CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Đáp án đúng là: D. GDP danh nghĩa tính theo giá cố định của một năm nào đó được lấy làm gốc.
Vì: GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa chia cho chỉ số điều chỉnh GDP.
2. Đáp án đúng là: C. tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế.
Vì: GDP tính theo Giá trị gia tăng bao gồm tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong
nền kinh tế. Do đó, phương án: “Tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế”
là câu trả lời đúng nhất.
3. Đáp án đúng là: D. Chi tiêu của Chính phủ và tiền thuê đất đai.
Vì: Tiền thuê đất đai biểu thị thu nhập của người chủ sở hữu đất đai, còn chi tiêu chính phủ là
các khoản chi tiêu cuối cùng. Chúng không đồng nhất để cộng lại với nhau theo 1 phương
pháp nào đó.
4. Đáp án đúng là: C . tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế.
Vì: GDP tính theo Giá trị gia tăng bao gồm tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong
nền kinh tế. Do đó, phương án: “Tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế”
là câu trả lời đúng nhất.
5. Đáp án đúng là: D. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống.
Vì: Nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống có quyền số 36,12 %. Nên CPI sẽ bị ảnh hưởng nhiều
nhất bởi sự tăng giá của nhóm hàng này.
33 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Kinh tế học vĩ mô - Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựa vào chỉ số điều chỉnh GDP (theo bảng 2.9)
Gạo Nước mắm Tính các chỉ tiêu Năm
Giá Lượng Giá Lượng GDPn GDPr DGDP
Tỷ lệ
lạm phát
2002 3 1000 7 180 4.260 4.260 100 -
2003 4 1200 7,5 190 6.225 4.930 126,3 26,3%
2004 5 1350 8 210 8.430 5.520 152,7 20,9%
2.3. Các chỉ tiêu vĩ mô khác
2.3.1. Lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực tế
Hiệu chỉnh các biến số kinh tế khỏi ảnh hưởng của lạm phát cũng diễn tra trong lĩnh vực
tiền tệ và tín dụng, cụ thể đối với lãi suất tiền gửi và tiền vay. Khi gửi tiền tiết kiệm vào
tài khoản ở ngân hàng người ta nhận được một khoản tiền lãi từ khoản tiền vay. Trái lại,
khi vay tiền của ngân hàng để kinh doanh hoặc mua sắm hàng tiêu dùng người ta phải trả
lãi cho khoản tiền vay đó. Như vậy, lãi suất thể hiện một khoản thanh toán trong tương
lai cho một sự chuyển giao tiền trong quá khứ. Bởi vậy, lãi suất luôn liên quan đến việc
so sánh các khoản tiền tại các thời điểm khác nhau.
Để dễ hiểu chúng ta xem xét một ví dụ. Giả sử anh A gửi một khoản tiền là 10 triệu đồng
vào ngân hàng Techcombank với lãi suất hàng năm là 10%. Sau một năm, anh A nhận
được 1 triệu tiền lãi hay số lượng đồng mà anh A có tăng lên 10%. Rút toàn bộ số tiền cả
gốc và lãi, anh A có 11 triệu đồng. Có đúng anh A được lợi một số tiền là 1 triệu đồng so
với số tiền 10 triệu mà anh A gửi vào một năm trước đây không? Đúng là số lượng tiền
anh A nhận được này tăng lên 10%. Tuy nhiên, giá hàng hóa trong năm đã tăng lên 9,5%
nên mỗi đồng bây giờ mua được ít hàng hóa hơn trước hay sức muc của anh A không tăng
lên 10%. Thực tế, lượng hàng hóa mà anh A mua được chỉ tăng thêm 0,5%. Nếu lạm phát
cao hơn 10%, giả sử là 12%, thì sức mua thực tế của anh A đã giảm 2%.
Lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền gọi là lãi suất danh nghĩa (Nominal Interest
Rate - ký hiệu là i) và lãi suất đã trừ tỷ lệ lạm phát gọi là lãi suất thực tế (Real Interest
Rate - ký hiệu là r). Từ đó chúng ta có thể mô tả mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và
lãi suất thực tế dưới dạng công thức sau:
r = i -
Như vậy, lãi suất thực tế là khoản chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát.
Lãi suất danh nghĩa cho biết số đồng tiền tăng lên như thế nào qua thời gian trong khi lãi
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
37
suất thực tế cho biết sức mua của tài khoản ngân hàng tăng lên như thế nào qua thời
gian. Trên thực tế, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế không phải luôn biến đổi chiều
theo thời gian. Trong hai năm 2004 và 2005, mặc dù lãi suất danh nghĩa cao và luôn
được điều chỉnh cao hơn nhưng lãi suất thực tế lại rất thấp và thậm chí giảm xuống thành
lãi suất âm. Đó là tình huống lạm phát cao và lạm phát gia tăng đã giảm giá trị của
khoản tiền tiết kiệm nhanh hơn lãi suất danh nghĩa tăng giá trị của khoản tiền này.
2.3.2. Xác định mức toàn dụng nhân công
Toàn dụng nhân công là trạng thái của nền kinh tế mà tất cả mọi người thuộc lực lượng
lao động (trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc với mức
lương hiện hành trên thị trường lao động) đều có việc làm. Nền kinh tế chỉ tồn tại thất
nghiệp tự nhiên. Chỉ có những người không chấp nhận làm việc ở mức lương chung của
thị trường mới không có việc làm. Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất
nghiệp mà bình thường nền kinh tế trải qua. Thuật ngữ tự nhiên không hàm ý rằng triết
lý thất nghiệp này đáng mong muốn, không thay đổi theo thời gian hoặc không bị ảnh
hưởng bởi chính sách kinh tế. Nó đơn giản là mức thất nghiệp được duy trì ngay cả trong
dài hạn. Các dạng thất nghiệp được tính vào thất nghiệp tự nhiên gồm thất ngiệp tạm
thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Ở trạng thái toàn dụng lao
động, nguồn nhân lực trong nền kinh tế được sử dụng đạt hiệu quả tối ưu.
Toàn dụng nhân công xảy ra tại mức sản lượng tiềm năng. Sản lượng tiềm năng (Yp -
Potentional output) là mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được tương ứng với mức tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên (Un - natural rate of unemployment) và tỷ lệ lạm phát vừa phải mà
nền kinh tế có thể chấp nhận được. Sản lượng tiềm năng có thể được hiểu khi một nền
kinh tế có thể vận dụng tất cả nguồn lực của mình như lực lượng lao động, thiết bị, công
nghệ, tài nguyên thiên nhiên và những nguồn lực khác được sử dụng đầy đủ; hoặc GDP
của nền kinh tế có thể đạt được khi áp dụng đúng nguồn lực của mình. Một nền kinh tế
sản xuất tại sản lượng tiềm năng có thể được gọi là nền kinh tế có việc làm đầy đủ.
Sản lượng tiềm năng (Yp) chưa phải là mức sản lượng tối đa, đồng thời nó có khuynh
hướng tăng lên theo thời gian (do khả năng sản xuất của nền kinh tế luôn có khuynh
hướng tăng lên). Trong thực tế, sản lượng thực tế (Ya) luôn biến động xoay quanh sản
lượng tiềm năng Yp nên tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát cũng biến động, tạo ra chu kỳ
kinh doanh.
Khi Ya = Yp: Nghĩa là khi sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng, nền kinh tế
đạt trạng thái toàn dụng.
Khi Ya < Yp: Nghĩa là khi sản lượng thực tế nhở hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh
tế đang trong trạng thái khiếm dụng. Nghĩa là lúc này Ua > Un (thất nghiệp thực tế
lớn hơn thất nghiệp tự nhiên). Phần cao hơn (là thất nghiệp chu kỳ) có thể được ước
tính theo định luật Okun.
