Lý thuyết tái sản xuất
Theo D.Ricardo, vấn đề sống còn của chủ nghĩa tư bản là tích luỹ tư bản, mở
rộng sản xuất vượt quá tiêu dùng sẽ tạo ra thị trường, vì thế trong chủ nghĩa tư bản
không có khủng hoảng thừa.
D.Ricardo coi tiêu dùng quyết định bởi sản xuất, muốn mở rộng sản xuất thì
phải tích luỹ, phải làm cho sản xuất vượt quá tiêu dùng. Khi sản xuất phát triển sẽ
tạo ra thị trường. Tuy nhiên ông không thấy được mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu
dùng. Ông phủ nhận khủng hoảng sản xuất thừa trong chủ nghĩa tư bản. Vì theo ông
lượng cầu thường là lượng cầu có khả năng thanh toán. Lượng cầu đó được củng cố
thêm lượng cung hàng hoá và và sản phẩm thì bao giờ cũng được mua bằng sản
phẩm hay sự phục vụ, tiền chỉ dùng làm thước đo khi thực hiện sự trao đổi đó.
Ông mất 1823, chưa chứng kiến cuộc khủng hoảng đầu tiên của CNTB vào
năm 1925 nên lịch sử tha thứ cho sai lầm trên của ông.
D.Ricardo là đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị tư sản cổ điển, là người kế
tục xuất sắc của A.Smith. Ông đã vạch ra những mâu thuẫn trong học thuyết của
A.Smith và vượt qua được giới hạn mà A.Smith phải dừng lại, phân tích sâu sắc hơn
các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Theo Marx: A.Smith là nhà kinh tế của
thời kỳ công trường thủ công còn D.Ricardo là nhà kinh tế của thời đại cách mạng
công nghiệp. Học thuyết của D.Ricardo được đánh giá là đỉnh cao nhất của kinh tế
chính trị tư sản cổ điển.
59 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền lương được xem xét trong mối quan hệ với lợi
nhuận, với giá cả tư liệu sinh hoạt, với cung cầu về lao động. Ông cho rằng tiền
lương cao thì lợi nhuận giảm và ngược lại, nếu giá cả của lúa mỳ tăng lên thì sự bần
cùng của công nhân cũng tăng lên, số lượng lao động tăng lên thì tiền lương sẽ tụt
xuống. Ông rút ra kết luận: tiền lương tỷ lệ nghịch với giá cả lúa mỳ (giá cả tư liệu
sinh hoạt). Kết luận này hoàn toàn ngược lại với Marx: tiền lương tỷ lệ thuận với
sức lao động.
Như vậy, mặc dù là sai lầm nhưng Petty đã nêu được cơ sở khoa học của tiền
lương là giá trị của các tư liệu sinh hoạt.
- Lý luận về lợi nhuận, lợi tức, địa tô
+ Wiliam Petty không trình bày lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp,
ông chỉ trình bày hai hình thái của giá trị thặng dư là địa tô và lợi tức.
+ Theo ông địa tô là khoản chênh lệch giữa thu nhập bán hàng và chi phí sản
xuất. Chi phí sản xuất bao gồm tiền lương và chi phí về giống. Ông đưa đồng nhất
khái niệm địa tô và lợi nhuận coi đó là số chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí
sản xuất, ngoài ra ông cũng đã nghiên cứu địa tô chênh lệch nhưng chưa nghiên cứu
địa tô tuyệt đối.
+ Về lợi tức ông cho rằng lợi tức là địa tô của tiền, mức lợi tức phụ thuộc vào
mức địa tô.
+ Về giá cả ruộng đất, W. Petty đã đề cập đến giá của đất đai. Tuy nhiên ông
chỉ dừng lại ở bề mặt của hiện tượng này. Ông cho rằng giá cả ruộng đất là do mức
địa tô quyết định, với những số liệu thực tế ông đưa ra công thức tính giá cả ruộng
đất = địa tô x 20.
35
Cách tiếp cận của W. Petty đối với giá đất có những ưu việt nhất định, thể hiện
mối quan hệ qua lại giữa lãi suất và địa tô trong năm.
Tóm lại, các quan điểm của W.Petty mặc dù còn chưa thống nhất song đã đã
đặt nền móng cho việc xây dựng những nguyên lý của trường phái cổ điển. Ông là
người đầu tiên nhấn mạnh tính chất khách quan của những quy luật tác động trong
xã hội tư bản.
Đánh giá khái quát về W.Petty, F.Engels nói rằng: “Bóng của W.Petty đã trùm
lên khoa học kinh tế chính trị trong suốt hơn nửa thập kỷ, từ 1691 đến 1752, tất cả
mọi kinh tế chính trị học dù tán thành hay phản đối ông, đều lấy ông làm điểm xuất
phát... ”
4.3 Học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa trọng nông
4.3.1 Hoàn cảnh ra đời
Vào giữa thế kỷ thứ XVIII hoàn cảnh kinh tế - xã hội Pháp đã có những biến
đổi làm xuất hiện chủ nghĩa trọng nông Pháp:
+ Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản sinh ra trong lòng chủ nghĩa phong kiến, tuy chưa
làm được cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, nhưng sức mạnh kinh tế của
nó rất to lớn, đặc biệt là nó muốn cách tân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
đòi hỏi phải có lý luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho lực lượng sản xuất phát
triển.
+ Thứ hai, sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày càng tỏ ra lỗi thời mà mâu
thuẫn sâu sắc với xu thế đang lên của chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi phải có lý luận giải
quyết những mâu thuẫn đó.
+ Thứ ba, nguồn gốc của cải duy nhất là tiền, nguồn gốc sự giàu có của một
quốc gia, dân tộc duy nhất là dựa vào đi buôn (quan điểm của chủ nghĩa trọng
thương) đã tỏ ra lỗi thời, bế tắc, cản trở tư bản sinh lời từ sản xuất đòi hỏi cần
phải đánh giá lại những quan điểm đó;
+ Thứ tư, ở Pháp lúc này có một tình hình đặc biệt, là lẽ ra đấu tranh chống chủ
nghĩa trọng thương sẽ mở đường cho công trường thủ công phát triển thì nền công
nghiệp bị chính sách trọng thương của Kolbert làm cho mất uy tín, nên khuyến
khích chủ nghĩa trọng nông ra đời. Sự phát triển nông nghiệp Pháp theo hướng kinh
36
tế chủ trại, kinh doanh nông nghiệp theo lối tư bản chứ không bó hẹp kiểu phát canh
thu tô theo lối địa chủ như trước. Đúng như Marx đánh giá: xã hội Pháp lúc bấy giờ
là chế độ phong kiến nhưng lại có tính chất tư bản, còn xã hội tư bản lại mang cái vỏ
bề ngoài của phong kiến.
4.3.2 Học thuyết kinh tế của Francois Quesnay (1694 - 1774)
Ông tham gia xây dựng bộ từ điển bách khoa toàn thư. Những bài viết về kinh
tế và xã hội của ông được đăng như: "Dân chúng" (1756), "Chủ trang trại", "Thóc
lúa", "Thuế" (1757), "Biểu đồ kinh tế" (1758), Bàn về thương mại (1960), Phân tích
biểu kinh tế (1766)
- Lý luận về “sản phẩm ròng” (sản phẩm thuần túy)
+ “Sản phẩm ròng” là phần sản phẩm thừa ra sau khi đã bù đắp các chi phí sản
xuất.
Sản phẩm ròng = Sản phẩm xã hội – Chi phí sản xuất
Sản phẩm ròng là quà tặng của tự nhiên cho con người. Chỉ có nông nghiệp
mới tạo ra của cải vì chỉ có lao động nông nghiệp mới tạo ra “sản phẩm ròng”. Công
nghiệp không tạo ra của cải mà chỉ làm biến đổi hình thái của những sản phẩm mà
nông nghiệp đã tạo ra.
