Giáo trình Marketing - Chương 3: Môi trường Marketing dịch vụ công - Phạm Thị Huyền
Coi dịch vụ công là một loại dịch vụ và người dân là thị trường. Tạo lập thị trường, thu hút mạnh
các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào lĩnh vực công;
Kích thích các cơ sở cung ứng dịch vụ công cạnh tranh với nhau thông qua các chỉ số phục vụ và sự
hài lòng của người dân, làm cơ sở phân bổ ngân sách hỗ trợ; Tạo lập cơ hội bình đẳng không phân
biệt đối xử giữa các chủ thể cung ứng dịch vụ công
Áp dụng cơ chế cạnh tranh có kiểm soát bảo đảm cạnh tranh lành mạnh. Xây dựng và xác định
khung giá trung bình để các cơ sở cung ứng dịch vụ công cạnh tranh với nhau giảm chi phí nâng cao
hiệu suất trong cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh; Tăng cường công khai minh bạch thông tin về
chất lượng và giá/phí dịch vụ công.
Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách khuyến khích của chính sách cạnh tranh
trong cung ứng dịch vụ công đảm bảo quyền lợi hợp pháp và tâm lý yên tâm đầu tư vào lĩnh vực
này;
Nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết của
việc xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ công nhằm phát huy tác
dụng của đầu tư xã hội vào lĩnh vực công
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Marketing - Chương 3: Môi trường Marketing dịch vụ công - Phạm Thị Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương 3: MÔI TRƯỜNG MARKETING
DỊCH VỤ CÔNG
PGS.TS. Phạm Thị Huyền
Tháng 3/2019
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường marketing
đến hoạt động của các tổ chức công.
Phân tích hành vi của người sử dụng dịch vụ
công - tiếp cận marketing; qua đó giải thích động
cơ của người sử dụng và quá trình ra quyết định
của họ; làm căn cứ đề xuất giải pháp marketing
hướng tới việc thỏa mãn dân chúng
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Marketing căn bản, Trần Minh Đạo (2013), NXB ĐH Kinh tế Quốc dân,
chương 3
Vũ Trí Dũng (2007), Marketing công cộng, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, chương 3, 4, 5
Philip Kotler, Nancy Lee, (2007), Marketing in the Public Sector, A Roadmap to Improve
Performance, Wharton School Publishing, chương 2.
Nội dung chương
1. Khái quát
về môi
trường
marketing
2. Môi trường
vĩ mô trong
cung ứng
dịch vụ công
3. Môi trường
vi mô trong
cung ứng
dịch vụ công
4. Khách
hàng trong
cung ứng
dịch vụ công
5. Cạnh tranh
trong cung
ứng dịch vụ
công
21. Khái quát về môi trường marketing
1.1. Tại sao phải nghiên cứu môi trường marketing?
1.2. Khái niệm
1.3. Phân loại
1.1. Tại sao phải nghiên cứu môi trường marketing
Triết lý của marketing “từ ngoài vào trong”
Toàn bộ hệ thống hoạt động marketing phải đặt trong tầm ảnh hưởng của môi trường marketing.
Nhiệm vụ của quản trị marketing: thường xuyên theo dõi, phát hiện, nghiên cứu, phân tích mức độ,
tính chất ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường marketing, nhằm phát huy lợi thế, giảm thiểu
những bất lợi, tận dụng cơ hội, chống đỡ rủi ro để cạnh tranh có hiệu quả và tăng trưởng.
1.2. Khái niệm
Môi trường marketing là tập hợp tất cả những yếu tố, lực lượng có ảnh hưởng
tới các quyết định marketing của doanh nghiệp.
Cụ thể, đó là các yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới việc thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ
với khách hàng và thực hiện mục tiêu của tổ chức
Để thiết lập mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp phải thiết lập được mối quan hệ với các đối
tượng hữu quan khác.
Tất cả các yếu tố có ảnh hưởng tới mối quan hệ với khách hàng của tổ chức cho chúng ta
khái niệm “Môi trường marketing”
1.3. Phân loại môi trường marketing
Môi trường vi mô
Môi trường tác nghiệp: Khách hàng; đối tác; đối thủ cạnh tranh...
