Phương hướng phân bố dân cư và sử dụng nguồn lao động:
Trong thời gian tới, việc phân bố dân cư và sử dụng nguồn lao động nhằm điều hòa
sức lao động giữa các vùng trong nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam . Di chuyển dân cư nội vùng
gắn liền với quá trình phân bổ lại lực lượng sản xuất trong cả nước, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của các vùng lãnh thổ.
- Hướng phân bổ và sử dụng lao động ở nước ta như sau:29
+ Xuất phát từ nhiệm vụ và tiềm năng của sản xuất nông nghiệp cần sử dụng lao
động theo hai hướng: Một là thâm canh trên cơ sở đầu tư thêm lao động trên một đơn
vị diện tích, hai là tăng vụ trên những diện tích có thể tăng được đồng thời tận dụng tối
đa diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp để tạo thêm việc làm và phân bố lại
lao động và dân cư.
+ Riêng ngành lâm nghiệp, lao động còn chiếm tỷ trọng rất thấp vì vậy cần tăng
cường, bổ sung lực lượng lao động cho lâm nghiệp (dự kiến lao động lâm nghiệp phải
chiếm tới 15% lực lượng lao động xã hội). Tăng lực lượng lao động trong lâm nghiệp
có ý nghĩa to lớn để phát triển nghề rừng, định canh định cư có hiệu quả đối với đồng
bào các tộc người thiểu số.
+ Phát triển toàn diện kinh tế biển nhằm khai thác các tiềm năng to lớn của biển
đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho số lượng lao động chưa có việc làm hiện
nay.
+ Lao động trong ngành công nghiệp dự kiến chiếm khoảng 26% lao động toàn xã
hội. Việc tăng cường lực lượng lao động trong công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa của đất nước. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế, khối kinh tế dịch vụ cần được đầu tư lao động đúng mức bởi lẽ đây là ngành
thu hút nhiều lao động, là ngành có nhiều ưu thế và hoàn toàn có điều kiện phát triển ở
Việt Nam hiện nay cũng như sau này.
34 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế vùng (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển của thời
đại và định hướng cho tương lai của nhân loại. Đối với việc nghiên cứu các vùng kinh
tế, phát triển bền vững có thể được coi vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu nghiên cứu.
Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững về cả ba
mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế, đó là tốc độ tăng trưởng, hiệu quả
và sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Dưới góc độ xã hội, phải chú trọng đến việc
5
xóa đói giảm nghèo, xây dựng thể chế và bảo tồn văn hóa dân tộc. Còn về phương diện
môi trường là giữ gìn tính đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn
sự ô nhiễm và xuống cấp của môi trường.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp phân tích hệ thống
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vùng là những hệ thống phức tạp, bao gồm
nhiều phần tử có bản chất khác nhau, thường xuyên tác động qua lại, mang tính thang
cấp rõ rệt. Muốn hiểu rõ những đặc điểm và tính quy luật vận động, hành vi của chúng,
cũng như đề xuất các giải pháp phát triển cho các vùng chúng ta cần phân tích các mối
liên hệ đa dạng, đa chiều bên trong và bên ngoài hệ thống về các mặt số lượng, cường
độ, mức độ
1.4.2. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo xuất phát từ quan điểm động và lịch sử, giúp cho ta định
hướng chiến lược, xác định các mục tiêu và kịch bản phát triển trước mắt và lâu dài của
các đối tượng nghiên cứu kinh tế vùng một cách khách quan, có cơ sở khoa học phù
hợp với các điều kiện và xu thế phát triển của hiện thực, các phương pháp dự báo được
sử dụng nhiều trong quy hoạch phát triển vùng, lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Dự báo có thể mang tính định lượng hoặc định tính. Tuy vậy, xu hướng gần đây, các dự
báo định hướng được sử dụng ngày càng rộng rãi, tính thuyết phục ngày càng cao.
1.4.3. Phương pháp cân đối liên ngành, liên vùng (Mô hình I-O)
Mô hình cân đối liên ngành / liên vùng xuất phát từ Liên Xô cũ, do hai nhà khoa
học là Wassily Leontief và Cantronovic đề xướng và phát triển. Có thể nói IO là mô
hình phản ánh bức tranh về hoạt động nền kinh tế, các mối liên hệ ngành / liên hệ vùng
trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản,
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế, Hơn nữa, bảng IO còn cho biết
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cuối cùng của một ngành / vùng thì cần bao nhiêu
sản phẩm của ngành / vùng khác và ngược lại, ngành / vùng đó cung cấp bao nhiêu sản
phẩm để sản xuất ra đơn vị sản phẩm của ngành / vùng khác. Từ đó, nó cho phép phân
6
tích các mối quan hệ (các dòng dịch chuyển vốn, lao động, nguồn lực, tài nguyên thiên
nhiên giữa các vùng), đánh giá hiệu quả sản xuất, tính toán các chi tiêu tổng hợp khác
phục vụ công tác quản lý vĩ mô, phân tích và dự báo kinh tế.
1.4.4. Phương pháp mô hình hóa toán – kinh tế
Phương pháp mô hình toán cho phép tổng hợp hóa, đơn giản hóa các thông số hoạt
động, các mối liên hệ đa dạng, phức tạp của các đối tượng nghiên cứu kinh tế vùng
trong thực tiễn, làm nổi bật các đặc trưng cơ bản, quy luật vận động của đối tượng và
điều khiển tối ưu, hướng đích quá trình phát triển của chúng. Đây là phương pháp mang
tính định lượng cao nhằm hạn chế sự đánh giá, hoạch định mang tính cảm tính.
1.4.5. Phương pháp sử dụng bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Bản đồ là “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn gọn, súc tích, là phương thức thể hiện trực
quan các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội của các vùng lãnh thổ, sử dụng bản đồ là
phương pháp nghiên cứu truyền thống đặc trưng của địa lý tự nhiên, địa lý nhân văn,
địa lý kinh tế, và nhiều môn khoa học khác. Các nghiên cứu kinh tế học cũng cần được
khởi đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ. Việc sử dụng phương pháp chồng
bản đồ (chập bản đồ) để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau trên một
vùng lãnh thổ rất phổ biến và hữu ích trong các nghiên cứu về vùng. Phương pháp sử
dụng hệ thống thông tin địa lý GIS hình thành trên cơ sở của phương pháp bản đồ kết
hợp với những thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại. GIS là tập hợp các thông tin
theo các dạng, các lớp khác nhau, trên cơ sở đó phân tích, xử lý và hiển thị các thông
tin về vùng, về không gian kinh tế - xã hội. Ưu điểm nổi trội của GIS là khả năng truy
cập và xử lý thông tin nhanh, kết hợp đồng thời nhiều loại thông tin, nhiều lớp thông
tin về cùng một đối tượng, một lãnh thổ.
1.4.6. Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích
Phân tích chi phí- lợi ích là việc xác định, đánh giá và so sánh tất cả các lợi ích
có thể có được với những chi phí phải bỏ ra để thực hiện một dự án, một chương
trình/chính sách phát triển để hình thành bộ khung phát triển cho vùng. Về nguyên tắc,
bất cứ hoạt động kinh tế - xã hội nào cũng chỉ được coi là có hiệu quả nếu thỏa mãn
7
điều kiện là tổng các lợi ích do hoạt động đem lại phải lớn hơn tổng các chi phí để thực
hiện hoạt động đó.
1.4.7. Các phương pháp khác
Ngoài các phương pháp đã nêu ở trên, Kinh tế vùng còn sử dụng rộng rãi các
công cụ và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô và các
môn học khác.
