Giáo trình môn Phân tích hệ thống môi trường - Ts. Chế Đình Lý

d. Tạo ra nguy cơ đối với hệ sinh thái nước: Xem xét cách làm thế nào để chọn và ảnh hưởng đến bạn hàng và các nhà cung cấp. Nghiên cứu thay đổi công nghệ chung với các bộ phận khác trong công ty. e. Rủi ro cao đối với ô nhiễm đất: Xem xét lại vận chuyển, tồn trữ và đóng gói nguyên liệu và bán thành phẩm. Tìm các phương án ít rủi ro hơn, tìm nhà cung cấp có tình trạng môi trường tốt hơn. + Tổng kết hàng ngang Bạn có thể thêm vào tổng kết các hàng ngang và có một trị kết luận nhưng cẩn thận. Bạn có thể áp dụng để so sánh và tìm cách phát triển sản phẩm thân thiện môi trường hơn. Tuy nhiên, cần cẩn thận: chỉ có thể so sánh các trị của các vòng đời với cùng giai đoạn và cùng đặc tính. Lưu ý, chúng ta cũng có thể suy nghĩ sai về kết quả khi tính theo số tuyệt đối. Cần nhớ rằng tổng giá trị tác động có trị tối thiểu của nó không phải là số 0 và trị thật sự chỉ là tỉ lệ với tình trạng môi trường của sản phẩm, nhưng không được đo chính xác. 8.4. Bước 4: Lập báo cáo LCA hay diễn đạt vòng đời sống (Life cycle interpretation) Báo cáo LCA nhằm xác định các tác động môi trường chủ yếu của một sản phẩm thông qua vòng đời sống và nhận biết các việc ưu tiên về mặt môi trường sẽ cần tập trung trong quá trình thiết kế sản phẩm. Theo các thông tin từ LCA, có thể xác định một chiến lược giảm thiểu tác động môi trường, cải tiến thiết kế sản phẩm. Các gợi ý sau đây giúp cho việc lập báo cáo LCA: + Bối cảnh, giới thiệu về địa điểm, nhà máy sx sản phẩm + Mục tiêu LCA + Phạm vi LCA + Phương pháp thực hiện, nguồn tài liệu + Quá trình đánh giá: chu trình, qui trình sản xuất, phân tích kiểm kê, đánh giá tác động + Các phát hiện qua đánh giá có liên quan đến mục đích của LCA + Các đề nghị (giảm thiểu, quản lý rủi ro, định thuế gây ô nhiễm, định hướng quản lý môi trường. . .) từ kết quả LCA.

pdf135 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Phân tích hệ thống môi trường - Ts. Chế Đình Lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến mất một phần khu cư trú ảnh hưởng rõ ràng đến số lượng loài trên một khu vực rộng hơn) Tác động gián tiếp Tác động được sinh ra từ các hoạt động được khuyến khích khác của dự án (như việc thực hiện dự án thì khuyến khích công nghiệp dịch vụ công nghiệp trong khu vực). Tác động tích lũy Các tác động xảy ra đồng thời với các tác động khác có ảnh hưởng đến cùng một môi trường nguồn hay điểm tiếp nhận Ngoài ra, có thể phân biệt ra : + nguồn tác động liên quan đến chất thải + nguồn tác động không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, kinh tế xã hội. . .) + Đánh giá ý nghĩa của các tác động Khi phân tích và đánh giá tác động cần thiết phải xét đến các khía cạnh khác nhau của mỗi tác động: - Bản chất của tác động Bản chất tác động Thuật ngữ Định nghĩa Tác động tiêu cực Tác động được coi là làm thay đổi môi trường xấu đi, hay tạo ra một nhân tố mới không mong muốn Tác động tích cực Tác động được coi là làm cho môi trường tốt lên, hay tạo ra một nhân tố mới theo mong muốn Tác động trung hòa Tác động được coi là không làm cho môi trường tốt lên cũng như không xấu đi Thời lượng tác động (Thời gian của tác động ; Thời đoạn của tác động) Thuật ngữ Định nghĩa Tạm thời Các tác động được dự báo là diễn ra trong thời gian ngắn và hiếm khi/ít khi diễn ra trong thiên nhiên Thời giai ngắn Các tác động được dự báo là diễn ra chỉ trong một khoảng thời gian hạn định (như khi cơ sở ngừng sản xuất) nhưng sẽ chưa kết thúc hoạt động, hay là hệ quả của các biện pháp giảm thiểu/phục hồi và phục hồi thiên Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 105 105 nhiên Thời gian dài Các tác động sẽ tiếp tục tác động một thời gian sau nữa. Chúng là tác động gián đoạn hoặc lặp đi lặp lại đối với thời gian sau đó Vĩnh viễn Các tác động xảy ra một lần khi triển khai dự án và gây ra một thay đổi vĩnh viễn đối với điểm tiếp nhận hay nguồn tài nguên bị ảnh hưởng (như việc mất đi một khu cư trú nhạy cảm) theo suốt dự án - Phạm vi về lãnh thổ của tác động Thuật ngữ Định nghĩa Địa phương Các tác động trên phạm vi địa phương Quốc gia Các tác động ảnh hưởng trên phạm vi quốc gia (ảnh hưởng đến ngay đén các vùng lân cận của dự án và ảnh hưởng đến toàn bộ một khu vực Toàn cầu Các tác động ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu (như làm nóng trái đất) Độ lớn Dự kiến kích cỡ của tác động (như kích cỡ của khu vực bị nguy hiểm hay bị tác động, % bị mất của nguồn tài nguyên...) - Cường độ của tác động Không tác động: Đánh giá này được đưa ra khi dự án không có tác động tới nguồn tài nguyên môi trường. Đánh giá này được đưa ra nếu các hoạt động của dự án tách rời về mặt không gian hoặc tạm thời loại bỏ đối với nguồn tài nguyên môi trường. Tác động nghiêm trọng và không thể giảm thiểu: Đánh giá này được thực hiện khi dự án có tác động tới tài nguyên môi trường và: • Thời gian tác động kéo dài bằng hoặc vượt thời gian tồn tại của nguồn tài nguyên môi trường, hoặc • Khu vực chịu tác động rộng lớn hõn hoặc bằng khu vực của nguồn tài nguyên môi trường, hoặc • Tính chất của tác động bằng hoặc lớn hơn tương đối so với sự phong phú hoặc chất lượng của nguồn tài nguyên, hoặc • Nguồn tài nguyên môi trường: (i) quan trọng đối với dân cư sở tại; (ii) yêu cầu tuân thủ các luật, quy định và tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của quốc gia, tỉnh và huyện; (iii) yêu cầu tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt nam, khởi động một trong các chính sách tác nghiệp về môi trường của IDA; và một trong các điều kiện sau: • Chưa có các biện pháp giảm thiểu, hoặc • Chưa chắc chắn về hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đang áp dụng Tác động có thể giảm thiểu. Tác động nghiêm trọng, như trình bày ở trên, nhưng có thể giảm thiểu được bằng các biện pháp giảm thiểu Tác động không nghiêm trọng: Đánh giá này được thực hiện khi dự án có một tác động tới tài nguyên môi trường nhưng tác động được xem là quá nhỏ để áp dụng các biện pháp giảm nhẹ hoặc biện pháp quan trắc. Loại tác động này sẽ được áp dụng nếu bất kỳ một tiêu chuẩn của tác động nghiêm trọng ở trên không được đáp ứng. Tác động chưa biết: Đánh giá này được thực hiện khi một trong các điều kiện sau được áp dụng: - Tác động tiềm ẩn của các hoạt động của dự án chưa rõ - Diễn biến của tài nguyên môi trường ở khu vực dự án chưa rõ - Thời gian tác động chưa xác định được - Qui mô thời gian của tác động chưa xác định được Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 106 106 - Mức độ tác động chưa dự báo được Tích cực: Đánh giá này được thực hiện khi ảnh hưởng của hoạt động dự án có tác dụng cải thiện điều kiện và tính nguyên vẹn của tài nguyên môi trường. Kết hợp: Đánh giá này được thực hiện khi một hoặc nhiều những đánh giá trên (ví dụ một tác động tích cực và tiêu cực) áp dụng cho ảnh hưởng của một hoạt động dự án về nguồn tài nguyên môi trường liên quan. Ngoài ra, nếu có điều kiện, có thể đánh giá thêm các đặc trưng : Tác động có thể hoàn nguyên hay không thể hoàn nguyên ; Xác suất xảy ra tác động. . . . 