Giáo trình Mạng viễn thông - Chương 3: Mạng băng rộng B-ISDN và công nghệ ATM

Phân biệt giao thức (Protocol Discriminator) : các thông điệp trên SVC là thông điệp báo hiệu hay thông điệp thuộc về các giao thức khác nhau. Tham chiếu cuộc gọi (Call reference) : Được sử dụng để xác định cuộc gọi tại giao diện cục bộ tương ứng với thông tin đang chuyền. Giá trị tham chiếu cuộc gọi được gán bởi phía gốc cuộc gọi, là duy nhất và tồn tại trong suốt thời gian tồn tại cuộc gọi đó. Khi cuộc gọi được giải phóng giá thị này được giải phóng. Hoàn toàn có khả năng 2 cuộc gọi có cùng giá trị tham chiếu cuộc gọi trên cùng 1 SVC khi 2 cuộc gọi xuất phát từ hai phía. Xuất phát gắn cờ F = 0, bản tin tức từ phía nhận gán cho giá trị 1. Trường kiểu bản tin (Message Type): Xác định chức năng bản tin đang được gửi. Các thông điệp riêng cho quốc gia, bản tin thiết lập cuộc gọi, bản tin giải phóng cuộc gọi, xoá cuộc gọi.) Trường độ dài bản tin (Message Length) : Độ dài = 2 byte  khai báo độ dài của nội dung thông điệp. Thành phần thông tin có độ dài thay đổi (Variable Length Information Elements) : Mỗi bản tin có các thành phần thông tin riêng mang nội dung đặc trưng cho bản tin đó, sự có mặt của thành phần thông tin này có thể là tuỳ chọn hay bắt buộc, phụ thuộc vào nội dung của bản tin. Xem chi tiết : khuyến nghị Q.2931 của I.TUT, phiên bản 4.0 về báo hiệu UNI của ATM.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/01/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Mạng viễn thông - Chương 3: Mạng băng rộng B-ISDN và công nghệ ATM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 MẠNG BĂNG RỘNG B-ISDN VÀ CÔNG NGHỆ ATM 3.1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG BĂNG RỘNG BISDN VÀ CÔNG NGHỆ ATM 3.1.1. Giới thiệu tổng quan về mạng băng rộng BISDN Định nghĩa : mạng băng rộng là mạng cung cấp được cấp các dịch vụ thoả mãn được các yêu cầu của khách hàng. Mạng có khả năng truyền tải nhiều dịch vụ như điện thoại, Fax, truyền hình số, truyền hình số có độ phân giải cao, điện thoại video, truyền dữ liệu với tốc độ cao. Ranh giới giữa mạng băng rộng và mạng băng hẹp thường được chọn là 2Mb/s. Nhược điểm của những mạng hiện hành là chưa có các tổ hợp dịch vụ vì khách hàng có thể dùng các kênh tốc độ lớn hơn 2Mb/s để truyền số liệu nhưng để truyền tín hiệu thoại họ vẫn còn một kênh 64Kb/s nữa. Khái niệm về mạng thông tin số đa dịch vụ băng rộng BISDN được dựa trên cơ sở phương thức truyền tải không đồng bộ ATM. Đây là phương thức truyền tải có khả năng cung cấp tất cả các dịch vụ kể cả các loại hình dịch vụ mới và được ITU khuyến nghị là phương thức truyền tải sử dung trong tương lai. 3.1.2. Các loại dịch vụ được cung cấp bởi BISDN trên cơ sở ATM Dịch vụ cho thuê bao gia đình : Dịch vụ truyền hình : truyền hình cáp, truyền hình số chuẩn, truyền hình độ phân giải cao. Điện thoại : điện thoại truyền hình. Dịch vụ truyền hình (mua hàng, giáo dục). Dịch vụ cho cơ quan, tổ chức: Phát triển hội nghị truyền hình. Mạng truy nhập cơ sở dữ liệu phân tán: với tốc độ cao. Tốc độ của các dịch vụ băng rộng cơ bản : Truyền số liệu : 1,5 ÷ 30 (Mb/s). Truyền văn bản tài liệu : 1,5 ÷ 45. Điện thoại truyền hình : 1,5 ÷ 150. TV : 30 ÷ 130. Truyền hình có độ phân giải cao : 130. 