Giáo trình Luật thương mại quốc tế

Gỉai quyết tranh chấp hợp đồng theo phương thức tự chọn Thương lượng Là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính bắt buộc và được qui định trong pháp luật các nước. Ví dụ : luật thương mại Việt nam qui định nếu muốn khởi kiện vụ việc ra trước cơ quan có thẩm quyền ( tòa án, trọng tài ) thì các bên phải thông qua thương lượng. Chỉ khi nào không thể thương lượng hay thương lượng nhưng không mang lại kết quả mới có quyền khởi kiện ra trước cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Phải gởi công văn hợp lệ 2 lần, nếu không có phản hồi thì có thể khởi kiện Trung gian Thông qua người thứ 3 để giải quyết tranh chấp. Người trung gian chỉ truyền đạt ý kiến của các bên mà không có quyền quyết định, các bên không phải tuân thủ các đề nghị này Hòa giải Thương lượng với sự có mặt của người thứ 3. Người trung gian này có thể đưa ra ý kiến riêng của mình nhưng ý kiến này chỉ mang tính tham khảo, không có tính quyết định, các bên không phải tuân thủ các đề nghị này à Hiệu quả hòa giải phụ thuộc uy tín của người trung gian Tố tụng mini Là thủ tục tố tụng vừa có ràng buộc quyền lực vừa không có qui định trong luật. Cơ quan đại diện của mỗi bên sẽ ngồi lại xem xét và đưa ra quyết định để cho các bên tuân thủ. Tuy các bên không phải tuân thủ về pháp luật nhưng lại có sự ràng buộc về mặt hành chính, tổ chức để đảm bảo các bên tôn trọng. Ví dụ Tổng công ty đại diện giải quyết tranh chấp ra quyết định thì công ty con phải tuân thủ do ảnh hưởng của cơ chế tổ chức hành chính Trọng tài Về ngôn ngữ, Tài là tài phán xét xử, Trọng là trọng tâm, ở giữa à Trọng tài là cơ quan đứng giữa các bên để giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, tòa án là cơ quan đứng trên các bên để giải quyết tranh chấp Trọng tài không phải là cơ quan quyền lực nhà nước do vậy trọng tài không phải là cơ quan có thẩm quyền đương nhiên để xem xét giải quyết các tranh chấp thương mại mà trọng tài chỉ có thẩm quyền khi các bên trao quyền xét xử cho trọng tài. Việc trao thẩm quyền xét xử thể hiện bằng 1 thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể là 1 điều khoản trọng tài trong hợp đồng, có thể là một thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết trước trọng tài. Như vậy có thể kết luận rằng thẩm quyền của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài này phải hợp pháp · Chủ thể · Hình thức · Trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật qui định à chỉ trong lĩnh vực thương mại ( không xử lý tranh chấp trong hôn nhân gia đình ) · Tính tự nguyện Chú ý Để có hiệu lực, thỏa thuận trọng tài phải hợp pháp, không vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, không ảnh hưởng đến an ninh trật tự công cộng è Thẩm quyền của trọng tài phải dựa vào thỏa thuận của trọng tài và thỏa thuận này phải hợp pháp Phân loại Ad hoc ( vụ việc ) Qui chế ( thường trực )

docx31 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Luật thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ú ý              Hiệp định đa biên                Ràng buộc tất cả các thành viên của WTO Hiệp định nhiều bên                        Chỉ ràng buộc các thành viên đã ký kết chấp nhận Nhận định sai           Tất cả các thành viên WTO đều bị ràng buộc bởi tất cả các hiệp định của WTO Điều XIII chỉ được áp dụng cho các trường hợp cấm vận ( Ví dụ Cuba ) Chức năng và cơ cấu tổ chức của WTO à qui định tại điều III hiệp định Marrakesh Chức năng Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi hiệp định Làm diễn đàn cho các vòng đàm phán Tìm ra các biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại Kiểm tra việc tuân thủ Hợp tác với IMF, WB à tránh sự không đồng bộ trong chính sách giữa các thiết chế Cơ cấu ·        Hội đồng bộ trưởng  à nhóm họp 2 năm/ lần, đưa ra đường lối chính sách thương mại ·        Đại hội đồng à giải quyết các công việc hàng ngày trong thời gian giữa các kỳ họp của hội đồng bộ trưởng, giải quyết tranh chấp, rà soát chính sách thương mại ·        Cơ quan phúc thẩm ( Appellate body )     7 người                       ·        Ban hội thẩm ( Dispute settlement panel )           3-5 người ·        Hội đồng thương mại dịch vụ ( Council for trade in services ) ·        Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPS) ·        Hội đồng thương mại hàng hóa ( Council for trade in goods ) ·        Các ủy ban ( committee ) Thương mại và phát triển ( trade and development ) Hiệp định thương mại khu vực ( regional trade agreement ) Các biện pháp hạn chế cán cân thanh toán ( balance of payments restrictions ) Ngân sách, tài chính, điều hành ( budget, finance and administration ) Gia nhập ( accession ) è Tất cả các thành viên của WTO có thể tham gia vào tất cả các ủy ban, hội đồng trừ cơ quan phúc thẩm, ban hội thẩm giải quyết tranh chấp và các ủy ban nhiều bên. Do Các ủy ban nhiều bên                      Chỉ thành viên đã ký kết mới có thể tham gia Cơ quan phúc thẩm, ban hội thẩm Không thể giải quyết tranh chấp khi có quá nhiều thành viên, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn Nhận định sai Tất cả các thành viên của WTO có thể tham gia vào tất cả các ủy ban của cơ quan này Thực tế thì chỉ các quốc gia giàu có mới có đủ khả năng tài chính để tham gia tất cả các ủy ban, Ban thư ký sẽ trợ giúp kỹ thuật cho các ủy ban, trợ giúp kỹ thuật cho các quốc gia, thông báo các thông tin ( ứng viên phải giỏi nhiều ngoại ngữ Anh Pháp Tây ban nha, giỏi về luật WTO ) CÁC NGUYÊN TẮC CỦA WTO LIÊN QUAN ĐẾN TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI I           Không phân biệt đối xử Sự khác biệt giữa MFN với NT Mục đích Nguyên tắc MFN nhằm ngăn ngừa sự phân biệt đối xử giữa các sản phẩm nhập khẩu  Nguyên tắc NT nhằm chống lại sự phân biệt đối xử giữa sản phẩm nhập khẩu với các sản phẩm nội địa Phạm vi áp dụng Nhìn chung MFN nhắm tới các biện pháp thuế quan, phi thuế quan áp dụng ở biên giới,  khi các sản phẩm còn ở ngoài lãnh thổ quốc gia NT nhắm tới các biện pháp được áp dụng khi hàng hóa đã vào trong thị trường quốc gia nhập khẩu Ví dụ Nếu quốc gia A yêu cầu giấy phép nhập khẩu cho hạt nhựa và quốc gia B được phép áp dụng thủ tục rút gọn trong khi các quốc gia khác phải thực hiện toàn bộ qui trình à quốc gia A vi phạm nguyên tắc MFN Nếu quốc gia A áp dụng mức thuế xa xỉ 25% cho xe nhập khẩu trong khi mức thuế xa xỉ cho xe có tỷ lệ nội địa hóa trên 50% chỉ là 5% à quốc gia A vi phạm nguyên tắc NT 1          Đối xử tối huệ quốc ( MFN : Most Favoured Nations ) Điều 1 hiệp định GATT ( p30 ) Áp dụng ở biên giới Sản phẩm                   GATT chỉ liên quan đến hàng hóa Sản phẩm tương tự   Chú ý  : quần jean không tương tự với áo jean. Hiện nay, GATT chưa đưa ra qui định về sản phẩm tương tự à phát sinh