1.4. Nội dung của môn học
Sự ra đời của kinh tế vùng là kết quả tiếp cận của các môn địa lý học, kinh tế
học, kế hoạch hóa Do tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội đều diễn ra ở một nơi nào
đó nên trừ khi các hướng không gian đã được xác định, kinh tế học sẽ luôn là vấn đề
trừu tượng bởi rất khó liên kết nơi con người sinh sống và nơi họ làm việc.
Để hiểu rõ hơn về các vùng kinh tế, trước hết môn kinh tế vùng đề cập đến những
vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức không gian kinh tế xã hội. Đó chính là vấn đề lý luận
cơ bản để tiếp cận đến kinh tế các vùng.
Mặt khác, môn học còn đề cập đến các vùng kinh tế cụ thể của Việt Nam về cả
tiềm năng, hiện trạng và phương hướng phát triển của vùng trong hiện tại và cả ở những
giai đoạn tiếp theo.
8
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
Tổ chức không gian kinh tế xã hội được coi như là một trong những biện pháp
quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tổ chức không gian
kinh tế – xã hội một cách hợp lý sẽ khắc phục được tình trạng chồng chéo, quá tải về
sức chứa lãnh thổ cũng như khắc phục được tình trạng phát triển rời rạc giữa các lãnh
thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ. Trên thế giới có nhiều quan niệm
khác nhau về thuật ngữ tổ chức không gian kinh tế -xã hội. Các nhà khoa học Liên Xô
cũ trước đây quan niệm dựa trên khái niệm về sự phân bố lực lượng sản xuất. Sự phân
bố lực lượng sản xuất được thực hiện trên các lãnh thổ cụ thể ở những cấp độ khác nhau,
cụ thể là trên các vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế hành chính tỉnh. Họ coi phân bố
lực lượng sản xuất là sự bố trí, sắp xếp và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất
trong một lãnh thổ xác định; nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, cơ
sở vật chất kỹ thuật của lãnh thổ để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và đảm bảo vấn đề môi
trường, nâng cao mức sống của dân cư nơi đó. Như vậy, phân bố lực lượng sản xuất
được xem như việc tổ chức sự phối hợp giữa các ngành sản xuất, các quá trình và các
cơ sở sản xuất trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Ở các quốc gia phát triển phương
Tây, nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường lại sử dụng phổ biến thuật ngữ tổ chức
không gian kinh tế – xã hội. Khái niệm “Tổ chức không gian” ra đời từ cuối thế kỉ XIX
và đã phát triển thành một khoa học về “thiết lập” trật tự kinh tế - xã hội - môi trường
trong phạm vi một lãnh thổ xác định mà người ta gọi là Tổ chức không gian kinh tế –
xã hội. Tổ chức không gian kinh tế – xã hội được xem như là nghệ thuật kiến thiết và
sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức
không gian là xác định được “sức chứa” của lãnh thổ; tìm kiếm quan hệ tỉ lệ hợp lý và
liên hệ chặt chẽ trong phát triển kinh tế – xã hội giữa các ngành và giữa các lãnh thổ
nhỏ hay tiểu vùng trong một vùng cũng như đảm bảo mối quan hệ giữa các vùng trong
một quốc gia có tính tới cả mối quan hệ với quốc gia khác. Nhờ có sự sắp xếp có trật tự
và cân đối giữa các đối tượng trong lãnh thổ mà tạo ra một giá trị mới lớn hơn, làm cho
sự phát triển trở nên hài hóa và bền vững. Tổ chức không gian kinh tế – xã hội là nội
dung cụ thể của chính sách kinh tế phát triển theo lãnh thổ dài hạn nhằm cải thiện môi
9
trường, trong đó diễn ra cuộc sống và các hoạt động của con người. Tổ chức không gian
kinh tế – xã hội ở góc độ chính sách, được coi như một trong những hành động hướng
tới công bằng về mặt không gian, tối ưu hóa các mối quan hệ hữu cơ giữa trung tâm và
ngoại vi, giữa các cực với nhau và giữa các cực với các không gian còn lại, nhằm làm
cho toàn bộ lãnh thổ phát triển bền vững; tạo
2.1. Các nguyên tắc phân bổ sản xuất
- Khái niệm phân bố sản xuất:
Phân bố sản xuất, theo tầm vi mô, chính là việc các doanh nghiệp lựa chọn, định
vị điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh (xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế
xuất) cho doanh nghiệp mình với mục tiêu tối đa hiệu quả sản xuất – kinh doanh.
Đứng trên góc độ vĩ mô, phân bố sản xuất là sự điều tiết lực lượng sản xuất cân đối
trong từng ngành, trong từng vùng, hướng dẫn đầu tư đúng định hướng phát triển không
gian kinh tế cho từng vùng và cho cả nước thông qua các quyết định, các chính sách,
biện pháp phân bổ và quy hoạch tổng thể của cơ quan chính quyền các cấp.
- Các nguyên tắc chung về phân bố sản xuất ở Việt Nam:
Giải bài toán phân bố sản xuất trên góc độ nào cũng phải tuân theo những nguyên
tắc nhất định, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất hay kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ. Các nguyên tắc chung này được áp dụng cho tất cả các ngành kinh tế, giúp cho các
doanh nghiệp lựa chọn điểm phân bố phù hợp và hiệu quả cao với môi trường kinh
doanh và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Cách thức vận dụng các nguyên tắc này
khác nhau về nội dung, số lượng, phụ thuộc vào đặc điểm mỗi ngành, vùng, địa phương
và thời kỳ. Các nguyên tắc được vận dụng kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với nhau. Trong
điều kiện phát triển hiện nay của Việt Nam, có thể đề ra 4 nguyên tắc phân bố sản xuất
như sau:
Nguyên tắc gần tương ứng
Đó là việc xem xét những yếu tố thường xuyên tác động đến chi phí đầu vào và
đầu ra của việc sản xuất. Xem xét gần hay xa chính là xem xét những khoảng cách cần
thiết cho mỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả: Giúp cho nhà doanh nghiệp
10
có thể sản xuất nhanh, nhiều với giá thành thấp nhất, có nhiều khả năng cạnh tranh với
các doanh nghiệp khác. Nó mang lại lợi ích cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Nguyên tắc này yêu cầu khi lựa chọn địa điểm phân bố sản xuất, cần lưu ý: - Có gần
nguồn nguyên liệu hay không? - Có gần nguồn nhiên liệu, năng lượng, nguồn nước hay
không? - Có gần nguồn lao động, thị trường? Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc -
Giảm bớt chi phí vận tải xa và chéo nhau giữa nguyên liệu và sản phẩm, nghĩa là loại
bỏ một nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất, đội giá thành của sản phẩm. - Tiết kiệm
và sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên – kinh tế - xã hội trong vùng. - Tăng năng
suất lao động trực tiếp và năng suất lao động xã hội, mang lại lợi ích cho nhà doanh
nghiệp và cho nền kinh tế xã hội của vùng. Thực hiện nguyên tắc Để thực hiện nguyên
tắc này, phải tính toán cụ thể, tỉ mỉ bằng những dự án có tính khả thi, kết hợp những đặc
điểm của ngành và điều kiện của từng vùng. Xác định khoảng cách là bao nhiêu phải
đảm bảo tương ứng theo ngành, theo vùng và theo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mục
tiêu của thực hiện nguyên tắc gần tương đối nhằm giảm chi phí ở đầu vào và chi phí
vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Như vậy, đánh giá khoảng cách phải tổng hợp
đầy đủ các yếu tố đầu vào và thị trường của từng hoạt động sản xuất: nguyên liệu; nhiên
liệu, năng lượng; lao động, thị trường; cơ động và rộng khắp trong phân phối sản phẩm.