+ Từ lý thuyết về sản phẩm ròng: lý thuyết về lao động sản xuất & lao động
không sinh lời. Lao động tạo ra sản phẩm ròng mới là lao động sản xuất.
+ Hình thái duy nhất của “sản phẩm ròng” là địa tô và tồn tại vĩnh viễn.
Quesnay chủ trương phát triển nông nghiệp theo kiểu đồn điền TBCN. Theo
ông, chỉ có nền kinh tế như thế mới bảo đảm hao phí lao động ít nhất. Marx coi việc
tư bản trong nông nghiệp là hiện tượng tích cực, là chìa khoá đặc biệt để tăng thêm
của cải.
=> Trường phái này coi việc tăng đầu tư cho nông nghiệp là hoạt động tích
cực, là chìa khóa để tăng của cải.
- Lý luận tái sản xuất (Biểu kinh tế) của Francois Quesnay (1694-1774)
+ Từ lý thuyết về lao động SX đưa ra lý thuyết giai cấp, trong xã hội F.
Quesnay chia xã hội thành 3 giai cấp:
Giai cấp sản xuất (tạo ra sản phẩm ròng)(I) : nhà tư bản và công nhân nông
37
nghiệp.
Giai cấp sở hữu (chiếm hữu sản phẩm ròng tạo ra) (II) : những người nắm giữ
toàn bộ đất đai trong tay (cha cố, địa chủ, Nhà nước..).
Giai cấp không sản xuất (III): nhà tư bản và công nhân công nghiệp, thương
nghiệp.
+ Nội dung chính của biểu kinh tế bao gồm:
Các giả định để tiến hành nghiên cứu: Ví dụ: chỉ nghiên cứu tái sản xuất giản
đơn, trừu tượng hoá sự biến động giá cả, xã hội chỉ có ba giai cấp
Sơ đồ thực hiện sản phẩm được thông qua năm hành vi của ba giai cấp là giai
cấp sở hữu, giai cấp sản xuất và giai cấp không sản xuất.
Ví dụ:
Tổng giá trị sản phẩm xã hội có 7 tỷ gồm: 2 tỷ sản phẩm công nghiệp, 5 tỷ sản
phẩm nông nghiệp.
Tiền có: 2 tỷ (của giai cấp sở hữu do giai cấp sản xuất trả địa tô). Cơ cấu giá trị
sản phẩm sau một chu kỳ sản xuất như sau:
Giai cấp sản xuất có 5 tỷ là sản phẩm nông nghiệp, trong đó: 1 tỷ để khấu hao
tư bản ứng trước lần đầu (tư bản cố định), 2 tỷ tư bản ứng trước hàng năm (tư bản
lưu động) và 2 tỷ là sản phẩm ròng.
Giai cấp không sản xuất có 2 tỷ là sản phẩm công nghiệp, trong đó: 1 tỷ để bù
đắp cho tiêu dùng, 1 tỷ để bù đắp nguyên liệu tiếp tục sản xuất.
Sự trao đổi sản phẩm giữa các giai cấp được thực hiện qua 5 hành vi:
Hành vi 1: giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền để mua nông sản tiêu dùng cho cá
nhân, 1 tỷ tiền được chuyển vào tay giai cấp sản xuất.
Hành vi 2: Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền còn lại để mua công nghệ phẩm, 1 tỷ
tiền này chuyển vào tay giai cấp không sản xuất.
Hành vi 3: Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền bán công nghệ phẩm ở trên
để mua nông sản (làm nguyên liệu), 1 tỷ tiền này chuyển vào tay giai cấp sản xuất.
Hành vi 4: Giai cấp sản xuất mua 1 tỷ tư bản ứng trước đầu tiên (nông cụ), số
tiền này lại chuyển vào tay giai cấp không sản xuất.
Hành vi 5: Giai cấp không sản xuất dùng một tỷ tiền bán nông cụ mua nông
38
sản cho tiêu dùng cá nhân, số tiền này chuyển về tay gia cấp sản xuất, khi đó gai cấp
sản xuất có 2 tỷ tiền nộp tô cho địa chủ (giai cấp sở hữu) và giai cấp sở hữu lại có 2
tỷ tiền.
Quan hệ giao nộp và kết thúc quá trình thực hiện sản phẩm. Cả ba giai cấp có
đủ điều kiện để thực hiện quá trình sản xuất tiếp theo.
2 tỷ tiền mặt
Giai cấp sở hữu (II)
2 tỷ hàng công nghiệp
Giai cấp không sản xuất
(III)
5 tỷ hàng nông sản
Giai cấp sản xuất (I)
Hình 3-1: Sơ đồ trao đổi giữa các giai cấp trong Biểu kinh tế
Đánh giá về “Biểu kinh tế”
Thành tựu:
+ F. Quesnay là người đầu tiên cố gắng gắn liền quá trình sản xuất với lưu
thông, đặt nền móng cho việc nghiên cứu tái sản xuất.
+ Đề cao vai trò của lưu thông sản phẩm, coi lưu thông tiền tệ chỉ là phương
tiện để lưu thông sản phẩm (gần với chân lý).
+ Đưa ra những giả định cơ bản là đúng. Đã phân tích sự vận động của tổng
sản phẩm cả về 2 mặt: hiện vật và giá trị, sự vận động của sản phẩm kết hợp với sự
vận động của tiền.
+ Tuân theo một quy luật đúng: tiền bỏ vào lưu thông rồi quay lại điểm xuất
phát của nó.
39
Hạn chế:
+ Chỉ nhìn thấy giá trị thặng dư trong nông nghiệp. Đánh giá sai vai trò của
nông nghiệp.
+ Chỉ dừng lại ở việc phân tích tái sản xuất giản đơn (quy mô năm sau = năm
trước).
+ Bỏ qua nhu cầu trao đổi trong nội bộ giai cấp không sản xuất (III).
+ Sự phân chia giai cấp chưa thực sự khoa học.
4.3.3 Học thuyết kinh tế của Turgot (1727 - 1781)
Là một nhà tư tưởng lỗi lạc và nhà hoạt động chính trị lớn của nước Pháp. Tác
phẩm chính của ông “Suy nghĩ về việc hình thành và phân phối của cải”, năm 1776.
So với những người trước, Turgot đã nêu ra được những điều mới mẻ.
Ông là người đầu tiên nêu ra khái niệm tư bản: Tư bản không phải chỉ là tiền
tệ, mà là giá trị của tiền tệ tích luỹ lại. Theo ông, đất đai cũng là tư bản. Đồng thời,
ông cũng là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản lưu động và tư bản cố
định.
Turgot đã phát biểu quan niệm đặc trưng của phái trọng nông về cơ cấu giai
cấp xã hội. Ông phân chia xã hội thành 5 giai cấp: giai cấp công nhân nông nghiệp,
giai cấp nhà tư bản nông nghiệp, giai cấp công nhân công nghiệp, giai cấp nhà tư
bản công nghiệp và giai cấp sở hữu. Như vậy, so với Quesnay, tuy đã thấy được một
giai cấp tư sản riêng biệt trong công nghiệp và nông nghiệp nhưng đồng thời ông lẫn
lộn giữa hai nguyên tắc phân chia giai cấp: dựa vào quan hệ đối với tư liệu sản xuất
và dựa vào ngành hoạt động sản xuất.
Lần đầu tiên, Turgot đã đề ra học thuyết về quy luật tiền công: tiền lương phải
thu hẹp ở mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu. Ông đã chỉ ra một cách đúng đắn sự bất
hạnh của công nhân về kinh tế, sự cạnh tranh của họ và quyền của nhà tư bản có thể
lựa chọn sức lao động nào rẻ nhất trong số hiện có.
Một vấn đề mới được ông nêu lên là nguyên lý về sự bình quân hoá tỷ suất lợi
nhuận trong các ngành khác nhau. Ông nói rằng những tư bản bằng nhau thì đem lại
thu nhập bằng nhau không kể chúng đầu tư vào ngành nào.