3.1.3. Phương thức truyền tin không đồng bộ ATM Định nghĩa : ATM là phương thức truyền tải mà trong đó thông tin xuất hiện tại đầu vào của hệ thống được truyền đi một cách không đồng bộ. Khi xuất hiện thông tin được nạp vào bộ đệm. Sau đó được cắt nhỏ thành các tế bào và được truyền tải qua mạng. Thuật ngữ không đồng bộ giải thích cho một kiểu truyền trong đó các gói của một cuộc nối có thể lập lại một cách bất thường những lúc chúng được tạo ra theo yêu cầu cụ thể mà không theo chu kì. K1 K2 K1Kn Kn STM K1 K1 K1 Ko sd K2 K6 K4 ATM Hình 3-1. So sánh truyền tải ATM và STM STM các phần tử số liệu tương ứng một kênh đã cho được nhân biết bởi vị trí của nó trong khung truyền. ATM các gói thuộc về một cuộc nối lại tương ứng các kênh ảo cụ thể và có thể xuất hiện bất kì vị trí nào trên khung truyền dẫn. Đặc điểm của ATM : Để có được giá trị thích hợp thì tế bào ATM phải có độ dài ngắn hơn các gói thông tin của truyền mạch gói. Giá trị của trường thông tin của tế bào ATM là 48Bytes. Phần vào đầu của tế bào phải có giá trị nhỏ nhất để tăng hiệu quả sử dụng, độ dài được chọn là 5 Bytes. Các tế được truyền tải ở những khoảng thời gian nhất định không có khoảng trống ở giữa tế bào trong những khoảng thời gian rỗi những tế bào “không được gián” sẽ được truyền đi. Thứ tự tế bào bên đảm bảo như bên phát. Những đặc điểm ATM đảm bảo sự linh hoạt rất lớn. ATM đảm bảo liên kết việc truyền tế bào với thông tin được tạo ra nên không được lãng phí dung lượng truyền dẫn. Do vậy về bản chất ATM, cung cấp khả năng ghép kênh thống kê. Băng tần Băng tần dùng cho nguồn tín hiệu khác Nguồn tín hiệu có tốc đọ biến đổi VBR Dung lượng đoạn đường truyền Thời gian Hình 3-2. Minh họa khả năng ghép kênh thống kê của ATM Khả năng ghép kênh đi liền bản chất của tế bào tạo điều kiện dễ dàng để tổ hợp các tín hiệu khác nhau trên cùng một đương truyền trong trường hợp có nhiêu nguồn VBR truyền trên cùng một đường truyền thì khả năng tăng hiệu quả ghép kênh thống kê là rất lớn. Hạn chế của phương thức truyền dẫn ATM : Sự biến thiên độ trễ tế bào CDV (cell delay variation) tạo ra bởi các giá trị trễ khác nhau xuất hiện trong mạng tại những điểm chuyển mạch và thiết bị ghép kênh. Điều này dẫn đến khoảng cách giữa những tế bào thay đổi. Nó ảnh hưởng tới chất lượng của những dịch vụ nhậy cảm đối với trễ. Thời gian trễ tổ hợp tế bào: thông tin từ nguồn tín hiệu sẽ phải nạp tại các bộ đệm cho đến khi tế bào nạp đủ 48 bytes mới được truyền đi. Thời