Giáo trình Luật Đất Đai

CHƯƠNG I:KHÁI NIỆM LUẬT ĐẤT ĐAI 1 Chế độ Sở hữu toàn dân đối với đất đai và nhiệm vụ của Luật Đất đai 2. Các nguyên tác của Luật Đất đai 3. Nguồn của Luật Đất đai CHƯởNG II QUAN PHÁP LUẬT ĐẤT DAI 1 Khái niệm 2. Chủ thể CHƯƠNG III:QUẢN LÝ THÔNG TIN, DỮ LIỆU VÀ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI 1 Quản lý địa giới hành chỉnh 2. Hoạt động khảo sát, đo đạc đất đai 3. Quản lý hồ sơ đia chính và đăng ký QSDĐ 4. Thống kê, kiểm kê đất đai 5. Hoạt động đánh giả đất và quản lý tài chính về đất đai CHƯƠNG IV:ĐIỀU PHỐI ĐẤT ĐAI 1 Khái niệm 2. Nội dung điều phối đất đai CHƯƠNG IV:QUYỂN CỦA NGười Sư DỤNG ĐẤT 1 Quyền chung 2. Quyền giao dịch quyền sử dụng đất 3. Quyền được bãi thường khi Nhà nước thu hồi đất (xem bài 4) . 4. Quyền được giao khoán đất của các nông - lâm trường quốc doanh CHƯƠNG VI:NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT 1 Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất 2. Nghĩa vụ tải chinh của người sử dụng đất CHƯƠG VII:THANH TRA ĐẤT ĐAI; XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI; GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI; GIẢI QUYẾT KHIÊU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI 1 Thanh tra đất đai 2. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai (Điều 140 - 144 LĐĐ 2003) 3. Giải quyết tranh chấp về đất đai 4. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính về đất đai 5. Giải quyết tố cáo về đất đai (Điều 1 39 LĐĐ 2003)

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Luật Đất Đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gồm: 1) Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo quy định của pháp luật; 2) Hộ gia đình, cá nhân trả lại đất được giao cho Nhà nước hoặc Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật; 3) Chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp ly hôn, thừa kế theo quy định của pháp luật; 4) Chuyển quyền sử dụng đất giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ cha nuôi, mẹ nuôi với con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu nội, cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau; 5) Hộ gia đình, cá nhân hiến quyền sử dụng đất cho Nhà nước hoặc cho các tổ chức để xây dựng cơ sở văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao; cơ sở từ thiện không nhằm mục đích kinh doanh theo các dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy chỉ những người sử dụng đất có hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất. chuyển đổi quyền sử dụng đất mà có giá trị chênh lệch thì mới thực hiện nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền. Tuy nhiên, trương hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất được miễn thuế chuyển quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật SĐBS một số điều Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất. Về nguyên tắc, người chuyển quyền sử dụng đất phải nộp thuế chuyến quyền sử dụng đất và nộp một lần theo thông báo của cơ quan thuế Trong trường hợp người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất thay cho người chuyển quyền thì cũng được chấp nhận. - Thuế thu nhập doanh nghiệp do chuyển quyển sử dụng đất: Theo quy định tại Điều 12 NĐ 24/2007/NĐ-CP thì đối tượng nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. Theo quy định thì thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất dưới đây phải chịu thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất: 1 Các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất: a) Chuyển quyền sử dụng đất chưa có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất; b) Chuyển quyền sử dụng đất cùng với kết cấu hạ tầng trên đất; c) Chuyển quyền sử dụng đất cùng với công trình kiến trúc trên đất; d) Chuyển quyền sử dụng đất cùng với kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất. 2. Các trường hợp chuyển quyền thuê đất. a) Chuyển quyền thuê đất chưa có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất; b) Chuyển quyền thuê đất cùng với kết cấu hạ tầng trên đất; c) Chuyển quyền thuê đất cửng với công trình bến trúc trên đất, d) Chuyển quyền thuê đất cùng với kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất (Điều 10 NĐ 24). Theo quy định tại Điều 11Nghị định 24/2007/NĐ-CP – thì những trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất sau đây không thuộc diện chịu thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyên quyền thuê đất: 1 . Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với cơ sở kinh doanh. 2. Tổ chúc sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ trả lại đất cho Nhà nước hoặc do Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật 3. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bản nhà xưở ng cùng với chuyển quyền sử dụng đất hoặc chuyển quyền thuê đất để di chuyển địa điểm theo quy hoạch. . 4. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.theo quy định của pháp luật 5 . Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chuyển quyền sử dụng đất, chuyên quyền thuê đất do chia, tách, sáp nhập, phá sản. . 6. Chủ doanh nghiệp tư nhân chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp thừa kế, ly hôn theo quy định của pháp luật; chuyển quyền sử dụng đất giữa vợ với chồng; cha mẹ với con cái; ông bà với cháu nội, cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau. 7. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hiến quyền sử dụng đất, quyền thuê đất cho Nhà nước hoặc cho các tô chức để xây dựng các công trình văn hoá, y tế, thể dục, thể thao; chuyển quyền sử dụng đất .làm từ thiện cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội. c Căn cứ tính thuế - Thuế chuyển quyển sử dụng đất: Căn cứ tính thuế chuyển quyền sử dụng đất là diện tích đất, giá đất tính thuế và thuế suất Trong đó, + Giá đất tính thuế chuyển quyền sử dụng đất là giá do uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định trong khung giá của Chính phủ phù hợp thực tế ở địa phương. + Thuế suất tính thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối là 2%; đối với đất ở đất xây dựng công trình và các loại đất khác là 4%. - Thuế thu nhập doanh nghiệp do chuyển quyển sử dụng đất: + Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp do chuyển quyền sử dụng đất bao gồm: thu nhập chịu thuế và thuế suất. Thu nhập chịu thuế từ chuyên quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được xác định bằng doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ chi phí hợp lý liên quan đến hoạt động chuyển quyền sử dụng đất chuyển quyền thuê đất. Trong đó. Doanh thu để tính thu nhập chiu thuế được xác định theo giá thực tế thực tế chuyển nhượng giữa tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chuyển quyền sú dụng đất, chuyển quyền thuê đất với bên nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm chuyển quyền. Giá thực tế chuyển nhượng được xác định như sau: - Theo giá ghi trên hoá đơn hoặc theo số tiền thực tế bên chuyển quyên sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất nhận được do bên nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền thuê đất trả. Trường hợp giá thực tế chuyển nhượng thấp hơn giá do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thì doanh thu dùng để tính thu nhập chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất, chuyên quyền thuê đất được căn cứ vào giá do ủy ban nhân dân lỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. - Theo giá trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. 2. Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất: a) Chi phí để chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất bao gồm - Giá vốn của đất chuyên quyền được xác định như sau: + Đối với đất Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất. thu tiền cho thuê đất thì căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất của Nhà nước; + Đối với đất nhận quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân khác thì căn cứ vào hợp đồng và chứng từ hợp pháp trả tiền khi nhận quyền sử dụng đất, quyền thuê đất; + Trường hợp tổ chức sản xuất, kinh doanh hoá, dịch vụ đổi công trình lấy đất của Nhà nước thì giả vốn được xác định theo giá công trình đồi + Giá trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá chuyển quyền sử dựng đất, chuyển quyền thuê đất; + Trường hợp các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất mà đất đỏ có nguồn gốc do góp vốn liên doanh thì giá vốn được xác định theo biên bản góp vốn của Hội đồng quản tri; + Đối với đất của tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc do thừa kế theo pháp luật dân sự; do cho, biếu, tặng mà không xác định được giá vốn thì xác định theo giá các loại đất do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định căn cứ vào Bảng khung giá các loại đất do Chính phủ quy định tại thời điểm thừa kế, cho, biếu, tặng. Trường hợp đất của tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được thừa kế, cho, biếu, tặng trước năm 1994 thì giá vốn được xác định theo giá các loại quất do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định năm 1994 căn cứ vào Bảng khung giá các loại đất quy định tại Nghị định số 87/CP ngày 17 tháng 8 năng 1994 của Chính phủ. - Chi phí đền bù thiệt hại về đất chưa được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; - Chi phí đền bù thiệt hại về hoa màu; - Chi phí hỗ trợ di dời đến nơi ở mới; - Chi phí hỗ trợ di dời mồ mả; - Chi phí hỗ trợ giải phỏng mặt bằng khác; - Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất. b) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng; c)Chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc có trên đất; d) Các khoản chi phí quy định tại Điều 5 Nghị định này. Trường hợp, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì các khoản chi phí nảy được phân bổ theo tỷ trọng doanh thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trên tổng doanh thu của các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; e) Nếu doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm cả công trình kiến trúc trên đất thì chi phí được xác định bao gồm cả giá trị công trình kiến trúc trên đất. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là 28%. 2. Sau khi tính thuế thu nhập theo mức thuế suất quy định thu nhập còn lại phải nộp thuế thu nhập bổ sung theo biểu thuế luỹ tiến từng phần dưới đây: BLỄU THUẾ LUỸ TIẾN TỪNG PHẦN Bậc Tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí Thuế suất 1 Đến 15 % 0% 2 Trên 15% đến 30% 10% 3 Trên 30% đến 45% 15% 4 Trên 45% đến 60% 20% 5 Trên 60% 25% 2. 5 Lệ phí trước bạ a. Khái niệm Lệ phí trước bạ là khoản tiền mà các chủ thể phải nộp cho Nhà nước khi đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc đăng ký quyền sử dụng đất Như vậy lệ phí trước bạ là nghĩa vụ tài chính áp dụng đối với các chủ thể khi đăng ký quyền sử dụng đất không phân biệt chủ thể đó sử dụng đất dưới hình thức giao hay hình thức thuê. NÓ được xem như là một khoản lệ phí để quản lý tài sản. .Lệ phí trước bạ được quy định tại NĐ 1 76/ 1 999/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 1999 về lệ phí trước bạ. . Thông tư 95/2005/TT –Bộ tài chính ngày 26 tháng 10 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về lệ phí trước bạ Thông tư 02/2007/TT-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 95/2005/TT-BTC. b. Đối tượng nộp lệ phí trước bạ Người sử dụng đất khi đăng ký quyền sử dụng đất c Các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ - Nhà đất là trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và nhà ở của người đứng đầu cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam. Trụ sở của cơ quan đại điện ngoại giao, cơ quan lãnh sự là những toà nhà hoặc các bộ phận của toà nhà và phần đất trực thuộc toà nhà được sử dụng vào mục đích chính thúc của cơ quan đại diện ngoại giao (bao gồm cả nhà ở và phần đất kèm theo nhà ở của người đứng đầu cớ quan), cơ quan lãnh sự theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 4 Pháp -lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 . - Đất được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào các mục đích sau đây: + Đất sử dụng vào mục đích công cộng. + Đất sử dụng thăm dò, khai thác khoáng sản, nghiên cứu khoa học theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. + Đất xây dụng nhà để bán mà các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh nhà đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp xây dựng để ở , để kinh doanh nhà nghi, khách sạn hoặc cho thuê nhà và hoạt động kinh doanh khác). + Đất thuê mà tô chức, cá nhân thuê đất không đăng ký quyền sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Đất sử dụng vào mục đích cộng đồng của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng được Nhà nước công nhận hoặc cho phép hoạt động bao gồm: Đất có công trình là nhà chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh viện, tu viện, trường học, trụ sở làm việc và các cơ sở khác của tôn giáo do các cơ sở tôn giáo (Phật gíao, Công giáo, Tin lĩnh, Cao đài, Hoà hảo và các tôn giáo khác) sử dụng. Đất có công trình là đình, đền, miếu, am (trừ đất sử dụng làm nhà thờ họ , nhà thờ, từ đường, điện thờ, v.v. của một dòng họ, hộ gia + Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa chôn cất người quá cố. - Nhà, đất thuộc tài sản Nhà nước hoặc tài sản của Đảng Cộng sản Việt Nam dùng làm trụ sở (bao gồm nhà làm việc và nhả công vụ cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước; cơ quan tư pháp nhà nước; cơ quan hành chính sự nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tô chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. - Nhà, đất được đền bù (kể cả nhà đất mua bằng tiền đền bù) khi Nhà nước thu hồi nhà, đất mà tổ chức, cá nhân bị thu hồi nhà, đất đã nộp lệ phi trước bạ (hoặc không phải nộp, hoặc được miễn lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật) đối với nhà, đất bị thu hồi. Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận đền bù bằng tiền sau đó mua nhà đất khác với diện tích lớn hơn phần diện tích nhà, đất bị thu hồi thì chỉ được miễn nộp lệ phí trước bạ tương ứng với phần diện tích nhà đất bị thu hồi. c Căn cứ xác định lệ phí trước bạ Căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ quy định bằng tỷ lệ % lên giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ. Trong đó: Giá trị đất tính lệ phí trước bạ = diện tích đất chịu lệ phí trước bạ x Giá một mét vuông đất. Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác định và cung cấp cho cơ quan thuế. Giá một mét vuông đất do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định theo khung giá các loại đất Chính phủ quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Giá đất tính lệ phí trước bạ trong một số trường hợp cụ thể áp dụng như sau: - Đối với đất kèm theo nhà thuộc sở hữu nhà nước bán cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ, giá tính lệ phí trước bạ là giá bán thực tế ghi trên hoá đơn bản nhà đất theo quyết định của UBND tỉnh. - Đối với đất được Nhà nước giao theo hình thức đấu thầu, đấu giá mà người trúng đấu giá thực hiện kê khai lệ phí trước bạ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì giá tính lệ phí trước bạ là giá trúng đấu giá thực tế ghi trên hoả đơn. Trường hợp người trúng đấu giá kê khai lệ phí trước bạ không đúng thời hạn nêu trên thì giá tính lệ phí trước bạ là giá trúng đấu giá nhưng không được thấp hơn giá đất do UBND tỉnh quy định áp dụng tại thời điểm trước bạ. Đối với đất được Nhà nước giao không qua hình thức đấu giá thì giá tính lệ phí trước bạ theo giá đất do uỷ ban nhân tỉnh quy định áp dụng tại thời điểm trước bạ. - Đối với đất nhận chuyển nhượng của các tổ chức, cá nhân thì giá tính lệ phí trước bạ là giá chuyển nhượng thực tế ghi trên hoá đơn nhưng không được thấp hơn giá đất do uỷ ban nhân dân tỉnh quy định áp dụng tại thời điếm trước bạ. - Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp không phải nộp lệ phí trước bạ, sau đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì giá tính lệ phí trước bạ là giá đất theo mục đích sử dụng mới do UBND tỉnh quy định. Trường hợp người sử dụng đất đã nộp lệ phí trước bạ đối với đất nông nghiệp, sau đó chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì giá tính lệ pm trước bạ là mức chênh lệch giữa giá đất theo mục đích sử dụng mới với giá đất nông nghiệp do uỷ ban nhân dân tỉnh quy định áp dụng tại thời điểm trước bạ. Ngược lại, người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, sau đó được phép chuyển sang sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì không phải nộp lệ phí trước bạ và không được hoàn trả số tiền lệ phí trước bạ đã nộp. - Đối với đất thuê (nếu người thuê đất thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất) thì giá tính lệ phí trước bạ là giá đất do ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm trước bạ. Mức thu lệ phí trước bạ được xác định theo tỷ lệ % trên giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ: Đối với nhà, đất: 1% (một phần trăm). 