Giáo trình môn Kinh tế học vĩ mô - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô

7. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Dọc theo đường PPF từ trên xuống dưới, việc tăng lượng mặt hàng này phải giảm lượng mặt hàng kia, nên tuân theo quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng dần. 8. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Chỉ với nguồn lực tăng lên và trình độ công nghệ tiến bộ hơn, nền kinh tế mới đạt được những phương án sản xuất nằm phía ngoài đường PPF. 9. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Các phương án sản xuất trên đường PPF đều là những phương án sản xuất có hiệu quả, dọc theo đường PPF từ trên xuống dưới, việc tăng lượng mặt hàng này phải giảm lượng mặt hàng kia, nên tuân theo quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng dần. 10. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được, là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị sự kết hợp các nguồn lực thích hợp để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định. Đường PPF cho biết các mức phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có. Các phương án sản xuất trên đường PPF đều là những phương án sản xuất có hiệu quả, dọc theo đường PPF từ trên xuống dưới, việc tăng lượng mặt hàng này phải giảm lượng mặt hàng kia, nên tuân theo quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng dần.

pdf24 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Kinh tế học vĩ mô - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là các yếu tố sản xuất. Nguồn lực đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ được chia thành bốn nhóm: tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và tiến bộ kỹ thuật - công nghệ. • Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực trong và trên mặt đất, ví dụ: Rừng, khoáng sản, đất trồng trọt, đất xây dựng, • Lao động là số lượng người lao động, chất lượng, kỹ năng trình độ của người lao động. • Vốn không chỉ đề cập đến tiền mà còn bao gồm những hàng hóa có thời gian sử dụng lâu dài và nhằm sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ khác. Ví dụ: nhà xưởng, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất. • Tiến bộ kỹ thuật - công nghệ là khả năng tạo ra công nghệ sản xuất mới. Khả năng kết hợp vốn – lao động – đất đai, tài nguyên thiên nhiên nhằm đạt được hiệu quả. Vấn đề ở đây không phải là có bao nhiêu đất đai, bao nhiêu lao động hay bao nhiêu vốn mà vấn đề là sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả. Khan hiếm là tình trạng hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn lực không đủ so với mong muốn hay nhu cầu. Nguồn lực là khan hiếm vì số lượng nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ là có hạn ngày một cạn kiệt. Chúng ta có thể thấy sự cạn kiệt tài Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 4 nguyên khoáng sản, đất đai, lâm sản, hải sản,... Trong khi đó, nhu cầu hàng hóa và dịch vụ là vô hạn, ngày càng tăng, càng đa dạng và phong phú, nhất là nhu cầu về chất lượng ngày càng cao. Chẳng hạn, nhu cầu về phương tiện đi lại của con người từ xe đạp đến xe máy, ô tô, máy bay... Do vậy, vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ra một cách nghiêm túc, gay gắt và thực hiện một cách rất khó khăn. Con người phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn lực nên luôn phải lựa chọn tối ưu. Việc lựa chọn sẽ đưa con người vào sự đánh đổi – muốn sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa này thì phải từ bỏ một lượng hàng hóa khác. Đây chính là chi phí cơ hội để sản xuất một hàng hóa. Chi phí cơ hội là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn. Chi phí cơ hội luôn xuất hiện khi tình trạng khan hiếm nguồn lực xảy ra, vì khi đó người ta sẽ buộc phải đánh đổi, nếu tiến hành hoạt động này thì phải bỏ qua hoạt động khác. Chính vì vậy, khi đưa ra bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào, chúng ta cũng phải cân nhắc, so sánh các phương án với nhau dựa theo chi phí cơ hội của các phương án đó với nguyên tắc chọn phương án có chi phí cơ hội là nhỏ nhất. Ví dụ: Chi phí cơ hội của việc tự kinh doanh hay đi làm thuê, chi phí cơ hội của sản xuất ô tô và nhập khẩu ô tô,... Chi phí cơ hội không phải là tổng giá trị các lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ là giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể, bởi vì người ta không thể nào cùng một lúc sử dụng nhiều lựa chọn thay thế được. Với nguồn lực khan hiếm thì năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế sẽ được biểu diễn như thế nào. Chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm đường giới hạn khả năng sản xuất. 1.2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất Quá trình sản xuất luôn cần có nguồn lực nhưng những nguồn lực và công nghệ hiện có là có giới hạn chứ không phải là những con số vô hạn. Do đó, xã hội không thể có mọi thứ mà họ muốn vì bị giới hạn bởi khả năng sản xuất. Xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) sử dụng phương pháp trừu tượng hóa, đơn giản hóa để nghiên cứu bản chất vấn đề với những giả thiết. Xem xét một nền kinh tế chỉ có 4 lao động tập trung sản xuất hai loại hàng hóa là lương thực, quần áo trong một năm với những giả định dưới đây: • Thứ nhất: Nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa (quần áo và lương thực). • Thứ hai: Số lượng nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế là cố định. • Thứ ba: Trình độ công nghệ là cố định. Khả năng sản xuất tối đa quần áo và lương thực được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1. Khả năng sản xuất lương thực và quần áo trong giới hạn nguồn lực Đơn vị: sản phẩm Khả năng Quần áo Lương thực Lao động Sản lượng Lao động Sản lượng A 4 48 0 0 B 3 40 1 11 C 2 32 2 16 D 1 16 3 21 E 0 0 4 24 Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 5 Chúng ta biểu diễn các khả năng sản xuất trên ở một hệ trục tọa độ với trục tung đo lường sản lượng quần áo và trục hoành đo lường sản lượng lương thực. Nối các điểm này lại, ta được một đường gọi là đường giới hạn khả năng sản xuất. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được, là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị sự kết hợp các nguồn lực thích hợp để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định. Đường PPF cho biết các mức phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có. • Những phương án nằm trên đường PPF như (A, B, C, D, E) là những phương án tối ưu. Đường PPF có dạng cong lõm về gốc tọa độ. Các khoảng dịch chuyển từ A đến B, B đến C, C đến D, mỗi đoạn tương ứng với việc chuyển một lao động từ ngành quần áo sang ngành sản xuất lương thực và mỗi lần chuyển này làm giảm sản lượng trong ngành quần áo nhưng lại tăng sản lượng trong ngành lương thực. Với mỗi một lần chuyển lao động như vậy, chúng ta nhận được ít sản lượng lương thực hơn và phải chịu mất một lượng nhiều hơn về sản lượng quần áo. Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) • Những điểm nằm phía ngoài đường PPF (ví dụ như phương án N) là những phương án sản xuất không thể đạt tới với nguồn lực và công nghệ hiện có do sự khan hiếm của nguồn lực. So sánh phương án N với B, ta thấy nền kinh tế không thể đạt được mức sản lượng sản xuất tại N. Với mức sản lượng 40 triệu bộ quần áo, doanh nghiệp hiện tại chỉ có thể sản xuất tối đa 11 triệu tấn lương thực tức là tối đa tại điểm B. • Sự khan hiếm về các nguồn lực buộc xã hội phải chọn các điểm nằm trong hoặc trên đường PPF. Để đạt được các phương án tối ưu, cần phải tìm cách đẩy đường PPF ra ngoài bằng các biện pháp như: Đổi mới công nghệ, thực hiện các chính sách kinh tế, • Các phương án, như phương án M nằm phía trong, là những phương án sản xuất không hiệu quả vì ở đó xã hội bỏ phí các nguồn lực. Lý luận tương tự như việc so sánh vị trí của M, B, và D, với nguồn lực chỉ để đầu tư sản xuất 11 triệu tấn lương thực/năm, doanh nghiệp có thể sản xuất 40 triệu bộ quần áo (tại B) thay vì chỉ sản xuất được 16 triệu bộ quần áo (tại M). Doanh nghiệp có thể tăng thêm sản lượng của một mặt hàng mà không đòi hỏi phải cắt bớt sản lượng mặt hàng khác, như vậy nguồn lực chưa được sử dụng hiệu quả. Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 6 Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho sự khan hiếm: Qua việc phân tích những điểm nằm ngoài đường PPF với giả định công nghệ là cố định là những điểm mà doanh nghiệp không thể đạt được do nguồn lực khan hiếm. Như vậy, PPF chính là công cụ để biểu diễn cho sự khan hiếm nguồn lực của doanh nghiệp. Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho sản xuất hiệu quả: Như chúng ta đã biết, tính hiệu quả được thể hiện khi doanh nghiệp không thể sản xuất thêm sản lượng của một hàng hóa này mà sản lượng hàng hóa kia tăng hoặc không đổi. Đường PPF minh họa cho sự hiệu quả vì với số lượng nguồn lực có hạn, doanh nghiệp muốn tăng sản lượng lương thực phải giảm sản lượng quần áo. Điều này thể hiện qua sự dịch chuyển các phương án sản xuất từ A đến B, đến C và đến D. Ví dụ, khi chuyển từ phương án A sang phương án B, có thể tăng 11 triệu tấn lương thực, nhưng phải từ bỏ 8 triệu bộ quần áo. Với những căn cứ đã đề cập có thể kết luận rằng, những điểm nằm phía trong đường PPF như điểm M là những điểm sản xuất và sử dụng nguồn lực không hiệu quả. Các yếu tố làm dịch chuyển đường PPF: Đạt được các điểm nằm ngoài đường PPF, nền kinh tế cần phải tìm cách lựa chọn các phương án nằm ngoài đường PPF, xác định đường PPF mới. Đường PPF dịch chuyển phụ thuộc vào các yếu tố chính như: Sự tăng lên của nguồn lực về chất lượng hoặc số lượng, tiến bộ của khoa học công nghệ hay những chính sách vĩ mô của nhà nước tác động làm cải thiện nguồn lực và công nghệ. Hình 1.2. Các nguyên nhân làm cho đường PPF dịch chuyển ra phía ngoài 1.2.3. Khái niệm và bản chất chi phí cơ hội a. Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho chi phí cơ hội Việc xác định chi phí cơ hội cho việc sản xuất một triệu tấn lương thực thông qua đường PPF như sau: Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 7 1 2 4 3 1X 1Y 3Y 3X 2Y 2X 4Y 11 16 21 24 4X Hình 1.3. Xác định chi phí cơ hội trên đường PPF Từ điểm A đến điểm B: Để sản xuất thêm 11 triệu tấn lương thực thì phải đánh đổi bằng việc giảm 8 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 11 tấn lương thực là 8 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 triệu tấn lương thực = 8/11 triệu bộ quần áo. Ta có chi phí cơ hội: 1 1 1 Y tg X  =   = |Độ dốc đường PPF|. Từ điểm B đến điểm C: Để sản xuất thêm 5 triệu tấn lương thực thì phải đánh đổi bằng việc giảm 8 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 5 triệu tấn lương thực = 8 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 triệu tấn lương thực = 8/5 triệu bộ quần áo. Ta có chi phí cơ hội: 2 2 2 Y tg X  =   = |Độ dốc đường PPF|. Từ điểm C đến điểm D: Để sản xuất thêm 5 triệu tấn lương thực thì phải đánh đổi bằng việc giảm 16 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 5 triệu tấn lương thực = 16 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 triệu tấn lương thực = 16/5 triệu bộ quần áo. Ta có chi phí cơ hội: 3 3 3 Y tg X  =   = |Độ dốc đường PPF|. Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 8 Từ điểm D đến điểm E: Để sản xuất thêm 3 triệu tấn lương thực thì phải đánh đổi bằng việc giảm 16 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 3 triệu tấn lương thực = 16 triệu bộ quần áo. Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1triệu tấn lương thực = 16/3 triệu bộ quần áo. Ta có chi phí cơ hội: 4 4 4 Y tg X  =   = |Độ dốc đường PPF|. Chi phí cơ hội sản xuất 1 tấn lương thực: Y tg X  =   = |Độ dốc đường PPF|. Vậy, đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị chi phí cơ hội thông qua trị tuyệt đối của độ dốc của các điểm trên đường PPF. Từ việc phân tích chi phí cơ hội khi thực hiện các phương án từ A đến E trên đường giới hạn khả năng sản xuất, ta có thể tổng hợp chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 tấn lương thực thông qua bảng sau: Bảng 1.2. Tính toán chi phí cơ hội giữa quần áo và lương thực Phương án Sản xuất Quần áo (C) Triệu bộ/năm Lương thực (F) Triệu tấn/năm Chi phí cơ hội A 48 0 - B 40 11 8/11 C 32 16 8/5 D 16 21 16/5 E 0 24 16/3 Ta thấy, khi dịch chuyển các điểm từ A đến E nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất thì chi phí cơ hội tăng dần. Để sản xuất thêm 1 triệu tấn lương thực thì xã hội sẽ phải từ bỏ ngày càng nhiều các bộ quần áo. b. Quy luật chi phí cơ hội Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng được phát biểu: Để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa này, xã hội sẽ phải từ bỏ ngày càng nhiều các đơn vị của loại hàng hóa khác. Do sự chuyển hóa các nguồn lực khi chuyển từ sản xuất hàng hóa này sang sản xuất hàng hóa khác là không hoàn toàn phù hợp. Có thể đó là nguồn lực tốt để sản xuất hàng hóa này nhưng nó lại không phải là nguồn lực tốt để sản xuất hàng hóa kia. Qua phân tích sự thay đổi các phương án sản xuất từ A đến E (dọc theo đường PPF từ trên xuống dưới), các doanh nghiệp sẽ phải đánh đổi nhiều sản lượng quần áo hơn để có thể sản xuất thêm được 1 đơn vị lương thực, chi phí cơ hội là ngày càng tăng (xem hình 1.3). Do quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng mà chi phí cơ hội lại được tính bằng |độ dốc đường PPF| nên đường giới hạn khả năng sản xuất là một đường cong lõm về phía gốc tọa độ. Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 9 1.3. Mục tiêu và các công cụ kinh tế vĩ mô 1.3.1. Mục tiêu kinh tế vĩ mô Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nước thường được đánh giá theo chỉ tiêu chủ yếu: ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội. • Sự ổn định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp bách như lạm phát, suy thóai, thất nghiệp trong thời kì ngắn hạn. • Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi giải quyết tốt những vấn đề dài hạn hơn, có liên quan đến việc phát triển kinh tế. • Công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội vừa là vấn đề kinh tế. Để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng, công bằng, các chính sách kinh tế vĩ mô phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau: a. Mục tiêu đạt mức sản lượng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ,...) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. • Đạt được sản lượng thực tế cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm năng: o Mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nên mức sản lượng không thể giống nhau. o Sản lượng tiềm năng (Y*) là mức sản lượng tối đa mà các quốc gia có thể sản xuất ra trong điều kiện toàn dụng nhân công và không gây nên lạm phát. Hình 1.4. Mức sản lượng tiềm năng Y* ASL P 0 Sản lượng thực tế Y* Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 10 • Đạt được mức sản lượng Y* không được gây nên lạm phát → nền kinh tế bình ổn về giá cả, tỷ lệ lạm phát coi như bằng không → mọi người đều có việc làm → tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên • Đạt được Y* nhưng không được làm ảnh đến tự nhiên, môi trường, tài nguyên, thiên nhiên. Đạt được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) đó là kết quả của các hoạt động sản xuất - kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế tạo ra. Mỗi quốc gia muốn phát triển thì phải có sự tăng trưởng sản lượng, điều này nhằm đảm bảo mối quan hệ kinh tế ổn định, đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế. Công thức xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế: t t 1 t t 1 GDP GDP g 100% GDP − − − =  Trước những diễn biến kinh tế chính trị toàn cầu như vậy, một số tổ chức quốc tế uy tín đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 so với dự báo trước đó. Chẳng hạn: Quỹ tiền tệ quốc tế (tháng 1/2016) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến đạt 3,4% trong năm 2016, giảm 0,2% so với mức dự báo tháng 10/2015, Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (tháng 2/2016) dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 là 3,0% thay vì mức 3,3% như dự báo tháng 11/2015; Ngân hàng thế giới (tháng 1/2016) dự báo tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt mức 2,9% năm 2016, thấp hơn 0,4% so dự báo vào tháng 6/2015. Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP thế giới1 Các tổ chức này cũng dự báo, kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng chỉ đạt mức 6,3% giảm so mức 6,9% của năm 2015. Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu dự kiến đạt 1 Nguồn: IMF- World Economic Outlook, tháng 10/2015 và WEO cập nhật tháng 01/2016 Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 11 1,7%, trong đó Pháp 1,3% và Đức là 1,7%. Khối OECD dự kiến tăng trưởng 1,9% trong năm 2016, trong đó, Nhật được dự kiến tăng trưởng chỉ ở mức 1,2%. Biểu đồ 2: Tăng trưởng GDP ở một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam Nguồn: Các Báo cáo triển vọng kinh tế cập nhật 2015 của IMF, WB, ADB, OECD. Về lạm phát, dự kiến lạm phát cơ bản toàn cầu vẫn trong xu thế ổn định và giảm dần do giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên liệu (dầu thô2, than đá, thực phẩm) vẫn đang giao động ở mức thấp và sự sụt giảm tăng trưởng của các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ kéo theo tổng cầu suy giảm đối với các hàng hóa là đầu vào sản xuất và tiêu dùng. Khi các nhà kinh tế nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, họ quan tâm đến tăng trưởng của sản lượng thực tế (hay sản lượng trên mỗi đầu người) qua một thời kỳ dài để có thể xác định được các yếu tố làm tăng GDP thực tế tại mức tự nhiên trong dài hạn. b. Công ăn