hiện = chi tiêu dự kiến. Y = AE Đường 450 trên hình 3-1 biểu thị các điểm cân bằng khi điều kiện này đúng. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế nằm ở điểm A, nơi đường chi tiêu dự kiến cắt đường 450. Quá trình cân bằng của nền kinh tế diễn ra như thế nào ? Đối với các doanh nghiệp, hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh. Những thay đổi không dự kiến của hàng tồn kho làm cho doanh nghiệp thay đổi mức sản xuất, qua đó làm thay đổi mức thu nhập và chi tiêu. Khi các doanh nghiệp bán được ít sản phẩm Y Y = AE Thu nhập cân bằng Thu nhập sản lượng E C h i t iê u d ự k iế n 450 Thu nhập cân bằng ICAE  AE A Hình 3.1. Trạng thái cân bằng tại A, điểm có thu nhập bằng chi tiêu dự kiến. 28 hơn so với dự kiến, hàng tồn kho của họ tự động tăng lên. Ngược lại, khi doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn so với dự kiến, hàng tồn kho của họ giảm xuống. Những thay đổi không dự kiến này trong hàng tồn kho được coi là một khoản chi tiêu của doanh nghiệp, nên chi tiêu thực hiện có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức chi tiêu dự kiến. Quá trình điều chỉnh tới trạng thái cần bằng Nếu các doanh nghiệp đang sản xuất ở mức Y1, chi tiêu dự kiến AE1 thấp hơn mức sản xuất, do vậy hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên. Khi hàng tồn kho tăng lên quá mức buộc doanh nghiệp phải giảm quy mô sản xuất. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp đang sản xuất ở mức Y2, chi tiêu dự kiến AE2 vượt quá quy mô sản xuất, do đó hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm đi. Hàng tồn kho giảm nhanh quá mức thúc đẩy doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất. Xác định mức sản lượng cân bằng Nếu với các giả định như trên ta có : IYMPCCY  . => MPC IC Y    1 Ví dụ: Giả sử trong một nền kinh tế đóng và không có sự tham gia của Chính phủ được xác định bởi các phương trình sau : C = 150 + 0.75 (Y-T) I = 50 Hãy xác định mức sản lượng cân bằng ? Y=AE Thu nhập cân bằng Thu nhập sản lượng E C h i ti êu d ự k iế n 450 Giảm hàng tồn kho dự kiến ICAE  AE Y1 AE1 Y2 AE2 Tăng hàng tồn kho dự kiến Y A Hình 9-2. Quá trình điều chỉnh tới trạng thái cần bằng Hình 3.2 29 Tóm lại, mô hình trên chỉ ra phương thức xác định thu nhập Y tại mức đầu tư dự kiến I và trong điều kiện không có sự tham gia của chính phủ. Chúng ta có thể sử dụng mô hình này để chỉ ra cách thức điều chỉnh thu nhập, khi một trong các biến ngoại sinh thay đổi. 3.1.3. Mô hình số nhân Từ công thức (3-6) khi xác định mức sản lượng cân bằng : MPC IC Y    1 Hãy đặt : MPC m   1 1 Ta có : )( ICmY  Hệ số m trong công thức trên được gọi là số nhân chi tiêu, cũng là hệ số góc của đường thu nhập. Ý nghĩa của nó là nếu chi tiêu C hay đầu tư I thay đổi 1 đơn vị thì thu nhập tăng lên m đơn vị. Vì MPC có giá trị trong khoảng [0-1] hay 10  MPC nên luôn 1m . Khi MPC thay đổi dù rất nhỏ thì m cũng khuyếch đại Y nhiều lần. Bây giờ giả sử tiêu dùng của các hộ gia đình tăng lên một lượng ΔC, do thu nhập của họ tăng lên. Trong chương 8 chúng ta đã nói đến tác động từ hiệu ứng của thu nhập làm cầu tăng và đường tổng cầu dịch chuyển lên trên. Nếu tiêu dùng tăng thêm một lượng bằng C, đường AE sẽ dịch chuyển lên phía trên một khoảngC, như trên hình 3-3. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế chuyển từ điểm A đến điểm B. Y Y = AE C AE1 =Y1 AE2 = Y2 Thu nhập sản lượng E C h i ti êu d ự k iế n 450 AE  Y  Y A B A E 1 = = Y 1 A E 2 = Y 2 Hình 3-3. Sự gia tăng mức tiêu dùng 30 Đồ thị cho thấy, mức tăng tiêu dùng của hộ gia đình thậm chí còn làm tăng thu nhập với quy mô lớn hơn. Nghĩa là, Y lớn hơn G. Tỷ số Y/G được gọi là số nhân chi tiêu của hộ gia đình : nó cho biết thu nhập tăng thêm bao nhiêu khi tiêu dùng của các hộ gia đình tăng thêm một đồng. Tại sao tăng tiêu dùng có tác dụng khuyếch đại thu nhập ? Lý do là theo hàm tiêu dùng, thu nhập cao hơn dẫn tới mức tiêu dùng cao hơn. Vì chi tiêu của hộ gia đình tăng thêm làm tăng thu nhập, cho nên cũng làm tăng tiêu dùng, tiếp đó làm tăng thu nhập hơn nữa, sau đó lại làm tăng tiêu dùng và v,v Do vậy trong mô hình này, mức tăng tiêu dùng của hộ gia đình tạo ra mức tăng thu nhập lớn hơn. Số nhân này có độ lớn bao nhiêu ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy theo dõi từng bước diễn ra trong quá trình thay đổi của thu nhập. Quá trình này bắt đầu khi tiêu dùng của hộ gia đình tăng thêm một lượng C. Mức tăng chi tiêu này dẫn đến thu nhập tăng thêm một lượng C. Sự gia tăng thu nhập như vậy làm cho tiêu dùng tăng thêm một lượng bằng MPC xC, trong đó MPC là khuynh hướng tiêu dùng cận biên. Mức tăng tiêu dùng đến lượt nó lại làm tăng chi tiêu và thu nhập. Mức tăng thu nhập bằng MPC xC lần thứ hai này tiếp tục làm tăng tiêu dùng một lượng bằng MPC (MPC x C) và bản thân nó lại làm tăng chi tiêu và thu nhập, v,v quá trình cứ tiếp diễn như vậy từ tiêu dùng tới thu nhập, sau đó tới tiêu dùng tiếp diễn vô hạn. Hiệu ứng tổng cộng đối với thu nhập là : Thay đổi ban đầu trong mức tiêu dùng của hộ gia đình = C Thay đổi đầu tiên trong tiêu dùng = MPC x C. Thay đổi vòng hai trong tiêu dùng = MPC2 x C. Thay đổi vòng 3 trong tiêu dùng = MPC3 x C. Y = (1 + MPC + MPC2 + MPC3 +)C Nhân tử mua hàng của chính phủ bằng Y/C = 1 + MPC + MPC2 + MPC3 + Vế trái là một cấp số nhân vô hạn. Kết quả tình được cho phép chúng ta viết như sau : Y/C = 1/(1 - MPC) Ví dụ, nếu khuynh hướng tiêu dùng cận biên là 0,6; nhân tử sẽ bằng Y/C = 1 + 0,6 + 0,62 + 0,63 + = 1/(1- 0,6) = 2,5 Nghĩa là cứ một đồng tăng thêm tiêu dùng của hộ gia đình làm cho thu nhập cân bằng tăng thêm 2,5 đồng. Từ mô hình này chúng ta thấy : 31 Tổng chi tiêu dự kiến, bao gồm về tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình và cầu về hàng hóa về đầu tư của các doanh nghiệp. Ảnh hưởng từ sự thay đổi của tiêu dùng và đầu tư tới tổng cầu. Trong điều kiện giá cả không đổi và tổng cung là cho trước thì tổng chi tiêu quyết định sản lượng cân bằng ngắn hạn của nền kinh tế. Sản lượng cân bằng là sản lượng tại đó tổng chi tiêu dự kiến đúng bằng sản lượng thực tế sản xuất ra trong nền kinh tế. Tại trạng thái cân bằng này đầu tư dự kiến bằng tiết kiệm dự kiến. Tổng cầu, hay tiêu dùng và đầu tư, tác động đến sản lượng theo mô hình số nhân. Trong đó, một sự thay đổi nhỏ trong tổng cầu có thể dẫn đến một thay đổi lớn hơn trong sản lượng. Độ lớn của số nhân phụ thuộc vào độ lớn của xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC). 3.1.4. Nghịch lý của tiết kiệm Bây giờ chúng ta đã thấy ảnh hưởng từ mức tiêu dùng của các hộ gia đình tới sản lượng của nền kinh tế qua mô hình số nhân. Khi muốn tăng sản lượng của nền kinh tế, thông thường các nhà hoạch định sẽ áp dụng chính sách kích thích sự mở rộng sản xuất, thực hiện nhiều dự án. Việc tài trợ vốn cho các dự án này làm cầu vốn vay tăng lên do vậy phải tiết kiệm nhiều hơn. Cũng từ chương 4 chúng ta đã thấy mối quan hệ giữa tiêu dùng của hộ gia đình với tiết kiệm quốc dân, thông qua tiết kiệm cá nhân. Khi muốn tăng tiết kiệm thì phải giảm tiêu dùng của hộ gia đình. Như sự cắt giảm tiêu dùng này theo mô hình số nhân lại ảnh hưởng làm giảm sản lượng của nền kinh tế. Như vậy mục tiêu của việc tăng tiết kiệm để tăng sản lượng thông qua đầu tư đã tạo ra tác động ngược chiều làm triệt tiêu sự gia tăng sản lượng từ tiêu dùng. Và người ta gọi đó là nghịch lý của tiết kiệm. Bây giờ chúng ta sẽ mở rộng hơn mô hình đơn giản trên, đưa thêm yếu tố Chính phủ vào mô hình, và xét xem tổng cầu, sản lượng sẽ thay đổi thế nào. 3.2. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế đóng 3.2.1. Chi tiêu của chính phủ và tổng chi tiêu dự kiến Khi tham gia vào nền kinh tế với tư cách là một tác nhân kinh tế, Chính phủ cần phải chi tiêu để mua sắm nhiều hàng hóa và dịch vụ. Chính phủ phải thu thuế để có nguồn thu nhằm trang trải các khoản chi tiêu của mình. Chi tiêu của Chính phủ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ, vì thuế ảnh hưởng lớn quyết định chi tiêu của hộ gia đình, nên chính sách tài chính của Chính phủ có tác động lớn đến tổng cầu và sản lượng. 32 Chúng ta sẽ xét tác động của yếu tố Chính phủ bằng những mô hình tổng chi tiêu dự kiến từ đơn giản đến phức tạp. Khi Chính phủ dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ, tổng chi tiêu dự kiến của nền kinh tế sẽ tăng lên và phương trình bây giờ thêm thành tố thứ 3. Lúc này tổng chi tiêu dự kiến sẽ bằng : AE = C+ I + G Trong đó G - Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ. Nếu chi tiêu của Chính phủ dự kiến tăng, tổng chi tiêu dự kiến sẽ tăng lên. Nhưng chi tiêu của Chính phủ thay đổi thì mức sản lượng của nền kinh tế sẽ thế nào ? Trước tiên hãy coi dự kiến chi tiêu của Chính phủ là một biến ngoại sinh, đầu tư dự kiến không đổi và tạm thời để dễ nghiên cứu hãy cho thuế hay T = 0, nên thu nhập khả dụng bằng thu nhập. Do vậy : GG  MPCxYCC  Với C là hệ số chặn và là tự tiêu dùng. Chúng ta viết lại phương trình (3-3) : MPCxYGICAE  Tại trạng thái cân bằng của nền kinh tế chi tiêu dự kiến bằng chi tiêu hiện thực và bằng sản lượng của nền kinh tế, tức AE = Y. MPCxYGICY  => GICMPCY  )1( => )1( MPC GIC Y    Hay )( GICmY  Từ (3-10) cho thấy chi tiêu của Chính phủ cũng có số nhân bằng số nhân chi tiêu và đầu tư. Thực vậy, khi trong nền kinh tế, tiêu dùng và đầu tư của hộ gia đình và các doanh nghiệp không thay đổi, thì một sự thay đổi nhỏ trong chi tiêu của Chính phủ cũng dẫn đến một thay đổi lớn trong sản lượng, do tác động của số nhân chi tiêu. Rõ nhất điều này khi kinh tế rơi vào suy thoái, lúc đó sự gia tăng của tiêu dùng và đầu tư bằng 0 hay ΔC = ΔI = 0, khi đó Chính phủ kích cầu bằng việc tăng tiêu dùng của mình lên một lượng ΔG. Khi đó ΔY = m. ΔG hay m G Y    33 Nếu MPC = 0.6 thì m = 2.5 nếu chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ tăng 1 đồng thì sản lượng của nền kinh tế tăng 2.5 đồng. 3.2.2. Thuế và tổng chi tiêu dự kiến Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình thì Chính phủ phải thu thuế. Khi Chính phủ thu thuế, thu nhập có khả dụng của người dân giảm đi, do vậy họ sẽ quyết định tiêu dùng ít đi. Tuy nhiên, Chính phủ còn thực hiện chi tiêu bằng chuyển giao thông qua trợ cấp xã hội và do đó làm tăng thu nhập khả dụng của dân cư. Chúng ta tập trung vào thuế ròng (từ đây sẽ gọi tắt là thuế), thuế ròng là phần chênh lệch giữa thuế của Chính phủ và chuyển giao. Hay T = TA – TR Trong đó T - Thuế ròng, TA - Thuế, và TR- Các khoản chuyển giao. Chúng ta thấy thuế ròng là một hàm của thu nhập. Khi thu nhập tăng, thuế ròng tự động tăng lên vì số thu về thuế tăng lên, mặc dù thuế suất không thay đổi. Để đơn