nhiều tranh chấp Bất kỳ nước nào vs. bất kỳ thành viên nào Ví dụ  Khi quốc gia A áp dụng mức thuế ưu đãi hơn cho quốc gia B không là thành viên WTO thì quốc gia A đã vi phạm nguyên tắc MFN. điều 2 hiệp định GATS ( p163 ) Dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ Dịch vụ tương tự Bất kỳ nước nào vs. bất kỳ thành viên nào điều 4 hiệp định TRIPS  ( Công dân có quyền sở hữu trí tuệ Không có quyền sở hữu trí tuệ tương tự Bất kỳ nước nào vs. bất kỳ thành viên nào So sánh các qui định của WTO Khác nhau Đối tượng áp dụng Giống nhau Việc không phân biệt đối xử phải thực hiện ngay lập tức à áp dụng cho toàn bộ các thành viên WTO còn lại vô điều kiện à không kèm theo điều kiện liên quan đến nguồn gốc hàng hóa Ví dụ  Quốc gia có thể áp dụng phân biệt thuế suất cho các điều kiện liên quan đến môi trường : thuế cao cho xe sử dụng công nghệ gây ô nhiễm Yếu tố tương tự à đảm bảo sự áp dụng nghiêm túc của các quốc gia, tránh các định nghĩa quá hẹp làm vô  hiệu hóa các qui định ưu đãi Ví dụ  Tương tự :      thịt gà với thịt vịt, bia và rượu, rượu vang và rượu đế Chú ý  Khái niệm tương tự sẽ dựa trên (t86) Chức năng sử dụng của sản phẩm : cồn pha rượu khác cồn y tế Thành phần của sản phẩm : bia khác rượu Thị hiếu của người tiêu dùng : Tính chất của sản phẩm : Chất lượng của sản phẩm : Vải tám khác tơ tằm Vị trí của sản phẩm trong biểu thuế MFN có nghĩa là nếu 1 nước thành viên của WTO dành cho sản phẩm dịch vụ nhà cung cấp dịch vụ, công dân có quyền sở hữu trí tuệ của 1 nước 1 sự đối xử ưu đãi thì cũng phải dành sự ưu đãi đó cho các đối tượng tương tự của các thành viên WTO một cách ngay lập tức và vô điều kiện Ví dụ  Vụ kiện nền công nghiệp ôtô Indonexia à Indo vi phạm nguyên tắc MFN do đã phân biệt đối xử về việc áp dụng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm ô tô Indo                Không nêu trực tiếp sự phân biệt ưu đãi trong các văn bản luật Mỹ, Nhật        è        Hiệu lực thực tế của chương trình ưu đãi là chỉ có Hàn quốc được hưởng lợi : WTO không chấp nhận phân biệt ưu đãi, cả trên câu chữ lẫn hậu quả thực tế của việc áp dụng các biện pháp ưu đãi. è        Việc ưu đãi phải được thực hiện vô điều kiện 2          Đối xử quốc gia ( NT : National Treatment ) Chế độ NT được qui định trong nhiều điều ước quốc tế Điều 3 hiệp định GATT Điều 17 hiệp định GATS Điều 3 hiệp định TRIPS Điều 2 hiệp định TRIMS về đầu tư, Điều 2 hiệp định giám định hàng hóa trước khi xuất hàng Điều 3.4 hiệp định GATT qui định            Hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của các nước thành viên khác của WTO phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa dịch vụ tương tự trong nước Ví dụ  Hàn quốc phân biệt việc trưng bày và bán sản phẩm thịt bò của Hàn quốc so với sản phẩm nhập khẩu Trong vụ kiện nền công nghiệp ôtô Indonexia đã có vi phạm nguyên tắc NT do đã phân biệt đối xử về việc áp dụng thuế xa xỉ đối với sản phẩm ô tô. Thuế nhập khẩu cũng vậy do đã tạo ra sự khác biệt ưu đãi giữa sản phẩm nội địa với các sản phẩm nhập khẩu Sự không tương tự về sản phẩm do Indo qui định các tiêu chuẩn quốc gia riêng à không chấp nhận ngay cả cho trường hợp các sản phẩm tương tự chưa tồn tại trên thực tế Chú ý  Không áp dụng khái niệm tương tự cho sở hữu trí tuệ Việc áp dụng chế độ NT cũng phải đảm bảo yêu cầu Hiệu quả thực tế Sự tương tự Áp dụng ngay lập tức và vô điều kiện Câu hỏi          Bài học mà Việt nam rút ra từ việc áp dụng chế độ không phân biệt đối xử ? II          Các qui tắc liên quan đến giảm thiểu rào cản thương mại 1          Gỉam rào cản thuế quan Điều 28 B hiệp định GATT ( 1947 ) à không có giá trị bắt buộc : các quốc gia không thể sử dụng điều khoản này để khởi kiện Điều 2 GATT 1947 à Không kém phần thuận lợi hơn : cho phép áp dụng những chế độ thuận lợi hơn à cơ chế thuế trần Cơ chế thuế trần : sau quá trình đàm phán, các mức thuế mà các bên chấp nhận sẽ được ghi vào biểu nhân nhượng thuế quan. Thuế trần là mức thuế tối đa mà quốc gia có thể đánh trên lãnh thổ. Danh sách các mức thuế trần do các quốc gia cam kết sẽ thành 1 bộ phận của các hiệp định của WTO. Các thành viên không thể nâng mức thuế một cách tùy tiện vì thuế không được cao hơn mức thuế trần ghi trong biểu nhân nhượng thuế quan Chú ý Quốc gia không được đơn phương tăng mức thuế trần à Nếu muốn thực hiện thì quốc gia phải tiến hành đàm phán với các quốc gia thành viên khác có quan tâm Cơ chế thuế trần giống như sợi dây trói của Odyssey à khi yêu cầu tăng lĩnh vực này thì phải nhân nhượng giảm lĩnh vực khác Việc đặt ra mức thuế trần là nhằm đảm bảo việc dễ dự đoán trong thương mại quốc tế à việc tôn trọng mức thuế trần là rất quan trọng Để giảm thiểu ảnh hưởng của mức thuế trần, các thành viên đã áp dụng các biện pháp ·        ( Quốc gia đang phát triển ) Đưa ra mức thuế trần rất cao để tạo ra sự tự do lớn trong việc quyết định mức thuế cụ thể. Ví dụ : Quốc gia đề nghị mức trần 50% trong khi mức thuế thực tế chỉ là 5 -7% ·        ( Quốc gia phát triển ) Thay đổi mã số thuế. Ví dụ : vụ kiện thịt gà muối đông lạnh của Thái lan. Cơ quan giải quyết tranh chấp đã dựa vào thực tiễn áp dụng của EU mà phán quyết à xử EU thua kiện do trước đây EU đã từng đồng ý áp dụng mức thuế suất thấp cho mặt hàng này 2          Xóa bỏ rào cản phi thuế quan Các biện pháp phổ biến là Hạn ngạch ( quota ), tiêu chuẩn kỹ thuật ( kiểm dịch ) Ví dụ  Úc yêu cầu trái thơm xuất khẩu phải cắt hết lá, được phun hóa chất diệt khuẩn Tiêu chuẩn đồ chơi Trung quốc khi được tiêu thụ ở châu Âu Thủ tục hải quan, giấy phép nhập khẩu Ví dụ  Malaysia gây khó khăn về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu hạt nhựa cho các sản phẩm của Singapore à sau đó Malaysia phải hiện đại hóa việc xin giấy phép qua mạng Việc đấu tranh hạn chế các biện pháp phi thuế quan rất khó khăn do ·        WTO không có định nghĩa rõ ràng nên khó xác định đối tượng ·        Việc các quốc gia sáng tạo không ngừng các biện pháp phi thuế quan mới ·        Việc các quốc gia che dấu mục đích bảo hộ bằng các mục đích hợp pháp : bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng Các biện pháp phi thuế quan bị hạn chế bởi nhiều hiệp định của WTO, cụ thể là ·        Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật ·        Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại ·        Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi xuât hàng ·        Hiệp định về qui định nguồn gốc sản phẩm ·        Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu ·        Điều 11 GATT          Chống biện pháp hạn ngạch Các ngoại lệ ·        Các ngoại lệ liên quan đến các hiệp định thương mại khu vực ( với số lượng rất lớn, khoảng 400 hiệp định ) à điều 24 hiệp định GATT và điều khoản khả thể : các quốc gia đang phát triển ·        Qui