việc làm nhiều và tỷ lệ thất nghiệp thấp Thất nghiệp là hiện tượng một bộ phận của lực lượng lao động không có việc làm và đang tích cực tìm việc làm. Như vậy, những người không có nhu cầu làm việc hoặc không tìm việc làm là những người không thuộc lực lượng lao động. Thất nghiệp là vấn đề bức xúc mà tất cả các quốc gia đều phải đương đầu. Thất nghiệp ảnh hưởng rộng lớn đến tất cả các vấn đề kinh tế và xã hội. Thất nghiệp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, làm giảm thu nhập và mức sống của dân cư, hạn chế tăng sản lượng quốc dân. Thời kỳ thất nghiệp cao là thời kỳ sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế không đạt được sản lượng tối ưu. Thiếu việc làm và thu nhập thấp ở nông thôn tác động tiêu cực và lâu dài đến phát triển kinh tế xã hội. Thu nhập thấp làm cho người dân không được đảm bảo sự chăm sóc về dinh dưỡng và y tế, ảnh hưởng đến sức khoẻ và giống nòi, hạn chế trong việc học tập và rèn luyện nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng lao động từ đó lao động với năng suất thấp, không có khả năng sáng tạo trong việc tự kiếm việc làm lại dẫn tới thu nhập thấp, đó là cái vòng luẩn quẩn khó phá bỏ. Thiếu việc làm và thu nhập thấp còn dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội, ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội. Vì thế, một đất nước muốn phát triển kinh tế bền vững cần phải: 2 Cục Năng lượng của Mỹ dự kiến giá dầu 2016 chỉ dao động quanh mức $56/ thùng, tăng nhẹ $2/thùng so với mức giá 2015. Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 12 • Tạo được nhiều công ăn, việc làm tốt cho xã hội. • Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp (và duy trì ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên) nhằm tạo ra mức sản lượng cao cho xã hội. c. Ổn định giá cả và tỷ lệ lạm phát thấp • Trên thị trường tự do, giá cả được xác định bởi quy luật cung cầu trong một mức độ lớn nhất có thể được và chính phủ tránh không kiểm soát giá cả của từng mặt hàng riêng lẻ. Đồng thời, ngăn chặn không cho mức giá chung lên xuống quá nhanh vì sự thay đổi đột ngột của giá sẽ bóp méo các quyết định kinh tế của các hãng và cá nhân. • Phải ổn định được giá cả và kiềm chế được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do. • Giá cả là mục tiêu đầu ra của nền kinh tế, sản xuất, tiêu dùng. Giá cả biến động sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế → Muốn bình ổn về giá cả thì nhà nước phải can thiệp. d. Mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại • Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán là một bảng kết toán tổng hợp luồng bán buôn hàng hóa và dịch vụ, luồng chu chuyển về vốn giữa một công dân, một quốc gia với các quốc gia còn lại trên thế giới. o Khi cán cân thanh toán mất cân đối → nền kinh tế không ổn định. o Muốn cân bằng cán cân thanh toán thì phải ổn định tỷ giá hối đoái. • Ổn định tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá cả tiền tệ của một quốc gia được tính bằng tiền tệ của một quốc gia khác. Giá ngoại tệ không ổn định sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động của nền kinh tế. Vì thế, quốc gia phải có chính sách ổn định được tỷ giá hối đoái và bảo đảm cán cân thanh toán quốc tế. e. Phân phối công bằng trong thu nhập Phân phối công bằng trong thu nhập vừa là mục tiêu kinh tế vừa là mục tiêu chính trị - xã hội, nó đề cập đến việc hạn chế sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Dân cư đều phải được chăm só sức khoẻ, chăm sóc giáo dục và văn hóa thông qua các hàng hóa công cộng của quốc gia. Một số nước coi mục tiêu phân phối công bằng là một trong các mục tiêu quan trọng. Nghiên cứu các mục tiêu trên đây, chúng ta cần lưu ý: • Đó là những mục tiêu thể hiện một trạng thái lí tưởng, trong đó sản lượng đạt được ở mức toàn dụng nhân công, lạm phát thấp, cán cân thanh toán quốc tế cân bằng và tỷ giá hối đoái là cố định. Trên thực tế, các chính sách kinh tế vĩ mô chỉ có thể tối thiểu hóa sai lệch giữa thực tiễn so với ý niệm mà con người mơ tưởng. • Các mục tiêu trên thường bổ sung cho nhau và trong chừng mực nhất định, chúng hướng vào việc đảm bảo sự tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có thể xuất hiện các xung đột hoặc mâu thuẫn cục bộ. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách phải lựa chọn thứ tự ưu tiên và đôi khi phải chấp nhận một sự “hy sinh” nhất định trong một thời kì ngắn hạn. Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 13 • Về mặt dài hạn, thứ tự ưu tiên trên đây cũng khác nhau giữa các quốc gia. Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng thường giữ vị trí ưu tiên số một. Tuy nhiên, một số nước đã thành công trong việc giải quyết đồng thời các mục tiêu kinh tế nêu trên trong quá trình phát triển của mình. • Một hệ số phản ánh mức độ công bằng trong phân phối thu nhập là hệ số Gini. Hệ số Gini ở Việt Nam: Gini = 3,4 A Gini A B = + A B T h u n h ậ p c ộ n g d ồ n Dân số cộng dồn Hình 1.5. Mục tiêu phân phối thu nhập cân bằng Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 2011-2016 Đơn vị: % STT Nội dung 2011 2012 2013 2014 ƯTH 2015 KH 2016 1 Tăng trưởng GDP thực tế 6,24 5,25 5,42 5,98 6,68 6,7 2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) * 18,13 6,81 6,04 1,84 0,6 <5,0 3 Tổng vốn ĐTPT so với GDP 33,3 31,1 30,4 31,0 32,6 31,0 4 Tốc độ tăng xuất khẩu 34,2 18,2 15,4 13,6 7,9 10,0 5 Nhập siêu so kim ngạch XK 10,2 -0,7 -0,01 1,56 2,2 <5 6 Tỷ lệ hộ nghèo 12,6 11,1 9,8 1,8 1,7-2% 1,3-1,5 7 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị 4,5 3,3 3,5 <4 3,29 <4 Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng Cục thống kê, Nghị quyết số 98/2015/QH13 ngày 10/11/2015 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; Báo cáo số 485/BC-CP ngày 10/10/2015 của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016; Báo cáo số 52/BC-CP ngày 3/3/2016 của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. 