giản, coi thuế là biến ngoại sinh và phụ thuộc vào chính sách tài chính. Từ đó ta có : TT  GG  Do vậy tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào thu nhập khả dụng (Y -T) chứ không vào chỉ thu nhập như trường hợp trên. Hàm tiêu dùng sẽ là : )( TYMPCCC  Với việc coi dự kiến chi tiêu của Chính phủ là một biến ngoại sinh, đầu tư dự kiến không đổi, đẳng thức (3-3) được viết lại như sau : GITYMPCCAE  )( Hay )( TYMPCGICAE  Tại trạng thái cân bằng của nền kinh tế chi tiêu dự kiến bằng chi tiêu hiện thực và bằng sản lượng của nền kinh tế, tức AE = Y. )( TYMPCGICY  Từ đây ta có : )1()1( MPC GIC Tx MPC MPC Y      Nếu các nhân tố khác không thay đổi, bây giờ thuế giảm đi một lượng là ΔT biến đổi công thức chúng ta có : MPC MPC T Y     1 – MPC/(1-MPC) là số nhân thuế vì nó cho biết khi thuế thay đổi 1 đồng thì sản lượng thay đổi bao nhiêu khi các yếu tố khác không đổi. Ví dụ với MPC = 0.6 thì số 34 nhân thuế là [-0.6/(1-0.6)] = -1.5 nghĩa là khi Chính phủ tăng hay giảm thuế 1 đồng thì sản lượng giảm đi hay tăng lên 1,5 đồng. Còn 1/(1-MPC) là số nhân chi tiêu mua hàng của Chính phủ như đã biết ở trên. Có điểm đáng lưu ý là số nhân về thuế mang dấu âm hàm ý thuế có tác dụng ngược chiều với thu nhập và sản lượng. Khi thuế tăng lên, thu nhập và sản lượng giảm đi. Và ngược lại, khi Chính phủ giảm thuế, thu nhập và sản lượng tăng lên. Trong khi chi tiêu mua hàng có tác động dương hay thuận chiều. Xét về giá trị tuyệt đối thì số nhân chi tiêu mua hàng của Chính phủ lớn hơn số nhân thuế vì MPC có giá trị nằm trong khoảng [0,1]. Cùng với việc tăng chi tiêu Chính phủ thêm 1 đồng và tăng thuế thêm 1 đồng để bù đắp thâm hụt do tăng chi tiêu, và MPC = 0.6. Ví dụ trên cho thấy khi đó sản lượng tăng 2.5 đồng trong khi tăng thuế làm giảm sản lượng 1.5 đồng, kết quả là sản lượng tăng 1 đồng đúng bằng mức tăng chi tiêu của Chính phủ. Như vậy nếu tăng chi tiêu của Chính phủ và tăng thuế cùng một lượng thì sản lượng tăng một lượng bằng mức tăng chi tiêu, có thể chứng minh bằng cách thay vào công thức. Trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập : Bây giờ xét trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập. Nói cách khác, thuế là một hàm của thu nhập : T = t.Y trong đó t là lãi suất. Do đó thu nhập khả dụng Y – T = Y – t.Y = (1-t)Y. Khi đó hàm tiêu dùng có dạng : YtMPCCC )1(  Với việc coi dự kiến chi tiêu của chính phủ là một biến ngoại sinh, đầu tư dự kiến không đổi, đẳng thức (3-3) được viết lại như sau. YtMPCGICAE )1(  Tại trạng thái cân bằng của nền kinh tế chi tiêu dự kiến bằng chi tiêu hiện thực và bằng sản lượng của nền kinh tế, tức AE = Y. Ta có )( )1)(1 1 GICx tMPC Y    Đẳng thức (3-13) cho thấy trong nền kinh tế đóng, tác dụng của việc tăng chi tiêu của Chính phủ đến sản lượng cân bằng cũng giống như tác dụng của việc hộ gia đình tăng thêm tiêu dùng và hãng tăng thêm đầu tư vậy. 3.3. Tổng chi tiêu dự kiến và sản lượng cân bằng của nền kinh tế mở Cho đến điểm này của nghiên cứu, vai trò và những ảnh hưởng của thương mại quốc tế chưa được đề cập. Điều này phù hợp với một nền kinh tế có độ mở cửa, có mức tham gia vào thương mại quốc tế không cao. Nhưng với một nền kinh tế mở cửa 35 cao. Độ mở của nền kinh tế được thể hiện qua quan hệ so sánh giữa tổng kim ngạch xuất khẩu và GDP, hay tổng FDI so với GDP Hoạt động thương mại quốc tế ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân. Xuất khẩu giúp cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất thì nhập khẩu ảnh hưởng tới thị trường trong nước và