40
Nhưng Turgot cũng phạm sai lầm nghiêm trọng. Ông đưa ra kết luận sai về
“quy luật màu mỡ của đất đai ngày càng giảm”.
4.4 Học thuyết kinh tế của A. Smith (1723 – 1790)
4.4.1 Tiểu sử và hoàn cảnh ra đời học thuyết kinh tế của A.Smith
A.Smith (1723 – 1790) là người mở ra giai đoạn mới trong sự phát triển của
kinh tế chính trị tư sản, ông là bậc tiền bối lớn nhất của Marx. Tác phẩm nổi tiếng
nhất của ông là “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc”.
Không có tài liệu nào ghi rõ ngày sinh của Adam Smith, chỉ biết rằng theo nhà
thờ Scotland, ông được rửa tội vào ngày 5 tháng 6 năm 1723 theo lịch cũ, tức là
ngày 16 tháng 6 theo lịch mới (ngày này cũng được coi là sinh nhật của ông tại
Kirkcaldy, xứ Scotland.
Adam Smith là con trai của Adam Smith trong lần lập gia đình thứ hai với bà
Magaret Douglas, con gái của một chủ đất giàu có. Ông Adam Smith cha chỉ là một
người kiểm soát thuế vụ, đã qua đời sau khi Adam sinh ra được 2 tháng.
Năm 1737 và ở vào tuổi 14, Adam Smith theo học hai trường đại
học Oxford và Cambridge; trong thời gian từ năm 1751 đến 1764, ông là giáo sư của
trường Đại học Glasgow, vào thời gian này đã là một trung tâm danh tiếng của thời
kỳ Khai sáng. Các quan điểm về kinh tế và triết học của Hutcheson – giảng viên tại
trường- đã ảnh hưởng rất mạnh tới Adam Smith sau này.
Tốt nghiệp năm 1740, Adam Smith nhận được một học bổng, theo học trường
Balliol thuộc Đại học Oxford. Trong thời gian sáu năm tại trường đại học này, các
sinh viên học tập cách tự học để quán triệt các tư tưởng triết học cổ điển và đương
thời. Họ phải đọc các tác phẩm của các tác giả Hy Lạp và La Mã, cùng với các công
trình của các giáo sư đại học thời đó.
Khi trở lại Glasgow, Adam Smith được nhận làm giảng sư tại Đại học
Edinburgh với nhiệm vụ phụ trách các buổi thuyết trình công (public lecture), đây là
một hình thức giáo dục với tinh thần "cải tiến" được các nhà trí thức thời đó ưa
chuộng. Các bài thuyết trình công này gồm nhiều đề tài từ môn tu từ học tới
ngành kinh tế chính trị.
Trình độ hiểu biết của Adam Smith đã khiến cho ông được mời làm giáo sư Lý
41
luận (professor of logic) tại Đại học Glasgow vào năm 1751 ở tuổi 27, rồi năm sau,
trở thành giáo sư môn triết học luân lý, một môn học bao gồm các ngành thần học tự
nhiên, đạo đức học, luật học và kinh tế chính trị học.
Các bạn và người quen của Adam Smith trong thời gian này gồm một số
nhà quý tộc, nhiều người nắm giữ các chức vụ cao cấp của chính quyền. Các nhà trí
thức và khoa học gồm có Joseph Black, một người tiền phong về ngành hóa
học, James Watt là nhà phát minh ra máy hơi nước, Robert Foulis là nhà sáng lập ra
Viện hàn lâm Kiểu mẫu Anh quốc (The British Academy of Design), David
Hume là nhà triết học danh tiếng. Adam Smith còn quen thân với Andrew Cochran,
một nhà buôn, nguyên viện phó của Đại học Glasgow, người sáng lập ra Câu lạc bộ
Kinh tế chính trị (Political Economy Club). Nhờ đó, Adam Smith thu thập được
nhiều hiểu biết của thế giới thương mại để rồi về sau viết ra tác phẩm Bàn về tài sản
quốc gia.
Vào năm 1767, ông được bầu vào Hàn lâm viện Hoàng gia (The Royal
Society) và nhờ vậy, làm quen với các nhân tài như Edmund Burke, Samuel
Johnson, Edward Gibbson và có lẽ cả với Benjamin Franklin. Tới cuối năm 1767,
Adam Smith trở lại Kirkcaldy và trong vòng 6 năm tại đây, ông đã sửa chữa tác
phẩm "Bàn về tài sản quốc gia" rồi sau ba năm sống nơi thành phố London, tác
phẩm kể trên mới được hoàn thành và xuất bản vào năm 1776.
Adam Smith mất ngày 17 tháng 7 năm 1790 tại Edinburgh, Scotland; cả đời
không kết hôn và cũng không có con.
4.4.2 Phương pháp luận nghiên cứu của A. Smith
Về thế giới quan và phương pháp luận của A.Smith cơ bản là thế giới quan duy
vật nhưng còn mang tính tự phát và máy móc, trong phương pháp còn song song tồn
tại cả hai phương pháp khoa học và tầm thường. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến
các học thuyết kinh tế tư sản sau này.
Học thuyết của A.Smith là một trong những học thuyết có tiếng vang lớn, nó
trình bày một cách có hệ thống các phạm trù kinh tế, xuất phát từ các quan hệ kinh
tế khách quan. Học thuyết kinh tế của ông có cương lĩnh rõ ràng về chính sách kinh
tế, có lợi cho giai cấp tư sản trong nhiều năm.
42
4.4.3 Nội dung học thuyết kinh tế của A. Smith.
4.4.3.1 Lý thuyết về "Bàn tay vô hình"
Tư tưởng này chiếm giữ vị trí trung tâm trong học thuyết của A.Smith, nội
dung cơ bản là đề cao vai trò của cá nhân, ca ngợi cơ chế tự điều tiết của kinh tế thị
trường, thực hiện tư do cạnh tranh, ủng hộ sở hữu tư nhân và nhà nước không can
thiệp vào kinh tế.
- Điểm quan trọng của lý thuyết này là Adam Smith đưa ra phạm trù con người
kinh tế. Ông quan niệm khi chạy theo tư lợi thì “con người kinh tế” còn chịu sự tác
động của “bàn tay vô hình”.
“Bàn tay vô hình”, trước hết thể hiện lợi ích của các cá nhân, nó tác động như
một lực đẩy, hướng con người tới công việc nào mà xã hội sẵn sàng trả tiền.
Adam Smith đã đề cao hiệu quả của lợi ích cá nhân, theo ông: Con người bao
giờ cũng cần đến những đồng loại của mình và thật vô ích khi chờ đợi sự tử tế duy
nhất của họ. Sẽ thành công chắc chắn hơn, nếu nó hướng tới lợi ích cá nhân của họ...
Thị trường sẽ tạo ra sự hài hòa giữa các lợi ích bằng phương cách của nó.
“Bàn tay vô hình” điều khiển mọi hoạt động kinh tế: khi tham gia hoạt động
kinh tế, mỗi người sẽ chạy theo lợi ích của riêng mình nhưng trong quá trình này
một “bàn tay vô hình” đã buộc anh ta phải theo đuổi một mục đích không nằm trong
dự định: anh ta bảo vệ lợi ích xã hội hữu hiệu hơn cả khi anh ta có ý định làm việc
này. Lợi ích cá nhân chính là một lực đẩy trong nền kinh tế.
- “Bàn tay vô hình” là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan, ông
cho rằng chính các quy luật kinh tế khách quan là một “trật tự tự nhiên”. Để có sự
hoạt động của trật tự tự nhiên thì cần phải có những điều kiện nhất định. Đó là sự
tồn tại, phát triển của sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hoá.
- Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Ông cho rằng cần
phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng bàn tay vô hình, nhà nước không nên can
thiệp vào kinh tế, hoạt động kinh tế vốn có cuộc sống riêng của nó.