chế đối xử đặc biệt và khác biệt cho các quốc gia đang phát triển : thể hiện ở nhiều điều luật rải rác trong các hiệp định khác nhau của WTO Ví dụ  Điều 27 hiệp định chống trợ cấp Qui định về trợ giúp kỹ thuật cho các quốc gia đang phát triển Ví dụ  Ban thư ký WTO sẽ hỗ trợ các quốc gia đang phát triển tham gia Linh hoạt trong việc thực hiện cắt giảm các rào cản thương mại của các quốc gia đang phát triển : Ví dụ  Việc áp dụng chậm hơn, không cắt giảm hay mức giảm thấp hơn ·        Ngoại lệ chung Ví dụ  Điều 20 ( ngoại lệ chung ), điều 21 ( về an ninh ) hiệp định GATT Nhận định      Điều 20 ( ngoại lệ chung ), 21 (về an ninh ) hiệp định GATT chỉ tạo ra ngoại lệ đối với nguyên tắc MFN à Sai, do có hiệu lực đối với tất cả các nguyên tắc của WTO Ví dụ  Vụ kiện phân biệt đối xử của Mỹ về giấy phép nhập khẩu tôm           Các nước vùng Caribê                     Các quốc gia đang phát triển mới Áp dụng trong vòng 3 năm             Ap dụng ngay lập tức Thông qua đàm phán                                   Không có đàm phán Mỹ thừa nhận vi phạm điều 11 hiệp định GATT nhưng đưa ra việc áp dụng ngoại lệ tại khoản g điều 20 hiệp định GATT Phán quyết sơ thẩm  Đây là hành vi phân biệt đối xử độc đoán, phi lý, không thỏa mãn khoản g điều 20 hiệp định GATT nên Mỹ bị xử thua, phải chấm dứt việc thực hiện biện pháp Phán quyết phúc thẩm         Tuy hành vi của Mỹ không phù hợp với đoạn mở đầu của điều 20 nhưng lại thỏa mãn khoản g điều 20 hiệp định GATT à Mỹ có thể tiếp tục thực hiện biện pháp sau khi sửa đổi nội dung, tiến hành đàm phán với các quốc gia liên quan BÀI 3             CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THƯƠNG MẠI Khi thực hiện các nguyên tắc tự do hóa thương mại thì các quốc gia sẽ đối mặt với nhiều rủi ro như là sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp lẫn các chính phủ khác à WTO đưa ra hệ thống các biện pháp an toàn để bảo vệ cho các thành viên, tạo sự yên tâm để mở cửa thị trường, tham gia nhiệt tình hơn vào quá trình tự do hóa thương mại ·        Sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp : hành vi bán phá giá à WTO đưa ra các biện pháp chống bán phá giá ( anti dumping ) ·        Sự cạnh tranh không lành mạnh của các chính phủ : hành vi trợ cấp à WTO đưa ra các biện pháp đối kháng / chống trợ cấp ·        Biện pháp tự vệ / khẩn cấp WTO qui định rất chặt chẽ những biện pháp này để các quốc gia không thể lợi dụng nhằm tạo ra những rào cản thương mại I          Các biện pháp chống bán phá giá Định nghĩa Bán phá giá là hành vi của doanh nghiệp bán hàng tại thị trường nước ngoài ( giá xuất khẩu ) thấp hơn giá thông thường của sản phẩm Hành vi bán phá giá chỉ bị lên án khi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng à Tuy có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp nội địa trong ngành nhưng hành vi bán phá giá cũng đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp khác có liên quan ( sử dụng sản phẩm làm nguyên liệu sản xuất ) cũng như người tiêu dùng : WTO chủ trương chỉ cấm đoán những hành vi bán phá giá gây thiệt hại nghiêm trọng Ví dụ  việc bán phá giá đường được các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tán đồng Nhận định sai           Tất cả các hành vi bán phá giá đều bị lên án và bị WTO cấm à điều 6 hiệp định GATT Điều 6.1 hiệp định GATT qui định việc so sánh gía xuất khẩu với giá thông thường của sản phẩm Gía thông thường     được xác định thông qua ·        Gía trong nước của quốc gia xuất khẩu ·        Gía xuất khẩu sang nước thứ 3 ·        Chi phí sản xuất + lợi nhuận hợp lý Ví dụ        Việt nam xuất quần jean sang Mỹ à phải so sánh với Gía quần jean tại thị trường nội địa của Việt nam Gía quần jean xuất sang thị trường EU ( có cùng kích cỡ ) Nếu Việt nam chưa có nền kinh tế thị trường thì áp dụng cách tính chi phí + lợi nhuận hợp lý Thiệt hại nghiêm trọng Thiệt hại vật chất     Điều 3 hiệp định chống bán phá giá qui định việc xác định thiệt hại vật chất sẽ dựa vào ·        Khối lượng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá ·        Ảnh hưởng đến giá của sản phẩm tương tự trên thị trường nội địa ·        Mức độ tăng lên của khối lượng hàng nhập khẩu ( có đáng kể không ) ·        Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và việc tổn hại cho hàng hóa trong nước Ngành sản xuất trong nước Điều 4 hiệp định chống bán phá giá ( p313 ) định nghĩa nền sản xuất trong nước là tập hợp chung các nhà sản xuất trong nước Sản phẩm tương tự Điều 2.6 hiệp định chống bán phá giá ( p308 ) qui định khái niệm sản phẩm tương tự à chỉ áp dụng trong phạm vi chống bán phá giá : qui định này rất chặt chẽ nhằm ngăn cản hành vi lợi dụng khái niệm này để tạo ra rào cản thương mại Chú ý  Tổn hại # thiệt hại, quan trọng # nghiêm trọng Biện pháp chống lại hành vi bán phá giá Trừ trường hợp cam kết về giá của các nhà xuất khẩu, luật WTO chỉ cho phép sử dụng 1 biện pháp : tăng thuế nhập khẩu đối với hàng bán phá giá Ví dụ  Khi các doanh nghiệp của quốc gia A có hành vi bán phá giá, chính phủ quốc gia nhập khẩu B đã quyết định áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với các sản phẩm này à Hành vi này của quốc gia B đã vi phạm luật WTO Chú ý  Đây là ngoại lệ của nguyên tắc cam kết mức thuế trần, nguyên tắc không phân biệt đối xử MFN à có quan điểm cho rằng đây là biện pháp nhằm bảo đảm cạnh tranh không lành mạnh nên không có vi phạm nguyên tắc Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ phá giá : điều 6.2 hiệp định GATT ( p41) à nhằm mục đích triệt tiêu tác dụng của hành vi bán phá giá ( không có mục đích trừng phạt ) : ngăn ngừa việc các quốc gia lợi dụng để bảo hộ nền sản xuất nội địa, tạo ra các điều kiện không lành mạnh cho các nhà nhập khẩu Các biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng sau khi thủ tục điều tra chống bán phá giá đã hoàn tất. Trong khi chờ đợi thì có thể áp dụng các biện pháp tạm thời nhưng việc áp dụng này rất hạn chế Các biện pháp tạm thời       Điều 7 hiệp định chống bán phá giá ( p324 ) : điều 7.3 chỉ cho áp dụng trước khi điều tra không quá 60 ngày, điều 7.4 không cho phép áp dụng các biện pháp tạm thời quá 4 tháng Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng nếu biên độ phá giá hay khối lượng hàng nhập khẩu hay thiệt hại gây ra là quan trọng Biên độ bán phá giá không đạt mức tối thiểu à Điều 5.8 hiệp định chống bán phá giá ( p317 ) : biên độ bán phá giá thấp hơn 2% giá xuất khẩu, khối lượng bán phá giá thấp hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng trong thời hạn tối đa là 5 năm kể từ khi bắt đầu áp dụng             à điều 11.3 hiệp định chống bán phá giá ( p333 ) à tránh trường hợp các quốc gia lợi dụng các biện pháp này Chú ý  Điều khoản hoàng hôn là điều 11.3 hiệp định chống bán phá giá Ví