Giáo trình môn Kinh tế học vĩ mô - Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa

Bài tập 4 Xét một nền kinh tế giản đơn không có Chính phủ và thương mại quốc tế. Tiêu dùng tự định là 500, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 200. a. Xây dựng hàm tiêu dùng. b. Xây dựng đường tổng chi tiêu. c. Tính mức sản lượng cân bằng. d. Giả sử các doanh nghiệp trong nền kinh tế rất lạc quan vào triển vọng của thị trường trong tương lai và tăng đầu tư thêm 50. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự thay đổi cuối cùng trong mức sản lượng do sự gia tăng đầu tư này gây ra. Bài tập 5 Xét một nền kinh tế đóng với xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và tiêu dùng của các hộ gia đình là: C = 400 tỷ. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 250 tỷ. Chính phủ chi tiêu 300 tỷ và thu thuế bằng 25 phần trăm thu nhập quốc dân. a. Xây dựng hàm tiêu dùng. b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu. c. Xác định mức sản lượng cân bằng. d. Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ nữa. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự thay đổi của mức sản lượng cân bằng. Bài tập 6 Xét một nền kinh tế mở có xuất khẩu bằng 5 tỷ USD và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,14. Tiêu dùng tự định là 20 tỷ USD, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 5 tỷ USD. Chính phủ chi tiêu 40 tỷ USD và thu thuế bằng 20 phần trăm thu nhập quốc dân. a. Xác định mức chi tiêu tự định của nền kinh tế. b. Xây dựng hàm tổng chi tiêu và biểu diễn trên đồ thị. c. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng. d. Bây giờ giả sử Chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ thêm 5 tỷ USD, hãy xác định mức sản lượng cân bằng mới.

pdf43 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Kinh tế học vĩ mô - Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 78 • Vay nợ nước ngoài: Vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, nhận viện trợ nước ngoài, Khoản vay này có thể giúp giải quyết thâm hụt ngân sách hiện tại nhưng lại làm tăng gánh nặng nợ nần trong tương lai. • Sử dụng dự trữ ngoại hối để bù đắp thâm hụt ngân sách. • Vay ngân hàng (in tiền): In tiền trong một thời gian ngắn sẽ là tích cực: khắc phục được những khó khăn về vốn, chi tiêu. Nhưng nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, suy thoái, lạm phát cao. Ví dụ: Năm 1988 - 1989, do ở Việt Nam in tiền và lạm phát tăng lên 680% - siêu lạm phát). • Bán các tài sản công cộng (tư nhân hóa), cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Đây là một trong những biện pháp đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. 3.2.6. Phân biệt nợ công và thâm hụt ngân sách nhà nước Nợ chính phủ, là một phần thuộc Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nợ chính phủ thường được phân loại như sau: • Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). • Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm). Nợ công là nợ của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Có thể là nợ nội địa từ các nhà đầu tư trong nước, có thể là nợ ngoại khi vay mượn từ nước ngoài. Thường chính phủ mượn nợ qua các công cụ: phát hành công khố phiếu, các trái phiếu hay các quốc gia nghèo thường vay các ngân hàng phát triển quốc tế hay vùng như Việt Nam nợ ADB, WB Thu nhập của Chính phủ là do nguồn thuế nên nợ công là nợ quốc dân, nợ mà người dân đóng thuế phải trả. Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Chính vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ nhà nước hay nợ chính phủ. Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm: • Nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương; • Nợ của các cấp chính quyền địa phương; • Nợ của Ngân hàng trung ương; • Nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 79 Cách định nghĩa này cũng tương tự như quan niệm của Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển. Theo Luật nợ công của Việt Nam (Quốc Hội, 2017), nợ công là khoản phải hoàn trả, bao gồm gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan, phát sinh từ việc Chính phủ vay trực tiếp, chủ thể vay được Chính phủ bảo lãnh và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được đánh giá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế. Nhận định này cũng được nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực chính sách công thừa nhận. Tuy có nhiều cách tiếp cận rộng hẹp khác nhau về nợ công, nhưng về cơ bản, nợ công có những đặc trưng sau đây: • Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước: Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy. Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước ấy sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay. Gián tiếp là trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay vốn nước ngoài). • Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo hai mục đích: một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và cao hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia; hai là, để đạt được những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó, việc quản lý nợ công một cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị và xã hội. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên tắc quản lý nợ công là Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản như đã nêu trên. • Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung: Nợ công được huy động và sử dụng không phải để thỏa mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của đất nước. Xuất phát từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục vụ lợi ích chung của xã hội, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân nên đương nhiên các khoản nợ công Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 80 được quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân dân, mà cụ thể là để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất. 3.3. Thị trường vốn vay 3.3.1. Các khái niệm cơ bản • Thị trường vốn là một thị trường nơi các tài sản tài chính có kỳ hạn dài hoặc vô thời hạn. Không giống như các công cụ của thị trường tiền tệ, công cụ của thị trường vốn đáo hạn trong khoảng thời gian trên một năm. Thị trường vốn là một sự sắp xếp theo thể chế để vay và cho vay tiền trong một khoảng thời gian dài hơn, bao gồm các tổ chức tài chính như: IDBI, ICICI, UTI, LIC, Các tổ chức này đóng vai trò bên cho vay còn các đơn vị kinh doanh và tập đoàn là các bên đi vay trên thị trường vốn. Thị trường này bao hàm nhiều công cụ khác nhau có thể được sử dụng cho các giao dịch tài chính. Nó cung cấp nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu tài chính cho Chính phủ và các doanh nghiệp. Thị trường vốn có thể được phân loại thành các thị trường sơ cấp và thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi dành cho các cổ phiếu mới, trong khi thị trường thứ cấp dành cho các chứng khoán hiện đang được giao dịch. Các tổ chức tài chính trong thị trường vốn cung cấp các khoản vay nội tê, các khoản vay ngoại tệ, dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành. • Huy động tiết kiệm: Thị trường vốn là một nguồn quan trọng để huy động tiền tiết kiệm nhàn rỗi từ nền kinh tế. Nó huy động vốn từ người dân để đầu tư thêm vào các kênh sản xuất của nền kinh tế. Theo đó, thị trường vốn kích họat các nguồn lực tài chính lý tưởng và đặt chúng vào các khoản đầu tư thích hợp. • Hình thành vốn: Thị trường vốn đóng góp công sức trong việc hình thành vốn. Thông qua việc huy động các nguồn lực lý tưởng, nó sẽ tạo ra các khoản tiết kiệm; các khoản tiết kiệm được huy động luôn sẵn sàng để sử dụng cho các phân khúc khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, Điều này giúp gia tăng sự hình thành vốn. • Cung cấp cách thức đầu tư: Thị trường vốn làm tăng các nguồn lực trong khoảng thời gian dài. Do đó, nó đem lại một cách thức đầu tư cho những người muốn đầu tư nguồn lực trong một thời gian dài, và cung cấp tỉ lệ lãi suất sinh lời hợp lý cho các nhà đầu tư. Các công cụ như trái phiếu, cổ phiếu, các đơn vị của quỹ tương hỗ, chính sách bảo hiểm, chắc chắn sẽ cung cấp các phương thức đầu tư đa dạng cho công chúng. • Tăng tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế: Thị trường vốn tăng cường sản xuất và năng suất trong nền kinh tế quốc gia. Vì thị trường này khiến các quỹ có thể được tiếp cẫn trong thời gian dài, các yêu cầu tài chính của các nhà kinh doanh sẽ được đáp ứng. Nó cũng giúp ích trong việc nghiên cứu và phát triển, từ đó tăng sản lượng và năng suất trong nền kinh tế bằng cách tạo công ăn việc làm và phát triển cơ sở hạ tầng. • Đặt ra quy định thích hợp của quỹ: Thị trường vốn không chỉ giúp huy động vốn, nó cũng giúp phân bổ hợp lý các nguồn tài nguyên. Thị trường này có thể có quy định về các nguồn tài nguyên để nó có thể trực tiếp gây quỹ một cách định tính. • Cung cấp dịch vụ: Thị Trường cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ. Nó bao gồm các khoản vay dài hạn và trung hạn cho ngành, dịch vụ bao tiêu, tư vấn, tài chính xuất khẩu, Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 81 • Tăng tính thanh khoản của các quỹ: Thị trường vốn là nơi luôn luôn có sẵn các cách thức đầu tư cho việc đầu tư dài hạn. Đây là một thị trường có tính thanh khoản. Cả người mua và người bán có thể dễ dàng mua và bán chứng khoán vì chúng luôn có sẵn. 3.3.2. Mô hình thị trường vốn vay a. Cung, cầu và trạng thái cân bằng trên thị trường vốn vay Lãi suất là chi phí đi vay và lợi tức cho vay trên thị trường tài chính, cho nên chúng ta sẽ hiểu rõ hơn vai trò của lãi suất khi nghiên cứu thị trường này. Để làm được điều đó, chúng ta chuyển đồng nhất thức của hệ thống tài khoản quốc gia cho nền kinh tế đóng: Biến đổi Y = C + I + G thành Y – C – G = I Biểu thức Y – C – G là số thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi phần chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ. Các nhà kinh tế gọi số thu nhập được giữ lại, chứ không chi tiêu này, là tiết kiệm quốc dân hay đơn giản là tiết kiệm (S). Đồng nhất thức của tài khoản quốc gia cho thấy tiết kiệm luôn bằng đầu tư trong nền kinh tế đóng: S = I Để tách tiết kiệm quốc dân thành 2 phần nhằm phân biệt tiết kiệm tư nhân (của hộ gia đình và doanh nghiệp) và tiết kiệm công cộng (của chính phủ), chúng ta có thể làm như sau: S = Y – C – G = I = (Y – T – C) + (T – G) = I Do Y – T – C chính là thu nhập sử dụng trừ đi tiêu dùng, tức tiết kiệm tư nhân (Sp). Giá trị T – G là mức chênh lệch giữa thuế và chi tiêu của Chính phủ, thường gọi là tiết kiệm công cộng (Sg), nó chính là cán cân ngân sách của Chính phủ. Tiết kiệm công cộng âm đồng nghĩa với Chính phủ bị thâm hụt ngân sách. Tiết kiệm quốc gia S = Sg + Sp. Từ đồng nhất thức Y – C – G = I, thay hàm tiêu dùng và hàm cầu đầu tư vào ta có: Y – C(Y - T) – G = I(r). Khi các giá trị chi tiêu chính phủ (G) và thuế (T) là tự định, không phụ thuộc vào thu nhập, và thu nhập (Y) cũng cố định bằng việc sử dụng các nhân tố sản xuất hiện có, trình độ công nghệ nhất định, ta xây dựng được phương trình cân bằng: Y C(Y T) G I(r)− − − = mà S = Y – C – G, nên S Y C(Y T) G I(r)= − − − = Nhìn vào phương trình tiết kiệm cho thấy, tiết kiệm quốc dân phụ thuộc vào thu nhập quốc dân, tiêu dùng và chi tiêu chính phủ. Khi các yếu tố Y, G và T là cố định thì tiết kiệm quốc dân sẽ là cố định, không phụ thuộc vào lãi suất. Điều này cho thấy đường tiết kiệm chính là đường cung về vốn vay, là đường thẳng đứng song song với trục tung. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 82 Hình 3.10. Đường cung vốn vay (chính là đường tiết kiệm) Đầu tư luôn phụ thuộc vào lãi suất, đầu tư tăng thì lãi suất giảm và ngược lại. Đồ thị dưới cho biết mối quan hệ giữa lãi suất và lượng cầu đầu tư, cũng chính là đường cầu vốn vay. Hình 3.11. Đường cầu vốn vay (đường đầu tư) Thị trường vốn vay đạt trạng thái cân bằng tại E0 ứng với mức lãi suất cân bằng là r0 và lượng vốn đầu tư cân bằng là I0. Tại đó, đường tiết kiệm là cung vốn vay (không phụ thuộc vào lãi suất, còn đường đầu tư là cầu vốn vay (phụ thuộc ngược chiều với lãi suất). Tại trạng thái cân bằng: tiết kiệm bằng đầu tư và cầu về vốn vay bằng cung về vốn vay. Lãi suất thực tế (r) sẽ điều chỉnh để đồng thời cân bằng thị trường hàng hóa và thị trường vốn cho vay. Lãi suất sẽ điều chỉnh cho đến khi lượng đầu tư bằng lượng tiết kiệm trong nền kinh tế quốc dân. Nếu lãi suất ở mức thấp, nhu cầu vay vốn để đầu tư tăng và tăng nhiều hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế, làm cho lượng cầu về vốn vay cao hơn lượng cung vốn vay. Tại thời điểm này, lãi suất sẽ có xu hướng tăng lên do nhu cầu vốn vay tăng lên, lãi suất sẽ tăng cho đến khi đạt trạng thái cân bằng trên thị trường vốn vay, và ngược lại. Cân bằng trong thị trường vốn vay Cân bằng trong thị trường hàng hóa Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 83 Hình 3.12. Nhu cầu đầu tư và tiết kiệm b. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường vốn vay • Tác động của chính sách tài khóa Giả sử chi tiêu của Chính phủ (G) tăng lên, khi đó tiết kiệm quốc dân S = Y – C – G sẽ giảm, đường tiết kiệm (đường cung vốn vay) sẽ dịch chuyển sang trái từ 1 2S S→ . Trạng thái cân bằng thay đổi từ E1 đến E2, làm cho lãi suất thực tế tăng lên từ r1 lên r2, nhưng lượng đầu tư sẽ giảm từ I1 xuống I2, được mô tả trên đồ thị. Hình 3.13. Chi tiêu chính phủ tăng làm giảm lượng đầu tư Trong trường hợp công chúng thay đổi hành vi tiêu dùng, chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình tăng lên chẳng hạn, khi đó tiết kiệm S = Y - C - G cũng sẽ giảm và cơ chế tác động cũng như mô hình phân tích tương tự như trường hợp chi tiêu chính phủ tăng lên. • Chính sách tăng cầu đầu tư Giả sử chính phủ có chính sách khuyến khích đầu tư như hỗ trợ thuế đầu tư, hoặc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hoặc giảm tiền thuê đất đai cho các nhà đầu tư, khi đó nhu cầu đầu tư tăng lên, đường đầu tư sẽ dịch chuyển sang phải từ I1 đến I2. Đồ thị cho thấy, khi cầu đầu tư tăng, lãi suất thực tế sẽ tăng lên từ r1 đến r2, nhưng lượng vốn đầu tư trong nên kinh tế không tăng. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 84 Hình 3.14. Tăng cầu đầu tư nhưng lượng đầu tư không đổi Như vậy, việc Chính phủ có chính sách khuyến khích, tăng cầu đầu tư, nhưng thực tế lượng vốn đầu tư không tăng lên mà vẫn không đổi, trong khi đó lãi suất tăng lên, xảy ra hiện tượng thoái lui đầu tư. 3.4. Chính sách tài khóa của Việt Nam Theo nghiên cứu của (Phong, 2016), cùng với các chính sách kinh tế khác, chính sách tài khóa là một công cụ trọng yếu giữ vai trò quyết định trong quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tác giả bài viết phân tích thực trạng từ năm 1990-2015 qua phương pháp so sánh và đo xung lực tài khóa nhằm xem xét tính phù hợp của chính sách tài khóa đối với chu kỳ kinh tế, từ đó đưa ra các kiến nghị. Nghiên cứu đã phân chia các giai đoạn từ thời kỳ tăng trưởng cao, đến các giai đoạn suy thoái và phục hồi ở Việt Nam. Cũng theo (Thăng, 2017), trong giai đoạn 2011-2016, nhiều chính sách tài chính đã được triển khai để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Hướng tới năm 2017 với nhiều thách thức tài khóa, hệ thống chính sách tài khóa cần có nhiều thay đổi để trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 3.4.1. Thời kỳ tăng trưởng cao (1990-1996) Đây là giai đoạn đầu thời kỳ mở cửa, tạo cú hích cho sự phát triển và là thời kỳ tăng trưởng cao nhất giai đoạn mở cửa đến nay (tăng trưởng có năm đạt 10% như năm 1995; tăng trưởng kinh tế trung bình khoản 7,9%). Tăng trưởng giai đoạn này ngoài yếu tố do đầu tư tăng mạnh, còn do yếu tố tác động từ chính sách tài khóa nới lỏng, tỷ lệ chi ngân sách/GDP và thu ngân sách/GDP đều tăng nhưng tỷ lệ chi ngân sách/GDP luôn tăng cao, mặc dù nới lỏng tài khóa nhưng nguồn thu ngân sách tăng cao do vậy tỷ lệ bội chi ngân sách giảm liên tục. 3.4.2. Thời kỳ suy thoái (1997 - 1999) Năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á kéo theo làm suy thoái kinh tế, từ tăng trưởng cao chuyển sang giảm dần và giảm sâu nhất vào năm 1999. Bên cạnh ảnh hưởng khủng hoảng, việc kinh tế trong nước suy giảm cũng có thể do một phần từ chính sách tài khóa thắt chặt, tỷ lệ thu ngân sách/GDP tăng, trong khi tỷ lệ chi ngân sách/GDP giảm, chính sách này góp phần cải thiện tỷ lệ bội chi ngân sách, tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm 1998 rất thấp và thấp nhất trong cả giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 85 3.4.3. Thời kỳ phục hồi (2000 - 2006) Đây là thời kỳ kinh tế hồi phục sau khủng hoảng châu Á, kinh tế tăng trưởng trung bình đạt gần 6,9%. Giai đoạn này Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tài khóa nhằm kích thích phục hồi kinh tế, tỷ lệ chi ngân sách/GDP và tỷ lệ bội chi ngân sách tăng cao, tạo áp lực vay mượn bù đắp thâm hụt ngân sách, đạt 7,5% vào năm 2003. 