Môi trường nội bộ: Nguồn lực, công nghệ, mối quan hệ... - những yếu tố quyết định nội lực của tổ
chức
Môi trường vĩ mô
Nhân khẩu
Kinh tế
Chính trị,
luật pháp
Công nghệ,
kỹ thuật
Tự nhiên,
sinh thái
Văn hóa
32. Môi trường vĩ mô trong cung ứng dịch vụ công
Nhân khẩu
Kinh tế
Chính trị,
luật pháp
Công
nghệ, kỹ
thuật
Tự nhiên,
sinh thái
Văn hóa
2.1. Môi trường nhân khẩu
Là lực lượng đầu tiên phải theo dõi bởi
vì “con người tạo nên thị trường”
Những đặc điểm của môi trường nhân
khẩu học được xem là điểm khởi đầu
soạn thảo chiến lược marketing.
Những xu hướng biến đổi của môi
trường nhân khẩu học thường là khởi
nguồn của các biến đổi trong lối sống;
nhu cầu, ước muốn về cơ cấu và chủng
loại hàng hoá; nguồn cung ứng lao động
Những đặc điểm cần quan tâm
Sự ổn định/biến đổi của tỷ lệ sinh, tỷ lệ
tử, tỷ lệ kết hôn
Những đặc điểm về dân số, độ tuổi,
trình độ học vấn, các kiểu hộ gia đình,
sắc tộc, tôn giáo
Sự di chuyển cơ học trong dân cư
Sự hình thành các thị trường dân tộc,
sắc tộc, các nhóm trình độ học vấn
đòi hỏi các doanh nghiệp phải soạn
thảo những chương trình marketing
riêng biệt
2.2. Môi trường kinh tế
Một cộng đồng dân cư tự nó không thể
tạo ra thị trường trừ khi dân cư trong
cộng đồng đó thực sự sẵn sàng và có khả
năng mua sắm.
Khách hàng nói chung thường có sức
mua không giống nhau. Môi trường kinh
tế đóng vai trò quyết định tổng lượng sản
phẩm và cơ cấu sản phẩm được tiêu thụ.
Những dự báo về tình hình kinh tế,
những xu hướng biến đổi trong môi
trường kinh tế luôn là cơ sở để hoạch
định kế hoạch kinh doanh của các công ty
cả trong ngắn hạn và dài hạn
Những chỉ số cần quan tâm
Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân
bình quân đầu người (trong xu thế biến
đổi)
Phân phối thu nhập
Tỷ lệ chi tiêu/thu nhập, tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ
lạm phát, thất nghiệp
Cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái, quỹ
dự trữ quốc gia
Khả năng sản xuất trong nước
Sự phát triển các thành phần kinh tế
Giai đoạn trong chu kỳ phát triển kinh tế...
2.3. Môi trường tự nhiên
Sự sống của con người luôn gắn với môi
trường tự nhiên.
Phân tích đặc điểm và xu hướng biến đổi
trong môi trường tự nhiên là căn cứ soạn
thảo và điều chỉnh chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp và chiến lược phát triển
của quốc gia.
Các doanh nghiệp phải có những chương trình
marketing cho từng khu vực thị trường
Các quốc gia phải có chiến lược phát triển bền
vững
Những vấn đề cần quan tâm
Sự thiếu hụt nguyên liệu, sự cạn
kiệt nguồn nhiên liệu truyền thống
Mức độ ô nhiễm tăng
Thái độ của con người, vai trò của
chính phủ trong việc bảo vệ môi
trường gia tăng
42.4. Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ là lực lượng
quan trọng định hình cuộc sống
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu
ảnh hưởng lớn của việc khám phá
và ứng dụng các công nghệ mới.
Các phát minh sáng chế, phương
pháp sản xuất và quản lý tiến bộ,
cơ giới hoá hoá, tự động hoá là
những thể hiện của công nghệ.
Những xu hướng cần quan tâm
Sự tăng tốc của thay đổi công nghệ và
những phát minh;
Những xu hướng biến đổi của công
nghệ
Sự xuất hiện không dễ dàng dự báo
trước của những sản phẩm mới,
Sự biến đổi không ngừng của những
hoạt động cạnh tranh, đòi hỏi đổi
mới tư duy thường xuyên, ứng dụng
công nghệ để tìm ra phương thức
quản lý tiến bộ...
2.5. Môi trường chính trị, luật pháp
Môi trường chính trị luật pháp bao gồm thể
chế chính trị, hệ thống luật pháp cùng các cơ
quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có
ảnh hưởng tới hoạt động của các tổ chức hoặc
cá nhân trong xã hội
Sự điều tiết của chính là không thể tránh khỏi.