dụ  Các doanh nghiệp của quốc gia A có hành vi bán phá giá cho quốc gia B A 1      có biên độ bán phá giá 1.5% A 2      có biên độ bán phá giá 3% A 3      có biên độ bán phá giá 4.5% Sau khi điều tra, quốc gia B đã quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá : đánh thuế 3% cho toàn bộ ba doanh nghiệp trên Nhận xét Quốc gia B không được áp dụng thuế chống bán phá giá cho doanh nghiệp A 1 : vi phạm điều 5.8 Nếu A 1 có biên độ bán phá giá 2.5% à Quốc gia B chỉ được áp mức thuế 2.5% mà không được áp dụng mức 3% : vi phạm điều 6.2 hiệp định GATT Dù A 3 có biên độ bán phá giá 4.5% à Quốc gia B vẫn có thể áp mức thuế 3% do điều 6.2 hiệp định GATT cho phép áp mức thuế bán phá giá thấp hơn biên độ phá giá Tuy vậy các doanh nghiệp trong nước của quốc gia B và doanh nghiệp A 2 có thể khiếu nại việc quốc gia B ưu ái doanh nghiệp A 3 à Điều 9.2 hiệp định chống bán phá giá ( p327 ) không cho phép phân biệt đối xử Thủ tục chống bán phá giá à Cũng được WTO qui định rất chặt chẽ để ngăn ngừa việc các quốc gia lạm dụng biện pháp chống bán phá giá Bắt đầu điều tra hay mở điều tra à điều 5 hiệp định chống bán phá giá Các thành viên WTO không thể áp dụng thuế chống bán phá giá nếu cơ quan công quyền có thẩm quyền chưa tiến hành điều tra nhằm xác định sự tồn tại của hành vi bán phá giá bị lên án ( cũng như mối liên hệ nhân quả với các tổn hại phát sinh ) Việc điều tra sẽ không được tiến hành nếu không có yêu cầu của ngành sản xuất trong nước hay đại diện của ngành sản xuất trong nước; yêu cầu này phải bao gồm thông tin, bằng chứng hợp lý. Trong trường hợp đặc biệt thì cơ quan có thẩm quyền cũng có thể tự mình thực hiện điều tra ( vẫn phải dựa trên các bằng chứng ) Quyết định điều tra phải được thông báo cho chính phủ thành viên xuất khẩu hàng có liên quan ( điều 5.5 p317 ) Ví dụ  Trong vụ kiện chống bán phá giá thép hình H, việc Thái lan thông báo miệng cho Ba lan là không vi phạm điều 5.5 à WTO cho phép thông báo miệng Trước khi điều tra có thể áp dụng các biện pháp tạm thời à qui định tại điều 7 hiệp định chống bán phá giá Thời hạn điều tra :    phải kết thúc trong vòng 12 tháng và không được kéo dài quá 18 tháng kể từ khi bắt đầu ( điều 5.10 p318 ) à hạn chế thiệt hại cho các doanh nghiệp có liên quan Các bên liên quan ( kể cả hiệp hội người tiêu dùng ) có quyền tham gia vào việc điều tra, đối chứng, đưa ra các câu hỏi Trong quá trình điều tra, các thông tin mật phải được bảo vệ à do các doanh nghiệp liên quan đôi khi phải giải trình bí mật công nghệ trong kinh doanh Các cơ quan có thẩm quyền điều tra phải xác định mức độ chính xác của các thông tin do các doanh nghiệp cung cấp và cơ quan điều tra có thể tiến hành điều ra trên lãnh thổ của các thành viên nếu như công ty liên quan đồng ý và quốc gia thành viên liên quan không phản đối Việc điều tra có thể đình chỉ hay chấm dứt khi nhà xuất khẩu tự đưa ra cam kết về giá ( tự tăng giá xuất khẩu ) nhằm điều chỉnh giá hay đình chỉ hành vi bán phá giá ( điều 8 hiệp định chống bán phá giá – p325 ) Chú ý  Cơ quan điều tra có quyền chấp nhận hay không chấp nhận việc cam kết về giá Các thành viên có thể duy trì các thủ tục tố tụng, tư pháp, trọng tài và hành chính nhằm rà soát các biện pháp chống bán phá giá II          Các biện pháp đối kháng Biện pháp chống trợ cấp nhằm chống lại những hành vi trợ cấp của các chính phủ à là hành vi cạnh tranh không lành mạng của chính phủ ( khác với việc bán phá giá là hành vi của doanh nghiệp ) Các hành vi trợ cấp giáo dục, cơ sở hạ tầng là hành vi trợ cấp hợp pháp. Nhưng những hành vi trợ cấp cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hành vi trợ cấp không hợp pháp, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh Các bộ phận cấu thành của trợ cấp Định nghĩa     Điều 1.1 hiệp định chống trợ cấp ( p220 ) qui định 2 điều kiện Có sự đóng về tài chính của chính phủ hay cơ quan công cộng Có 1 lợi ích được cấp bởi điều đó Điều 1.2 xác định WTO chỉ hạn chế các hành vi trợ cấp riêng biệt có đối tượng là một nhóm doanh nghiệp hay ngành sản xuất ( không hạn chế hành vi trợ cấp hàng loạt, cho mọi ngành nghề của chính phủ ) Điều 2 ( p221 ) xác định tính riêng biệt của hành vi trợ cấp WTO chỉ hạn chế các hành vi trợ cấp gây thiệt hại nghiêm trọng Điều 6 ( p227 ) qui định về khái niệm gây thiệt hại nghiêm trọng Ví dụ  Việc Indo gỉam thuế xa xỉ của sản phẩm ô tô là hành vi trợ cấp, do vượt 5% gây thiệt hại nghiêm trọng à vi phạm cả điều 1, điều 3 và trợ cấp Điều 6.3 qui định về suy đoán sự tồn tại của gây thiệt hại nghiêm trọng Tạo ra ảnh hưởng có hại, làm thay đổi luồng trao đổi thương mại hay làm tăng thị phần trên thị trường thế giới của thành viên đang áp dụng trợ cấp Chú ý  Gây thiệt hại nghiêm trọng à Tương tự như hành vi bán phá giá Điều 16.1 ( p251 ) qui định về ngành sản xuất trong nước Những nhà sản xuất cùng 1 sản phẩm tương tự, trừ ra những nhà nhập khẩu các sản phẩm được trợ cấp và những nhà nhập khẩu toàn bộ từ những quốc gia khác Chú ý các trường hợp đặc biệt Phân loại Hành vi trợ cấp bị cấm là hành vi trợ cấp đèn đỏ Điều 3 ( p223 ) à dẫn đến phụ lục 1 là danh mục minh họa trợ cấp xuất khẩu ( p275 ) Các dạng trợ cấp thường bị chú ý nhiều là trợ cấp dựa trên kết quả xuất khẩu và trợ cấp nhằm khuyến khích sử dụng hàng nội địa thay vì hàng nhập khẩu Hành vi trợ cấp có thể bị đối kháng là hành vi trợ cấp đèn vàng Là hành vi không bị WTO cấm, nhưng nếu hành vi đó gây ra tổn hại nghiêm trọng ở các quốc gia thành viên nhập khẩu thì các quốc gia đó có quyền áp dụng biện pháp đối kháng Hành vi trợ cấp đèn xanh Điều 8 ( p232  ) qui định về trợ cấp không thể đối kháng à Là hành vi  trợ cấp không bị WTO cấm thực hiện. Đây là trợ cấp không mang tính riêng biệt hay mang tính riêng biệt nhưng được hưởng những ngoại lệ cho phép : trợ cấp cho hành vi hỗ trợ hành vi nghiên cứu phát triển, cho các vùng khó khăn, nhằm nâng cấp phương tiện hạ tầng và bảo vệ môi trường Chú ý  Ngay cả với hành vi trợ cấp đèn xanh, các quốc gia cũng không được thực hiện thoải mái mà vẫn phải thông báo cho ủy ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Khi các thành viên khác chứng minh được hành vi trợ cấp đèn xanh gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của mình thì quốc gia tiến hành trợ cấp và các quốc gia thành viên đó phải tiến hành tham vấn ( đàm phán ). Nếu tham vấn không dẫn đến giải pháp các bên chấp nhận được thì ủy ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng có thể cho các quốc gia thành viên chịu thiệt hại áp dụng các biện pháp đối kháng ( điều 9.4 p237 ) Ví dụ  Chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ Việt nam nhằm kích cầu thị trường có thể là hành vi trợ cấp đèn đỏ do Ưu tiên cho những ngành xuất khẩu  à Hành vi trợ cấp cho xuất khẩu Chỉ dành cho 1 số doanh