1.3.2. Các công cụ kinh tế vĩ mô Để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô nêu trên, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau. Mỗi chính sách lại có những công cụ riêng biệt. Dưới đây là một Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 14 số chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu mà các chính phủ ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thường sử dụng trong lịch sử lâu dài và đa dạng của họ. a. Chính sách tài khóa Chính sách tài khóa nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách tài khóa có hai công cụ chủ yếu là chi tiêu của Chính phủ và thuế. Chi tiêu của Chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của chi tiêu công cộng, do đó có thể trực tiếp tác động đến tổng cầu và sản lượng. Thuế làm giảm các khoản thu nhập, do đó làm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân, từ đó cung tác động đến tổng cầu và sản lượng. Thuế khóa cũng có thể tác động đến đầu tư và sản lượng về mặt dài hạn. Trong ngắn hạn: 1 năm đến 2 năm, chính sách tài khóa có tác động đến sản lượng thực tế và lạm phát, phù hợp với các mục tiêu ổn định kinh tế. Về mặt dài hạn, chính sách tài khóa có thể có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài. b. Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương - NHTW), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ chủ yếu nhằm tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”. Chính sách tiền tệ có hai công cụ chủ yếu là lượng cung về tiền tệ và lãi suất. Khi NHTW thay đổi lượng cung về tiền, lãi suất sẽ tăng hoặc giảm, tác động đến đầu tư tư nhân, do vậy ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng. Chính sách tiền tệ có tác động quan trọng đến GNP thực tế, về mặt ngắn hạn, song do tác động đến đầu tư, nên nó cũng có ảnh hưởng lớn đến GNP tiềm năng về mặt dài hạn. c. Chính sách thu nhập Chính sách thu nhập là chính sách của Chính phủ tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả với mục đích chính là để kiềm chế lạm phát. Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có tính chất cứng rắn như giá, lương, những chỉ dẫn chung để ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiên lương,... đến những công cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn khuyến khích bằng thuế thu nhập... chính sách này sử dụng nhiều công cụ như giá (P), lương (W), những chỉ dẫn chung để ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương... Ngoài ra, Chính phủ còn sử dụng những công cụ mềm dẻo như việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu nhập. Chính sách thu nhập gọi chính xác là chính sách giá cả tiền lương. Muốn lạm phát chậm lại, cần kiềm chế việc tăng cung tiền và chi tiêu của Chính phủ. Kiểm soát lạm phát là một mục tiêu lớn thì Chính phủ tìm cách đảm bảo giá cả ổn định. Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 15 d. Chính sách kinh tế đối ngoại Chính sách kinh tế đối ngoại trong các nước thị trường mở là nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhận được. Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối đoái cân bằng, các quy định về hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch. Và cả những biện pháp tài chính và tiền tệ khác, tác động vào hoạt động xuất khẩu. Trên đây là tập hợp các chính sách và công cụ chính sách chủ yếu mang sắc thái lý thuyết phù hợp với nền kinh tế thị trường đã phát triển. Trong thực tế, biểu hiện và sự vận dụng các chính sách này rất đa dạng, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, đó là đối tượng nghiên cứu của môn học lý thuyết phát triển. Trong các chương sau, chúng ta sẽ trở lại thảo luận sâu hơn về cơ chế tác động của chính sách này trong một nền kinh tế thị trường mang tính chất tiêu biểu. 1.3.3. Hệ thống kinh tế vĩ mô Có nhiều cách mô tả hoạt động của nền kinh tế. Theo cách tiếp cận hệ thống, nền kinh tế được xem là như một hệ thống - gọi là hệ thống kinh tế vĩ mô. Hệ thống này - như P.A.Samuelson mô tả - được đặc trưng bởi ba yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô. Các yếu tố đầu vào bao gồm: • Những tác động từ bên ngoài, bao gồm chủ yếu các biến số phi kinh tế: thời tiết, dân số, chiến tranh,... • Những tác động của các biến số kinh tế như các chính sách, bao gồm các công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới các mục tiêu đã định trước. Các yếu tố đầu ra bao gồm: sản lượng, việc làm, giá cả, xuất nhập khẩu. Đó là các biến do hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô tạo ra. Yếu tố trung tâm của hệ thống là hộp đen kinh tế vĩ mô, còn gọi là nền kinh tế vĩ mô (Macroeconomy). Hoạt động của hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng của các biến đầu ra. Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu. Sơ đồ hệ thống kinh tế vĩ mô Các biến số kinh tế và các biến số phi kinh tế Hộp đen Kinh tế vĩ mô: Tổng cung và tổng cầu Đầu ra: Sản lượng, việc làm, giá cả, cán cân thương mại, Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 16 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Các nguồn lực trong xã hội đều là những nguồn lực khan hiếm. Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức sử dụng các nguồn lực khan hiếm nhằm thỏa mãn các nhu cầu không có giới hạn của con người một cách tốt nhất. Kinh tế học bao gồm hai bộ phận là Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế xã hội cơ bản như: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại, các chính sách kinh tế (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập,). Chi phí cơ hội của một lựa chọn thay thế được định nghĩa như chi phí do đã không lựa chọn cái thay thế "tốt nhất kế tiếp". Trong kinh tế học, chi phí cơ hội là sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Bất cứ quyết định nào bao gồm trong số nhiều lựa chọn đều có chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là một trong những điểm khác biệt mấu chốt giữa khái niệm chi phí kinh tế và chi phí kế toán. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. Các điểm nằm trong đường giới hạn, là những điểm không hiệu quả vì ở đó xã hội bỏ phí các nguồn lực. Những điểm nằm ngoài đường PPF là những điểm không thể đạt được. Để đạt được các điểm này, cần phải tìm cách đẩy đường PPF ra ngoài bằng các biện pháp như: đổi mới công nghệ, thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô, Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nước thường được đánh giá theo 3 dấu hiệu chủ yếu: ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội. Để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng, công bằng, các chính sách kinh tế vĩ mô phải hướng tới 5 mục tiêu: đạt mức sản lượng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh, tạo ra nhiều công ăn việc làm tốt và tỷ lệ thất nghiệp thấp, ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát, mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và ổn định tỷ giá hối đoái, phân phối công bằng trong thu nhập. Các chính sách kinh tế vĩ mô chính thường bao gồm: Chính sách tài khóa, Chính sách tiền tệ, Chính sách thu nhập, Chính sách kinh tế đối ngoại. Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 17 BÀI TẬP THỰC HÀNH CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích sự thay đổi trạng thái cân bằng của nền kinh tế trong mô hình AS-AD khi có tiền công của người lao động tăng lên. 2. Sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất để giải thích sự khan hiếm nguồn lực và quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng dần. CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. Kinh tế học vi mô nghiên cứu về hành vi của các tác nhân trong nền kinh tế trong khi kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề về lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, tăng trưởng kinh tế. 2. Mục tiêu hàng đầu của một nước đang phát triển nhằm thúc đấy nhanh sự phát triển kinh tế là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. 3. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có khả năng sản xuất được trong điều kiện toàn dụng nhân công và không gây lạm phát. 4. Vấn đề khan hiếm có thể loại bỏ hoàn toàn nếu biết cách sử dụng nguồn lực hiệu quả. 5. Chi phí cơ hội là tổng giá trị của tất cả các phương án bị bỏ qua khi đưa ra sự lựa chọn kinh tế 6. Với cùng một quyết định nhưng chi phí cơ hội của người này có thể khác với những người khác. 7. Khi nền kinh tế hoạt động ở trên đường PPF thì nó không chịu tác động của quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng. 8. Với nguồn lực cố định và trình độ công nghệ hiện có, nền kinh tế không bao giờ đạt được những phương án sản xuất nằm phía ngoài đường PPF. 9. Những điểm nằm trên đường PPF là những điểm có thể đạt tới và là điểm hiệu quả của nền kinh tế. 10. Đường PPF cho biết khi sản xuất một lượng nhất định hàng hóa này thì số lượng tối đa về hàng hóa khác mà một nền kinh tế có thể sản xuất ra là bao nhiêu khi nó sử dụng hết nguồn lực và với trình độ công nghệ hiện có. 11. Trong nền kinh tế chỉ huy, vấn đề Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? và Sản xuất cho ai? do Chính phủ quyết định. 12. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng cho biết chi phí cơ hội của một quyết định có xu hướng tăng theo thời gian. 13. Khi độ dốc của đường PPF tăng dần khi đi từ trên xuống dưới thì nguồn lực được sử dụng không hiệu quả. 14. Do nguồn lực khan hiếm nên đường giới hạn khả năng sản xuất luôn có độ dốc âm. 15. Trận sóng thần năm 2004 làm đường giới hạn khả năng sản xuất của Inđônêxia dịch chuyển vào bên trong. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Quan niệm nào sau đây là KHÔNG đúng? Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 18 A. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu tổng sản lượng hàng hóa - dịch vụ và tốc độ tăng trưởng của sản lượng thực tế. B. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu mức giá chung và lạm phát. C. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu tỷ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán. D. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu chi tiết hành vi của người tiêu dùng. 2. Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường biểu thị: A. lượng hàng hóa mà một hãng hay một xã hội có thể sản xuất ra. B. sự đánh đổi giữa các hàng hóa. C. lượng hàng hóa mà một hãng hay một xã hội có thể sản xuất ra và minh họa sự đánh đổi giữa các hàng hóa. D. sự thay đổi của giá. 3. Mục tiêu ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát sẽ KHÔNG thực hiện được bằng việc điều chỉnh nào? A. Chính sách tài khóa. B. Chính sách tiền tệ. C. Chính sách thu nhập. D. Tăng nhanh tổng cầu và giảm nhanh tổng cung. 4. Môn Kinh tế vĩ mô KHÔNG trả lời câu hỏi nào sau đây? A. Tại sao thu nhập hiện tại lại cao hơn thu nhập năm 1950? B. Tại sao doanh nghiệp sản xuất càng nhiều càng thua lỗ? C. Tại sao một số quốc gia lại có tỉ lệ lạm phát cao? D. Nguyên nhân nào gây ra suy thóai và đình trệ? 5. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng: A. cao nhất của một quốc gia đạt được. B. tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và không gây lạm phát. C. tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đều bằng không. D. tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát thực tế. BÀI TẬP VẬN DỤNG Giả định một nền kinh tế chỉ có 4 lao động, sản xuất 2 loại hàng hóa là lương thực và quần áo. Khả năng sản xuất được cho bởi bảng số liệu sau: Lao động Lương thực Lao động Quần áo Phương án 0 0 4 31 A 1 10 3 25 B 2 18 2 18 C 3 23 1 11 D 4 26 0 0 E Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 19 a) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF). b) Tính chi phí cơ hội tại các đoạn , , ,AB BC CD DE và cho nhận xét. c) Mô tả các điểm nằm trong, nằm trên và nằm ngoài đường PPF rồi cho nhận xét. d) Nếu trong nền kinh tế nhiều tiến bộ khoa học - công nghệ được đưa vào sản xuất để tăng năng suất lao động thì đường PPF bây giờ sẽ như thế nào? Giải thích câu trả lời của bạn. Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 20 ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Theo khái niệm của Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô, Kinh tế học vĩ mô có sự khác biệt với kinh tế học vi mô - một môn học chuyên nghiên cứu những vấn đề kinh tế cụ thể của nền kinh tế (hay còn gọi là các tế bào trong nền kinh tế). Tuy nhiên, kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chúng ta sẽ không thể hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu không tính đến các quyết định kinh tế vi mô, vì những thay đổi trong toàn bộ nền kinh tế phát sinh từ các quyết định của hàng triệu cá nhân. Chẳng hạn, một nhà kinh tế có thể nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt giảm thuế thu nhập đối với mức sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Để phân tích vấn đề này, anh ta phải xem xét ảnh hưởng của biện pháp cắt giảm thuế đối với quyết định chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình. 2. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Do các nước đang phát triển là những nước nghèo, thu nhập thấp, thiếu vốn để đầu tư. 3. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Theo khái niệm về sản lượng tiềm năng - Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có khả năng sản xuất được trong điều kiện toàn dụng nhân công và không gây lạm phát. 4. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Khan hiếm là tình trạng hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn lực không đủ so với mong muốn hay nhu cầu. Nguồn lực là khan hiếm vì số lượng nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ là có hạn ngày một cạn kiệt. Chúng ta có thể thấy sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, đất đai, lâm sản, hải sản,... Trong khi đó, nhu cầu hàng hóa và dịch vụ là vô hạn, ngày càng tăng, càng đa dạng và phong phú, nhất là nhu cầu về chất lượng ngày càng cao. Chẳng hạn, nhu cầu về phương tiện đi lại của con người từ xe đạp đến xe máy, ô tô, máy bay... Do vậy, vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ra một cách nghiêm túc, gay gắt và thực hiện một cách rất khó khăn. Con người phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn lực nên luôn phải lựa chọn tối ưu, biết cách sử dụng các nguồn lực có hiệu quả nhất 5. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Chi phí cơ hội không phải là tổng giá trị các lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ là giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể, bởi vì người ta không thể nào cùng một lúc sử dụng nhiều lựa chọn thay thế được. Chi phí cơ hội là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn. Chi phí cơ hội luôn xuất hiện khi tình trạng khan hiếm nguồn lực xảy ra, vì khi đó người ta sẽ buộc phải đánh đổi, nếu tiến hành hoạt động này thì phải bỏ qua hoạt động khác 6. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa này, xã hội sẽ phải từ bỏ ngày càng nhiều các đơn vị của loại hàng hóa khác. Do sự chuyển hóa các nguồn lực khi chuyển từ sản xuất hàng hóa này sang sản xuất hàng hóa khác là không hoàn toàn phù hợp. Có thể đó là nguồn lực tốt để Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 21 sản xuất hàng hóa này nhưng nó lại không phải là nguồn lực tốt để sản xuất hàng hóa kia. Vì thế, với cùng một quyết định nhưng chi phí cơ hội của người này có thể khác với những người khác. 7. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Dọc theo đường PPF từ trên xuống dưới, việc tăng lượng mặt hàng này phải giảm lượng mặt hàng kia, nên tuân theo quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng dần. 8. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Chỉ với nguồn lực tăng lên và trình độ công nghệ tiến bộ hơn, nền kinh tế mới đạt được những phương án sản xuất nằm phía ngoài đường PPF. 9. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Các phương án sản xuất trên đường PPF đều là những phương án sản xuất có hiệu quả, dọc theo đường PPF từ trên xuống dưới, việc tăng lượng mặt hàng này phải giảm lượng mặt hàng kia, nên tuân theo quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng dần. 10. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được, là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị sự kết hợp các nguồn lực thích hợp để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định. Đường PPF cho biết các mức phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có. Các phương án sản xuất trên đường PPF đều là những phương án sản xuất có hiệu quả, dọc theo đường PPF từ trên xuống dưới, việc tăng lượng mặt hàng này phải giảm lượng mặt hàng kia, nên tuân theo quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng dần. 11. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Kinh tế chỉ huy (hay còn được gọi là kinh tế kế hoạch hóa tập trung): Nền kinh tế chỉ huy là một hệ thống kinh tế trong đó mọi quyết định về sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa đều tập trung vào nhà nước. Thông qua các cơ quan kế hoạch của mình, nhà nước trực tiếp quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Hệ thống kinh tế chỉ huy đã từng tồn tại ở Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ trước đây. Ở các nước này, các nguồn lực cho sản xuất được phân bổ một cách tập trung thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà các cơ quan kế hoạch của nhà nước soạn thảo. Các xí nghiệp do nhà nước sở hữu và các hợp tác xã do nhà nước chi phối nắm giữ hầu hết các nguồn lực kinh tế của xã hội. Thông qua các chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế, trên thực tế, nhà nước đã quyết định các hàng