4) Thẩm định và (5) phê duyệt Là công việc của cơ quan quản lý Môi trường và Tài nguyên ở Tỉnh Thành, nơi triển khai dự án hoặc của Bộ Tài nguyên Môi trường nếu dự án qui mô vùng, quốc gia. . .(Theo qui định của luật môi trường và các Nghị định hướng dẫn). 6) Thiết kế, thực hiện Là giai đoạn thi công dự án. Chủ đầu tư phải đồng thời thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường đã đề ra trong báo cáo ĐTM cùng với việc thi công các hạng mục đã ghi trong dự án. 7) Giám sát Theo dõi sau khi quyết định cho phép triển khai dự án, kiểm toán các dự đoán và mức giảm nhẹ tác động. Là công việc của chủ đầu tư (giám sát nội bộ) và giám sát bên ngoài của cơ quan quản lý Môi trường và Tài nguyên ở Tỉnh Thành, nơi triển khai dự án. + Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động bằng một trong các biện pháp sau: # Tránh tác động - một số khía cạnh liên quan đến thiết kế, xây dựng hoặc vận hành dự án cần phải thay đổi để tránh cho những tác động không xảy ra. # Giảm thiểu tác động – các biện pháp được thực hiện để giảm các tác động xuống mức chấp nhận được (ví dụ, bảo đảm đáp ứng các TCVN về phát thải, hoặc dự án xây dựng kênh mưõng không ảnh hưởng tới người sử dụng nước); # Điều chỉnh tác động – tác động có thể xảy ra, nhưng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện tuần tự nhằm khôi phục môi trường tới mức mà các tác động nằm trong giới hạn cho phép, chẳng hạn như việc khôi phục và trồng lại thảm thực vật các vùng quanh dự án; hoặc Đền bù tác động – tác động có thể xảy ra nhưng các biện pháp đền bù không phải bằng tiền (ưu tiên số 1) và đền bù bằng tiền (ưu tiên số 2) được thực hiện để bù đắp các tổn thất do tác động gây ra, chẳng hạn như tiến hành tái định cư hoặc tái trồng rừng với diện tích đất tưõng đưõng với diện tích bị mất đi do việc xây dựng dự án. 6.6. Phương pháp thực hiện báo cáo ĐTM Những phương pháp thường dùng trong ĐTM là Danh mục kiểm tra (check lists); Đánh giá nhanh (Rapid appraisal); Chồng bản dồ (sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS) (Overlays); Mô hình mô phỏng môi trường. (Environmetal simulation modeling). Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng có thể được sử dụng như phương pháp Phân tích Chi phí-Lợi ích (CBA), Nghiên cứu thực địa, Ma trận, v.v... Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 107 107 Để chuẩn bị cho công việc lập báo cáo ĐTM, trước tiên cần lập ma trận các tác động môi trường sơ bộ: 1) Lên danh mục các đặc điểm hoạt động của dự án có thể ảnh hưởng đến môi trường ở bên phía trái của ma trận. Những đặc điểm này nên chia nhỏ thao các pha của dự án (như việc di dời nông trại, giải phóng mặt bằng , đổ đất thải, nguồn cung cấp cát sỏi. . .) hay theo các đặc thù (như khí thải, nước thải, chất thải. . ) 2) Lên danh mục các đặc thù môi trường trong khu vực có thể ảnh hưởng bởi dự án bao gồm các thuộc tính vật lý, sinh học và con người ở hàng đầu tiên của ma trận (như chất lượng nước, chất lượng không khí, thẫm mỹ, di sản văn hóa. . .) 3) Trong ma trận, đánh dấu các ô vuông khi có sự tương tác giữa dự án với môi trường có thể xảy ra. 4) Xem xét tầm quan trọng của các đặc thù môi trường cho từng ô đã đánh dấu, xác định một cách tương đối rằng các tác động đó là tích cực hay tiêu cực, và nếu là tiêu cực thì xem tác động đó nhiều, trung bình hay thấp. Bảng 5. 6: Ví dụ ma trận tổng hợp tác động môi trường của một dự án đầu tư nuôi Ngọc trai trên biển: Stt Giai đoạn hoạt động Đất Nước Không khí Tài nguyên sinh học trên cạn Tài nguyên sinh học trên Biển KT-XH a) Xây dựng trại trên bờ 1 Hoạt động tập kết và sinh hoạt của công nhân trên công trường + ++ + 0 + + 2 Hoạt động phát quang, san lấp mặt bằng, chuẩn bị nền móng ++ +++ ++ + 0 + 3 Hoạt động tập kết vật liệu xây dựng và các phương tiện thi công đến công trường, triển khai xây dựng các hạng mục công trình ++ +++ ++ 0 + + b) Xây dựng trại trên biển 5 Thả neo, giăng dây treo giỏ đựng trai con nuôi dưỡng ban đầu 0 0 0 0 ++ + 6 Tàu tác nghiệp di chuyển tại vùng nuôi và đi lại giữa trại trên bờ và trại trên biển 0 + + 0 0 0 Bảng 5. 7: Bảng tóm tắt điểm mạnh điểm yếu của các phương pháp đánh giá tác động môi trường Phương pháp EIA Điểm mạnh Điểm yếu Danh mục kiểm tra (Checklists) Dễ hiểu và dễ sử dụng Hữ dụng khi chọn địa điểm và xác định ưu tiên Xếp hạng và can đối trọng số đơn giản Không phân biệt giữa tác động trực tiếp và gián tiếp Không liên kết giữa hành động trong dự án và tác động Tiến trình tích hợp các giá trị có thể gây tranh cải Liên kết giữa hành động trong dự án và tác Khó phân biệt các tác động trực Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 108 108 Các ma trận (Matrices) động Là phương pháp tốt để trình bày kết quả EIA tiếp và gián tiếp Có thể tính toán tác động hai lần Các mạng lưới (Networks) Liên kết giữa hành động và tác động Hữu ích trong các hình thức đơn giản để kiểm soát các tác động thứ cấp Phân biệt các tác động trực tiếp và gián tiếp Có thể trở nên phức tạp nếu không sử dụng dạng đơn giản Chồng lấn bản đồ (Overlays) Dễ hiểu Tập trung và trình bày các tác động trong không gian Là công cụ chọn địa điểm rất tốt Có thể là công cụ hiện đại Kém thích hợp trong việc diễn đạt độ dài của tác động hay xác xuất xảy ra. GIS và hệ chuyên gia máy tính Rất tốt để biểu thị tác động và phân tích không gian. Tốt cho việc thử nghiệm, thí nghiệm Sự tin cậy dựa vào vào kiến thức và dữ liệu Thường phức tạp và phí tổn cao CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 1. Trình bày ý nghĩa và phân biệt 5 nhóm công cụ phân tích hệ thống môi trường ? 