Giáo trình Kinh tế vi mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ - Phan Thế Công

Tóm lược cuối bài  Tiền có ba chức năng: phương tiện trao đổi, phương tiện cất trữ giá trị và đơn vị hạch toán. Với tư cách phương tiện trao đổi, tiền được sử dụng trong các giao dịch. Với tư cách phương tiện cất trữ giá trị, nó tạo ra một cách để chuyển sức mua từ hiện tại tới tương lai. Với tư cách đơn vị hạch toán, nó tạo ra một cách để ghi giá và các giá trị kinh tế khác.  Tiền hàng hoá, chẳng hạn vàng, là tiền có giá trị cố hữu. Nó có giá trị ngay cả khi không được dùng làm tiền. Tiền pháp định, chẳng hạn tiền đồng hoặc đôla Mỹ, là tiền không có giá trị cố hữu: nó không có giá trị nếu không được dùng làm tiền.  Trong nền kinh tế Việt Nam, tiền bao gồm tiền mặt và các loại tiền gửi khác nhau trong hệ thống ngân hàng (tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản séc, tiền gửi có kỳ hạn bao gồm cả đồng nội tệ và ngoại tệ).  Ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là một trung gian tài chính. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn tạo ra một phương tiện trao đổi khi họ nhận tiền gửi bởi vì khách hàng có thể viết séc trên tài khoản tiền gửi để thực hiện giao dịch.  Khi các ngân hàng cho vay một phần tiền gửi huy động được, họ làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế. Số nhân tiền cho biết mức thay đổi trong cung tiền khi cơ sở tiền thay đổi một đơn vị. Số nhân tiền phụ thuộc âm vào tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng thương mại và tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi.  Ngân hàng trung ương có trách nhiệm quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng và điều tiết khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế. Để kiểm soát cung tiền, ngân hàng trung ương thường sử dụng các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở, qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu.  Khi phát triển lý thuyết về những biến động kinh tế ngắn hạn, Keynes đã đưa ra lý thuyết ưa thích thanh khoản để lý giải những yếu tố quyết định lãi suất. Theo lý thuyết này, lãi suất điều chỉnh để cân bằng cung tiền và cầu tiền.

pdf14 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ - Phan Thế Công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 45 BÀI 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Kinh tế học_Tập II. NXB Kinh tế Quốc dân. 2012 Chủ biên: PGS.TS Vũ Kim Dũng và PGS.TS Nguyễn Văn Công 2. Bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế Quốc dân), Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vĩ mô, Nhà Xuất Bản Lao động, 2012. 3. Bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế Quốc dân), Bài tập Nguyên lý kinh tế vĩ mô, Nhà Xuất Bản Lao động, 2012.  Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung  Khái niệm và thước đo cung tiền.  Cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng.  Ba công cụ kiểm soát cung tiền của Ngân hàng nhà nước.  Các nhân tố quyết định tới cầu tiền.  Tác động của sự thay đổi cung tiền tới nền kinh tế.  Các kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa. Mục tiêu  Trong chương này, trước tiên, bạn cần nắm rõ khái niệm tiền và cách thức đo lường cung tiền trong nền kinh tế.  Sau đó, bạn cần hiểu được cách thức hệ thống ngân hàng tạo ra tiền như thế nào.  Tiếp đến, bạn cần hiểu ba công cụ của ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát cung tiền.  Trên cơ sở hiểu biết về cung và cầu tiền, bạn sẽ rút ra được cơ chế tác động của sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ tới các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản như lãi suất, đầu tư, tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế.  Cuối cùng, bạn phải hiểu được một số cách kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa để đạt được các mục tiêu khác nhau trong nền kinh tế. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 46 NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 Tình huống dẫn nhập  Để làm tăng lượng phương tiện thanh toán, tức là cung tiền, trong nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cần làm gì?  Khi cung tiền tăng, nền kinh tế sẽ có những thay đổi gì trong ngắn và dài hạn? 1. Vai trò của tổng cầu trong việc quyết định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế như thế nào? 2. Chính sách tài khóa, và ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến cán cân ngân sách của chính phủ như thế nào? Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 47 4.1. Khái niệm và đo lường cung tiền Tiền được định nghĩa là "bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa hay dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ". Để được chấp nhận chung trong việc thanh toán, tiền phải có những chức năng đặc biệt của nó. Nhìn chung, các lý thuyết tiền tệ hiện đại đều nhấn mạnh ba chức năng căn bản của tiền: phương tiện trao đổi, cất trữ giá trị và đơn vị hạch toán. Phương tiện trao đổi là một thứ được mọi người chấp nhận rộng rãi để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ. Dân chúng sẽ chỉ giữ tiền một khi họ tin rằng nó sẽ tiếp tục có giá trị trong tương lai, do vậy tiền có thể thực hiện được chức năng phương tiện trao đổi chỉ khi nó cũng đóng vai trò là phương tiện bảo tồn và cất trữ giá trị. Tiền có chức năng là một đơn vị hạch toán rất tiện lợi và hiệu quả vì nó được chấp nhận rộng rãi trong mọi giao dịch. Mọi người sử dụng một đơn vị tiền tệ chung (như tiền đồng của Việt Nam hay đôla Mỹ) để niêm yết giá và ghi các khoản nợ. Khi đi mua hàng, bạn có thể nhìn thấy giá một chiếc sơ mi là 150.000 đồng và bát phở giá 30.000 nghìn đồng. Hiện nay, trong các sách giáo khoa và trong thực tiễn, có 3 cách đo lường lượng tiền chủ yếu là tiền mặt (M0), tiền giao dịch (M1), và tiền rộng (M2). Mặc dù vậy, cơ cấu các thành phần tạo nên M1 hay M2 cũng không đồng nhất giữa các quốc gia. Có sự khác biệt này chủ yếu là do trình độ phát triển khác nhau của các hệ thống tài chính ở những nước này. Mặc dù có sự khác nhau như vậy, nhưng các thành phần cấu thành M1 hay M2 phải đáp ứng được những chức năng của tiền như đã nêu. Trong phạm vi giáo trình này, chúng ta hiểu khái niệm tiền M0, M1, M2, như sau: a) M0 hay tiền mặt: Bao gồm tiền giấy và tiền xu đang lưu hành; b) M1: Bao gồm tiền mặt, các tài khoản tiền gửi có thể rút theo nhu cầu (tài khoản tiền gửi không kỳ hạn). c) M2: Bao gồm M1 và các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Người ta chia tiền thành M0, M1 và M2 dựa trên khả năng thanh khoản (liquidity) của các thành phần tạo nên chúng, mà độ thanh khoản của các tài sản tài chính phụ thuộc vào đặc điểm và mức độ phát triển của hệ thống tài chính. Khả năng thanh khoản hay tính hoán đổi của một tài sản đề cập đến mức độ dễ dàng để chuyển tài sản đó thành phương tiện trao đổi của nền kinh tế. 2006 2007 2008 2009 2010 M2 922.7 1,348.2 1,622.1 2,092.4 2,789.2 - M1 297.3 443.4 443.0 581.5 641.0 + Tiền mặt ngoài ngân hàng 158.8 220.5 236.8 293.2 338.0 + Tiền gửi có thể rút theo yêu cầu 138.5 222.9 206.1 288.3 303.0 - Tiền gửi có kỳ hạn nội tệ 625.4 904.8 1,179.1 1,510.9 2,148.2 - Tiền gửi bằng ngoại tệ 199.5 258.6 330.4 427.1 516.6 Bảng 4.1: Số liệu tiền tệ của Việt Nam Nguồn: Ngân hàng nhà nước Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 48 NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 4.2. Hoạt động ngân hàng thương mại và quá trình tạo tiền Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ 100% Để xem xét ảnh hưởng của các hoạt động ngân hàng thương mại đến cung tiền, đầu tiên chúng ta hãy tưởng tượng trên thế giới không tồn tại bất kỳ một ngân hàng nào. Nếu không có ngân hàng trong nền kinh tế, sẽ không có tiền gửi, và do đó cung tiền đơn giản chỉ bằng lượng tiền mặt. Điều hoàn toàn tương tự xảy ra nếu như có các ngân hàng và chúng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ 100%. Nói cách khác, các ngân hàng chỉ nhận tiền gửi và đơn giản giữ chúng với tư cách là dự trữ mà không hề cho vay. Nếu công chúng mang toàn bộ tiền mặt đến gửi tại hệ thống ngân hàng thì sẽ không có tiền mặt trong tay công chúng - toàn bộ tiền giấy và tiền xu sẽ được giữ dưới dạng dự trữ - nhưng trái lại lượng tiền gửi đúng bằng lượng tiền mặt. Trong điều kiện dự trữ 100%, các ngân hàng không có vai trò gì trong việc thay đổi cung tiền. Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một phần và quá trình tạo tiền Trong thực tế, các ngân hàng luôn cho vay. Bởi vì các ngân hàng dự tính rằng không phải tất cả những người gửi tiền sẽ rút toàn bộ tiền gửi ngay lập tức và cùng một lúc, họ không cần giữ dự trữ bằng số tiền gửi. Trái lại, họ chỉ giữ một phần số tiền huy động được và cho vay phần còn lại. Hệ thống ngân hàng như vậy được gọi là hệ thống ngân hàng dự trữ một phần. Để thấy được hệ thống ngân hàng tạo tiền như thế nào, đầu tiên giả định công chúng không giữ tiền mặt và như vậy lượng tiền mặt nằm ngoài hệ thống ngân hàng sẽ bằng 0. Tiếp theo, giả thiết khi các ngân hàng nhận được một khoản tiền gửi, ngân hàng giữ lại 10% dự trữ và cho vay 90% còn lại. Trong trường hợp này, tỷ lệ dự trữ của ngân hàng là 10%. Trong trường hợp tổng quát với tỷ lệ dự trữ là rr thì lượng dự trữ (R) sẽ bằng rr nhân với lượng tiền gửi (D). Sau đây, chúng ta sử dụng tài khoản chữ T để xem xét sự thay đổi tài sản có và nợ của một ngân hàng (Ngân hàng thứ nhất) sau khi nhận được một khoản tiền gửi mới là 1.000 triệu đồng do ngân hàng trung ương mới phát hành. Trước khi ngân hàng thứ nhất cho vay, cung tiền tăng 1.000 triệu đồng. Nhưng sau khi ngân hàng này cho vay thì tài khoản của ngân hàng này thay đổi như sau: Như vậy cung tiền bây giờ tăng 1900 triệu đồng vì những người gửi tiền vào ngân hàng nắm giữ 1000 triệu tiền gửi không kỳ hạn và người đi vay tiền của ngân hàng nắm giữ 900 triệu đồng tiền mặt. Như vậy, khi ngân hàng chỉ nắm giữ một phần tiền gửi huy động được dưới dạng dự trữ, nó đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán. Ngân hàng thứ nhất Tài sản có Tài sản nợ  Dự trữ : 100 Tiền gửi: 1.000  Cho vay: 900 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 49 Sự tạo tiền không dừng lại ở Ngân hàng thứ nhất. Giả sử những người đi vay từ Ngân hàng thứ nhất sử dụng 900 triệu đồng để mua sắm một số vật dụng từ một vài người khác, những người này sau khi nhận được tiền lại quyết định gửi toàn bộ số tiền mặt của mình vào Ngân hàng thứ hai. Ngân hàng này lại giữ 10% (90 triệu đồng) làm dự trữ và cho vay 90% còn lại (810 triệu đồng), cung tiền lại tăng thêm 810 triệu đồng. Quá trình tiếp tục diễn ra: mỗi lần sau khi tiền mặt được gửi vào ngân hàng, nó lại được ngân hàng cho vay một phần. Cứ như vậy lượng tiền trong nền kinh tế ngày càng tăng. Vậy thì cuối cùng có bao nhiêu tiền được tạo ra trong nền kinh tế? Bây giờ chúng ta sẽ cộng các khoản tiền gửi nêu trên lại với nhau: Số tiền gửi ban đầu 1.000 Số tiền cho vay ra của ngân hàng thứ 1 = 900 [= 0,9 x 1.000] Số tiền cho vay ra của ngân hàng thứ 2 = 810 [= 0,9 x 900] ........ Tổng lượng tiền tăng lên 10.000 Như vậy, quá trình tạo tiền này không thể tiếp diễn vô hạn: lượng tiền bổ sung ngày càng giảm dần. Nếu chúng ta cộng tất cả các con số trong ví dụ trên, chúng ta sẽ thấy với 1.000 triệu đồng mà ngân hàng trung ương mới bơm thêm vào lưu thông lượng tiền trong nền kinh tế tăng 10.000 triệu đồng. Lượng tiền trong nền kinh tế tăng thêm do hoạt động của hệ thống ngân hàng tạo ra từ một đồng mà Ngân hàng trung ương bơm vào lưu thông được gọi là số nhân tiền. Như vậy trong trường hợp tỷ lệ dự trữ 10% và không ai giữ tiền mặt, khi cơ sở tiền tăng thêm 1000 triệu đồng đã làm cung tiền tăng 10.000 triệu đồng, và như vậy số nhân tiền là 10 (bằng 1 chia cho tỷ lệ dự trữ) Trong trường hợp tổng quát có tiền mặt rò rỉ ngoài hệ thống ngân hàng, cung tiền sẽ được xác định như sau. Chúng ta có các phương trình định nghĩa cung tiền và cơ sở tiền như sau: B = Cu + R. MS = Cu + D. Chúng ta chia phương trình thứ hai cho phương trình thứ nhất: MS Cu D B Cu R   Biến đổi toán học, chúng ta có MS Cu / D D / D B Cu / D R / D   Ngân hàng thứ hai Tài sản có Tài sản nợ  Dự trữ : 90 Tiền gửi: 900  Cho vay: 810 = = Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 50 NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 Nếu ký hiệu cr là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi hay viết gọn là tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi (cr = Cu/D) và rr là tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại (rr = R/D), thì ta có thể viết lại phương trình trên như sau: M MS cr 1m B cr rr    Biểu thức trên chính là số nhân tiền mà chúng ta sẽ ký hiệu là mM bởi vì nó biểu thị lượng tiền cung ứng tăng thêm khi ngân hàng trung ương bơm thêm vào lưu hành 1 đồng cơ sở tiền. Mỗi khi ngân hàng trung ương bổ sung thêm 1 đồng cơ sở tiền, thì cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng thêm mM đồng. MS = mM .B Biểu thức trên cho