gian được nạp gọi là thời gian trễ tổ hợp tế bào. Thời gian nạp lại phụ thuộc tốc độ thông tin đến. 3.2.KỸ THUẬT TRUYỀN TẢI KHÔNG ĐỒNG BỘATM 3.2.1. Mô hình giao thức chuẩn Mô hình giao thức chuẩn được xây dựng theo mô hình 7 lớp của OSI, bao gồm 3 mảng chính. Mảng khách hàng : dùng cho truyền tải thông tin khách hàng. Mảng điều khiển : dùng điều khiển cuộc gọi và kết nối, được cấu trúc thành 3 lớp. Mảng quản lý : dùng để giám sát mạng bao gồm có quản lí mảng và quản lí lớp. Mảng quản lý Mảng điều khiển Mảngkhách hàng Lớp bậc cao Lớp bậc cao Lớp AAL Lớp ATM Lớp vật lý Quản lý lớp Quản lý mảng Hình 3-3. Mô hình giao thức chuẩn Đây là mô hình đơn giản mô tả giao thức tương đương mô hình OSI chuẩn. Lớp vật lí : truyền tải thông tin dưới dạng bit và tế bào. Lớp ATM : xử lí tế các tế bào, ghép kênh và phân kênh, chuyển mạch định tuyến Lớp AAL (ATM Adaptation layer) : thực hiện các chức năng phụ thuộc dịch vụ, liên kết AAL với lớp bậc cao. Lớp bậc cao thực hiện chức năng không có ở lớp duới. 3.2.2. Lớp ATM và cấu trúc tế bào 3.2.2.1. Các thành phần ATM: ATM sử dụng các kênh kết nối ảo trong việc truyền tải thông tin và các kết nối được chia làm 2 mức : Mức kênh ảo VC (Virtual Channel) là mức có khả năng truyền đơn hướng các tế bào ATM tương ứng với một giá trị nhận dạng chung nhất VCI (Virtual Channel Identifier). Mức đường ảo VP là mức có chức năng truyền đơn hướng các tế bào ATM thuộc về nhiều kênh ảo khác nhau nhưng lại có một giá trị nhận dạng đường ảo chung VPI (Virtual Part Identifier). Trong một đường truyền dẫn có thể có một vài đường ảo VP, trong một VP có thể có một vài kênh ảo VC → mỗi VP và VC trong đường truyền dẫn đều có giá trị VPI và VCI riêng. Hình 3-4. Mối liên kết giữa mức kênh ảo, mức đường ảo và đường truyền dẫn Liên kết kênh ảo và đường ảo (VC link - VP link). Liên kết kênh ảo là liên kết tương ứng với việc truyền đơn hướng các tế bào ATM giữa điểm mà tại đó giá trị VCI được gắn vào tế bào và tại điểm mà các giá trị đó bị thay đổi hoặc bị xoá. Còn liên kết đường ảo là liên kết giữa 2 điểm mà tại đó giá trị VPI bị thay đổi hoặc bị xoá. Cuộc nối kênh ảo và đường ảo: Cuộc nối kênh ảo VCC là tập hợp một số liên kết kênh ảo là một đường nối logic giữa 2 điểm dùng để truyền các tế bào ATM. Thông qua VCC thứ tự truyền các tế bào ATM sẽ được bảo toàn. Cuộc nối đường ảo VPC là sự móc nối một số liên kết đường ảo VP. Mỗi VC được nhận dạng duy nhất thông qua tổ hợp 2 giá trị VPI và VCI. 3.2.2.2. Các chức năng của lớp ATM: Phân kênh và hợp kênh các tế bào.Tại đầu phát các tế bào thuộc về các kênh ảo VC và đường ảo VP khác nhau sẽ được hợp kênh thành các dòng tế bào duy nhất. Tại đầu thu dòng tế bào ATM được phân thành các đường ảo và kênh ảo độc lập tới thiết bị thu. Thông dịch giá trị VPI và VCI. Tạo và tách đầu vào tế bào : ở tại phần phát sau khi nhận trường thông tin từ lớp