2. Trình bày nhận thức nội dung và ý nghĩa của phương pháp đánh giá tác động môi trường EIA? 3. Trình bày nhận thức nội dung và ý nghĩa của phương pháp đánh giá môi trường chiến lược EIA?Phân biệt giữa đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường cho dự án? 4. Trình bày nhận thức của bạn về nội dung và ý nghĩa của phương pháp phân tích luồng vật liệu MFA? 5. Trình bày nhận thức của bạn về nội dung và ý nghĩa của phương pháp phân tích biến vào – biến ra IOA? 6. Phân biệt giữa đánh tác động môi trường và đánh giá rủi ro môi trường? TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5 1. Åsa Moberg - Göran Finnveden and Peter Steen, 1999. Environmental Systems Analysis Tools -differences and similarities including a brief case study on heat production using Ecological footprint, MIPS, LCA and exergy analysis, Master Degree thesis in Natural Resources Management, Department of Systems Ecology, Sweden. (Internet). 2. Belmira Neto, 2007- MIKADO: a Decision Support Tool for Pollution Reduction in Aluminium Pressure Die Casting. PhD thesis Wageningen University, Netherland. 3. R.Forster, L. Reusser, 1999 – Toolbox, An EMPA guidebook for environmental decision support – concepts and tools edition 03.00- Switzerland. 4. Helge Brattebø, NTNU - Based on the CHAINET Report, October 2000. (pdf file). 5. Hidayat Hasan.”Methods Used to Assess Environmental Impacts”. 6. “Environmental Systems Analysis & Analytical Assessment Tools in Industrial Ecology “ (pdf file in internet) 7. Joyashree Roy and Ranjana Mukhopadhyay. . “ENERGY AND INFRASTRUCTURE NEEDS IN INDIA :AN INPUT-OUTPUT ANALYSIS”. Department of Economics, Jadavpur University,Calcutta-700032, India 8. Clifford S.”An Introduction to Cost-benefit Analysis (CBA)” 9. Jim Watson,.”Cost Benefit Analysis”. SPRU, University of Sussex, UK BENGT STEEN.”ENVIRONMENTAL ASSESSMENT TOOLS”. 10. R.K MAMPHOLO. “EIA methods and techniques” Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 109 109 11. Jan Joost Kessler, with contributions by Albert Heringa, Franke Toornstra, Jeroen van Wetten and Marjon Reiziger.” Booklet with theoretical background to Strategic Environmental Analysis (SEAN)”. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 110 110 Chương 6: CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM (LCA) MỤC TIÊUHỌC TẬP Trong chương này bạn sẽ học tập các kiến thực và kỹ năng về công cụ đánh giá vòng đời sản phẩm: 1) Khái niệm về phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm, 2) Lịch sử của LCA, 3) Ứng dụng và lợi ích và ý nghĩa của LCA, 4) ISO 14000 và đánh giá vòng đời sản phẩm, 5) Mối liên hệ giữa LCA và sản xuất sạch hơn, 6) Những hạn chế của LCA, 7) Các giai đoạn của đánh giá vòng đời sống (ISO 14040), 8) Hướng dẫn thực hiện đánh giá vòng đời sản phẩm đơn giản. 1. KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM LCA là một phương pháp đánh giá định lượng về tác động của một sản phẩm đối với môi trường ở mỗi giai đoạn của đời sống hữu dụng của nó, từ lúc là nguyên liệu thô, đến lúc chế tạo và sử dụng sản phẩm bởi người khách hàng đến khi phân hủy cuối cùng. LCA là một phương pháp luận giúp thu thập thông tin về các tác động môi trường do một sản phẩm hay dịch vụ trong suốt cả chu trình sống của nó. Hình 6. 1: Mô hình khung làm việc của đánh giá vòng đời sản phẩm LCA khuyến khích các công ty nhìn nhận mọi khía cạnh môi trường của các hoạt động của họ và giúp họ hợp nhất các vấn đề môi trường vào quá trình đưa ra quyết định của mình.Việc đánh giá vòng đời đăc biệt có ích nếu nó được truyền bá cho đội ngũ cán bộ công nhân công ty. Life Cycle Assessment (LCA) là một phương pháp luận được thừa nhận quốc tế để đánh giá sự hình thành các sản phẩm và dịch vụ trong sự liên quan đến tác động của chúng đối với môi trường. LCA xem xét tất cả các công đoạn của vòng đời sống sản phẩm, từ khai thác nguyên liệu thô, đến sản xuất, vận chuyển, sử dụng và cuối cùng là tái chế hay phân hủy. Nó bao gồm sự quan sát các đầu vào của sản phẩm và tất cả tác động môi trường của sản phẩm của mỗi công đoạn của vòng đời sống của sản phẩm. Vì vậy, LCA có thể hỗ trợ các nhà thiết kế sản phẩm suy nghĩ và thiết kế sản phẩm thân thiện môi trường hơn. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 111 111 Hình 6. 2: Tóm tắt các công đoạn của LCA 2. LỊCH SỬ CỦA LCA Ngay từ cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70 , LCA đã được đưa vào thực tế áp dụng, chủ yếu hạn chế ở việc kiểm kê vòng đời sản phẩm. Các nghiên cứu LCA được tiến hành trong các năm 70 tập trung chủ yếu vào sử dụng năng lượng, khi đó đang có mối lo ngại về việc thiếu năng lượng. Sự quan tâm đến LCA giảm đi ở cuối thậm kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, nhưng sau đó lại tăng lên vì nhiều lý do. Mối lo ngại tăng lên về các tác động môi trường của công nghiệp, các tai hoạ môi trường trầm trọng, động lực thôi thúc các công ty muốn hoạt động hiệu quả hơn bằng cách xem xét một phạm vi lớn hơn, từ lúc sản phẩm ra đời đến phút cuối cùng. Từ đó các chính phủ cũng bắt đầu xem xét LCA. Đến giữa thập kỷ 80, Uỷ Ban Châu Âu ban hành một hướng dẫn về các đồ chứa thực phẩm, đòi hỏi các công ty theo dõi mức thiêu thụ năng lượng và nguyên liệu, và chất thải rắn do sản phẩm của họ sinh ra. LCA là một công cụ cho việc thực hiện một phân tích như vậy. Năm 1992, liên hiệp Châu Âu phát động chương trình xếp hạng môi trường của mình. Chương trình này sử dụng các khái niệm vòng đời sản phẩm làm một phần của các mục tiêu của mình và trong các phương pháp lựa chọn các tiêu chí của sản phẩm. Năm 1990 và 1992, hội khoa học nghiên cứu vấn đề cấp nhãn chất độc và hoá học môi trường (SETAC) đã tổ chức các cuộc hội thảo nhóm họp các nhà thực hành LCA. Kết quả của các hội thảo đó là một cơ sở khái niệm và phương pháp luận cho LCA được đưa ra tham khảo trong các tiêu chuẩn ISO sau này. Ngày nay, càng nhiều công ty đang xem xét kỹ lưỡng hơn toàn bộ vòng đời sống của sản phẩm của mình, từ nguyên liệu qua sản xuất đến phân phối, khả năng tác dụng có thể và xử lý. Họ đang xem xét các tác động của hoạt động của mình, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. 