Sự cần thiết: Bảo vệ các công ty trong
hoạt động kinh doanh; Bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng, và của xã hội
Những bất cập: Không phải bao giờ luật
pháp cũng công bằng, thậm chí có thể luật
pháp là công cụ để nhóm lợi ích vận hành
với các quy định thay đổi thường xuyên
Những vấn đề cần quan tâm
Thể chế chính trị
Vai trò của chính quyền
Sự ưu tiên của chính quyền cho các hoạt
động
Các chính sách phát triển kinh tế xã hội:
Các chế tài: Tổ chức và hoạt động của các
cơ quan lập pháp và hành pháp;
Cơ sở hạ tầng: đường giao thông, hệ hống
thông tin, xây dựng cơ bản, khu chế xuất
Sự ổn định chính trị: Hoạt động của các tổ
chức xã hội, biểu tình, đình công, đảo
chính
2.6. Môi trường văn hoá
Văn hoá được định nghĩa là một hệ thống
các giá trị, niềm tin, truyền thống và các
chuẩn mực hành vi, được cả một cộng
đồng cùng chia sẻ.
Văn hóa là lực lượng nòng cốt hình thành
nên thế giới quan và nhân sinh quan ở mỗi
con người; là nhân tố chính biến nhu cầu
thành ước muốn.
Những đặc điểm cần quan tâm
Những giá trị văn hoá cốt lõi bền vững -
Tập hợp các giá trị văn hóa truyền thống căn
bản, có tính bền vững và kiên định rất cao,
được truyền từ đời này sang đời khác. Chúng
có tác động mạnh mẽ đến thói quen tiêu dùng
và sinh hoạt hàng ngày cần nghiên cứu để
thích ứng
Những giá trị văn hóa thứ phát - Tập hợp các
yếu tố văn hóa dễ thay đổi, linh động. Chúng
có thể tạo nên những khuynh hướng tiêu dùng
mới và do đó là những cơ hội thị trường mới.
Các nhánh văn hóa của một nền văn hóa -
Các giá trị văn hóa được chia sẻ trong một
phạm vi nhỏ các vi thị trường, cần có các
chiến lược riêng.
Môi trường nhân khẩu
• Dân số già hóa; Công dân
toàn cầu
• Gia đình không đầy đủ; Gia
đình hạt nhân
• Sự thay đổi trong mối quan
hệ "người lao động – người
sử dụng lao động“ và "khách
hàng – nhà cung cấp"
Môi trường kinh tế
• Thị trường đòi hỏi sự đang
dạng hoá hoạt động cung
ứng dịch vụ công
• Mục tiêu tư nhân hoá một số
dịch vụ công
• Xu hướng tái phân phối vốn
nhà nước
Môi trường luật pháp
• Toàn cầu hóa, các quốc gia
hội nhập sâu hơn
• Định hướng của Đảng, chính
phủ và yêu cầu về việc nâng
cao chất lượng dịch vụ công
• Xu hướng cải cách hành
chính và tư pháp; hậu kiểm,
người dân được quyền tham
gia và đánh giá
Môi trường công nghệ
• Tác động của công nghệ mới
đặc biệt là CNTT tạo xu
hướng chính phủ điện tử,
minh bạch hóa
• Yêu cầu đầu tư cho công
nghệ mới
• Chi phí khấu hao lớn, hao
mòn vô hình cao
Môi trường tự nhiên
• Trái đất nóng lên, môi
trường ô nhiễm hơn
• Tài nguyên ít đi song con
người có xu hướng tác động
nhiều hơn tới tự nhiên, gây
biến đổi khí hậu
• Cơ sở hạ tầng chậm đổi mới
so với kinh tế, xã hội
Môi trường văn hoá –
xã hội
• Giao lưu văn hóa hình thành
những giá trị mới
• Niềm tin vào chính sách và
việc thực hiện chính sách
• Những thay đổi về giá trị, lối
sống và những mong đợi của
người dân đối với chính
quyền
Vấn đề đối với cung ứng dịch vụ công
53. Môi trường nội bộ trong cung ứng dịch vụ công
Là toàn bộ các yếu tố nguồn
lực lượng của tổ chức, như
ban lãnh đạo, các bộ phận
chức năng khác, cán bộ nhân
viên, cơ sở hạ tầng, hệ thống
quy tắc đã có, các mối quan
hệ
Các nhân tố cứng
Chiến lược - bằng cách sử dụng sứ mệnh và tầm nhìn, các mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được xác
định rõ ràng.
Cấu trúc - doanh nghiệp được cấu trúc như thế nào và có các tầng thứ bậc nào.
Hệ thống - tất cả các phương pháp hoạt động, thủ tục, và các luồng thông tin liên lạc chính thức và
không chính thức.
Các nhân tố mềm
Phong cách - trọng tâm của nhân tố này là phong cách lãnh đạo và quản lý của doang nghiệp..