AAL thì lớp ATM sẽ tạo ra mào đầu của tế bào (trừ giá trị của trường HEC sẽ được chèn vào ở lớp vật lý). Tại phần thu thì lớp ATM tách mào đầu của tế bào ra khỏi tế bào và gửi thông tin cho lớp AAL . Điều khiển luồng chung GFC (Gereric Flow Control) chỉ có ở giao diện khách hàng và mạng (UNI) nó giúp cho khách hàng tham gia vào việc điều khiển lưu lượng theo hướng từ khách hàng về phía mạng. GFC dùng để giảm bớt tình trạng quá tải của mạng. 3.2.2.3. Cấu trúc của tế bào Chiều dài của tế bào là 53 bytes (48 bytes là trường thông tin, 5 bytes là phần mào đầu). Kích thước tế bào là nhỏ để giảm thời gian trễ giữa các bộ đệm. Chiều dài của tế bào cố định làm tăng hiệu quả chuyển mạch. ATM có đặc điểm có hướng liên kết (không cần địa chỉ nguồn đích, số thứ tự gói). Chất lượng truyền dẫn tốt nên cơ chế chống lỗi từ điểm tới điểm cũng được bỏ qua. Chức năng tiêu đề của tế bào chỉ còn nhận dạng cuộc nối ảo. Phần mào đầu của tế bào dùng để định tuyến tế bào và được cập nhật vơí các giá trị nhận dạng mới ở các nút chuyển mạch. Phần mào đầu của tế bào 5 byte Hình 3-5. Cấu tạo mào đầu tế bào tại UNI và NNI Trường GFC bao gồm có 4 bit : 2 bit dùng điều khiển và 2 bit làm tham số. Trường này dùng điều khiển luồng cho các cuộc nối ở UNI, dùng để giảm quá tải trong thời gian ngắn có thể xảy ra. Dùng GFC là nhược điểm của ATM bởi nó tạo ra sự khác nhau của tế bào, nó làm các giao thức trong ATM không đồng nhất, vì vậy phải chú ý đến việc lắp đặt thiết bị có phù hợp với giao diện hay không. Trường định tuyến VPI và VCI : đối với giao diện UNI nó có 24 bit gồm 8 bit VPI và 16 bit VCI. Với NNI nó có 28 bit : 12 bit VPI và 16 bit VCI. Nếu chuyển mạch chỉ dựa trên giá trị VPI thì được gọi là kết nối đường ảo, nếu chuyển mạch dựa trên cả VCI và VPI được gọi là kết nối kênh ảo. Trường PT : trường tải thông tin, gồm 3 bit dùng truyền tải thông tin. Nếu bit đầu trong PT=0 thì đây là tế bào của người sử dụng, khi đó bit 2 sẽ báo hiệu tắc nghẽn trong mạng, bit 3 báo hiệu cho lớp AAL. Nếu bit đầu trong PT=1 thì đây là tế bào mang thông tin quản trị mạng. Trường ưu tiên tổn thất tế bào CLP (Cell Loss Prority ) : 1 bit để điều khiển tắc nghẽn. CLP=0 thì ứng mức ưu tiên cao. CLP=1 thì ứng mức ưu tiên thấp (nếu bị tắc nghẽn thì tế bào này bị loại bỏ) Trường HEC ( Header Error Control) : là trường điều khiển lỗi tiêu đề. HEC có 8 bit được xử lý ở lớp vật lý và nó chứa mã vòng CRC dùng để sửa các lỗi 1 lỗi bit và phát hiện lỗi bị nhiều lỗi bit. 3.2.3. Lớp AAL- lớp tương thích ATM Nhiệm vụ của lớp AAL : tạo ra sự tương thích giữa các dịch vụ được cung cấp bởi ATM với các lớp cao hơn, thông qua lớp AAL các đơn vị số liệu giao thức PDU (Protocol Data Unit) ở các lớp cao hơn được chia nhỏ và đưa vào trường dữ liệu của tế bào ATM. Lớp ATM được chia làm 2 lớp con : lớp SAR và CS. SAR lớp con thiết lập và tháo tế bào. Lớp