nghiệp  à mang tính riêng biệt Có thể tạo ra các điều kiện của nền kinh tế phi thị trường Chú ý  Trường hợp doanh nghiệp nhà nước ( do nhà nước là chủ sở hữu ) được hưởng trợ cấp nhà nước thì sẽ làm phát sinh khả năng doanh nghiệp bị kiện về hành vi bán phá giá 3          Việc áp dụng các biện pháp đối kháng Thuế đối kháng sẽ không được áp dụng trước khi các quốc gia nhập khẩu hoàn tất quá trình điều tra. Và kết quả điều tra phải chứng minh được hành vi trợ cấp đã gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước ( tương tự như biện pháp chống bán phá giá ) Biện pháp đối kháng được áp dụng cũng chỉ là biện pháp thuế quan ( tương tự như biện pháp chống bán phá giá ) Nhận định Việc quốc gia áp dụng các biện pháp hạn ngạch để đối kháng với hành vi trợ cấp đèn đỏ có phù hợp với các qui định của WTO về chống trợ cấp hay không à Không phù hợp Mức thuế đối kháng tối đa chỉ có thể bằng với mức độ trợ giá (khoản 2, 4 điều 19 p256) Việc áp dụng thuế đối kháng phải đánh trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với sản phẩm đến từ mọi nguồn có kết luận là có trợ cấp và gây ra thiệt hại ( khoản 3 điều 19 p256 ) Không thể vừa đánh thuế đối kháng vừa đánh thuế chống bán phá giá lên cùng 1 sản phẩm trong cùng 1 hoàn cảnh phá giá hay trợ cấp xuất khẩu ( điều 6.5 hiệp định GATT p42 ) Chỉ được thực hiện trong 1 thời gian nhất định, không quá 5 năm Chú ý  Đây cũng là điều khoản hoàng hôn, tương tự như hành vi chống bán phá giá Trong trường hợp cần thiết, quốc gia nhập khẩu cũng có thể đánh thuế đối kháng tạm thời nhưng không kéo dài quá 4 tháng ( điều 17 p253 ) Cam kết về giá ( tương tự như trong hành vi chống bán phá giá ) à ( điều 18 p254 ), doanh nghiệp xuất khẩu tự cam kết tăng giá hay quốc gia xuất khẩu xóa bỏ hạn chế trợ cấp. Việc chấp nhận cam kết về giá hay không là quyền của quốc gia nhập khẩu Phải có đề nghị của ngành sản xuất quốc nội bị ảnh hưiởng, trừ trường hợp ngoại lệ cơ quan có thẩm quyền tự tiến hành điều tra. Yêu cầu phải có bằng chứng về hành vi trợ cấp, về thiệt hại nghiêm trọng, về mối liên hệ nhân quả. Cuộc điều tra sẽ chấm dứt nếu mức trợ cấp không đạt mức tối thiểu 1% trị giá sản phẩm ( điều 11.9 p240 ) Khi điều tra, cơ quan điều tra phải tôn trọng nguyên tắc bảo mật và phải tạo điều kiện cho các bên liên quan trình bày quan điểm của mình ( chính phủ, doanh nghiệp, hiệp hội, người tiêu dùng trong nước, các nhà sản xuất nhập khẩu ) Để đảm bảo công bằng, WTO cũng đưa ra cơ chế rà soát tư pháp ở trong nước ( điều 23 p262 ) Chú ý so sánh hành vi bán phá giá và hành vi trợ cấp Khác             Hành vi của quốc gia với hành vi của doanh nghiệp Giống Biện pháp khắc phục chỉ là biện pháp thuế quan Không vượt biên độ Phải tuân thủ qui định về điều tra ( yêu cầu, biên độ, cam kết về giá, rà soát tư pháp ) Điều khoản hoàng hôn ( thời hạn cho từng lĩnh vực cụ thể sẽ khác nhau nhưng thời hạn tối đa thì như nhau ) III       Biện pháp tự vệ ( biện pháp khẩn cấp ) Khái niệm Nhằm bảo vệ tạm thời các ngành sản xuất trong nước để chúng có thể thích nghi với điều kiện cạnh tranh mới trên thị trường sau khi các biện pháp mở cửa thị trường được áp dụng Ví dụ  Viglacera sản xuất kính nổi đề nghị nhà nước áp dụng biện pháp tự vệ Trước đây, điều 19 hiệp định GATT đã có qui định biện pháp tự vệ nhưng còn hết sức lỏng lẻo ( phải đàm phán trước khi áp dụng biện pháp tự vệ ) nên đã tạo ưu thế cho các cường quốc kinh tế trong quá trình đàm phán. Do vậy, WTO đưa ra hiệp định về biện pháp tự vệ Các điều kiện để sử dụng các biện pháp tự vệ Điều 2, 4 p352 qui định chỉ có thể sử dụng bởi các nước nhập khẩu đối với 1 sản phẩm nếu sản phẩm này có sự gia tăng nhập khẩu tương đối hay tuyệt đối so với sản phẩm nội địa và do đó có thể gây ra hay đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho nền công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp Tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước   Điều 4 p 353 qui định phải dựa trên yếu tố định lượng có tính chính xác và khoa học Biện pháp áp dụng Điều 5.1 p354 qui định các quốc gia nhập khẩu có quyền lựa chọn các biện pháp thích hợp nhất để tự vệ Chú ý  Đây là điểm khác biệt lớn giữa biện pháp tự vệ so với các biện pháp chống bán phá giá và trợ cấp ( chỉ biện pháp thuế quan ) Chỉ được thực hiện trong giới hạn cần thiết để ngăn cản khắc phục tổn hại nghiêm trọng màthôi hay tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước mà thôi Chỉ được thực hiện trong thời gian hạn chế ( sau khi đạt mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh ) à điều 7 Không quá 4 năm, nếu có gia hạn thì không quá 8 năm. Sau năm thứ nhất, các biện pháp áp dụng phải dần dần được gỡ bỏ Các biện pháp tự vệ tạm thời không được kéo dài quá 200 ngày và các biện pháp này chỉ có thể áp dụng dưới hình thức thuế quan Giống như bán phá giá và trợ cấp, quốc gia nhập khẩu không thể áp dụng các biện pháp tự vệ nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa tiến hành điều tra. Nhìn chung các thủ tục, yêu cầu đối với điều tra trong nước trong linh vực tự vệ thì ít khắt khe hơn so với các yêu cầu trong lĩnh vực bán phá giá và trợ cấp. Hiệp định chỉ yêu cầu phải công khai và các bên liên quan phải được trình bày ý kiến của mình Việc điều tra và kết quả điều tra phải được thông báo cho ủy ban các biện pháp tự vệ Chú ý  Không có cơ chế rà soát tư pháp như bán phá giá và trợ cấp Đề thi             75 phút Lý thuyết      6 điểm             Nhận định     4 điểm Các cuộc điều tra chống trợ cấp đều dẫn đến kết quả áp dụng biện pháp chống trợ cấp ( bán phá giá, tự vệ ) Sai. Ví dụ như trường hợp biên độ trợ cấp 1% ( điều luật ), cam kết về giá ( điều luật ) v.v..             Phân tích, so sánh   2 điểm Phân tích tính 2 mặt của tự do hóa thương mại Dưới góc độ luật thương mại quốc tế, xóa bỏ rào cản thì ảnh hưởng môi trường, MFN thì công nghiệp ôtô Indo. Liên hệ với công nghiệp Việt nam Bài tập           4 điểm Quốc gia B áp dụng biện pháp tự vệ thương mại tạm thời từ 1/1998 và biện pháp tự vệ chính thức từ 12/1998 đối với sản phẩm X nhập khẩu từ quốc gia A. Quốc gia A khởi kiện quốc gia B đã vi phạm điều 19 hiệp định GATT. Hãy +          Xác định có vi phạm luật WTO không +          So sánh biện pháp tự vệ tạm thời và chính thức BÀI 4             CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG WTO Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một trong những cơ chế hiệu quả và tiên tiến bậc nhất trên thế giới I           Ý nghĩa ·        Đảm bảo cho luật WTO được tôn trọng ·        Gíup tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé ·        Gíup đảm bảo tính an toàn và có thể dự báo trước của hệ thống thương mại đa biên ·        Gíup giải thích, làm rõ luật củaWTO, qua đó bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các