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
38
Hình 2.1. Sản lượng tiềm năng và chu kỳ kinh doanh
Sự phát triển của sản lượng tiềm năng là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tiềm ẩn; đi đầu
trong các yếu tô là các nguồn lực cung ứng của nền kinh tế như vốn, lao động và năng
suất. Do đó, sự tăng trưởng sản lượng tiềm năng phản ánh sự phát triển thị trường nhân
khẩu và lao động, sự thay đổi trong đầu tư và đổi mới công nghệ. Sự xuất hiện gần đây
của các cuộc khủng hoảng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới cũng đã mang đến những
ảnh hưởng về hiệu ứng của sản lượng tiềm năng. Một cuộc khủng hoảng có thể làm
giảm sản lượng tiềm năng trong ngắn và trung hạn thông qua tác động bất lợi của nó vào
đầu tư giống như một sự tích lũy vốn chậm kết hợp với khả năng kém tăng tốc trong quá
trình tái cấu trúc nền kinh tế. Ngoài ra, trong trường hợp của một cuộc suy thóai kéo dài,
tình trạng thất nghiệp kéo dài có thể có tác động xấu đến nguồn vốn con người. Để tránh
tăng lạm phát, nhà nước phải chấp nhận một mức thất nghiệp đủ cao để lạm phát kỳ
vọng bằng với lạm phát thực tế, điều này được gọi là: Tỷ lệ thất nghiệp không gia tăng
lạm phát (NAIRU).
Chúng ta xem xét toàn dụng lao động như một hiện tượng kinh tế thuần tuý thì không
hoàn toàn đúng. Nếu mục đích của toàn dụng lao động là một xã hội hạnh phúc, thì chất
lượng cũng như số lượng việc làm là điều quan trọng. Tỷ lệ có việc làm trong các xã hội
kém phát triển là rất cao. Ở các nước giàu hơn, nhiều người sẽ tham gia lao động hơn
nếu chính phủ thu hồi trợ cấp thất nghiệp và bãi bỏ mức lương tối thiểu. Thay đổi công
nghệ có thể làm phức tạp hóa các vấn đề. Tình trạng khan hiếm lao động có thể thúc đẩy
đầu tư vào máy móc, cho phép mỗi người lao động sản xuất nhiều hơn. Tuy nhiên, nó
cũng có thể dẫn đến tự động hóa nhiều hơn. Nếu robot có thể dễ dàng thay thế rất nhiều
công nhân (và ngày càng có vẻ là đúng như thế) thì toàn dụng lao động không chỉ đơn
giản là một vấn đề về việc bảo đảm nền kinh tế đang phát triển đủ nhanh để mọi người
lao động sẵn sàng làm việc đều có một việc làm. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào các quyết
định mà xã hội đưa ra, liên quan đến việc người lao động có thể được cung cấp các
phương tiện để từ chối những việc làm nghèo hèn, lương thấp vốn có thể được thực hiện
bằng máy móc.
2.3.3. Đo lường tỷ lệ thất nghiệp
Thống kê việc làm và thất nghiệp là một trong những số liệu kinh tế được mọi người
quan tâm nhất. Thứ nhất, một nền kinh tế vận hành tốt sẽ sử dụng hết các nguồn lực hiện
có. Thất nghiệp có thể là tín hiệu cho biết các nguồn lực dư thừa và do đó chỉ ra nền kinh
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
39
tế có thể có những vấn đề trong sự vận hành. Thứ hai, thất nghiệp được mọi người đặc
biệt quan tâm bởi vì đó là vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến con người trực tiếp nhất
và nghiêm trọng nhất.
Thước đo thất nghiệp dựa trên cơ sở phân loại dân số hoạt động kinh tế (từ đủ 15 tuổi trở lên):
POP = E + U + NL
Trong đó, POP là dân số hoạt động kinh tế, E là số người có việc, U là số người thất
nghiệp, và NL là những người không nằm trong lực lượng lao động. Do đó, chúng ta có:
L = U + E
Trong đó: L là lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là phần trăm của
dân số hoạt động kinh tế nằm trong lực lượng lao động: L/POP.
Tỷ lệ có việc (em) và tỷ lệ thất nghiệp (u) được xác định như sau:
m
E
e
L
m
U
u 1 e
L
2.3.4. Tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm chính phủ
Tiết kiệm tư nhân là phần còn lại của thu nhập sau khi đã tiêu dùng. Tiết kiệm của Chính
phủ chính là cán cân ngân sách của Chính phủ; nó là phần còn lại của nguồn thu ngân
sách sau khi Chính phủ đã chi tiêu trong năm tài khóa. Trong nền kinh tế giản đơn, nền
kinh tế chỉ có hai tác nhân kinh tế là hộ gia đình và hãng kinh doanh thì tiết kiệm chính
phủ không tồn tại, chỉ có tiết kiệm tư nhân. Khi đó, giả sử gọi SP là tiết kiệm của các hộ
gia đình thì SP chính bằng đầu tư tư nhân (I) và cũng đúng bằng tiết kiệm quốc dân.
Trong nền kinh tế có yếu tố chính phủ (nền kinh tế đóng), nếu gọi tiết kiệm của Chính
phủ là SG thì tiết kiệm quốc dân là:
SN = SG + SP;
Trong đó:
Tiết kiệm khu vực tư nhân (SP) = thu nhập có thể sử dụng (YD) - chi tiêu hàng hóa và
dịch vụ của các hộ gia đình (C) = Y – T - C;
Tiết kiệm của chính phủ cũng chính là cán cân ngân sách chính phủ (B = T - G).
2.4. Các phương pháp xác định GDP
2.4.1. Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô
Trong nền kinh tế, các tác nhân đã tạo nên mối quan hệ chằng chịt trong việc tạo ra các
hàng hóa và dịch vụ. Để đơn giản cho việc tính toán, người ta chỉ xem xét mô hình kinh
tế giản đơn có hai tác nhân tham gia là hộ gia đình và hãng kinh doanh. Mô hình đó
chính là sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô:
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
40
Hình 2.2. Sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô
Dòng bên trong là sự luân chuyển các nguồn lực thật: Hàng hóa và dịch vụ từ các hãng
kinh doanh sang hộ gia đình và dịch vụ về yếu tố sản xuất từ hộ gia đình sang các hãng
kinh doanh. Dòng bên ngoài là các giao dịch thanh toán bằng tiền: Các hãng kinh doanh
trả tiền cho các dịch vụ yếu tố sản xuất tạo nên thu nhập của các hộ gia đình; Các hộ gia
đình thanh toán các khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ.
Sơ đồ trên với giả định: Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ bằng tổng lượng tiền mà các hộ
gia đình trả cho các hãng để mua hàng hóa và dịch vụ, gợi cho ta hai cách tính khối
lượng sản phẩm trong một nền kinh tế, do đó:
Nửa trên của sơ đồ là cơ sở của phương pháp tính giá trị hàng hóa và dịch vụ theo
luồng sản phẩm.
Nửa dưới của sơ đồ là cơ sở của phương pháp tính giá trị hàng hóa và dịch vụ theo
luồng thu nhập.
2.4.2. Phương pháp xác định GDP luồng sản phẩm (theo luồng hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng)
Sơ đồ vòng luân chuyển kinh tế vĩ mô cho thấy, có thể xác định GDP theo giá trị hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nền kinh tế. Chúng ta gọi tắt là phương
pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm. Tuy nhiên, sơ đồ trên quá đơn giản. Ở đây
chúng ta sẽ mở rộng sơ đồ đó, tính tới cả khu vực Chính phủ và xuất nhập khẩu.