chức năng SAR chia PDU của các lớp cao hơn thành các phần tương ứng với 48 bytes của trường dữ liệu trong ATM tại đầu phát. Tại đầu thu SAR lấy thông tin trong trường dữ liệu để khôi phục lại PDU hoàn chỉnh. Còn chức năng của lớp con hội tụ CS phụ thuộc vào dịch vụ (xử lí trễ, đồng bộ, xử lí tế bào nhầm mất địa chỉ, vv). Hình 3-6. Chức năng của AAL Do mỗi loại dịch vụ lại có một CS khác nhau nên có thể ứng dụng tạo ra mạng đa dịch vụ. Giảm thiểu giao thức trong AAL thì ITUT chia AAL làm 4 nhóm khác nhau phụ thuộc đặc điểm dịch vụ của chúng, sự phân nhóm phụ thuộc 3 yếu tố : mối quan hệ về mặt thời gian, tốc độ bit và dạng truyền (kiểu liên kết). Hình 3-7. Các loại AAL 3.2.4. Lớp vật lý Lớp vật lý được chia thành 2 lớp 3.2.4.1. Lớp con đường truyền vật lý PM thực hiện các chức năng sau : Truyền tải bit và đồng bộ bit. Thực hiện mã đường dây. Thực hiện chức năng biến đổi điện quang (nếu là cáp quang). 3.2.4.2. Lớp con hội tụ truyền dẫn TC thực hiện các chức năng sau : Thêm vào hay lấy ra tế bào trống. Tạo và kiểm tra mã HEC. Nhận biết giới hạn của tế bào. Biến đổi dòng tế bào thành các khung truyền dẫn. Phát và khôi phục các khung truyền dẫn. 3.2.5. Các loại tế bào trong ATM 3.2.5.1. Các tế bào tại lớp vật lý Tế bào rỗng (trống) thì được lớp vật lý xen vào hoặc tách ra để luồng tế bào ở ranh giới giữa lớp ATM và lớp vật lý có tốc độ phù hợp với tốc độ đường truyền. Tế bào hợp lệ là tế bào không có lỗi hoặc có một lỗi đơn đã được sửa. Tế bào không hợp lệ : là tế bào có nhiều lỗi mà không sửa được. 3.2.5.2. Các tế bào lớp ATM Tế bào được gán : là tế bào mang thông tin dịch vụ sử dụng dịch vụ lớp ATM. Tế bào không được gán : là tế bào không được sử dụng, không mang thông tin dịch vụ. 3.3. NGUYÊN LÝ CHUYỂN MẠCH VÀ BÁO HIỆU TRONG ATM 3.3.1. Nguyên lý chuyển mạch 3.3.1.1. Việc chuyển mạch dựa trên cơ sở các giá trị VCI / VPI Thiết bị chuyển mạch được thực hiện chỉ dựa trên giá trị VPI được gọi là chuyển mạch VP (VP switch), nút nối xuyên (ATM Cross Connect) hoặc bộ tập trung (Concentrator). Thiết bị chuyển mạch thay đổi cả hai giá tri VPI và VCI thì nó được gọi là chuyển mạch VC (VC switch) hoặc chuyển mạch ATM (ATM switch). Sơ đồ giải thích nguyên lý chuyển mạch -VP. Chuyển mạch VP là nơi bắt đầu và kết thúc các liên kết đường ảo, do đó nó cần phải chuyển các giá trị VPI ở đầu vào thành các giá trị VPI tương ứng ở đầu ra sao cho các liên kết đường ảo này thuộc về cùng một cuộc nối ảo cho trước. Các giá trị VCI đươc giữ nguyên. Hình 3-8. Nguyên lý chuyển mạch VC Chuyển mạch VC là điểm cuối của liên kết đường ảo và kênh ảo. Bởi vì trong chuyển mạch VC còn bao gồm cả chuyển mạch VP chuyển mạch VC có thể thực hiện các chức năng như một chuyển mạch VP. Hình 3-9. Nguyên lý chuyển mạch VP và VC 3.3.1.2. Đặc tính của chuyển mạch ATM Chuyển mạch gói do tính chất từng thế bào trong ATM được truyền