Tuy nhiên, trên thực tế, khó có địa điểm nào hội tụ đầy đủ lợi thế về tất cả các yếu tố
trên, vì vậy, dựa vào đặc điểm phân bố của từng ngành và chia thành những nhóm ngành
có những tiêu chí ưu tiên khi lựa chọn điểm phân bố: -Nhóm ưu tiên phân bố gần nguồn
nguyên liệu: Bao gồm những ngành có khối lượng nguyên liệu sản xuất lớn gấp nhiều
lần so với sản phẩm và chi phí vận chuyển nguyên liệu cao. Cụ thể: Sản xuất gang thép,
xi măng, mía đường, chế biến lâm sản - Nhóm ưu tiên phân bố gần nguồn nhiên liệu,
năng lượng: Bao gồm những ngành sử dụng nhiều nhiên liệu, năng lượng và chi phí cho
nhiên liệu và năng lượng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Thông thường,
trong nhóm ngành này, loại chi phí này chiếm từ 35 – 60% giá thành sản phẩm. Cụ thể,
ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hóa dầu, tơ sợi hóa học, chất dẻo - Nhóm ưu
tiên gần nguồn lao động, thị trường: Bao gồm những ngành cần nhiều lao động có tay
nghề cao, sản phẩm có giá trị cao, khó vận chuyển và bảo quản, yêu cầu phải tiêu thụ
kịp thời. Chủ yếu gồm các ngành cơ kim khí, điện tử, dệt da, may mặc, chế biến lương
11
thực thực phẩm, nông sản tươi sống, các ngành bưu điện, thương mại, dịch vụ - Nhóm
ngành ưu tiên phân bố chủ động, rộng khắp: Không đòi hỏi khắt khe trong nhân công,
nguyên liệu là phổ biến và thị trường phân tán như chế biến lương thực thông thường,
sản xuất vật liệu đồ gia dụng, cơ khí sửa chữa
Nguyên tắc cân đối lãnh thổ
Phân bố sản xuất theo nguyên tắc cân đối lãnh thổ có nghĩa là phân bố phù hợp
với điều kiện của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng theo từng giai
đoạn phát triển và định hướng phát triển chung của tổng thể nền kinh tế. Mọi quốc gia
đều muốn điều tiết sự phân bố các lực lượng sản xuất cân đối giữa các vùng, các vùng
kém phát triển vươn lên, đuổi kịp các vùng phát triển khác. Tuy nhiên, nguồn lực luôn
có hạn, những điều kiện về lợi thế so sánh như tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý hay
nguồn lao động, quy mô lãnh thổ của từng vùng khác nhau là khác nhau. Vì vậy, cần
kết hợp giữa việc ưu tiên phát triển vùng kinh tế động lực và lan tỏa kinh tế phát triển
các vùng có trình độ phát triển kém hơn. Đặc biệt, ở những quốc gia và vùng có quy mô
lãnh thổ lớn càng cần thiết xem xét nguyên tắc này. Lợi ích của việc thực hiện nguyên
tắc Sử dụng được mọi nguồn lực trên mọi vùng của đất nước, phát huy lợi thế riêng biệt
của từng vùng, đặc biệt là đối với những nguồn lực tiềm ẩn ở những vùng chưa phát
triển, khai thác và đầu tư phát triển tại những vùng miền núi, các vùng trước đây chưa
được quan tâm đầu tư Từ đó góp phần làm giảm chênh lệch mức sống, giảm dần
khoảng cách về trình độ phát triển sức sản xuất giữa các vùng. Ngoài ý nghĩa về mặt
kinh tế - xã hội, cân đối lãnh thổ còn làm tăng cường khối đoàn kết, thống nhất toàn
dân, tạo điều kiện ổn định chính trị, tránh những xung đột tạo ra do sự chênh lệch giữa
các vùng, phát triển ổn định và bền vững cho tổng thể nền kinh tế. Thực hiện nguyên
tắc Nguyên tắc cân đối lãnh thổ yêu cầu có những biện pháp khuyến khích đầu tư phát
triển vào những vùng còn lạc hậu bên cạnh việc phát triển những vùng kinh tế trọng
điểm. Thông qua những biện pháp ưu đãi nhằm thu hút vốn và lao động có trình độ về
những vùng còn nhiều khó khăn. Đồng thời, ưu tiên phát triển và đầu tư có trọng điểm,
tạo ra những vùng kinh tế động lực thông qua chính sách đầu tư có quy hoạch, phát triển
cân đối giữa các vùng phải dựa trên sự kết hợp lợi ích riêng của mỗi vùng vào định
hướng phát triển chung của cả nền kinh tế: Vùng thuận lợi có thể phát triển trước và tạo
12
hiệu ứng lan tỏa giữa các vùng. Đặc biệt là những ảnh hưởng nhờ sự phát triển đồng bộ
cơ sở hạ tầng từ sự đầu tư của những vùng trọng điểm sang vùng lân cận, chuyển giao
công nghệ, giáo dục đào tạo và y tế. Sự phát triển vùng này không làm hạn chế sự phát
triển của vùng kia hay ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chung của cả nước. Trên thế giới,
có nhiều quốc gia đã vận dụng có hiệu quả nguyên tắc này, như Nhật Bản, Trung
Quốc Những năm đầu, nền kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển tập trung ở những vùng
trung Honshu với các thành phố công nghiệp khổng lồ Tokyo, Osaka, Kobe, Nagoya
trong khi đó các bộ phận lãnh thổ phía Bắc và phía Nam vẫn chìm đắm trong lạc hậu và
chậm phát triển. Nhưng sau thập niên 70, 80, bộ mặt của các vùng kinh tế Bắc và Nam
Nhật Bản đã thay đổi hẳn, không còn chênh lệch lớn giữa các vùng. Nước láng giềng
Trung Quốc, họ cũng thừa nhận có sự chênh lệch giữa các vùng và quan điểm phát triển
kinh tế vùng của Trung Quốc là “giàu trước, giàu sau và cùng giàu có”.
Nguyên tắc kết hợp theo ngành và theo vùng
Nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các ngành, các vùng lãnh thổ trở thành một
yêu cầu tất yếu trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, chuyên
môn hóa sản xuất ngày càng sâu sắc và là yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo ra
mối liên kết phát triển giữa các vùng là tiền đề cho một sự phát triển đồng bộ và bền
vững cho doanh nghiệp sản xuất, cho từng vùng kinh tế và cho cả nền kinh tế. Sơ đồ
những mối liên kết đó bao gồm: kết hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp; thành thị và
nông thôn; kết hợp chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp vùng; kết hợp phân bố kinh
tế và quốc phòng; kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Lợi ích của
việc thực hiện nguyên tắc Kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp làm hiện đại hóa
ngành nông nghiệp, ứng dụng được những tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa,
điện khí hóa ngành nông nghiệp làm tăng năng suất lao động. Kết hợp nông nghiệp –
công nghiệp chế biến – xuất khẩu, làm gia tăng tính hàng hóa và giá trị cho sản phẩm
nông nghiệp, và đảm bảo cung nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp. Kết hợp nông
thôn và thành thị mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hàng tiêu dùng, sử dụng hợp
lý nguồn lao động ở nông thôn bổ sung cho các ngành công nghiệp thương nghiệp và
dịch vụ ở các đô thị. Góp phần làm giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
Kết hợp chuyên môn hóa và phát triển tổng thể vùng kinh tế sẽ sử dụng được lợi thế
13
riêng của vùng để phát triển ngành chuyên môn hóa. Đồng thời, tận dụng những nguồn
lực nhỏ trong vùng còn phân tán phát triển tổng hợp nhiều ngành sản xuất, kinh doanh
tạo ra một khối kết hợp sản xuất đa dạng và hiệu quả. Bên cạnh sản xuất, kinh doanh,
có sự kết hợp chặt chẽ giữa phân bố sản xuất với quốc phòng nhằm tạo nền tảng ổn định
cho sự phát triển bền vững. Kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
cũng là yêu cầu không thể thiếu, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cân đối giữa hiện tại
và tương lai. Thực hiện nguyên tắc:
- Quy hoạch xây dựng mạng lưới đô thị rộng khắp trên tất các vùng trong cả
nước, hình thành các vành đai nông nghiệp bao quanh hoặc giãn cách giữa các khu công
nghiệp và đô thị lớn.
- Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý cho vùng trên cơ sở phát hiện những điểm
mạnh, lợi thế của vùng và các nguồn lực nhỏ, phát triển đa dạng ngành sản xuất kinh
doanh có tỷ trọng hợp lý và hiệu quả cạnh tranh cao.
- Không nên tập trung quá mức các lực lượng kinh tế tại quá ít các khu vực mà
nên hình thành nhiều khu vực tập trung khác nhau trên những vùng rộng lớn của cả
nước Tập trung hóa có mức độ theo lãnh thổ và quy mô hợp lý.
Nguyên tắc mở cửa và hội nhập
Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến tất cả các
quốc gia trên thế giới, tới tất cả các vùng kinh tế, các ngành và các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh. Vì vậy, khi quyết định phân bố sản xuất phải đặc biệt chú ý những
tác động của hội nhập và mở cửa. Bất kỳ ý định khép kín nền kinh tế đều dẫn tới sự
chậm phát triển, trì trệ và lạc hậu. Lợi ích của thực hiện nguyên tắc Mỗi nước phát huy
được lợi thế so sánh trở thành điểm mạnh riêng, kết hợp được nội lực và ngoại lực cho
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đuổi kịp với bạn bè năm châu. Đặc biệt là với nước
đang phát triển như Việt Nam, có thể vận dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, bài
học phát triển kinh tế từ các quốc gia phát triển, đi tắt đón đầu Thực hiện nguyên tắc
phải biết lựa chọn những đối tác thích hợp, vận dụng một cách hợp lý những kinh
nghiệm phát triển nước ngoài vào trong nước phù hợp với điều kiện từng lĩnh vực,
nguyên tắc thận trọng, khoa học và khách quan. Mở rộng quan hệ với những đối tác
14
thích hợp, xác định phân loại sản phẩm và xác định vùng thị trường có lợi thế nhất, đảm
bảo được tính độc lập và tự chủ.
2.2. Vùng kinh tế
2.2.1. Khái niệm về vùng kinh tế
Vùng kinh tế là những bộ phận kinh tế, lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân, có
chuyên môn hóa sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp.
2.2.2. Nội dung cơ bản của vùng kinh tế
- Chuyên môn hóa sản xuất là dựa vào những điều kiện thuận lợi của vùng về tự nhiên-
kinh tế, xã hội-lịch sử để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa với chất lượng tốt, giá
thành hạ, cung cấp cho nhu cầu của nhiều vùng khác, cho nhu cầu cả nước và xuất khẩu.
- Chuyên môn hóa sản xuất của vùng kinh tế thể hiện nét đặc trưng, độc đáo của vùng,
vai trò, nhiệm vụ của vùng với các vùng khác, cũng như đối với nền kinh tế quốc dân
trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
- Những ngành chuyên môn hóa sản xuất trong vùng được hình thành và phát triển dựa
trên những điều kiện thuận lợi của vùng. Vì vậy những ngành này thường là những
ngành cho hiệu quả kinh tế cao nhất, quyết định phương hướng sản xuất chính của vùng
và thường là những ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế vùng.
- Trong thực tế, mỗi vùng kinh tế thường có nhiều ngành chuyên môn hóa sản xuất khác
nhau (đặc biệt là vùng kinh tế lớn). Vì vậy cần phải xác định được vai trò vị trí của từng
ngành chuyên môn hóa sản xuất trong vùng, cũng như vai trò vị trí của từng cơ sở
chuyên môn hóa sản xuất trong ngành để có phương hướng đầu tư phát triển hợp lý. Để
làm được điều đó, người ta thường căn cứ vào một hệ thống nhiều chỉ tiêu để phân tích
trong đó những chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là:
+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hóa của một ngành sản xuất chuyên môn hóa nào đó
trong vùng so với toàn bộ giá trị sản phẩm của ngành ấy được sản xuất ra ở trong cả
nước trong một năm:
𝑆𝐼𝑉
𝑆𝐼𝑁
× 100%
15
Trong đó,
SIV: giá trị sản phẩm hàng hóa ngành I trong vùng
SIN: giá trị sản phẩm hàng hóa ngành I trong cả nước
+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành sản xuất chuyên môn hóa nào đó trong vùng so
với tổng giá trị sản xuất của toàn vùng:
𝑆𝐼𝑉
𝐺𝑂𝑉
× 100%
Trong đó,
SIV: giá trị sản phẩm hàng hóa ngành I trong vùng
GOV: tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của toàn vùng
Kết hợp các chỉ tiêu trên có thể xác định được vai trò vị trí các ngành sản xuất chuyên
môn hóa trong vùng.
2.2.3. Phát triển tổng hợp của vùng kinh tế:
- Phát triển tổng hợp của vùng kinh tế là phát triển tất cả các ngành sản xuất có liên
quan, ràng buộc với nhau; khai thác, sử dụng đầy đủ mọi tiềm năng sản xuất trong vùng
để phát triển toàn diện, cân đối, hợp lý nền kinh tế vùng trong sự phối hợp tốt nhất giữa
các ngành chuyên môn hóa sản xuất, các ngành bổ trợ chuyên môn hóa sản xuất và các
ngành sản xuất phụ của vùng, tạo cho vùng một cơ cấu sản xuất hợp lý nhất.
+ Các ngành chuyên môn hóa của vùng là những ngành sản xuất đóng vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế của vùng, quyết định phương hướng phát triển sản xuất chính của
vùng và là những ngành cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Các ngành bổ trợ chuyên môn hóa sản xuất của vùng là những ngành trực tiếp tiêu
thụ sản phẩm, hoặc sản xuất cung cấp nguyên liệu, năng lượng, vật tư, thiết bị cơ bản
cho ngành chuyên môn hoá, hoặc có những mối liên hệ chặt chẽ trong quý trình công
nghệ sản xuất với ngành chuyên môn hoá.
+ Các ngành sản xuất phụ của vùng là những ngành sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm
của các ngành chuyên môn hóa để phát triển sản xuất, hoặc sử dụng những nguồn tài
16
nguyên nhỏ và phân tán ở trong vùng để phát triển sản xuất, chủ yếu phục vụ nhu cầu
nội bộ của vùng hoặc những ngành sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất
vật liệu xây dựng thông thường phục vụ nội bộ của vùng.
- Phát triển tổng hợp của vùng kinh tế là phù hợp với tiến bộ khoa học kinh tế, tạo thuận
lợi để ứng dụng rộng rãi các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến, đảm bảo cho vùng
đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
2.2.4. Các loại vùng kinh tế
Căn cứ vào quy mô, chức năng, mức độ phát triển chuyên môn hóa và phát triển tổng
hợp. Hệ thống các vùng kinh tế trong một nước được phân loại như sau:
2.2.4.1. Vùng kinh tế ngành:
Vùng kinh tế ngành là vùng kinh tế được phát triển và phân bố chủ yếu một ngành sản
xuất, ví dụ: Vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp. Vùng kinh tế ngành cũng có đầy đủ
hai nội dung cơ bản của vùng kinh tế đó là sản xuất chuyên môn hóa và phát triển tổng
hợp. Năm 1976, Nhà nước ta đã đưa ra phương án 7 vùng nông nghiệp và 8 vùng sản
xuất lâm nghiệp.
