Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 (Phần 2)

Tại sao thị trường lại kỳ vọng có phá giá? Có nhiều lý do có thể xảy ra: (i)Nội tệ được định giá quá cao, có thể do π > π* [định giá quá cao: ε > giá trị cân bằng dài hạn, có thể giải quyết bằng π < π*] (ii)Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài [⇒ tăng vay nợ nước ngoài đòi hỏi phải có thặng dư thương mại trong tương lai để trả nợ] (iii)Điều kiện trong nước đòi hỏi i thấp hơn [ví dụ như suy thoái kỳ vọng, có thể do kết quả của những khó khăn tài chính (ngân hàng yếu kém)] (iv)Thiếu thiện chí và khả năng bảo vệ tỉ giá cố định [không đủ dự trữ ngoại tệ] d. Phản ứng của chính phủ trước những kỳ vọng của thị trường như vậy (tấn công đầu cơ chẳng hạn)? Trường hợp phổ biến: (i) Chính phủ ra tuyên bố trấn an rằng các yếu tố nền tảng là vững mạnh và vẫn duy trì cam kết bảo vệ tuyệt đối tỉ giá hối đoái cố định. (ii) Ngân hàng trung ương tăng i nhưng thường là ở mức thấp hơn cần thiết để bù đắp mức phá giá kỳ vọng. Kéo theo dòng vốn ồ ạt chảy ra ngoài do các nhà đầu tư tài hính cho rằng trái phiếu nước ngoài là hấp dẫn hơn. Ngân hàng trung ương mua nội tệ (hay bán ra ngoại tệ) kéo theo giảm dần dự trữ ngoại hối. (iii) Cuối cùng chọn lựa là phải chấp nhận i rất cao hay phải thực hiện theo kỳ vọng của thị trường: phá giá. (i quá cao sẽ có tác động gây thiệt hại rất lớn).

pdf26 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42 Chương 4 - TỔNG CUNG 4.1. Bốn mô hình tổng cung Trong mục này, chúng ta trình bày bốn mô hình nổi bật về tổng cung gần với trình tự ra đời của chúng. Trong tất cả các mô hình, đường tổng cung ngắn hạn không thẳng đứng, vì thị trường có một số tính chất không hoàn hảo. Kết quả, sự dịch chuyển của đường tổng cầu làm cho sản lượng tạm thời lệch khỏi mức tự nhiên. Cả 4 mô hình đều dựa vào một phương trình tổng cung có dạng: )( ePPYY   ; 0 Trong đó Y là sản lượng, Y là mức sản lượng tự nhiên, P là mức giá và Pe là mức giá dự kiến (hay kỳ vọng về giá cả). Phương trình này cho biết sản lượng lệch khỏi mức tự nhiên khi mức giá lệch khỏi mức giá dự kiến. Tham số  cho biết sản lượng phản ứng như thế nào đối với những thay đổi bất ngờ của mức giá. 1/ là độ dốc của đường tổng cung. Mỗi mô hình chỉ ra một nguyên nhân khác nhau nằm trong phương trình này. Nói cách khác, mỗi mô hình nhấn mạnh một nguyên nhân nhất định làm cho sản lượng biến động cùng với những biến động bất ngờ của giá cả. Mô hình tiền lương cứng nhắc Để lý giải vì sao đường tổng cung ngắn hạn không thẳng đứng, nhiều nhà kinh tế nhấn mạnh tính cứng nhắc của tiền lương danh nghĩa. Tính cứng nhắc của tiền lương có thể do việc quy định tiền lương tối thiểu, sự tham gia của công đoàn vào thị trường lao động Thậm chí ngay trong các ngành không bị ràng buộc bởi những hợp đồng chính thức, các thỏa thuận ngầm giữa công nhân và doanh nghiệp cũng có thể hạn chế sự thay đổi của tiền lương. Tiền lương còn phụ thuộc vào các quy phạm xã hội và quan niệm về công bằng, mà những điều này thường thay đổi rất chậm chạp. Vì các nguyên nhân trên, nhiều nhà kinh tế tin rằng tiền lương danh nghĩa thay đổi chậm chạp hay có tính chất “cứng nhắc” trong ngắn hạn. Mô hình tiền lương cứng nhắc cho chúng ta thấy tiền lương danh nghĩa cứng nhắc có ý nghĩa như thế nào đối với tổng cung. Để tóm tắt mô hình, chúng ta hãy xem điều gì xảy ra với sản lượng được sản xuất ra khi mức giá tăng. 1. Khi tiền lương danh nghĩa cứng nhắc, sự gia tăng mức giá làm giảm tiền lương thực tế, dẫn tới lao động rẻ hơn. 2. Tiền lương thực tế thấp hơn làm cho các doanh nghiệp thuê thêm lao động. 3. Lao động thuê thêm tạo ra nhiều sản lượng hơn. 43 Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức giá và sản lượng hàm ý đường tổng cung dốc lên trong thời gian tiền lương danh nghĩa chưa điều chỉnh. Để trình bày vấn đề tổng cung đưới hình thức chặt chẽ, chúng ta hãy giả định rằng các lao động và doanh nghiệp thương lượng, sau đó đi đến nhất trí về tiền lương danh nghĩa trước khi họ biết mức giá là bao nhiêu vào thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. Các bên thương lượng – lao động và doanh nghiệp – đều có mục tiêu về tiền lương thực tế. Mục tiêu có thể là mức lương thực tế làm cân bằng cung và cầu về lao động. Chúng ta có thể nói chắc chắn hơn rằng nó phụ thuộc vào một loạt các yếu tố giữ cho tiền lương thực tế cao hơn mức cân bằng – sức mạnh của công đoàn, các cân nhắc về tiền lương hiệu quả và những yếu tố khác mà chúng ta đã bàn tới trong chương phần thất nghiệp trước đây. Hai bên quy định tiền lương danh nghĩa W dựa trên tiền lương dự kiến w và kỳ vọng kỳ vọng của mình về mức giá Pe. Tiền lương danh nghĩa mà họ quy định là W = w x Pe Phương trình này cho thấy tiền lương thực tế lệch khỏi mục tiêu của nó nếu mức giá hiện hành không bằng mức dự kiến. Nếu mức giá hiện hành cao hơn dự kiến tiền lương thực tế thấp hơn mục tiêu; nếu mức giá hiện hành thấp hơn dự kiến, tiền lương thực tế cao hơn mục tiêu. Gỉa định cuối cùng của mô hình là lượng cầu về lao động quyết định việc làm. Nói cách khác, quá trình thương lượng giữa công nhân và doanh nghiệp không quyết định trước mức lao động được thuê, mà thay vào đó, lao động đồng ý cung ứng lượng lao động mà doanh nghiệp muốn thuê tại mức lương đã quy định từ trước. Chúng ta mô tả các quyết định thuê lao động của doanh nghiệp bằng hàm cầu về lao động. L = Ld (W/P) Hàm cầu này cho biết tiền lương thực tế càng thấp, các doanh nghiệp thuê càng nhiêu lao động. Đường cầu về lao động vẽ trong phần (a) hình 4-1. Sản lượng được xác định bởi hàm sản xuất. Y = F(L) Hàm này nói rằng các doanh