3.4.4. Giai đoạn suy thoái (2007-2008) Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, bên cạnh đó nhằm chống lạm phát, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt giải pháp, trong đó có chính sách thắt chặt tài khóa, tiếp tục rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt giảm, đình hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu tư không có hiệu quả; không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm an sinh xã hội; giảm nhanh tỷ lệ bội chi ngân sách từ mức trên 6,8% năm 2007 giảm xuống còn khoảng 1,4% vào năm 2008. 3.4.5. Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2009 đến nay a. Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2009 đến 2017 Sau ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm chống suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô. Giải pháp chủ yếu được áp dụng là chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu khác nhau: Gói kích cầu thứ nhất được triển khai trị giá 1 tỷ USD (17.000 tỷ đồng) nhằm hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỷ USD, hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Mặc dù, nguồn thu (thu từ nội địa, thu từ xuất nhập khẩu) đều được cải thiện và tương đối ổn định, song các gói kích cầu làm tỷ lệ bội chi ngân sách trong giai đoạn này tiếp tục tăng cao (bình quân 5,17% trên 5% theo khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế). Nhìn chung, khi xem xét trong suốt giai đoạn từ năm 1990 giữa Việt Nam so với các nước trong khu vực cho thấy, Việt Nam luôn nới lỏng chính sách tài khóa, được thể hiện qua các chỉ tiêu như thâm hụt ngân sách/GDP luôn duy trì ở mức cao, đặc biệt là từ sau thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với các nước trong khối ASEAN thì Việt Nam ở mức cao khá gần với Malaysia và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn duy trì và gia tăng tỷ lệ động viên thu ngân sách/GDP cao nhất trong nhóm các nước so sánh (tỷ lệ bình quân của Việt Nam từ 1997-2014 là 25,09%, trong khi quốc gia cao nhất là Malaysia cũng chỉ ở mức trung bình là 24,6%). b. Một số khuyến nghị Phân tích tình hình kinh tế trong giai đoạn từ sau mở cửa nền kinh tế đến nay cho thấy nền kinh tế Việt Nam cũng trải qua các thời kỳ hay chu kỳ kinh tế khác nhau, từ tăng trưởng, suy thoái và phục hồi. Phân tích cũng cho thấy, kinh tế Việt Nam thật sự chịu tác động từ kinh tế thế giới, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng. Để thích ứng với chu kỳ kinh tế và tác động bên ngoài thì chính sách tài chính cần được bổ sung, thay đổi kịp thời. Mặc dù, thu ngân sách nhà nước năm 2016 ước tính sẽ tăng cao hơn dự toán năm 2015 hơn 60.750 tỷ đồng, nhưng tình hình ngân sách năm 2016 vẫn rất “căng thẳng” do giá Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 86 dầu giảm cùng áp lực chi, do đó con số thực để phân bổ chỉ còn 45.000 tỉ đồng, áp lực chi trả nợ đang tăng vì các khoản vay đến hạn. Khối lượng vay phần lớn là để chi trả nợ, rất ít nguồn dành cho đầu tư phát triển, đây là dấu hiệu không tốt cho trạng thái ngân sách trong chính sách tài khóa. Trước bối cảnh này, trong năm 2016 và những năm tiếp theo, cần phải xây dựng chính sách tài chính nói chung và chính sách tài khóa nói riêng phải hướng đến tính an toàn và bền vững. Để đáp ứng tiến trình hội nhập, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vững chắc, cần chú trọng một số giải pháp sau: Một là, Chính phủ cần phải thiết lập chính sách tài khóa theo hướng “ổn định tự động”. Theo đó, chính sách được thiết kế mà tự nó điều chỉnh làm cho chính sách tài khóa mở rộng trong thời kỳ suy thoái và thu hẹp trong thời kỳ tăng trưởng cao thông qua một số chính sách như: chính sách thuế, chính sách bảo hiểm, an sinh xã hội nhằm phù hợp và thích nghi với các chu kỳ và sự biến động kinh tế nhất là trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay. Cơ chế ổn định tự động sẽ giúp chính sách vận hành một cách tự động tạo ra hiệu ứng lan tỏa và dẫn dắt từ khu vực công mà không nhất thiết phải gia tăng quy mô chính phủ tạo áp lực chi tiêu ngân sách và tăng quy mô nợ. Để công cụ ổn định tự động phát huy hiệu ứng, các chính sách có thể thực hiện bằng cách như: gia tăng tính lũy tiến của hệ thống thuế, cải cách các chương trình an sinh xã hội... Chính sách cải cách thuế thu nhập cần mở rộng cơ sở thuế, đồng thời hạ thuế suất để thu hút đầu tư, kích thích kinh tế và hạn chế gian lận. Các chương trình an sinh xã hội, ổn định thu nhập cần cải cách triệt để trên cơ sở phát triển hệ thống bảo hiểm an sinh. Hai là, thay đổi tư duy và cách thức quản trị chính sách tài khóa. Cần tiếp tục tạo sự minh bạch trong xây dựng chính sách tài khóa nhằm củng cố sự tín nhiệm và giảm rủi ro ví dụ như Chính phủ có thể thiết lập một cơ quan độc lập để giám sát tài khóa, nắm bắt kịp thời những thay đổi trạng thái của nền kinh tế, đánh giá mức độ phù hợp của chính sách tài khóa trong khuôn khổ tài chính trung và hạn dựa trên cơ sở các công cụ đo lường chính sách khác nhau, không nên chỉ dựa vào những đo lường mang tính thống kê, thiếu tính chính xác. Ba là, cần tuân thủ chặt chẽ tính kỷ luật tài khóa, không để xảy ra tình trạng phá vỡ các kế hoạch ngân sách đã phê duyệt. Hạn chế tối đa các khoản chi cho tiêu dùng, trong đó có chi lương cho bộ máy Chính phủ được xem là khá “cồng kềnh” như hiện nay, cần thực hiện nhanh và triệt để chủ trương tinh giảm biên chế trong năm 2016 và các năm tiếp theo. Đồng thời, chính sách tài khóa cần thực hiện quyết liệt hơn, đặc biệt là trong vấn đề giảm chi tiêu công. Cần chú trọng đến mức độ lành mạnh và bền vững của cân đối ngân sách thể hiện trước hết ở quy mô, cơ cấu nguồn thu, cơ sở thuế, phí, mức thuế, phí và kỷ luật thu, sự công bằng và minh bạch trong chính sách thuế áp dụng với các đối tượng chịu thuế, phí, chính sách khai thác nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu. Cần tăng tỷ trọng nguồn thu nội địa, hạn chế phụ thuộc vào nguồn thu xuất khẩu tài nguyên, giảm bớt tình trạng sử dụng chính sách thuế cho yêu cầu chính sách xã hội, tăng tỷ trọng thuế trực thu so với thuế gián thu... nhằm hướng đến một cấu trúc thu ngân sách bền vững. Cần có hướng tiếp cận tích cực đối với việc xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm xuất phát từ nguồn thu mà không xuất phát từ nhu cầu chi tiêu ngân sách như hiện nay. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 87 Ðiều này sẽ hạn chế tình trạng bội chi ngân sách và đảm bảo nguồn bù đắp cho mức bội chi đó. Qua đó, mới có thể xây dựng được một ngân sách bền vững, có thể trở thành bệ đỡ và là công cụ chính sách linh họat, có sức mạnh chống đỡ các cú sốc vĩ mô trong mọi trường hợp. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 88 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài 3 nghiên cứu mặt cầu của kinh tế bằng cách giả thiết rằng giá cả, tiền công đã cho và không đổi. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định tại giao điểm giữa đường 450 và đường tổng chi tiêu. Đường 450 biểu diễn những điểm mà tại đó tổng chi tiêu bằng thu nhập quốc dân. Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu làm thay đổi sản lượng cân bằng của nền kinh tế. Mô hình tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở là AE = C + I + G + NX, trong đó C là tiêu dùng của các hộ gia đình, I là đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân, G là chi tiêu của Chính phủ, và NX là xuất khẩu ròng (bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Tiêu dùng của các hộ gia đình là toàn bộ những chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình mua được trên thị trường dùng để chi dùng cho cuộc sống hàng ngày. Tiêu dùng phụ thuộc các yếu tố như: Thu nhập, xu hướng tiêu dùng, chính sách về thuế và trợ cấp của Chính phủ, chính sách về lãi suất, chính sách tiền lương, bảo hiểm,... Số nhân chi tiêu là một đại lượng cho ta biết sản lượng cân bằng sẽ tăng lên bao nhiêu đơn vị khi có sự gia tăng một đơn vị chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập (chi tiêu tự định). Trong nền kinh tế giản đơn, giá trị 1 1 m 1 MPC MPS = = − được gọi là số nhân chi tiêu (hoặc đầu tư) là vì với một sự tăng nhỏ của đầu tư (hoặc chi tiêu) sẽ dẫn đến việc tăng lên lớn hơn của sản lượng cân bằng, độ tăng đó lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ tăng của số nhân. Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu thu từ thuế) và các khoản chi ngân sách. Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách Nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước. Thông thường có 3 loại hình thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách thực tế, thâm hụt ngân sách cơ cấu, thâm hụt ngân sách chu kỳ. Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được, được gọi là chính sách tài khóa cùng chiều. Khi nền kinh tế suy thoái, ngân sách thâm hụt. Chính phủ phải giảm chi tiêu, hoặc tăng thuế, hoặc sử dụng cả hai biện pháp, ngân sách sẽ trở nên cân bằng. Thay vào đó, chi tiêu của nền kinh tế sẽ giảm đi và sản lượng cũng giảm theo, suy thoái kinh tế càng trầm trọng hơn. Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ. Nói cách khác, nếu mục tiêu đặt ra là làm giảm suy thoái nền kinh tế sẽ làm cho ngân sách càng bị thâm hụt hơn. Cơ chế tháo lui đầu tư: Khi G tăng (hoặc T giảm), GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với mức cung về tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt (hạn chế) một số đầu tư. Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu của nền kinh tế. Mục tiêu của chính sách tài khóa là nhằm ổn định giá cả, tăng trưởng GNP và tạo ra nhiều việc làm tốt cho người lao động. Khi sản lượng của nền kinh tế đạt ở mức độ thấp thì cần phải có sự tác động của chính sách tài khóa mở rộng để đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng. Khi nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, lạm phát tăng, mục tiêu của Chính phủ là phải làm giảm lạm phát bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, nhờ đó mà mức chi tiêu chung (tổng cầu) giảm, sản lượng cũng giảm và lạm phát có thể chững lại. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 89 Chính sách tài khóa tự ổn định là cơ chế tự điều tiết trong nền kinh tế, nó bao gồm các công cụ tự ổn định, tự điều tiết để tránh cho nền kinh tế rơi vào thảm họa suy thoái và tránh được các cú sốc của nền kinh tế; thường bao gồm hệ thống thuế, hệ thống bảo hiểm. Chính sách tài khóa chủ động là chính sách mà Chính phủ có thể làm thay đổi mức chi tiêu hoặc thay đổi thuế suất để giữ cho tổng cầu ổn định gần với mức sản lượng tiềm năng. Nhà nước chủ động sử dụng các công cụ thuế và chi tiêu để can thiệp vào nền kinh tế. Khi thâm hụt ngân sách quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến các biện pháp hạn chế thâm hụt. Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách như: Cải cách hệ thống thuế, vay nợ trong nước và nước ngoài, sử dụng dự trữ ngoại hối, vay ngân hàng, bán các tài sản công cộng. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 90 BÀI TẬP THỰC HÀNH CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy phân tích và vẽ đồ thị của đường tiêu dùng trong nền kinh tế giản đơn. 2. Vẽ đồ thị và so sánh độ dốc của đường tiêu dùng và đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn. 3. Hãy viết công thức xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở, với giả định giá cả và tỷ giá hối đoái cố định. 4. So sánh số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn, nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở. 5. Nêu các khoản thu và chi trong ngân sách nhà nước. 6. Phân tích cơ chế tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình AD–AS. Sử dụng đồ thị để minh họa cơ chế tác động này. 7. Thâm hụt ngân sách nhà nước là gì? Hãy nêu và phân tích một số biện pháp hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước. CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. Khi tỷ suất thuế ròng tăng thì sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ giảm. 2. Mức ngân sách Nhà nước tốt nhất phải là mức ngân sách được cân bằng hàng năm. 3. Cần bằng mọi cách giảm bớt thâm hụt ngân sách, đặc biệt là khi nền kinh tế suy thoái. 4. Khi chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ 500 tỷ, đồng thời tăng thuế thêm 500 tỷ (trong trường hợp thuế là thuế tự định) sẽ làm cho sản lượng cân bằng tăng 500 tỷ. 5. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, lạm phát gia tăng, để kiềm chế lạm phát, Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng. 6. Trong nền kinh tế đóng, khi chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm cho sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng lên. 7. Khi chính phủ tăng thuế sẽ làm cho tổng cầu và sản lượng cân bằng tăng. 8. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá cao (quá nóng), Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để ổn định nền kinh tế. 9. Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ có tác động ngược chiều đến sản lượng cân bằng của nền kinh tế. 10. Việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có thể dẫn tới tháo lui đầu tư. 11. Tăng thu - giảm chi là biện pháp duy nhất để chống thâm hụt ngân sách. 12. Vay nợ trong dân để tài trợ thâm hụt ngân sách sẽ gây ra những gánh nặng nợ nần trong tương lai. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Điểm nào trên đồ thị đường tiêu dùng thể hiện bộ phận chi tiêu cho tiêu dùng KHÔNG phụ thuộc vào thu nhập quyết định? Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 91 A. Vị trí của đường tiêu dùng cắt trục hoành. B. Vị trí của đường tiết kiệm cắt trục hoành. C. Điểm gốc tọa độ. D. Điểm đường tiêu dùng cắt trục tung hay mức tiêu dùng tối thiểu. 2. Giá trị của số nhân chi tiêu bằng: A. với số nhân đầu tư. B. nghịch đảo số nhân đầu tư. C. 1 trừ số nhân đầu tư. D. với số nhân của thuế. 3. Thâm hụt ngân sách có xu hướng tăng trong thời kỳ suy thoái chủ yếu do: A. nguồn thu từ thuế gián thu tăng vì giá cả và sản lượng tăng. B. Chính phủ tăng thuế nhiều hơn tăng chi tiêu. C. sản lượng giảm trong khi chi tiêu của Chính phủ không giảm. D. số người trốn thuế tăng lên trong khi các cơ quan nhà nước không chịu cắt giảm chi tiêu. 4. Chính sách tài khoá thắt chặt bao gồm: A. giảm thuế. B. tăng trợ cấp. C. tăng chi tiêu của Chính phủ. D. tăng thuế và giảm chi tiêu của Chính phủ. 5. Thành tố nào dưới đây KHÔNG thuộc tổng chi tiêu? A. Tiêu dùng. B. Đầu tư. C. Chi tiêu chính phủ. D. Chi phí đầu vào trong sản xuất. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1 Bảng sau biểu diễn hàm tiêu dùng của một hộ gia đình. YD 0 400 600 800 1000 1200 C 400 540 680 820 960 1100 a. Tính mức tiết kiệm tại mỗi mức thu nhập khả dụng. b. Tính MPC và MPS. c. Hãy vẽ hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm trên cùng một đồ thị. Bài tập 2 Mức đầu tư dự kiến bằng 240. Mọi người quyết định tiết kiệm một tỷ lệ cao hơn từ thu nhập của mình. Cụ thể, hàm tiêu dùng thay đổi từ C = 0,7Y thành C = 0,5Y. a. Điều gì xảy ra đối với mức thu nhập cân bằng? b. Điều gì xảy ra đối với tỷ lệ thu nhập cân bằng được tiết kiệm? Hãy giải thích câu trả lời của bạn. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 92 Bài tập 3 Giả sử trong nền kinh tế giản đơn, hàm tiêu dùng có dạng C = 0,75Y, mức đầu tư dự kiến bằng I = 60. a. Hãy vẽ đường tổng cầu của nền kinh tế này và đường 45o. b. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Bài tập 4 Xét một nền kinh tế giản đơn không có Chính phủ và thương mại quốc tế. Tiêu dùng tự định là 500, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 200. a. Xây dựng hàm tiêu dùng. b. Xây dựng đường tổng chi tiêu. c. Tính mức sản lượng cân bằng. d. Giả sử các doanh nghiệp trong nền kinh tế rất lạc quan vào triển vọng của thị trường trong tương lai và tăng đầu tư thêm 50. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự thay đổi cuối cùng trong mức sản lượng do sự gia tăng đầu tư này gây ra. Bài tập 5 Xét một nền kinh tế đóng với xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và tiêu dùng của các hộ gia đình là: C = 400 tỷ. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 250 tỷ. Chính phủ chi tiêu 300 tỷ và thu thuế bằng 25 phần trăm thu nhập quốc dân. a. Xây dựng hàm tiêu dùng. b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu. c. Xác định mức sản lượng cân bằng. d. Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ nữa. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự thay đổi của mức sản lượng cân bằng. Bài tập 6 Xét một nền kinh tế mở có xuất khẩu bằng 5 tỷ USD và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,14. Tiêu dùng tự định là 20 tỷ USD, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 5 tỷ USD. Chính phủ chi tiêu 40 tỷ USD và thu thuế bằng 20 phần trăm thu nhập quốc dân. a. Xác định mức chi tiêu tự định của nền kinh tế. b. Xây dựng hàm tổng chi tiêu và biểu diễn trên đồ thị. c. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng. d. Bây giờ giả sử Chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ thêm 5 tỷ USD, hãy xác định mức sản lượng cân bằng mới. Bài tập 7 Trong nền kinh tế mở, cho biết xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân là 0,8 và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,3. Thuế là một hàm của thu nhập có dạng (T = tY). a. Giả sử đầu tư tăng thêm 200 tỷ USD còn các yếu tố khác không đổi thì mức sản lượng cân bằng và xuất khẩu ròng sẽ thay đổi như thế nào? b. Giả sử xuất khẩu tăng thêm 200 tỷ USD chứ không phải tăng đầu tư, thì cán cân thương mại sẽ thay đổi như thế nào? Bài tập 8 Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 93 Trong mô hình tổng cầu của nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8. Cho biết mức sản lượng tiềm năng là 4500 tỷ. Hiện tại sản lượng cân bằng của nền kinh tế đang ở mức 4000 tỷ. Muốn đạt được mức sản lượng tiềm năng (trong các điều kiện khác không đổi), thì: a. Chi tiêu của Chính phủ cần thay đổi bao nhiêu? b. Thuế cần thay đổi bao nhiêu? c. Thuế và chi tiêu của Chính phủ cùng phải thay đổi bao nhiêu để giữ cho cán cân ngân sách không bị ảnh hưởng? Bài tập 9 Xét một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế suất là 25%. Cả tiêu dùng tự định và đầu tư đều là 200 tỷ, và chi tiêu chính phủ là 600 tỷ. a. Xây dựng hàm tiêu dùng. b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu. c. Xác định mức sản lượng cân bằng. d. Ngân sách có cân bằng không? Bây giờ giả thiết chi tiêu chính phủ giảm xuống còn 400 tỷ và thuế suất giảm xuống 15%. e. Xây dựng hàm tiêu dùng mới. f. Xác định đường tổng chi tiêu mới. g. Xác định mức sản lượng cân bằng mới. h. Tính sự thay đổi thu nhập từ thuế. Đây có phải là sự thay đổi chính sách tài khóa trong khi vẫn duy trì ngân sách cân bằng hay không? Bài tập 10 Xét một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế suất là 15%. Tiêu dùng tự định là 50 tỷ, đầu tư là 150 tỷ và chi tiêu chính phủ là 300 tỷ. a. Xây dựng hàm tiêu dùng. b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu. c. Xác định mức sản lượng cân bằng. d. Ngân sách có cân bằng không? Bây giờ giả thiết chi tiêu chính phủ tăng lên 350 tỷ và thuế suất tăng lên 20%. e. Xây dựng hàm tiêu dùng mới. f. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu mới. g. Xác định mức sản lượng cân bằng mới. h. Tính sự thay đổi thu nhập từ thuế. Đây có phải là sự thay đổi chính sách tài khóa trong khi vẫn duy trì ngân sách cân bằng hay không? Bài tập 11 Giả sử trong một nền kinh tế giản đơn tiêu dùng bằng 60% thu nhập, đầu tư trong mỗi thời kỳ bằng 120 tỷ USD. a. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu? b. Nếu đầu tư tăng thêm 30 tỷ USD, mức sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu? Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 94 Nếu bây giờ người tiêu dùng lạc quan hơn vào tình hình kinh tế trong tương lai và chi tiêu bằng 82% thu nhập của mình. c. Hãy tính toán mức sản lượng cân bằng. d. Nếu đầu tư tăng thêm 30 tỷ USD, mức thu nhập cân bằng sẽ là bao nhiêu? e. Hãy tính giá trị của số nhân cho cả hai trường hợp. f. Nguyên nhân nào làm cho sản lượng cân bằng trong câu d tăng nhiều hơn sản lượng cân bằng trong câu b? Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 95 ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: t tăng, số nhân chi tiêu giảm, sản lượng cân bằng giảm. 2. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Ngân sách cân bằng hay ngân sách thặng dư đều là những chỉ báo tốt đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu luôn duy trì ngân sách cân bằng (có thể sử dụng biện pháp tăng thu hoặc giảm chi) sẽ gây ra sự kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. 3. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Trong trường hợp tăng thu hoặc giảm chi, ngân sách sẽ bớt thâm hụt, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm. 4. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Y = (m + mt)G = G = T = 500. 5. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Chính sách tài khóa mở rộng thường làm tăng giá cả (theo sự phân tích trên mô hình AD-AS). 6. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Khi G tăng, T giảm, tiêu dùng tăng, tổng chi tiêu tăng, tổng cầu tăng, sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng. 7. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Sản lượng cân bằng sẽ giảm. 8. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Chính phủ nên sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt để kiềm chế lạm phát. 9. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Theo sự phân tích trên mô hình tổng chi tiêu, khi G tăng tổng chi tiêu tăng, tổng cầu tăng, sản lượng cân bằng tăng. 10. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm tăng lãi suất và gây ra sự sụt giảm đầu tư. 11. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Còn các biện pháp khác như vay của dân cư, vay nước ngoài, 12. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Thường vay nợ thì phải trả, vay nợ chỉ giải quyết thâm hụt trong ngắn hạn và gây gánh nặng nợ nần trong tươn lai. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Đáp án đúng là: D. Điểm đường tiêu dùng cắt trục tung hay mức tiêu dùng tối thiểu. Vì: Khoản tiêu dùng tự định không phụ thuộc vào thu nhập. Như vậy khi thu nhập bằng 0, thì xác định được điểm cắt trục tung hay mức tiêu dùng tối thiểu. 2. Đáp án đúng là: A. với số nhân đầu tư. Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 96 Vì: Số nhân chi tiêu của Chính phủ về hàng hóa và dịch vụ bằng với số nhân của đầu tư là câu đúng. 3. Đáp án đúng là: C. sản lượng giảm trong khi chi tiêu của Chính phủ không giảm. Vì: Khi suy thoái kinh tế, thu nhập của nền kinh tế giảm, sản lượng giảm, khiến tổng thu của ngân sách nhà nước giảm. Trong khi đó, Chính phủ tăng chi tiêu để kích thích nền kinh tế, nên thâm hụt ngân sách có xu hướng tăng lên. 4. Đáp án đúng là: D. tăng thuế và giảm chi tiêu của Chính phủ. Vì: Chính sách tài khóa thắt chặt là hoặc giảm G (chi tiêu chính phủ), hoặc tăng T (thuế), hoặc cả 2. 