2.2.4.2. Vùng kinh tế tổng hợp:
● Vùng kinh tế lớn
Vùng kinh tế lớn là các vùng kinh tế tổng hợp cấp cao nhất. Mỗi vùng kinh tế lớn có
quy mô lãnh thổ bao trùm trên nhiều tỉnh và thành phố liền kề nhau; có chung những
định hướng cơ bản về chuyên môn hóa sản xuất, với những ngành 8 chuyên môn hóa
lớn có ý nghĩa đối với cả nước; sự phát triển tổng hợp của vùng phong phú, đa dạng.
Các vùng kinh tế lớn còn có những mối liên quan chung về kinh tế - chính trị - quốc
phòng. Đối với nước ta hiện nay, có 4 vùng kinh tế lớn: - Vùng kinh tế Bắc Bộ - Vùng
kinh tế Bắc Trung Bộ - Vùng kinh tế Nam Trung Bộ - Vùng kinh tế Nam Bộ.
● Vùng kinh tế - hành chính
Vùng kinh tế - hành chính là những vùng kinh tế vừa có ý nghĩa, chức năng kinh tế, vừa
có ý nghĩa, chức năng hành chính. Mỗi vùng kinh tế - hành chính có một cấp chính
17
quyền tương ứng: Vừa có chức năng quản lý kinh tế, vừa có chức năng quản lý hành
chính trên toàn bộ địa bàn lãnh thổ của vùng.
Vùng kinh tế hành chính có 2 loại:
+ Vùng kinh tế hành chính tỉnh: với quy mô và số lượng các chuyên môn hóa có hạn,
nhưng các mối liên hệ kinh tế bên trong thì chặt chẽ và bền vững, gắn bó trong một lãnh
thổ thống nhất cả về quản lý hành chính và kinh tế.
+ Vùng kinh tế hành chính huyện: là đơn vị lãnh thổ nhỏ nhất của hệ thống vùng kinh
tế, có mức độ chuyên môn hóa sơ khởi.
2.3. Phân vùng kinh tế
2.3.1. Khái niệm phân vùng kinh tế
Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu phân chia lãnh thổ đất nước ra thành
một hệ thống các vùng kinh tế, là quá trình vạch ra hoặc tiếp tục điều chỉnh ranh giới
hợp lý của toàn bộ hệ thống vùng; định hướng chuyên môn hóa sản xuất cho vùng và
xác định cơ cấu kinh tế vùng ứng với các kế hoạch phát triển dài hạn nền kinh tế quốc
dân (15-20 năm). Trên cơ sở phân vùng kinh tế, Nhà nước có kế hoạch tổ chức, lãnh
đạo và quản lý kinh tế theo vùng được sát đúng, cũng như để phân bố sản xuất được
hợp lý, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí sản xuất thấp nhất. Theo phân
loại vùng kinh tế, phân vùng kinh tế gồm có phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng
kinh tế ngành. Phân vùng kinh tế ngành là cơ sở để xây dựng kế hoạch hóa theo ngành
và quản lý kinh tế theo ngành, đồng thời còn là 9 cơ sở để quy hoạch vùng kinh tế tổng
hợp theo từng ngành. Phân vùng kinh tế tổng hợp dài hạn nền kinh tế quốc dân, hoàn
thiện kế hoạch hóa theo lãnh thổ để phân bố lại lực lượng sản xuất hợp lý hơn, đồng
thời là cơ sở để cải tạo mạng lưới địa giới hành chính theo nguyên tắc thống nhất sự
phân chia vùng hành chính và vùng kinh tế.
2.3.2. Những căn cứ để phân vùng kinh tế
Vùng kinh tế hình thành và phát triển là một tất yếu khách quan nên khi tiến hành
phân vùng kinh tế, cần phải dựa trên những căn cứ khoa học sau:
18
- Phân vùng kinh tế phải dựa trên nhiệm vụ cơ bản về xây dựng và phát triển nền
kinh tế quốc dân của cả nước do Đảng và Nhà nước đề ra, thể hiện cụ thể bằng những
chỉ tiêu nhiệm vụ lớn và dài hạn.
- Phân vùng kinh tế phải dựa vào yếu tố tạo vùng: Vùng kinh tế được hình thành
và phát triển trên cơ sở tác động tổng hợp của các yếu tố. Những yếu tố tạo vùng quan
trọng nhất là:
+ Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ (đây là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất).
+ Yếu tố tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, sự phân bố của các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, các điều kiện tự nhiên khác (núi cao, sông rộng, sự khác biệt của các miền
tự nhiên).
+ Yếu tố kinh tế: Các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn, các đầu mối
giao thông vận tải quan trọng, các cơ sở sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp rộng lớn.
+ Yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật: Tiến bộ kỹ thuật trong điều tra cơ bản, thăm
dò địa chất, tìm kiếm tài nguyên, đổi mới quy trình công nghệ sản xuất.
+ Yếu tố lịch sử - xã hội - quốc phòng: Dân cư và sự phân bố dân cư, địa bàn cư
trú của các dân tộc ít người, nền văn hóa của các dân tộc và các địa giới đã hình thành
trong lịch sử, các cơ sở sản xuất cũ, tập quán sản xuất cổ truyền, đặc điểm chính trị,
quân sự và các quan hệ biên giới với các nước.
- Phân vùng kinh tế phải dựa vào kết quả phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp của
đất nước.
2.3.3. Các nguyên tắc phân vùng kinh tế
Khi tiến hành phân vùng kinh tế cần phải tuân theo những nguyên tắc sau:
- Phân vùng kinh tế phản ánh trung thực tính chất khách quan của sự hình thành
vùng kinh tế; đồng thời phải phục vụ những nhiệm vụ cơ bản về xây dựng và phát triển
kinh tế quốc dân của cả nước.
- Phân vùng kinh tế phải dự đoán và phác họa viễn cảnh tương lai của vùng kinh
tế, kết hợp tính viễn cảnh với tính lịch sử.
19
- Phân vùng kinh tế phải thể hiện rõ chức năng cơ bản của nó trong nền kinh tế
cả nước bằng sản xuất chuyên môn hoá.
- Vùng kinh tế phải đảm bảo cho các mối liên hệ nội tại của vùng phát sinh một
cách hợp lý, để cho sự phát triển của vùng được nhịp nhàng cân đối như một tổng thể
thống nhất, có một tiềm lực kinh tế mạnh.
- Phân vùng kinh tế phải xoá bỏ những sự không thống nhất giữa phân vùng kinh
tế và phân chia địa giới hành chính.
- Phân vùng kinh tế phải đảm bảo quyền lợi của các dân tộc trong cộng đồng
quốc gia có nhiều dân tộc.
2.4. Quy hoạch vùng
2.4.1. Khái niệm
quy hoạch vùng kinh tế là biện pháp phân bố cụ thể, có kế hoạch, hợp lý các đối
tượng sản xuất, các cơ sở sản xuất, các công trình phục vụ sản xuất, các điểm dân cư và
các công trình phục vụ đời sống dân cư trong vùng quy hoạch; là bước kế tiếp và cụ thể
hóa của phương án phân vùng kinh tế; là khâu trung gian giữa kế hoạch hóa kinh tế
quốc dân theo lãnh thổ với thiết kế xây dựng.