Theo ông nhiệm vụ chính của nhà nước là công cụ để chống ngoại xâm, bảo vệ
đất nước, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên nhà nước cũng
có chức năng kinh tế, khi nó vượt ra ngoài khả năng của các doanh nghiệp tư nhân
43
như đào sông, đắp đường..., nhưng nhà nước không nên can thiệp sâu vào các hoạt
động kinh tế, thị trường tự nó sẽ giải quyết tất cả.
Tóm lại xã hội muốn giàu thì phải phát triển kinh tế theo tinh thần tự
do. Chủ nghĩa “Laisse-faire” tức là “Mặc kệ nó”.
4.4.3.2 Lý thuyết về giá trị của hàng hoá và tiền tệ
- Lý luận về tiền tệ
Adam Smith đã trình bày lịch sử ra đời của tiền tệ thông qua sự phát triển của
lịch sử trao đổi, từ súc vật làm ngang giá đến kim loại vàng, ông đã nhìn thấy sự
phát triển của các hình thái giá trị. Ông đã chỉ ra bản chất của tiền là hàng hoá đặc
biệt làm chức năng phương tiện lưu thông và đặc biệt coi trọng chức năng này của
tiền tệ, ông là người đầu tiên khuyên nên dùng tiền giấy.
Ông đã có quan điểm đúng về số lượng tiền cần thiết trong lĩnh vực lưu thông
là do giá cả quy định.
Ông cho rằng tiền tệ là hàng hóa, là giá trị của lý luận về tiền tệ của ông.
Nhưng ông không hiểu được bản chất của tiền tệ, và cũng không lý giải được nguồn
gốc đích thực của tiền tệ. Cho nên, ông không biết tiền tệ là một loại hàng hoá đặc
biệt có tác dụng vật ngang giá chung, mà chỉ coi tiền là công cụ kỹ thuật làm cho
việc đổi chác mua bán tiến hành dễ dàng mà thôi. Do nguyên nhân tương tự, ông coi
phương tiện lưu thông là chức năng có tính quyết định của tiền tệ, mà không trình
bày rõ được các chức năng khác của tiền tệ, khiến ông không phân biệt được rõ ràng
tiền đúc và tiền giấy.
- Lý luận về giá trị - lao động
+ Adam Smith đã đưa ra thuật ngữ khoa học là giá trị sử dụng và giá trị trao
đổi, khi phân tích về giá trị trao đổi ông đã tiến hành phân tích qua các bước:
Xét hàng hoá trao đổi với lao động: Ông cho rằng, thước đo thực tế của giá
trị hàng hoá là lao động nên giá trị hàng hoá là do lao động sống mua được. Như
vậy là ông đã đồng nhất giá trị là lao động kết tinh trong hàng hoá với lao động mà
hàng hoá đó đổi được.
Xét trao đổi hàng hoá với hàng hoá: Ông viết: “giá trị trao đổi của chúng
bằng một lượng hàng hoá nào đó”. Như vậy giá trị trao đổi của hàng hoá là quan hệ
44
tỷ lệ về số lượng giữa các hàng hoá.
Xét trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ: Theo ông, khi chấm dứt nền thương
nghiệp vật đổi vật thì giá trị hàng hoá được đo bằng tiền và giá cả hàng hoá là biểu
hiện bằng tiền của giá trị, giá cả hàng hoá có hai loại thước đo đó là lao động và tiền
tệ, trong đó thước đo là lao động là thước đo chính xác nhất của giá trị, còn tiền tệ
chỉ là thước đo trong một thời gian nhất định mà thôi.
+ Adam Smith là người đưa ra quan niệm đúng đắn về giá trị hàng hoá đó là:
giá trị hàng hoá là do lao động hao phí tạo ra, ông còn chỉ rõ giá trị hàng hoá bằng
số lượng lao động đã chi phí bao gồm lao động quá khứ và lao động sống.
Tóm lại trong lý luận giá trị - lao động A.Smith đã có những bước tiến
đáng kể so với chủ nghĩa trọng nông và W.Petty. Cụ thể là:
Ông đã chỉ ra cơ sở của giá trị, thực thể của giá trị chính là do lao động. Lao
động là thước đo giá trị (theo ông: lao động là nguồn gốc của sự giàu có của các
quốc gia, là thực thể giá trị của hàng hoá. Không phải vàng hay bạc mà sức lao động
mới là vốn liếng ban đầu và có khả năng tạo ra mọi của cải cần thiết).
Ông khẳng định mọi thứ lao động sản xuất đều bình đẳng trong việc tạo ra
giá trị hàng hoá (đã khắc phục hạn chế của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa
trọng nông).
Trong khi phân biệt hai phạm trù giá trị sử dụng và giá trị, ông bác bỏ quan
niệm cho rằng giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi. Khi phân tích về giá trị,
ông cho rằng giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi trong mối quan hệ về số lượng
với các hàng hoá khác, còn trong nền sản xuất hàng hoá phát triển nó được biểu hiện
ở tiền.
Lượng giá trị: là do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định, không
phải do lao động chi phí thực tế để sản xuất hàng hoá. Ở đây đã có sự trừu tượng
hoá các dạng lao động cụ thể, các chi phí lao động cá biệt để xem xét giá trị do lao
động tạo ra như một đại lượng xác định mang tính chất xã hội. Đã có sự phân biệt
lao động giản đơn, lao động phức tạp trong việc hình thành lượng giá trị hàng hoá.
Về giá cả: theo A.Smith, giá trị là cơ sở của giá cả và có giá cả tự nhiên và
giá cả thị trường. Giá cả tự nhiên là giá trị thực của hàng hoá do lao động quyết
45
định. Giá cả thị trường (hay giá cả thực tế) thì khác với giá cả tự nhiên, phụ thuộc
vào quan hệ cung cầu và các loại độc quyền khác (ông đã sớm nhận ra nhân tố độc
quyền tư bản).
Lý luận giá trị - lao động của A.Smith còn có hạn chế, đó là:
Quan niệm về lượng giá trị chưa nhất quán: trên cơ sở lý luận giá trị lao động
ông đã có định nghĩa đúng giá trị là lao động hao phí để sản xuất hàng hoá. Nhưng
có lúc ông lại định nghĩa giá trị là do lao động mà người ta có thể mua được bằng
hàng hoá này quyết định (gồm v+m), tức là không thấy vai trò của lao động quá
khứ. Vì vậy dẫn đến sự bế tắc khi phân tích tái sản xuất.
Một quan điểm sai lầm của Adam Simith khi ông cho rằng: “tiền công, lợi
nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của thu nhập cũng như của mọi giá trị trao
đổi, là ba bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá”. Do đó giá trị do lao động tạo ra chỉ
đúng trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn còn trong kinh tế tư bản chủ nghĩa thì nó
do các nguồn thu nhập tạo thành là tiền công, lợi nhuận và địa tô. Điều này biểu
hiện sự xa rời học thuyết giá trị - lao động.
Ông cũng đã phân biệt được giá cả tự nhiên và giá trị thị trường, nhưng ông
lại chưa chỉ ra được giá cả sản xuất bao gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận bình
quân.
4.4.3.3 Lý thuyết về phân công lao động và lợi thế so sánh tuyệt đối
- Lý luận về phân công lao động
+ Adam Smith cho rằng phân công lao động là sự tiến bộ hết sức vĩ đại trong
sự phát triển sức sản xuất lao động. Phân công lao động có nhiều ưu điểm: bảo đảm
kỹ thuật phát triển; tiết kiệm thời gian chuyển từ việc này sang việc khác; sử dụng
máy móc dễ dàng nên sẽ làm tăng thêm hiệu suất lao động, tăng năng suất lao động..
Ông cũng vạch ra mặt trái của phân công lao động như: làm cho công nhân phát
triển phiếm diện, mắc bệnh nghề nghiệp
+ Ông khẳng định nguyên nhân dẫn đến phân công lao động là trao đổi, nên
mức độ phân công phụ thuộc vào quy mô thị trường, điều kiện để thực hiện phân
công là mật độ dân số cao và sự phát triển của giao thông liên lạc.