Theo phương pháp luồng sản phẩm, GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh và chính phủ
mua; và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong một đơn vị thời gian (một năm).
Cấu thành của GDP bao gồm:
Công thức tính: GDP = C + I + G + X - IM
Tiêu dùng của hộ gia đình (C)
Tiêu dùng của hộ gia đình (C) bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
của các hộ gia đình mua được trên thị trường để chi dùng trong đời sống hàng ngày
của họ: cam chuối, bánh kẹo, thực phẩm, phương tiện giao thông,... Như vậy, GDP
chỉ bao gồm những sản phẩm được bán và bỏ sót nhiều hàng hóa và dịch vụ mà các
hộ gia đình tự sản xuất để tiêu dùng mà không phải để bán, hoặc những hàng hóa
dịch vụ, nhìn chung không được mua bán trên thị trường nhưng rất cần thiết cho đời
sống của gia đình. Chẳng hạn, nông sản cho các gia đình nông dân tự sản xuất, tự chi
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
41
tiêu; công việc của các nhà nội trợ, một bữa tiệc do các thành viên trong gia đình tự
làm lấy,... Tuy nhiên, tổng hợp các khoản chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình
ghi chép cũng đã chiếm vào khoảng 60% - 70% GDP của một đất nước.
Đầu tư (I)
Tổng sản phẩm không chỉ bao gồm các hàng hóa tiêu dùng của các hộ gia đình mà
còn bao gồm cả hàng hóa đầu tư mà các hãng kinh doanh mua sắm để tái sản xuất
mở rộng. Hàng hóa đầu tư bao gồm trang thiết bị là các tài sản cố định của doanh
nghiệp, nhà ở, văn phòng mới xây dựng và chênh lệch hàng tồn kho của các hãng
kinh doanh. Như vậy, khái niệm đầu tư ở đây khác với khái niệm đầu tư nói chung.
Đầu tư, theo cách hiểu của các nhà kinh tế, ứng dụng trong tính toán tổng sản phẩm
quốc nội là việc mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra tư bản dưới dạng hiện vật
như nhà máy mới, công cụ mới,...
Chúng ta không nên nhầm lẫn khái niệm trên với quan niệm đầu tư của các nhà kinh
doanh, như việc sử dụng vốn để mua cổ phần, cổ phiếu hay mở một tài khoản tiết
kiệm ở ngân hàng. Đó chỉ là hành động thay đổi thành phần tính tài sản của cá nhân
hay doanh nghiệp, không làm cho tổng sản phẩm cố định của đất nước tăng lên.
Tổng đầu tư là giá trị các tư liệu lao động chưa trừ phần đã hao mòn trong quá trình
sản xuất. Còn đầu tư ròng bằng tổng đầu tư trừ đi khấu hao tài sản cố định (còn gọi là
tiêu dùng cơ bản).
Đầu tư ròng = Tổng đầu tư - Hao mòn tài sản cố định
Trong tính toán tổng sản phẩm quốc nội, ta tính tổng đầu tư chứ không phải đầu tư
ròng. Cuối cùng như đã nêu ở trên, trong thành phần của đầu tư còn có khoản chênh
lệch về hàng tồn kho. Vậy hàng tồn kho là gì? Hàng tồn kho hay dự trữ là những
hàng hóa được giữ lại để sản xuất hay tiêu thụ sau này. Thực chất của hàng tồn kho
là một loại tài sản lưu động. Đó là những vật liệu hay các yếu tố đầu vào của sản xuất
sẽ được sử dụng trong chu kỳ sản xuất tới, hoặc các thành phẩm chờ bán ra trong
thời gian tới. Nhưng, theo quy định, chúng được xếp vào hàng hóa đầu tư, khi tính
toán tổng sản phẩm quốc nội.
Tóm lại, khái niệm đầu tư là một khái niệm phức tạp. Khái niệm này chỉ rõ phần tổng
sản phẩm quốc nội - hay một phần của khả năng sản xuất của xã hội - dùng để tạo
vốn cơ bản (vốn cố định) cho nền kinh tế, chứ không phải để tiêu dùng cho hiện đại.
Đầu tư có tác dụng tái sản xuất mở rộng, như vậy cũng có tác dụng tăng tiêu dùng
trong tương lai. Đầu tư là việc giảm tiêu dùng hiện tại, là kết quả của quá trình tích
lũy: tích lũy từ khu vực tư nhân và khu vực chính phủ.
Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ (G)
Chính phủ cũng là một tác nhân kinh tế - một người tiêu dùng lớn nhất. Hàng năm,
Chính phủ các nước phải chi tiêu những khoản tiền rất lớn vào việc xây dựng đường
sá, trường học, bệnh viện, quốc phòng, an ninh và trả lương cho bộ máy quản lý hành
chính Nhà nước. Toàn bộ chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ đều được tính vào luồng
sản phẩm. Ký hiệu là (G). Những khoản chi tiêu sau không được tính vào GDP:
Những khoản thanh toán chuyển nhượng, ký hiệu TR, bao gồm: bảo hiểm xã hội cho
người già, tàn tật, những người thuộc diện chính sách, trợ cấp thất nghiệp, Những
khoản này chi ra nhưng không tương ứng với một hàng hóa và dịch vụ nào mới được
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
42
sản xuất ra trong nền kinh tế, do đó không làm tăng GDP. Chi tiêu của Chính phủ
được tài trợ chủ yếu bằng thuế (ký hiệu TA). Thuế bao gồm hai loại: trực thu và gián
thu. Nhưng khi tính GDP theo cung trên tức là tính theo luồng hàng hóa và dịch vụ,
chúng ta chưa cần quan tâm xử lý vấn đề thuế khóa. Vì rằng, bản thân giá cả thị
trường đã bao gồm trong đó các loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa tiêu dùng.
Xuất và nhập khẩu (X và IM)
Hàng xuất khẩu là những hàng hóa được sản xuất ở trong nước, nhưng được bán ra
cho người tiêu dùng ở nước ngoài. Hàng nhập khẩu là những hàng được sản xuất ở
nước ngoài, nhưng được mua để phục vụ tiêu dùng nội địa. Căn cứ vào quan điểm
đó, chúng ta thấy hàng xuất khẩu làm tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trái lại
hàng nhập khẩu không nằm trong sản lượng nội địa, cần phải được trừ đi khỏi khối
lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và Chính phủ đã
mua và tiêu dùng.
Ví dụ 1: Giả sử GDP = 3000, C = 1700, G = 50, thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài
bằng 0 và NX = 40
1. Mức đầu tư trong nền kinh tế bằng bao nhiêu?
I = GDP - C - G - NX = 2000 - 1790 = 1210
2. Giả sử xuất khẩu bằng 350, nhập khẩu bằng bao nhiêu?
IM = X - NX = 350 - 40 = 310
3. Giả sử mức khấu hao bằng 130, NNP bằng bao nhiêu?
NNP = GDP - DP = 3000 - 130 = 2870
2.4.3. Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập (phương pháp chi phí đầu vào)
Khác với phương pháp trên, tính GDP theo giá trị sản phẩm đầu ra, phương pháp này
tính GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất, mà các doanh nghiệp phải thanh
toán, như tiền công, tiền trả lãi do vay vốn, tiền thuê nhà, thuê đất và lợi nhuận - phần
thưởng cho sự mạo hiểm trong kinh tế. Tổng chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán
trở thành thu nhập của công chúng. Gọi:
Chi phí tiền công, tiền lương W
Chi phí thuê vốn (Lãi suất) i
Chi phí thuê nhà, thuê đất r
Lợi nhuận
Công thức chung xác định GDP theo yếu tố chi phí trong trường hợp đơn giản nhất, tức
là trường hợp nền kinh tế chỉ bao gồm các hộ gia đình và các doanh nghiệp, chưa tính tới
khấu hao như sau:
GDP theo chi phí cho yếu tố sản xuất = W + i + r +
Trong nền kinh tế có yếu tố chính phủ và khu vực nước ngoài, khi tính GDP theo
phương pháp này cần có 2 hai điều chỉnh:
Một là, vì GDP theo chi phí cho yếu tố sản xuất chưa tính đến khoản thuế mà Chính
phủ đánh vào hàng hóa tiêu dùng thu qua doanh nghiệp. Đó là thuế gián thu (Te).