tải trong mạng một cách riêng biệt. Chuyển mạch có kết nối do các kết nối giữ hai đầu cuối phải được thiết lập trước khi truyền tải tế bào 3.3.2. Các loại mạng chuyển mạch Sự phân loại của các chuyển mạch ATM: Mạng chuyển mạch đơn tầng : Ma trận chuyển mạch mở rộng. Mạng chuyển mạch hình phễu. Mạng chuyển mạch trộn. Mạng chuyển mạch hình phễu đa tầng : Mạng chuyển mạch 1 đường. Mạng chuyển mạch nhiều đường Chuyển mạch đơn tầng : Các đầu vào và các đầu ra được nối với bởi một bởi một tầng đơn các phần tử chuyển mạch. Ma trận chuyển mạch mở rộng : Ưu điểm : trễ qua mạng nhỏ do mỗi thiết bị chỉ được đưa vào đệm 1 lần qua mạng. Nhược điểm : khi số đầu vào tăng, số phần tử chuyển mạch cũng phải tăng lên, điều này giới hạn kích thước của ma trận chuyển mạch mở rộng. Mạng chuyển mạch hình phễu : phía ma trận chữ nhật N đầu vào, b đầu ra. (Chuyển mạch không vướng, không tắc nghẽn) áp dụng với mạng chuyển mạch có kích thước nhỏ 32 & 16 hoặc 128 & 128. Mạng chuyển mạch trộn : cơ chế phản hồi được áp dụng (thiết bị có thể được đi qua lại một vài lần trong mạng trộn trước khi tới được đầu ra cho trước). Nhiều tầng : được xây dựng từ vài tầng của phần tử chuyển mạch được nối với nhau theo vài dạng cho trước, tuỳ theo số đường mà thiết bị có thể đi từ đầu vào đến đầu ra trong mạng có thể chia 2 nhóm. Mạng một đường : chỉ có 1 đường duy nhất nối 1 đầu vào với một đầu ra cho trước. Các mạng này còn được gọi là chuyển mạch Banyan. Định đường đơn giản. Tuy nhiên có nhược điểm là tắc nghẽn khi thiết bị yêu cầu đồng thời nhiều kết nối. Mạng nhiều đường : có thể có nhiều liên kết được nối đầu vào tới một đầu ra cho trước. Vì vậy mạng có ưu điểm là làm giảm, thậm chí loại bỏ tắc nghẽn trong mạng. 3.3.3. Nguyên lý báo hiệu 3.3.3.1. Tổng quan B. ISDN sử dụng báo hiệu ngoài băng giống như N-ISDN. Kênh ảo VC là phương tiện logic để tách các kênh báo hiệu ra khỏi kênh của đường sử dụng. 3.3.3.2. Báo hiệu trên kênh ảo SVC – Signalling Virtual Channel Các thông điệp báo hiệu trong ATM được truyền qua mạng trên kênh ảo báo hiệu SVC có các loại : Kênh báo hiệu trao đổi : MSVC (Meta-Signalling Virtual Channel). Trên mỗi giao diện UNI có 1 kênh MSVC. MSVC là kênh cố định và được truyền theo hai hướng. Là kênh quản lý giao diện để thiết lập, kiểm tra và giải phóng các kênh SVC từ điểm tới nhiều điểm và các SVC truyền thông có lựa chọn. Kênh báo hiệu từ điểm tới điểm (point to point SVC) : được dùng để thiết lập, điều khiển và giải phóng các cuộc nối kênh ảo VCC của người sử dụng. Nó là kênh báo hiệu hai hướng. Kênh báo hiệu truyền thông (BSVC) : có 2 loại, là kênh đơn hướng từ mạng tới người sử dụng. SVC truyền thông chung (Genegal Broadcast SVC) : gửi thông điệp cho các điểm cuối. SVC truyền thông có lựa chọn (Selection Broadcast SVC) : gửi thông điệp cho 1 số điểm cuối được định trước (báo hiệu được gửi tới