Giáo trình môn Kinh tế học vĩ mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính sách tiền tệ quốc gia thì việc quản lý và kiểm soát họat động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều cần thiết. Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng như: Công ty tiết kiệm bưu điện, Quỹ hỗ trợ phát triển, Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính. Một số hoạt động huy động vốn tiết kiệm ngắn hạn ở các tổ chức này thực sự đã gây ra việc khó kiểm soát các luồng vốn di chuyển trong xã hội, khó quản lý vốn khả dụng trong các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, việc tính toán cầu tiền thực sự trong xã hội trở nên khó khăn do sự phân đoạn thị trường. Tất nhiên, việc mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức phi ngân hàng là cần thiết và tất yếu, song thiết nghĩ rằng, NHNN cần phải quản lý chặt chẽ thường xuyên các hoạt động này. Có những nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng như thanh toán, huy động vốn tiết kiệm không kỳ hạn. có lẽ không nên mở rộng quá sang các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. o Trong các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, tùy diễn biến của thị trường mà NHNN sử dụng loại công cụ nào hoặc phối kết hợp các công cụ nhằm đạt mục tiêu đặt ra. Vấn đề nổi lên hiện nay là cơ chế điều hành lãi suất của NHNN và của các NHTM đang có nhiều bất cập. Để xác lập lại trật tự, có lẽ NHNN phải đi từ việc xây dựng cơ chế điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ, trước hết là lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, coi đó là lãi suất cơ sở để xác định các loại lãi suất ngắn hạn khác. Từ mức lãi suất ngắn hạn, các NHTM cộng vào các phụ phí, mức bù rủi ro, lợi nhuận của ngân hàng. để tính ra các loại lãi suất trung và dài hạn. Lãi suất thoả thuận mà các tổ chức tín dụng áp dụng đối với khách hàng sẽ dựa trên nguyên tắc này. Lãi suất cơ bản không còn tác dụng phát ra tín hiệu thực sự của NHNN, chỉ có lãi suất liên ngân hàng, nhất là lãi suất liên ngân hàng qua đêm mới là lãi suất quan trọng mà NHNN điều hành mặt bằng lãi Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính sách tiền tệ quốc gia thì việc quản lý và kiểm soát họat động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều cần thiết. Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng như: Công ty tiết kiệm bưu điện, Quỹ hỗ trợ phát triển, Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính. Một số hoạt động huy động vốn tiết kiệm ngắn hạn ở các tổ chức này thực sự đã gây ra việc khó kiểm soát các luồng vốn di chuyển trong xã hội, khó quản lý vốn khả dụng trong các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, việc tính toán cầu tiền thực sự trong xã hội trở nên khó khăn do sự phân đoạn thị trường. Tất nhiên, việc mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức phi ngân hàng là cần thiết và tất yếu, song thiết nghĩ rằng, NHNN cần phải quản lý chặt chẽ thường xuyên các hoạt động này. Có những nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng như thanh toán, huy động vốn tiết kiệm không kỳ hạn. có lẽ không nên mở rộng quá sang các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. o Trong các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, tùy diễn biến của thị trường mà NHNN sử dụng loại công cụ nào hoặc phối kết hợp các công cụ nhằm đạt mục tiêu đặt ra. Vấn đề nổi lên hiện nay là cơ chế điều hành lãi suất của NHNN và của các NHTM đang có nhiều bất cập. Để xác lập lại trật tự, có lẽ NHNN phải đi từ việc xây dựng cơ chế điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ, trước hết là lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, coi đó là lãi suất cơ sở để xác định các loại lãi suất ngắn hạn khác. Từ mức lãi suất ngắn hạn, các NHTM cộng vào các phụ phí, mức bù rủi ro, lợi nhuận của ngân hàng. để tính ra các loại lãi suất trung và dài hạn. Lãi suất thoả thuận mà các tổ chức tín dụng áp dụng đối với khách hàng sẽ dựa trên nguyên tắc này. Lãi suất cơ bản không còn tác dụng phát ra tín hiệu thực sự của NHNN, chỉ có lãi suất liên ngân hàng, nhất là lãi suất liên ngân hàng qua đêm mới là lãi suất quan trọng mà NHNN điều hành mặt bằng lãi

pdf44 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Kinh tế học vĩ mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu lạm phát dự kiến hàng năm, ngoài ra còn dựa vào một số tín hiệu thị trường khác: tỷ lệ thất nghiệp, thâm hụt ngân sách nhà nước, tốc độ lưu thông tiền tệ Trên cơ sở đó, hạn mức tín dụng được phân bổ cho các ngân hàng thương mại, cho từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Để hạn chế việc tạo tiền quá mức của ngân hàng thương mại làm tăng tổng khối lượng tiền trong nền kinh tế, ngân hàng trung ương quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng ngân hàng thương mại. Trong phần Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 126 lớn các trường hợp, những hạn mức này được xác định căn cứ vào tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng thương mại chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng được quy định. Hạn mức tín dụng được ngân hàng trung ương sử dụng như một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, khi mà các công cụ truyền thống kém hiệu quả. Tuy nhiên, khống chế hạn chế mức tín dụng có thể làm cho lãi suất thị trường tăng lên, làm giảm sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, làm lệch lạc cơ cấu đầu tư của các ngân hàng thương mại, làm phát sinh các thị trường tài chính “ngầm” ngoài sự kiểm soát của ngân hàng trung ương, gây khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ  Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại Khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (thị trường mở,lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng) đều có tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt là lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương tác động mạnh đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại. Song khi các công cụ trên đây hoạt động chưa có hiệu quả, thì ngân hàng trung ương có thể trực tiếp quy định khung lãi suất hoặc trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại. Để tránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng, ngân hàng trung ương thường quy định mức lãi suất “sàn” tối đa cho tiền gửi và lãi suất “trần” tối thiểu cho vay. Nếu nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng của ngân hàng thương mại, thì ngân hàng trung ương thường quy định ngược lại: mức lãi suất tối thiểu cho tiền gửi và mức tối đa cho tiền vay. Ngân hàng trung ương muốn kiểm soát được lãi suất, bởi vì lãi suất có tác động mạnh đến tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác động vào tăng trưởng kinh tế và giá cả. Tuy nhiên, kiểm soát lãi suất của các ngân hàng thương mại sẽ triệt tiêu cạnh tranh trong quá trình hoạt động của nó. Hiện nay các nước phát triển và đang phát triển đã và đang chuyển sang quá trình tự do hóa lãi suất ngân hàng.  