2.4.2. Sự cần thiết phải quy hoạch vùng
Thế kỷ XXI, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia hoặc nhóm các quốc gia. Kinh
tế tri thức ngày càng giữ vai trò to lớn đối với nhân loại. "Liên kết, khu vực hoá, toàn
cầu hoá" và sự tăng cường các quan hệ liên vùng đã trở thành xu thế tất yếu của thời
đại, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác và vừa có sự cạnh tranh. Sự
giàu, nghèo và trình độ phát triển của các nước, các vùng, giữa đô thị và nông thôn, giữa
đô thị lớn và đô thị nhỏ luôn có sự chênh lệch đáng kể. Sự phân bố không đồng đều các
tài nguyên thiên nhiên trong điều kiện cạnh tranh quốc tế quyết liệt, sự tác động của nền
kinh tế thị trường và xu thế hội nhập mạnh mẽ đã trở thành vấn đề nan giải trong các
chính sách phát triển vùng. Nhân loại đang phải đương đầu với những nguy cơ thách
thức lớn: Đó là các thảm họa ô nhiễm môi trường, tai biến thiên nhiên và sự phá vỡ cân
20
bằng hệ sinh thái. Quá trình đô thị hóa với các quy mô và tốc độ chưa từng thấy đã dẫn
đến sự hình thành bất khả kháng các siêu thành phố, các thành phố vùng, khu vực và
châu lục. Hiệu ứng con dao hai lưỡi của khoa học kỹ thuật, sự mất đi những bản sắc
riêng và linh hồn văn hóa của mỗi địa phương. Trong tình trạng đó, thiết kế kiến trúc
quy hoạch đô thị không còn đảm nhận được vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô và tổ chức
lãnh thổ của quy hoạch vùng. Bởi vậy, quy hoạch vùng là nhằm:
+ Bố trí, sắp xếp hợp lý các hoạt động của con người trên lãnh thổ phù hợp với
đường lối, chính sách quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hành chính –
chính trị;
+ Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;
+ Phân bố và tổ chức tối ưu các hoạt động theo lãnh thổ với tầm nhìn hướng về
tương lai;
+ Bảo vệ môi trường, phòng chống các thảm họa thiên nhiên;
+ Đảm bảo an ninh quốc phòng. Những nhân tố trên khẳng định vai trò và tầm
quan trọng của quy hoạch vùng trong thế kỷ XXI
2.4.3. Nội dung cơ bản của quy hoạch vùng
Qua nghiên cứu thực tiễn người ta thấy rằng, tất cả các phương án quy hoạch đều
có nhiệm vụ cơ bản là chỉ ra sự phân bố cụ thể, hợp lý các cơ sở sản xuất, các điểm dân
cư và các công trình kinh tế bao gồm các điểm chính sau đây:
- Xác định cụ thể phương hướng và cơ cấu sản xuất phù hợp với các điều kiện tự
nhiên - kinh tế - xã hội và tiềm năng mọi mặt của vùng. Thể hiện được đúng đắn nhiệm
vụ sản xuất chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp của các ngành sản xuất.
- Xác định cụ thể quy mô, cơ cấu của các ngành sản xuất và phục vụ sản xuất bổ
trợ chuyên môn hóa và sản xuất phụ, các công trình phục vụ đời sống trong vùng có sự
thích ứng với nhu cầu lao động, sinh hoạt đời sống của dân cư trong vùng.
- Lựa chọn điểm phân bố cụ thể các cơ sở sản xuất (các xí nghiệp công nghiệp,
cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, các nông-lâm trường, các khu vực cây trồng,
21
vật nuôi), các công trình phục vụ sản xuất (các cơ sở vật chất kỹ thuật như: công trình
thuỷ lợi, trạm thí nghiệm, hệ thống điện, nước, mạng lưới giao thông vận tải, hệ thống
kho tàng, hệ thống trường đào tạo cán bộ, công nhân), các công trình phục vụ đời sống
(mạng lưới thương nghiệp, dịch vụ, trường học, bệnh viện, câu lạc bộ, sân vận động,
vành đai cây xanh).
- Lựa chọn điểm phân bố thành phố, khu dân cư tập trung. Khu trung tâm phù
hợp với phương hướng sản xuất lâu dài của lãnh thổ.
- Giải quyết vấn đề điều phối lao động và phân bố các khu vực dân cư cho phù
hợp với các yêu cầu của các hình thức tổ chức sản xuất và đời sống trong vùng theo
từng giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất.
- Tính toán đề cập toàn diện hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, cũng như
đề cập vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Tính toán vấn đề đầu tư trong xây dựng và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội,
quốc phòng, bảo vệ môi trường.
2.4.4. Những căn cứ để quy hoạch vùng kinh tế
Khi tiến hành quy hoạch vùng kinh tế phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:
- Phương án phân vùng kinh tế.
- Những chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của vùng và đất nước.
- Các điều kiện và đặc điểm cụ thể của vùng.
2.4.5. Nguyên tắc quy hoạch vùng kinh tế
- Phương án quy hoạch vùng kinh tế phải đảm bảo tính chất cụ thể trong nội dung
cũng như trong tiến trình thực hiện. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, đòi hỏi phương
án quy hoạch phải được nghiên cứu, tính toán thật cụ thể, không có sự chồng chéo, trùng
lặp kể cả trong nội dung, cũng như tiến độ thực hiện.
- Phương án quy hoạch vùng kinh tế phải đảm bảo kết hợp tốt giữa các cơ sở sản
xuất trực tiếp với toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở của vùng.
22
- Phương án quy hoạch vùng kinh tế phải có thời gian tương ứng phù hợp với
phương án phân vùng kinh tế và kế hoạch hóa dài hạn của vùng.
2.4.6. Các kiểu quy hoạch vùng:
Về phân chia các kiểu loại vùng quy hoạch, nên chia làm 4 kiểu chính:
- Các cụm thành phố;
- Các vùng tập trung tài nguyên công nghiệp;
- Các vùng nông nghiệp hay các địa khu, lãnh thổ nông thôn;
- Các vùng nghỉ mát, du lịch;
2.4.7. Các bước tiến hành quy hoạch vùng
- Bước 1: Chuẩn bị
Xác định phạm vi vùng quy hoạch, tìm hiểu thông tin đã có, tìm hiểu vai trò của
vùng trong hệ thống ở cấp cao hơn.
- Bước 2: Phân tích
Đánh giá tiềm năng vùng, hoàn cảnh quy hoạch và mức phát triển vùng. Hình
thành các phương án, giới thiệu các phác thảo, phân chia hệ thống các mối quan hệ qua
lại, chuẩn bị các bài toán kinh tế quy định các chương trình nghiên cứu theo đề tài
chuyên môn và các chương trình nghiên cứu chung.
- Bước 3: Nghiên cứu
Mở rộng thông tin (điều tra thực địa, thăm dò ý kiến) tổng hợp thông tin mới và
làm sáng tỏ các phương án. Mã hóa các thông tin ban đầu cho máy tính, giải bài toán
và sơ bộ đánh giá kết quả, nghiên cứu phương án bằng các phương pháp cổ truyền.
- Bước 4: Tổng hợp
Tổng hợp các kết quả, lựa chọn phương án đối chiếu, so sánh các quyết định,
kiến nghị trong các phương án.
- Bước 5: Thuyết minh
23
Làm sáng tỏ các tài liệu của phương án, lập các tài liệu đồ bản, văn bản, các tài
liệu tóm tắt, các hướng dẫn riêng cho từng phần.
- Bước 6: Xác nghiệm và duyệt y
Xét nghiệm lại lần cuối, bổ sung các quy định cụ thể. Trình duyệt và pháp lý hóa
các văn bản.
- Bước 7: Thực hiện
Các tác giả theo dõi, phân tích, kiểm tra các thời kỳ thực hiện, thông báo định kỳ
các kết quả thực nghiệm.