nghiệp thuê càng nhiều lao động, thì sản lượng được tạo ra càng nhiều. Kết luận này được mô tả trên hình 4-1(b). Phần (c) của hình 4-1 vẽ đường tổng cung phản ánh tình hình nêu trên. Sự thay đổi không dự kiến trước của giá cả làm cho tiền lương thực tế tách rời mục tiêu. Đến lượt nó, sự thay đổi của tiền lương thực tế lại tác động tới lượng lao động được thuê và sản lượng được sản xuất ra. Đường tổng cung có thể viết dưới dạng. )( ePPYY   Sản lượng lệch khỏi mức tự nhiên của nó khi mức giá lệch mức giá dự kiến. 44 Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân Mô hình tiếp theo về đường tổng cung ngắn hạn cũng tập trung vào thị trường lao động. Nhưng không giống như mô hình tiền lương cứng nhắc, mô hình nhận thức sai lầm của lao động giả định tiền lương tự do biến động để cân bằng cung cầu. Gỉa định then chốt là lao động tạm thời hiểu sai về tiền lương danh nghĩa và thực tế. Hai thành phần cấu thành mô hình nhận thức sai lầm của công nhân là cung và cầu về lao động. Vẫn như trước, lượng cầu về lao động phụ thuộc vào tiền lương thực tế. Ld = Ld (W/P) Đường cung lao động là một đường mới: LS = LS (W/Pe) Phương trình này cho biết lượng cung về lao động phụ thuộc vào tiền lương thực tế mà lao động dự kiên. Các lao động biết tiền lương danh nghĩa W của họ, nhưng không biết mức giá chung P. Khi quyết định làm việc họ suy đoán dựa trên cơ sở tiền lương thực tế dự kiến – nó bằng tiền lương danh nghĩa W chia cho kỳ vọng của họ về mức giá Pe . Chúng ta có thể biểu thị tiền lương thực tế dự kiến như sau: W/P1 W/P2 L1 L2 L Lao động L=Ld (W/P) W/P (a) Nhu cầu về lao động Y2 L1 L2 L Lao động Y=F(L) Y (b) Hàm sản suất Y1 P2 Y1 Y2 Y Thu nhập, sản lượng )( ePPYY   P (c) Đường tổng cung P1 Hình 4.1. Mô hình tiền lương cứng nhắc. 45 W/Pe =W/P x P/Pe Tiền lương thực tế dự kiến là tích của tiền lương thực tế hiện hành W/P và nhận thức sai lầm của công nhân về mức giá được tính P/Pe. Để hiểu được yếu tố nào quy định cung về lao động, chúng ta có thể dùng biểu thức sau đây thay thế cho W/Pe. Ls =Ls (W/P x P/Pe ) Lượng cung về lao động phụ thuộc vào tiền lương thực tế và mức độ sai lầm trong nhận thức của lao động. Để hiểu ý nghĩa của mô hình này đối với tổng cung, hãy xem xét trạng thái cân bằng trên thị trường lao động vẽ trên hình 4-2. Thông thường, đường cầu về lao động dốc xuống, đường cung lao động dốc lên và tiền lương điều chỉnh để cân bằng cung cầu. Hãy chú ý rằng vị trí của đường cung lao động – và cả trạng thái cân bằng của thị trường lao động – phụ thuộc vào mức độ nhận thức sai lầm của lao động P/Pe. Khi mức giá P tăng, hai phản ứng có thể xảy ra. Nếu lao động đã dự kiến được sự thay đổi, thì Pe tăng tỷ lệ thuận với P. Trong trường hợp này, cả cung và cầu về lao động không đổi. Tiền lương thực tế và việc làm vẫn như cũ. Tiền lương danh nghĩa tăng thêm một lượng bằng sự gia tăng của mức giá. Ngược lại, giả sử mức giá tăng, nhưng lao động không nhận thức được. Trong trường hợp đó, Pe như cũ. Khi đó, lao động sẵn sàng cung ứng lao động nhiều hơn tại mọi mức lương thực tế, bởi vì họ tin rằng tiền lương thực tế của họ cao hơn mức thực hiện. Sự gia tăng của P/Pe làm dịch chuyển đường cung về lao động ra phía ngoài, như hình 4-3. Sự dịch chuyển ra phía ngoài của đường cung về lao động làm giảm tiền lương thực tế và tăng việc làm. Về cơ bản, việc tăng tiền lương danh nghĩa do tăng giá làm cho lao động nghĩ rằng tiền lương thực tế của họ cao hơn và vì thế họ cung ứng lao động nhiều hơn. Trên thực tế, tiền lương danh nghĩa tăng ít hơn mức giá. Có thể giả định rằng doanh nghiệp được thông tin tốt nhất và đầy đủ về lao động và nhận biết được sự giảm sút của tiền lương thực tế, nên họ thuê nhiều lao động hơn để tạo ra nhiều sản lượng hơn. W/P L0 L Lao động Ls = LS (W/P x P/Pe ) Ld = Ld (W/P ) W0 /P0 Hình 4.2. Mô hình hận thức sai lầm của lao động: trạng thái cân bằng trên thị trường lao động. 46 Tóm lại mô hình nhận thức sai lầm của lao động nói rằng sự chênh lệch giữa mức giá hiện hành và mức giá dự kiến làm cho lao động thay đổi mức cung ứng lao động của họ. Mô hình cũng đưa ra đường tổng cung cũng giống như mô hình tiền lương cứng nhắc. )( ePPYY   Sản lượng lệch khỏi mức tự nhiên khi mức giá lệch khỏi mức giá dự kiến. Mô hình thông tin không hoàn hảo Mô hình thứ ba về tổng cung là Mô hình thông tin không hoàn hảo. Nó cũng giả định thị trường tự cân bằng và đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn khác nhau do có nhận thức sai lầm ngắn hạn về giá cả. Nhưng khác với mô hình nhận thức sai lầm của lao động, nó không giả định rằng doanh nghiệp được thông tin tốt hơn các lao động. Dưới dạng đơn giản nhất, mô hình này không phân biệt giữa lao động và doanh nghiệp. Mô hình thông tin không hoàn hảo giả định mỗi nhà cung cấp trong nền kinh tế sản xuất một loại hàng hóa duy nhất và tiêu dùng nhiêu loại hàng hóa khác nhau. Vì số lượng hàng hóa quá lớn, các nhà cung cấp không thể quan sát được tất cả các loại giá cả tại mọi thời điểm. Họ theo dõi chặt chẽ giá cả của sản phẩm mà do họ sản xuất ra hay cung cấp nhưng không theo dõi chặt chẽ giá cả hàng hóa mà họ tiêu dùng. Do thông tin không hoàn hảo, đôi khi họ lẫn lộn giữa sự thay đổi của mức giá chung và sự thay đổi của giá tương đối. Sự lẫn lộn này tác động đến quyết định cung cấp của họ và tạo ra mối quan hệ có tính chất ngắn hạn giữa mức giá và sản lượng. Hãy xem xét quyết định mà một nhà cung cấp cá biệt phải đưa ra, ví dụ một người nông dân trồng lúa gạo. Vì anh ta nhận được thu nhập từ việc bán lúa gạo và dùng thu nhập đó để mua hàng hóa và dịch vụ, lượng lúa gạo mà anh ta quyết định sản xuất phụ thuộc vào giá tương đối của lúa gạo cao, anh ta sẽ làm việc nhiều và cho ra nhiêu lúa gạo hơn. Nếu giá tương đối của lúa gạo thấp, anh ta thích nghi nhanh hơn và sản xuất ít lúa gạo hơn. Ls1 W/P Mức tăng việc làm L Lao động Ld w Ls2 Hình 4-3. Mô hình nhận thức sai lầm của lao động: sự gia tăng bất ngờ của mức giá 47 Nhưng đáng tiếc là khi đưa ra quyết định sản xuất của mình, anh ta không biết giá tương đối của lua gạo. Là người sản xuất lúa gạo anh ta theo dõi thị trường lúa gạo một cách chặt chẽ và luôn biết giá danh nghĩa của lúa gạo. Nhưng anh không biết giá cả của tất cả các hàng hóa khác trong nền kinh tế. Anh ta ước lượng giá tương đối của lúa gạo bằng cách sử dụng giá danh nghĩa của lúa gạo và kỳ vọng về mức giá chung. Hãy xem xét phản ứng của nông dân khi tất cả giá cả trong nền kinh tế đều tăng, trong đó có giá lúa gạo. Một khả năng là người nông dân dự kiến có sự thay đổi này của giá cả. Khi quan sát thấy có sự gia tăng của giá lúa gạo, anh ta kết luận giá tương đối của nó không thay đổi và vì thế không làm việc nhiều nữa. Khả năng khác là người nông dân không dự kiến mức giá tăng (hoặc tăng bao nhiêu). Khi thấy có sự gia tăng trong giá lúa gạo, anh ta không biết các loại giá cả khác có tăng hay không (trong trường hợp này giá tương đối của lúa gạo không thay đổi) hay chỉ có giá lúa gạo tăng (trong trường hợp này giá tương đối của lúa gạo cao hơn). Kết luận hợp lý là mỗi loại tăng một ít. Nói cách khác, khi thấy có sự tăng giá danh nghĩa của lúa gạo, người nông dân kết luận giá tương đối của lúa gạo đã tăng lên một ít. Anh ta làm việc nhiều hơn để cho ra nhiều lúa gạo hơn. Người nông dân sản xuất lúa gạo của chúng ta không phải là người duy nhất hành động như vậy. Khi mức giá bất ngờ tăng lên, tất cả các nhà cung cấp trong nền kinh tế đều quan sát thấy sự gia tăng của hàng hóa mà họ sản xuất. Tất cả sẽ suy luận hợp lý, nhưng sai lầm rằng giá cả tương đối của hàng hóa mà họ cung cấp tăng lên. Họ làm việc nhiều hơn để cho ra nhiều lúa gạo hơn. Tóm lại, mô hình thông tin không hoàn hảo khẳng định rằng khi giá cả cao hơn dự kiến, các nhà cung cấp tăng sản lượng của họ. Mô hình có đường tổng cung dưới dạng mà chúng ta đã viết: )( ePPYY   Sản lượng lệch khỏi mức tự nhiên khi mức giá lệch khỏi mức giá dự kiến. Mô hình giá cả cứng nhắc Mô hình thứ 4 và cuối cùng về tổng cung là mô hình giá cả cứng nhắc. Nó nhấn mạnh rằng doanh nghiệp không điều chỉnh ngay lập tức giá cả mà họ quy định để đáp lại những thay đổi của nhu cầu. Để hiểu ý nghĩa của giá cả cứng nhắc đối với tổng cung, trước hết chúng ta phải xem xét lại quá trình định giá của doanh nghiệp cá biệt. Sau đó, chúng ta có thể tổng hợp quyết định của nhiều doanh nghiệp lại để có đường tổng cung. Hãy xem xét quyết định của doanh nghiệp duy nhất, có sự kiểm soát độc quyền nào đó đối với giá cả mà nó quy định. Gía p mà doanh nghiệp muốn quy định phụ thuộc vào hai biến kinh tế vĩ mô: 48  Mức giá chung P. Mức giá cao hơn hàm ý chi phí của doanh nghiệp cao hơn. Do đó, mức giá chung càng cao, doanh nghiệp càng muốn định giá cao hơn cho sản phẩm của họ.  Mức tổng thu nhập Y. Mức thu nhập cao hơn làm tăng nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp. Vì chi phí cận biên tăng khi mức sản xuất cao hơn, nên nhu cầu càng lớn, doanh nghiệp càng muốn định giá cao hơn. Chúng ta viết giá mà doanh nghiệp muốn quy định như sau: )( YYaPp  Trong đó a là tham số lớn hơn không. Phương trình này nói rằng giá mong muốn p phụ thuộc vào mức giá chung P và mức chênh lệch sản lượng so với sản lượng tự nhiên )( YY  Bây giờ có 2 doanh nghiệp. Một có giá cả linh hoạt: họ luôn đặt giá theo phương trình này. Một số khác có giá cúng nhắc: họ công bố trước giá của mình dựa trên nhận định về điều kiện kinh tế. Các doanh nghiệp này đặt giá theo phương trình: )( eee YYaPp  Trong đó ký hiệu “e” chỉ kỳ vọng của biến số. Để đơn giản hóa, chúng ta hãy giả định các doanh nghiệp này dự kiến sản lượng ở mức tự nhiên, nên biểu thức cuối cùng )( ee YYa  ,bằng không. Khi đó, các doanh nghiệp này định giá P = Pe Nghĩa là họ định giá của mình dựa trên mức giá mà họ dự kiến các doanh nghiệp khác quy định. Chúng ta có thể sử dụng quy tắc định giá của hai nhóm doanh nghiệp để rút ra phương trình tổng cung. Để làm điều này, chúng ta tính mức giá chung trong nền kinh tế - nó là số bình quân gia quyền của giá cả do hai nhóm quy định. Nếu s là tỷ trọng doanh nghiệp có giá cứng nhắc và (1-s) là tỷ trọng doanh nghiệp có giá linh hoạt, mức giá chung sẽ là: )]()[1( YYaPssPP e  Biểu thức thứ nhất là giá của các doanh nghiệp có giá cứng nhắc được gia quyền bằng tỷ trọng của họ trong nền kinh tế và biểu thức thứ 2 là giá cả của các doanh nghiệp có giá cả linh hoạt nhân với tỷ trọng của họ. Bây giờ, biến đổi công thức chúng ta có: )]](/)1[( YYsasPP e  Có thể giải thích 2 vế của phương trình như sau:  Khi các doanh nghiệp dự kiến mức giá cao, họ sẽ dự kiến chi phí cao. Các doanh nghiệp định giá trước sẽ quy định giá của họ cao. Gía cả cao này làm cho các doanh nghiệp khác cũng định giá cao. Do đó, mức giá dự kiến cao dẫn tới mức giá hiện hành cao. 49  Khi sản lượng cao, nhu cầu về hàng hóa cũng cao. Các doanh nghiệp có giá cả linh hoạt quy định giá của họ cao, dẫn đến mức giá cao. Tác động của sản lượng tới mức giá phụ thuộc vào tỷ trọng các doanh nghiệp có giá cả linh hoạt. Do đó mức giá chung phụ thuộc vào mức giá dự kiến và sản lượng. Sau khi biến đổi, chúng ta có thể đưa ra phương trình xác định mức giá chung về dạng quen thuộc sau: )( ePPYY   Trong đó ])1/[( ass  Giống như các mô hình khác, mô hình giá cứng nhắc nói rằng độ lệch của