Hạn chế của Adam Smith là ông giải thích sai lệch nguyên nhân của phân
46
công; chưa phân biệt được phân công của công trường thủ công với phân công xã
hội; chưa chú ý đến mặt xã hội của phân công.
- Lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối
A. Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động
ngoại thương. Trong mô hình kinh tế cổ điển, chúng ta đã biết các nhà kinh tế cổ
điển cho đất đai là giới hạn của tăng trưởng. Khi nhu cầu lương thực tăng lên, phải
tiếp tục sản xuất trên những đất đai cằn cỗi, không đảm bảo được lợi nhuận cho các
nhà tư bản thì họ sẽ không sản xuất nữa. Các nhà kinh tế cổ điển gọi đây là bức
tranh đen tối của tăng trưởng. Trong điều kiện đó A. Smith cho rằng có thể giải
quyết bằng cách nhập khẩu lương thực từ nước ngoài với giá rẻ hơn. Việc nhập khẩu
này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước. Lợi ích này được gọi là lợi thế tuyệt đối của
hoạt động ngoại thương.
Thương mại giữa hai quốc gia được dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối. Khi một
quốc gia sản xuất một hàng hóa có hiệu quả hơn so với quốc gia khác nhưng kém
hiệu quả hơn trong sản xuất hàng hóa thứ hai, hai quốc gia có thể thu được lợi ích
bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có lợi thế
tuyệt đối, nhập khẩu hàng hóa không có lợi thế. Thông qua quá trình này, các nguồn
lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất và sản lượng của cả hai hàng hóa đều tăng.
Sự tăng lên về sản lượng của hai hàng hóa này do lượng thặng dư từ chuyên môn
hóa trong sản xuất được phân bố lại giữa hai quốc gia thông qua thương mại.
Theo khía cạnh này, một quốc gia cũng tương tự như một cá nhân, không nên
cố gắng sản xuất tất cả hàng hóa cho mình, mà nên tập trung sản xuất hàng hóa
mình có sở trường nhất, đem trao đổi một phần sản phẩm đó lấy sản phẩm khác cần
dùng, theo cách này tổng sản lượng của các cá nhân cộng lại sẽ tăng, phúc lợi của
mỗi các nhân cũng tăng.
Quan điểm
• Đề cao vai trò của các cá nhân và doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại
tự do, không có sự can thiệp của chính phủ.
• Thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa
• Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần rất nhỏ trong mậu dịch
47
thế giới hiện nay.
Minh họa
• Hoa Kỳ có lợi thế tuyệt đối so với Anh về sản xuất lúa mì.
• Anh có lợi thế tuyệt đối so với Hoa Kỳ về sản xuất vải.
Trong thực tế hiện tượng này không nhiều, bởi vậy lý thuyết này của Adam
Smith có những điểm hạn chế, về sau chính Ricardo là người phát triển lý thuyết về
lợi thế tuyệt đối, xây dựng lý thuyết về lợi thế so sánh.
4.4.3.4 Lý thuyết về phân phối
A. Smith đã thực hiện một bước tiến so với phái Trọng Nông khi phân chia các
giai cấp trong xã hội tư sản nhằm phân tích các thu nhập của các giai cấp. Ông phân
chia thành 3 giai cấp cơ bản gắn với quyền sở hữu tư liệu sản xuất và thu nhập:
1. Giai cấp công nhân : Thu nhập là tiền lương.
2. Giai cấp các nhà tư bản (bao gồm tư bản công nghiệp, nông nghiệp và
thương nghiệp) : Thu nhập là lợi nhuận.
3. Giai cấp chủ đất : Thu nhập là địa tô.
Ông cũng là người đầu tiên phân biệt sự khác nhau giữa các tầng lớp trong xã
hội và khẳng định những giai cấp cơ bản gắn với sản xuất vật chất nhận được cái gọi
là thu nhập ban đầu và các tầng lớp còn lại nhận thu nhập do phân phối lại gọi là thu
nhập thứ 2. Lý luận phân phối cùa A. Smith chủ yếu đề cập đến thu nhập lần đầu
của các giai cấp cơ bản.
- Về tiền lương
Tiền lương là thu nhập của công nhân, gắn với lao động của họ. Nó là sự bồi
hoàn nhờ công lao động. Như vậy, tiền lương là thu nhập có lao động, nó gắn liền
với lao động. Theo ông, trong sản xuất hàng hóa giản đơn cũng có tiền lương, nó
bằng toàn bộ sản phẩm của lao động. Còn trong chủ nghĩa tư bản, tiền lương cần
phải đủ để đảm bảo cho công nhân mua phương tiện sống, tồn tại và phải cao hơn
mức đó.
Ông ủng hộ việc trả tiền lương cao. Ông cho rằng: tiền lương không thể thấp
48
hơn chi phí tối thiểu cho cuộc sống của người công nhân. Nếu quá thấp họ sẽ không
làm việc và bỏ ra nước ngoài. Tiền lương cao sẽ kích thích tiến bộ kỹ thuật bởi vì nó
làm tăng năng suất lao động. Điều kiện kinh tế xã hội, truyền thống văn hóa, thói
quen tiêu dùng; quan hệ cung cầu trên thị trường lao động; tương quan lực lượng
giữa nhà tư bản và công nhân trong cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương là
các nhân tố tác động đến tiền lương.
Ông cũng đã phân biệt sự khác nhau giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh
nghĩa.
Tuy nhiên, A.dam Smith không hiểu được bản chất của tiền lương. Ông chỉ
thấy được sự khác nhau về số lượng giữa tiền lương trong sản xuất hàng hóa giản
đơn và trong chủ nghĩa tư bản. Ông quan niệm tiền lương là giá cả của lao động, bởi
vì ông không hiểu phạm trù sức lao động. Đây là một hạn chế lớn của ông.
- Về lợi nhuận
Lý luận lợi nhuận của ông đầy mâu thuẫn:
Theo ông, người công nhân tạo ra giá trị vật chất chia làm 2 phần: tiền lương
của anh ta và lợi nhuận của nhà tư bản. Có nghĩa, ông thấy được bản chất của sự bóc
lột. Mặt khác, ông phủ nhận bản chất bóc lột của lợi nhuận khi quan niệm lợi nhuận
được sinh ra bởi toàn bộ tư bản ứng trước. Ông còn cho lợi nhuận là khoản bồi hoàn
cho việc mạo hiểm của nhà tư bản. Ông khẳng định: mục đích của sản xuất tư bản
chủ nghĩa là lợi nhuận và nó phù hợp với lợi ích xã hội.
Adam Smith có công khi tìm ra xu hướng bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận
trong các ngành khác nhau trên cơ sở của tự do cạnh tranh và mối quan hệ giữa tỷ
suất lợi nhuận và khối lượng tư bản đầu tư. Tư bản đầu tư càng nhiều thì tỷ suất lợi
nhuận càng giảm. Như vậy, chủ nghĩa tư bản càng phát triển, tư bản càng được đầu
tư thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm. Đây là xu hướng có tính quy luật trong chủ nghĩa
tư bản, nhưng cách lý giải nguyên nhân của A. Smith chưa thỏa đáng. Theo K.
Marx, do cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu hướng tăng lên nên tỷ suất lợi nhuận mới
có xu hướng giảm xuống.
- Về địa tô
Lý luận địa tô của A. Smith cũng có nhiều mâu thuẫn như lý luận về lợi nhuận
49
và còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Trọng nông.
Địa tô là 1 phần của sản phẩm lao động, giống như lợi nhuận. Theo ông, địa tô
là khoản khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm của lao động và lợi nhuận là khoản khấu
trừ thứ 2. Như vậy, ông đã thấy được bản chất bóc lột của địa tô.