3. ỨNG DỤNG, LỢI ÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA LCA Trước hết, LCA là một công cụ quản lý môi trường hiệu quả. Một nghiên cứu LCA cung cấp những dữ liệu, các dữ liệu này là công cụ thúc đẩy các quyết định liên quan đến môi trường. Trong quá trình phát triển, LCA đã có nhiều ứng dụng trong nội bộ cũng như bên ngoài ngành công nghiệp. ¾ Trong công nghiệp: LCA được sử dụng để phát triển và cải tiến sản phẩm, kết quả nghiên cứu LCA tạo ra những động lực thúc đẩy cho những kế hoạch chiến lược và chính sách phát triển trong công nghiệp Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 112 112 ¾ Bên ngoài ngành công nghiệp: trên thị trường LCA được dùng cho mục đích tiếp thị các sản phẩm thân thiện với môi trường, và trong quản lí nhà nước về môi trường LCA làm cơ sở để thiết lập các chính sách, quy định bảo vệ môi trường: dán nhãn môi trường, sản phẩm xanh, quản lí chất thải. ¾ Ngoài ra LCA còn có các áp dụng mở rộng ở nhiều mức độ khác nhau, LCA còn là cơ sở để đưa ra các quyết định lựa chọn các phương pháp và qui trình sản xuất. Bảng 6. 1: Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của LCA Các áp dụng Mức độ (phạm vi) nghiên cứu LCA Chú thích (comments) Khái niệm Khát quát Cụ thể , chi tiết Thiết kế môi trường X X Không có hình thức liên hệ với LCA Phát triển sản xuất X X X Có sự biến đổi lớn tùy theo trường hợp cụ thể Cải tiến sản phẩm X Thông thường dựa trên các sản phẩm mới Yêu sách môi trường (ISO loại 2) X Ít khi dựa trên LCA Nhãn sinh thái (ISO loại 1) X Chỉ có các tiêu chuẩn phát triển đòi hỏi LCA Tuyên bố môi trường (ISO loại 3) X Kiểm kê và đánh giá tác động Tiếp thị hình ảnh doanh nghiệp X X Các báo cáo môi trường có bao gồm LCA Kế hoạch phát triển chiến lược X X Từng bước phát triển sự hiểu biết LCA Hiệu quả xanh X X LCA không cụ thể như là trong nhãn sinh thái Hệ thống kí quỹ hay hoàn trả X Số lượng các thông số trong LCA có khả năng giảm Thuế môi trường (thuế xanh) X Số lượng các thông số trong LCA có khả năng giảm Ghi chú: X : có sử dụng X : thường sử dụng ™ Các ứng dụng cụ thể của LCA: 1/ Giảm lượng chất thải và kiểm soát rủi ro LCA có thể giúp một công ty nhận ra các cơ hội giảm lượng chất thải, năng lượng và nguyên vật liệu sử dụng. Công ty sử dụng phép phân tích kiểm kê vòng đời chuyển hoá để thu thập thông tin về năng lượng và nguyên liệu sản xuất, từ đó nhận ra các cơ hội cải thiện công nghệ sản xuất để hạn chế tiêu hao nguyên liệu và năng lượng. Dựa trên kết quả LCA có thể đưa ra quyết định về việc lựa chọn các qui trình có cùng chức năng hoặc về việc có nên thay thế nguyên liệu thô để tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng sử dụng hay không. Tiết kiệm được nguyên liệu, năng lượng thì sẽ giảm lượng chất thải phải xử lí. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 113 113 LCA cũng là một công cụ quản lý rủi ro. Kết quả của LCA giúp các công ty nhận rõ các rủi ro môi trường trong toàn bộ vòng đời chuyển hoá sản phẩm/ quy trình sản xuất. Nếu công ty xây dựng một chương trình đánh giá việc thực hiện môi trường, quy trình LCA có thể giúp nâng cao độ chính xác của các chỉ số môi trường. 2/ Phát triển sản phẩm: LCA có thể là quy trình hữu ích trong việc thiết kế sản phẩm , lập kế hoạch phát triển sản phẩm. Các công ty không những chỉ tập trung vào vấn đề chất thải sinh ra và năng lượng sử dụng mà còn xem xét đến các yếu tố liên quan đến thiết kế sản phẩm. Phân tích LCA giúp một công ty định ra các giai đoạn trong vòng đời chuyển hoá sản phẩm có tác động MT mạnh nhất. Trong một số trường hợp, có thể thiết lập mối quan hệ tương hỗ giữa số lượng nguyên liệu, năng lượng, chất thải và một sản phẩm cụ thể trong một nhà máy để xác định mức độ sử dụng nguyên, nhiên liệu của quy trình sản xuất. Nhà thiết kế sản phẩm sẽ dựa trên kết quả nghiên cứu LCA để thiết kế mẫu sản phẫm có nhiều ưu điểm hơn. Với mẫu sản mới tốt hơn cho môi trường thì sẽ gây thiện cảm đối với người tiêu dùng và có cơ hội phát triển trên thị trường, đồng thời có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng chức năng. 3/ Vai trò trong việc cấp nhãn Một quy trình đánh giá vòng đời chuyển hoá sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong các chương trình cấp nhãn đòi hỏi các khẳng định về môi trường và trong khâu tiếp thị sản phẩm. Một vài hình thức LCA được sử dụng nhiều trong số hơn 40 chương trình cấp nhãn đang hoạt động. 4/ Áp dụng trong xây dựng các chính sách môi trường của chính phủ LCA có thể áp dụng trong các yêu sách về môi trường, trong việc xây dựng các biện pháp chính sách nhà nước. Thí dụ, theo EPA ở hoa kỳ, LCA được coi là công cụ để thực hiện mệnh lệnh hành chính (Exccutive order) về sự "cung ứng xanh" và các giải pháp khác. Đức cũng sử dụng thông tin LCA làm cơ sở đánh thuế bao bì. Các tổ chức phi chính phủ có thể sử dụng thông tin LCA để góp ý kiến cho chính sách. 4. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LCA LCA cũng có những hạn chế: - Các nghiên cứu LCA đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. - Phương pháp luận chưa được chuẩn hoá. Về mặt khái niệm, chỉ có phần định nghĩa mực tiêu/phạm vi và các giai đoạn phân tích kiểm kê vòng đời chuyển hoá của tổng thể quy trình LCA được xác lập cụ thể rõ ràng. Khâu đánh giá tác động và đánh giá mức cải thiện có những phương pháp xác định đã được mô tả nhưng chưa được phát triển nhiều hoặc chưa được chứng thực bằng thực nghiệm, hay chưa được trình bày trong tài liệu. - Quá trình thực hiện LCA rất phức tạp. LCA đòi hỏi rất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau nhưng không phải lúc nào cũng thu thập được mọi tài liệu. Vì vậy, LCA không thuần tuý là một quy trình khoa học. Nó đòi hỏi đưa ra các giả định, những nhận xét phán đoán và phải có sự so sánh tương xứng. Thí dụ việc tái chế đòi hỏi năng lượng để vận chuyển vật liệu đến nhà máy tái chế và năng lượng để tái chế thành vật liệu hữu ích. Do đó, tái chế cũng cần đến năng lượng và dẫn đến việc sản sinh ra chất thải. Như vậy, cần phải làm LCA, trên cơ sở LCA để phân tích, so sánh tương xứng chi phí và lợi ích giữa các biện pháp giải quyết vấn đề. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 114 114 - Mối quan hệ nhân quả trong quy trình đánh giá tác động là khó xác định. Mặc dù có thể đo lường hoặc ước tính đầu vào và đầu ra của bất kỳ hệ công nghiệp nào, mối liên kết giữa các nguyên nhân gây tác động và các tác đông môi trường không phải lúc nào cũng rõ ràng. - Các yêu sách dựa trên nghiên cứu LCA, đặc biệt các khẳng định mang tính so sánh hoặc những xác nhận so sánh thường gây ra lầm lẫn hoặc không có cơ sở chắc chắn. Những người không quen với LCA có thể lầm tưởng rằng họ đang được thông tin về tác động môi trường tổng thể của sản phẩm hoặc lầm tưởng sản phẩm này tốt hơn sản phẩm kia. ¾ Và LCA không phải là công cụ duy nhất hiện có để thăm dò đầy đủ các khía cạnh và tác động môi trường của một quy trình sản xuất, một công ty có thể thu được kết quả đó từ hoạt động đánh giá rủi ro và kiểm định môi trường. Hình 6. 3: Các ứng dụng của LCA (các ví dụ) 5. ISO 14000 VÀ ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 mô tả một hệ thống QLMT cho một tổ chức và các công cụ để trợ giúp cho hệ thống đó. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm 17 tiêu chuẩn bao trùm những vấn đề lớn về môi trường như quản lí môi trường, đánh giá môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, ghi nhãn môi trường, bảo vệ môi trường và các vấn đề khác. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm hai nhóm tiêu chuẩn: đánh giá tổ chức và đánh giá sản phẩm. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 115 115 − Nhóm tiêu chuẩn đánh giá tổ chức bao gồm: tiêu chuẩn Hệ thống quản lí môi trường (EMS)( ISO 14001,14004); Đánh giá hoạt động môi trường (EPE) (ISO 14031); và Kiểm toán môi trường (EA) ( ISO 14010,14011, 14012). − Nhóm tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm bao gồm: tiêu chuẩn Nhãn môi trường (ISO 14020, 14021, 14022, 14023, 14024); Đánh giá vòng đời sản phẩm (ISO 14040,14041, 14042, 14043) và Khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm ( ISO 14060). Hình 6. 4: Vị trí của đánh giá vòng đời sản phẩm trong cơ cấu của tiêu chuẩn ISO 14001. 6. MỐI LIÊN HỆ GIỮA LCA VÀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 6.1. Khái niệm sản xuất sạch hơn UNEP dịnh nghĩa sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. − Ðối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu dộc hại và giảm lượng và tính dộc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. − Ðối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế dến thải bỏ. − Ðối với dịch vụ:sản xuất sạch hơn dưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. 6.2. Khái quát các giải pháp sản xuất sạch hơn: Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý khí thải, nước thải hay chất thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý môi trường như ISO14000. Các giải pháp về sản xuất sạch hơn chủ yếu là : − Kiểm soát nội vụ: tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển, sản xuất. − Đảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu. ISO 14001 Hệ thống quản lí môi trường Đánh giá tìnhh trạng môi trường Kiểm tóan môi trường Đánh giá vòng đời sản phẩm Cấp nhãn môi trường Các vấn đề môi trường trong các tiêu chuẩn sản phẩm Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 116 116 − Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng nguyên liệu thay thế khác. − Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất. − Lắp đặt các thiết bị sản xuất có hiệu quả. − Thiết kế sản phẩm để giảm lượng tài nguyên tiêu thụ. 6.3. Mối liên hệ giữa LCA và sản xuất sạch hơn LCA là một công cụ hỗ trợ cho quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn. LCA và sản xuất sạch hơn có cùng mục tiêu là giảm thiểu sự tiêu hao nguyên liệu, năng lượng. Trước khi tiến hành dự án sản xuất sạch hơn thì một nghiên cứu LCA tổng quát sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận ra tiềm năng tác động môi trường của từng công đoạn trong hoạt động sản xuất một cách cụ thể để rồi từ đó có thể phát triển một hệ thống sản xuất sạch hơn đạt yêu cầu. Thực hiện LCA giúp cho doanh nghiệp nhận ra các giai đoạn gây tác động mạnh nhất đối với môi trường trong quá trình tiến hành sản xuất, trên cơ sở đó cải tiến công nghệ để đạt mục tiêu sản xuất sạch hơn. Như vậy, LCA là một công cụ hữu ích trong chiến lược sản xuất sạch hơn kể cả quá trình lập dự án hay quá trình áp dụng, phát triển quy trình sản xuất sạch hơn. 7. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM Các giai đoạn thực hiện đánh giá vòng đời sản phẩm theo ISO 14000 gồm: 1. Xác định mục tiêu và phạm vi của công việc đánh giá (ISO 14040) 2. Phân tích kiểm kê: Xác định số lượng vât liệu, năng lượng sử dụng và số lượng thải ra môi trường trong suốt vòng đời chuyển hoá (ISO14041). Quá trình liên tục này bao gồm việc khai thác và xử lý nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển và phân phối, sử dụng/tái sử dụng/duy tu, tái chế và xử lý thải. Đầu vào bao gồm năng lượng và nguyên liệu. Đầu ra bao gồm chất thảivào nguồn nước, thải vào không khí, chất thải rắn và các chất thải môi trường khác. Giai đoạn này được gọi là phân tích kiểm kê vòng đời chuyển hoá. 3. Đánh giá tác động môi trường: Sử dụng thông tin thu được từ phân tích kiểm kê để xác định tác động lên môi trường (ISO 14042). Giai đoạn này được gọi là phân tích tác động của vòng đời chuyển hoá. Nó xác định các tác động ảnh hưởng thực tế, tiềm ẩn đến môi trường và sức khoẻ con người liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực như năng lượng, nguyên vật liệu và tơi các chất thải vào môi trường từ đó sinh ra. Phân tích kiểm kê không đánh giá trực tiếp các tác động môi trường của đầu vào và đầu ra. Nó chỉ cung cấp thông tin cho việc đánh giá đó. Sau đó, việc đánh giá tác động chuyển hoá các dữ liệu của phép phân tích kiểm kê thành các mô tả về tác động môi trường. 