qua đó chúng ảnh hưởng tới sản lượng và thu nhập của nền kinh tế. 3.3.1. Xuất, nhập khẩu và tổng chi tiêu dự kiến Phần trên chúng ta đã thiết lập được mô hình phản ánh tổng chi tiêu của nền kinh tế đóng. Trong nền kinh tế đóng, toàn bộ sản lượng được bán trong nước nhằm thỏa mãn cho các khoản chi tiêu dự kiến: tiêu dùng, đầu tư và mua hàng của Chính phủ theo phương trình: AE = C + I + G Trong điều kiện kinh tế mở cửa với sự hoạt động mạnh của thương mại quốc tế và phân công lao động nên người ta sẽ lựa chọn sản xuất những hàng hóa và dịch vụ có lợi thế và đem xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mà người nước ngoài dự kiến mua hàng hóa và dịch vụ của chúng ta. Nghĩa là vế phải của phương trình trên sẽ có thêm thành tố thứ 4 là xuất khẩu và ký hiệu là EX. Đồng thời sản lượng của nền kinh tế không thể đáp ứng hết những nhu cầu của các tác nhân trong nền kinh tế hoặc cũng có thể do không có lợi thế sản xuất trong nước nên chúng ta sẽ lựa chọn nhập khẩu và vì thế mọi người sẽ dự kiến khoản chi tiêu cho nhập khẩu. Để cân bằng phương trình trên sẽ cộng thêm một thành tố dự kiến nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, ký hiệu là IM. Nên ta có phương trình : IM + AE = C + I + G + EX Vì để mua hàng nhập khẩu, chúng ta phải chi tiêu một bộ phận của chi tiêu trong nước C + I + G và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài không phải là bộ phận sản lượng của nền kinh tế, nên trong phương trình, phần chi tiêu cho hàng nhập khẩu mang dấu trừ. Nếu xuất khẩu ròng là hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu, phương trình : AE = C + I + G + EX – IM Nhân tố nào ảnh hưởng tới xuất khẩu và nhập khẩu? Với nền kinh tế mở, xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài chứ không phụ thuộc vào thu nhập trong nước. Chẳng hạn nó phụ thuộc vào thu nhập của người nước ngoài hay tỷ giá hối đoái. Để đơn giản ở đây chúng ta coi xuất khẩu là ngoại sinh không ảnh hưởng tới sản lượng : X EX 36 Ngược lại, nhập khẩu từ bên ngoài có liên quan tới sản lượng hay thu nhập của nền kinh tế chẳng hạn nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất nội địa hay hàng hóa tiêu dùng cho hộ gia đình, thậm chí khi thu nhập tăng thì cầu về hàng hóa nhập khẩu tăng. Nghĩa là nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập theo phương trình sau : IM = MPM. Y Trong đó, MPM - xu hướng nhập khẩu cận biên. Xu hướng nhập khẩu cận biên cho biết khi thu nhập quốc dân tăng lên một đơn vị, mức chi thêm cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu. 3.3.2. Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở AE = C + I + G + EX – IM xYMPMtMPCXGICAE ])1([  Tại trạng thái cân bằng của nền kinh tế chi tiêu dự kiến bằng chi tiêu hiện thực và bằng sản lượng của nền kinh tế, tức AD = Y. Ta có )( )1)(1 1 XGICx MPMtMPC Y    MPMtMPC  )1)(1 1 được gọi là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở. So với số nhân trong nền kinh tế đóng, số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở còn phụ thuộc vào MPM- Xu hướng nhập khẩu cận biên. Khi xu hướng này càng lớn, số nhân càng nhỏ, điều này cho thấy, hàng hóa nhập khẩu có thể làm giảm sản lượng trong nước và do đó ảnh hưởng đến việc làm, thất nghiệp trong nước. Ví dụ : Một nền kinh tế cho bởi các phương trình sau C = 100 + 0.75(Y-T), I = 50 T = 40 + 0.2Y G = 330 IM = 100 + 0.1Y EX = 150 1. Hãy lập phương trình đường tổng chi tiêu dự kiến và tính sản lượng cân bằng ? 