Hai là, GDP tính theo yếu tố sản xuất chưa tính đến hao mòn tài sản cố định. Vì
rằng hao mòn TSCĐ không tương ứng với khoản thu nhập nào của hộ gia đình.
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
43
Chi phí khấu hao TSCĐ phát sinh, các hãng phải bù đắp các hao mòn bộ phận hay
toàn bộ TSCĐ.
Khi tính GDP ta phải thêm vào công thức trên phần thuế gián thu (Te) và khấu hao tài
sản cố định (Dp).
GDP = W + i + r + + Te + Dp
2.4.4. Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng
GDP là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước.
Nhưng để các hàng hóa cuối cùng đến tay người tiêu dùng, chúng ta phải trải qua nhiều
công đoạn sản xuất. Mỗi công đoạn, mỗi doanh nghiệp chuyên môn hóa chỉ đóng góp
một phần giá trị của mình để tạo ra một hàng hóa hoặc dịch vụ hoàn chỉnh.
Vì vậy, khi tính GDP theo cung dưới - luồng thu nhập hoặc chi phí cần rất thận trọng để
tránh tính trùng.
Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm của sản xuất, hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá
trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nó là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng
của một doanh nghiệp với khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp
khác, mà đã được dùng hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó.
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng; khoản
thuế này do đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu. Thuế giá trị gia tăng được rất
nhiều nước trên thế giới áp dụng và được viết tắt là VAT (Value Added Tax). Giá trị gia
tăng của một doanh nghiệp là số đo phần đóng góp của doanh nghiệp đó vào tổng sản
lượng của nền kinh tế. Tổng giá trị gia tăng của mọi đơn vị sản xuất và dịch vụ trong
vòng một năm là tổng sản phẩm quốc nội GDP.
Như vậy, để tránh tính trùng, cần chú ý chỉ đưa vào tổng sản phẩm quốc nội những hàng
hóa cuối cùng, loại bỏ các hàng hóa trung gian dùng để tạo nên hàng hóa cuối cùng đó;
hoặc chỉ cộng giá trị gia tăng ở từng giai đoạn của sản xuất. Cộng giá trị gia tăng của các
đơn vị sản xuất trong cùng một ngành, rồi cộng giá trị gia tăng của các ngành trong nền
kinh tế, chúng ta thu được một con số đúng bằng GDP.
Ví dụ 2: Giả sử trong một nền kinh tế chỉ có 5 doanh nghiệp: nhà máy thép, xí nghiệp
cao su, xí nghiệp cơ khí, xí nghiệp bánh xe và xí nghiệp xe đạp. Nhà sản xuất xe đạp bán
xe đạp của anh ta cho người tiêu dùng cuối cùng với giá 8000. Trong quá trình sản xuất
xe đạp, anh ta đã mua bánh xe với giá 1000, thép với giá 2500 và một số máy móc trị giá
1800 của xí nghiệp cơ khí. Xí nghiệp bánh xe mua cao su của xí nghiệp cao su với giá
1000 để sản xuất máy móc.
a. Hãy tính GDP của nền kinh tế giả định trên đây bằng phương pháp giá trị gia tăng.
b. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế là bao nhiêu?
c. Hai phương pháp tính GDP trong câu 1 và 2 đem lại kết quả như nhau?
Trả lời:
Trước hết để giải bài toán này chúng ta lập bảng:
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
44
Bảng 2.9. Xác định GDP theo phương pháp giá trị gia tăng
Hàng hóa Người bán Người mua Giá trị giao dịch Giá trị gia tăng
Thép Nhà máy thép Nhà máy cơ khí 1000 1000
Thép Nhà máy thép Xí nghiệp xe đạp 2500 2500
Cao su Xí nghiệp cao su Xí nghiệp bánh xe 600 600
Máy móc Nhà máy cơ khí Xí nghiệp xe đạp 1800 800
Bánh xe Xí nghiệp bánh xe Xí nghiệp xe đạp 1000 400
Xe đạp Xí nghiệp xe đạp Người tiêu dùng 8000 4500
Tổng 9800
a. Dựa vào bảng, chúng ta dễ dàng tính được GDP bằng cách lấy tổng giá trị gia tăng,
tăng thêm hay mới tạo ra qua mỗi giao dịch: GDP = VA = 9800
b. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế:
E = chi tiêu để mua xe đạp + chi tiêu để mua máy móc
E = 8000 + 1800 = 9800
c. Vậy các kết quả tính ở câu 1 và 2 đều bằng nhau.
Ví dụ 3: Về cách tính thuế giá trị gia tăng: Để sản xuất ra sản phẩm may mặc phải qua 3
cơ sở sản xuất, thuế GTGT phải nộp ở từng cơ sở, tính theo phương pháp khấu trừ thuế
như sau:
Bảng 2.10. Tính thuế theo phương pháp giá trị gia tăng
Doanh số Thuế đầu vào Thuế đầu ra Thuế phải nộp Cơ sở kinh doanh
(1) (2) (3) (4)
1. Cơ sở sản xuất sợi
- Bông nhập khẩu, vật tư mua vào
- Sợi sản xuất bán ra
200
250
20
-
-
25
-
25 - 20 = 3
2. Cơ sở dệt vải
- Sợi mua vào để sản xuất
- Vải sản xuất bán ra
250
280
25
-
-
28
-
28 - 25 = 3
3. Cơ sở may mặc
- Vải mua vào
- Quần áo bán ra
280
320
28
-
-
32
-
32 - 28 = 4
4. Người tiêu dùng mua quần áo 320 32
Ghi chú: (1) Doanh số mua vào, bán ra chưa có thuế.
(2) Thuế đầu vào được tính khấu trừ.
(3) Thuế đầu ra người mua hàng phải trả.
(4) Số thuế cơ sở kinh doanh còn phải nộp NSNN.
Theo ví dụ trên đây, thuế GTGT của các mặt hàng này tính theo mức thuế suất là 10%,
số thuế GTGT phải nộp ở các khâu đầu vào sản xuất sợi là:
Khâu bông nhập khẩu và vật tư mua vào: 20
Sản xuất sợi: 5
Dệt vải 3
May mặc 4
Cộng: 32
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
45
Giá quần áo người tiêu dùng mua (chưa kể thuế GTGT) là 320, phải trả thuế GTGT là
32. Như vậy, khi mua quần áo, người tiêu dùng phải thanh toán là 320 + 32 = 352. Số
thuế GTGT là 32 mà người tiêu dùng phải chịu đúng bằng số thuế GTGT đã nộp ở khâu:
bông nhập khẩu và vật tư của các đơn vị khác, sản xuất sợi, dệt vải, may quần áo bán,...
Ghi chú: Nếu quá trình thu thập, tính toán và ghi chép các số liệu thống kê được chính
xác, đầy đủ thì kết quả tính toán theo 3 phương pháp trình bày trên đây đều giống nhau.