thấy số nhân tiền tệ phụ thuộc vào tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi (cr) và tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại (rr). Cả cr và rr đều có tác động ngược chiều đến số nhân tiền: số nhân tiền tăng khi cr và/hoặc rr giảm; ngược lại, số nhân tiền giảm khi cr và/hoặc rr tăng. Lưu ý rằng nếu cr = 0 tức là tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi bằng 0, một tình huống được gọi là không có rò rỉ tiền mặt và mọi giao dịch đều thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, thì số nhân tiền có giá trị là 1/rr, đúng như kết quả nhận được trong ví dụ ở trên. Từ phân tích ở trên chúng ta rút ra mô hình về cung tiền như sau: MS = mM × B Như vậy cung tiền phụ thuộc vào cơ sở tiền và số nhân tiền. Cung tiền sẽ tăng khi cơ sở tiền và/hoặc số nhân tiền tăng. Ngược lại, cung tiền sẽ giảm khi cơ sở tiền và/hoặc số nhân tiền giảm. Sau đây chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về cơ sở tiền, tỷ lệ dự trữ và tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi, những yếu tố có tác động đến lượng cung tiền trong nền kinh tế. Cơ sở tiền Như chúng ta đã biết, cơ sở tiền hay tiền mạnh bao gồm tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng (Cu) và tiền dự trữ (R). Ngân hàng trung ương kiểm soát cung tiền chủ yếu thông qua việc kiểm soát cơ sở tiền. Cung tiền tỷ lệ thuận với cơ sở tiền. Vì vậy, sự gia tăng cơ sở tiền làm tăng cung tiền theo cùng một tỷ lệ. Tỷ lệ dự trữ Dự trữ bao gồm tiền mặt nằm trong két của các ngân hàng thương mại và tiền gửi của các ngân hàng thương mại ở ngân hàng trung ương. Các ngân hàng phải có dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Tỷ lệ dự trữ thực tế được qui định bởi 2 nhân tố. Nhân tố thứ nhất là tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rrr), tức là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng thương mại phải chấp hành theo qui định của ngân hàng trung ương. Việc áp đặt dự trữ bắt buộc một mặt để đảm bảo cho các ngân hàng luôn có tiền mặt khi khách hàng yêu cầu, mặt khác đây chính là một công cụ mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để kiểm soát cung tiền. Nhân tố thứ hai là hành vi của các ngân hàng. Các ngân hàng có thể muốn dự trữ cao hơn mức dự trữ bắt buộc, thường được gọi là dự trữ Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 51 dôi ra. Đối với một ngân hàng, việc quyết định nắm giữ bao nhiêu dự trữ dôi ra là một vấn đề kinh tế giống như việc một cá nhân quyết định nắm giữ bao nhiêu tiền cho động cơ dự phòng. Lợi ích của dự trữ thêm là ngân hàng luôn có thể đáp ứng ngay lập tức nhu cầu rút tiền của khách hàng, làm giảm chi phí giao dịch đối với khách hàng và củng cố niềm tin của họ vào hoạt động ngân hàng. Mức dự trữ dôi ra thường cao khi hoạt động gửi tiền và rút tiền diễn ra thất thường không thể dự tính được. Khi lãi suất thị trường tăng lên, các ngân hàng có xu hướng giữ ít dự trữ hơn và giảm lượng dự trữ dôi ra xuống mức thấp hơn. Điều này có nghĩa rằng cung tiền có thể là hàm của lãi suất. Tuy nhiên, để đơn giản cho việc mô hình hoá, chúng ta thường bỏ qua ảnh hưởng này. Các nhân tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tính bất định của các giao dịch ngân hàng tăng lên sẽ làm tăng tỷ lệ dự trữ. Khi tỷ lệ dự trữ càng thấp, ngân hàng càng cho vay nhiều và do đó tạo thêm càng nhiều tiền từ mỗi đơn vị tiền gửi. Do đó, sự cắt giảm tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại sẽ làm tăng số nhân tiền và qua đó làm tăng cung tiền. Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi Khi tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi càng thấp, công chúng càng giữ ít tiền mặt và gửi nhiều tiền hơn vào các ngân hàng. Các ngân hàng sẽ cho vay được nhiều hơn và kết quả là cả số nhân tiền và cung tiền đều tăng. Thói quen thanh toán của công chúng có ảnh hưởng quyết định tỷ lệ tiền mặt nắm giữ so với tiền gửi. Chi phí và sự thuận tiện để nhận được tiền mặt có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi. Tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi cũng có tính thời vụ. Tỷ lệ này rất cao vào các dịp lễ, tết, hội hè. Nhờ mô hình này, chúng ta có thể thảo luận cách thức mà ngân hàng trung ương tác động tới cung tiền trong nền kinh tế. 4.3. Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiết cung tiền Ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế thị trường có hai nhiệm vụ chính. Nhiệm vụ thứ nhất là điều tiết các hoạt động ngân hàng và đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Khi các ngân hàng gặp khó khăn về mặt tài chính như thiếu hụt tiền mặt, thì ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng để duy trì sự ổn định trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ thứ 2 và quan trọng hơn của ngân hàng trung ương là kiểm soát lượng tiền cung ứng. Các quyết định được đưa ra bởi các nhà hoạch định chính sách có liên quan đến cung tiền được gọi là chính sách tiền tệ. Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, các qui định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu (lãi suất cho các ngân hàng thương mại vay), ngân hàng trung ương có khả năng kiểm soát cung tiền và các điều kiện tín dụng của một quốc gia. Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở liên quan đến việc mua và bán chứng khoán của ngân hàng trung ương. Giao dịch chứng khoán của ngân hàng trung ương làm thay đổi cơ sở tiền: Việc mua làm tăng cơ sở tiền, và việc bán làm giảm cơ sở tiền. Trái lại, giao dịch giữa Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 52 NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 các tổ chức tài chính, các hãng kinh doanh, hoặc cá nhân đơn thuần chỉ tái phân phối lượng cơ sở tiền sẵn có trong nền kinh tế mà không làm thay đổi tổng cơ sở tiền. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ngân hàng trung ương cũng có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng thương mại phải duy trì theo quy định của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ mỗi đồng dự trữ. Sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn, do đó cho vay ít hơn từ mỗi đồng mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi. Kết quả là, nó làm tăng tỷ lệ dự trữ, làm giảm số nhân tiền và làm giảm cung tiền. Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền và cung tiền. Nhìn chung, các ngân hàng trung ương rất ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Ví dụ, khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, một số ngân hàng nhận thấy họ bị thiếu hụt dự trữ, mặc dù họ không thấy có sự biến động nào trong tiền gửi. Trong trường hợp như vậy, họ phải từ chối cho vay cho đến khi tạo ra được đủ mức dự trữ theo qui định mới. Lãi suất chiết khấu. Công cụ thứ ba mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để kiểm soát cung tiền là lãi suất chiết khấu, tức lãi suất mà ngân hàng trung ương áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền. Khi không đủ dự trữ bắt buộc, ngân hàng thương mại phải vay tiền của ngân hàng trung ương. Tình huống này có thể xảy ra bởi vì ngân hàng đã cho vay quá nhiều hoặc bởi vì có quá nhiều các khoản tiền được rút ra. Khi ngân hàng trung ương cho một ngân hàng vay tiền, hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều dự trữ hơn và họ có thể tạo ra nhiều tiền hơn. Ngân hàng trung ương có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ít vay tiền của ngân hàng trung ương để bù đắp dự trữ. Đồng thời, để có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng trong khi ít vay tiền hơn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ và làm giảm số nhân tiền. Bởi vậy, biện pháp tăng lãi suất chiết khấu có xu hướng làm giảm cơ sở tiền và số nhân tiền, dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm. Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích các ngân hàng vay tiền nhiều tiền hơn từ ngân hàng trung ương và dự trữ với tỷ lệ thấp hơn, dẫn tới cơ sở tiền và số nhân tiền tăng và cung ứng tiền tệ tăng. 4.4. Cầu tiền Tại sao người ta giữ tiền? Có ba động cơ cho việc giữ tiền: giao dịch, dự phòng và đầu cơ. Tiền là một phương tiện trao đổi, và mọi người giữ tiền vì mục đích giao dịch. Tiền được giữ trong khoảng thời gian giữa khi nhận thu nhập và khi tiêu tiền. Lượng tiền được nắm giữ vì mục đích giao dịch sẽ đồng biến với khối lượng giao dịch mà người Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 53 đó thực hiện. Thu nhập được xem là một thước đo tốt để biểu thị khối lượng giao dịch, và vì vậy cầu giao dịch được giả định là phụ thuộc đồng biến với mức thu nhập. Ngoài lượng tiền được nắm