sản lượng so với mức tự nhiên gắn với độ lệch của mức giá so với mưc giá dự kiến. Mặc dù mô hình giá cứng nhắc nhấn mạnh thị trường hàng hóa, chúng ta hãy xem xét điều gì xảy ra trên thị trường lao động. Nếu giá cả của một doanh nghiệp cứng nhắc trong ngắn hạn, thì khi đó việc giảm tổng cầu sẽ làm giảm số lượng sản phẩm mà họ có thể bán. Do đó, doanh thu của doanh nghiệp bị giảm, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và giảm nhu cầu về lao động. Doanh nghiệp phản ứng lại sự suy giảm doanh thu bằng cắt giảm sản xuất và nhu cầu về lao động. Không giống như trong mô hình tiền lương cứng nhắc và mô hình nhận thức sai lầm của lao động, trong mô hình giá cả cứng nhắc, những biến động của sản lượng có liên quan tới sự dịch chuyển của đường tổng cầu về lao động. Do sự dịch chuyển này của đường tổng cầu về lao động. việc làm, sản xuất và tiền lương thực tế, tất cả đều di chuyển theo cùng một hướng. Như vậy, tiền lương thực tế có thể có tính chất thuận với chu lỳ. Tóm tắt và ý nghĩa Hình 4-5 liệt kê 4 mô hình về tổng cung và tính chất không hoàn hảo của thị trường mà mỗi mô hình đã sử dụng để lý giải vì sao đường tổng cung ngăn hạn không thẳng đứng. Hình này phân loại mô hình theo 2 đặc trưng. Thứ nhất, mô hình có giả định thị trường tự cân bằng? nghĩa là tiền lương và giá cả có thể tự do thay đổi để cân bằng cung và cầu hay không. Thứ hai, mô hình coi thị trường lao động hay thị trường hàng hóa là nơi phát sinh ra tính chất không hoàn hảo của thị trường. Cần lưu ý rằng các mô hình tổng cung này không nhất thiết phải mâu thuẫn với nhau. Chúng ta không nhất thiết phải chấp nhận một mô hình và bác bỏ những mô hình khác. Thế giới có thể có cả 4 loại tính chất không hoàn hảo của thị trường và tất cả đều góp phần tạo ra biểu hiện của tổng cung ngắn hạn. Mặc dù 4 mô hình về tổng cung khác nhau ở các giả định và điểm nhấn mạnh của chúng, ý nghĩa của chúng đối với nền kinh tế tương tự nhau. Tất cả đều có thể tóm tắt bằng phương trình. )( ePPYY   50 Phương trình này được minh họa trên hình 4.4. Nó gắn độ lệch của sản lượng so với mức tự nhiên với độ lệch của mức giá so với mức giá dự kiến. Nếu mức giá cao hơn mức giá dự kiến, sản lượng cao hơn mức tự nhiên của nó. Nếu mức giá thấp hơn mức giá dự kiến, sản lượng thấp hơn mức tự nhiên của nó. Hình 4.5 sử dụng phương trình tổng cung này để chỉ ra phản ứng của nền kinh tế đối với sự gia tăng bất ngờ của tổng cầu. Trong ngắn hạn, điểm cân bằng chuyển từ điểm A tới B. Sự gia tăng tổng cầu làm cho mức giá tăng lên trên mức dự kiến tăng, cho nên đường tổng cung dịch chuyển lên trên. Vì mức giá dự kiến tăng, điểm cân bằng của nền kinh tế chuyển từ điểm B tới C. Nền kinh tế quay trở lại mức sản lượng tự nhiên nhưng với mức giá còn cao hơn. 4.2. Lạm phát thất nghiệp và đường phillips Hai mục tiêu của nhà hoạch định chính sách kinh tế là lạm phát thấp và thất nghiệp thấp. Ở đây, chúng ta phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp được Pe E Hình 4.4. Đường tổng cung ngắn hạn. Sản lượng lệch khỏi mức tự nhiên khi mức giá lệch khỏi mức giá dự kiến AS1 AD2 P A B C AS2 AD1 Y Y Thu nhập, sản lượng Sự gia tăng dài hạn của mức giá Sự gia tăng ngắn hạn của mức giá Hình 4.5. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu Khi tổng cầu bất ngờ tăng lên, mức giá tăng cao hơn mức giá dự kiếnvà sản lượng tăng cao hơn mức tự nhiên. Tình hình này làm cho nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn từ điểm A tới điểm B. Trong dài hạn, mức giá dự kiến tăng, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển lên phía trên và sản lượngtrở lại mức tự nhiên ở điểm C. Bằng cách đó, sự dịch chuyển của đường tổng cầu dẫn tới những biến động ngắn hạn của sản lượng Y Y Thu nhập, sản lương )( ePPYY   Đường tổng cung ngắn hạn P 51 gọi là đường Phillips. Đường Phillips cho thấy có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp nằm sau đường tổng cung ngắn hạn. Đường Phillips chỉ là cách biểu diễn khác của tổng cung. Đường tổng cung ngắn hạn chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ lệ thuận giữa mức giá và sản lượng. Vì lạm phát là tỷ lệ giữa thay đổi của mức giá và thất nghiệp biến động ngược chiều với sản lượng, cho nên đường tổng cung cũng nói lên mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp. Đường Phillips biểu thị mối quan hệ nghịch này. Đường Phillips khẳng định rằng tỷ lệ lạm phát - tức tỷ lệ phần trăm thay đổi của mức giá - phụ thuộc vào 3 yếu tố: 1. Lạm phát dự kiến. 2. Độ lệch của thất nghiệp so với mức tự nhiên, được gọi là thất nghiệp chu kỳ. 3. Các cú sốc cung. Ba yếu tố này được biểu thị bằng phương trình sau:   )( ne uu Lạm phát = lạm phát dự kiến - (  x thất nghiệp chu kỳ) + cú sốc cung. Trong đó  > 0 là một tham số. Chú ý dấu trừ trước thất nghiệp chu kỳ: thất nghiệp cao có xu hướng giảm lạm phát. Từ tổng cung tới đường Phillips. Để thấy được rằng đường Phillips và đường tổng cung thực chất biểu thị cùng một mối quan hệ, chúng ta hãy viết phương trình của tổng cung như sau: ))(/1( YYPP e   Bằng một phép trừ, một phép thay thế và một phép cộng, chúng ta có thể rút ra một đường Phillips. Trước hết, trừ cả hai vế phương trình cho mức giá của năm trước P-1 chúng ta được. ))(/1()()( 11 YYPPPP e    Biểu thức ở vế trái (P- P-1 ) là hiệu giữa mức giá hiện tại và mức giá năm trước đó: nó chính là tỷ lệ lạm phát  . Biểu thức vế phải (Pe – P-1 ) là hiệu giữa mức giá dự kiến và mức giá ngăm trước đó: nó chính là tỷ lệ lạm phát dự kiến e . Do đó, chúng ta có thể thay thế (P- P-1 ) bằng  và (Pe – P-1) bằng e . ))(/1( YYe   Trong chương 2 chúng ta có định luật Okun để phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng và thất nghiệp. Một kết luận của định luật Okun là độ lệch của sản lượng so với mức tự nhiên của nó có quan hệ tỷ lệ nghịch với độ lệch của thất nghiệp so với mức thất nghiệp tự nhiên. Nghĩa là, mức sản lượng cao hơn mức tự nhiên, thất nghiệp sẽ 52 thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên. Sử dụng quan hệ này, chúng ta có thể thay ))(/1( YY  bằng )( nuu   . Cuối cùng, chúng ta hãy bổ sung cú sốc cung để biểu thị tác động sinh đối với giá cả, chẳng hạn thay đổi giá dầu, tiền lương tối thiểu, hoặc quyết định kiểm soát giá của chính phủ:   )( ne uu Như vậy chúng ta có đường Phillips từ phương trình tổng cung. Bây giờ, chúng ta hãy tạm thời quên các công thức này đi. Chú ý rằng đường Phillips vẫn giữ lại đặc tính cơ bản của đường tổng cung ngắn hạn: Mối quan hệ giữa các biến danh nghĩa và thực tế làm cho sự phân đôi cổ điển thất bại. Nói chính xác hơn, đường Phillips chứng tỏ mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế thực tế và những thay đổi bất ngờ của mức giá. Đường Phillips chỉ là phương sách thuận lợi để biểu diễn và phân tích tổng cung. Kỳ vọng và sức ỳ của lạm phát. Để làm cho đường Phillips có lợi cho việc phân tích các phương án mà các nhà hoạch định chính sách phải lựa chọn, chúng ta cần chỉ ra yếu tố quyết định lạm phát dự kiến. Một giả định đơn giản và dễ hiểu là mọi người hình thành kỳ vọng về lạm phát của mình dựa trên tình hình lạm phát mới quan sát được. Gỉa định này được gọi là kỳ vọng thích nghi. Ví dụ, giả sử mọi người dự kiến rằng giá cả sẽ tăng trong năm nay với tốc độ như năm trước. Khi đó: 1  e Trong trường hợp này chúng ta có thể viết đường Phillips như sau:    )(1 nuu Phương trình này khẳng định lạm phát phụ thuộc vào lạm phát trong quá khứ, thất nghiệp chu kỳ và cú sốc cung. Biểu thức đầu dưới dạng này của đường Phillips 1 hàm ý rằng lạm phát có sức ỳ. Nếu thất nghiệp ở mức tự nhiên và nếu không có cú sốc cung, giá cả sẽ tiếp tục tăng với tỷ lệ lạm phát phổ biến. Sức ỳ xuất hiện vì lạm phát trong quá khứ ảnh hưởng đến kỳ vọng về lạm phát trong tương lai và vì kỳ vọng này tác động đến tiền lương và giá cả mà nó quy định. Trong mô hình tổng cung và tổng cầu, sức ỳ của lạm phát được lý giải bằng sự dịch chuyển lên trên liên tục của cả hai đường tổng cung và tổng cầu. Trước hết, chúng ta hãy xem xét tổng cung. Nếu giá cả tăng lên nhanh chóng, mọi người sẽ dự kiến nó tiếp tục tăng nhanh. Vì vị trí của đường tổng cung ngắn hạn phụ thuộc vào mức giá dự kiến, đường tổng cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển lên trên theo thời gian. Nó tiếp tục dịch chuyển lên cho đến khi có một số sự kiện, chẳng hạn một cuộc suy thoái 53 hoặc một cú sốc cung, làm thay đổi lạm phát và qua đó làm thay đổi kỳ vọng về lạm phát. Đường tổng cầu cũng phải dịch chuyển lên trên để xác nhận kỳ vọng về lạm phát. Điều chúng ta thường quan sát thấy là sự gia tăng lien tục của tổng cầu có nguyên nhân ở sự gia tăng liên tục của cung ứng tiền tệ. Nếu ngân hàng trung ương đột nhiên không tăng khối lượng tiền nữa, tổng cầu sẽ ổn định, và sự dịch chuyển lên trên của tổng cung gây ra suy thoái. Thất nghiệp cao đi kèm suy thoái sẽ làm giảm lạm phát và lạm phát dự kiến, làm cho sức ỳ của lạm phát giảm đi. Hai nguyên nhân làm tăng và giảm lạm phát Biểu thức thứ 2 và 3 trong đường Phillip chỉ ra hai lực lượng có thể làm thay đổi tỷ lệ lạm phát. Biểu thức thứ hai )( nuu  cho thấy thất nghiệp chu kỳ - độ lệch của thất nghiệp so với mức tự nhiên của nó – tạo ra áp lực làm cho lạm phát tăng lên hoặc giảm xuống. Tỷ lệ thất nghiệp thấp làm cho lạm phát tăng lên. Tình hình này, được gọi là lạm phát do cầu kéo, vì tổng cầu cao gây ra loại lạm phát này. Tỷ lệ thất nghiệp cao kéo lạm phát xuống. Tham số  phản ánh mức độ nhạy cảm của lạm phát đối với thất nghiệp chu kỳ. Biểu thức thứ ba  cho thấy lạm phát tăng và giảm do các cú sốc cung. Mô cú sốc cung bất lợi, chẳng hạn sự gia tăng giá dâu mỏ thế giới vào những năm 1970 hay năm 2005, hàm ý  mang giá trị dương và lạm cho lạm phát tăng lên. Tình hình này gọi là lạm phát do chi phí đẩy, vì các cú sốc cung bất lợi thường đẩy chi phí sản xuất tăng lên. Một cú sốc cung thuận lợi, chẳng hạn mức cung quá cao về dầu mỏ dẫn đến sự sụt giá dầu mỏ vào những năm 1980, hàm ý  mang dấu âm và kéo lạm phát xuống. Sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Chúng ta sẽ xem xét những phương án khác nhau mà đường Phillip tạo ra cho các nhà hoạch định chính sách khi họ muốn tác động vào tổng cầu thông qua các chính sách tiền tệ và tài chính. Tại mọi thời điểm, lạm phát dự kiến và các cú sốc cung nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của các nhà hoạch định chính sách. Song thông qua việc làm thay đổi tổng cầu, họ có thể làm thay đổi sản lượng, thất nghiệp và lạm phát. Họ có thể mở rộng tổng cầu để cắt giảm thất nghiệp và làm tăng lạm phát. Ngược lại, họ cũng có thể cắt giảm tổng cầu để tăng thất nghiệp và làm giảm lạm phát. Sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp hàm chứa trong phương trình của đường Philiips. Các nhà hoạch định chính sách có thể làm thay đổi tổng cầu để chọn một cách kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp nằm trên đường Phillips ngắn hạn. 54 Chú ý rằng đường Phillips ngắn hạn phụ thuộc vào lạm phát dự kiến. Nếu lạm phát dự kiến tăng, nó dịch chuyển lên trên, và sự đánh đổi của nhà hoạch định chính sách trở nên ít thuận lợi hơn: Lạm phát cao hơn tại mọi mức thất nghiệp. Hình 4-9 chỉ ra mức độ phụ thuộc của sự đánh đổi vào lạm phát dự kiến. Vì mọi người điều chỉnh kỳ vọng của họ về lạm phát theo thời gian, nên sự đánh đổi này giữa lạm phát và thất nghiệp chỉ đúng trong ngắn hạn. Các nhà hoạch định chính sách không thể giữ cho lạm phát ở mức cao hơn lạm phát dự kiến mãi mãi được. Có thể kỳ vọng sẽ thích nghi với bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào mà các nhà hoạch định chính sách lựa chọn. Trong dài hạn, sự phân đôi cổ điển đúng, thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó và không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.  