2.5. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản
2.5.1. Đồng nhất thức tiết kiệm đầu tư
Trước hết, chúng ta xét nền kinh tế giản đơn chỉ bao gồm hai tác nhân kinh tế: Các hộ
gia đình và các doanh nghiệp. Trong sơ đồ dòng chu chuyển kinh tế vĩ mô, chúng ta đã
giả định rằng thu nhập của các hộ gia đình được đem chi tiêu hết vào việc mua các hàng
hóa và các dịch vụ tiêu dùng. Do vậy, chi tiêu mua hàng hóa, dịch vụ ở cung trên bằng
thu nhập ở cung dưới. Trong thực thế thì các hộ gia đình thường không tiêu dùng hết thu
nhập của mình. Họ dành một phần thu nhập dưới dạng tiết kiệm (S). Tiết kiệm là phần
còn lại của thu nhập sau khi đã tiêu dùng. Trong nền kinh tế giản đơn, không có sự tham
gia của Chính phủ, không có thuế và trợ cấp nền:
YD = Y và S = Y - C hay Y = C + S
Vậy là có sự rò rỉ ở cung dưới của dòng luân chuyển. Tiết kiệm tách ra khỏi luồng thu nhập.
Tương tự, ở cung trên, cung hàng hóa và dịch vụ cuối cùng không chỉ bao gồm hàng tiêu
dùng của các hộ gia đình. Các doanh nghiệp cũng mua một lượng hàng đầu tư (I). Như
vậy, có sự bổ sung thêm vào cung trên. Ta có:
Y = C + I
Kết hợp với trên ta có: S = I, đây chính là đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư.
Hình 2.3 mô tả một cách khái quát, tiết kiệm làm thế nào chuyển hóa thành đầu tư trong
một nền kinh tế thị trường.
Hình 2.3. Tiết kiệm và đầu tư trong dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế giản đơn
Hình 2.4 cho thấy các thể chế tài chính, ngân hàng phát triển trong nền kinh tế thị
trường, thu hút toàn bộ tiết kiệm cho các hãng vay để đầu tư mở rộng sản xuất.
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
46
Hình 2.4. Tiết kiệm và đầu tư trong dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đóng
Trong nền kinh tế đóng, hình 2.4 mô tả một cách khái quát, tiết kiệm làm thế nào chuyển
hóa thành đầu tư trong một nền kinh tế đóng. Ngân hàng trung ương sẽ kiểm soát thị
trường vốn. Khác với nền kinh tế giản đơn, nền kinh tế đóng có bổ sung thêm 2 yếu tố
của chính phủ đó là thuế và chi tiêu của Chính phủ. Cả 2 yếu tố này đều tác động đến hộ
gia đình, hãng kinh doanh và cả thị trường vốn.
2.5.2. Đồng nhất thức mô tả các mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế
Chúng ta hãy mở rộng hình 2.3, tính tới yếu tố chính phủ và khu vực nước ngoài. Hình
2.4 ta mở rộng dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô đơn giản có tính tới cả khu vực chính
phủ và người nước ngoài (xuất - nhập khẩu).
Hình 2.5. Sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Ở cung dưới, ngoài tiết kiệm (S), thuế (T) và nhập khẩu (M) cũng là những “rò rỉ”. Thực
vậy, một phần thu nhập của dân cư phải làm nghĩa vụ với Nhà nước dưới dạng thuế thu
nhập (TA). Mặt khác, Nhà nước cung tiến hành trợ cấp cho các gia đình có khó khăn
T
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
47
(TR). Nếu sử dụng khái niệm mức thuế ròng (T) là hiệu số giữa thuế thu nhập và trợ cấp,
ta có:
T = TA - TR
Thuế ròng là một “rò rỉ” ở cung dưới. Một phần khác của thu nhập dùng để mua hàng
tiêu dùng nhập khẩu, tạo nên thu nhập cho dân cư nước ngoài, không đóng góp vào tổng
sản phẩm quốc dân. Như vậy, tổng số “rò rỉ” ở cung dưới là:
S + T + M
Ở cung trên, Chính phủ cũng chi tiêu một phần hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Mặt
khác, hàng xuất khẩu được sản xuất ra trong nền kinh tế nhưng không để tiêu dùng trong
nước. Do vậy, tổng số “bổ sung” mới vào luồng sản phẩm bằng:
I + G + X
Tổng các rò rỉ ở cung dưới phải bằng tổng các “bổ sung” thêm vào cung trên để đảm bảo
cho tổng hàng hóa ở cung trên bằng tổng thu nhập ở cung dưới và các tài khoản quốc gia
là cân bằng.
Do vậy, ta có:
S + T + M = I + G + X
Chuyển về các số hạng tương ứng, thu được:
(T - G) = (I - S) + (X - M)
Đồng nhất thức trên là đồng nhất thức thể hiện mối quan hệ giữa các khu vực hay các tác
nhân trong nền kinh tế. Vế trái là khu vực chính phủ, vế phải là khu vực tư nhân (hãng
kinh doanh và hộ gia đình) và khu vực nước ngoài. Đồng nhất thức cho thấy trạng thái
của mỗi khu vực có ảnh hưởng đến các khu vực còn lại của quốc gia như thế nào. Lấy
trường hợp đơn giản để phân tích. Chẳng hạn, nếu khu vực nước ngoài, xuất khẩu bằng
nhập khẩu (X = M), nghĩa là cán cân thương mại của quốc gia là cân bằng thì ngân sách
của Chính phủ bị thâm hụt (G > T), ở khu vực tư nhân, tiết kiệm sẽ lớn hơn đầu tư (S >
I). Nói cách khác, khi Chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thu được, đầu tư của doanh
nghiệp sẽ thấp hơn tiết kiệm của các hộ gia đình.
Ngược lại, nếu đầu tư của doanh nghiệp đúng bằng số tiết kiệm của dân cư (I = S) thì
tổng thâm hụt ngân sách phải được bù đắp bằng thâm hụt cán cân thương mại. Trường
hợp này, quốc gia lâm vào tình trạng thâm hụt kép: Thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán
cân thương mại.
Kết luận rút ra từ phần này là, cần phải có những chính sách và biện pháp kinh tế vĩ mô
giữ cho các khu vực kinh tế ở trạng thái cân bằng, để cho toàn bộ nền kinh tế là cân bằng.
2.6. Các chỉ tiêu đo lường thất nghiệp
2.6.1. Các khái niệm cơ bản
Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, mong
muốn làm việc nhưng lại không tìm được việc làm.
Người có việc làm là những người trong độ tuổi lao động đang làm việc tại các cơ sở
sản xuất kinh doanh, văn hóa, xã hội... hoặc các công việc mang tính chất tự tạo khác
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
48
đem lại thu nhập cho bản thân hay là những người trong độ tuổi lao động có khả
năng làm việc, mong muốn làm việc và tìm được việc làm.
Lực lượng lao động (LLLĐ) là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm
việc và mong muốn làm việc.
Dân số trưởng thành (những người trong độ tuổi lao động): Những người ở độ tuổi
được Hiến pháp/Luật lao động quy định có nghĩa vụ và quyền lợi lao động.
Sơ đồ nguồn lực lao động trong nền kinh tế
2.6.2. Các chỉ tiêu đo lường thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp = (Số người thất nghiệp (U)/LLLĐ (L)) × 100%.
Tỷ lệ có việc = 1 - Tỷ lệ thất nghiệp = E/L × 100%.
Tỷ lệ tham gia LLLĐ = (LLLĐ/Dân số trưởng thành) × 100%.
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
49
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ nhất định (thường lấy là một năm)
bằng các yếu tố sản xuất của mình. GNP đánh giá kết quả của hàng triệu giao dịch và hoạt động
kinh tế do công dân của một đất nước tiến hành trong một thời kỳ nhất định.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm). GDP không bao gồm kết quả hoạt động của công dân nước sở tại tiến hành ở nước ngoài.
Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) là phần GNP còn lại sau khi trừ đi khấu hao. Như đã biết các tư
liệu lao động bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Sau khi tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp
phải bù đắp ngay phần hao mòn này. Chúng không trở thành nguồn thu nhập của cá nhân và xã hội
và không tham gia vào quá trình phân phối cho các thành viên trong xã hội.
Thu nhập quốc dân (Y) là phần thu được khi lấy tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) trừ đi phần
thuế gián thu. Thu nhập quốc dân phản ánh tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất: lao động, vốn,
đất đai, tài nguyên, khả năng quản lý,... của nền kinh tế hay đồng thời cũng là thu nhập của tất cả
các hộ gia đình (các cá nhân) trong nền kinh tế.
Thu nhập có thể sử dụng (YD) là phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi các hộ gia đình nộp lại
các loại thuế trực thu và nhận được các trợ cấp của Chính phủ hoặc doanh nghiệp. Thuế trực thu
chủ yếu là các loại thuế đánh vào thu nhập do lao động; thu nhập do thừa kế tài sản của cha ông để
lại, các loại đóng góp của cá nhân như bảo hiểm xã hội, lệ phí giao thông,...
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người
tiêu dùng điển hình mua. Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu phản ánh xu thế và mức độ biến động
của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình.
Nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian.
Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) đo lường mức giá trung bình của tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ
được tính vào GDP. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP
thực tế.
Lãi suất và tỷ lệ lãi suất thực tế: Lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền gọi là lãi suất danh
nghĩa và lãi suất đã trừ tỷ lệ lạm phát gọi là lãi suất thực tế. Lãi suất thực tế là khoản chênh lệch
giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa cho biết số đồng tiền tăng lên như
thế nào qua thời gian trong khi lãi suất thực tế cho biết sức mua của tài khoản ngân hàng tăng lên
như thế nào qua thời gian.
Tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm chính phủ: Tiết kiệm tư nhân là phần còn lại của thu nhập sau khi
đã tiêu dùng. Tiết kiệm của Chính phủ chính là cán cân ngân sách của Chính phủ; nó là phần còn
lại của nguồn thu ngân sách sau khi Chính phủ đã chi tiêu trong năm tài khóa.
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
50
BÀI TẬP THỰC HÀNH
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hãy tự thu thập số liệu để xác định và so sánh giá trị của các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ
số điều chỉnh GDP của Việt Nam năm 2017 so với năm 2016. Bạn có bình luận gì với chỉ số
giá tiêu dùng và chỉ số điều chỉnh GDP ở Việt Nam trong các năm đó.
2. Hãy thu thập các số liệu về GDP của Việt Nam theo giá trị danh nghĩa và giá trị thực tế từ
năm 1995 đến năm 2017.
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI
1. Nếu một nước tập trung vào việc sản xuất những hàng hóa có giá bán cao, đương nhiên nó sẽ
làm tăng được thu nhập quốc dân của mình.
2. Nếu các số liệu được thu thập đầy đủ, chính xác và kịp thời, đồng thời quá trình xử lý số liệu
cũng chính xác và kịp thời thì ba phương pháp tính GDP phải cho cùng một kết quả.
3. Phương pháp giá trị gia tăng giúp chúng ta tránh được sự tính trùng khi tính toán sản lượng
của nền kinh tế.
4. Trong nền kinh tế đóng không có Chính phủ, tiết kiệm luôn luôn bằng đầu tư.
5. GDP và GNP là những chỉ tiêu hoàn hảo để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia.
6. Muốn so sánh mức sản xuất của một quốc gia giữa hai năm khác nhau người ta thường dùng
chỉ tiêu GNP hoặc GDP danh nghĩa.
7. Tổng sản phẩm trong nước tính theo chi phí nhân tố bằng tổng sản phẩm trong nước tính theo
giá thị trường trừ thuế gián thu ròng.
8. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có khả năng sản xuất được trong
điều kiện toàn dụng nhân công và không gây lạm phát.
9. Trong nền kinh tế mở, tổng tiết kiệm luôn luôn bằng đầu tư.
10. Tổng sản phẩm trong nước tính theo giá hiện hành là chỉ tiêu phản ánh hoạt động thực tế của
nền kinh tế.
11. Trong nền kinh tế đóng có Chính phủ, tiết kiệm quốc gia luôn luôn bằng đầu tư.
12. Trong một quốc gia, chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số điều chỉnh GDP có giá trị bằng nhau
trong một giai đoạn nhất định.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. GDP thực tế được tính bằng:
A. GDP danh nghĩa tính theo giá hiện hành.
B. GDP danh nghĩa tính đã trừ đi thuế thu nhập.
C. GDP danh nghĩa tính theo giá thị trường.
D. GDP danh nghĩa tính theo giá cố định của một năm nào đó được lấy làm gốc.
2. Nếu tính theo phương pháp giá trị gia tăng, GDP là:
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
51
A. tổng thu nhập gia tăng của các nhân tố sản xuất trong nước.
B. tổng chi phí tăng thêm phát sinh từ việc sử dụng các nhân tố sản xuất như lao động, vốn,
đất đai và năng lực kinh doanh.
C. tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế.
D. tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trừ khấu hao.
3. Khi tính thu nhập quốc dân thì việc cộng hai khoản nào dưới đây vào cùng 1 cách tính là
KHÔNG đúng?
A. Chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư.
B. Lợi nhuận của công ty và lãi suất trả cho tiền vay.
C. Chi tiêu cho tiêu dùng và tiết kiệm.
D. Chi tiêu của Chính phủ và tiền thuê đất đai.
4. Nếu tính theo phương pháp giá trị gia tăng, GDP là:
A. tổng thu nhập gia tăng của các nhân tố sản xuất trong nước.
B. tổng chi phí tăng thêm phát sinh từ việc sử dụng các nhân tố sản xuất như lao động, vốn,
đất đai và năng lực kinh doanh.
C. tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế.
D. tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trừ khấu hao.
5. Đối với Việt Nam, CPI sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thay đổi giá của nhóm hàng tiêu
dùng nào?
A. May mặc, mũ nón, giầy dép.
B. Bưu chính viễn thông.
C. Thuốc và dịch vụ y tế.
D. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài tập 1
Giả sử GDP = 5000, C = 3500, G = 1000, NX = - 50, và thu nhập ròng từ nước ngoài bằng không.
a. Mức đầu tư trong nền kinh tế bằng bao nhiêu?
b. Giả sử xuất khẩu là 550 thì nhập khẩu là bao nhiêu?
c. Giả sử khấu hao bằng 100 thì thu nhập quốc dân là bao nhiêu?
d. Xác định mức đầu tư ròng nếu biết giá trị khấu hao ở câu c.
Bài tập 2
Có số liệu về chi tiêu và thu nhập (đơn vị tính là 1000 tỷ USD) của nền kinh tế Mỹ năm 2001
như sau:
Tiêu dùng của các hộ gia đình (C) là 7,05
Tổng đầu tư tư nhân (I) là 1,67
Chi tiêu của Chính phủ là 1,84
Xuất khẩu ròng là (- 0,36)
Khấu hao là 1,34
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
52
Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài là (- 0,02)
Thuế gián thu ròng là 0,63
Trợ cấp của chính phủ cho người lao động là 6,01
Thu nhập từ cho thuê tài sản là 0,75
Lợi nhuận cổ phần là 0,76
Tiền thuê vốn là 0,55
Thu nhập từ các khoản cho thuê khác của các cá nhân là 0,18
a. Xác định giá trị thu nhập quốc dân.
b. Tính GDP bằng cách sử dụng phương pháp thu nhập và phương pháp chi tiêu. So sánh giá
trị GDP tính được thông qua hai phương pháp này.