giữ vì mục đích giao dịch, người ta còn giữ thêm tiền để phòng những khoản chi tiêu bất thường. Tiền được giữ để sử dụng cho những trường hợp khẩn cấp, để thanh toán một số chi phí bất thường như khám bệnh, thuốc thang, hay là chi phí sửa chữa. Keynes gọi động cơ giữ tiền như vậy là cầu tiền dự phòng. Người ta giữ tiền với tư cách là một bộ phận trong danh mục đầu tư tối ưu của họ bởi vì ngoài các tài sản khác, tiền tạo ra một kết hợp khác giữa rủi ro và lợi tức. Cụ thể, tiền tạo ra lợi tức danh nghĩa an toàn, trong khi giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm. Động cơ này bắt nguồn từ chức năng của tiền là phương tiện cất trữ giá trị. Nhân tố quyết định tới cầu tiền Mặc dù có nhiều yếu tố quyết định lượng cầu về tiền, nhưng nhân tố được quan tâm đặc biệt trong các lý thuyết về cầu tiền là lãi suất. Đó là lãi suất danh nghĩa chứ không phải là lãi suất thực tế. Lý do là vì lãi suất danh nghĩa là thước đo chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Khi bạn nắm giữ của cải dưới dạng tiền trong ví hay trong các tài khoản tiền gửi ngân hàng có thể viết séc thì bạn sẽ bỏ qua khoản tiền lãi mà lẽ ra bạn có thể nhận được nếu như khoản tiền đó được sử dụng để gửi vào tài khoản ngân hàng có thời hạn hay mua trái phiếu. Nếu tiền gửi ngân hàng có thể viết séc không trả lãi suất, còn tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và trái phiếu lại trả lãi suất 8 phần trăm một năm, thì chi phí cơ hội của việc giữ tiền (bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có thể viết séc) là 8 phần trăm một năm. Lợi ích của việc giữ tiền liên quan đến việc sử dụng tiền với tư cách là phương tiện trao đổi. Khi người ta giao dịch nhiều hơn, thì lượng tiền mà họ cần giữ càng lớn. Cầu về tiền xuất hiện từ việc sử dụng nó trong việc tạo thuận lợi cho các giao dịch được gọi là cầu về tiền giao dịch. Cầu về tiền giao dịch tăng cùng với thu nhập danh nghĩa: thu nhập cao hơn có nghĩa giá trị hàng hoá được mua sẽ lớn hơn, điều này hàm ý giá trị giao dịch sẽ lớn hơn. Trên thực tế cầu về tiền tăng tỷ lệ thuận với giá trị danh nghĩa của thu nhập. Thu nhập danh nghĩa được tính là tích của sản lượng và mức giá. Khi mọi cái khác không đổi, nếu giá cả tăng gấp đôi, người ta cần số tiền nhiều gấp đôi để thực hiện các giao dịch như cũ. 4.5. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Hình vẽ sau mô tả quan điểm của Keynes về việc xác định lãi suất trong đó lãi suất danh nghĩa được biểu diễn trên trục tung và lượng tiền được biểu diễn trên trục hoành. Cung tiền được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương. Lượng tiền mà ngân hàng trung ương cung ứng được giả thiết là không phụ thuộc vào lãi suất. Nó được biểu diễn là đường thẳng đứng. Lãi suất sẽ điều chỉnh để cân bằng lượng cầu tiền và lượng tiền cung ứng. Có một mức lãi suất, được gọi là lãi suất cân bằng, tại đó lượng cầu tiền đúng bằng lượng tiền Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 54 NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 cung ứng. Nếu lãi suất ở mức khác, dân chúng sẽ điều chỉnh cơ cấu danh mục của cải và kết quả là lãi suất sẽ trở về mức cân bằng. Ví dụ, với đường cung tiền là MS0 thì mức lãi suất cân bằng sẽ là i0. Giả sử lãi suất cao hơn mức cân bằng, chẳng hạn bằng i1. Khi đó, lượng tiền mọi người muốn nắm giữ, M1, sẽ nhỏ hơn lượng tiền cung ứng. Nhiều người nhận thấy mình đang giữ quá nhiều tiền và sẽ cố gắng chuyển một phần số tiền đang giữ sang tài sản sinh lãi. Hành động đó sẽ làm tăng cầu về trái phiếu, trong khi cung trái phiếu không thay đổi, kết quả là giá trái phiếu sẽ tăng. Giá trái phiếu tăng làm cho lãi suất giảm. Khi lãi suất vẫn còn lớn hơn i0 thì quá trình này vẫn tiếp diễn và đưa lãi suất trở về i0. Ngược lại, khi lãi suất thấp hơn mức cân bằng, ví dụ ở mức i2 trong hình, thì lượng tiền mọi người muốn giữ là M2, lớn hơn lượng tiền cung ứng. Trong trường hợp này, để tăng lượng tiền nắm giữ, người ta sẽ bán bớt lượng trái phiếu mà họ đang giữ làm cho giá trái phiếu giảm kéo theo lãi suất tăng. Quá trình sẽ còn tiếp diễn cho đến khi lãi suất tăng lên i0. Keynes đã sử dụng lý thuyết này để giải thích chính sách tiền tệ hoạt động như thế nào. Bây giờ chúng ta có thể xem xét tác động của chính sách tiền tệ một cách chi tiết. 4.6. Tác động của sự thay đổi