2. Nếu Chính phủ tăng tiêu dùng thêm 60, đồng thời hạn chế xuất khẩu làm IM giảm 20, các hộ gia đình cắt giảm tiêu dùng 30. Tìm số nhân và sản lượng ở cân bằng mới. 37 3.4. Từ tổng chi tiêu tới tổng cầu 3.4.1. Cách xác định đường tổng cầu từ tổng chi tiêu Ở chương 2, những biến động kinh tế được nghiên cứu thông qua mô hình tổng cung và tổng cầu, các mô hình tổng cầu theo cách tiếp cận chi tiêu, trạng thái cân bằng và cách xác định sản lượng của nền kinh tế. Bây giờ chúng ta sẽ xây dựng đường tổng cầu mà trong chương trước chúng ta đã nói tới. Hãy bắt đầu từ câu hỏi nếu giá cả thay đổi thì tổng cầu và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi thế nào ? Quay trở lại chương 2 như đã biết khi giá cả thay đổi, do ảnh hưởng của hiệu ứng của tài sản, hiệu ứng của lãi suất và hiệu ứng của tỷ giá hối đoái tại mỗi mức giá cho trước thì tổng chi tiêu cũng thay đổi ứng với mỗi mức thu nhập, nếu giá cả cao hơn thì tổng chi tiêu sẽ thấp hơn và nếu mức giá thấp hơn thì tổng chi tiêu cao hơn. Ngoài ra người tiêu dùng cũng tối đa hóa lợi ích bằng quyết định tiêu dùng nhiều hay ít trong hiện tại và tương lai tùy theo mức giá tương đối giữa hiện tại và tương lai. Khi giá cả cao hơn hay giá tăng từ P0 tới P1 thì đường tổng chi tiêu dịch chuyển xuống dưới, điểm cân bằng dịch chuyển từ A tới B và sản lượng cân bằng giảm từ Y0 về Y1 như phần trên hình 3-4. Hình phía dưới ứng với mức giá P0 ban đầu và mức sản AE(P0) Y = AE AE 450 B A AE(P1) 0 Hình 3.4 Cách xây dựng đường tổng cầu từ tổng chi tiêu Y E P A B AE0 P1 P0 AD Y1 Y0 Y Thu nhập sản lượng Y1 Y0 38 lượng Y0 tại A và ứng với mức giá P1 cao hơn và mức sản lượng Y1 thấp hơn tại B. Nối hai điểm này ta có đường cầu dốc xuống. 3.4.2. Hạn chế của cách tiếp cận chi tiêu Chúng ta tập trung vào phân tích các nhân tố quyết định sản lượng của nền kinh tế dựa trên tổng cầu, chưa nhắc tới vai trò của tổng cung. Khi nghiên cứu tổng cầu chúng ta đã thấy vai trò của nó khi trong việc quyết định sản lượng của nền kinh tế, nhưng lưu ý vai trò này của tổng cầu chỉ có ý nghĩa khi nền kinh tế còn dư nhiều nguồn lực chưa được sử dụng. Nghĩa là khi có nhiều tư bản, đất đai và lao động chưa sử dụng thì việc gia tăng tổng cầu sẽ tạo ra cầu để mua hết số hàng hóa dịch vụ được tạo ra bởi các yếu tố đó. Với những nước đang phát triển khi còn dư thừa nguồn lực chưa sử dụng hết thì mở rộng tổng cầu có ý nghĩa lớn. Nếu nguồn lực bị hạn chế khi nền kinh tế đã sử dụng ở mức toàn dụng thì chúng ta phải đưa đường tổng cung vào mô hình và kết hợp để xem xét. Sự thay đổi của đường tổng cung sẽ làm thay đổi mức sản lượng cân bằng và giá mà chúng ta đã nói ở chương 8. 3.5. Chính sách tài chính và tổng cầu Sự thay đổi của tổng cầu đã làm thay đổi sản lượng, việc làm, mức giá của nền kinh tế và tạo ra những biến động của nền kinh tế. Ở chương 4 chúng ta cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách tới thị trường tài chính, tới nền kinh tế và đã thấy chính sách tài chính có thể ảnh hưởng tới tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Nhưng trong ngắn hạn chính sách này lại tác động chủ yếu tới tổng cầu. Chương 8 đã giúp chúng ta biết những nguyên nhân làm thay đổi tổng cầu, đây là cơ sở để nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tài chính đối với tổng cầu. Chính sách tài chính là một trong những công cụ trong hệ thống các chính sách kinh tế nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu hay thuế của Chính phủ. Như vậy có thể coi các biện pháp nhằm thay đổi chi tiêu hay thuế của Chính phủ là hoạt động nhằm thực thi chính sách tài