2.6. Nghĩa vụ nộp lệ phí địa chính a. Khái niệm Lệ phí địa chính là khoản tiền mà người sử dụng đất phải nộp khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về địa chính. Khác với các nghĩa vụ tài chính khác như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất việc thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí địa chính không căn cứ vào chủ thể sử dụng đất, hình thức sử dụng đất, mối tương quan giữa quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất mà tất cả các chủ thể sử dụng đất khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc địa chính theo yêu cầu đều phải nộp lệ phí địa chính. NÓ được xem như một khoản bù đắp các hao tổn mà cơ quan nhà nước phải bỏ ra để thực hiện các công việc theo yêu cầu của người sử dụng đất Lệ phí địa chính được quy định tại Thông tư 93/2002/TT-Bộ tài chính ngày 21/10/2002 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí địa chính. b. Các trường hợp nộp lệ phí địa chính Theo quy định thì người sử dụng đất phải nộp lệ phí địa chính khi yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc địa chính sau: -Nộp lệ phí địa chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Nộp lệ phí địa chính khi chứng nhận đăng ký biến động đất đai - Nộp lệ phí địa chính khi trích lục bản đồ trong hồ sơ địa chính. - Nộp lệ phí địa chính khi xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất c Mức thu lệ phí địa chính Khác với các nghĩa vụ tài chính khác, việc xác định lệ phí địa chính không dựa vào giá đất do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định hay diện tích đất sử dụng mà tuỳ từng trường hợp mức thu lệ phí địa chính được xác định cụ thể theo TT93/2002/TT-BTC. CHƯởNG VII THANH TRA ĐẤT ĐAI; XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI; GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI; GIẢI QUYẾT KHIÊU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI 1 Thanh tra đất đai 11Khái niệm Thanh tra đất đai là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách pháp luật đất đai của các chủ thể. Hoạt động thanh tra đất đai là cơ chế đảm bảo việc chấp hành pháp luật đất đai thông qua việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Thanh tra đất đai không chỉ là một hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, mà nỏ còn có ý nghĩa quyết định cho các hoạt động quản lý nhà nước khác về đất đai được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Hoạt động này có tác động đến các cơ quan nhà nước, các chủ thể sử dụng đất và các chủ thể khác có liên quan trong quan hệ đất đai. Vì vậy, thực hiện tốt công tác thanh tra đất đai sẽ làm cho pháp luật đất đai được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, triệt để. 1.2. Quy định hiện hành về thanh tra đất đai . 12.1. Chủ thể thanh tra (khoản 1 Điều 1 32 LĐĐ 2003) Là thanh tra chuyên ngành về đất đai. Hệ thống cơ quan thanh tra này được tô chức trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai chuyên ngành - cơ quan tài nguyên và môi trường. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của nó được quy định tại Nghị định 65/2006/NĐ-CP ngày 23/6/2006 về tổ chức và hoạt động của thanh tra tài nguyên và môi trường. 1 2.2 Nội dung thanh tra và nhiệm vụ của thanh tra đất đai Nội dung thanh tra đất đai được quy định tại khoản 2 Điều 132 LĐĐ 2003, bao gồm hai nội dung: Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của uỷ ban nhân dân - Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ~hức, cá nhân khác. - Việc thực hiện thanh tra đất đai phải thực hiện được những nhiệm vụ sau: - Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai; - Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. 1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thanh tra Được quy định tại Điều 133, 134 LĐĐ 2003. a) Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai * Quyền hạn: - Yêu cầu cơ quan nhà nước, người sử dụng đất và.các đối tượng khác có liên quan cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra; - Quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng pháp luật và chrư trách nhiệm trước pháp luật.về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử - Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra. * Trách nhiệm: - Xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên với đôi tượng thanh tra; - Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và trình tự, thủ tục thanh tra Theo quy định của pháp luật; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình; - Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về thanh tra. b) Quyền và nghĩa vụ của đối tư ơng thanh tra * Quyền: - Yêu cầu đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thi hành công vụ giải thích rõ các yêu cầu về thanh tra; - Giải trình trong quá trình thanh tra, tham gia ý kiến về kết luận thanh tra; trường hợp không nhất trí với kết luận thanh tra, quyết định xử lý vi phạm pháp luật của thanh tra đất đai thì có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; - TỐ cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên vi phạm lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra. * Nghĩa vụ: - Không được cản trở , gây khó khăn cho đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ; - Cung cấp tài liệu, giải trình các vấn đề cần thiết liên quan đến nội dung thanh tra đất đai; chấp hành các quyết định của đoàn thanh tra, thanh tra viên trong quá trình thanh tra và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc thanh tra; - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thanh tra. . . . 2. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai (Điều 140 - 144 LĐĐ 2003) 2.1 Khái niệm Hành vi vi phạm pháp luật đất đai là những bành vi được thực hiện một cách vô ỷ lay cố ý làm trái với các quy định của pháp luật đất đai. Như vậy; hành vi vi phạm pháp luật đất đai có hai dấu hiệu: trái pháp. luật đất đai và có lỗi. Những hành vi này chắc chắn xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất hợp pháp và của xã hội. Cho nên, xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai chính là biện pháp để bảo vệ các lợi ích hợp pháp nêu trên và góp phần đảm bảo việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật đất đai của mọi chủ thể 2.2. Các hình thức xử lý Tùy thuộc vào chủ thể, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra, pháp luật quy định những hình thức xử lý nhất định: 2.2.1 Xử lý kỷ luật (điều 166-điều 179NĐ 181/2004/NĐ-CP) a) Đối tượng áp dụng Bao gồm những người có chức trách quản lý đất đai những vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cụ thể là các trường hợp: - Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. - Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính, xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. - Người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 181 /2004/NĐ-CP mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý. b) Hình thức kỷ luật, biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất Thực hiện như trường hợp xử lý cán bộ, công chức vi phạm pháp luật Các đối tượng nói trên cỏ thể bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức: - Khiển trách; - Cảnh cáo; - Hạ bậc tương; - Hạ ngạch; . - Cách chức; . - Buộc thôi việc. . Ngoài việc bị kỷ luật theo các hình thức nêu trên, người vi phạm có thể bi áp dụng các biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất bao gôm: - Buộc bồi thường cho Nhà nước, cho người bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra; - Buộc hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. c) Những loại hành vi vi phạm và hình thức xử lý cụ thể. Các loại hành vị vi phạm pháp luật đất đai được quy định từ Điều 1 69 - Điều 1 76 NĐ 1 8 1/2004/NĐ-CP. Cụ thể : - Vi phạm quy định về hồ sơ và mộc địa giới hành chính; - Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử đụng đất; - Vi phạm quy định về thu hồi đất . - Vi phạm quy định về trưng dụng đất - Vi phạm quy định về quản lý đất được Nhà nước giao để quản lý - Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất. Đối với các hành vi nói trên, tùy tính chất, mức độ vi phạm trong từng trường hợp cụ thể mà hình thức kỷ luật sẽ được áp dụng khác nhau. d) Thẩm quyền xử lý, trình tự xử lý Nội dung này được quy định từ Điều 1 77 - Điều 1 79 NĐ 181 /2004/NĐ-CP. 2.2.2. Xử phạt hành chính (NĐ 182/2004/NĐ-CP) . a. Đối tượng áp dụng và phạm vi áp dụng . Vi phạm hành chính trong lĩnh vục đất đai là hành vi cố ý hoặc vô ý cửa cá nhân , tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà không phải là tội phạm. Tất cả các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về sử dụng đất đai, thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai trên lãnh thô Việt Nam sẽ bị xử phạt hành chính. Riêng hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và Nghị định về thi hành Luật Đất.đai. b. Hành vi vi phạm và hình thức xử phạt, mức phạt cụ thể. Các loại hành vi vi phạm hành chính về đất đai được quy định tại Điều 3 NĐ 1 82/2004/NĐ-CP. Tùy thuộc vào chủ thể thực hiện hành vi vi phạm và lĩnh vực vi phạm. các hành vi này được chia thành hai nhóm: . * Các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất bao gồm: - Sử dụng đất không đúng mục đích; . . - Lấn, chiếm đất; - Huỷ hoạt đất; - Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác; - Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng . quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; - Tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất; - CỐ ý đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất; - Chậm thực hiện bồi thường; - Chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép; - CỐ ý gây cản trở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; - Không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Tự tiện di chuyên, làm sai lệch mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất; mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình; - Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ về đất đai bao gồm: - Hành vi vi phạm trong hành nghề tư vấn về giá đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; - Hành vi vi phạm trong hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động hành nghề; Hành vi vi phạm trong hành nghề dịch vụ về thông tin đất đai, dịch vụ đo đạc và bản đồ địa chính. Đối với những hành vi kê trên, tùy loại hành vi và mức độ vi phạm mà pháp luật quy định hình thức và mức xử phạt khác. Nội dung này được quy định cụ thể từ Điều 9 - Điều 24 NĐ 182/2004/NĐ-CP. c Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả Được quy định tại Điều 6 NĐ 1 82/2004/NĐ-CP. Có hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Ngoài ra, người bị xử phạt có thể phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Nếu hành vi vi phạm gây ra hậu quả thì phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. d. Thẩm quyền xử phạt. Thuộc về chủ tịch UBND các cấp và thanh tra chuyên ngành về đất đai. Xem cụ thể từ Điều 25 - Điều 28 NĐ 182/2004/NĐ-CP. 2.2.3. Xử lý hình sự Đối tượng áp dụng là các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đất đai có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Bộ luật hình sự hiện hành quy định hai tội danh cụ thể, đặc trưng liên quan đến lĩnh vực đất đai: - Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đái (Điều 173 Bộ luật hình sự). - Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174 Bộ luật hình sự). Ngoài ra, thực tiễn các cơ quan có thẩm quyền còn áp dụng các tội danh khác để xử lý như: Tội nhận hối ló (Điều 279 BLHSO; Tội lợi dụng chức vụ. quyền hạn khi thi hành công vụ (Điều 28 1 BLHS). . . Cách giải quyết này nhằm mục đích không.để bỏ lọt tội phạm về đất đai trong việc xử lý hình sự, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức phạm pháp. 3. Giải quyết tranh chấp về đất đai 3.1. Khái niệm * Tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai. Theo quy định tại khoản 26 Điều 4 LĐĐ 2003, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Khái niệm này quá rộng và không rõ ràng về đối tượng tranh chấp trong tranh chấp đất đai. Thực ra, tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể (sử dụng đất) trong xác định ai là người có quyền sử dụng đối với một (hoặc những) thửa đất nhất định. Nói cách khác, trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân, tranh chấp đất đai chính là tranh chấp QSDĐ. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa, khi quyền sử dụng đất được coi là tài sản. là một loại hàng hóa đặc biệt có thể tưu thông trên thị trường thì việc xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất là điều hiển nhiên. Ngoài tranh chấp "trực tiếp" quyền sử dụng đất, các chủ thể có thể tranh chấp tài sản gắn liền với đất đai mà con người đã đầu tư, tạo lập trên đất; tranh chấp khi thực hiện các giao dịch quyền sử dụng đất Đây là các tranh chấp có liên quan đến đất đai nên việc giải quyết nó ít nhiều cũng bị chi phối bới pháp luật đất đai, dù đối tượng tranh chấp không phải là đất đai. Tất cả các tranh chấp nói trên được gọi chung là tranh chấp về đất đai. Chúng là tất cả các tranh chấp có liên quan đến đất đai, trong đó tranh chấp đất đai hay tranh chấp quyền sử dụng đất là tranh chấp liên quan trực tiếp nhất. Việc phân định này nhằm mục đích phân biệt thẩm quyền, thủ tục giải quyết các tranh chấp về đất đai mà pháp luật quy định Tranh chấp về đất đai có thể bao hàm cả các tranh chấp về địa giới giữa các đơn vị hành chính. Trong trường hợp này, các địa phương không thống nhất với nhau phần đất nhất định nào đó thuộc phạm vi quản lý của minh. Đây không phải là loại tranh chấp về tài sản mà là tranh chấp về thẩm quyền quản lý theo địa giới hành chính. * Các dạng tranh chấp về đất đai phổ biến: - Tranh chấp đòi lại đất: có thể là đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ; đòi lại đất cho thuê; đòi lại đất do bị Nhà nước thực hiện chính sách đất đai quả các thời kỳ. - Tranh chấp QSDĐ khi ly hôn; - Tranh chấp hợp đồng giao dịch quyền SDĐ; - Tranh chấp thừa kế QSDĐ (một dạng tranh chấp QSDĐ); - Tranh chấp tài sản gắn liền với đất (bao gồm công trình xây dựng, cây lâu năm, cây rừng trên đất). 3.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai * Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chú sở hữu Đây là nguyên tắc "bao trùm" toàn bộ ngành luật đất đai. Nguyên tắc này đôi hỏi cơ quan có.thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp đất đai phải đảm bảo các yêu cầu: - Chỉ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, không giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đất đai; - Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải đặt lợi ích chung của xã hội lên trên lợi ích cá nhân; - Tôn trọng, bảo vệ thành quả cách mạng; tránh những xáo trộn không cần thiết. . * Nguyên tắc khuyến khích việc tự thương tượng, hòa giải các tranh chấp đất đai Tự thương tượng, hòa giải là việc các bên tranh chấp trao đổi trực tiếp một cách bình đẳng, tự nguyện cách thức giải quyết tranh chấp đất mà không đưa vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền. Theo Điều 135 LĐĐ 2003, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở . Nguyên tắc này đem lại nhiều điều tích cực. Thứ nhất, giữ được mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ nhân dân, góp phần ổn định đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Thử hai, nâng cao tính khả thi trong việc thi hành kết quả giải quyết tranh chấp đất đai. *Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm ổn định đời sống, sản xuất của người SDĐ, kết hợp với việc thực hiện chinh sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Khi giải quyết tranh chấp đất đai, cơ quan có thẩm quyền không nên chi chú trọng vào tính pháp lý mà còn phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế sau khi phân định quyền sử dụng đất. Việc giải quyết tranh chấp đất đai nê n linh hoạt, đảm bảo được sự chuyên môn hóa trong sử dụng đất đế thực hiện nền sản xuất hàng hóa ở trình độ cao. 3.3. Trình tự, thủ tục thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai: 3.3.1. Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã (Điều 135 LĐĐ 2003; Điều 159 NĐ 181/2004/NĐ-CP). Theo khoản 2 Điều 135 LĐĐ 2003, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không.hoà giải được thì gửi đơn đến uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt.trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai. Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Như vậy, hòa giải tại UBND cấp xã là một thủ tục mang tính chất bắt buộc. Tính bắt buộc này thể hiện ở việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ chấp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của các bên đương sự khi vụ việc đã trải qua giai đoạn hòa giải tại ỤBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. điểm ra Công văn 116/2004/KHXX ngày 22/7/2004 của TAND Tối cao hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của TAND các cấp đã xác định rõ: "Kể từ ngày 0 1 -7-2004 trờ đi Tòa án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai, néu tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khở I kiện đền Tòa án. Trong trường hợp đương sự nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tỏa án thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai mà tranh chấp đó chưa qua hòa giải tại UBND cấp xã, thì Tòa án trả lại đơn khở i kiện cho đương sự theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (nay là Bộ luật tố tụng dân sự) và hướngdẫn cho họ thực hiện theo quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 ." Theo quy định pháp luật kết quả hỏa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của uỷ ban nhân dân xã, phường? thi trấn nơi cỏ đất. Nghĩa là UBND cấp xã chỉ là người trung gian tồ chức và ghi nhận kết quả hòa giải chứ không được ra quyết định công nhận hay phân định quyền sử dụng đất trong tranh chấp. Kết quả hòa giải có thề là căn cứ để Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho các bên. Trường hợp hòa giải thành mà kết quả hòa giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai. Trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ giả đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì gỉ ri biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường và gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Nếu không thể hòa giải, thẩm quyền quyết định giải quyết được quy định cho hai hệ thống cơ quan: tòa án nhân dân (TAND) và cơ quan hành chính. 