Nhưng khi giải thích vì sao có địa tô thì ông cho rằng trong nông nghiệp có địa
tô vì nông nghiệp có năng suất cao hơn trong các ngành khác. Thu nhập trong công
nghiệp được chia thành tiền lương và lợi nhuận còn trong nông nghiệp thì bao gồm
tiền lương, lợi nhuận và địa tô. A. Smith cho rằng sản phẩm nông nghiệp được bán
ra không theo giá cả thị trường mà theo giá cả lũng đoạn do cầu lớn hơn cung.
Đồng thời, ông lại cho rằng địa tô là kết quả tác động của tự nhiên, là khoản trả
cho sự phục vụ đất. Với quan niệm này, bản chất của địa tô là không bóc lột. Điều
này cho thấy ông muốn nói về địa tô chênh lệch I mặc dù chưa phân tích một cách
chi tiết về nó.
Adam Smith đã sai lầm khi phủ định địa tô tuyệt đối, tức địa tô mà người kinh
doanh trên bất cứ loại ruộng đất nào cũng phải trả cho chủ đất. Theo ông, kinh
doanh trên ruộng đất mà phải nộp địa tô là trái với quy luật giá trị. Do Smith chưa
thấy được sự khác nhau giữa giá trị và giá cả sản xuất nên dẫn đến sai lầm này.
=> Lý luận phân phối của Adam Smith có nhiều tiến bộ, tuy còn những mâu
thuẫn nhất định do đặc điểm phương pháp luận của mình.
4.4.3.5 Lý thuyết về tư bản và tái sản xuất của tư bản
- Lý luận về tư bản
+ Adam Simith quan niệm: tư bản là những tài sản đem lại thu nhập. Không
phải như chủ nghĩa trọng nông coi mọi của cải là tư bản. Adam Smith cho rằng vật
phẩm tiêu dùng không thể coi là tư bản và cũng không phải mọi tư liệu sản xuất đều
là tư bản, chỉ có tư liệu sản xuất do lao động tạo ra mới là tư bản, chỉ có bộ phận tài
sản mang lại thu nhập mới là tư bản.
Ông đã phân biệt được tư bản cố định và tư bản lưu động:
Tư bản lưu động: là tư bản không đem lại thu nhập nếu nó vẫn ở trong tay
người chủ sở hữu và giữ nguyên hình thái, như: tiền, lương thực dự trữ, nguyên
nhiên vật liệu, thành và bán thành phẩm.
50
Tư bản cố định: là tư bản đem lại lợi nhuận mà không chuyển quyền sở hữu,
như: máy móc, công cụ lao động, các công trình xây dựng đem lại thu nhập, những
năng lực có ích của dân cư.
+ Về tích luỹ tư bản: Ông khẳng định chỉ có lao động mới là nguồn gốc của
tích luỹ tư bản: “tích luỹ tư bản tăng là do kết quả của sự tiết ước và chúng giảm đi
là do hoang phí và không tính toán cẩn thận”.
Theo Marx, Adam Smith có một bước tiến nhưng cũng có bước lùi so với chủ
nghĩa trọng nông. Bước tiến của ông là xem xét tư bản trong một hình thức của tư
bản sản xuất, trong mọi ngành đều có tư bản lưu động và tư bản cố định. Còn bước
lùi của ông là ở chỗ chủ nghĩa trọng nông đã nêu ra khoản ứng trước đầu tiên và
khoản ứng trước hàng năm còn Adam Smith chưa phân biệt được ranh giới giữa
phạm vi sản xuất và lưu thông. Do đó, ông không phân biệt giữa tư bản lưu thông và
tư bản lưu động. Ông không xếp sức lao động vào tư bản lưu động. Phương pháp
phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động chưa đúng đắn và không nhất quán, ông
gọi 2 phạm trù này là cách đầu tư mang lại lợi nhuận, khi thì dựa vào đặc tính của
vật thể (đứng im hay di động) để phân biệt.
- Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội
Lý luận về tái sản xuất của Adam Smith được xây dựng trên quan điểm của giá
trị hàng hoá bao gồm: tiền lương, lợi nhuận, địa tô. Trong quá trình phân tích, ông
đã trình bày các khái niệm: tổng thu nhập, thu nhập thuần tuý, nhưng ông không lấy
tổng thu nhập làm điểm xuất phát mà lấy thu nhập thuần tuý làm điểm xuất phát và
toàn bộ lý luận tái sản xuất chỉ xoay quanh thu nhập thuần tuý.
Mặt khác, ông phân chia tư bản xã hội làm hai bộ phận: tư liệu sản xuất và tư
liệu tiêu dùng, nhưng sự phân chia này chưa rành mạch, ông đã đồng nhất tư bản với
của cải xã hội, chứ không phải tư bản là bộ phận dự trữ.
Tóm lại:
A.Smith đã hiểu một số vấn đề của lý luận tái sản xuất xã hội gần giống với lý
luận về tái sản xuất xã hội mà Marx xây dựng sau này. Ông đã có gợi ý thiên tài là:
phân chia nền sản xuất xã hội thành hai khu vực (sản xuất tư liệu sản xuất và sản
xuất tư liệu tiêu dùng), phân biệt tích luỹ và cất trữ trong tái sản xuất mở rộng.
51
Hạn chế lớn nhất của A.Smith là ở chỗ: Cho rằng sản phẩm xã hội chỉ thể hiện
ở hai phần là tiền công (v) và giá trị thặng dư (m), loại bỏ phần giá trị tư bản bất
biến (c), đồng nhất thu nhập quốc dân và toàn bộ tổn sản phẩm xã hội. Theo ông giá
trị tổng sản phẩm gồm: tiền công, lợi nhuận và địa tô. Từ đó dẫn đến sai lầm tiếp
theo: cho rằng tích luỹ chỉ là biến giá trị thặng dư thành tư bản khả biến phụ thêm
mà không có tư bản bất biến phụ thêm. Tức là bỏ qua giá trị tư bản bất biến trong
phân tích tái sản xuất và không tính đến tư bản bất biến phụ thêm trong phân tích tái
sản xuất mở rộng.
Marx đặt tên cho sai lầm này là “Tín điều của A.Smith” (từ sai lầm này và đi
chứng minh cho các sai lầm đã dẫn A.Smith đến chỗ bế tắc).
Adam Smith đã đưa khoa học kinh tế chính trị thành một hệ thống. Lý luận
kinh tế của ông vừa chứa đựng nhân tố khoa học, vừa chứa đựng những nhân tố tầm
thường. Trong tất cả các vấn đề, Adam Smith đều có mâu thuẫn. Điều đó là do
nhiệm vụ của Adam Smith có 2 mặt: một mặt cố gắng xâm nhập vào cái sinh lý nội
tại bên trong của xã hội tư bản, một mặt cố gắng nắm bắt những hình thái sinh động
biểu hiện qua bề ngoài của xã hội này.
4.5 Học thuyết kinh tế của D. Ricardo
4.5.1 Tiểu sử và phương pháp luận nghiên cứu
David Ricardo (1772 - 1823) xuất thân từ gia đình tư sản, năm 12 tuổi vào
trường trung học thương nghiệp hai năm. Ông có địa vị quan trọng trong sở Giao
dịch châu Âu, là một trong những người giàu có nhất nước Anh lúc bấy giờ. Rất
ham mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt là môn kinh tế chính trị. Từ năm 1809 đến
năm 1816 cho in nhiều tác phẩm và tới 1817 nổi tiếng với tác phẩm "Những nguyên
lý của kinh tế chính trị và thuế khóa".
Thế giới quan, phương pháp luận: Thế giới quan có tính chất duy vật, máy
móc, xa rời quan điểm lịch sử, nhưng dựa trên quan điểm sản xuất của chủ nghĩa tự
do tư sản. Phương pháp của ông có tính chất siêu hình, nhưng ông lại sử dụng khá
rộng rãi phương pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích các hiện tượng kinh tế,
quá trình kinh tế cho nên trong sự phân tích bản thân nền kinh tế tư bản chủ nghĩa,
52
David Ricardo đã chiếm địa vị quan trọng. Trong phương pháp cũng song song tồn
tại cả phương pháp khoa học và phương pháp tầm thường.