chính. Nói khác đi cơ chế hoạt động của chính sách tài chính thông các thay đổi chi tiêu của Chính phủ và thuế. Trong thực tế chính sách tài chính này đã được các Chính phủ vận dụng khá thành công và đang là một trong những công cụ chủ yếu để điều chỉnh nền kinh tế. Trước hết chúng ta nghiên cứu chính sách tài chính chủ động của Chính phủ. Chính phủ có thể lựa chọn việc tăng hay giảm chi tiêu của mình, cũng như giảm hay tăng thuế, hay lựa chọn một trong hai cách đó để mở rộng hay cắt giảm tổng cầu để ổn định kinh tế. Như chương 8 đã trình bày sản lượng tăng lên nếu Chính phủ lựa chọn cách kích thích tổng cầu thông qua tăng chi tiêu, cắt giảm thuế hay kết hợp cả hai. Cách này được gọi là chính sách tài chính mở rộng. Ngược lại, nếu một chính 39 sách tài chính dẫn tới cắt giảm tổng cầu thông qua cắt giảm chi tiêu hay tăng thuế, cách này được gọi là chính sách tài chính thu hẹp. 3.5.1 Chính sách tài chính mở rộng Chúng ta bắt đầu bằng tình huống mà trong đó sản lượng lệch về bên trái so với sản lượng tự nhiên, tức là đang thấp hơn sản lượng tự nhiên. Khi nền kinh tế rơi vào trạng thái này như chương 1 đã cho thấy, khi đó các nguồn lực của nền kinh tế chưa toàn dụng. Trong trạng thái này các nhà hoạch định cần đưa ra các biện pháp giúp huy động các nguồn lực nhiều hơn vào sản xuất nhằm phục hồi dần nền kinh tế và đưa nó trở lại trạng thái ban đầu nền kinh tế. Tình huống trên thể hiện trên hình 3-4, ban đầu sản lượng của nền kinh tế là Y0 dưới mức tiềm năng Y*. Nguyên nhân do nền kinh tế rơi vào suy thoái nên sản lượng của nền kinh tế thấp, kéo theo thất nghiệp chu kỳ do các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng hay đóng cửa. Trước tình trạng đó Chính phủ phản ứng lại bằng việc kích cầu, như chương 8 đã nói, thông qua tăng chi tiêu để mua thêm đường xá, cầu cống, cảng biển do vậy lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên tại mỗi mức giá cho trước. Điều này làm đường tổng cầu dịch chuyển lên trên từ AE0 tới AE1 một khoảng ΔG và cân bằng mới dịch chuyển từ A tới B và sản lượng tăng từ mức Y0 tới mức tiềm năng Y* một lượng đúng bằng G MPC Y    1 1 Chính phủ giảm thuế đi một lượng ΔT thì biện pháp này cũng giống như tăng chi tiêu kích thích tổng cầu tăng sản lượng một lượng tuyệt đối T MPC MPC Y    1 đưa sản lượng tới mức tiềm năng. AE1 Hình 3.5. Tác động của chính sách tài chính mở rộng Y Y = AE G Y0 Y* Thu nhập sản lượng E 450 AE  Y A B AE0 40 Như vậy chính sách tài chính mở rộng tạo ra sự kích thích tổng cầu đưa nền kinh tế từ trạng thái suy thoái tới trạng thái tiềm năng. Tuy nhiên Chính phủ có thể áp dụng cùng lúc hai biện pháp hay riêng rẽ tùy theo yêu cầu và điều kiện ngân sách của mình. 3.5.2 Chính sách tài chính thắt chặt Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân chi tiêu quá mức so với sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, như tại điểm A ở phần dưới của hình 3-5. Do cung không thể đáp ứng cầu vì hạn chế nguồn lực trong việc mở rộng sản xuất nên giá tăng nhanh chóng. Đứng trước trạng thái này của nền kinh tế, các nhà hoạch định sẽ phản ứng ra sao ? Phần trên của hình 3-5 thể hiện quá trình phản ứng của các nhà hoạch định nhằm cắt giảm mức chi tiêu của nền kinh tế thông qua việc tăng thuế hay giảm chi tiêu của Chính phủ, tức là điều chỉnh chính sách tài chính theo hướng thắt chặt. Việc cắt giảm chi tiêu hay tăng thuế sẽ làm giảm chi tiêu của nền kinh tế và do đó làm giảm lượng cầu tại mỗi mức giá cho trước, vì vậy đường tổng chi tiêu xuống dưới. Nếu cắt giảm