thành viên Cơ sở pháp lý Thỏa thuận ghi nhận về các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp ( Dispute Settlement Understanding ) à p366 Điều 22, 23 hiệp định GATT à chỉ nêu ra nguyên tắc II          Đặc điểm Các giai đoạn giải quyết tranh chấp Tham vấn       60 ngày Thành lập PANEL                Cơ quan phúc thẩm xem xét báo cáo của PANEL nếu có khiếu nại Thi hành phán quyết Các bên tham gia Nguyên đơn Bị đơn DSB chính là đại hội đồng ( General council bao gồm đại diện của tất cả các thành viên Chú ý  Nếu tranh chấp tham chiếu đến Điều 10 hiệp định GATT thì sẽ ngoài thẩm quyền giải quyết của panel Các bên thứ ba          không có liên quan mật thiết nhưng có quan tâm, được cung cấp các tài liệu thông tin để tham khảo, học hỏi Chú ý  Hiện nay các bên ít sửa đổi báo cáo của panel à để lại cho dịp trình bày với cơ quan phúc thẩm Thi hành phán quyết Bên thua kiện đề nghị thời hạn hợp lý để thi hành phán quyết à nếu bên thắng kiện đồng ý thì tiến hành. Nếu không đồng ý thì các bên tiến hành tham vấn đàm phán. Nếu các bên đàm phán không thành công thì sẽ đưa ra trọng tài ( điều 21.3 ) để trọng tài phán quyết và bên thua kiện phải tuân theo Nếu sau thời gian thi hành phán quyết mà việc tuân thủ chưa đạt yêu cầu thì panel và cơ quan phúc thẩm ban đầu phải tiếp tục xem xét để điều chỉnh nội dung phán quyết Nếu quốc gia thành viên kiên quyết không tuân thủ thì sẽ bị áp dụng biện pháp bồi thường. Ví dụ  Thịt bò Mỹ xuất qua châu Âu có hóc môn tăng trưởng, nghi ngờ có gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. EU đã áp dụng điều 20 GATT mà hạn chế à WTO phán quyết EU thua kiện. Sau thời hạn hợp lý mà EU vẫn chưa thực hiện được nên EU phải đàm phán với Mỹ và trả 1 khoản bồi thường. Nếu đàm phán bồi thường không thành công thì bên thua kiện sẽ xin DSB cho tạm hoãn thi hành nhượng bộ ( tiến hành trả đũa thương mại ) à bên thắng kiện đề xuất biện pháp tạm hoãn thi hành nhượng bộ; DSB, quốc gia thua kiện và các thành viên khác sẽ xem xét. Nếu không đồng ý được thì đưa ra trọng tài WTO quyết định.  Chú ý  trả đũa thương mại chéo : áp dụng cho các mặt hàng khác ( không liên quan đến sản phẩm tranh chấp ) để đảm bảo đạt được mục đích, mục đích DSU Phạm vi áp dụng DSU rất rộng, bao gồm tất cả các hiệp định trong phụ lục 1 của DSU ( p405 -406 ) à hầu hết các hiệp định WTO. Trừ khi trong các hiệp định nhiều bên đã đề nghị cụ thể biện pháp giải quyết tranh chấp Các thành viên WTO không được đơn phương áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Trước khi áp dụng biện pháp, phải tiến hành áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp Ví dụ  Để trả đũa hành vi điều tra chống phá giá của quốc gia A, quốc gia B quyết định ngừng nhập khẩu đậu nành à có sự vi phạm luật WTO do đây là hành vi đơn phương của quốc gia B, chưa thông qua quá trình giải quyết tranh chấp Trong WTO, khi giải quyết tranh chấp, giải pháp mà các bên cùng có thể chấp nhận được sẽ phải được ưu tiên ( điều 3.7 p370 ) Nhận định sai           Tham vấn là thủ tục được tiến hành trước khi đưa ra panel à sau khi đưa ra panel các bên vẫn tiếp tuc tham vấn được Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng do vụ kiện sẽ vẫn được tiến hành ngay cả khi 1 bên cớ tình kéo dài thời gian à Do nguyên tắc đồng thuận nghịch đóng vai trò rất quan trọng : đề nghị sẽ chỉ không được thông qua nếu tất cả mọi người không thông qua. Đề nghị sẽ được thông qua khi chỉ cần có 1 thành viên thông qua Ví dụ  về việc thành lập panel ( Điều 6.1 p 376 ) , thông qua báo cáo của panel, áp dụng biện pháp tạm hoãn thi hành các nhượng bộ à đều áp dụng nguyên tắc đồng thuận nghịch à Khắc phục được nhược điểm của hiệp định GATT qui định áp dụng nguyên tắc đồng thuận Chú ý  Biện pháp trã đũa hiện nay vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa III       Các cơ quan tham gia ·        DSB    Bao gồm tất cả thành viên của WTO, khi cần thiết thì nhóm họp để giải quyết tranh chấp ( thường là 1 tháng/ lần nhưng có thể nhóm họp bất thường theo yêu cầu ) Cơ chế thông qua quyết định của DSB thường là đồng thuận, trừ ra 3 trường hợp áp dụng phương pháp đồng thuận nghịch : thông qua quyết định thành lập panel, thông qua báo cáo  của panel, thông qua quyết nghị thực hiện biện pháp trã đũa ·        Panel  bao gồm 3-5 thành viên, gồm các chuyên gia được chọn theo khoản 1 và 2 điều 8. Là cơ quan ad hoc ( chỉ sử dụng 1 lần, xong rồi sẽ giải tán ) ·        Cơ quan phúc thẩm bao gồm 7 thành viên, mỗi người có nhiệm kỳ 4 năm, có thể tái cử 1 lần à Đây là cơ quan thường trực với chủ tịch có nhiệm kỳ từ 1 đến 2 năm. Thường cơ quan phúc thẩm sẽ cử 3 thành viên tham gia vào mỗi 1 vụ kiện. Việc thành lập cơ quan phúc thẩm là cần thiết do panel có tính adhoc không thường trực, thành viên đa dạng ·        Trọng tài chỉ chủ yếu được sử dụng khi áp dụng các thủ tục được tham chiếu theo điều 21, 22 Nhận định sai                       Phán quyết của DSB phải thi hành ngay lập tức            à có những trường hợp không phải thi hành ngay lập tức ( điều 21.3 ) Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm là những cơ quan thường trực của WTO à panel là ad hoc Khi được ban hành, báo cáo của panel hay cơ quan phúc thẩm sẽ được thông qua tự động và được các bên tuân theo à Sai do báo cáo của panel có thể bị phúc thẩm Tham vấn chỉ được áp dụng trước khi đưa tranh chấp ra trước panel à có thể được áp dụng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp Tất cả các biện pháp bán phá giá đều bị WTO cấm à chỉ khi gây thiệt hại nghiêm trọng THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TƯ CHƯƠNG 1              HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ( Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ) Hợp đồng thương mại quốc tế có thể liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư Hợp đồng xuất nhập khẩu à phải chịu thuế xuất khẩu khi xuất khẩu và phải chịu thuế nhập khẩu khi nhập khẩu : không bao gồm toàn bộ các đặc tính của hợp đồng thương mại quốc tế Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương à hợp đồng với người nước ngoài : không bao gồm toàn bộ các đặc tính của hợp đồng thương mại quốc tế Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế à có đầy đủ các đặc điểm : hàng hóa chuyển dịch qua biên giới, đóng thuế xuất nhập khẩu, luật các nước được áp dụng, sử dụng trọng tài quốc tế Hàng hóa : phải là loại hàng hóa hữu hình, không bao gồm tất cả các loại hàng hóa Ví dụ  Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế à mua bán chính cái bàn Hợp đồng li xăng à mua bán quyền sở hữu trí tuệ : kiểu dáng công nghiệp của cái bàn I          Khái niệm đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế 1          Khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ à qui định quyền và nghĩa vụ của người mua người bán : quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia Theo điều 1 công ước La Haye 1964 ( có trên 30 thành viên quốc gia châu Âu ), hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhauà căn cứ vào dấu hiệu trụ sở thương mại để phân biệt với hợp đồng trong nước Chú ý  Hiện nay Việt nam chưa tham gia các công ước về mua bán quốc tế Theo điều 1 công ước LHQ về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký tại Viên năm 1980 ( có 137 quốc gia thành viên ) qui định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau ( ngoại trừ trường hợp việc mua bán hàng hóa không xuất phát từ mục đích thương mại ) à  căn cứ vào dấu hiệu trụ sở thương mại để phân biệt với hợp đồng trong nước : Chú ý  LHQ có 192 quốc gia thành viên + các vùng lãnh thổ Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài vẫn là hợp đồng trong nước : không có sự chuyển dịch hàng hóa qua biên giới, không chịu thuế xuất nhập khẩu, luật Việt nam được áp dụng, cơ quan có thẩm quyền giải quyết là tòa án Ví dụ  Chồng ở Việt nam chuyển vật dụng cho vợ Việt nam đang sống ở Pháp : do có có sự chuyển dịch hàng hóa qua biên giới, phải chịu thuế xuất nhập khẩu, có sử dụng đơn vị vận chuyển, chịu sự điều chỉnh của 2 hệ thống pháp luật à là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Chú ý  Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên phải có trụ sở thương mại hay cư trú ở nước ngoài Từ khái niệm trên thì tính quốc tế của hợp đồng được thể hiện qua : ·        trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; ·        hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được chuyển dịch từ nước này sang nước khác;  ·        việc chào hàng và chấp nhận chào hàng được lập ở các nước khác nhau 2          Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng là các thương nhân có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa hữu hình được chuyển dịch từ nước này sang nước khác và hàng hóa đó phải hợp pháp ( theo pháp luật của nước người bán lẫn nước người mua ) Ví dụ  Chai dầu gội đầu là hàng hóa hợp pháp ở Mỹ nhưng do có hình ảnh sexy nên không hợp pháp tại Việt nam Tiền tệ thanh toán trong hợp đồng thường là ngoại tệ đối với 1 trong các bên ( hay cả hai bên ) Ví dụ  Công ty Pháp bán hàng cho công ty Việt nam, thanh toán bằng USD Chú ý  Hợp đồng dân sự phải qui định giá trị bằng tiền Việt, có thể ghi chú tỷ giá qui đổi sang tiền USD Khi hợp đồng phát sinh tranh chấp thì pháp luật của các nước ( bên bán bên mua hay pháp luật nước thứ 3 ) có thể được áp dụng để giải quyết Ví dụ  Pháp luật Pháp qui định người đủ 16 tuổi là có năng lực hành vi dân sự để ký kết trong khi pháp luật Việt nam qui định người đủ 18 tuổi à phải căn cứ vào pháp luật của quốc gia có thẩm quyền giải quyết để quyết định II         Luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Là cơ sở để hợp đồng dựa vào mà xem xét các yếu tố hợp pháp của hợp đồng 1 -       Điều luật quốc tế à nguồn cơ bản Bao gồm Điều luật mang tính nguyên tắc chung : các hiệp định quốc tế Điều luật điều chỉnh cụ thể quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng : công ước Viên 1980 Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản để điều chỉnh các vấn đề liên quan quyền và nghĩa vụ các bên, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Về pháp lý, điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực đương nhiên đối với các bên tham gia điều ước ( nếu không điều ước quốc tế sẽ chỉ là qui phạm mang tính tập quán, có thể được sử dụng hay không tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên ). Nếu các bên không phải là thành viên muốn áp dụng điều ước quốc tế làm nguồn luật điều chỉnh cho quan hệ hợp đồng thì phải thỏa thuận ( chọn ) cụ thể và ghi rõ vào hợp đồng. Nhưng việc chọn phải thỏa điều kiện chọn luật. 2 -       Pháp luật quốc gia à nguồn cơ bản Là nguồn luật của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm cả các đạo luật lẫn các văn bản dưới luật, chỉ có hiệu lực với bên mang quốc tịch. Do vậy các bên cần lưu ý là khi muốn áp dụng pháp luật quốc gia để diều chỉnh quan hệ hợp đồng thường phát sinh xung đột pháp luật. Về mặt lý luận, pháp luật quốc gia được hiểu là luật của nước người bán hay luật của nước người mua hay luật của nước thứ 3 do các bên chọn. Nhưng trên thực tế thì thường áp dụng pháp luật của nước thứ 3 do các bên chọn à các bên tránh được việc tạo ưu thế cho phía có pháp luật quốc gia được áp dụng. Việc chọn luật đó phải tuân thủ các qui định của pháp luật về chọn luật áp dụng : ·        không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia sở tại ·        chọn luật không nhằm để lẩn tránh pháp luật, ·        chọn luật phải là luật thực chất 3 -       Tập quán thương mại quốc tế Tập quán thưc chất là 1 thói quen và phải thỏa mãn 3 điều kiện do pháp luật qui định ·        Được hình thành từ lâu đời ·        Trong quá trình sử dụng được lặp đi lặp lại nhiều lần ( thường xuyên ) ·        Khi sử dụng, mọi người đều hiểu 1 cách thống nhất không có sự trái ngược nhau ( hay khi sử dụng mọi người đều tin chắc rằng xử sự như vậy là đúng ) Chú ý        Không phải mọi thói quen đều là tập quán. Ví dụ : thói quen đi xa hỏi già về nhà hỏi trẻ không phải là tập quán Là nguồn luật bổ trợ à khi không có điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia không được các bên thỏa thuận áp dụng thì có thể áp dụng tập quán quốc tế làm nguồn luật điều chỉnh cho hợp đồng  Trong thực tiễn thương mại, tập quán thương mại quốc tế được hiểu có thể là tập quán chung ( được áp dụng rộng rãi mang tính toàn cầu ) hay tập quán riêng ( được áp dụng trong khu vực hay từng quốc gia ). Do vậy, các bên cần lưu ý khi thỏa thuận chọn tập quán làm nguồn luật điều chỉnh cho hợp đồng thì phải ghi rõ chính xác tập quán đó và chỉ nên chọn các tập quán chung Ví dụ  Tập quán chung : Incoterm 2000 EXW, FOB, CIF, CIP, DDU, DDP Tập quán riêng : đơn vị chục của Việt nam có thể là 10, 12, 16 tùy địa phương Ngày nay trong thực tiễn thương mại, có 2 tập quán chung được các bên sử dụng 1 cách rộng rãi, do phòng thương mại quốc tế ICC biên soạn và ban hành: ·        Tập quán Incoterm 2000 ( tập quán giao hàng trong thương mại quốc tế ) à qui định quyền và nghĩa vụ của các bên ·        Tập quán UCP 600 ( thanh toán thư tín dụng chứng từ ) Ví dụ        FOB : mốc phân định trách nhiệm là lan can tàu à làm cơ sở để quyết định việc mua bảo hiểm hàng hóa Tập quán giao hàng từ cần cẩu đến cần cẩu à khi móc cần cẩu rời khỏi thùng hàng thì rủi ro mới chuyển sang Hình thức vận chuyển đa phương thức trong các giao dịch thương mại hiện đại Phải ghi rõ là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam bên cạnh phòng thương