2.5. Phân bổ dân cư và sử dụng nguồn lao động
2.5.1. Phân bố dân cư
● Tình hình chung
Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử
Song chúng tác động khác nhau tuỳ theo thời gian và không gian cụ thể để tạo nên bức
tranh dân cư.
Theo số của Tổng cục thống kê năm 2011, với dân số 87,8 triệu người sống trên
diện tích 331.000km2, mật độ dân số trung bình toàn quốc là 265 người/km2. Mật độ
dân số nước ta cao hơn mật độ dân số thế giới cùng năm 2011 là 5,2 lần và vượt xa các
nước láng giềng trong khu vực (Lào: 26 người/km2; Campuchia: 81 người/km2;
Malaixia: 88 người/km2; Thái Lan: 135 người/km2).
Tính chất không hợp lý trong sự phân bố dân cư giữa các vùng
(số liệu năm 2011)
Các vùng
Mật
độ
Sự chênh lệch về mật độ
So với cả nước
(người/km2)
Giữa tỉnh có mật độ cao nhất và tỉnh có
mật độ thấp nhất (người/km2)
Đồng bằng
sông Hồng
949 +684
1822
Hà Nội
Quảng Ninh
2013
191
119 -146 367
24
Trung du và
miền núi
phía Bắc
Bắc Giang
Lai Châu
410
43
Bắc Trung
bộ và Duyên
hải miền
Trung
199 -66
634
Đà Nẵng
Quảng Bình
740
106
Tây Nguyên 97 -168
88
Đắc Lắc
Kon Tum
135
47
Đông nam
bộ
631 366
3457
Tp. Hồ Chí Minh
Bình Phước
3589
132
Đồng bằng
Sông Cửu
Long
427 162
623
Cần Thơ
Cà Mau
852
229
● Sự phân bố dân cư ở đồng bằng
Đồng bằng là nơi dân cư tập trung đông nhất, với chưa đầy 1/4 diện tích tự nhiên
đã tập trung hơn 3/4 dân số của cả nước.
Đồng bằng sông Hồng với diện tích 21068,1km2 là địa bàn cư trú của 19999,3
nghìn người. Dân tập trung đông nhất ở khu vực trung tâm (Hà Nội 2013 người/km2;
Hưng Yên 1242 người/km2; Thái Bình 1138 người/km2; Hải Phòng 1233 người/km2).
Mật độ dân số cao có quan hệ trực tiếp với nền nông nghiệp thâm canh lúa nước
và cơ cấu ngành nghề đa dạng. Sự hiện diện của các thành phố, trung tâm công nghiệp,
dịch vụ lớn cũng góp phần làm tăng mật độ dân số của đồng bằng.
Vựa lúa lớn nhất của cả nước - Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích
17330,9km2 là nơi cư trú của 40548,2 nghìn người. Những tỉnh có mật độ cao là Tiền
Giang (671 người/km2); Vĩnh Long (687 người/km2); Cần Thơ (852 người /km2).
Hệ thống đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, tiềm năng nông nghiệp
không lớn nên mật độ dân số thấp hơn so với Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long.
25
Ở các đồng bằng của Việt Nam đất đai có hạn, mật độ dân số cao đã gây rất nhiều
khó khăn trong việc tạo đủ công ăn việc làm, đảm bảo các nhu cầu đời sống và phúc lợi
xã hội của người dân.
● Sự phân bố dân cư ở trung du và miền núi:
Việt Nam với 3/4 diện tích là đồi núi, nơi đây dân cư còn thưa thớt. Đây là địa bàn
cư trú của các tộc người thiểu số với trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với vùng
đồng bằng đất chật người đông. ở trung du miền núi, gần như địa hình càng lên cao thì
dân số càng thấp.
Ở trung du và miền núi phía Bắc, dân cư tương đối đông đúc như Bắc Giang (410
người/km2); Phú Thọ (375 người/km2). Trong khi đó các tỉnh vùng cao dân thưa hơn
như Bắc Kạn (61 người/km2); Cao Bằng (77 người/km2); Điện Biên (54 người/km2);
Lai Châu (43 người/km2); Sơn La (79 người/km2). Tây Nguyên với tài nguyên đất bazan
nhưng dân cư quá thưa thớt, là nơi có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam (Kon Tum 47
người/km2).
● Sự phân bố dân cư ở thành thị và nông thôn:
Việt Nam là một nước nông nghiệp hình thành từ lâu đời nhưng bị chế độ thực dân
phong kiến thống trị lâu dài, kìm hãm sự phát triển kinh tế, mặt khác phải chịu chiến
tranh liên miên nên hệ thống thành phố của Việt Nam vừa ít lại vừa chậm phát triển.
Trước năm 1975, mục đích và sự hình thành đô thị ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam
hoàn toàn khác nhau. Phía Bắc, quá trình công nghiệp hóa đã thúc đẩy sự phát triển của
một số đô thị. ở phía Nam dân cư dồn về khu vực đô thị để lánh nạn và làm ăn sinh
sống. Vì vậy vào thời điểm trước năm 1975, tỷ lệ dân số đô thị ở miền Bắc là 21,3%,
miền Nam là 31,3%.
Sau ngày thống nhất đất nước, số dân thành thị giảm nhanh do việc hồi hương của
dân cư các thành phố lớn ở miền Nam, do điều động lao động và di cư đi xây dựng các
vùng kinh tế mới.
Vào đầu những năm 1980 thế kỷ XX, cùng với đường lối đổi mới, nền kinh tế thực
hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước làm cho dân số thành thị tăng dần. Đến năm
2011, dân số sống ở thành thị là 31,75 %. Dân số ở nông thôn quá lớn phản ánh trình
độ thấp của quá trình công nghiệp hóa và phát triển chậm của nhóm ngành kinh tế dịch
vụ.
26
Sự phân bố dân cư nông thôn và thành thị cũng khác nhau giữa các vùng. Đông
Nam Bộ là vùng có số dân thành thị cao nhất (60,88%) và Trung du và miền núi phía
Bắc là vùng có số dân thành thị thấp nhất (16,93%).
Một số tỉnh thành phố có số dân tập trung đông ở thành thị đó là: Đà Nẵng (87,08%),
Tp. Hồ Chí Minh (83,11%), Cần Thơ (65,97%), Bình Dương (64,10%), Quảng Ninh
(52,14%). Ngược lại một số tỉnh thành có tỷ lệ dân thành thị quá thấp so với dân ở nông
thôn: Bắc Giang (9,93%), Bến Tre (10,03%), Thái Bình (5,78%), Hà Nam (10,47%),
Thanh hóa (11,15%)
Công nghiệp hóa trong tương lai sẽ tạo điều kiện giảm dần sự chênh lệch về phân
bố dân cư giữa thành thị và nông thôn.
2.5.2. Nguồn lao động
● Số lượng nguồn lao động:
Do tỷ suất gia tăng tự nhiên của dân số qua các thời kỳ ở Việt Nam cao nên nguồn
lao động tăng lên nhanh. Thời kỳ 1960 - 1975 tỷ lệ tăng nguồn lao động là 3,2 %, thời
kỳ 1975 - 1980 (3,37%), thời kỳ 1980 - 1985 (3,36%), thời kỳ 1986 - 1999 (3,55%),
thời kỳ 2000 đến nay (2,11%). Trong giai đoạn hiện nay nguồn lao động vẫn tăng,
nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn so với trước năm 2000.
Nguồn lao động tăng nhanh đã gây nhiều khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm
cho người lao động. Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động nước ta hiện nay cũng như trong tương lai.