hóa hay dịch vụ cụ thể mà xã hội cần phải sản xuất. Gắn với các chỉ tiêu sản lượng hàng hóa được giao, các xí nghiệp được nhà nước cấp vốn, được trang bị máy móc, thiết bị, được đầu tư xây dựng nhà xưởng, được giao vật tư, nguyên liệu, được tuyển dụng lao động một cách tương ứng. Các hàng hóa được sản xuất ra cũng được nhà nước chỉ định nơi tiêu thụ, được bán theo những mức giá mà nhà nước quy định. Tiền lương hay thu nhập của những người lao động làm việc trong khu vực nhà nước (khu vực chính của nền kinh tế) bị quy định chặt chẽ theo hệ thống thang, bậc lương mà nhà nước ban hành với quỹ lương mà nhà nước cấp và khống chế. Các xí nghiệp nhà nước có nghĩa vụ hoàn thành các chỉ tiêu sản lượng mà kế hoạch nhà nước giao. Các khoản lãi mà xí nghiệp tạo ra, về cơ bản bị nhà nước thu. Bù lại, khi bị thua lỗ, xí nghiệp Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 22 được nhà nước trợ cấp, “bù lỗ”. Các tổ chức sản xuất, hay thương mại trong nền kinh tế về thực chất là những tổ chức hoàn toàn lệ thuộc vào nhà nước. Nhà nước điều hành nền kinh tế bằng một hệ thống kế hoạch chi tiết, phức tạp. 12. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Chi phí cơ hội không phải là tổng giá trị các lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ là giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể, bởi vì người ta không thể nào cùng một lúc sử dụng nhiều lựa chọn thay thế được. Chi phí cơ hội là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn. Chi phí cơ hội luôn xuất hiện khi tình trạng khan hiếm nguồn lực xảy ra, vì khi đó người ta sẽ buộc phải đánh đổi, nếu tiến hành hoạt động này thì phải bỏ qua hoạt động khác. 13. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Tất cả các điểm/phương án sản xuất nằm trên đường PPF đều là phương án sản xuất có hiệu quả. 14. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Chi phí cơ hội luôn xuất hiện khi tình trạng khan hiếm nguồn lực xảy ra, vì khi đó người ta sẽ buộc phải đánh đổi, nếu tiến hành hoạt động này thì phải bỏ qua hoạt động khác. Chi phí cơ hội được xác định là giá trị tuyệt đối của độ dốc của đường PPF, sẽ có xu hướng giảm dần. Sự đánh đổi chỉ ra cho chúng ta biết đường PPF dốc xuống, có độ dốc âm. 15. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Do nguồn lực để sản xuất bị suy giảm, khả năng sản xuất giảm nên đường giới hạn khả năng sản xuất của Inđônêxia dịch chuyển vào bên trong. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Đáp án đúng là: D. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu chi tiết hành vi của người tiêu dùng. Vì: Đối tượng và nội dung của Kinh tế vĩ mô bao gồm những nội dung như: Tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ và tốc độ tăng trưởng của sản lượng thực tế; Mức giá chung và lạm phát; Tỷ lệ thất nghiệp; Cán cân thanh toán, các chính sách kinh tế Do đó, phương án: “Kinh tế vĩ mô tập trung nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng” là quan niệm sai về kinh tế vĩ mô. Nó thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô 2. Đáp án đúng là: C. lượng hàng hóa mà một hãng hay một xã hội có thể sản xuất ra và minh họa sự đánh đổi giữa các hàng hóa. Vì: Theo khái niệm đường PPF: Đường PPF là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được, là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị sự kết hợp các nguồn lực thích hợp để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định của nền kinh tế. Đường PPF cho biết mối quan hệ đánh đổi giữa các hàng hóa và dịch vụ khi chúng ta di chuyển các phương án từ trên xuống dưới. Đường PPF lồi ra phía ngoài cho ta biết quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng lên. 3. Đáp án đúng là: D. Tăng nhanh tổng cầu và giảm nhanh tổng cung. Vì: Các phương án: “Chính sách tài khóa”, “Chính sách tiền tệ”, “ Chính sách thu nhập” đều là những chính sách được sử dụng để ổn định giá cả, ổn định nền kinh tế. Phương án: “Tăng Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 23 nhanh tổng cầu và giảm nhanh tổng cung” chưa rõ ràng, làm giá cả tăng lên, có thể còn gây ra lạm phát cao hơn. 4. Đáp án đúng là: B. Tại sao doanh nghiệp sản xuất càng nhiều càng thua lỗ? Vì: Chỉ có câu “Tại sao doanh nghiệp sản xuất càng nhiều càng thua lỗ?” thuộc Kinh tế vi mô, các câu còn lại thuộc Kinh tế vĩ mô. 5. Đáp án đúng là: B. tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và không gây lạm phát. Vì: Theo khái niệm mức sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tối đa mà các quốc gia có thể sản xuất ra trong điều kiện toàn dụng nhân công và không gây nên lạm phát. BÀI TẬP VẬN DỤNG a. Vẽ đường PPF: sinh viên tự vẽ b. Tính chi phí cơ hội Chi phí cơ hội được tính theo công thức: Chi phí cơ hội = tgα = X Y   Kết quả cụ thể như sau: • Chi phí cơ hội trên đoạn AB = 6/10 • Chi phí cơ hội trên đoạn BC = 7/8 • Chi phí cơ hội trên đoạn CD = 7/5 • Chi phí cơ hội trên đoạn DE = 11/3 Nhận xét: Chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 đơn vị lương thực ngày càng tăng. Tức là để sản xuất thêm 1 đơn vị lượng thực, nền kinh tế này phải từ bỏ ngày càng nhiều quần áo. Sản xuất của nền kinh tế này tuân theo quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng. Do quy luật này tác động nên đường PPF của nền kinh tế là một đường cong lồi so với gốc tọa độ (độ dốc đường PPF tăng dần) c. Mô tả các điểm nằm trong, nằm trên và nằm ngoài đường PPF và cho nhận xét (xem phần lý thuyết). Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô ECO102_Bai1_v2.0018102208 24 d. Nếu trong nền kinh tế nhiều tiến bộ khoa học - công nghệ được đưa vào sản xuất để tăng năng suất lao động thì đường PPF sẽ dịch chuyển song song ra phía ngoài do số lượng sản phẩm được sản xuất ra tăng lên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mon_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_1_tong_quan_ve_kinh_te.pdf
Tài liệu liên quan