Giáo trình Kinh tế vĩ mô

Đường Phillips mở rộng - Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến, vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến và có dạng như sau: gp = gpe -ε(u-u*) (6.5) Trong đó: gpe là tỷ lệ lạm phát dự kiến. - Đường này cho thấy, khi thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát bằng tỷ lệ dự kiến. - Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát thấp hơn tỷ lệ dự kiến. - Đường này gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời kỳ mà tỷ lệ lạm phát dự kiến chưa thay đổi. - Trong thời kỳ này nếu có những cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế sẽ đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng, thất nghiệp giảm. Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô - Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên, mức cung tiền thực tế giảm xuống, lãi suất tăng lên và tổng cầu dần dần được điều chỉnh trở lại mức cũ, nền kinh tế với lạm phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. - Khi lạm phát đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và thất nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường Phillips ngắn hạn nói trên dịch chuyển lên trên. - Riêng các cơn sốt cung đẩy chi phí sản xuất và giá cả lên, sản lượng và việc làm giảm xuống. Như vậy cả thất nghiệp và lạm phát tăng lên – Không có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn – đó là thời kỳ đình trệ thất nghiệp. - Khi Chính phủ tăng mức cung tiền liên tục để giữ cho tổng cầu không suy giảm và thất nghiệp không thể tăng, nền kinh tế vẫn đạt sản lượng như cũ, nhưng giá cà đã tăng lên theo tỷ lệ tăng tiến. Như vậy sự điều tiết bằng chính sách tiền tệ và tài khoá giữ cho nềnkinh tế ổn định sản lượng khi gặp cơn sốt cũng phải trả giá bằng lạm phát cao hơn.

pdf127 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi tiền công điều chỉnh linh hoạt thì thị trường lao động luôn luôn ở trạng thái cân bằng, không có thất nghiệp. Một khi toàn bộ lực lượng lao động được sử dụng hết, thì không thể gia tăng sản lượng trên mức hiện có, vì thế mà đường tổng cung sẽ cắt trục hoành ở điểm sản lượng tiềm năng. - Do nhân công đã được sử dụng hết, các hãng cạnh tranh nhau để dành giật nhân công, đẩy lương và giá lên cao, đáp ứng nhu cầu đang tăng lên: đường tổng cung vì thế mà rất dốc và sẽ thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng. b. Trường hợp Keynes Đường tổng cung theo trường phái Keynes là đường nằm ngang. Đường này ngụ ý rằng các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng mọi khối lượng sản phẩm cần thiết ở mức giá đã cho P* (Hình 5.3b). - Đường tổng cung Keynes dựa trên giả thuyết là thị trường, trong đó, đặc biệt là thị trường lao động không phải lúc nào cũng cân bằng, rằng trong nền kinh tế luôn có tình trạng thất nghiệp. - Do luôn có thất nghiệp, các doang nghiệp có thể thuê mướn bao nhiêu nhân công cũng được với mức đã cho. Do đó, họ cũng có thể cung ứng cho mọi nhu cầu mà không cần tăng giá. Nhận xét: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau là do quan niệm về sự hoạt động P P P’ E E’ E1 AD AD’ Y Y Y*P Hình 5.4: So sánh quan điểm của trường phái cổ điện và Keynes về tốc độ điều chỉnh của tiền công và giá cả 97 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô của giá cả và tiền công trong nền kinh tế thị trường. Theo trường phái cổ điển, giá cả và tiền công là linh hoạt. Theo Keynes chúng là cứng nhắc. Sự khác nhau này còn bao hàm cả quan niệm khác nhau về tốc độ điều chỉnh của nền kinh tế. - Giả sử nền kinh tế đang cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng Y*P (tại E). Bây giờ do một cơn sốc về cầu làm cho tổng cầu giảm mạnh (xem hình 5.4), đường tổng cầu dịch xuống AD’. Cân bằng mới đạt tại E’. + Trong mô hình cổ điển thì giá cả giảm xuống P’. Tiền lương danh nghĩa giảm xuống để giữ cho tiền lương thực tế là không đổi. Do vậy, mức việc làm vẫn đầy đủ, sản lượng vẫn tiếp tục duy trì ở mức sản lượng tiềm năng Y*. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế theo trường phái nầy sẽ không nhanh chóng làm tăng nhanh tổng cầu, nên các hãng bắt đầu giảm giá để nâng sản lượng lên mức họ mong muốn. Đồng thời do nền kinh tế đang có thất nghiệp nên có áp lực giảm mức tiền công thực tế. Nền kinh tế di chuyển dần từ E1 đến E’. Trạng thái cân bằng và mức đầy đủ việc làm được khôi phục tại điểm cân bằng mới E’, với mức giá P’. + Trong mô hình Keynes giá cả và tiền công không thay đổi. Tổng cầu giảm làm cho cân bằng mới đạt tại điểm E1, với sản lượng Y, thấp hơn sản lượng tiềm năng. Nền kinh tế lâm vào tình trạng thất nghiệp. Vị trí cân bằng này do tổng cầu quyết định vì lúc này các hãng vẫn muốn tiếp tục sản xuất tại mức sản lượng tiềm năng Y*. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế theo trường phái nầy sẽ thực hiện chính sách mở rộng tổng cầu (nới lỏng tiền tệ hoặc tài khoá) làm tăng tổng chi tiêu của nền kinh tế, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải về vị trí ban đầu AD, với mức toàn dụng nhân công. Tóm lại, sự khác nhau giữa hai trường phái là ở tốc độ của quá trình điều chỉnh nền kinh tế: mô hình Keynes mô tả hành vi của nền kinh tế trong ngắn hạn, mô hình cổ điển mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn. Đường tổng cung thực tế ngắn hạn Đường tổng cung thực tế ngắn hạn được xây dựng trên cơ sở kết hợp ba mối quan hệ sau đây, trong thời kỳ ngắn hạn: + Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm; + Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công; + Mối quan hệ giữa tiền công và giá cả (hay năng suất lao động và giá cả). 98 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm, hay là giữa sản lượng và lao động, thể hiện trong hàm sản xuất. Hàm có dạng đơn giản sau: Y = f(N) (5.2) Trong đó: Y - Sản lượng thực tế N – Lao động được sử dụng vào sản xuất Các dấu thể hiện các yếu tố kết hợp khác (như vốn, tài nguyên) - Sản lượng sẽ tăng lên khi lực lượng lao động thu hút vào quá trình sản xuất tăng lên, song tốc độ tăng đó giảm dần. Tốc độ giảm, hay độ dốc của đồ thị phụ thuộc vào sản phẩm cận biên của lao động (MPN = ∆Y/∆N). - Trong thực tế, các doanh nghiệp chỉ thuê thêm lao động chừng nào sản phẩm cận biên của lao động vượt quá tiền công thực tế. b. Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công. - Nếu có thất nghiệp, tiền công sẽ giảm, nếu cần sử dụng nhiều lao động, tiền công sẽ tăng. - Tiền công cũng không hoàn toàn linh hoạt. Nó chỉ được điều chỉnh sau một thời gian. Đường Phi-líp đơn giản mô tả nối quan hệ giữa tiền công và thất nghiệp có dạng sau: W = W -1(1-εU) (5.3) No Y Yo N ∆Y Y = F(N) Hình 5.5: Hàm sản xuất 99 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô Trong đó: W : Tiền công W -1: Tiền công của thời kỳ trước ε: Hệ số, phản ảnh độ nhạy cảm giữa tiền công và thất nghiệp. U : Tỷ lệ thất nghiệp U = 1-N/N* (5.3.1) Trong đó: N- Lao động được sử dụng vào sản xuất N*- Lao động ở mức toàn dụng. - Giữa tiền công và sản lượng cũng có mối quan hệ. Mối quan hệ này được thể hiện rõ nếu thay N và N* bằng cách sau: N = aY N* = aY* (5.3.2) Trong đó: a: Số đơn vị lao động được sử dụng để sản xuất một đơn vị sản lượng Thay (6.3.2) vào (6.3) ta được: W = W -1[1+ε(Y/Y*-1)] (5.4) Như vậy, sản lượng thực tế càng cao so với sản lượng tiềm năng thì tiến công cũng càng cao. b. Mối quan hệ giữa chi phí tiền công và giá cả Theo cách định giá giản đơn, giá cả của sản phẩm sẽ bằng chi phí cộng thêm phần lợi nhuận tính trên chi phí: P = aW(1+f) (5.5) Trong đó P : Giá cả W : Chi phí tiền lương f - Tỷ suất lợi nhuận (Lợi nhuận/chi phí) thay W trong (5.5) bằng biểu thức (5.4) : P = a(1+f)W -1[1+ε(Y/Y*-1)] (5.6) Biểu thức (5.6) cho thấy mối quan hệ giữa giá cả, tiền công và sản lượng. c. Đường tổng cung 100 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô thay P -1 = a(1+f)W-1 và λ = ε/Y* vào (5.6) Ta thu được: P = P -1[1+λ(Y-Y*)] (5.7) Biểu thức (5.7) là biểu thức đường tổng cung giản đơn (tuyến tính) của một nền kinh tế mà giá cả không hoàn toàn linh hoạt. Giá cả tăng cùng với sản lượng. Giá cả còn phản ánh sự điều chỉnh diễn ra trong thị trường lao động. Đường tổng cung AS có 3 tính chất sau: - Độ dốc của đường AS phụ thuộc vào hệ số λ. - Vị trí của đường AS phụ thuộc vào mức giá tiêu biểu trong thời kỳ trước. Nó đi qua mức sản lượng tiềm năng tại mức giá P = P1. - Đường AS chuyển dịch theo thời gian, phụ thuộc vào sản lượng: Nếu sản lượng kỳ này cao hơn sản lượng tiềm năng, thì sau một thời gian tiền lương sẽ tăng và giá cả sẽ tăng. Đường tổng cung dịch lên phía trên, đến đường AS’. Ngược lại, đường AS sẽ dịch xuống đến AS’’. 2.2. Mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu Trạng thái cân bằng của nền kinh tế sẽ đạt tại điểm E0, tương ứng với mức giá cả P0. Nếu không có lực lượng nào tác động đến E0 làm nó thay đổi vị trí, thì nền kinh tế luôn duy trì được trạng thái cân bằng này. Điểm cân bằng E0 phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là: Vị trí của đường tổng cung (AS), và vị trí của đường tổng cầu (AD). Khi một trong hai đường này hoặc cả hai đường này thay đổi thì vị trí điểm cân bằng E0 sẽ thay đổi. Độ dốc của đường AS và AD. Trong trường hợp đường AS P P1 AS’ AS AS’’ Y Y* Hình 5.6: Vị trí của đường AS 101 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô nằm ngang, sự dịch chuyển vị trí của đường tổng cầu chỉ dẫn đến sự thay đổi sản lượng. Trong trường hợp đường AS thẳng đứng sự dịch chuyển tổng cầu chỉ dẫn đến sự thay đổi mức giá. Từ các phân tích trên, ta thấy nếu sử dụng các chính sách tài khoá, tiền tệ tác động vào tổng cung hoặc tổng cầu, thì trạng thái cân bằng của nền kinh tế có thể thay đổi. Song kết quả của các chính sách này phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng cung và tổng cầu trong thực tế. 2.3. Quá trình điều chỉnh của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn Sự điều chỉnh trong ngắn hạn Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng và toàn dụng nhân công tại điểm E0 ứng với mức sản lượng Y0 và mức giá là P0. Bây giờ tổng cầu đột ngột tăng lên (chẳng hạn tại lượng tiền danh nghĩa tăng lên). Đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển 102 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô lên trên và sang phía phải (từ AD sang AD’), cán cân tiền tệ thực tế tăng, dẫn đến cầu tăng, các hãng tăng thêm sản lượng một cách tương ứng cho đến khi đạt trạng thái cân bằng là E, với mức sản lượng là Y1 và mức giá là P1. Một trạng thái cân bằng ngắn hạn được thiết lập. Tại điểm cân bằng E1 cả mức sản lượng và mức giá đều tăng. Mức độ tăng của giá cả và sản lượng hoàn toàn phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng cung (AS). Sự điều chỉnh ngắn hạn được mô tả ở hình 6.8 Sự điều chỉnh trung hạn Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn E1, không phải mọi việc đã kết thúc. Do sản lượng tăng, giá cả tiếp tục tăng dẫn đến AS dịch chuyển tới AS1 phản ánh mức việc làm cao hơn. Trạng thái cân bằng trung hạn được xác lập tại điểm E2. So với điểm E1 thì tại E2 sản lượng đã giảm đi còn giá cả tăng lên.(hình 6.9) Sự điều chỉnh dài hạn Trong chừng mực mà sản lượng còn vượt quá mức sản lượng tiềm năng, thì đường tổng cung tiếp tục dịch chuyển lên phía trên và sang bên trái. Kết quả là sản lượng tiếp tục giảm đến mức toàn dụng nhân công Y = Y*. Nền kinh tế đạt mức cân bằng dài hạn tại mức sản lượng tiềm năng và điểm cân bằng là điểm E3. Tại E3, giá cả đã được điều chỉnh kịp thời với sự tăng lên của sản lượng tiềm năng danh nghĩa. Cán cân tiền tệ thực tế và lãi suất trở lại vị trí ban đầu. Tóm lại: Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế trước những sự mở rộng của tổng cầu và thay đổi tổng cung (thông qua tiền lương và giá cả) chỉ diễn ra theo trình tự từ mở rộng đến thu hẹp sản lượng. Trình tự này sẽ đảo ngược lại nếu có một tác 103 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô động nhằm thu hẹp tổng cầu. Vì quá trình tự điều chỉnh diễn ra chậm chạp và có thể kéo dài nên đã mở rộng ra một không gian nhất định để Nhà nước can thiệp vào thị trường thông qua chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Nhằm giữ cho nền kinh tế luôn đạt mức sản lượng tiềm năng. 3. Chu kỳ kinh doanh 3.1. Định nghĩa Chu kỳ kinh doanh là mô hình mở rộng, thu hẹp và phục hồi trong nền kinh tế. Nói chung, chu kỳ kinh doanh được đo và theo dõi bằng GDP và tỷ lệ thất nghiệp- GDP tăng và thất nghiệp giảm trong giai đoạn mở rộng, và ngược lại trong thời kỳ suy thoái. Dù bắt đầu ở đâu trong chu kỳ, nền kinh tế thường trải qua bốn giai đoạn mở rộng, đỉnh cao, thu hẹp và xuống đáy. Các lý thuyết nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh, thường phân chia các nhân tố gây ra chu kỳ kinh doanh làm hai loại, đó là các nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tế và các nhân tố bên trong hệ thống kinh tế Các nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tế như là chính trị, thời tiết, dân số, chiến tranh,... gây nên những cú sốc ban đầu. Những cú sốc này sau đó truyền vào nền kinh tế. Các yếu tố bên trong vốn chứa đứng những yếu tố gây ra chu kỳ kinh doanh, phản ứng lại khuyếch đại thành những chu kỳ kinh doanh lặp đi lặp lại. Một trong những cơ chế gây ra chu kỳ kinh doanh là tác động qua lại giữa số nhân của Kyenes và nhân tố gia tốc. Nhân tố gia tốc là một lý thuyết nói về các nguyên nhân quyết định đầu tư ròng đây là nguyên nhân chủ yếu chi phối các chu kỳ kinh doanh. Đầu tư ròng tăng khi sản lượng tăng (tăng theo mô hình số nhân), thu nhập tăng, đầu tăng lại làm cho sản lượng tăng. Ngược lại đầu tư ròng giảm thì làm cho sản lượng giảm (giảm theo mô hình số nhân), sản lượng giảm thì đầu tư ròng giảm. Với việc phân tích chu kỳ kinh doanh một cách giản đơn như trên, cần được bổ sung thêm bằng những đặc trưng kinh tế khác nhau của nền kinh tế hiện đại như: Thị trường tài chính, lạm phát,... thì các phân tích mới trở nên hoàn chỉnh hơn. Khi nghiên cứu chu kỳ kinh doanh có một ứng dụng thực tế quan trọng là, việc đề ra các chính sách ổn định kinh tế, chống lại những dao động không mong muốn của nền kinh tế. Nhiều nước đang phát triển đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc phát triển và tăng trưởng kinh tế, giảm nhẹ và loại trừ dần biên độ dao động của chu kỳ kinh doanh. 3.2. Cơ chế của chu kỳ kinh doanh 104 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô Chuyển động của nền kinh tế thông qua các chu kỳ kinh doanh cũng thể hiện những mối quan hệ kinh tế nhất định. Trong khi tăng trưởng sẽ tăng và giảm theo chu kỳ, có một đường xu hướng dài hạn cho sự tăng trưởng, khi tăng trưởng kinh tế nằm trên đường xu hướng này, tỷ lệ thất nghiệp thường giảm. Định luật Okun đã thể hiện mối quan hệ này, rằng cứ 1% GDP trên đường xu hướng tương đương thất nghiệp giảm 0,5%. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không rõ ràng, nhưng lạm phát có xu hướng giảm trong suy thoái và sau đó tăng trong các giai đoạn phục hồi. Trong khi chu kỳ kinh doanh là một khái niệm tương đối đơn giản, đã có nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế về những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và mức độ của các phần riêng lẻ trong chu kỳ, và liệu chính phủ có thể (hoặc nên) có tác động nhất định đến quá trình này. Chằng hạn, học thuyết kinh tế Keynesians, cho rằng chính phủ có thể giảm thiểu các tác động của suy thoái kinh tế (và rút ngắn thời gian của chúng) bằng cách cắt giảm thuế và tăng chi tiêu, đồng thời ngăn nền kinh tế phát triển "quá nóng" bằng cách tăng thuế và cắt giảm chi tiêu trong các giai đoạn mở rộng. Trong khi đó, nhiều nhà kinh tế theo chủ nghĩa tiền tệ không đồng ý về quan điểm chu kỳ kinh doanh và cho rằng những thay đổi trong nền kinh tế là những biến động bất thường (không theo chu kỳ) . Trong nhiều trường hợp, họ tin rằng sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh là kết quả của hiện tượng tiền tệ và lạm phát tích cực do chính phủ tạo ra không có hiệu quả tốt nhất và gây những bất ổn tồi tệ nhất. Có rất nhiều lý thuyết khác về chu kỳ kinh doanh cũng như các nguyên nhân, ảnh hưởng của nó. Các nhà lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực sự thì tin rằng đó là những cú sốc bên ngoài như đột phá và tiến bộ công nghệ điều khiển những chu kỳ này, và rằng các vấn đề như năng suất dư thừa quá mức có thể dẫn đến suy thoái. Các nhà lý thuyết khác lại cho rằng đầu cơ quá mức hoặc mức độ dư thừa vốn của ngân hàng có thể tác động đến các chu kỳ kinh doanh. 105 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô CÂU HỎI: 1/ Tổng cung là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung 2/ Cung cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu lao động. 3/ Tại sao đường cung của trường phái cổ điển lại thẳng đứng 4/ Tại sao đường cung của trường phái Kyenes là đường nằm ngang 5/ Hãy mô tả đường tổng cung trong thực tế ngắn hạn 6/ Hãy mô tả quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế 7/ Chu kỳ kinh doanh, những nhân tố chủ yếu quyết định tới chu kinh kinh doanh của nền kinh tế 106 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Tiền lương thực tế của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào a) Tiền lương danh nghĩa b) Lợi nhuận của doanh nghiệp c) Thuế thu nhập d) Mức giá e) a và d đều đúng Câu 2: Khi giá cả tăng lên, tiền lương thực tế có xu hướng a) Tăng và đường cầu về lao dộng dịch chuyển sang trái b) Giảm và đường cầu về lao động dịch chuyển sang phải c) Tăng và đường cung về lao động dịch chuyển sang trái d) Giảm và đường cung về lao động dịch chuyển sang phải e) Giảm và cầu về lao động tăng. Câu 3: Yếu tố nào sau đây sẽ làm đường cầu về lao động dịch chuyển sang trái a) Năng suất về lao động tăng b) Năng suất lao động giảm c) Giá cả giảm d) Giá cả tăng e) Quy mô lực lượng lao động tăng Câu 4: Những sự kiện nào dưới đây không thể xảy ra trong thời kỳ suy thoái a) Đầu tư vào hàng lâu bền b) Giá cả sản phẩm giảm c) Thu về thuế giảm d) Lợi nhuận công ty giảm e) Chi tiêu cho trợ cấp thất nghiệp giảm Câu 5: Những khoản chi tiêu nào dưới đây đặc trưng cho chu kỳ kinh doanh a) Chi tiêu cho đầu từ ròng, đặc biệt là chi tiêu cho hàng tồn kho b) Chi tiêu cho đầu tư ròng, đặc biệt là chi tiêu cho hàng lâu bền c) Chi tiêu cho tiêu dùng d) Chi tiêu của Chính phủ ở các cấp e) Không có loại nào ở trên 107 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô Câu 6: Thành phần nào của tổng chi tiêu thay đổi nhiều hơn trong một chu kỳ kinh doanh a) Chi tiêu cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ b) Chi tiêu của doanh nghiệp về tiền công và tiền thưởng c) Chi tiêu của doanh nghiệp về hàng tư bản d) Chi tiêu của Chính phủ Trung ương Câu 7: Những tình huống nào trong các tình huống sau đây thường xẩy ra trong thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh a) Số thu về thuế giảm b) Lợi nhuận công ty giảm c) Giá cổ phần giảm d) Đầu tư của doanh nghiệp giảm e) Tất cả các tình huống nêu trên Câu 8: Yếu tố nào trong các yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến sản lượng thực tế của nền kinh tế trong dài hạn a) Cung về các yếu tố sản xuất b) Cung về tiền c) Quy mô của khu vực Chính phủ d) Quy mô của thương mại quốc tế e) Mức tổng cầu của nền kinh tế Câu 9: Đường tổng cung ( AS ) dịch chuyển do: a. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi. b. Chính phủ tăng hay giảm các khoản đầu tư cuả chính phủ. c. Thu nhập quốc dân thay đổi. d. Năng lực sản xuất của quốc gia như: vốn, tài nguyên, lao động, kỹ thuật thay đổi về số lượng. Câu 10: Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển diễn ra trong thời gian: a. Tức thời. b. Ngắn hạn. c. Dài hạn. d. Không câu nào đúng. Câu 11: Đường tổng cầu AD dịch chuyển là do: a. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi. b. Năng lực sản xuất của quốc gia thay đổi. c. Các nhân tố tác động đến C, I ,G , X, M thay đổi. d. Các câu trên đều sai. 108 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô Câu 12: Đường SAS dịch chuyển sang trái là do: a. Đầu tư tăng lên. b. Chi tiêu của chính phủ tăng lên. c. Chi phí sản xuất tăng lên. d. Cung tiền tệ tăng. Câu 13: Đường SAS dịch chuyển sang phải khi: a. Thuế đối với các yếu tố sản xuất giảm. b. Giảm thuế thu nhập cá nhân. c. Tăng chi tiêu cho quốc phòng. d. Giá các yếu tố sản xuất tăng lên. Câu 14: Đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải khi: a. Chính phủ tăng chi cho giáo dục và quốc phòng. b. Chính phủ giảm thuế thu nhập. c. Chi tiêu của các hộ gia đình tăng lên nhờ những dự kiến tốt đẹp về tương lai. d. Các trường hợp trên đều đúng. Câu 15: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đối với tổng cầu: a. Khối lượng tiền. b. Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. c. Lãi suất. d. Chính sách tài khóa của chính phủ. Câu 16: Trường hợp nào sau đây chỉ có ảnh hưởng đối với tổng cung ngắn hạn ( không có ảnh hưởng đối với tổng cung dài hạn ): a. Tiền lương danh nghĩa tăng. b. Nguồn nhân lực tăng. c. Công nghệ được đổi mới. d. Thay đổi chính sách thuế của chính phủ. Câu 17: Khi nền kinh tế hoạt động ở mức toàn dụng, những chính sách kích thích tổng cầu sẽ có tác dụng dài hạn: a. Làm tăng lãi suất và sản lượng. b. Làm tăng sản lượng thực, mức giá không đổi. c. Làm tăng mức giá và lãi suất, sản lượng không đổi. d. Các câu trên đều sai. 109 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô CHƯƠNG 6: THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT Giới thiệu: Trong nền kinh tế thị trường vấn đề lạm phát và thất nghiệp, là hai thước đo tình hình ổn định của nền kinh tế vĩ mô, và được toàn bộ xã hội đặc biệt quan tâm. Thất nghiệp và lạm phát là những vấn đề xã hội lớn được rất nhiều các nhà kinh tế học quan tâm, và nó được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi một quốc gia. Lạm phát và thất nghiệp đều là các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng, tuy nhiên chúng là những vấn đề riêng biệt, nhưng lại có mối quan hệ qua lại đánh đổi lẫn nhau trong ngắn hạn sẽ được chúng ta nghiên cứu trong chương 6 này. Mục tiêu: - Trình bày được nguồn gốc và nguyên nhân gây ra thất nghiệp và lạm phát; - Phân tích các yếu tố dẫn đến thất nghiệp và lạm phát; - Trình bày mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát; - Nghiêm túc khi nghiên cứu. Nội dung chính: 1. Thất nghiệp 1.1. Khái niệm - Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp. - Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm. - Người có việc là những người đang làm cho các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội - Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc nhưng mong muốn và đang tìm kiếm việc làm. Dân số Trong độ tuổi lao động Lực lượng lao động Có việc Thất nghiệp Ngoài lựclượng lao động (ốm đau, nội trợ, không muốn tìm việc) Ngoài độ tuổi lao động Hình 6.1 trên đây có thể giúp ta hình dung rõ hơn những khái niệm trên 110 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô b. Tỷ lệ thất nghiệp - Tỷ lệ thất nghiệp là % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động. - Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. 1.2. Phân loại thất nghiệp a. Phân theo loại hình thất nghiệp - Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ) - Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi - nghề) - Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn) - Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế, ngành hàng, nghề nghiệp). - Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc b. Phân loại theo lý do thất nghiệp - Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không hợp nghề, hợp vùng - Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh - Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác) - Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc, nhưng chưa tìm được việc làm. * Nếu ta coi thất nghiệp như một bể chứa những người không có việc làm, khi dòng vào lớn hơn dòng ra thì quy mô thất nghiệp sẽ tăng lên và ngược lại. Quy mô thất nghiệp giảm xuống. * Quy mô thất nghiệp còn gắn với khoảng thời gian thất nghiệp trung bình. Ví dụ: Giả sử một người bị thất nghiệp 6 tháng, 4 người bị thất nghiệp một tháng thì khoảng thời gian thất nghiệp trung bình sẽ là: t = ∑ ∑ N tN. = 41 1461 + ×+× = 2 tháng (6.1) Trong đó: t = Khoảng thời gian thất nghiệp trung bình N = Số người thất nghiệp trong mỗi loại 111 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô t = Thời gian thất nghiệp của mỗi loại * Khi dòng vào cân bằng với dòng ra, tỷ lệ thất nghiệp không đổi. * Thời gian thất nghiệp trung bình rút ngắn thì cường độ (quy mô) của dòng vận chuyển thất nghiệp tăng lên, thị trường lao động biến động mạnh, việc tìm kiếm, sắp xếp việc làm trở nên khó khăn và phức tạp hơn. * Hoạt động của thị trường lao động yếu kém, thì thời gian thất nghiệp sẽ tăng và tỷ lệ thất nghiệp cũng gia tăng. * Khi dòng vào lớn hơn dòng ra, số người thất nghiệp và thời gian thất nghiệp đều kéo dài, xã hội sẽ có đông đảo người thất nghiệp dài hạn. * Thất nghiệp cao và dài hạn thường xảy ra trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Tuy nhiên thất nghiệp dài hạn cũng có thể xảy ra ngay cả khi xã hội có nhiều công ăn việc làm do sự thiếu hoàn hảo của việc tổ chức thị trường lao động (đào tạo, môi giới, chính sách tuyển dụng, tiền lương v.v). c. Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp - Thất nghiệp tạm thời: + Một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao hơn, gần nhà hơn), + Những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm - Thất nghiệp cơ cấu + Xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao động (giữa các ngành nghề, khu vực). + Gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động (tổ chức đào tạo lại, môi giới). + Sự biến động này mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn. - Thất nghiệp do thiếu cầu + Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. + Còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ, kinh doanh. + Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề. 112 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô - Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường còn được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Tóm lại: - Thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ phận riêng biệt của thị trường lao động. - Thất nghiệp thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đi xuống, toàn bộ thị trường lao động xã hội bị mất cân bằng . - Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển do các yếu tố xã hội, chính trị tác động. 1.3. Phân tích thị trường lao động - Cách phân tích về thất nghiệp đưa ra một khái niệm mới là thất nghiệp tự nhiên và nhấn mạnh một phân loại mới là thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. + Thất nghiệp tự nguyện chỉ những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa hoà hợp với mong muốn của mình. là cơ sở để xây dựng hai đường cung: * Một đường cung lao động nói chung chỉ ra quy mô của lực lượng lao động xã hội tương ứng với các mức lương của thị trường lao động; * Một đường cung chỉ ra bộ phận lao động chấp nhận việc làm với mức các mức lương tương ứng của thị trường lao động. * Khoảng cách giữa hai đường cung biểu thị con số thất nghiệp tự nguyện (xem hình 6.2) Số lượng lao động D A B C E G F E’ LD LD’ N4 N3 N2 N* N1 LS’ LS W1 W* M ức lư ơn g Hình 6.2. Số Hình 6.2. Số lượng lao động 113 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô - Đường LD là đường cầu lao động, do nhu cầu lao động của các doanh nghiệp quyết định. - Đường LS là đường cung lực lượng lao động xã hội. - Đường LS’ là đường cung bộ phận lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm tương ứng với các mức lương của thị trường lao động. - EF hoặc BC là con số thất nghiệp tự nguyện bao gồm số người thất nghiệp tạm thời và số người thất nghiệp cơ cấu. - Ở mức lương W1, cung lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm (LS’) sẽ lớn hơn cầu lao động. Đoạn AB trên hình (6.2) biểu thị sự là bộ phận thất nghiệp tự nguyện theo “ lý thuyết cổ điển” . - Tổng số thất nghiệp tự nguyện trong trường hợp này sẽ là đoạn AC, bao gồm thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển Thất nghiệp tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên - Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng (tại điểm E hình 6.2). - Tại mức đó, số người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tồng số thất nghiệp tự nguyện, còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp khi đạt được sự toàn dụng nhân công . - Tổng số người làm việc được xác định tại điểm N* (hoặc N2) khi có quy định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng. - Ở mức N*, tiền lương được ổn định bởi sự cân bằng của thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp mà ở mức đó không có sự gia tăng lạm phát . - Mức thất nghiệp thực tế có thể cao hơn, bằng hoặc thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên. Khi nền kinh tế có sự suy giảm tổng cầu, hoạt động của các doanh nghiệp đình đốn, mức cầu về lao động giảm xuống (đường lao động dịch chuyển sang trái: Đường LD’), tổng số việc làm sẽ ở N3 (hoặc N4 nếu lương ở W1) số người thất nghiệp thực tế sẽ là đoạn GF (hoặc DC). - Số người thất nghiệp thực tế bằng số thất nghiệp tự nhiên cộng với số thất nghiệp do thiếu cầu hoặc bằng tổng số thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện. Lý thuyết trên gợi ý rằng những biện pháp khác nhau) để giải quyết nạn thất nghiệp, đặc biệt coi trọng biện pháp kiểm soát tổng cầu. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên - Khoảng thời gian thất nghiệp, nó phụ thuộc vào: 114 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô + Cách thức tổ chức thị trường lao động. + Cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, ngành nghề) + Cơ cấu các loại việc làm và khả năng có sẵn việc. - Tần số thất nghiệp là số lần trung bình 1 người lao động bị thất nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó phụ thuộc vào: + Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. + Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động. + Hạ thấp tỷ lệ tăng dân số và ổn định kinh tế là hướng đi quan trọng giữ cho tần số thất nghiệp ở mức thấp. Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp a. Đối với thất nghiệp tự nhiên - Cần phải có thêm nhiều việc làm đa dạng hơn và có mức tiền công tốt hơn: Chính sách khuyến khích đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Phải đổi mới, hoàn thiện thị trường lao động để đáp ứng kịp thời, nhanh chóng cả yêu cầu của doanh nghiệp và người lao động: Tăng cường và hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt trung tâm tư vấn, ngày hội việc làm b. Đối với thất nghiệp chu kỳ - Các chính sách mở rộng tài chính và tiền tệ nhằm tăng tổng mức cầu sẽ dẫn đến việc phục hồi về kinh tế, giảm thất nghiệp loại này. 2. Lạm phát 2.1. Khái niệm - Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian - Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hoá cấu thành tổng sản phẩm quốc dân. Nó chính là GNP danh nghĩa/GNP thực tế. - Trong thực tế thường được thay thế bằng một trong hai loại chỉ số giá thông dụng khác: chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bán buôn (còn gọi là chỉ số giá cả sản xuất). - Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Công thức tính có thể viết như sau: Ip = di p .