Giá trị chia sẻ - các tiêu chuẩn, giá trị và các hình thức khác của đạo đức doanh nghiệp, trong đó tầm
nhìn, văn hóa và bản sắc doanh nghiệp là những yếu tố then chốt.
Kỹ năng – nhân tố này có liên quan tới cả những kỹ năng chung của doanh nghiệp và cả những kỹ
năng của nhân viên trong doanh nghiệp đó.
Nhân sự - trọng tâm của nhân tố này là đội ngũ nhân viên, năng lực và nhiệm vụ công việc của họ.
Mô hình 7S của McKinsey (Tom Peters và Robert Waterman)
Được sử dụng để theo dõi các vấn đề hiệu suất trong một tổ chức để sau đó thay đổi
và / hoặc cải thiện chúng thông qua việc so sánh tình trạng hiện tại với tình trạng kì
vọng trong tương lai.
Những câu hỏi này cần được trả lời như:
Có phải tất cả mọi người trong tổ chức đều được hỗ trợ trong phạm vi của các nhân tố cứng hay
không?
Các nhân tố cứng có được hỗ trợ đầy đủ trong tổ chức hay không?
Đâu là những điểm tương đồng và khác biệt trong việc phân tích tình trạng hiện tại và kì vọng
trong tương lai ?
Cần sử dụng những phương tiện nào để làm giảm những khác biệt được xác định trong phân tích
này?
Làm thế nào để hiện thực hóa và triển khai một kế hoạch một cách tốt nhất có thể?
Ứng dụng mô hình 7S
4. Khách hàng trong cung ứng dịch vụ công
6Khách hàng
Là những cá nhân và tổ chức muốn và sẵn sàng chi tiền mua những gì mà công ty dự
định bán. Tập hợp khách hàng tạo thành thị trường.
Quan hệ giữa người bán và thị trường là quan hệ trao đổi
Thị trường quyết định những gì bán được hoặc không bán được
Quy mô thị trường quyết định tổng mức lãi gộp, lãi ròng của doanh nghiệp
Để tăng trưởng, không chỉ quan tâm tới khách hàng hiện có mà cả khách hàng tiềm
ẩn. Giữ khách hàng hiện. có, thu hút thêm khách hàng mới cơ sở để tăng trưởng
Khách hàng
nhà sản xuất
Khách hàng
thương mại
Khách hàng
công quyền
Khách hàng
quốc tế
Khách hàng
người tiêu
dùng
Những vấn đề cơ bản cần nghiên cứu khách hàng
Ai là khách hàng? Họ có đặc điểm gì?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động mua và bán: văn hoá - xã hội, tâm lý,
cá nhân
Quá trình mua: có những giai đoạn nào của quá trình mua; những đặc điểm cơ
bản nào trong hành vi mua tương ứng với từng giai đoạn; người mua chịu ảnh
hưởng của những kích thích thúc đẩy nào
Họ là ai?
Nhu cầu và mong muốn của họ?
Hành vi và thói quen tiêu dùng?
Các phương án lựa chọn?
Những yếu tố ảnh hưởng?
Khả năng ảnh hưởng của họ?
Khách hàng trong cung ứng dịch vụ công
Nhóm yếu tố văn hóa
• Nền văn hóa (tuân thủ, phục
tùng hay đòi hỏi, tự do)
• Nhánh văn hóa (do hấp thụ
trong cuộc sống)
Nhóm yếu tố xã hội
• Địa vị
• Gia đình
• Nhóm tham khảo
Nhóm yếu tố cá nhân
• "Di sản văn hoá" của bản thân
khách hàng
• Nghề nghiệp
• Tình trạng kinh tế
Nhóm yếu tố tâm lý
• Động cơ,
• Thái độ, cá tính
Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của khách hàng cá nhân
7Từ phía khách hàng
• Kinh nghiệm hoạt động
và kinh nghiệm của
người đi mua
• Tầm cỡ tổ chức và vị trí
của người đi mua
• Đóng góp của tổ chức
• Mối quan hệ của tổ chức
với các đối tượng hữu
quan
• Chủ trương và quan điểm
của lãnh đạo
Từ phía nhà cung cấp
• Môi trường cung cấp dịch
vụ
• Thái độ và chủ trương
• Thực hành kiểm soát và
thực thi chế tài
Các yếu tố khác
• Môi trường chính trị
luật pháp
• Tình hình kinh tế
• Văn hóa xã hội
Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của khách hàng tổ chức Quá trình thông qua quyết định mua
Mong muốn của khách hàng khi quyết định sử dụng dịch vụ công
Mong cơ quan hành chính gần gũi với họ
Đơn giản hoá các quy trình thủ tục
Hy vọng vào sự thuận tiện ngày càng tăng
Mối quan hệ giữa người sử dụng và người cung cấp dịch vụ công: Tư duy quản lý thay vì
phục vụ. Song, khách hàng ngày càng hiểu biết hơn. Chính phủ điện tử phổ biến hơn.