4.5.2 Nội dung học thuyết kinh tế của D. Ricardo
4.5.2.1 Lý thuyết về giá trị-lao động
Lý luận về giá trị là lý luận chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quan điểm
kinh tế của Ricardo, là cơ sở của học thuyết của ông và được xây dựng trên cơ sở kế
thừa, phê phán, phát triển lý luận giá trị của A.Smith.
- Ông định nghĩa giá trị hàng hoá, hay số lượng của một hàng hoá nào khác mà
hàng hoá khác trao đổi, là số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng
hoá đó quyết định. Ông phê phán sự không nhất quán trong khi định nghĩa về giá trị
của A.Smith.
- Ông cũng đã có sự phân biệt rõ ràng dứt khoát hơn giữa giá trị sử dụng và giá
trị trao đổi, ông nhấn mạnh “tính hữu ích không phải là thước đo giá trị trao đổi,
mặc dầu nó rất cần thiết cho giá trị này”. Từ đó ông phê phán sự đồng nhất hai khái
niệm tăng của cải và tăng giá trị.
- Theo ông lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải chỉ có lao
động trực tiếp, mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra các công cụ,
dụng cụ, nhà xưởng dùng vào việc sản xuất ấy.
- Về thước đo giá trị, ông cho rằng cả vàng hay bất cứ một hàng hoá nào không
bao giờ là một thước đo giá trị hoàn thiện cho tất cả mọi vật. Mọi sự thay đổi trong
giá cả hàng hoá là hậu quả của những thay đổi trong giá trị của chúng.
- Về giá cả ông khẳng định: giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của nó, những
biểu hiện bằng tiền, còn giá trị được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra
hàng hoá, ông cũng đã tiếp cận với giá cả sản xuất thông qua việc giải thích về giá
cả tự nhiên.
Ông cho rằng, hàng hoá sở dĩ có giá trị là do 2 nguyên nhân: tính khan hiếm và
lượng lao động cần thiết để sản xuất ra chúng.
- Ricardo cũng đã đề cập đến lao động phức tạp và lao động giản đơn nhưng
ông chưa lý giải việc quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn.
53
- Ông cũng là người đầu tiên mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị, bao gồm 3 bộ
phận: c, v, m, tuy nhiên ông chưa phân biệt được sự chuyển dịch của c vào sản
phẩm như thế nào, và không tính đến yếu tố c2. D.Ricardo bác bỏ quan điểm cho
rằng tiền lương ảnh hưởng đến giá trị hàng hoá.
Tuy nhiên trong lý luận giá trị của D.Ricardo cũng còn những hạn chế, đó
là:
- Chưa phân biệt giá trị và giá cả sản xuất mặc dù đã nhìn thấy xu hướng bình
quân hoá tỷ suất lợi nhuận.
- Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật (theo Marx phạm
trù này chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá).
- Chưa phát hiện ra tính chất hai mặt của sản xuất hàng hoá.
- Chưa làm rõ tính chất lao động xã hội quy định giá trị như thế nào, thậm chí
cho rằng lao động xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định.
- Chưa phân tích được mặt chất của giá trị và các hình thái giá trị.
4.5.2.2 Lý thuyết về tiền tệ
Vấn đề lưu thông tiền tệ và ngân hàng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng
trong học thuyết của D.Ricardo. Tư tưởng chính của ông là:
- Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần dựa trên một sự lưu thông tiền tệ
vững chắc.
- Lưu thông tiền tệ chỉ vững chắc khi hệ thống tiền tệ dựa vào vàng làm cơ sở.
- Vàng trong lưu thông có thể được thay thế một phần hoặc toàn bộ là tiền giấy
nhưng với điều kiện nghiêm ngặt là tiền giấy này phải được vàng đảm bảo. Ricardo
vẫn coi vàng là cơ sở của tiền tệ, nhưng theo ông muốn việc trao đổi thuận lợi thì
ngân hàng phải phát hành tiền giấy. Ông cho rằng giá trị của tiền là do giá trị của vật
liệu làm ra tiền quyết định. Nó bằng số lượng lao động hao phí để khai thác vàng
bạc quyết định. Tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị của tiền tệ, được so sánh tưởng tượng
với một lượng vàng nào đó, do nhà nước và ngân hàng quy định.
- Ông phát triển lý luận của W. Petty về tính quy luật của số lượng tiền trong
lưu thông. Ông đối chiếu giá trị của khối lượng hàng hoá với giá trị của tiền tệ và
cho rằng tác động qua lại giữa số lượng hàng hoá với lượng tiền trong lưu thông
54
diễn ra trong những khuôn khổ nhất định. Ông kết luận “với giá trị nhất định của
tiền, số lượng tiền trong lưu thông phụ thuộc vào giá cả hàng hoá”
Như vậy ông quy giá trị của tiền bằng số lượng của chúng- điều này mâu thuẫn
với giá trị lao động. Giá trị của tiền tệ được quyết định bởi số lượng tiền tệ. Nguyên
nhân là ông chưa hiểu được bản chất và chức năng của tiền tệ, chỉ coi tiền tệ là
phương tiện lưu thông. Lẫn lộn giữa tiền vàng và tiền giấy. Chưa phát hiện được
bản chất của tiền là vật ngang giá chung.
4.5.2.3 Lý thuyết về lợi thế so sánh tương đối
Trên cơ sở phát triển lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Ông đã xây dựng lý
thuyết về lợi thế so sánh, còn gọi là lý thuyết về chi phí so sánh. Năm 1817,
Ricardo đã cho ra đời tác phẩm Nguyên lý của Kinh tế chính trị và thuế
khoá, trong đó ông đã đề cập tới lợi thế so sánh (Comparative advantage). Khái
niệm này chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản
xuất các sản phẩm khác. Lý thuyết của Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết,
nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên đơn giản và trực tiếp hơn.
- Các giả thiết của Ricardo
Mọi nước có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác
định.
Các yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi 1 quốc gia
Các yếu tố sản xuất không được dịch chuyển ra bên ngoài
Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao động
Công nghệ của hai quốc gia như nhau
Chi phí sản xuất là cố định
Sử dụng hết lao động (lao động được thuê mướn toàn bộ)
Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo
Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế
Chi phí vận chuyển bằng không
Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá
55
- Quy luật lợi thế so sánh
Quy luật lợi thế so sánh mà Ricardo rút ra là: mỗi quốc gia nên chuyên môn
hoá vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập
khẩu sản phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh.
Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ “đường hai chiều” có lợi cho mọi nước
tham gia, vì bất kỳ nước nào cũng có lợi thế tương đối, tức là lợi thế có được trên cơ
sở so sánh với các nước khác.
Các lợi thế tương đối được xem xét dưới ánh sáng của lý luận giá trị lao động,
có nghĩa là chỉ thông qua trao đổi quốc tế mới xác định được mối tương quan giữa
mức chi phí lao động cá biệt của từng quốc gia so với mức chi phí lao động trung
bình quốc tế, trên cơ sở đó mà lựa chon phương án tham gia vào quá trình phân
công chuyên môn hoá quốc tế cho có lợi nhất.
Mục đích cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là tiết kiệm chi phí lao động
xã hội - tức là tăng năng suất lao động xã hội. Bởi vậy mỗi quốc gia chỉ nên tập
trung sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có hiệu quả cao, hoặc mức độ bất lợi
thấp hơn và nhập khẩu những hàng hoá có bất lợi cao hơn thì khi so sánh mức độ
hao phí lao động trung bình ở trình độ quốc tế theo từng sản phẩm sẽ có lợi - tiết
kiệm được chi phí sản xuất, mặt khác lỗ trong xuất khẩu sẽ được bù lại nhờ lãi trong
nhập khẩu.
Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém
lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và
vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi
nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so
sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất
và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm
trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy
lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân
công lao động quốc tế.
4.5.2.4 Lý thuyết về phân phối
Lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô
56
- Về tiền lương: Ông coi tiền lương là giá cả tự nhiên của hàng hoá lao động,
là giá cả các tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta.
Ông giải quyết việc xác định tiền lương theo quy luật giá trị nhưng ông theo
quan điểm của Adam Smith cho rằng tiền công là giá cả của lao động, nên ông thấy
việc xác định giá cả của lao động bằng lao động là phi lý. Do đó, ông không bàn
đến giá lao động mà nói đến giá trị của tiền công, đến những giá trị tư liệu sinh hoạt
cần thiết cho công nhân. Như vậy ông vẫn còn lẫn lộn giữa hai khái niệm lao động
và sức lao động, mặc dù vậy ông vẫn xác định đúng tiền công của công nhân.
Ông cho rằng mức tiền lương vào yếu tố lịch sử văn hoá. Ông chịu ảnh hưởng
của quy luật nhân khẩu theo Thomas Robert Malthus nên theo ông tiền lương cao sẽ
làm cho nhân khẩu tăng nhanh, đẫn đến thừa lao động, lại làm cho tiền lương hạ
xuống, đời sống công nhân xấu đi, là kết quả của việc tăng dân số.
Công lao to lớn của Ricardo là phân tích tiền lương thực tế và đặc biệt là đã
xác định được tiền lương như là một phạm trù kinh tế. Ông xét tiền lương trong mối
quan hệ giai cấp, mối quan hệ về lợi ích. Ông nhấn mạnh rằng lượng hàng hoá
người công nhân mua được bằng tiền công, chưa quyết định địa vị xã hội của người
đó, sự quyết định tình cảm của công nhân phụ thuộc vào mối tương quan giữa tiền
công và lợi nhuận
- Về lợi nhuận: Ricardo xác nhận giá trị mới do công nhân sáng tạo ra bao
gồm tiền lương và lợi nhuận. Ông đã phát hiện ra quy luật vận động của tư bản là:
Nếu năng suất lao động tăng thì tiền lương sẽ giảm tương đối còn lợi nhuận của tư
bản sẽ tăng tuyệt đối. Tuy nhiên ông chưa biết đến phạm trù giá trị thặng dư nhưng
ông luôn cho rằng giá trị mà người công nhân tạo ra luôn lớn hơn tiền công mà họ
nhận được. Ông coi lợi nhuận là lao động không được trả công của công nhân =>
Marx đánh giá ông đi xa hơn nhiều so với Adam Smith.
Ông đã có nhận xét tiến gần đến lợi nhuận bình quân (những tư bản có đại
dương bằng nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau) nhưng không chứng minh được.
Ông cho rằng nếu hạ thấp tiền công thì lợi nhuận tăng lên còn giá trị hàng hoá
không đổi. Ông đã thấy xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận tuy nhiên chưa
giải thích được cạn kẽ.
57
- Về địa tô: Ông là người đầu tiên dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động để
giải thích địa tô. Ông cho rằng do ruộng đất có giới hạn, độ màu mỡ của đất đai
giảm sút, năng suất đầu tư bất tương xứng, dân số lại tăng nhanh, dẫn đến nạn khan
hiếm nông sản, cho nên xã hội phải canh tác tất cả ruộng đất xấu và giá trị nông
phẩm là do hao phí trên ruộng đất xấu quyết định. Nếu kinh doanh trên ruộng đất
xấu và trung bình sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch, phần này phải nộp cho địa chủ
dưới hình thức địa tô.
Ông phê phán tính chất ăn bám của địa chủ khi không tham gia vào sản xuất
nhưng lại thu địa tô nhân danh quyền sở hữu đất.
Ông cũng đã phân biệt được địa tô và tiền tô: Địa tô là việc trả công cho những
khả năng thuần tuý tự nhiên, còn tiền tô bao gồm cả địa tô và lợi nhuận do tư bản
đầu tư vào ruộng đất.
Hạn chế của Ricardo là ông đã gắn lý luận địa tô với quy luật ruộng đất sinh lợi
ngày càng giảm đã từng bị phê phán trong kinh tế học (Turgot, Malthus). Ông chưa
đề cập đến địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối vì ông không biết đến
cấu tạo hữu cơ C/V, không thấy quy luật cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp thường
lớn hơn trong nông nghiệp và vì thế, nếu thừa nhận địa tô tuyệt đối là phủ nhận quy
luật giá trị.
4.5.2.5 Lý thuyết về tư bản và tái sản xuất của tư bản
- Lý thuyết về tư bản
D.Ricardo coi tư bản là những vật nhất định (tư liệu sản xuất, vật
phẩm tiêu dùng) chứ không phải là quan hệ xã hội. Ông viết: tư bản là bộ phận của
cải trong nước, tham gia sản xuất thức ăn, đồ mặc, nhà xưởng, máy móc..=> Marx
cho rằng ông xem xét khái niệm tư bản hết sức phi lịch sử.
Ông đã phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động, trong đó:
+ Tư bản cố định: là bộ phận tư bản ứng trước để mua công cụ lao động,
phương tiện lao động, bộ phận này có sự hao mòn dần khi chuyển giá trị vào sản
phẩm và không làm tăng giá trị hàng hoá (đây là một quan điểm đúng đắn theo
Marx đánh giá).
+ Tư bản lưu động: Là bộ phận tư bản ứng ra để thuê công nhân.
58
Tuy nhiên, trong tư bản lưu động ông chỉ tính đến yếu tố tiền lương, sự phân
tích của ông cũng chưa đạt tới khái niệm tư bản bất biến và tư bản khả biến.
- Lý thuyết tái sản xuất
Theo D.Ricardo, vấn đề sống còn của chủ nghĩa tư bản là tích luỹ tư bản, mở
rộng sản xuất vượt quá tiêu dùng sẽ tạo ra thị trường, vì thế trong chủ nghĩa tư bản
không có khủng hoảng thừa.
D.Ricardo coi tiêu dùng quyết định bởi sản xuất, muốn mở rộng sản xuất thì
phải tích luỹ, phải làm cho sản xuất vượt quá tiêu dùng. Khi sản xuất phát triển sẽ
tạo ra thị trường. Tuy nhiên ông không thấy được mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu
dùng. Ông phủ nhận khủng hoảng sản xuất thừa trong chủ nghĩa tư bản. Vì theo ông
lượng cầu thường là lượng cầu có khả năng thanh toán. Lượng cầu đó được củng cố
thêm lượng cung hàng hoá và và sản phẩm thì bao giờ cũng được mua bằng sản
phẩm hay sự phục vụ, tiền chỉ dùng làm thước đo khi thực hiện sự trao đổi đó.
Ông mất 1823, chưa chứng kiến cuộc khủng hoảng đầu tiên của CNTB vào
năm 1925 nên lịch sử tha thứ cho sai lầm trên của ông.
D.Ricardo là đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị tư sản cổ điển, là người kế
tục xuất sắc của A.Smith. Ông đã vạch ra những mâu thuẫn trong học thuyết của
A.Smith và vượt qua được giới hạn mà A.Smith phải dừng lại, phân tích sâu sắc hơn
các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Theo Marx: A.Smith là nhà kinh tế của
thời kỳ công trường thủ công còn D.Ricardo là nhà kinh tế của thời đại cách mạng
công nghiệp. Học thuyết của D.Ricardo được đánh giá là đỉnh cao nhất của kinh tế
chính trị tư sản cổ điển.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Phân tích những thành tựu và hạn chế trong lý luận của Adam Smith.
Câu 2: Lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith và ý nghĩa của nó đối với
thực tế hiện nay.
Câu 3: Phân tích lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của David Ricardo và liên
hệ với thực tế Việt Nam hiện nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_lich_su_cac_hoc_thuyet_kinh_te_phan_1.pdf