4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động dựa trên kết quả đánh giá: Sử dụng các thông tin của việc đánh giá tác động để đánh giá và thực hiện một cách hệ thống các cơ hội cải thiện môi trường dựa trên kiến thức thu được từ phân tích các tác động môi trường (ISO 14043). Mục tiêu là định ra những phần của hệ mà có thể thay đổi để giảm gánh nặng tổng thể. Giai đoạn này gọi là đánh giá việc cải thiện vòng đời chuyển hoá. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 117 117 Mặc dù quy trình trên về lý thuyết là quy trình lý tưởng nhưng thường không được sử dụng trong thực tế. Phần lớn các nghiên cứu LCA chưa đi quá giai đoạn phân tích kiểm kê vòng đời chuyển hoá trong việc định lượng nguồn lực năng lượng và chất thải. Lý do là phương pháp luận chưa phát triển tốt, đôi khi có thể thực hiện phân tích một hệ thống mà không cần tất cả các giai đoạn của vòng đời chuyển hoá (chẳng hạn chỉ tập trung vào việc sử dụng một số nguyên liệu). Hình 6. 5: Tóm tắt các giai đoạn của LCA 8. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM ĐƠN GIẢN Hình 6. 6: Tóm tắt các giai đoạn của LCA Mục tiêu và phạm vi LCA Phân tích kiểm kê + Sơ đồ tiến trình SX + Thu thập dữ liệu cho bảng phân tích kiểm kê Trình bày kết quả LCA và kiến nghị Đánh giá tác động: + Phân loại tác động + Mô tả đặc trưng tác động + Đánh giá trọng số tác động Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 118 118 Hình 6. 7: Khung làm việc của LCA 8.1. Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi đánh giá (aims and scope) Mục tiêu đánh giá: Trước khi thực hiện LCA, cần đề ra các mục tiêu của việc đánh giá. 1. Kế hoạch, giải pháp giảm lượng chất thải 2. Quản lý kiểm soát rủi ro, 3. Những cải tiến khi thiết kế sản phẩm thân thiện môi trường 4. Cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm 5. Nhận dạng các vấn đề môi trường đưa vào kế hoạch quản lý môi trường 6. Xác định thuế môi trường theo nguyên tắc gây ô nhiễm nhiều đóng thuế nhiều. . . Phạm vi đánh giá: Xác định phạm vi đánh giá là toàn bộ chu trình sống của sản phẩm hay chỉ giới hạn một phần chu trình trong giai đọan sản xuất do giới hạn về thời gian kinh phí và thông tin hoặc do mục đích đánh giá. Đánh giá toàn bộ vòng đời: LCA cả vòng đời xem xét tất cả các công đoạn của vòng đời sống sản phẩm, từ khai thác nguyên liệu thô, đến sản xuất, vận chuyển, sử dụng và cuối cùng là tái chế hay phân hủy. Khi đánh giá có thể thực hiện theo một khuôn theo mẫu sau đây: Hình 6. 8: Khuôn phân chia các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm Đánh giá một phần vòng đời: Trong trường hợp bạn chỉ đánh giá trong phạm vi giai đọan sản, chúng ta cần phân tích qui trình sản xuất, vẽ ra sơ đồ khối biểu thị “tiến trình xử lý” bao gồm các giai đoạn chính của quá trình sản xuất như ví dụ sau: Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 119 119 Hình 6. 9: Ví dụ về sô ñoà phaân tích quaù trình saûn xuaát thaønh phaàn nhôm ở một công ty sản xuất đồ gỗ 8.2. Bước 2: Phân tích kiểm kê vòng đời (Life Cycle inventory analysis): Nêu rõ các đầu vào và đầu ra (vd, tất cả nguyên liệu và năng lượng đã dùng và hao phí) của mỗi công đoạn trong vòng đời sống sản phẩm. Các công việc phân tích kiểm kê bao gồm: - Sử dụng sơ đồ khối , phân tích đầu vào và đầu ra của từng giai đoạn trong vòng đời (nếu phạm vi LCA là cả chu trình) - Sử dụng sơ đồ khối, phân tích đầu vào và đầu ra của từng công đoạn sản xuất mô tả vòng đời sản phẩm , nếu phạm vi LCA giới hạn trong quá trình sản xuất tại nhà máy) - Thuyết minh chi tiết về đầu vào (năng lượng, nguyên liệu, phụ gia. . .), đầu ra của từng giai đoạn và công đoạn - Lập bảng kiểm kê định lượng hay bán định lượng về đầu vào, đầu ra cho từng giai đoạn hay công đoạn Ở mỗi giai đoạn, có thể viết ra tiến trình, các cơ sở điển hình hay công ty cụ thể đã cung cấp. Làm nổi vị trí của công ty trong toàn sơ đồ. Dựa trên đặc tính của sản phẩm chúng ta có thể ghép hay chia tách các mô đun (giai đoạn) Bảng phân tích kiểm kê là nhằm biểu thị các kiểm kê quan trọng của nguyên liệu thô, các nguồn lực, năng lượng, tái chế và phân hủy của vòng đời sống của sản phẩm Bảng 6. 2 : Mẫu bảng phân tích kiểm kê tổng quát Nguyên liệu vào Năng lượng dùng Thải và tỏa ra Sản xuất các nguyên liệu cơ bản Chế tạo, sản xuất Phân phối Sử dụng sản phẩm Kết thúc vòng đời SP Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 120 120 Trong mỗi giai đoạn, cố gắng thu thập dữ liệu đầu vào đầu ra, tập trung vào các yếu tố: Yếu tố đầu vào a. Tiêu thụ năng lượng: Điện, xăng dầu, than đá b. Tiêu thụ nguyên liệu: gỗ, khóang sản, nông sản. . . c. Tiêu thụ nước sạch Yếu tố đầu ra: a. Phát sinh chất thải rắn b. Ô nhiễm không khí c. Ô nhiễm nước d. Gây ô nhiễm đất Vd: Phân tích kiểm kê quá trình sản xuất sợi (tính trên 1 tấn nguyên liệu) Tùy vào loại sản phẩm, các yếu tố đầu vào và đầu ra có thể khác nhau. Ngoài ra, thường trong quá trình thu thập kiểm kê, có thể dựa vào các nguồn sau đây: + Các phần mềm LCA đã có sẵn cơ sở dữ liệu. Phần mềm thường rất đắt tiền nên khó tiếp cận. + Các số liệu thống kê sản xuất tại bộ phận kế hoạch tài chính, tại phân xưởng. Trong trường hợp không có dữ liệu định lượng, có thể sử dụng các ước lượng bán định lượng như: nhiều, trung bình, ít thể hiện bằng cách cho điểm số hay ký hiệu. Bảng 6. 3: Bảng kiểm kê quá trình sản xuất cà phê hòa tan ĐẦU VÀO (trong một ngày) Đầu ra (trong một ngày) Chất thải Giai đoạn Nguyên liệu Số lượng Nước Điện (kW) Dầu DO/FO (l) Sản phẩm Loại Đ.vị tính Số lượng Sàng phân loại Cà phê nhân 6,6 tấn 0 6,59 tấn Bụi Tạp chất kg 2 8 Rang Cà phê nhân Gas 6,59 tấn 0,17 tấn 5,3 Bụi Khói Nhiệt kg Xay Cà phê rang 5,3 5,3 Tiếng ồn Trích ly Cà phê xay 5,3 145 m3 24 Bã cà phê tấn 3 Ly tâm Dịch cà phê 24 0 23,5 Bã cà phê kg 50 Cô đặc Dịch cà phê 23,5 0 6,5 Nước m3 17 Sấy phun Dịch cà phê 6,5 0 3 Hơi nước m3 3,5 Đóng gói Bao PE, Dây buộc Thùng carton 40 kg 1 cuộn 0 6300 3300 2,995 Bao bì hỏng Phế phẩm kg 5 Bảng 6. 4: Ví dụ về baûng phaân tích kieåm keâ giai ñoạn taïo thaønh phaàn goã Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 121 121 Ghi chuù: chæ döïa treân nhöõng soá lieäu tính toaùn trung bình vôùi quy öôùc: + = 0%-30% ; ++ = 30%-70% vaø +++ = 70%-100% toång löôïng saûn xuaát trong ngaøy. 