Hình ảnh tiêu cực của các tổ chức dịch vụ công trong tâm trí khách hàng.
Những yếu tố hay bị phê phán của dịch vụ công: đón tiếp, thời gian chờ đợi và thực
hiện dịch vụ, thủ tục giấy tờ, không có "dịch vụ sau bán", thông tin không đầy đủ...
Cải thiện
Thích nghi và tạo sự thuận tiện cho công dân, coi công dân đúng là KH
Phát hiện các yếu tố tạo nên sự thoả mãn của KH và tìm mọi cách cải thiện yếu tố này
Một số đặc trưng trong hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ công
Lắng nghe công chúng
• Thái độ: cởi mở, cầu thị
• Không chỉ nghe bằng tai mà
còn phải bằng trí óc và trái
tim
• Khuyến khích lắng nghe
• Tổng hợp ý kiến và phản hồi
Quan sát công chúng
• Chuẩn bị: làm thế nào để
nắm bắt cơ hội? Ta sẽ thấy
gì? Tại sao? Ta theo đuổi
hành trình nào? Sẽ tiến hành
như thế nào?
• Kín đáo
• Sự sẵn sàng và sự chú ý
• Thăm dò
Thu thập ý kiến và thăm dò
• Ý kiến đóng góp
• Khiếu nại
• Lời nhận xét hoặc phàn nàn
• Các hình thức thu ý kiến
• Tổ chức gặp gỡ
• Công bố thông tin về các
cuộc gặp gỡ
• Giải quyết đơn thư khiếu
nại và tổng hợp báo cáo
nội bộ
• Tổ chức khoá đào tạo về
các cách thức và kỹ năng
quan sát, phỏng vấn
• Tạo cơ hội cho người sử
dụng bày tỏ ý kiến, quan
điểm, nhận xét...
Phương pháp tìm hiểu hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ công
85. Cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ công
Tạo ra sự công bằng giữa khu vực công và tư
Nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách
Xã hội hóa các dịch vụ công ích
???
Tại sao phải tạo ra cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ công?
Coi dịch vụ công là một loại dịch vụ và người dân là thị trường. Tạo lập thị trường, thu hút mạnh
các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào lĩnh vực công;
Kích thích các cơ sở cung ứng dịch vụ công cạnh tranh với nhau thông qua các chỉ số phục vụ và sự
hài lòng của người dân, làm cơ sở phân bổ ngân sách hỗ trợ; Tạo lập cơ hội bình đẳng không phân
biệt đối xử giữa các chủ thể cung ứng dịch vụ công
Áp dụng cơ chế cạnh tranh có kiểm soát bảo đảm cạnh tranh lành mạnh. Xây dựng và xác định
khung giá trung bình để các cơ sở cung ứng dịch vụ công cạnh tranh với nhau giảm chi phí nâng cao
hiệu suất trong cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh; Tăng cường công khai minh bạch thông tin về
chất lượng và giá/phí dịch vụ công.
Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách khuyến khích của chính sách cạnh tranh
trong cung ứng dịch vụ công đảm bảo quyền lợi hợp pháp và tâm lý yên tâm đầu tư vào lĩnh vực
này;
Nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết của
việc xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ công nhằm phát huy tác
dụng của đầu tư xã hội vào lĩnh vực công.
Để thúc đẩy cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ công Những vấn đề cần lưu ý
Nội dung bài học
Dịch vụ công do chính quyền và các đơn vị
được chính quyền ủy thác cung cấp. Ảnh
hưởng của chính quyền, chính sách là rất lớn
Xu hướng chính phủ điện tử ngày càng sâu
rộng, là đòi hỏi cấp bách
Người cung cấp cần có tư duy phục vụ thay vì
quản lý
Người dân ngày càng hiểu biết hơn
Cạnh tranh trở nên hiện hữu
Bài tập nhóm
Chốt loại dịch vụ và phạm vi nghiên cứu
Chốt mô hình nghiên cứu: Theo mô hình
SERVQUAL hay Marketing mix?
Chốt bảng câu hỏi.
Nội dung báo cáo
Giới thiệu về nghiên cứu
Giới thiệu khu vực và lĩnh vực dịch vụ
Giới thiệu về mẫu nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_marketing_chuong_3_moi_truong_marketing_dich_vu_c.pdf