3.3.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai của Tòa án nhân dân (khoản 1 Điều 136 LĐĐ 2003) . Theo quy định của pháp luật, TAND giải quyết các tranh chấp về đất đai sau: - Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 12 và 5 Điều 50 của LĐĐ 2003 ; - Tranh chấp tài sản gắn liền với đất; - Tranh chấp hợp đồng giao dịch QSDĐ (xem Bộ luật tố tụng dân sự) 3.3.3. Thấm quyền và trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai của cơ quan hành chính (khoản 2 Điều 136 LĐĐ 2003; Điều 1 60 NĐ 181/2004/NĐ-CP). Cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp QSDĐ mà đương sự không có GCNQSĐ và cũng không có các giấy tờ tại khoản 12, 5 Điều 50 LĐĐ 2003. Việc giải quyết được chia thành hai cấp và thẩm quyền giải quyết cụ thể được quy định tùy thuộc vào chủ thể tham gia tranh chấp: * Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tich uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng. * Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tô chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưở ng Bộ Tài nguyên.và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng. * Về thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính như sau (TT 01/2005 TT-BTNMT): - Thời hạn hòa giải tại uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày uỷ ban nhân dân nhận được đơn của các bên tranh chấp. - Thời hạn giải quyết tranh chấp lần đầu là không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn của các bên tranh chấp. - Trong thời hạn không quá mươi lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết lần đầu, nếu không đồng ý thì các bên tranh chấp có thể gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết tranh chấp lần cuối cùng, quá thời hạn trên sẽ không được tiếp nhận đơn xin giải quyết tranh chấp. - Thời hạn giải quyết tranh chấp lần cuối cùng là không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn của các bên tranh chấp. 3.3.4 Giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính (Điều 137 LĐĐ 2003) Theo quy định của pháp luật hiện hành, tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính sẽ do uỷ ban nhân dân của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau: Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Quốc hội quyết định * Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn thì do Chính phủ quyết định. Cần lưu ý là trong trường hợp này, Chính phù hoặc Quốc hội chủ yếu làm công việc xác định lại cụ thể địa giới giữa các đơn vị hành chính để xác định thẩm quyền quản lý đất đai theo lãnh thổ của họ. Chính phủ và Quốc hội không làm công việc phân định quyền sử dụng đất giữa các bên tranh chấp. 3. 4. Đường lối giải quyết một số loại tranh chấp cụ thể Đây là vấn đề quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp về đất đai. Pháp luật hiện hành cũng đã có quy định về cách giải quyết các loại tranh chấp cụ thể nhưng chưa đầy đủ và chưa rõ ràng. Một số loại tranh chấp sau ít nhiều đã được quy định về đường lối giải quyết. 3.4.1 Giải quyết trường hợp Nhà nước đã mượn đất của hộ gia đình, cá nhân Xem Điều 1 16 LĐĐ 2003; Điều 1 12 NĐ 181/2004/NĐ-CP. Cơ quan nhà nước đã mượn đất của hộ gia đình, cá nhân quy định của Luật Đất đai là cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước, của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Hộ gia đình, cá nhân trước đây đã cho cơ quan nhà nước mượn đất nay có nhu cầu sử dụng thì gắn hồ sơ đến uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất cho mượn. Hồ sơ gồm có: - Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại các khoản 1 2 và 5 Điều 50 của LĐĐ 2003; - Giấy tờ cho mượn đất mà các bên đã ký kết tại thời điểm cho mượn đất; - Đơn yêu cầu trả lại quyền sử dụng đất. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xem xét, giải quyết. Thường hợp hồ sơ hợp lệ thì giải quyết theo các phương thức sau đây: - Trả lại quyền sử dụng đất đã mượn nếu đất đó chưa giao cho người khác sử dụng; - Bồi thường bằng tiền hoặc giao đất mới, chỗ ở mới nếu đất đó đã giao cho người khác sử dụng. Việc bồi thường bằng tiền hoặc bằng đất mới được tính theo giá đất do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định. Việc giải quyết trả lại đất mà Nhà nước đã mượn của hộ gia đình cá nhân được thực hiện đến hết ngày 3 1 tháng 1 2 năm 20 1 0. Trường hợp cơ quan nhà nước đã mượn đất ở gắn với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì giải quyết theo qui định tại Nghị quyết số 58 năm 1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. 3.4.2 Giải quyết trường hợp đất mà hộ gia đình, cá nhân đã mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác Xem Điều 113 NĐ 181 /2004/NĐ-CP . . Việc giải quyết trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn, thuê đất ở gắn liền với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân khác mà nay trên đất đó còn nhà ở hao85c không còn nhà ở; hộ gia đình, cá nhân mượn, thuê đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh có nhà xưởng hoặc không còn nhà xưởng của hộ gia đình, cá nhân khác được thực hiện khi có các điều kiện sau: - Hộ gia đình, cá nhân cho mượn, cho thuê đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, và 5 Điều 50 của Luật Đất đai; - Có văn bản thoả thuận về việc mượn đất, thuê đất. . Việc giải quyết trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thue6b đất của hộ gia đình, cá nhân khác trong trường hợp nói trên được áp dụng như sau: Quyền sử dụng đất là tài sản của người cho mượn, cho thuê đất; Nhà xưởng sản xuất, kinh doanh gắn liền với đất là tài sản của người cho mượn, cho thuê nhà xưởng; Quyền sử dụng đất; nhà xưởng sản xuất, kinh doanh gắn liền với đất; nhà ở gắn liền với đất không thuộc danh sách các trường hợp đã thực hiện các chính sách cải tạo của Nhà nước về đất đai, nhà ở, nhà xưởng; Riêng đối với quyền sử dụng đất, nhà xưởng sản xuất, kinh doanh g8a1n liền