● Chất lượng nguồn lao động:
Sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, của từng vùng phụ thuộc vào quy mô
dân số hoạt động kinh tế, chất lượng, tính ổn định và sự thường xuyên của việc làm. Đó
là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển và các chính sách của mỗi quốc gia.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê (năm 2017), dân số hoạt động kinh tế (lực
lượng lao động) ở Việt Nam, nữ chiếm 48,1% (tính trong cả nước). Lực lượng lao động
ở vực thành thị là 32,2%, khu vực nông thôn là 67,8%. Dân số hoạt động kinh tế nếu
chia theo nhóm tuổi thì nhóm trung niên ngày một tăng nhanh, nhóm lao động trẻ và
cao tuổi ngày càng giảm.
Về trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động trong cả nước
ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ người chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp cấp I giảm nhanh,
số người tốt nghiệp cấp II, III tăng lên liên tục. Những chuyển biến tích cực về trình độ
27
học vấn sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết
việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lực lượng lao động.
Tuy nhiên trình độ học vấn còn có sự phân hóa giữa nông thôn và thành thị, giữa
các vùng.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở Việt Nam còn thấp (số
người có trình độ từ sơ cấp trở lên tới tiến sĩ chiếm 21,4% trong lực lượng lao động). ở
khu vực thành thị, quy mô và tốc độ tăng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao hơn hẳn khu vực nông thôn (chiếm 39,9% trong lực lượng lao động, còn ở nông
thôn chỉ chiếm 14,8%).
Mặc dù chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao, lực lượng
lao động có kỹ thuật ngày càng tăng song trước yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế
xã hội thì lực lượng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân còn ít và còn yếu, nhiều
ngành sản xuất chủ yếu lao động kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp.
2.5.3. Phân bố và sử dụng lao động
● Phân bố và sử dụng nguồn lao động theo các ngành kinh tế
Năm 2017, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 53,7 triệu người, thì
40,2% làm việc trong khu vực nông lâm ngư nghiệp; 25,7% trong công nghiệp và xây
dựng; 34,1% trong các ngành dịch vụ. Như vậy công cuộc đổi mới đang từng bước làm
thay đổi việc sử dụng lao động xã hội, nhưng sự phân công lao động theo ngành ở nước
ta còn chậm chuyển biến.
Việc sử dụng lao động phân theo các thành phần kinh tế đã có chuyển biến rõ rệt.
Việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các hình thức tổ chức sản xuất tạo ra các điều
kiện cần thiết cho sự hình thành, tồn tại và phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần.
Lao động trong thành phần kinh tế quốc doanh giảm, chuyển sang khu vực kinh tế tập
thể và tư nhân, cá thể. Sự chuyển dịch lao động giữa các thành phần kinh tế diễn ra rõ
nét trong công nghiệp và thương nghiệp. Trong nông nghiệp, với “khoán 10”, giao
quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân, đấu thầu, khoán ruộng đất đã xuất
hiện các nông trại sản xuất nông sản hàng hoá. Những chuyển biến đó đã cho phép tạo
ra sự phân công lao động mới ở nông thôn, tạo ra những thay đổi xã hội sâu sắc trong
nông thôn Việt Nam .
● Phân bố dân cư và sử dụng nguồn lao động theo vùng:
Từ sau năm 1954, nhất là từ sau ngày thống nhất đất nước, chúng ta đã từng bước
cải tạo sự phân bố dân cư và nguồn lao động không hợp lý giữa các vùng trong nước
28
bằng cách phát triển kinh tế xã hội ở những vùng ít dân, thiếu lao động song còn nhiều
tiềm năng (miền núi, trung du, cao nguyên), tạo sức thu hút dân cư và nguồn lao động
từ các vùng đông dân, ít tiềm năng (các tỉnh đồng bằng, các thành phố đông dân). Cùng
với quá trình phát triển kinh tế xã hội chúng ta đã thực hiện các định hướng di chuyển
dân cư chủ yếu sau:
- Hướng di chuyển dân cư từ đồng bằng lên miền núi và cao nguyên.
Nhiều khu công nghiệp mới, nhiều xí nghiệp công nghiệp hiện đại, nhiều nông
trường, lâm trường và các khu kinh tế mới được xây dựng cùng với việc phát triển giao
thông vận tải, thương mại ở miền núi trung du đã thu hút hàng triệu lao động từ các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, các thành phố lên Tây Bắc, Việt Bắc đã làm cho mật độ dân số
ở nhiều tỉnh trung du, miền núi tăng rõ rệt.
- Hướng di chuyển dân cư từ Đông sang Tây. Đây là hướng phổ biến trên phạm vi
cả nước, ở các tỉnh phía Bắc luồng di chuyển này trùng với luồng chuyển dân từ đồng
bằng lên miền núi. ở miền Nam từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, luồng di
chuyển này nhằm phát triển kinh tế Tây Nguyên và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
- Hướng di chuyển dân cư từ Bắc vào Nam đã hình thành từ lâu đời. Từ sau năm
1975, luồng di chuyển này đã được xúc tiến mạnh hơn để khai thác các nguồn lực và
phát triển kinh tế các tỉnh phía Nam.
Ngoài ba hướng chủ yếu trên còn có các hướng di chuyển dân khác:
+ Di chuyển dân từ nông thôn ra thành thị do phát triển của ngành công nghiệp và
dịch vụ.
+ Di chuyển dân cư từ vùng núi cao xuống vùng núi thấp do thực hiện phong trào
định canh định cư đối với đồng bào các tộc người thiểu số.
+ Di chuyển dân cư từ nội địa ra vùng ven biển và hải đảo để khai thác các tiềm
năng của biển.
● Phương hướng phân bố dân cư và sử dụng nguồn lao động:
Trong thời gian tới, việc phân bố dân cư và sử dụng nguồn lao động nhằm điều hòa
sức lao động giữa các vùng trong nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam . Di chuyển dân cư nội vùng
gắn liền với quá trình phân bổ lại lực lượng sản xuất trong cả nước, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của các vùng lãnh thổ.
- Hướng phân bổ và sử dụng lao động ở nước ta như sau:
29
+ Xuất phát từ nhiệm vụ và tiềm năng của sản xuất nông nghiệp cần sử dụng lao
động theo hai hướng: Một là thâm canh trên cơ sở đầu tư thêm lao động trên một đơn
vị diện tích, hai là tăng vụ trên những diện tích có thể tăng được đồng thời tận dụng tối
đa diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp để tạo thêm việc làm và phân bố lại
lao động và dân cư.
+ Riêng ngành lâm nghiệp, lao động còn chiếm tỷ trọng rất thấp vì vậy cần tăng
cường, bổ sung lực lượng lao động cho lâm nghiệp (dự kiến lao động lâm nghiệp phải
chiếm tới 15% lực lượng lao động xã hội). Tăng lực lượng lao động trong lâm nghiệp
có ý nghĩa to lớn để phát triển nghề rừng, định canh định cư có hiệu quả đối với đồng
bào các tộc người thiểu số.
+ Phát triển toàn diện kinh tế biển nhằm khai thác các tiềm năng to lớn của biển
đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho số lượng lao động chưa có việc làm hiện
nay.
+ Lao động trong ngành công nghiệp dự kiến chiếm khoảng 26% lao động toàn xã
hội. Việc tăng cường lực lượng lao động trong công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa của đất nước. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế, khối kinh tế dịch vụ cần được đầu tư lao động đúng mức bởi lẽ đây là ngành
thu hút nhiều lao động, là ngành có nhiều ưu thế và hoàn toàn có điều kiện phát triển ở
Việt Nam hiện nay cũng như sau này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_vung_phan_1.pdf