Bài tập 3
Mỗi giao dịch sau đây có ảnh hưởng như thế nào (nếu có) đến các thành phần của GDP của
Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu? Hãy giải thích.
a. Gia đình bạn mua một chiếc tủ lạnh Samsung sản xuất trong nước.
b. Gia đình bạn mua một ngôi nhà bốn tầng mới xây.
c. Hãng Toyota Việt Nam bán một chiếc xe hiệu Corola từ hàng tồn kho.
d. Bạn mua một chiếc bánh gato của công ty Kinh Đô.
e. Thành phố Hà Nội thay mới hệ thống chiếu sáng trong dịp hội nghị APEC.
f. Hãng Honda mở rộng nhà máy ở Vĩnh Phúc.
g. Chính phủ tăng trợ cấp cho những người già không nơi nương tựa.
Bài tập 4
Những hàng hóa đã qua sử dụng và được bán lại, và những hàng hóa dịch vụ không được
giao dịch công khai trên thị trường (ví dụ lương thực thực phẩm được tạo ra và tiêu dùng
ngay tại gia đình) thường không được tính vào GDP. Tại sao lại như vậy? Điều này ảnh
hưởng ra sao đến việc dùng GDP làm thước đo phúc lợi kinh tế của một nước và so sánh giữa
các nước phát triển và kém phát triển?
Bài tập 5
Vào ngày 01/5/N, một người thợ cắt tóc tên là Nam kiếm được 400.000 đồng tiền cắt tóc.
Theo tính toán của anh, trong ngày hôm đó, các dụng cụ thiết bị của anh bị hao mòn giá trị là
50.000 đồng. Trong 350.000 đồng còn lại, anh Nam chuyển 30.000 đồng cho chính phủ dưới
dạng thuế doanh thu, 100.000 đồng giữ lại cửa hàng để tích lũy mua thiết bị trong tương lai.
Phần thu nhập còn lại là 220.000 đồng anh phải nộp thuế thu nhập 70.000 đồng và chỉ mang
về nhà thu nhập sau khi đã nộp thuế. Dựa vào những thông tin này, bạn hãy tính đóng góp
của anh Nam vào những chỉ tiêu thu nhập sau:
a. Tổng sản phẩm trong nước
b. Sản phẩm quốc dân ròng
c. Thu nhập quốc dân
d. Thu nhập cá nhân
e. Thu nhập khả dụng
Bài tập 6
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
53
Giao dịch nào đóng góp nhiều hơn vào giá trị GDP: chiếc vòng kim cương mới được một
người giàu có mua hay chai nước sô-đa mà một người đang khát mua? Tại sao? Một nước tập
trung nguồn lực vào sản xuất hàng hóa đắt tiền có làm tăng GDP và tăng phúc lợi kinh tế cho
người dân được không?
Bài tập 7
Sự kiện sau đây có tác động như thế nào đến CPI và chỉ số điều chỉnh GDP?
a. Đồng hồ Senko tăng giá 15%.
b. Xe máy Honda SCR 110 nhập khẩu tăng giá 20%.
c. Dầu thô tăng giá 20%.
d. Dịch cúm gia cầm làm tăng giá thực phẩm 10%.
e. Tiền lương cho nhân viên hành chính sự nghiệp tăng 35%.
Bài tập 8
Giả sử rằng mọi người chỉ tiêu dùng ba loại hàng hóa như trình bày trong bảng sau:
Bóng Tennis Vợt Tennis Mũ chơi Tennis Năm
Giá
(000 đ)
Lượng (Cái) Giá
(000 đ)
Lượng (cái) Giá
(000 đ)
Lượng (cái)
2008 20 100 400 10 10 200
2009 20 100 600 10 20 200
a. Giá của từng mặt hàng thay đổi bao nhiêu phần trăm? Mức giá chung thay đổi bao nhiêu
phần trăm?
b. Vợt tennis trở nên đắt hay rẻ một cách tương đối so với mũ chơi tennis? Liệu phúc lợi của
một số người này có thay đổi so với phúc lợi của một số người khác không? Hãy giải
thích.
c. Việc chọn năm 2008 làm năm cơ sở hoặc chọn năm 2009 làm năm cơ sở có ảnh hưởng gì
đến kết quả trả lời của câu a và b?
Bài tập 9
Giả thiết tiền lương hưu hàng năm được điều chỉnh theo cùng tỷ lệ với sự gia tăng của CPI, và
hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng CPI ước tính quá cao sự gia tăng chi phí sinh hoạt trên
thực tế.
a. Nếu người già tiêu dùng một giỏ hàng như những người khác thì hàng năm lương hưu
tăng có cải thiện mức sống cho người già không? Hãy giải thích.
b. Trên thực tế, người già chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe so với những người trẻ
tuổi, và chi phí chăm sóc sức khỏe đã tăng nhanh hơn mức giá chung. Bạn cần biết gì
thêm để xác định rõ xem liệu phúc lợi của người già có thực sự tăng lên không?
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
54
ĐÁP ÁN
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI
1. Đáp án đúng là: Sai.
Vì: Trong trường hợp này thu nhập quốc dân danh nghĩa tăng, trong khi thu nhập quốc dân
thực tế có thể không tăng.
2. Đáp án đúng là: Đúng.
Vì: Nếu các số liệu được thu thập đầy đủ, chính xác và kịp thời, đồng thời quá trình xử lý số
liệu cũng chính xác và kịp thời thì ba phương pháp tính GDP phải cho cùng một kết quả.
3. Đáp án đúng là: Đúng.
Vì: Phương pháp giá trị gia tăng chỉ thu thập và tổng hợp số liệu về phần giá trị tăng thêm
hay được bổ sung thêm trong mỗi giai đoạn sản xuất, chứ không thu thập và tổng hợp số liệu
về giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nhiều giai đoạn khác nhau, nên không có
phần giá trị nào bị đếm nhiều lần, tức không bị tính trùng.
4. Đáp án đúng là: Sai.
Vì: Đồng nhất thức về tiết kiệm, đầu tư và ngân sách của Chính phủ trong nền kinh tế đóng
là S – I = G – T cho thấy tiết kiệm có thể không bằng đầu tư nếu chi tiêu khác thuế của Chính
phủ. Nếu G > T, tức có thâm hụt ngân sách của Chính phủ, tiết kiệm phải lớn hơn đầu tư và
phần dôi ra này của khu vực tư nhân được dùng để tài trợ cho thâm hụt ngân sách của Chính
phủ. Ngược lại, khi Chính phủ có thặng dư ngân sách, tức G < T, Chính phủ có thể cho khu
vực tư nhân vay để đầu tư và vì vậy đầu tư lớn hơn tiết kiệm.
5. Đáp án đúng là: Sai.
Vì: Nó chỉ là những chỉ tiêu tốt, chỉ phản ánh được mặt lượng (thu nhập) của nền kinh tế,
chưa phản ánh được mặt chất của nền kinh tế.
6. Đáp án đúng là: Sai.
Vì: Người ta thường dùng các chỉ tiêu GNP hoặc GDP thực tế để so sánh mức sản xuất giữa
các quốc gia.
7. Đáp án đúng là: Đúng.
Vì: Thuế gián thu nằm trong giá bán hay doanh thu của các doanh nghiệp, nhưng các doanh
nghiệp phải nộp phần doanh thu này cho Chính phủ trước khi phân phối thu nhập cho các
nhân tố sản xuất. Do vậy, có thể tính tổng sản phẩm trong nước bằng cách cộng các khoản
thu nhập lại với nhau (phương pháp thu nhập) hay lấy GDP theo giá thị trường trừ đi thuế
gián thu ròng.