∑ (6.2) 115 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô Trong đó: Ip - Chỉ số giá cả của cả giỏ hàng ip - Chỉ số giá cả của từng loại hàng, nhóm hàng trong giỏ d - Tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, nhóm hàng trong giỏ (với ∑ d = 1). Nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội. - Chỉ số giá bán buôn (giá cả sản xuất) phản ánh sự biến động giá cả của đầu vào, thực chất là biến động giá cả chi phí sản xuất. - Hiện nay ở Việt Nam, chỉ số được dùng để biểu hiện lạm phát là chỉ số giá tiêu dùng ( được tính hàng tháng, quý, năm). - Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát. gp = ( 1−p p I I -1) .100 (6.3) Trong đó: gp - Tỷ lệ lạm phát (%) Ip - Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu Ip-1 - Chỉ số giá cả thời kỳ trước đó Quy mô lạm phát - Lạm phát vừa phải, còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế. - Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm. Loại lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. - Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã. Nhiều nhà kinh tế dựa vào 3 loại lạm phát trên kết hợp với độ dài thời gian lạm phát để chia lạm phát thành ba loại: - Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến 50% một năm. - Lạm phát nghiêm trọng kéo dài trên 3 năm, với tỷ lệ lạm phát trên 50% một năm. - Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm. Tác hại của lạm phát 116 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô - Khi giá cả các loại hàng hoá tăng với tốc độ đều nhau thì loại lạm phát này thường được gọi là lạm phát thuần tuý. - Trong thực tế các cuộc lạm phát thông thường đều có hai đặc điểm đáng quan tâm sau đây: + Tốc độ tăng giá cả thường không đồng đều giữa các loại hàng. + Tốc độ tăng giá và tăng lương cũng xảy ra không đồng thời. - Hai đặc điểm trên đây dẫn đến sự thay đổi tương đối về giá cả. Tác hại chủ yếu của lạm phát không phải ở chỗ giá cả tăng lên mà ở chỗ giá cả tương đối đã thay đổi. Những tác hại đó là: - Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn và các giai tầng trong xã hội, đặc biệt đối với những ai giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định và những người làm công ăn lương. - Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế. - Sự phản ứng mạnh mẽ của tầng lớp dân cư (hậu quả tâm lý xã hội) 2.2. Phân loại lạm phát Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là giá cả hàng hoá tăng liên tục nên người ta thương căn cứ vào chỉ số giá cả hàng hoá tăng để làm căn cứ phân thành 3 loại lạm phát: Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số): biểu hiện chỉ số giá cả tăng chậm trong khoảng 10% trở lại. Do đó, đồng tiền mất giá không nhiều, không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Ở hầu hết các nước trên thế giới áp dụng và xem đó là chất xúc tác cho nền kinh tế phát triển. Lạm phát phi mã: giá cả hàng hoá bắt đầu tăng vởi tỷ lệ 2 hoặc 3 con số. Khi lạm phát này xuất hiện thì bắt đầu gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã hội. Siêu lạm phát: xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa lạm phát phi mã. Nếu trong điều kiện của lạm phát phi mã vẫn có một số trường hợp nền kinh tế vẫn phát triển tốt như Brazil, thì một khi siêu lạm phát xảy ra thì chắt chắc nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của quốc gia 3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 3.1. Đường Phillips 117 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô 3.1.1. Đường Phillips ban đầu - Dựa vào kết quả thực nghiệm trên cơ sở số liệu nhiều năm về tiền lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh đã ra đời đường Phillips ban đầu. - Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát. Gợi ra rằng có thể đánh đổi lạm phát để lấy thất nghiệp thấp. Tỷ lệ thất nghiệp - Khi ra đời lý thuyết về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (tại đó sản lượng đạt tiềm năng và lạm phát không đổi) đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh và có dạng như sau: gp = -ε (u-u*) (6.4) Trong đó: gp - tỷ lệ lạm phát u - tỷ lệ thất nghiệp thực tế u * - tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ε - độ dốc đường Phillips Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây (xem hình 6.7) - Lạm phát bằng không khi thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ tự nhiên. - Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát xảy ra. - Độ dốc ε càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự tăng, giảm đáng kể về lạm phát. - Độ lớn của ε phản ánh sự phản ứng của tiền lương. - Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì ε lớn. - Nếu tiền lương có tính ì cao thì ε nhỏ (đường Phillips sẽ xoay ngang). PC PC gp 0 u u* Hình 6.6 : Mối quan hệ giữa tăng lượng thất nghiệp và lạm phát Hình 6.7 : Đường Phillips ban đầu Lạ m ph át Ti ền lư ơn g B 118 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô - Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm phát phản ứng rất kém với thất nghiệp. - Đường Phillips đã gợi cho những người làm chính sách lựa chọn các chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khoá và tiền tệ. + Giả sử nền kinh tế đang ở điểm B trên hình 6.7 (suy thoái thất nghiệp). + Chính phủ có thể mở rộng lượng cung tiền nhằm hạ lãi suất, thúc đẩy đầu tư, mở rộng tổng cầu. nền kinh tế sẽ tăng công ăn việc làm, thất nghiệp giảm. Điểm B sẽ di chuyển theo đường Phillips lên phía trên. 3.1.2. Đường Phillips mở rộng - Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến, vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến và có dạng như sau: gp = gpe -ε(u-u*) (6.5) Trong đó: gpe là tỷ lệ lạm phát dự kiến. - Đường này cho thấy, khi thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát bằng tỷ lệ dự kiến. - Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát thấp hơn tỷ lệ dự kiến. - Đường này gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời kỳ mà tỷ lệ lạm phát dự kiến chưa thay đổi. - Trong thời kỳ này nếu có những cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế sẽ đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng, thất nghiệp giảm. gp 3 0 u* u E PC1 2 PC1 Hình 6.8: Đường Phillips mở rộng 119 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô - Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên, mức cung tiền thực tế giảm xuống, lãi suất tăng lên và tổng cầu dần dần được điều chỉnh trở lại mức cũ, nền kinh tế với lạm phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. - Khi lạm phát đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và thất nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường Phillips ngắn hạn nói trên dịch chuyển lên trên. - Riêng các cơn sốt cung đẩy chi phí sản xuất và giá cả lên, sản lượng và việc làm giảm xuống. Như vậy cả thất nghiệp và lạm phát tăng lên – Không có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn – đó là thời kỳ đình trệ thất nghiệp. - Khi Chính phủ tăng mức cung tiền liên tục để giữ cho tổng cầu không suy giảm và thất nghiệp không thể tăng, nền kinh tế vẫn đạt sản lượng như cũ, nhưng giá cà đã tăng lên theo tỷ lệ tăng tiến. Như vậy sự điều tiết bằng chính sách tiền tệ và tài khoá giữ cho nềnkinh tế ổn định sản lượng khi gặp cơn sốt cũng phải trả giá bằng lạm phát cao hơn. 3.1.3. Đường Phillips dài hạn - Trong ngắn hạn tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể không bằng tỷ lệ thất nghiệp dự kiến nhưng trong dài hạn chúng sẽ bằng nhau bởi sự tác động của các chính sách tài khoá và tiền tệ. - Trong dài hạn tỷ lệ lạm phát thực tế bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến, nghĩa là gp= gpe. Thay đẳng thức này vào (6.5) ta sẽ có đường Phillips dài hạn: 0 = -ε(u-u*) hay là u = u* - Tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ tự nhiên (xét về mặt dài hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. - Vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau. Nếu biểu diễn trên đồ thị thì đường Phillips dài hạn là đường đứng cắt trục hoành tại điểm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ( xem hình 6.9). 