mại công nghiệp Việt nam 4 -       Án lệ Hiện nay chỉ áp dụng phổ biến ở Anh Mỹ như là nguồn luật đương nhiên. Việt nam thì rất hạn chế sử dụng à cần tìm hiểu cặn kẽ trước khi chấp nhận. Nếu chấp nhận thì cũng phải có chừng mực, không thể đồng ý tràn lan Ví dụ  Trường hợp trên thị trường chỉ có 1 nhà cung cấp duy nhất và họ sử dụng án lệ thì phải chấp nhận III       Điều kiện hiệu lực của hợp đồng Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải hợp pháp Phải là thương nhân à theo điều 6 luật thương mại : phải có giấy phép hoạt động, có nghề thường xuyên  Có năng lực chủ thể theo pháp luật ( năng lực pháp luật, năng lực hành vi ) à Việt nam và châu Âu xác định theo luật quốc tịch, Anh Mỹ thì căn cứ vào luật nơi cư trú Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp : Theo qui định pháp luật Việt nam thì phải được lập thành văn bản. Theo điều 11 công ước Viên 1980 thì hợp đồng có thể được ký dưới mọi hình thức ( văn bản, lời nói, nhân chứng, hành vi biểu hiện ý chí ) Ví dụ  Nguyên tắc im lặng là đồng ý bị áp dụng trong vụ án Việt nam airlines Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp Điều 136 của luật dân sự qui định 6 yếu tố ( luật thương mại 2005 đã bỏ điều 50 cũ ) Điều 14 công ước Viên 1980 qui định nội dung hợp đồng phải nêu ra 3 yếu tố : tên hàng, số lượng, giá cả. Tuy vậy, điều 54 công ước Viên lại qui định chỉ cần có 2 yếu tố : tên hàng, số lượng à có thể chấp nhận sử dụng giá cả tại thời điểm giao hàng để tính Nguyên tắc tự nguyện để loại bỏ các hợp đồng được ký kết do dùng vũ lực lừa đảo đe dọa hay nhẫm lẫn Chú ý  Hành vi ký kết chỉ là hình thức của sự đồng ý, không đồng nhất với khẳng định nội dung tự nguyện thực chất. Ví dụ mách vợ IV       Gỉai quyết tranh chấp hợp đồng 1 -       Gỉai quyết tranh chấp hợp đồng theo phương thức tòa án Phương thức này không được ưa chuộng và ít khi được áp dụng trong thực tế do thương nhân luôn muốn chủ động trong kinh doanh, loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, giảm thiểu khả năng không lường trước được các hậu quả xảy ra Chú ý  Nhưng khi tranh chấp ảnh hưởng đến trật tự công cộng thì tòa án có thể lấy lên để giải quyết à ý chí của các bên không phải lúc nào cũng có vai trò quyết định 2 -       Gỉai quyết tranh chấp hợp đồng theo phương thức tự chọn Thương lượng Là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính bắt buộc và được qui định trong pháp luật các nước. Ví dụ : luật thương mại Việt nam qui định nếu muốn khởi kiện vụ việc ra trước cơ quan có thẩm quyền ( tòa án, trọng tài ) thì các bên phải thông qua thương lượng. Chỉ khi nào không thể thương lượng hay thương lượng nhưng không mang lại kết quả mới có quyền khởi kiện ra trước cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Phải gởi công văn hợp lệ 2 lần, nếu không có phản hồi thì có thể khởi kiện Trung gian Thông qua người thứ 3 để giải quyết tranh chấp. Người trung gian chỉ truyền đạt ý kiến của các bên mà không có quyền quyết định, các bên không phải tuân thủ các đề nghị này Hòa giải Thương lượng với sự có mặt của người thứ 3. Người trung gian này có thể đưa ra ý kiến riêng của mình nhưng ý kiến này chỉ mang tính tham khảo, không có tính quyết định, các bên không phải tuân thủ các đề nghị này à Hiệu quả hòa giải phụ thuộc uy tín của người trung gian Tố tụng mini Là thủ tục tố tụng vừa có ràng buộc quyền lực vừa không có qui định trong luật. Cơ quan đại diện của mỗi bên sẽ ngồi lại xem xét và đưa ra quyết định để cho các bên tuân thủ. Tuy các bên không phải tuân thủ về pháp luật nhưng lại có sự ràng buộc về mặt hành chính, tổ chức để đảm bảo các bên tôn trọng. Ví dụ  Tổng công ty đại diện giải quyết tranh chấp ra quyết định thì công ty con phải tuân thủ do ảnh hưởng của cơ chế tổ chức hành chính Trọng tài Về ngôn ngữ, Tài là tài phán xét xử, Trọng là trọng tâm, ở giữa à Trọng tài là cơ quan đứng giữa các bên để giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, tòa án là cơ quan đứng trên các bên để giải quyết tranh chấp Trọng tài không phải là cơ quan quyền lực nhà nước do vậy trọng tài không phải là cơ quan có thẩm quyền đương nhiên để xem xét giải quyết các tranh chấp thương mại mà trọng tài chỉ có thẩm quyền khi các bên trao quyền xét xử cho trọng tài. Việc trao thẩm quyền xét xử thể hiện bằng 1 thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể là 1 điều khoản trọng tài trong hợp đồng, có thể là một thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết trước trọng tài. Như vậy có thể kết luận rằng thẩm quyền của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài này phải hợp pháp ·        Chủ thể ·        Hình thức ·        Trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật qui định à chỉ trong lĩnh vực thương mại ( không xử lý tranh chấp trong hôn nhân gia đình ) ·        Tính tự nguyện Chú ý  Để có hiệu lực, thỏa thuận trọng tài phải hợp pháp, không vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, không ảnh hưởng đến an ninh trật tự công cộng è Thẩm quyền của trọng tài phải dựa vào thỏa thuận của trọng tài và thỏa thuận này phải hợp pháp Phân loại Ad hoc ( vụ việc ) Qui chế ( thường trực ) Bài tập về hợp đồng Thông thường khi hợp đồng được các bên thỏa thuận ký ( hợp pháp ) thì các bên phải tuân thủ. Nếu không tuân thủ thì vi phạm hợp đồng. Nếu vi phạm hợp đồng thì phạt hợp đồng Tuy vậy vẫn có ngoại lệ : Hành vi không tuân thủ hợp đồng nhưng vẫn không vi phạm hợp đồng nên không phạt hợp đồng à khi điều kiện được miễn trách nhiệm có hiệu  lực ·        bất khả kháng à phải xem xét có phải là điều kiện bất khả kháng hay không ·        điều kiện do các bên thỏa thuận trong hợp đồng à phải xem xét thỏa thuận có hợp pháp không Ví dụ  Thông báo mới của quốc gia có qui định khác đi về nội dung các bên đã thỏa thuận à có được xem là phụ lục mới của hợp đồng không ? Khi qui định mới này làm tăng nghĩa vụ của người mua thì phải cần có sự đồng ý của người mua. Nhưng nếu qui định mới của nhà chỉ làm cho người bán đơn phương tăng nghĩa vụ thì được có thể xem là người mua đã đương nhiên đồng ý, không cần phải có văn bản hay hành vi xác nhận của người mua Ví dụ  Hợp đồng nguyên thủy xác định giá bán hạt điều là USD400/ tấn, công ty B đã đồng ý điều chỉnh tăng giá mua lên USD500/ tấn. Nhưng sau đó, do nhà nước Việt nam ra công văn qui định giá bán điều tối thiểu là USD550/ tấn, công ty A không tiến hành giao hàng được à qui định này không có hiệu lực đối với hợp đồng, không là điều kiện bất khả kháng nên công ty A không thể được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Công ty A có lỗi là đã không đưa vào hợp đồng các điều khoản dự phòng cho những tình huống như vậy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_trinh_luat_thuong_mai_quoc_te.docx
Tài liệu liên quan