8.3. Bước 3: Đánh giá tác động môi trường của từng giai đoạn trong vòng đời sản phẩm (Life cycle impact assessment): nhằm đánh giá cả hai tác động thực tại và tiềm tàng đối với môi trường và sức khỏe liên quan đến sự sử dụng tài nguyên và thải ra môi trường. Có thể thực hiện • Lập bảng đánh giá tác động hai chiều: giai đoạn – tác động Bảng 6. 5: Mẫu bảng đánh giá tác động môi trường của các giai đoạn Giai đoạn Tác động SX nguyên liệu cơ bản Chế tạo, SX Phân phối Sử dụng SP Cuối vòng đời Tổng số điểm Suy giảm tài nguyên Làm nóng toàn cầu Khói, bụi Axít hóa Phú dưỡng hóa Chất thải độc hại Giảm đa dạng sinh học • Định lượng và xếp hạng các tác động bằng cách cho điểm Sự xếp hạng có thể đưa ra qua các số biểu thị, ví dụ: 0 – Không có tác động rõ ràng. 1 – tác động nhỏ 2 – tác động có ý nghĩa 3 – tác động nghiêm trọng 4 – tác động rất nghiêm trọng Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 122 122 Bảng 6. 6: Mẫu bảng đánh giá tác động môi trường cho vòng đời sản phẩm theo phương pháp LCA đơn giản: Sản phẩm Tác động môi trường Tiêu thụ năng lượng Phát sinh nước thải Ô nhiễm không khí Gây ô nhiễm nước Gây ô nhiễm đất Tổng cộng Ít tiê u th ụ nă ng lư ợn g tiê u th ụ nă ng lư ợn g TB tiê u th ụ nă ng lư ợn g nh iề u Ít ch ất th ải rắ n – kh ôn g ng uy h ại Lư ợn g ch ất th ải rắ n tru ng b ìn h ha y ch ất th ải k hô ng c ó rủ i r o Lư ợn g c hấ t th ải rắ n lớ n, c ó ch ất th ải rắ n ng uy h ại K hô ng ô n hi ễm k hô ng k hí tr on g gi ai đ oạ n nà y C ó gâ y ô nh iễ m k hô ng k hí n hư ng k hô ng đ án h kể Ô n hi ễm k hô ng k hí đ án g kể K hô ng ô n hi ễm n ướ c tro ng g ia i đ oạ n nà y C ó ô nh iễ m n ướ c nh ưn g ki ểm só at đ ượ c (đ ã xử lý ) Ti ến tr ìn h th ườ ng g ây ô n hi ễm n ướ c, c ó rủ i r o ca o K hô ng g ây ô n hi ễm đ ất (t iề m tà ng ) G ây ô n hi ễm đ ất ti ềm tà ng n hư ng k hô ng th ườ ng x uy ên Th ườ ng g ây ra ô n hi ễm đ ất , sự c ố ô nh iễ m đ ất Tổ ng c ộn g c ác g iá tr ị t ác đ ộn g th eo h àn g Giá trị tác động gán cho từng loại tác động theo từng giai đoạn 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Khai thác tài nguyên Vận chuyển và lưu trữ tài nguyên Sản xuất nguyên liệu thô Vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu thô Sản xuất chế tạo Vận chuyển và lưu trữ thành phẩm Tiếp thị phân phối Vận chuyển đến nơi tiêu thụ, lắp đặt Sử dụng, tuổi thọ Vận chuyển chất thải Chôn lấp chất thải Q uy ết đ ịn h về c ác g ia i đ oạ n đá nh g iá tr on g vò ng đ ời Tổng cộng Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 123 123 • Phân loại tác động Đánh giá tác động là nhằm đo mức độ các tác động đã được xác định. Nó đơn giản hóa thông tin theo nhóm loại tác động, định lượng và phân tích dữ liệu tác động trong các loại tác động phù hợp. Nếu đánh giá trên phạm vi rộng, hầu hết các loại tác động sau đây được dùng: Làm cạn kiệt tài nguyên; Nóng lên toàn cầu; Khói bụi; Axít hóa; Sự phú dưỡng hóa; Chất thải độc hại; Giảm đa dạng sinh học; tăng áp lực chôn lấp. Trong trường hợp đánh giá trong phạm vi hẹp của một nhà máy, có thể dùng phướng pháp LCA đơn giản trình bày ở hình 6.6, diễn giải như sau: cần xem xét tất cả các quan điểm suy nghĩ cho tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm và điền vào bảng. Thực hiện ước lượng dựa vào bảng phân tích kiểm kê hay kinh nghiệm thực tế của bạn. Chỗ nào bạn không có thông tin, suy nghĩ về các số liệu thực tế trong ngành sản xuất liên quan. Xếp thành 3 bậc: 1,2,3, trong đó 1 là tiến trình có tác động môi trường nhẹ. 2 tác động trung bình, 3 là tác động lớn. Hướng dẫn cách đánh giá và gợi ý các giải pháp: + Cộng hàng ngang Tổng hàng ngang: sẽ có trị từ 5 – 15. Các tác động có ý nghĩa của một giai đoạn có thể xét là >10. Tập trung vào các tác động có ý nghĩa, có hai phương án: a) Thay đổi nhà cung cấp nếu giai đoạn đó đánh giá là tác động môi trường có ý nghĩa. Không đặt vấn đề cải thiện hay giảm thiểu; b) Chọn một sản phẩm thay thế nếu sản phẩm này ít tác động môi trường hơn sản phẩm trước đây. + Cộng hàng dọc Tổng cột đứng: tập trung vào các trị có ý nghĩa. Đây là các tác động liên quan đến toàn bộ vòng đời của sản phẩm. giải pháp: a. Nếu tiêu thụ nhiều năng lượng: Thiết kế một chương trình tiết kiệm năng lượng cho toàn vòng đời. Tính lượng năng lượng tích lũy của sản phẩm cho mỗi giai đoạn. Đưa tiêu thụ năng lượng thành một tiêu chí mua hàng quan trọng. Nội dung của năng lượng tích lũy bao gồm: năng lượng dùng cho sản xuất, vận chuyển, sử dụng. . . sản phẩm, tính theo đơn vị sản phẩm (vd. MJ/kg, GJ/cái). b. Phát sinh nhiều chất thải phụ : Chọn nguyên liệu ít nguy hại, sẽ cho ra ít chất thải nguy hại. Tìm nguyên nhân của chất thải, suy nghĩ về đóng gói trong các giai đoạn trung gian, và đóng gói sau cùng khi tiêu thụ. Tìm các cơ hội tái chế và tái sử dụng. Cố gắng thu hồi và và xử lý chất thải sau tiêu thụ. Ghi chú: Tái sử dụng: Sự sử dụng sản phẩm cùng mục đích lần thứ hai, thứ ba Vd, sử dụng lại vỏ chai nước khoáng. Tái chế: Sự sử dụng nguyên liệu từ những thứ còn lại từ một sản phẩm hay bao bì. Vd: giấy bao bì, giấy củ tái chế thành giấy “nâu”. c. Trong trường hợp ô nhiễm không khí là chính: Tìm cách thay đổi sản phẩm và công nghệ có phát thải khí ít hơn. Lấy ô nhiễm không khí tiềm tàng là tiêu chí mua hàng quan trọng. Xây dựng chương trình sản xuất sạch hơn, Các chương trình này sẽ đạt được tối thiểu phát thải khí có hại. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 124 124 d. Tạo ra nguy cơ đối với hệ sinh thái nước: Xem xét cách làm thế nào để chọn và ảnh hưởng đến bạn hàng và các nhà cung cấp. Nghiên cứu thay đổi công nghệ chung với các bộ phận khác trong công ty. e. Rủi ro cao đối với ô nhiễm đất: Xem xét lại vận chuyển, tồn trữ và đóng gói nguyên liệu và bán thành phẩm. Tìm các phương án ít rủi ro hơn, tìm nhà cung cấp có tình trạng môi trường tốt hơn. + Tổng kết hàng ngang Bạn có thể thêm vào tổng kết các hàng ngang và có một trị kết luận nhưng cẩn thận. Bạn có thể áp dụng để so sánh và tìm cách phát triển sản phẩm thân thiện môi trường hơn. Tuy nhiên, cần cẩn thận: chỉ có thể so sánh các trị của các vòng đời với cùng giai đoạn và cùng đặc tính. Lưu ý, chúng ta cũng có thể suy nghĩ sai về kết quả khi tính theo số tuyệt đối. Cần nhớ rằng tổng giá trị tác động có trị tối thiểu của nó không phải là số 0 và trị thật sự chỉ là tỉ lệ với tình trạng môi trường của sản phẩm, nhưng không được đo chính xác. 8.4. Bước 4: Lập báo cáo LCA hay diễn đạt vòng đời sống (Life cycle interpretation) Báo cáo LCA nhằm xác định các tác động môi trường chủ yếu của một sản phẩm thông qua vòng đời sống và nhận biết các việc ưu tiên về mặt môi trường sẽ cần tập trung trong quá trình thiết kế sản phẩm. Theo các thông tin từ LCA, có thể xác định một chiến lược giảm thiểu tác động môi trường, cải tiến thiết kế sản phẩm. Các gợi ý sau đây giúp cho việc lập báo cáo LCA: + Bối cảnh, giới thiệu về địa điểm, nhà máy sx sản phẩm + Mục tiêu LCA + Phạm vi LCA + Phương pháp thực hiện, nguồn tài liệu + Quá trình đánh giá: chu trình, qui trình sản xuất, phân tích kiểm kê, đánh giá tác động + Các phát hiện qua đánh giá có liên quan đến mục đích của LCA + Các đề nghị (giảm thiểu, quản lý rủi ro, định thuế gây ô nhiễm, định hướng quản lý môi trường. . .) từ kết quả LCA. Tóm tắt về công cụ đánh giá vòng đời sản phẩm LCA là một phương pháp luận giúp thu thập thông tin về các tác động môi trường do một sản phẩm hay dịch vụ trong suốt cả chu trình sống của nó. LCA là một công cụ quản lý môi trường hiệu quả. Một nghiên cứu LCA cung cấp những dữ liệu, các dữ liệu này là công cụ thúc đẩy các quyết định liên quan đến môi trường. LCA có nhiều mối liên hệ với ISO 14000 và sản xuất sạch hơn LCA được dùng trong : (1) Lập kế hoạch, giải pháp giảm lượng chất thải; (2) Quản lý kiểm soát rủi ro (3) cải tiến thiết kế sản phẩm thân thiện môi trường; (4) Cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm; (5) Nhận dạng các vấn đề môi trường đưa vào kế hoạch quản lý môi trường; (6) Xác định thuế môi trường theo nguyên tắc gây ô nhiễm nhiều đóng thuế nhiều. . Qui trình thực hiện LCA gồm 4 bước: Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 125 125 1. Xác định mục tiêu và phạm vi LCA 2. Phân tích toàn bộ vòng đời sản phẩm hoặc qui trình sản xuất - Phân tích kiểm kê các yếu tố đầu vào, đầu ra. 3. Lập bảng đánh giá tác động môi trường cho từng giai đoạn. 4. Lập báo cáo LCA, ứng dụng kết quả LCA Bảng 6. 7: Ví dụ bảng đánh giá tác động cho sản phẩm sơn men dùng dung môi Nhu cầu cơ bản Bảo vệ, trang trí cho các bề mặt gỗ và kim loại trong nhà và bên ngoài Sản phẩm sơn men dùng dung môi Tác động môi trường Tiêu thụ năng lượng Phát sinh nước thải Ô nhiễm không khí Gây ô nhiễm nước Gây ô nhiễm đất Tổng cộng Ít tiê u th ụ nă ng lư ợn g tiê u th ụ nă ng lư ợn g TB tiê u th ụ nă ng lư ợn g nh iề u Ít ch ất th ải rắ n – kh ôn g ng uy h ại Lư ợn g ch ất th ải rắ n tru ng b ìn h ha y ch ất th ải k hô ng c ó rủ i r o Lư ợn g c hấ t th ải rắ n lớ n, c ó ch ất th ải rắ n ng uy h ại K hô ng ô n hi ễm k hô ng k hí tr on g gi ai đ oạ n nà y C ó gâ y ô nh iễ m k hô ng k hí n hư ng k hô ng đ án h kể Ô n hi ễm k hô ng k hí đ án g kể K hô ng ô n hi ễm n ướ c tro ng g ia i đ oạ n nà y C ó ô nh iễ m n ướ c nh ưn g ki ểm só at đ ượ c (đ ã xử lý ) Ti ến tr ìn h th ườ ng g ây ô n hi ễm n ướ c, c ó rủ i r o ca o K hô ng g ây ô n hi ễm đ ất (t iề m tà ng ) G ây ô n hi ễm đ ất ti ềm tà ng n hư ng k hô ng th ườ ng x uy ên Th ườ ng g ây ra ô n hi ễm đ ất , sự c ố ô nh iễ m đ ất Tổ ng c ộn g c ác g iá tr ị t ác đ ộn g th eo h àn g Giá trị tác động gán cho từng loại tác động theo từng giai đoạn 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Khai thác dầu thô 3 3 3 3 3 15 Khai khóang (chất tạo màu, chất bám) 3 2 2 2 3 12 Sản xuất nguyên liệu thô 3 2 2 2 2 11 Vận chuyển nguyên liệu thô 2 1 3 1 2 9 Chế tạo sơn 3 3 2 2 2 12 Vận chuyển, buôn bán 2 3 2 1 1 9 Sử dụng (bằng thủ công) 1 3 3 3 3 13 Chôn lấp chất thải nguy hại trong quá trình sử dụng 3 3 3 2 2 13 Tổng cộng 20 20 20 16 18 94 Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 126 126 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 Trình bày nhận thức của bạn về qui trình đánh giá vòng đời sản phẩm LCA?Áp dụng Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để xác định các mục tiêu môi trường cho một trong các nhà máy sau đây: Sản xuất giấy, Sản xuất thủy tinh, sản xuất đường, sản xuất thủy sản xuất khẩu, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy gỗ. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 6 Các tài liệu internet: 1. Balázs Havér (2001) - Simple LA, deputy director of the Hungarian Association for Environmentally Aware Management (KÖVET-INEM Hungária) Edgar G. Hertwich. “Life-Cycle Assessment: Norwegian University of Science and Technology Program for Industrial Ecology and Department of Thermal Energy and Hydropower and International Institute for Applied Systems Analysis, Laxenburg, Austria. 2. Maria Socolof. (2004) - ”Life-Cycle Assessment:An Overview and Examples from the DfE Lead-Free Solder Partnership”. socolofml@utk.edu. University of Tennessee, Center for Clean Products and Clean Technologies Wire and Cable Industry Meeting Framingham, MA March 23 , 2004 3. Anne-Marie Tillman Chalmers (2004)-”Life Cycle Assessment Strengths and Weaknesses”. AGS workshop Sustainable materials 24 March 2004 4. Getachew Assefa1, Björn Frostell (2002) - ”A systematic approach for energy technology assessment” . Division of Industrial Ecology, Department of Chemical Engineering, Royal Institute of Technology, 10044 Stockholm, Sweden. 5. Website: www.e-textile.org 6. John R. Ehrenfeld, Paulo Ferrão, and Isabel Reis “Tools to Support Innovation of Sustainable Product Systems” (Internet) 7. Mag. Stefan Giljum: Biophysical dimensions of North-South trade: material flows and land use, Wien, 20.7.2003 (Internet) 8. Karin Andersson “ Environmental Impact Assessment” . Internat, 2000-08-04 9. Clifford S. Russell, An Introduction to Cost-benefit Analysis (CBA), (Internet) 10. Jan Joost Kessler, with contributions by Albert Heringa, Franke Toornstra, Jeroen van Wetten and Marjon Reiziger. “Booklet with theoretical background to Strategic Environmental Analysis (SEAN)” (Internet)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfche_dinh_ly_253_trang_pdf_p1_8212_2117317.pdf
Tài liệu liên quan