120 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô Hình 6.9 chỉ ra rằng: Trong ngắn hạn, nền kinh tế vận động theo các đường PC. Có sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp trong thời gian nền kinh tế đang tự điều chỉnh bởi các cơn sốt cầu, nhưng không có sự đánh đổi lạm phát và thất nghiệp bởi các cơn sốt cung. Còn trong dài hạn về cơ bản không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. 3.2. Trường hợp lạm phát do cầu kéo - Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. - Bản chất của lạm phát cầu kéo là chỉ tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hoá có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng. LPC gp PC3 PC2 PC1 u * u Hình 6.9 : Đường Phillips ngắn hạn P P1 Po Y* Y E1 Eo ASLR ASSR P AD1 ADo ASLR ASSR1 ASSRo AD Eo E’1 P1 Po Y1 Yo Y* Y M ức gi á cả Hình 6.10: Chi tiêu quá khả năng Cung ứng Hình 6.11: Chi phí tăng đẩy giá lên cao 121 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô Hình 6.10 cho thấy, khi sản lượng vượt tiềm năng, đường AS có độ dốc lớn nên khi cầu tăng mạnh, đường AD0 dịch chuyển lên trên (AD1), giá cả tăng nhanh từ Po đến P1. 3.3. Trường hợp lạm phát do chi phí đẩy - Ngay cả khi sản lượng chưa đạt tiềm năng nhưng vẫn có khả năng xảy ra lạm phát, gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp nên cũng còn gọi là “ lạm phát đình trệ” - Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào - đặc biệt là các vật tư cơ bản (xăng dầu, điện) là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, - Đường AS dịch chuyển lên trên. Tuy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống. - Giá cả sản phẩm trung gian (vật tư) tăng đột biến thường do các nguyên nhân sau: thiên tai, chiến tranh, sự biến động chính trị, kinh tế 3.4. Trường hợp lạm phát dự kiến - Trong nền kinh tế tiền tệ, trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trường hợp này tăng đều đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là lạm phát ỳ, còn được gọi là lạm phát dự kiến. - Mọi hoạt động kinh tế sẽ trông đợi và ngắm vào nó để tính toán điều chỉnh - Đường AD và AS dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ. Vì lạm phát đã được dự kiến nên chi phí sản xuất (kể cả tiền lương) và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ lạm phát. P2 E’ P1 Po Y* Y E E’’ E’’’ ASLR ASSR ASSR1 ASSRo AD’’ AD’ AD Hình 6.12: Lạm phát dự kiến 122 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô - Sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng lên theo dự kiến. - Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian. - Những cú sốc mới trong nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc từ nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát khỏi trạng thái ỳ. 3.5. Lạm phát và tiền tệ - Khi thị trường tiền tệ cân bằng tại E(i,Y) , ta có P M =LP - Xét trong dài hạn tại điểm cân bằng i và Y là ổn định (Y đạt tiềm năng), LP là không đổi và do vậy M/P cũng sẽ không thay đổi. Điều đó có nghĩa là nếu M tăng lên thì P cũng sẽ tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền. - Lý thuyết trên dựa trên cơ sở cầu tiền không thay đổi. Trong thực tế, khi M và P thay sẽ tác động đến lãi suất và sản lương, dẫn đến cầu tiến thực tế thay đổi. Do đó, tốc độ tăng lên tiền danh nghĩa và tốc độ lạm phát rất khác nhau giữa các nước. - Lịch sử lạm phát cũng chỉ ra rằng lượng tiền tăng càng nhanh thì lạm phát càng cao, và bất kỳ một chính sách vĩ mô nào giảm được tốc độ tăng tiền cũng dẫn đến giảm tỷ lệ lạm phát và đặc biệt phù hợp với thời kỳ ngắn hạn (Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng cách vay dân qua bán tín phiếu, thay cho in thêm tiền). 3.6. Lạm phát và lãi suất - Lãi suất danh nghĩa biến động theo lạm phát. Khi lạm phát thay đổi lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi theo, để duy trì lãi suất thực tế ở mức ổn định: lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát. - Khi tỷ tệ lạm phát tăng lên, lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ nhiều tiền càng thiệt. - Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tăng mức độ mua về mọi hàng hoá có thể dự trữ, gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá và tiếp tục đẩy giá lên cao. 4. Khắc phục lạm phát Trong lịch sử của mình, các nước trên thế giới đều trải qua lạm phát với những mức độ khác nhau. Những nguyên nhân lạm phát đều có điểm chung. Nhưng mỗi nền kinh tế đều có những đặc điểm riêng biệt nên lạm phát của mỗi quốc gia không thể không xét đến những đặc điểm riêng biệt của mình. Nếu không tính đến những cái riêng của mỗi nước thì giải pháp chung được lựa chọn thường là: 123 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô - Đối với mọi cuộc siêu lạm phát và lạm phát khi mã, hầu như đều gắn chặt với sự tăng trưởng nhanh chóng về tiền tệ, có mức độ thâm hụt cao ngày càng lớn về ngân sách và có tốc độ tăng lương danh nghĩa cao. Vì vậy, giảm mạnh tốc độ tăng cung tiền, cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu ngân sách và kiểm soát có hiệu quả việc tăng lương danh nghĩa, chắc chắn sẽ chặn đứng và đẩy lùi lạm phát. Thực chất của giải pháp trên là tạo ra cú sốc cầu (giảm cung tiền, tăng lãi suất, giảm thu nhập dẫn tới giảm tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu Chính phủ), đẩy nền kinh tế đi xuống dọc đường Phillips ngắn hạn và do vậy cũng gây ra một mức độ suy thoái và thất nghiệp nhất định. nếu biện pháp trên được giữ vững, nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh và sau một thời gian giá cả sẽ đạt ở mức lạm phát thấp hơn và sản lượng trở lại tiềm năng (đường Phillips sẽ dịch chuyển xuống dưới). Tốc độ giảm phát sẽ tuỳ thuộc vào sự kiên trì và liên tục của biện pháp, chính sách. - Đối với lạm phát vừa phải, kiềm chế và đẩy từ từ xuống mức thấp hơn cũng đòi hỏi áp dụng các chính sách nói trên. Tuy nhiên, vì biện pháp trên kéo theo sự suy thoái và thất nghiệp - một cái giá đắt – nên việc kiểm soát chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá trở nên phức tạp và đòi hỏi phải thận trọng. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển không chỉ cần kiềm chế lạm phát mà còn đòi hỏi có sự tăng trưởng nhanh. Trong điều kiện đó, việc kiểm soát chặt chẽ các chính sách tài khoá và tiền tệ vẫn là những biện pháp cần thiết nhưng cần có sự phối hợp, tính toán tỉ mỉ với mức thận trọng cao hơn. Về lâu dài, ở các nước này, chăm lo mở rộng sản lượng tiềm năng bằng các nguồn vốn trong và ngoài nước cũng là một trong những hướng quan trọng nhất để đảm bảo vừa nâng cao sản lượng, mức sống, vừa ổn định giá cả một cách bền vững. - Có thể xoá bỏ hoàn toàn lạm phát không? Cái giá phải trả của việc xoá bỏ hoàn toàn lạm phát không tương xứng với lợi ích đem lại của nó. Vì vậy, các quốc gia thường chấp nhận lạm phát ở mức thấp và xử lý ảnh hưởng của nó bằng việc chỉ số hoá các yếu tố chi phí như tiền lương, lãi suất, giá vật tưĐó là cách làm cho sự thiệt hại của lạm phát là ít nhất. CÂU HỎI: 1/ Trình bày khái niệm, phân loại thất nghiệp 2/ Xác định các nguyên nhân chính gây ra thất nghiệp 3/ Trình bày khái niệm, phân loại lạm phát 4/ Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 5/ Phân tích các trường hợp lạm phát do cầu kéo, chi phí đẩy và lạm phát dự kiến 124 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô TRẮC NGHIỆM: Dùng thông tin sau đây để trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3 Số liệu về giá cả và số lượng của các loại hàng hóa trong 2 năm 2003 và 2004 được cho như sau: Sản phẩm 2003 2004 P Q P Q Gạo 10 2 11 3 Thịt 20 3 22 4 Xi măng 40 4 42 5 1. Tính chỉ số giá hàng tiêu dùng cho gạo và thịt của năm 2004 ( năm gốc 2003 có chỉ số giá cả là 100 ) a. 105 b. 110 c. 115 d. Không câu nào đúng. 2. Tính chỉ số điều chỉnh lạm phát của năm 2004 cho cả 3 mặt hàng: a. 106,7 b. 105,8 c. 107,6 d. 107,8 3. Tính tỷ lệ lạm phát của năm 2004 so với năm 2003 ( năm gốc 2003 có chỉ số giá là 100 ) sử dụng chỉ số giá hàng tiêu dùng để tính: a. 10% b. 10,7% c. 6,6% d. Không câu nào đúng. 4. Trong một nền kinh tế, khi giá các yếu tố sản xuất tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng: a. Lạm phát do cầu kéo. b. Lạm phát do phát hành tiền. c. Lạm phát do cung ( do chi phí đẩy ). d. Cả 3 câu trên đều đúng. 5. Trong một nền kinh tế, khi có sự đầu tư và chi tiêu quá mức của tư nhân, của chính phủ hoặc xuất khẩu tăng mạnh sẽ dẫn đến tình trạng: a. Lạm phát do phát hành tiền. b. Lạm phát do giá yếu tố sản xuất tăng lên. c. Lạm phát do cầu kéo. d. Lạm phát do chi phí đẩy. 6. Mức giá chung trong nền kinh tế là: a. Chỉ số giá. b. Tỷ lệ lạm phát. c. a, b đều đúng. d. a, b đều sai. 7. Theo công thức của Fisher : MV = PY → P = MV/Y ( trong đó P là mức giá chung, M là khối lượng tiền phát hành, V là tốc độ lưu thông tiền tệ, Y là khối lượng hàng hóa và dịch vụ ) , M tăng bao nhiêu thì P tăng tương ứng bấy nhiêu. a. Đúng. b. Sai. 8. Theo thuyết số lượng tiền tệ thì: 125 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô a. Mức giá tăng nhiều hơn so với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền tệ, sản lượng thực không đổi. b. Mức giá tăng cùng một tỷ lệ với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền tệ, sản lượng thực không đổi. c. Mức giá tăng ít hơn so với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền tệ, sản lượng thực không đổi. d. Mức giá không tăng, cho dù lượng cung tiền tệ tăng, sản lượng thực không đổi. 9. Các nhà kinh tế học cho rằng: a. Có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. b. Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. c. Có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn, không có sự đánh đổi trong dài hạn. d. Các câu trên đều đúng. 10. Lạm phát xuất hiện có thể do các nguyên nhân: a. Tăng cung tiền. b. Tăng chi tiêu của chính phủ. c. Tăng lương và giá các yếu tố sản xuất. d. Các câu trên đều đúng. 11. Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân của lạm phát cao: a. Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tiền giấy. b. Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng nợ vay nước ngoài. c. Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tín phiếu kho bạc. d. Ngân sách chính phủ bội chi bất luận nó được tài trợ thế nào. 12. Nếu tỷ lệ lạm phát tăng 8%, lãi suất danh nghĩa tăng 6% thì lãi suất thực: a. Tăng 14%. b. Tăng 2% c. Giảm 2% d. Tăng 14% 13. Khi tỷ lệ lạm phát thực hiện thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán thì: a. Người đi vay được lợi. b. Người cho vay được lợi. c. Người cho vay bị thiệt. d. Các câu trên đều sai. 14. Hiện tượng lạm phát xảy ra khi: a. Tỷ lệ lạm phát thực hiện thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán. b. Tỷ lệ lạm phát năm nay nhỏ hơn Tỷ lệ lạm phát năm trước. c. Chỉ số giá năm nay nhỏ hơn chỉ số giá năm trước. d. Các câu trên đều sai. 15. Chỉ số giá năm 2004 là 140 có nghĩa là: a. Tỷ lệ lạm phát năm 2004 là 40%. b. Giá hàng hóa năm 2004 tăng 40% so với năm 2003. 126 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô c. Giá hàng hóa năm 2004 tăng 40% so với năm gốc. d. Các câu trên đều sai. 16. Lãi suất thị trường có xu hướng : a. Tăng khi tỷ lệ lạm phát tăng, giảm khi tỷ lệ lạm phát giảm. b. Tăng khi tỷ lệ lạm phát giảm, giảm khi tỷ lệ lạm phát tăng. c. a, b đều đúng. d. a, b đều sai. 17. Theo hiệu ứng Fisher: a. Tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng 1%. b. Tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa giảm 1%. c. a, b đều đúng. d. a, b đều sai. 127 Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô TÀI LIỆU THAM KHẢO - Câu hỏi – Bài tập – Trắc nghiệm Kinh tế vi mô- Nhà xuất bản thống kê năm 2012 - Kinh tế Vi mô – Nhà xuất bản tổng hợp TP HCM năm 2012 - Kinh tế học Vi mô – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân năm 2013 - Bài tập Kinh tế vi mô – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân năm 2013

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo.pdf
Tài liệu liên quan