cung tiền đến nền kinh tế Điểm căn bản trong học thuyết của Keynes về tiền tệ là quan điểm cho rằng tiền tệ ảnh hưởng đến thu nhập thông qua lãi suất. Ví dụ, việc tăng cung tiền sẽ làm giảm lãi suất và điều này đến lượt nó làm tăng tổng cầu và thu nhập. Chúng ta cần xem xét hai mối liên kết trong chuỗi những sự kiện liên kết những thay đổi của lượng tiền và thay đổi của thu nhập. Thứ nhất là mối liên hệ giữa tiền và lãi suất. Thứ hai là ảnh hưởng của lãi suất đến tổng cầu. Bây giờ chúng ta xem xét tác động của việc tăng cung tiền từ MS0 tới MS1 như trong đồ thị trên. Tại mức lãi suất cân bằng ban đầu r0, sau khi cung tiền tăng thì thị trường tiền tệ dư cung. Tại r0, người ta không muốn nắm giữ lượng tiền mới tăng thêm này. Họ sẽ cố gắng giảm lượng tiền nắm giữ đi bằng cách mua thêm trái phiếu. Cầu trái phiếu tăng sẽ làm giảm lãi suất mà người bán trái phiếu (tức là người đi vay) đưa ra. Lãi suất giảm xuống sẽ làm cho lượng cầu tiền tăng lên, và điểm cân bằng mới được thiết lập với lãi suất r1. Khi lãi suất càng cao thì chi phí của hoạt động đầu tư đối với các doanh nghiệp càng lớn và lợi nhuận kỳ vọng càng thấp, do vậy đầu tư của các doanh nghiệp càng nhỏ. i1 i0 i2 Cung tiền, MS0 Lượng tiền, M Cầu tiền, Md Lãi suất, i M0 M1 M2 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 55 Ngược lại, khi lãi suất càng thấp, chi phí của hoạt động đầu tư càng nhỏ, lợi nhuận kỳ vọng và do vậy là đầu tư càng lớn. Như vậy, chính sách tiền tệ tác động tới tổng cầu thông qua sự thay đổi của lãi suất tới nhu cầu vay đầu tư. Chính sách tiền tệ muốn đạt hiệu quả cao thì nó sẽ cần phải làm đầu tư thay đổi nhiều nhất ứng với một mức thay đổi cung tiền cho trước. Do vậy, đầu tư sẽ cần phải rất nhạy cảm với sự thay đổi cho trước của lãi suất hoặc lãi suất sẽ phải Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 56 NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 thay đổi nhiều nhất ứng với mức thay đổi cung tiền cho trước, tức là cầu tiền cần phải ít nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất. Kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa Thông thường, chính phủ muốn đạt được đa mục tiêu trong khi một chính sách lại chỉ có thể đạt được một hoặc một vài mục tiêu trong số đó. Chính vì vậy, trong thực tế, hai chính sách tiền tệ và tài khóa có thể được sử dụng kết hợp với nhau để đạt được đa mục tiêu. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét các kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa có thể cũng như các mục tiêu mà nó hướng tới. Chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ mở rộng Trong một số giai đoạn, chính phủ có thể buộc phải tăng chi tiêu cho một mục tiêu xã hội nào đó, hoặc phải cắt giảm thuế thu nhập cá nhân cho một nhóm nào đó, hoặc chính phủ cũng có thể sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để kích thích tổng chi tiêu và sản lượng của nền kinh tế nhằm ngăn chặn suy thoái. Tuy nhiên, hệ quả của chính sách này sẽ là sự gia tăng của lãi suất, và do vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới đầu tư khu vực tư nhân. Một số nhà kinh tế chỉ trích chính sách này bởi nó có thể cản trở tăng trưởng trong dài hạn do đầu tư giảm sút. Để loại bỏ tác động không mong muốn này, chính phủ cần phải sử dụng kết hợp đồng thời chính sách tiền tệ mở rộng nhằm hạ lãi suất về mức ban đầu. Trong trường hợp này, tổng chi tiêu và sản lượng sẽ tăng lên. Chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ thắt chặt Cũng tương tự như trên, đôi khi chính phủ đứng trước tình huống buộc phải tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế, và điều này sẽ làm tăng tổng chi tiêu. Hệ quả trong dài hạn sẽ là tình trạng lạm phát. Để ngăn chặn tình trạng lạm phát xảy ra, chính phủ sẽ sử dụng kết hợp chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đẩy lãi suất lên cao và giảm bớt chi tiêu của khu vực tư nhân, và cụ thể là đầu tư và tiêu dùng. Chính sách này có thể ngăn chặn lạm phát, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng xấu tới đầu tư khu vực tư nhân cũng như gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách. Chính sách tài khóa thắt chặt và tiền tệ mở rộng Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách nặng, chính phủ có thể buộc phải cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm cân bằng lại ngân sách hoặc thậm chí là thặng dư ngân sách để có thể trả lại các khoản nợ công của chính phủ. Tuy nhiên, hệ quả của chính sách này là nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái. Để ngăn chặn suy thoái, chính phủ sẽ sử dụng kết hợp chính sách tiền tệ mở rộng nhằm đẩy lãi suất xuống thấp hơn nữa, qua đó kích thích chi tiêu dùng và đầu tư của khu vực tư nhân và duy trì sản lượng, việc làm của nền kinh tế. Kết hợp chính sách này cũng có thể được dùng khi chính phủ muốn kích thích đầu tư khu vực tư nhân trong khi không muốn tăng tổng chi tiêu do sợ nguy cơ gây ra lạm phát cao. Chính sách tài khóa thắt chặt và tiền tệ thắt chặt Đây là kết hợp chính sách thường được sử dụng khi nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng và áp lực lạm phát lớn. Chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm sản lượng giảm và lãi suất giảm trong khi chính sách tiền tệ thắt chặt làm tăng lãi suất và giảm sản lượng. Kết hợp đồng thời cả hai chính sách sẽ làm giảm mạnh tổng chi tiêu, trong đó tập trung vào việc giảm chi tiêu của khu vực công, còn chi tiêu khu vực tư nhân vẫn sẽ tương đối ổn định do lãi suất ít thay đổi. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 57 Tóm lược cuối bài  Tiền có ba chức năng: phương tiện trao đổi, phương tiện cất trữ giá trị và đơn vị hạch toán. Với tư cách phương tiện trao đổi, tiền được sử dụng trong các giao dịch. Với tư cách phương tiện cất trữ giá trị, nó tạo ra một cách để chuyển sức mua từ hiện tại tới tương lai. Với tư cách đơn vị hạch toán, nó tạo ra một cách để ghi giá và các giá trị kinh tế khác.  Tiền hàng hoá, chẳng hạn vàng, là tiền có giá trị cố hữu. Nó có giá trị ngay cả khi không được dùng làm tiền. Tiền pháp định, chẳng hạn tiền đồng hoặc đôla Mỹ, là tiền không có giá trị cố hữu: nó không có giá trị nếu không được dùng làm tiền.  Trong nền kinh tế Việt Nam, tiền bao gồm tiền mặt và các loại tiền gửi khác nhau trong hệ thống ngân hàng (tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản séc, tiền gửi có kỳ hạn bao gồm cả đồng nội tệ và ngoại tệ).  Ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là một trung gian tài chính. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn tạo ra một phương tiện trao đổi khi họ nhận tiền gửi bởi vì khách hàng có thể viết séc trên tài khoản tiền gửi để thực hiện giao dịch.  Khi các ngân hàng cho vay một phần tiền gửi huy động được, họ làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế. Số nhân tiền cho biết mức thay đổi trong cung tiền khi cơ sở tiền thay đổi một đơn vị. Số nhân tiền phụ thuộc âm vào tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng thương mại và tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi.  Ngân hàng trung ương có trách nhiệm quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng và điều tiết khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế. Để kiểm soát cung tiền, ngân hàng trung ương thường sử dụng các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở, qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu.  Khi phát triển lý thuyết về những biến động kinh tế ngắn hạn, Keynes đã đưa ra lý thuyết ưa thích thanh khoản để lý giải những yếu tố quyết định lãi suất. Theo lý thuyết này, lãi suất điều chỉnh để cân bằng cung tiền và cầu tiền. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 58 NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 Câu hỏi ôn tập 1. Phân biệt các khái niệm: cơ sở tiền, cung tiền, dự trữ, dự trữ bắt buộc, và tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng. Cho biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó 2. Trình bày quá trình 'tạo tiền' của hệ thống ngân hàng thương mại. 3. Hãy trình bày các nhân tố quyết định cung tiền và các công cụ mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để điều tiết cung tiền. Liệu chúng ta có thể cho rằng cung tiền chỉ phụ thuộc vào hành vi của ngân hàng trung ương? 4. Giải thích các nhân tố tác động đến lượng cầu tiền. Tại sao lãi suất danh nghĩa chứ không phải lãi suất thực tế là thước đo chi phí cơ hội của việc giữ tiền 5. Phân tích tác động của việc thay đổi cung tiền đến lãi suất, đầu tư, tổng cầu và sản lượng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo_bai_4_tien_te_va_chinh_sach_tien_te.pdf