5. Đáp án đúng là: D. Chi phí đầu vào trong sản xuất. Vì: Tổng chi tiêu AE = C + I + G + NX. Chi phí đầu vào trong sản xuất không liên quan tới tổng chi tiêu của người tiêu dùng. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1 a. Xem bảng sau: Thu nhập có thể sử dụng Tiêu dùng C Tiết kiệm S 0 400 – –400 – 400 540 140 –140 60 600 680 140 –80 60 800 820 140 –20 60 1000 960 140 40 60 1200 1100 140 100 60 b. D C MPC 0,70 Y  = =  ; D S MPS 0,30 Y  = =  c. Đồ thị: Đồ thị đường tiêu dùng và đường tiết kiệm Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 97 Bài tập 2 a. Khi hàm tiêu dùng là C = 0,7Y, sản lượng cân bằng 1 Y* 240 800 1 0,7 =  = − ; còn khi C = 0,5Y thì sản lượng cân bằng 1 Y* 240 480 1 0,5 =  = − . Điều này cho thấy sản lượng cân bằng giảm khi khuynh hướng tiêu dùng cận biên giảm. b. Khi khuynh hướng tiêu dùng cận biên giảm từ 0,7 xuống còn 0,5 thì khuynh hướng tiết kiệm cận biên tăng từ 0,3 lên 0,5. Vì phần tự tiêu dùng bằng 0, tỷ lệ thu nhập cân bằng được tiết kiệm (khuynh hướng tiết kiệm bình quân) cũng bằng 0,5. Bài tập 3 a. Đồ thị: b. Mức sản lượng cân bằng là 1 Y* 60 240 1 0,75 =  = − Bài tập 4 a. Hàm tiêu dùng có dạng: C = 500 + 0,8Y b. Đường tổng chi tiêu có dạng: AE = C + I = 700 + 0,8Y c. Sản lượng cân bằng: __ __ 0 1 1 Y (C I ) (500 200) 3500 1 MPC 1 0,8 = + = + = − − d. Số nhân chi tiêu: 1 1 m 5 1 MPC 1 0,8 = = = − − . Sự thay đổi cuối cùng của sản lượng là: Y m I 5 50 250 =  =  = Bài tập 5 a. DC 400 0,8Y 400 0,8(1 0,25)Y 400 0,6Y= + = + − = + tỷ. b. AE C I G 950 0,6Y= + + = + c. Mức sản lượng cân bằng là 0 1 Y (C I G) 1 MPC (1 t) =  + + −  − Hay 0 1 Y 950 2,5 950 2375 1 0,8(1 0,25) =  =  = − − tỷ. d. Số nhân chi tiêu: 1 1 m 2,5 1 MPC(1 t) 1 0,8(1 0,25) = = = − − − − Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 98 Sự thay đổi sản lượng cân bằng: Y m G 2,5 100 250 =  =  = tỷ. Bài tập 6 a. Mức chi tiêu tự định trong nền kinh tế A C I G X IM 70= + + + − = b. Hàm tổng chi tiêu: AE = 70 + 0,5Y c. Y0 = 140 d. Y1 = 150 Bài tập 7 a. Xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân là 0,8 có nghĩa là: C C 0,8Y= + tức là 'MPC MPC(1 t) 0,8= − = Khi đầu tư tăng thêm 100 thì sản lượng tăng lên :Y 1 1 Y I 200 400 1 MPC(1 t) MPM 1 0,8 0,3  =  =  = − − + − + Xuất khẩu ròng NX = X – IM. Khi xuất khẩu không thay đổi thì xuất khẩu ròng thay đổi chỉ do nhập khẩu thay đổi. Vì thu nhập tăng nên nhập khẩu sẽ tăng thêm một lượng là: IM MPM Y 0,3 400 120 =  =  = Lượng tăng lên của nhập khẩu chính là mức giảm đi của xuất ròng. b. Nếu xuất khẩu tăng X 200 = thì sản lượng cũng tăng lên với cùng một lượng như khi tăng đầu tư ở câu a. Nhưng xuất khẩu ròng sẽ tăng lên một lượng là: NX X IM 200 120 80 =  − = − = Bài tập 8 Muốn đạt mức tiềm năng thì sản lượng phải tăng thêm 500 tỷ. a. Nếu Chính phủ quyết định sử dụng công cụ là chi tiêu chính phủ, thì sự thay đổi G sẽ được khuếch đại theo số nhân chi tiêu, tức là: ΔY = m ΔG . Vì thuế độc lập với thu nhập, nên số nhân chi tiêu được xác định theo công thức sau: 1 1 m 5 1 MPC 1 0,8 = = = − − Như vậy, muốn sản lượng tăng thêm 500 tỷ thì chi tiêu của Chính phủ phải tăng thêm 100 tỷ: Y 500 G 100 m 5   = = = b. Tương tự, sự thay đổi thuế sẽ được khuếch đại theo số nhân thuế, tức là: TY m T =  Trong đó: T MPC m 0,8(1 0,8) 4 1 MPC = − = − − = − − Như vậy, muốn sản lượng tăng thêm 500 tỷ thì Chính phủ cần giảm thuế 125 tỷ: T Y 500 T 125 m 4   = = = − − Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 99 c. Để giữ cho cán cân ngân sách không thay đổi thì cả chi tiêu chính phủ và thuế phải cùng thay đổi một lượng như nhau: T G =  . Khi đó, sự thay đổi của sản lượng cân bằng được xác định theo công thức sau: TY m T m T 4 T 5 T T =  +  = −  +  =  Bài tập 9 a. Hàm tiêu dùng C = 200 + 0,8(1 – 0,25)Y = 200 + 0,6Y. b. Hàm tổng chi tiêu AE = 1000 + 0,6Y. c. Sản lượng cân bằng là Y = AE = 1000 + 0,6Y  Y0 = 2500. d. Thu nhập từ thuế = 0,25×2500 = 625 tỷ > Chi tiêu chính phủ = 600. Cán cân ngân sách của Chính phủ thặng dư. e. Hàm tiêu dùng mới là C = 200 + 0,8(1 – 0,15)Y = 200 + 0,68Y. f. Hàm tổng chi tiêu mới là AE = 800 + 0,68Y. g. Sản lượng cân bằng mới là Y1 = 2500. h. Sinh viên tự giải. Bài tập 10 a. Hàm tiêu dùng C = 50 + 0,8(1 – 0,15)Y = 50 + 0,68Y. b. Hàm tổng chi tiêu AE = 500 + 0,68Y. c. Sản lượng cân bằng là Y = AE = 500 + 0,68Y  Y0 = 1562,5. d. Thu nhập từ thuế = 0,15 × 1562,5 = 234,375 tỷ > Chi tiêu chính phủ = 300, cán cân ngân sách của Chính phủ thâm hụt. e. Hàm tiêu dùng mới là C = 50 + 0,8(1 – 0,20)Y = 200 + 0,64Y. f. Hàm tổng chi tiêu mới là AE = 550 + 0,64Y. g. Sản lượng cân bằng mới là Y1 = 1527,778. h. Thu nhập từ thuế = 0,2 × 1527,778 = 305,56 tỷ < Chi tiêu chính phủ = 350. Cán cân ngân sách của Chính phủ thâm hụt. Bài tập 11 a. Mức sản lượng cân bằng: I 120 Y* 300 1 MPC 1 0,6 = = = − − tỷ USD. b. Nếu đầu tư tăng thêm 30 tỷ USD, mức sản lượng cân bằng: I I 120 30 Y* 375 1 MPC 1 0,6 +  + = = = − − tỷ USD c. Khi đó MPC sẽ bằng 0,8 và mức sản lượng cân bằng là: I 120 Y* 666,67 1 MPC 1 0,82 = = = − − tỷ USD d. Nếu đầu tư tăng thêm 15 tỷ đồng, mức sản lượng cân bằng là: I I 120 30 Y* 833,33 1 MPC 1 0,82 +  + = = = − − tỷ USD e. Giá trị của số nhân cho mỗi trường hợp: Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa ECO102_Bai3_v2.0018102208 100 1 1 m 2,5 1 0,6 = = − ; 2 1 m 5,56 1 0,82 = = − f. Do xu hướng tiêu dùng cận biên tăng, dẫn tới giá trị của số nhân lớn hơn và vì vậy phần đầu tư tự định được khuếch đại nhiều hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mon_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_3_tong_cau_va_chinh_sac.pdf
Tài liệu liên quan