tất cả các điểm đầu cuối cùng một loại dịch vụ) 3.3.3.3. Các kiểu báo hiệu trong ATM Báo hiệu không kết hợp : thực thể báo hiệu điều khiển tất cả các kênh ảo VC trong tất cả các kết nối đường ảo VPC tại giao diện của nó. Kênh ảo báo hiệu có giá trị VPCI = 0 và VCI = 5. Báo hiệu chứa kết hợp : thực thể báo hiệu chỉ điều khiển các kênh ảo VC trong 1 kết nối đường ảo VCP bằng cách sử dụng một VC trong VPC đó để trao đổi bản tin báo hiệu. Báo hiệu kết hợp chỉ được sử dụng khi người sử dụng và mạng có một thoả thuận song phương. Kênh báo hiệu trong trường hợp này có chỉ số VPI của VPC đó và VCI = 5. 3.3.3.4. Báo hiệu tại giao diện UNI Trong báo hiệu tại UNI, chỉ số nhận dạng kết nối đường ảo VPCI được sử dụng thay cho VPI vì VPI có thể thay đổi khi đi qua các thiết bị đấu chéo VP. Mô hình báo hiệu tại UNI trong B. ISDN được đưa ra bởi các khuyến nghị Q.2931 và Q.2971 MS : Meta Signalling – báo hiệu trao đổi. S. AAL : lớp tương thích ATM dành cho báo hiệu. Q.2931 & Q.2971 : Các giao thức lớp mạng ở giao diện UNI. 3.3.3.5. Định dạng bản tin báo hiệu Tại UNI việc báo hiệu được tiến hành thông qua trao đổi bản tin báo hiệu giữa hai thực thể báo hiệu ngang nhau. Phân biệt giao thức Độ dài tham chiếu cuộc gọi Kiểu bản tin Độ dài bản tin Cờ Giá trị tham chiếu cuộc gọi ~//~ ~//~ 0 0 1 10 00 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Các thành phần thông tin có độ dài thay đổi Hình 3-10. Định dạng bản tin báo hiệu Phân biệt giao thức (Protocol Discriminator) : các thông điệp trên SVC là thông điệp báo hiệu hay thông điệp thuộc về các giao thức khác nhau. Tham chiếu cuộc gọi (Call reference) : Được sử dụng để xác định cuộc gọi tại giao diện cục bộ tương ứng với thông tin đang chuyền. Giá trị tham chiếu cuộc gọi được gán bởi phía gốc cuộc gọi, là duy nhất và tồn tại trong suốt thời gian tồn tại cuộc gọi đó. Khi cuộc gọi được giải phóng giá thị này được giải phóng. Hoàn toàn có khả năng 2 cuộc gọi có cùng giá trị tham chiếu cuộc gọi trên cùng 1 SVC khi 2 cuộc gọi xuất phát từ hai phía. Xuất phát gắn cờ F = 0, bản tin tức từ phía nhận gán cho giá trị 1. Trường kiểu bản tin (Message Type): Xác định chức năng bản tin đang được gửi. Các thông điệp riêng cho quốc gia, bản tin thiết lập cuộc gọi, bản tin giải phóng cuộc gọi, xoá cuộc gọi...) Trường độ dài bản tin (Message Length) : Độ dài = 2 byte khai báo độ dài của nội dung thông điệp. Thành phần thông tin có độ dài thay đổi (Variable Length Information Elements) :Mỗi bản tin có các thành phần thông tin riêng mang nội dung đặc trưng cho bản tin đó, sự có mặt của thành phần thông tin này có thể là tuỳ chọn hay bắt buộc, phụ thuộc vào nội dung của bản tin. Xem chi tiết : khuyến nghị Q.2931 của I.TUT, phiên bản 4.0 về báo hiệu UNI của ATM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mang_vien_thong_chuong_3_mang_bang_rong_b_isdn_va.pdf