1 un u Thất nghiệp   e Hình 4.6. Sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp  Lạm phát dự kiến cao un u Thất nghiệp  e Lạm phát dự kiến thấp Hinh 4.7. Sự dịch chuyển trong sự đánh đổi ngắn hạn. Sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp phụ thuộc vào lạm phát dự kiến. Đường này ở vị trí cao hơn khi lạm phát dự kiến cao hơn 55 Cắt giảm lạm phát và tỷ lệ hy sinh Hãy hình dung một nền kinh tế trong đó thất nghiệp ở mức tự nhiên và lạm phát ở mức 6%. Điều gì sẽ xảy ra đối với thất nghiệp và sản lượng nếu ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách cắt giảm lạm phát từ 6% xuống 2%. Đường Phillips chỉ ra rằng, nếu không có một cú sốc cung thuận lợi, việc cắt giảm lạm phát đòi hỏi phải chấp nhận một thời kỳ thất nghiệp cao và sản lượng giảm. Nhưng thất nghiệp phải tăng lên trên mức tự nhiên bao nhiêu và trong bao lâu? Trước khi quyết định cắt giảm lạm phát hay không , các nhà hoạch định chính sách phải biết mất mát bao nhiêu sản lượng trong quá trình chuyển sang mức lạm phát thấp hơn. Khi đó, người ta có thể so sánh tổn thất này với ích lợi thu được từ mức lạm phát thấp hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã sử dụng số liệu hiện có để kiển chứng đường Phillips về mặt lượng. Kết quả của công trình nghiên cứu này thường được tổng kết dưới hình thức một con số gọi là tỷ lệ hy sinh, tính bằng % GDP thực tế hàng năm phải bỏ qua để cắt giảm một % lạm phát. Mặc dù các kết quả tính tỷ lệ hy sinh khác nhau nhiều nhưng con số điển hình là 5: để giảm 1% lạm phát, người ta phải hy sinh 5% GDP hàng năm. Chúng ta cũng có thể biểu thị tỷ lệ hy sinh bằng thất nghiệp. Định luật Okun nói rằng sự thay đổi 1% của tỷ lệ thất nghiệp gây ra sự thay đổi 2% của GDP. Do đó, để giảm phát 1% , người ta có thể phải tăng khoảng 2,5% thất nghiệp chu kỳ. Biện pháp cắt giảm lạm phát này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và tổng cộng lại, chúng làm cho GDP của một năm giàm. Kỳ vọng hợp lý và biện pháp cắt giảm lạm phát không đau đớn Vì kỳ vọng lạm phát ảnh hưởng tới sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp, nên vấn đề quan trọng là mọi người hình thành kỳ vọng như thế nào. Đến nay, chúng ta giả định lạm phát dự kiến phụ thuộc vào lạm phát mới quan sát được. Mặc dù giả định kỳ vọng thích nghi này dễ hiểu, nhưng có lẽ nó quá đơn giản và không áp dụng được cho mọi tình huống. Một cách tiếp cận được gọi là kỳ vọng hợp lý giả định mọi người sử dụng tối ưu tất cả thông tin hiện có, trong đó có thông tin về các chính sách hiện hành, để dự báo về tương lai. Vì chính sách tiền tệ và chính sách tài chính tác động đến lạm phát, nên lạm phát dự kiến cũng phụ thuộc vào chính sách tiền tệ và tài chính hiện đang có hiệu lực. Theo lý thuyết kỳ vọng hợp lý, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ hay tài chính làm thay đổi kỳ vọng. Vì vậy, khi đánh giá ảnh hưởng của bất kỳ chính sách nào, người ta cũng phải tính đến tác động của nó đối với kỳ vọng. Cách tiếp cận này hàm ý rằng lạm phát có sức ỳ thấp hơn chúng ta tưởng. Dưới đây là những lời mô tả ý nghĩa của kỳ vọng hợp lý đối với đường Phillip của Thomas Sargent – người ủng hộ tích cực các phương pháp tiếp cận kỳ vọng hợp lý. “ Quan điểm lấy lại kỳ vọng hợp lý” trái lại không thừa nhận có rằng có một xung 56 lực cố hữu nào đó gắn với quá trình lạm phát hiện tại. Quan điểm này quả quyết rằng lao động và doanh nghiệp bây giờ đều dự kiến tỷ lệ lạm phát cao trong tương lai và họ thương lượng với nhau để lạm phát dưới ánh sang của các kỳ vọng này. Song chắc chắn mọi người dự kiến tỷ lệ lạm phát cao trong tương lai bởi vì chính sách tiền tệ và tài chính hiện tại và trong tương lai của chính phủ đảm bảo cho kỳ vọng đó. Như vậy lạm phát dường như chỉ có xung lực của bản thân nó; bản thân chính sách dài hạn của chính phủ nhằm duy trì vĩnh viễn thâm hụt ngân sách và in tiền với tốc độ cao tạo ra xung lực cho lạm phát. Hàm ý của quan điểm này là lạm phát có thể chấm dứt nhanh chóng hơn nhiều so với nhận định của những người ủng hộ quan điểm xung lực và con số ước tínhcủa họ về độ dài thời gian và tổn thất để chấm dứt lạm phát, thể hiện ở sản lượng phải bỏ qua là hoàn toàn sai lầm. Việc chấm dứt lạm phát đòi hỏi phải có sự thay đổi chế độ chính sách hoạc chiến lược để tạo niềm tin của mọi người.Cách làm như vậy tốn kém bao nhiêu và nếu xét về mặt sản lượng bị mất đi và cần bao nhiêu lâu để phát huy tác dụng một phần tùy thuộc vào cam kết của chính phủ chắc chắn và rõ ràng đến mức nào? Mặc dù phương pháp tiếp cận kỳ vọng hợp lý còn gây nhiều tranh cãi, nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều nhất trí cho rằng kỳ vọng về lạm phát tác động tới sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Bởi vậy, tính chất đáng tin cậy của chính sách cắt giảm lạm phát là yếu tố quyết định mức tổn thất của nó gây ra. Trên thực tế kho dự đoán xem công chúng có cho rằng lời công bố về một chính sách mới là đáng tin cậy hay không. Vai trò trung tâm của kỳ vọng làm cho việc dự báo kết quả của các chính sách khác nhau trở nên khó khăn. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy giải thích 4 mô hình tổng cung. Mô hình dựa vào tính chất không hoàn hảo của thị trường nào? Điều gì làm cho các mô hình này có điểm chung? 2. Đường Phillip có lien quan với đường tổng cung như thế nào? 3. Vì sao lạm phát có thể có tính ỳ? 4. Hãy giải thích sự khác nhau giữa lạm phát do cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy? 5. Trong trường hợp nào cắt giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái? 6. Gỉai thích tại sao suy thoái có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên? 57 S I,S I (r) Đầu tư, tiết kiệm r* NX Thặng dư thương mại Lãi suất thế giới Lãi suất thực tế Lãi suất nếu nền kinh tế đóng Chương 5 - NỀN KINH TẾ MỞ 5.1. Cơ sở của thương mại quốc tế Thuyết lợi thế tuyệt đối Lợi thế thương mại dựa vào năng suất cao hay chi phí thấp trong sản xuất hàng hoá. Lợi thế này chỉ tạo ra Thuyết lợi thế so sánh Lợi thế thương mại khi chi phí sản xuất một hàng hoá nào đó rẻ tương đối so với 1 hàng hoá khác của chính nước đó. Nguồn gốc của lợi thế tương đối chính là sự khác nhau trong tỷ lệ trao đổi giữa hai loại hàng hóa ở hai nước. Sự khác biệt càng lớn thì lợi ích thương mại càng cao. 5.2 Quan hệ thị trường trong nền kinh tế mở Thặng dự hay thâm hụt thương mại NX = Y - (C + I + G) Nếu Y > (C + I + G) => NX >0 người ta xuất khẩu phần chênh lệch; Nếu Y NX <0 chúng ta nhập khẩu phần chênh lệch: Tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế mở Nền kinh tế nhỏ và mở cửa Nền kinh tế có các điều kiện thông thoáng bảo đảm cho sự dịch chuyển tự do của hàng hoá, vốn, lao động, công nghệ.. Nền kinh tế nhỏ ở đây là nền kinh tế có quy mô nhỏ và thường thể hiện qua quy mô GDP của nó so với GDP của nền kinh tế thế giới. Lãi suất của nền kinh tế được điều chỉnh lên xuống theo lãi suất quốc tế hay r = r* Mô hình cân bằng trong nền kinh tế mở Hình 5.1 Mô hình cân bằng trong nền kinh tế mở 58 S 1 I,S I (r) Đầu tư, tiết kiệm r* NX Thâm hụt thương mại S2 r L ãi s u ất t h ự c tế Các phương trình: ),( LKFYY  r = r* I = I(r) => I = I(r*) GG  TT  Mô hình nền kinh tế mở *)(rISNX  Mô hình được phản ánh bằng đồ thị Tác động của các chính sách đến cán cân thương mại Khi chính sách tài chính trong nước và nước ngoài, chính sách đầu tư thay đổi làm thay đổi tiết kiệm và đầu tư sẽ dẫn tới thay đổi cán cân thương mại Khi chính sách tài chính trong nước mở rộng sẽ làm giảm tiết kiệm quốc dân Tác động của chính sách tài chính của một nước lớn được mở rộng chi tiêu làm lãi suất thế giới tăng, đầu tư trong nước nhỏ giảm cán cân thương mại thặng dư. Thặng dư thương mại S I (r) r2* NX L ãi s u ất t h ự c tế r1* 59 Khi chính sách đầu tư trong nước thông thoáng hơn đầu tư trong nước tăng tiết kiệm không đổi thâm hụt cán cân thương mại. Hình 5.2 Tác động của các chính sách đến cán cân thương mại 5.3. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế Tỷ giá hối đoái danh nghĩa Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối giữa đồng tiền hai nước. e = 1 USD/16000 VNĐ vào đầu năm 2006 chẳng hạn. Tỷ giá hối đoái tăng VNĐ lên giá Tỷ giá hối đoái giảm VNĐ giảm giá Tỷ giá hối đoái thực tế Là tương quan giá cả 2 nước tính theo đồng tiền một nước. * . P P e Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế r Số lượng ngoại tệ 1 đơn vị nội tệ e = I(r)2 S I (r)1 Đầu tư, tiết kiệm NX L ãi s u ất t h ự c tế r* r Thâm hụt thương mại I,S 60 * . P P e => P P e *  Tỷ giá hối đoái danh nghĩa phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực tế và mức giá ở hai nước.. Δe/ e = Δε/ + ( * - ) (7-13) Δe/ e là sự thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa, Δε/ là sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực tế,  là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam, phản ánh sự thay đổi của giá cả trong nước * là tỷ lệ lạm phát của nước ngoài phản ánh sự thay đổi mức giá ở nước ngoài. 5.4 Thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái thực tế Phương trình thị trường mở với tỷ giá hối đoái thực tế NX (ε) = S – I (S – I) phản ánh cung về ngoại hối NX (ε) thể hiện cầu về ngoại hối. Tỷ giá hối đoái điều chỉnh cân bằng. Hình 5.3 Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái Xuất khẩu ròng NX T ỷ g iá h ố i đ o ái t h ự c tế NX( ) S - I Tỷ giá hối đoái thực tế cân bằng ε 61 (1) Nửa dưới khi NX (ε) > S - I cầu Việt Nam đồng tăng để thanh toán ở Việt Nam do đó Việt Nam đồng lên giá. Khi đó Việt Nam đồng sẽ giảm giá tỷ giá danh nghĩa tăng kéo tỷ giá thức tế tăng là giảm NX cho tới cân bằng. (2) Nửa trên khi NX (ε) < S – I, cung Việt Nam đồng lớn hơn cầu và cầu ngoại tệ lơn hơn cung do doanh nghiệp Việt Nam cần ngoại tệ thanh toán nhập khẩu Việt Nam đồng mất giá làm tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm kéo tỷ giá thực tế giảm NX tăng. Các cơ chế tỷ giá hối đoái Cơ chế tỷ giá hối đoái là tổng thể các điều kiện mà Ngân hàng Trung ương cho phép xác định tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Tỷ giá hối đoái thả nổi Tỷ giá được tự do biến động để đạt được cân bằng của thị trường ngoại hối khi có những thay đổi trong điều kiện kinh tế. Tỷ giá hối đoái cố định Là cơ chế mà trong đó tỷ giá được Ngân hàng Trung ương đồng ý duy trì khả năng chuyển đổi đồng nội tệ với đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của thị trường xoay quanh mức tỷ giá của NHTW quy định. Tác động của hệ thống chính sách tới tỷ giá hối đoái Chính sách tài chính mở rộng trong nước sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái và giảm NX . Chính sách tài chính mở rộng ở nước ngoài sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái và giảm NX S1 - I S2 - I NX2 NX1 NX T ỷ g iá h ố i đ o ái t h ự c tế NX( ) T ỷ g iá h ố i đ o ái t h ự c tế NX1 NX2 NX S – I(r2*) S – I(r1*) NX( ) 62 Hình 5.4 Các cơ chế tỷ giá hối đoái 5.5 Tỷ giá hối đoái và vấn đề tài chính quốc tế của các nước đang phát triển [1] Các vấn đề đang nổi lên từ cơ chế tỷ giá hối đoái cố định Phá giá đồng tiến Chính sách tiền tệ bị hạn chế Khủng hoảng tiền tệ (nợ) [2] Một ví dụ về điều kiện ngang bằng lãi suất danh nghĩa Giả sử trong điều kiện vốn có tính lưu động hay vốn di chuyển tự do, kinh doanh chênh lệch giá, và tỉ suất lợi nhuận là bằng nhau giữa các nước sau khi tính đến những giao dịch ngoạihối. a. Một công dân Mỹ đang cân nhắc nên mua trái phiếu ở đâu: Mỹ hay Việt Nam Năm t năm t + 1 Trái phiếu Mỹ $ $1 $1(1+ i) Trái phiếu Việt Nam $ $1 $et (1+i*)(1/et+1) VND et et(1+i*) Biết e = VND/$ và biết et+1 b. Kinh doanh chênh lệch giá (và dòng vốn ngưng di chuyển): Từ bảng trên ta có (1 + i) = (1 + i*) . (et /et+1 ) Ta biết 1 + i* = (1 + i) . (et+1 /et ) thay (*) vào ta có (*) 63 Nếu et+1 chưa biết chúng ta sử dụng eet+1 tức tỷ giá hối đoái kỳ vọng + Điều kiện ngang bằng lãi suất danh nghĩa (đúng trong bất kỳ cơ chế tỉ giá nào) và có thể viết (1) lại thành Ví dụ vào ngày 1/1/2007 Ở Mỹ i = 7% Ở Việt Nam i* = 10% Thị trường cho rằng đồng USD giảm giá 3% + Điều kiện ngang bằng lãi suất thực: cộng ( π*e − πe ) vào hai vế của Nhớ rằng (1) tới (4) đúng với mọi cơ chế tỷ giá [3] Điều kiện ngang bằng lãi suất danh nghĩa trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và vốn di chuyển tự do 64 a. Trong điều kiện tỉ giá cố định là đáng tin cậy, eet+1 = et = ef, i = i* chính sách tiền tệ là nội sinh (phải điều chỉnh để đảm bảo i = i* ) - Tuy nhiên, thực tế chính phủ có thể lựa chọn phương án phá giá ( ↓ ef). Điều này có thể khiến một số người kỳ vọng vào các khả năng khác nhau. b. Nếu thị trường kỳ vọng có phá giá thì sao? Ví dụ eet+1 < et (i) Giả sử người ta tin rằng 50% cơ hội là vẫn duy trì ef và 50% khả năng sẽ phá giá 10% trong vòng một năm ⇒ + (giảm giá kỳ vọng = 5%) (2) ⇒ i - i* = 5% (tỉ lệ hàng năm) (ii) Còn xác suất 50% sẽ phá giá 10% trong một tháng thì sao? ⇒ i - i* = 5% hàng tháng ⇒ i - i* = 60% (tỉ lệ hàng năm)! c. Tại sao thị trường lại kỳ vọng có phá giá? Có nhiều lý do có thể xảy ra: (i)Nội tệ được định giá quá cao, có thể do π > π* [định giá quá cao: ε > giá trị cân bằng dài hạn, có thể giải quyết bằng π < π*] (ii)Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài [⇒ tăng vay nợ nước ngoài đòi hỏi phải có thặng dư thương mại trong tương lai để trả nợ] (iii)Điều kiện trong nước đòi hỏi i thấp hơn [ví dụ như suy thoái kỳ vọng, có thể do kết quả của những khó khăn tài chính (ngân hàng yếu kém)] (iv)Thiếu thiện chí và khả năng bảo vệ tỉ giá cố định [không đủ dự trữ ngoại tệ] d. Phản ứng của chính phủ trước những kỳ vọng của thị trường như vậy (tấn công đầu cơ chẳng hạn)? Trường hợp phổ biến: (i) Chính phủ ra tuyên bố trấn an rằng các yếu tố nền tảng là vững mạnh và vẫn duy trì cam kết bảo vệ tuyệt đối tỉ giá hối đoái cố định. (ii) Ngân hàng trung ương tăng i nhưng thường là ở mức thấp hơn cần thiết để bù đắp mức phá giá kỳ vọng. Kéo theo dòng vốn ồ ạt chảy ra ngoài do các nhà đầu tư tài hính cho rằng trái phiếu nước ngoài là hấp dẫn hơn. Ngân hàng trung ương mua nội tệ (hay bán ra ngoại tệ) kéo theo giảm dần dự trữ ngoại hối. (iii) Cuối cùng chọn lựa là phải chấp nhận i rất cao hay phải thực hiện theo kỳ vọng của thị trường: phá giá. (i quá cao sẽ có tác động gây thiệt hại rất lớn). 65 e. Tại sao các nước duy trì tỉ giá hối đoái cố định? (Để giảm rủi ro, giảm thiểu tính không chắc chắn?) [4] Tác động của phá giá đối với nền kinh tế vĩ mô Bắt đầu từ A: giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng dài hạn ( ε cũng ở cân bằng dài hạn) (1) Phá giá: ↓ef nên AD1 dịch sang AD2 , A sang B trong ngắn hạn [P ↓ nhưng không đủ để bù cho ↓ef . và ε ↓ trong ngắn hạn] (2) Trong dài hạn, P ↑ cho tới khi ε trở về mức ban đầu => C Như vậy phá giá danh nghĩa chỉ có kết quả đối với tỷ giá thực mang tính tạm thời Hình 5.5 Tác động của phá giá đối với nền kinh tế vĩ mô [5].Tại sao một quốc gia muốn phá giá? a. Trường hợp quốc gia này đang đối mặt với tình trạng suy thoái ( YY  ) và ef được ấn định quá cao (ví dụ như với P và P* cho trước, ε > εl-r ) Bắt đầu từ A: 66 Các chọn lựa chính sách: (1) P giảm và từng bước khôi phục từ Y< Y [cân bằng dịch từ A sang B] ε giảm do P giảm (2) Phá giá: (↓ef) phục hồi ε đến εdàihạn khi đó A dịch đến C ε giảm do ef giảm Chính sách phá giá (2) có thể đẩy nhanh quá trình trở về Y b. Trường hợp tại YY  nhưng có thâm hụt thương mại kéo dài (hay ε > εss với εss là giá trị của ε tại đó NX=0). Mục tiêu: giảm thâm hụt thương mại nhưng giữ Y = Y như vậy phải tăng (S-I) với Y cho trước. Xét bản thân sự phá giá: e giảm => ε gảm và AD tăng bùng nổ kinh tế (Y> Y ) Cuối cùng P tăng nên giảm ε. Trong dài hạn, không có thay đổi thực • Xét G giảm : AD giảm dẫn tới suy thoái Cuối cùng P giảm nên ε giảm Và NX tăng - nhưng, suy thoái • Kết hợp ef giảm với G giảm: không có tác động ròng lên AD nhưng NX giảm [Y = C + I + G + NX] G giảm => S tăng, (S-I) tăng => ε giảm và NX tăng ε có thể giảm do (1) P giảm do suy thoái (2) e f giảm để ε giảm trực tiếp không có ∆AD 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bùi Quang Bình, Bài giảng Kinh tế vĩ mô, Đà Nẵng, 2009 [2]. Bùi Quang Bình, Bài giảng Kinh tế vĩ mô nâng cao, Đà Nẵng, 2009 [3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo Giáo trình Kinh tế học Vĩ mô, năm 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo_2_phan_2.pdf