Công cụ tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. 4.5.3. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước. Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh cung ứng tiền cho nền kinh tế, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Khi có Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 127 các cú số bất lợi cho nền kinh tế, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (tùy theo từng tình huống khác nhau). Chúng ta có thể xem xét hai giả định sau đây đối với nền kinh tế.  Trường hợp 1: Giả sử nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thóai, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn đình đốn trì trệ, họ không muốn đầu tư thêm, các hộ gia đình không muốn chi tiêu thêm cho tiêu dùng do đó tổng cầu của nền kinh tế đạt ở mức thấp, sản lượng cân bằng thấp hơn sản lượng tiềm năng, người lao động bị đẩy vào tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng. Khi đó, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng. Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp như: giảm tỷ lệ chiết khấu hoặc mua trái phiếu, hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc; khi đó mức cung tiền sẽ tăng, lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ giảm, đầu tư tăng, tổng cầu tăng, sản lượng cân bằng tăng, chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình tăng, thất nghiệp giảm.  Trường hợp 2: Khi nền kinh tế phát triển “quá nóng”, phát triển đạt quá mức sản lượng tiềm năng (Y*), lạm phát tăng, gây ra những bất lợi cho nền kinh tế nói chung và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Trong trường hợp này, mục tiêu của Chính phủ là phải làm giảm lạm phát bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm bớt cung tiền hoặc tăng lãi suất trong nền kinh tế). 4.5.4. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua các giai đoạn a. Giai đoạn 1990 - 2010 Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực hiện chính sách tiền tệ từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX vừa qua. Cho đến nay, chính sách tiền tệ quốc gia đã thực sự góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế  xã hội của Nhà nước, nhất là trong việc kìm chế lạm phát từ 3 con số vào những năm 1985 – 1989 xuống còn 1 con số kể từ đầu những năm 90, cung cấp tổng phương tiện thanh toán (M2) cho nền kinh tế phù hợp với tốc độ tăng của GDP, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Quan điểm điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay là theo quan điểm đa mục tiêu, tùy vào diễn biến kinh tế  xã hội mà lựa chọn mục tiêu thích hợp. Trình độ hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam ngày càng tăng lên thông qua việc chú trọng công tác phân tích mọi diễn biến kinh tế  tiền tệ trong nước và quốc tế để có những dự báo và quyết định kịp thời tới việc ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, sử dụng ngày càng nhuần nhuyễn hơn các công cụ của chính sách tiền tệ. Với quan điểm điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng và linh hoạt để kiểm soát lạm phát ở mức 1 con số, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, củng cố sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh có nhiều bất lợi, chính sách tiền tệ vừa qua thực sự có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Trong giai đoạn từ 1990  2010, mức độ đôla hóa ở Việt Nam khá cao (trên 30%) gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, mối quan hệ giữa M2 và giá cả, sản lượng. Với mức độ đôla hóa tài sản và tiền gửi cao như vậy thì việc xác định cung tiền trở nên khó khăn vì có yếu tố ngoại lai trong lưu thông tiền tệ, đôla trôi nổi trong xã hội lớn khó kiểm soát và tính toán được, cầu VND vì vậy không ổn định. NHNN phải tính toán M2 dựa vào công thức: M2 = VND ngoài lưu thông + tiền gửi (VND + ngoại tệ) Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 128 Cả 2 yếu tố này đều khó tính toán cụ thể khi mà tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán còn khá lớn (theo tính toán của NHNN hiện nay thì tỷ lệ này trung bình khoảng 25% trong tổng các khoản thanh toán), tỷ lệ kết hối đã được dỡ bỏ đối với 50/60 tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối. NHNN chỉ có thể điều tiết lượng tiền cung ứng qua công cụ dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở mà không sử dụng được tiền cơ sở vì số nhân tiền (m) rất khó dự báo. b. Giai đoạn 2011-2015 Theo nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (2016) và cộng sự trong nghiên cứu “Chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015 và những tác động tới nền kinh tế”, tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế có thể được khái quát qua những điểm sau:  Nội dung chủ yếu của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này o Điều hành lãi suất linh hoạt, bám sát mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ, đảm bảo là công cụ để neo kỳ vọng lạm phát, ổn định tỷ giá và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Một số thay đổi trong điều hành lãi suất những năm qua luôn tuân thủ nguyên tắc không gây ra những cú sốc thị trường, đảm bảo tính ổn định và thực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế. NHNN đã có những đánh giá, nhận diện khá chính xác tình hình để có được hướng điều hành hợp lý nhất. Khi mặt bằng lãi suất cho vay ở mức rất cao, có thời điểm đã vượt 20%/năm, NHNN đã quyết định phải ổn định lại mặt bằng lãi suất thông qua áp dụng cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp (quy định trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay). Việc áp dụng trần lãi suất huy động đã giúp giảm động cơ cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, hỗ trợ siết chặt kỷ luật thị trường. Trong khi đó, việc quy định trần lãi suất cho vay, đặc biệt đối với lĩnh vực ưu tiên, góp phần gia tăng cơ hội tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh những ứng biến linh hoạt trong việc sử dụng công cụ trần lãi suất, các mức lãi suất chính sách cũng có những bước chuyển biến căn bản theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường và được điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ trong từng thời kỳ. Điều này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công nhiệm vụ giảm mặt bằng lãi suất để tháo gỡ khó khăn về chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ. o Điều hành tỷ giá ổn định, hỗ trợ tích cực cho công tác kiểm soát, kiềm chế lạm phát. Hàng năm, NHNN đã chủ động công bố định hướng điều hành tỷ giá giao động trong khoảng 1%-3% mỗi năm (mức điều chỉnh không quá 1% trong các tháng cuối năm 2011, không quá 2%-3% trong năm 2012 và 2013; không quá 1%-2% trong năm 2014, không quá 2% trong năm 2015) nhằm tăng cường tính minh bạch, định hướng thị trường, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Tần suất điều chỉnh tỷ giá cũng giảm dần so với giai đoạn trước. Sau lần điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng 9,3%/năm vào giữa tháng 2/2011 (trong bối cảnh thị trường ngoại tệ căng thẳng kéo dài do tác động của giá vàng thế giới và lạm phát tăng cao), mỗi năm tiếp theo tỷ giá được điều chỉnh tăng nhẹ qua các năm (1%-2%/năm), Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 129 ngoại trừ năm 2015 sau sự kiện phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và kỳ vọng điều chỉnh tăng lãi suất điều hành của Fed. Trong quá trình điều hành, bên cạnh các biện pháp trực tiếp như công bố tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, các kỹ thuật can thiệp thị trường, NHNN đã chủ động phối hợp đồng bộ với các công cụ điều tiết tiền tệ để hạn chế tối đa các áp lực tác động đến ổn định của tỷ giá. Theo đó, NHNN đã chú trọng điều hành công cụ lãi suất, gồm cả lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô, đảm bảo lợi ích nắm giữ đồng nội tệ, khuyến khích công chúng chuyển từ nắm giữ USD sang VND. Ngoài ra, NHNN cũng tích cực sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO) trong việc điều tiết mức cung tiền một cách nhịp nhàng để hỗ trợ và đảm bảo thanh khoản hợp lý, nhằm hạn chế sự dịch chuyển của dòng tiền, đặc biệt vào thời điểm tỷ giá có biến động và thanh khoản hệ thống dư thừa. o Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh và đầu tư vàng, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động thông suốt. NHNN đã nỗ lực trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý điều tiết hoạt động kinh doanh và đầu tư vàng, trong đó ghi dấu ấn quan trọng nhất là việc tham mưu cho Chính phủ ban hành khuôn khổ pháp lý mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24/2012/NĐ- CP, ngày 03/04/2012 để thay thế Nghị định 174 về quản lý thị trường vàng). Nghị định 24 đã tạo lập khuôn khổ pháp lý mới nhằm tổ chức, sắp xếp lại thị trường vàng, giao cho NHNN cấp phép đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; tổ chức sản xuất vàng miếng; tổ chức xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và tổ chức huy động và mua, bán vàng miếng. Những thay đổi về mặt pháp lý như trên đã đáp ứng sự thay đổi của thực tiễn, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, hạn chế tác động bất lợi của hoạt động kinh doanh vàng đến chính sách tiền tệ, tỷ giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và đó cũng chính là bước tiến quan trọng trong lộ trình chống vàng hóa trong nền kinh tế. Trên cơ sở pháp lý mới ban hành, NHNN cũng đẩy nhanh việc chuyển quan hệ huy động cho vay vàng sang quan hệ mua, bán vàng trên thị trường, đấu thầu vàng thông qua việc chỉ đạo đẩy nhanh việc tất toán số dư huy động vàng và giảm số dư cho vay vốn bằng vàng; giám sát chặt chẽ việc tổ chức tín dụng thực hiện lộ trình tất toán số dư cho vay vốn bằng vàng. Nhờ vậy, thị trường vàng ngày càng đi vào ổn định, tự điều tiết theo quy luật cung cầu; không còn các “cơn sốt” vàng gây bất ổn kinh tế ngay cả khi giá vàng thế giới có biến động, tình trạng “vàng hóa” từng bước được ngăn chặn, qua đó góp phần ổn định thị trường ngoại hối và kinh tế vĩ mô. o Chính sách tín dụng theo hướng tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ đắc lực chuyển dịch cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Trong vòng 2 năm 2010, 2011, trước hai thách thức lớn của nền kinh tế là lạm phát cao và khu vực sản xuất gặp nhiều khó khăn, NHNN đã mạnh dạn áp dụng cơ chế điều hành mới là xây dựng và công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm thay cho việc các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ tự quyết trong giai đoạn trước. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 130 Cơ chế quản lý này đã góp phần kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với quản lý kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tích cực cho mục tiêu kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Đồng thời, chính sách này cũng phù hợp với năng lực của từng TCTD để vừa có thể đảm bảo an toàn của hệ thống các TCTD, vừa từng bước tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để có thể tập trung vốn cho những khu vực quan trọng, hạn chế vốn chảy vào các khu vực “bong bóng”, NHNN đã thay đổi và có cách tiếp cận mới đối với thị trường tín dụng. Cụ thể, NHNN đã quy định rõ những lĩnh vực không khuyến khích và các lĩnh vực ưu tiên để các TCTD chủ động kế hoạch cung ứng vốn cho phù hợp. Đó là việc đưa lĩnh vực bất động sản và cho vay tiêu dùng ra khỏi danh mục của nhóm lĩnh vực không khuyến khích. Điều này tạo cơ sở quan trọng để phục hồi thị trường bất động sản, là “phao cứu trợ” cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất liên quan đến bất động sản và làm hồi sinh trở lại dòng vốn của ngân hàng vào khu vực này. Ngoài ra, NHNN cũng định hướng các TCTD xây dựng chính sách phải hướng tới khách hàng của mình nhiều hơn, phải có các chính sách tín dụng mang tính tổng thể, phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề sản xuất. Chính vì thế, giai đoạn vừa qua đã chứng kiến sự ra đời của nhiều chính sách tín dụng mang tính đặc thù, như “gói” tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ; chính sách tín dụng đặc thù đối với các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực của nền kinh tế hoặc có liên quan đến đời sống của người dân (chương trình cho vay tạm trữ lúa gạo, chương trình cho vay theo vụ mùa, chương trình tín dụng dành cho cá tra, tôm, cho vay tái canh cây cà phê giai đoạn 2014–2020; cho vay đóng mới và nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ,); triển khai chương trình thí điểm cho vay đối với mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp... o Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất kinh doanh, NHNN đã chỉ đạo các TCTD xem xét cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng, tiếp tục cho vay mới để có vốn tiếp tục sản xuất, vượt qua khó khăn. Đây là những hỗ trợ hết sức cần thiết và kịp thời để giúp doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ và có nguồn lực tài chính cho chu kỳ sản xuất mới.  Tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế trong giai đoạn này Với các giải pháp điều hành tiền tệ thận trọng, linh hoạt và có nhiều đổi mới sáng tạo, chính sách của NHNN đã truyền dẫn hiệu quả đến nền kinh tế. Kết quả đó được thể hiện rõ nét qua từng năm với những dấu ấn đáng ghi nhận, cụ thể: o Tỷ lệ lạm phát được kiềm chế, giảm đều và hiện đang ở mức thấp: Tỷ lệ lạm phát sau khi tăng cao trong nửa đầu năm 2011 đã giảm xuống và diễn biến ổn định cho tới nay. Cụ thể, từ mức đỉnh 18,13% năm 2011 xuống còn 6,81% năm 2012, 6,04% năm 2013 và dưới 2% giai đoạn 2014-2015. Ngoài ra, tăng trưởng cung tiền và tín dụng kể từ năm 2012 đến nay không tạo áp lực tăng lạm phát như những thời kỳ trước đó do đã được tập trung hướng vào các lĩnh vực sản xuất trọng tâm của nền kinh tế. o Lãi suất nhanh chóng hạ nhiệt, hỗ trợ hợp lý cho khu vực sản xuất: Tính cho đến thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn bằng khoảng 47% Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 131 so với cuối năm 2011 và tương đương mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006 (giai đoạn kinh tế phát triển ổn định), góp phần hỗ trợ giảm chi phí vốn vay của doanh nghiệp và hộ dân. Với những nỗ lực trong công tác điều hành lãi suất, chỉ trong thời gian ngắn, lãi suất cho vay đã giảm hơn một nửa, từ 20%/năm (thậm chí 24%/năm) xuống chỉ còn 9%-11% và còn khoảng 6,5%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh các khoản vay mới với lãi suất thấp, NHNN cũng yêu cầu các TCTD đưa lãi suất của các khoản vay cũ về mức 15%/năm và sau đó là 13%/năm, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tạo điều kiện giải phóng kênh tín dụng. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay USD cũng được điều hành giảm ổn định theo hướng không để tồn tại khoảng cách chênh lệch đáng kể với lãi suất cho vay VND, hiện lãi suất cho vay USD ngắn hạn ở mức 3%-5,5% và dài hạn từ 5,5%-6,7%. Có thể nói, với mặt bằng lãi suất hiện nay đã góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, tăng thêm khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường và bước đầu đã tháo gỡ hàng tồn kho để chuẩn bị chu kỳ sản xuất mới. o Tăng trưởng tín dụng hợp lý, đạt được mục tiêu điều hành, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Nếu như trong năm 2011, NHNN phải nhanh chóng áp dụng các chính sách chặt chẽ để kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao trên 30% xuống còn trên 14% để hỗ trợ công tác kiểm soát lạm phát, thì ngay trong năm 2012 khi tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu "ngưng trệ" ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, NHNN đã nhanh chóng thay đổi mục tiêu điều hành theo hướng tăng trưởng tín dụng nhưng thận trọng. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, song phải theo nguyên tắc đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế phân bổ vốn vào khu vực không khuyến khích có nguy cơ gây ra lạm phát cao và tăng trưởng thiếu bền vững trong tương lai. Nhờ đó, tăng trưởng tín dụng đã có sự phục hồi qua các năm, cụ thể: năm 2012 là 8,85%; năm 2013 là 12,51%; năm 2014 là 14,16%; 6 tháng đầu năm 2015 tăng 7,83%. Trong giai đoạn này, tín dụng tăng bình quân khoảng 13%/năm, thấp hơn so với mức tăng bình quân 33,3%/năm giai đoạn 2006-2010, nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mức hợp lý. Ngoài ra, cơ cấu tín dụng có sự chuyển hướng tích cực sang các lĩnh vực ưu tiên theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong các lĩnh vực ưu tiên trong giai đoạn 2012–2015 nhìn chung cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành, như: nông nghiệp nông thôn có tốc độ tăng trưởng bình quân tín dụng giai đoạn 2011–2014 đạt 15%/năm; Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng trên 20%/năm; Công nghiệp ưu tiên phát triển tốc độ, tăng xấp xỉ 12%. Sự chuyển hướng tích cực của cơ cấu tín dụng như vậy đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. o Tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho lộ trình chống đô la hóa. Nhu cầu ngoại tệ hợp lý, hợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân được các TCTD đáp ứng đầy đủ do các nguồn ngoại tệ được tập trung vào hệ thống các TCTD. Nếu như trước đây tỷ giá thường xuyên biến động, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thì từ cuối năm 2011 đến nay, điều hành tỷ giá đã luôn nằm trong định Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 132 hướng chỉ đạo của NHNN. Chênh lệch tỷ giá của thị chính thức và thị trường tự do thu hẹp đáng kể. Trong diễn biến của thị trường, những xáo trộn xuất hiện chủ yếu do yếu tố tâm lý và đã nhanh chóng ổn định sau các biện pháp đồng bộ của NHNN, vị thế và lòng tin vào đồng Việt Nam ngày càng được củng cố.  Quan điểm thực hiện các giải pháp lớn về chính sách tiền tệ o Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa thể độc lập với Chính phủ do đặc thù nền kinh tế  chính trị của đất nước. Tiền tệ là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ vĩ mô trong từng thời kỳ. Để nâng cao hơn nữa vai trò của chính sách tiền tệ thì việc giao cho NHNN nhiều quyền hạn hơn trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề rất quan trọng. Thống đốc NHNN có thể được độc lập về xây dựng và trình chính sách tiền tệ, tổ chức thực hiện và tài chính. Ví dụ: Để thực hiện chỉ tiêu lạm phát ở mức 1 con số mà Quốc hội đã thông qua thì NHNN có thể được quyết định lượng tiền cung ứng trong từng thời kỳ phù hợp với diễn biến của tình hình. Hoặc Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia sẽ tư vấn những nét chính trong hoạt động tiền tệ  tín dụng quốc gia, Thống đốc NHNN là người chủ động thực hiện các hoạt động để đạt được các mục tiêu đó. o Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính sách tiền tệ quốc gia thì việc quản lý và kiểm soát họat động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều cần thiết. Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng như: Công ty tiết kiệm bưu điện, Quỹ hỗ trợ phát triển, Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính... Một số hoạt động huy động vốn tiết kiệm ngắn hạn ở các tổ chức này thực sự đã gây ra việc khó kiểm soát các luồng vốn di chuyển trong xã hội, khó quản lý vốn khả dụng trong các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, việc tính toán cầu tiền thực sự trong xã hội trở nên khó khăn do sự phân đoạn thị trường. Tất nhiên, việc mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức phi ngân hàng là cần thiết và tất yếu, song thiết nghĩ rằng, NHNN cần phải quản lý chặt chẽ thường xuyên các hoạt động này. Có những nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng như thanh toán, huy động vốn tiết kiệm không kỳ hạn... có lẽ không nên mở rộng quá sang các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. o Trong các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, tùy diễn biến của thị trường mà NHNN sử dụng loại công cụ nào hoặc phối kết hợp các công cụ nhằm đạt mục tiêu đặt ra. Vấn đề nổi lên hiện nay là cơ chế điều hành lãi suất của NHNN và của các NHTM đang có nhiều bất cập. Để xác lập lại trật tự, có lẽ NHNN phải đi từ việc xây dựng cơ chế điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ, trước hết là lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, coi đó là lãi suất cơ sở để xác định các loại lãi suất ngắn hạn khác. Từ mức lãi suất ngắn hạn, các NHTM cộng vào các phụ phí, mức bù rủi ro, lợi nhuận của ngân hàng... để tính ra các loại lãi suất trung và dài hạn. Lãi suất thoả thuận mà các tổ chức tín dụng áp dụng đối với khách hàng sẽ dựa trên nguyên tắc này. Lãi suất cơ bản không còn tác dụng phát ra tín hiệu thực sự của NHNN, chỉ có lãi suất liên ngân hàng, nhất là lãi suất liên ngân hàng qua đêm mới là lãi suất quan trọng mà NHNN điều hành mặt bằng lãi Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 133 suất thị trường. Đề án về lãi suất thống nhất phải đảm bảo được tính liên thông khoa học giữa các loại lãi suất. Điều kiện để thực thi giải pháp này là xây dựng một thị trường tiền tệ, mà trọng tâm là thị trường nội tệ liên ngân hàng hữu hiệu trong thời gian tới. Cũng không nên tách biệt giữa thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng như hiện nay, mà theo quá trình hội nhập, NHNN nên xây dựng một thị trường liên ngân hàng thống nhất, bao gồm giao dịch cả VND và ngoại tệ. Trong thời gian tới, NHNN nên tập trung xây dựng một đề án thị trường liên ngân hàng một cách nghiêm chỉnh theo thông lệ quốc tế và phù hợp với tình hình Việt Nam, trong đó chú ý phát triển thị trường thứ cấp rộng rãi giữa các tổ chức tín dụng thông qua việc hình thành các công ty môi giới chuyên trách trên thị trường liên ngân hàng. o Về điều kiện nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ: Để thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ, những điều kiện không thể thiếu mà chúng ta phải quan tâm thứ nhất là thông tin, nhất là thông tin kinh tế. Việc thiếu thông tin ở đây là thông tin chưa chính xác, chưa cập nhật và chưa đầy đủ. Với 5 hệ thống tài khoản hiện nay, chúng ta chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của hệ thống kế toán quốc tế, mà đây lại là một nhu cầu cấp bách trong thời gian tới. Việc triển khai Luật Kế toán mới được Quốc hội ban hành cần có thời gian chuẩn bị để đi vào cuộc sống. Các thông tin ở Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN thực ra mới chỉ có Ngân hàng ngoại thương Việt Nam sử dụng nhiều hơn cả. Vì vậy, vấn đề trước tiên là phải nâng cao chất lượng thông tin phục vụ việc ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Sau đó là vấn đề xử lý thông tin này ở các Vụ, Cục chức năng ở NHNN, điều này lại đòi hỏi trình độ của cán bộ nghiệp vụ ở đây, không chỉ phân tích thông tin mà còn cần có sự phối kết hợp giữa các Vụ, Cục, các cơ quan hữu quan trên quan điểm lợi ích chung. Thứ 2 là công nghệ cao trong việc tiếp nhận, chuyển giao thông tin, lưu giữ tin; trình độ cao này lại cần có số vốn lớn mà NHNN phải quan tâm và sự tranh thủ giúp đỡ của các tổ chức tài chính nước ngoài. NHNN cần nâng tầm hệ thống thông tin của mình ở trình độ Internet và hoàn thiện mạng Intranet ở các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của mình.  Những vấn đề đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới Để có thể bảo vệ được các thành quả đã tạo dựng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững phù hợp các mục tiêu vĩ mô đề ra trong giai đoạn 2016-2020, NHNN nên tập trung vào một số giải pháp sau: o Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện điều hành chính sách tiền tệ (CSTT). Cần linh hoạt và kết hợp đồng bộ các công cụ CSTT, sử dụng có hiệu quả các công cụ điều hành gián tiếp, phù hợp với sự phát triển của thị trường; hoàn thiện chính sách lãi suất, điều hành hiệu quả lãi suất thị trường hướng tới thực hiện mục tiêu của CSTT. Tăng cường phối hợp chặt chẽ CSTT với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, điều phối có hiệu quả các dòng luân chuyển tiền tệ phục vụ đắc lực cho mọi hoạt động trong nền kinh tế. o Thứ hai, điều hành linh hoạt tỷ giá, ổn định thị trường ngoại hối, thị trường vàng. Tỷ giá cần tiếp tục duy trì điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách lãi suất, theo sát tín hiệu thị trường, phù hợp với cung cầu ngoại tệ và diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm nâng cao vị thế đồng Việt Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 134 Nam, tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện cán cân thanh toán. Thu hẹp phạm vi sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam và giảm dần tình trạng đô la hóa, tiến tới thực hiện nguyên tắc trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam. Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện lộ trình chống vàng hóa trong nền kinh tế, tiến tới huy động nguồn lực vàng trong dân để phục vụ cho phát triển kinh tế. o Thứ ba, duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý để góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu. Tiếp tục triển khai các giải pháp tín dụng theo hướng tháo gỡ khó khăn, đảm bảo cung ứng vốn cho những ngành quan trọng. Khuyến khích phát triển đa dạng các hình thức huy động vốn và các sản phẩm tín dụng, tạo môi trường thuận lợi để các TCTD phát triển các dịch vụ mới, các công cụ phòng ngừa rủi ro, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng hoạt động. o Thứ tư, hoàn thiện thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo cho NHNN thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng để hỗ trợ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và tạo cơ sở cho TCTD hoạt động lành mạnh; hoàn thiện quy định pháp lý đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; hoàn thiện khung pháp lý về an toàn của các TCTD... o Thứ năm, nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin thống kê và dự báo. Đây là giải pháp quan trọng phục vụ đắc lực hơn cho công tác điều hành CSTT, hoạt động ngân hàng của NHNN và công tác quản lý của các NHTM, dần bắt kịp với sự tiến bộ của hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực châu Á. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 135 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Tiền tệ là bất kỳ một phương tiện nào được coi như là vật ngang giá chung, được sử dụng để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Tiền tệ có các chức năng cơ bản như: Phương tiện thanh toán, dự trữ giá trị, đơn vị hạch toán. Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Hoạt động của NHTM nhằm mục đích kinh doanh, với lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của NHTM. Ngân hàng trung ương (NHTƯ) không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ, có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rất nhiều NHTM, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế. Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các NHTM. Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi bắt buộc họ phải để lại dự trữ theo một tỷ lệ nhất định do NHTƯ quy định. Số tiền dự trữ này chủ yếu là để đảm bảo khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của NHTM và do yêu cầu quản lý tiền của NHTƯ. Số tiền còn lại tiếp tục được cho vay, số tiền này lại được quay về hệ thống ngân hàng và cứ tiếp tục như vậy, quá trình này cứ diễn ra liên tục. Cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Khối lượng tiền này bao gồm: Tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc). Cung tiền có thể được xác định bởi khối lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một quốc gia, thường bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất. Mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở bởi hoạt động “tạo ra tiền” của các NHTM. Sự quay vòng đã làm tăng tổng mức cung tiền nên tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnh. Số nhân tiền là một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền với lượng tiền cơ sở. Công thức tính: mM = MS/H. Số nhân tiền sẽ càng lớn, mức cung tiền sẽ càng tăng lên và ngược lại. Toàn bộ tài sản tài chính trong nền kinh tế được chia thành 2 loại sau: Tài sản giao dịch (tài sản thanh khoản) và các loại tài sản tài chính khác có tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm,...). Cầu tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân sản xuất  kinh doanh và các nhu cầu khác. Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/Chỉ số giá cả. Cầu tiền phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất và thu nhập. Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định mức lãi suất cân bằng gọi là mức lãi suất thị trường. Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu tiền sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trường tiền tệ. Khi NHTƯ tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu dẫn đến lượng cung tiền giảm xuống, lãi suất cân bằng sẽ tăng lên. Các công cụ của chính sách tiền tệ thường bao gồm: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của NHTƯ về về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền sẽ lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền. Sử dụng công cụ này thường có hiệu quả cao, tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay nhưng cũng khó khăn cho hoạt động của thị trường tài chính. Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng trung ương đánh vào các khoản tiền cho các NHTM Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 136 vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Hạn mức tín dụng là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của NHTƯ để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTƯ buộc các NHTM phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTƯ mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTƯ tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Công cụ tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTƯ đối với các NHTM. Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, NHTƯ đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. Chính sách tiền tệ là việc NHTƯ điều chỉnh tiền tệ thông qua mức cung tiền và lãi suất để từ đó tác động đến đầu tư tư nhân làm thay đổi tổng cầu từ đó tác động đến sản lượng, giá cả và công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là nhằm làm tăng sản lượng, ổn định giá cả và tạo nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân,... Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước. NHTƯ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh cung ứng tiền cho nền kinh tế, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Khi có các cú sốc bất lợi cho nền kinh tế, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 137 BÀI TẬP THỰC HÀNH CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích các chức năng của tiền tệ. 2. Bạn hãy phân loại tiền theo tính chuyển đổi. 3. Phân tích quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại. 4. Số nhân tiền là gì? Phân tích ý nghĩa của số nhân tiền tệ. 5. Nêu và phân tích các công cụ điều tiết mức cung tiền của ngân hàng trung ương. CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm giảm sản lượng và việc làm trong nền kinh tế. 2. NHTƯ giảm mức lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và làm cho lãi suất thị trường giảm. 3. Số nhân tiền chỉ có liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. 4. NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ hạn chế khả năng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại do vậy mức cung tiền trong nền kinh tế giảm. 5. Lượng tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng tăng lên thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng tăng lên. 6. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ làm đường cung tiền dịch chuyển sang trái do đó lãi suất tăng. 7. NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu (các yếu tố khác không đổi) sẽ làm tăng sản lượng và việc làm trong nền kinh tế. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất và thu nhập là không đổi, lượng cầu tiền lớn hơn trong trường hợp nào? A. Lãi suất thấp hơn. B. Lãi suất cao hơn. C. Chi phí cơ hội của việc giữ tiền cao hơn. D. Xuất khẩu tăng lên. 2. Chính phủ không thể giảm bớt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế bằng cách nào? A. Bán chứng khoán của Chính phủ. B. Tăng lãi suất chiết khấu. C. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. D. Giảm lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. 3. Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho: A. cung tiền tăng và đường cung tiền dịch chuyển sang phải. B. số nhân tiền giảm và đường cung tiền dịch chuyển sang trái. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 138 C. lượng tiền cơ sở tăng. D. lượng tiền cơ sở giảm. 4. Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất ngân hàng trung ương áp dụng đối với: A. người gửi tiền. B. người vay tiền. C. công chúng. D. ngân hàng thương mại. 5. Số nhân tiền tệ đơn giản có mối quan hệ tỷ lệ với nhân tố nào? A. Tỷ lệ thuận với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. B. Tỷ lệ thuận với cơ số tiền. C. Tỷ lệ nghịch với lãi suất. D. Tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1 Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn là 20%, các ngân hàng không có dự trữ dôi ra và tiền mặt không rò rỉ ngoài hệ thống ngân hàng. Nếu ngân hàng trung ương bán cho các ngân hàng 10 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, thì điều này ảnh hưởng như thế nào đến dự trữ và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế? Giả sử ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 10%, nhưng các ngân hàng lại quyết định giữ thêm 10% tổng tiền gửi dưới dạng dự trữ dôi ra. Tại sao các ngân hàng lại làm như vậy? Điều này có ảnh hưởng ra sao đến số nhân tiền và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế? Bài tập 2 Giả sử hệ thống ngân hàng có tổng dự trữ bằng 200 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, các ngân hàng không có dự trữ dôi ra và dân chúng không nắm giữ tiền mặt. a. Hãy tính số nhân tiền gửi và cung ứng tiền tệ? b. Nếu ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 20%, thì dự trữ và cung ứng tiền tệ thay đổi như thế nào? Bài tập 3 Một nền kinh tế giả định có 2000 tờ 100.000 đồng. a. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền mặt, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? b. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ là 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? c. Nếu mọi người giữ một lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau, trong khi các ngân hàng dự trữ 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? d. Nếu mọi người giữ tất cả tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ là 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? e. Nếu mọi người giữ một lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau trong khi các ngân hàng dự trữ 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu? Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 139 Bài tập 4 Dưới đây là số liệu giả định về bảng cân đối của hệ thống ngân hàng thương mại (Đơn vị: Tỷ đồng). Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ 500 Tiền gửi 3000 Trái phiếu 2500 Tổng 3000 Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng là 4. Hãy tính các chỉ tiêu sau: a. Số nhân tiền b. Cơ sở tiền c. M1 Sau đó, giả sử NHTƯ mua trái phiếu của hệ thống ngân hàng thương mại với giá trị 2500 tỷ đồng và hệ thống ngân hàng thương mại cho vay được toàn bộ dự trữ dôi ra. Hãy tính các chỉ tiêu sau: d. Cơ sở tiền. e. M1. Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng. Lượng tiền gửi. Dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại. Tổng số tiền cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại. Bài tập 5 Hãy giải thích những hoạt động sau có ảnh hưởng như thế nào đến cung tiền, cầu tiền và lãi suất. Hãy minh họa câu trả lời của bạn bằng đồ thị. a. Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. b. Việc lưu hành rộng rãi thẻ tín dụng làm giảm lượng tiền mặt mà mọi người muốn nắm giữ. c. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% xuống 3% đối với tiền gửi bằng VND tại các ngân hàng thương mại. d. Các hộ gia đình quyết định nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để chi tiêu trong dịp tết. e. Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng tổng cầu. Bài tập 6 Giả sử ngân hàng trung ương mua 20 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. a. Điều gì xảy ra với mức cung tiền nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% trong điều kiện không có “rò rỉ” tiền mặt và các NHTM không có dự trữ dôi ra? b. Hoạt động trên có ảnh hưởng ra sao đến lãi suất, đầu tư, thu nhập và giá cả, nếu những điều kiện khác coi như không thay đổi. Hãy giải thích và minh họa bằng các đồ thị thích hợp. Bài tập 7 Giả sử có số liệu: (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD) Hàm cầu tiền thực tế là: MD = 2550 – 250r, mức cung tiền thực tế là MS = 1750. a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ. b. Nếu mức cung tiền thực tế bây giờ là MS = 1850 thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Đầu tư sẽ thay đổi như thế nào? Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 140 c. Nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất là r = 5% thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa. d. Từ dữ kiện của đề bài, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 280, khi đó hãy xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị trên thị trường tiền tệ. Bài tập 8 Giả sử có các số liệu của một thị trường tiền tệ như sau: Hàm cầu tiền thực tế là: MD = kY – hr (với Y = 1000; k = 0,2; h = 18). Mức cung tiền thực tế là MS = 100. (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD). a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ. b. Do nền kinh tế tăng trưởng tốt nên bây giờ có Y = 1050. Hãy tính mức lãi suất cân bằng mới và mô tả sự biến động này trên đồ thị của thị trường tiền tệ. c. Từ dữ kiện của câu (b), nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất như câu (a) thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? d. Từ dữ kiện của đề bài, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 20, khi đó hãy xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị trên thị trường tiền tệ. Bài tập 9 Giả sử có số liệu sau:  Lượng tiền giao dịch M1 = 153000 tỷ đồng.  Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5.  Các NHTM thực hiện đúng yêu cầu về dự trữ bắt buộc do NHTƯ đề ra.  Số nhân tiền mở rộng bằng 2. a. Tính lượng tiền cơ sở ban đầu. b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu? c. Tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống ngân hàng thương mại. d. Giả sử tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với lượng tiền gửi bây giờ là 0,4. Hãy tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống ngân hàng thương mại. Bài tập 10 Thị trường tiền tệ được đặc trưng bởi các thông số sau: MD = kY – hi Với Y = 600 tỷ đồng; k = 0,2 và h = 5. Mức cung tiền thực tế là MS = 70 tỷ đồng. a. Viết lại hàm cầu tiền cụ thể và tính lãi suất cân bằng. b. Giả sử bây giờ thu nhập giảm đi 100 tỷ đồng, lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? c. Bây giờ không phải do thu nhập thay đổi mà cung ứng tiền tệ tăng từ 70 tỷ lên 100 tỷ, lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Bài tập 11 Giả sử có số liệu sau: Lượng tiền giao dịch M1 = 3000 tỷ đồng. Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 25% và các Ngân hàng Thương Mại thực hiện theo đúng quy định này. a. Tính số nhân tiền và lượng tiền cơ sở ban đầu. b. Tính lượng tiền mặt lưu hành và lượng tiền gửi được tạo ra từ hệ thống NHTM. c. Giả sử NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở một lượng là 500 tỷ, hãy tính lượng tiền cơ sở ban đầu và lượng tiền giao dịch của nền kinh tế. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 141 ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Khi NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở, cung tiền sẽ tăng, đường LM dịch sang phải, đầu tư tăng, sản lượng cân bằng tăng, tạo ra thêm việc làm cho nền kinh tế. 2. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Khi đó cung tiền sẽ tăng, lãi suất giảm. 3. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Số nhân tiền không những chỉ rõ vai trò của NHTM mà nó còn chỉ rõ vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết lượng cung tiền của NHTƯ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc. 4. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Mức dự trữ tăng lên, khả năng cho vay của NHTM giảm xuống, cung tiền giảm. 5. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là do NHTƯ quy định, nó tùy thuộc vào các thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào mức cung tiền và tình trạng của nền kinh tế. 6. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Khi đó cung tiền giảm, lãi suất tăng. 7. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Khi NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu, cung tiền giảm, sản lượng và việc làm trong nền kinh tế sẽ giảm. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Đáp án đúng là: A. Lãi suất thấp hơn. Vì: Lãi suất và lượng cầu tiền là các biến nội sinh trong mô hình cầu tiền, hai đại lượng này tỷ lệ nghịch. Lãi suất thấp thì lượng cầu tiền sẽ tăng. 2. Đáp án đúng là: D. Giảm lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Vì: Cung tiền giảm phục thuộc vào một trong các yếu tố: Bán chứng khoán của Chính phủ; Tăng lãi suất chiết khấu; Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Nếu ngược lại thì cung tiền sẽ tăng lên. 3. Đáp án đúng là: B. số nhân tiền giảm và đường cung tiền dịch chuyển sang trái. Vì: Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho lượng tiền có thể cho vay của các Ngân hàng thương mại sẽ giảm, cung tiền giảm, đường cung tiền dịch chuyển sang trái, số nhân tiền giảm. 4. Đáp án đúng là: D. Ngân hàng thương mại. Vì: Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất ngân hàng trung ương áp dụng đối với ngân hàng thương mại. 5. Đáp án đúng là: D. Tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Vì: Ta có mM bằng một chia cho rb. Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 142 BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1 a. Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, thì số nhân tiền sẽ là 5. Nếu NHTƯ bán 10 tỷ đồng trái phiếu, nó sẽ làm giảm cơ sở tiền 10 tỷ đồng và cung tiền sẽ giảm đi: 50 tỷ đồng (= 10 tỷ đồng × 5) b. Các ngân hàng có thể dự trữ cao hơn mức bắt buộc nếu họ thấy khách hàng có xu hướng rút tiền mặt nhiều hơn trước. Vì tỷ lệ dự trữ giờ đây bằng 20% = 10% + 10%, nên nó không thay đổi so với trước. Do tỷ lệ dự trữ không thay đổi và ngân hàng trung ương không bơm thêm tiền mặt vào lưu thông, nên số nhân tiền gửi và cung ứng tiền không thay đổi. Bài tập 2 a. Số nhân tiền bằng 10 (= 1/0,1). Vì dự trữ là 200 tỷ đồng, cung tiền trong nền kinh tế bằng 2000 tỷ đồng (= 200 tỷ đồng × 10). b. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên 20%, số nhân tiền sẽ giảm xuống còn bằng 5 (= 1/0,2). Với tổng dự trữ bằng 200 tỷ đồng, cung tiền sẽ chỉ còn bằng 1000 tỷ đồng (= 200 × 5), tức giảm 1000 tỷ đồng. Dự trữ không thay đổi, bởi vì toàn bộ tiền mặt hiện có được giữ bởi các ngân hàng dưới dạng dự trữ. Bài tập 3 a. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền mặt, khối lượng tiền tệ sẽ bằng 200.000.000 đồng. b. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ là 100%, thì lượng tiền vẫn bằng 200.000.000 đồng. c. Khi đó khối lượng tiền vẫn bằng 200.000.000 đồng, nhưng bao gồm một nửa là tiền mặt và một nửa là tiền gửi do ngân hàng dự trữ một trăm phần trăm nên không tạo thêm tiền gửi từ số tiền mặt nhận được. d. Số nhân tiền bằng 10 = 1/0,1 Khối lượng tiền tệ bằng: 2.000.000.000 đồng (= 200.000.000 × 10) e. Nếu dân cư giữ tiền mặt bằng tiền gửi không kỳ hạn, thì điều đó có nghĩa: U = D (1) Mặt khác: H = U + R = 200.000.000 (2) R + 0,1D (3) Thay (3) vào (1) và (2) ta tính được U = 181.818.000 đồng. Trong khi đó: M = U + D = 2U. Do đó, lượng tiền trong nền kinh tế bằng 363.636.000 đồng. Bài tập 4 a. Số nhân tiền: M 1 4 m 1,2 1 4 6     b. H U Ra s D Ra 4 300 500 12500         c. 1 MM ' m H 1, 2 12500 15000     d. H' H H 12500 2500 15000     e. 1 MM ' m H ' 1,2 15000 18000     Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 143 f. 1M ' U ' D ' U ' 0,25U ' 18000 U ' 14400       g. D ' 0, 25 U ' 0, 25 14400 3600     h. 1 Ra ' 3600 600 6    i. L' D' Ra ' 3600 600 3000     Bài tập 5 a. Cung tiền tăng làm giảm lãi suất. b. Cầu tiền giảm làm giảm lãi suất. c. Cung tiền tăng làm giảm lãi suất. d. Cầu tiền tăng làm tăng lãi suất. e. Cầu tiền tăng làm tăng lãi suất. Bài tập 6 a. Trong điều kiện không có “rò rỉ” tiền mặt và các ngân hàng thương mại không có dự trữ dôi ra, số nhân tiền tệ có giá trị là: M b 1 1 m 10 r 0,1    Khi ngân hàng trung ương mua 20 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trên thị trường mở sẽ làm cho cơ sở tiền tăng một lượng là B 20  tỷ đồng và cung tiền sẽ được khuếch đại theo số nhân, tức là: MMS m B 10 20 200      b. Hoạt động trên sẽ làm giảm lãi suất, tăng đầu tư, tăng tổng cầu, tăng thu nhập và giá cả. Bài tập 7 a. MD = MS = 2550 – 250r = 1750  r = 3,2 (%) b. r = 4,4 (%) c. MS = MD = 2550 – 250 × 5 = 1300 d. MD = MS = 2550 – 280r = 1750  r = 2,86 (%) Bài tập 8 a. MD = 0,2 × 1000 – 18r = 200 – 18r = MS = 100  r = 5,56 (%) b. MD = 0,2 × 1050 – 18r = 210 – 18r = 100  r = 6,11 (%) c. MS = MD = 0,2 × 1050 – 18 × 5,56 = 109,999 d. MD = MS = 200 – 20r = 100  r = 5 (%) Bài tập 9 a. Ta có: MS = M1 = mM×H  H = 153000/2 = 76500 b. M a 1 s m 2 s r     ; s = 0,5 và ra = rb = 25% c. M1 = M0 + D = 153000 = 1,5D  D = 102000 và U = M0 = 51000 d. s = 0,4  M0 = 0,4D  M1 = 1,4D = 153000  D = 109285,71 và U = 43714,29 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ ECO102_Bai4_v2.0018102208 144 Bài tập 10 a. MD = 120 – 5r b. r0 = 10% c. r0 = 6% d. r0 = 4% Bài tập 11 a. mM = 2 và H = 1500. b. M0 = 1000 và D = 2000. c. Lượng tiền cơ sở ban đầu tăng 500 và lượng tiền giao dịch tăng 1000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mon_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_4_tien_te_va_chinh_sach.pdf
Tài liệu liên quan