8. Đáp án đúng là: Đúng.
Vì: Đây là mức sản lượng cân bằng dài hạn của nền kinh tế.
9. Đáp án đúng là: Đúng.
Vì: Tổng tiết kiệm bằng tiết kiệm trong nước + tiết kiệm khu vực nước ngoài và tổng đầu tư
bằng đầu tư trong nước + đầu tư nước ngoài.
Biểu thức này tương đương với (S – I) – (G – T) = (X – IM).
10. Đáp án đúng là: Sai.
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
55
Vì: GDP theo giá hiện hành là GDP danh nghĩa và chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả.
Nếu giá cả tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ, GDP danh nghĩa
có thể tăng trong khi hoạt động kinh tế thực tế vẫn không thay đổi, thậm chí tồi tệ hơn.
11. Đáp án đúng là: Đúng.
Vì: Tiết kiệm quốc gia SN = Tiết kiệm của Chính phủ (SG = T – G) + Tiết kiệm khu vực tư
nhân (SP).
Đầu tư quốc gia (IN) = đầu tư khu vực tư nhân (IP) + đầu tư khu vực Chính phủ (IG = chi tiêu
của Chính phủ G trừ đi tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ).
Do đó, ta có S – I = G – T.
12. Đáp án đúng là: Sai.
Vì: Chúng có giá trị khác nhau, cách tính khác nhau.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Đáp án đúng là: D. GDP danh nghĩa tính theo giá cố định của một năm nào đó được lấy làm gốc.
Vì: GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa chia cho chỉ số điều chỉnh GDP.
2. Đáp án đúng là: C. tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế.
Vì: GDP tính theo Giá trị gia tăng bao gồm tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong
nền kinh tế. Do đó, phương án: “Tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế”
là câu trả lời đúng nhất.
3. Đáp án đúng là: D. Chi tiêu của Chính phủ và tiền thuê đất đai.
Vì: Tiền thuê đất đai biểu thị thu nhập của người chủ sở hữu đất đai, còn chi tiêu chính phủ là
các khoản chi tiêu cuối cùng. Chúng không đồng nhất để cộng lại với nhau theo 1 phương
pháp nào đó.
4. Đáp án đúng là: C . tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế.
Vì: GDP tính theo Giá trị gia tăng bao gồm tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong
nền kinh tế. Do đó, phương án: “Tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế”
là câu trả lời đúng nhất.
5. Đáp án đúng là: D. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống.
Vì: Nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống có quyền số 36,12 %. Nên CPI sẽ bị ảnh hưởng nhiều
nhất bởi sự tăng giá của nhóm hàng này.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài tập 1
Đầu tư (I) = GDP – C – G – NX = 5000 – 3500 – 1000 + 50 = 550.
Nhập khẩu (IM) = X – NX = 550 + 50 = 600.
Y = GDP – khấu hao = 4900.
Đầu tư ròng = tổng đầu tư – khấu hao = 550 – 100 = 540.
Bài tập 2
Thu nhập quốc dân bằng 8,21.
GDP theo phương pháp thu nhập = GDP theo phương pháp chi tiêu = 10,20.
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
56
Bài tập 3
Theo cách tiếp cận chi tiêu, GDP bao gồm các thành phần: C (tiêu dùng của hộ gia đình), I
(chi đầu tư của hộ gia đình và hãng kinh doanh), G (chi mua hàng và dịch vụ của Chính phủ),
và NK (xuất khẩu ròng = xuất khẩu – nhập khẩu).
GDP tăng do tiêu dùng tăng (tủ lạnh mới).
GDP tăng do đầu tư tăng (ngôi nhà mới).
GDP không đổi do hàng tồn kho thuộc GDP của năm trước.
GDP tăng do chi tiêu dùng tăng (mua bánh).
GDP tăng do chi tiêu của Chính phủ tăng.
GDP tăng do đầu tư tăng (nhà máy mới).
GDP không tính đến trợ cấp.
Bài tập 4
GDP tính đến những hàng hóa dịch vụ mới được tạo ra trong năm, do đó hàng hóa đã qua sử
dụng và được sản xuất vào những năm trước sẽ được tính vào năm sản xuất chứ không tính
khi được tiếp tục giao dịch sau này. Tương tự, các hàng hóa dịch vụ không được giao dịch
công khai trên thị trường sẽ không được ghi nhận chính thức để có thể tính toán trong hệ
thống tài khoản quốc gia, do đó không được tính vào GDP. Từ đó, GDP thường bỏ sót nhiều
hàng hóa dịch vụ được sản xuất ở các nước kém phát triển, số liệu về GDP sử dụng làm
thước đo phúc lợi kinh tế của một nước sẽ làm tăng chênh lệch giữa các nước phát triển và
kém phát triển.
Bài tập 5
Dịch vụ cắt tóc của anh Nam tạo ra trong ngày được tính vào GDP, do đó đóng góp của anh
Nam sẽ là:
a. 400.000 đồng.
b. 400.000 – 50.000 = 350.000 đồng.
c. 350.000 – 30.000 = 320.000 đồng.
d. 320.000 – 100.000 = 220.000 đồng.
e. 220.000 – 70.000 = 150.000 đồng.
Bài tập 6
Chiếc vòng kim cương đóng góp vào GDP nhiều hơn so với chai nước sô–đa vì GDP đo
lường theo giá trị thị trường. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, một nước tập trung nhiều
nguồn lực sản xuất hàng hóa đắt tiền sẽ làm giảm sản lượng hàng hóa thông thường và do đó
mức sống có thể không tăng.
Bài tập 7
a. Đồng hồ Senko là một mặt hàng tiêu dùng nên CPI tăng, nếu đây là hàng sản xuất trong
nước thì DGDP cũng tăng.
b. Xe máy Honda SCR 110 tiêu dùng nhập khẩu nên CPI tăng.
c. Dầu thô được sản xuất trong nước nhưng không phải là hàng tiêu dùng nên chỉ có
DGDP tăng.
d. Thực phẩm là hàng tiêu dùng sản xuất trong nước: CPI và DGDP đều tăng.
e. Đây là chi phí dịch vụ thuộc chi tiêu Chính phủ, DGDP tăng.
Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
ECO102_Bai2_v2.0018102208
57
Bài tập 8
a. Giá bóng tennis không thay đổi; giá vợt tennis tăng 50%; giá mũ tennis tăng 100%. Mức
giá chung tính theo CPI của năm 2008 là 100 và của năm 2009 là 150, tăng 50%.
b. Vợt tennis trở nên rẻ một cách tương đối so với mũ chơi tennis. Liệu phúc lợi của một số
người đã thay đổi so với phúc lợi của một số người khác không. Những người mua nhiều
mũ sẽ bị tổn thất so với những người mua nhiều vợt và bóng tennis.
c. Việc chọn năm 2008 làm năm cơ sở hoặc chọn năm 2009 làm cơ sở không ảnh hưởng gì
tới kết quả trả lời của câu a và b.
Bài tập 9
a. Nếu người già tiêu dùng một giỏ hàng như những người khác thì hàng năm lương hưu
tăng nhanh hơn chi phí sinh hoạt, do đó cải thiện mức sống cho người già.
b. Chi phí sinh hoạt thực tế của người già tăng nhanh hơn thu nhập của họ, do đó phúc lợi
của người già có thể đang bị giảm đi. Để có kết luận chính xác cần có thông tin đầy đủ về
giỏ hàng mà người già tiêu dùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mon_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_2_do_luong_cac_bien_so.pdf