với đất được thực hiện như đối với nhà ở gắn liền với đất quy định tại Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 Trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác mà không có văn bản thoả thuận về việc mượn đất thuê đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, nay tự nguyện trả lại đất đã mượn, đã thuê thì việc trả lại đất phải được uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định công nhận. 3.4.3. Giải quyết trường hợp tổ chức mượn đất, thuê đất hoặc cho mượn đất, cho thuê đất Xem Điều 113 NĐ 1 8 1/2004/NĐ-CP. Trường hợp bên mượn đất, thuê đất là tổ chức không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 112 của NĐ 1 8 1 /2004/NĐ-CP (là cơ quan, đơn vị tổ chức của Nhà nước, của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính tri - xã hội) thì việc giải quyết được thực hiện như việc giải quyết đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác. Trường hợp bên cho mượn đất, cho thuê đất là tổ chức thì việc giải quyết được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 51 , điểm c khoản 2 Điều 52 và điểm c khoản 2 Điều 53 của NĐ 181/2004/NĐ-CP (UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất). 3.4.4. Giải quyết tranh chấp đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác khi thực hiện chinh sách đất đai của các thời kỳ Xem các văn bản pháp luật sau: - Nghị quyết 23/2003/QHl 1 ngày 26/1 l/2003; - Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005; - Nghị định 127/2005/NĐ-CP ngày lO/1O/2005; - Thông tư 19/2005/TT-BXD ngày 01/12/2005. 3.4.5. ~ỉải quyết tranh chấp thừa kế, tranh chấp hợp đồng chuyển như~lg QSDĐ p Xem Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004. 4. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính về đất đai Vấn đề này được quy định tại Điều 138 LĐĐ 2003; Điều 162 Nghị định .181/2004/NĐ-CP; Điều 63, 64, 65 Nghị định 84/2007/NĐ-CP. 4. 1. Khái niệm Khiếu nại về đất đai là việc các chủ thể yêu cầu cơ quan, cán bộ cơ quan hành chính có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi hành chính thực hiện trong quá trình quản lý đất đai khi có cơ sở cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. . Khiếu kiện hành chính về đất đai là việc các chủ thể khởi kiện vụ án hành chính ra tòa án có thẩm quyền đối với người có quyết định, hành vi hành chính thực hiện trong quá trình quản lý đất đai sau khi đã khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật. . Quy định về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính về đất đai nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất và của các chủ thể khác trước các quyết định, hành vi hành chính về đất đai trái pháp luật. 4.2. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai 4.2.1 Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của Luật Đất đai * Các quyết định hành vi hành chính về đất đai sau đây nếu bị khiếu nại sẽ được giải quyết theo pháp luật đất đai (Điều 1 62 Nghị định 181/2004/NĐ-CP): - Quyết định về đất đai bị khiếu nại bao gồm: + Quyết định giao, cho thuê, thu hồi, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; + Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; + Quyết định cấp, thu hồi GCNQSDĐ; + Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi liên quan đến các quyết định hành chính nói trên. Thẩm quyền giải quyết (Điều 63, 64 Nghị định 84/2007/NĐ-- Trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện + Trong thời hạn không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai quy định tại Điều 162 Nghị định số 1 8 1/2004/NĐ-CP và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến ủy ban nhân dân cấp huyện. + Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền và nghĩa vụ liên quan. . + Trong thời hạn .không quá bốn mươi lăm (45) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân hoặc khiếu nại đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường họp khiếu nại đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định giải quyết lần hai, phải được công bố công khai và khiếu nại, người khác cỏ quyền lợi và _nghĩa vụ liên quan. Trình tự giải quyết khiếu nại đối vòi quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh + Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyết định hành chính. hành vi hành chính trong quản lý đất đai quy định tại Điều 162 Nghị định số 181 /2004/NĐ-CP mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiêu nại đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh. . + Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyệt khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiêu nại, tố cáo. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được công bố công khai và gửi cho người khiêu nại, người khác cỏ quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. . + Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân. 4.2.2 Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo Việc giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trân; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Văn phòng ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành Phố thuộc tỉnh; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thược Sở Tài Nguyên và Mội trường, hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường và quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại Điều 63 và Điều 64 Nghị định 84/2004/NĐ- CP sẽ được thực.hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo (về thẩm quyền, trình tự thủ tục). 5. Giải quyết tố cáo về đất đai (Điều 1 39 LĐĐ 2003) Pháp luật đất đai quy định cá nhân có quyền tố cáo vi phạm luật về quản. lý và sử dụng đất đai. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Nghĩa là, pháp luật đất đai không quy định trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo riêng như trường hợp khiếu nại về đất đai:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI GIANG LUAT DAT DAI.doc
Tài liệu liên quan