chi tiêu của Chính phủ một lượng là ΔG, thì đường AE cũng dịch chuyển xuống dưới một khoảng như vậy từ AE0 tới AE1. Nếu tăng thuế thì cũng tạo Y Hình 3.6. Tác động của việc thắt chặt chính sách tài chính Y AS0 E P  Y B A P0 P1 AD0 AD1 AE0 Y = AE G Y* Y1 Thu nhập sản lượng E 450 AE  Y B A AE1 0 Y* Y1 Thu nhập sản lượng 41 ra sự tác động tương tự nhưng chỉ có điều đường tổng chi tiêu AE sẽ xoay quanh điểm gốc O. Do cắt giảm chi tiêu như vậy đường tổng cầu dịch chuyển sang trái, sản lượng giảm xuống mức tự nhiên từ Y1 tới Y*. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tổng chi tiêu là gì ? Tại sao nói tổng chi tiêu thực chất là tổng cầu ? 2. Các thành tố của tổng chi tiêu ? 3. Mức sản lượng cân bằng được xác định như thế nào ? 4. Trạng thái cân bằng và quá trình tiến tới trạng thái cân bằng diễn ra như thế nào ? 5. Nhân tố nào làm cho đường tổng chi tiêu dịch chuyển ? 6. Số nhân chi tiêu là gì ? Tại sao sự thay đổi trong chi tiêu hay thuế của chính phủ, thay đổi đầu tư ảnh hưởng tới sản lượng cân bằng ? 7. Mối quan hệ giữa đường tổng chi tiêu và đường tổng cầu ? Khi đường tổng chi tiêu dịch chuyển thì đường tổng cầu sẽ thế nào ? 8. Chính sách tài chính mở rộng và thu hẹp khác nhau thế nào ? 42 Chương 4 - TỔNG CUNG 4.1. Bốn mô hình tổng cung Trong mục này, chúng ta trình bày bốn mô hình nổi bật về tổng cung gần với trình tự ra đời của chúng. Trong tất cả các mô hình, đường tổng cung ngắn hạn không thẳng đứng, vì thị trường có một số tính chất không hoàn hảo. Kết quả, sự dịch chuyển của đường tổng cầu làm cho sản lượng tạm thời lệch khỏi mức tự nhiên. Cả 4 mô hình đều dựa vào một phương trình tổng cung có dạng: )( ePPYY   ; 0 Trong đó Y là sản lượng, Y là mức sản lượng tự nhiên, P là mức giá và Pe là mức giá dự kiến (hay kỳ vọng về giá cả). Phương trình này cho biết sản lượng lệch khỏi mức tự nhiên khi mức giá lệch khỏi mức giá dự kiến. Tham số  cho biết sản lượng phản ứng như thế nào đối với những thay đổi bất ngờ của mức giá. 1/ là độ dốc của đường tổng cung. Mỗi mô hình chỉ ra một nguyên nhân khác nhau nằm trong phương trình này. Nói cách khác, mỗi mô hình nhấn mạnh một nguyên nhân nhất định làm cho sản lượng biến động cùng với những biến động bất ngờ của giá cả. Mô hình tiền lương cứng nhắc Để lý giải vì sao đường tổng cung ngắn hạn không thẳng đứng, nhiều nhà kinh tế nhấn mạnh tính cứng nhắc của tiền lương danh nghĩa. Tính cứng nhắc của tiền lương có thể do việc quy định tiền lương tối thiểu, sự tham gia của công đoàn vào thị trường lao động Thậm chí ngay trong các ngành không bị ràng buộc bởi những hợp đồng chính thức, các thỏa thuận ngầm giữa công nhân và doanh nghiệp cũng có thể hạn chế sự thay đổi của tiền lương. Tiền lương còn phụ thuộc vào các quy phạm xã hội và quan niệm về công bằng, mà những điều này thường thay đổi rất chậm chạp. Vì các nguyên nhân trên, nhiều nhà kinh tế tin rằng tiền lương danh nghĩa thay đổi chậm chạp hay có tính chất “cứng nhắc” trong ngắn hạn. Mô hình tiền lương cứng nhắc cho chúng ta thấy tiền lương danh nghĩa cứng nhắc có ý nghĩa như thế nào đối với tổng cung. Để tóm tắt mô hình, chúng ta hãy xem điều gì xảy ra với sản lượng được sản xuất ra khi mức giá tăng. 1. Khi tiền lương danh nghĩa cứng nhắc, sự gia tăng mức giá làm giảm tiền lương thực tế, dẫn tới lao động rẻ hơn. 2. Tiền lương thực tế thấp hơn làm cho các doanh nghiệp thuê thêm lao động. 3. Lao động thuê thêm tạo ra nhiều sản lượng hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo_2_phan_1.pdf
Tài liệu liên quan