Giáo trình môn Thương Mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử

Mô hình được thực hiện trực tiếp giữa các khách hàng thông qua trang Web cá nhân, điện thoại, thưư điện tử (Bán các tài sản cá nhân trên mạng, dịch vụ quảng cáo, thực hiện các dịch vụ tưư vấn, chuyển giao tri thức, bán đấu giá, trao đổi thông tin trực tuyến) - Ngân hàng TMĐT (E.Trade Bank) - Các cá nhân sử dụng trang Web riêng để quảng cáo hàng hoá và dịch vụ

pdf73 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Thương Mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN PGS.TS.GVCC Nguyễn Anh Tuấn, ĐH Thủy Lợi Giới thiệu chung • Môn học: Thương mại điện tử (Electronic commerce) • Số tín chỉ: 2 • Số tiết: 30 tiết (lý thuyết 20; bài tập 10) • Điểm quá trình: 40% (gồm điểm chuyên cần; bài tập tình huống; bài tập lớn; thái độ làm việc nhóm ) • Điểm thi kết thúc: 60% (trắc nghiệm + tự luận) 2 Nội dung môn học 5 6 2 1 Tổng quan về Thương mại điện tử Cơ sở hạ tầng Kinh tế- Xã hội – Pháp lý, Hạ tầng Kỹ thuật – Công nghệ Phương thức và hình thức kinh doanh TMĐT B2B, B2C Thanh toán điện tử 7 Marketing điện tử 4 An ninh mạng và Rủi ro trong TMĐT 3 6 tiết 4 tiết 4 tiết 4 tiết 4 tiết 4 tiết Sàn Giao dịch Thương mại điện tử 3 4 tiết CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1. Sự ra đời và phát triển thương mại điện tử 1979: Michael Aldrich phát minh mua sắm trực tuyến. 1984: Gateshead SIS/Tesco là trang mua bán trực tuyến dạng B2C đầu tiên 1984: Tháng 4 năm 1984, CompuServe ra mắt Trung tâm Mua sắm Điện tử ở Mỹ và Canada. Đây là dịch vụ thương mại điện tử đầu tiên toàn diện. 1990: Tim Berners-Lee xây dựng trình duyệt đầu tiên, WorldWideWeb, sử máy NeXT. 1994: Netscape tung trình duyệt Navigator với tên là Mozilla. Pizza Hut đặt hàng trên trang web này. Ngân hàng trực tuyến đầu tiên được mở. 1995: Jeff Bezos ra mắt Amazon.com và thương mại miễn phí 24h. 1998: Alibaba Group được hình thành ở Trung Quốc. 2004: DHgate.com, công ty B2C giao dịch trực tuyến đầu tiên ở Trung Quốc được thành lập. Ngày nay, TMĐT đã phát triển nhanh, mạnh lan rộng mọi ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội Nhận xét: - TMĐT phát triển đồng hành với sự phát triển của Internet - Nhờ có khả năng khai thác, truyền, trao đổi thông tin, giao dịch thương mại thông qua các website thương mại, mạng Internet nhanh chóng, TMĐT đã ra đời và phát triển. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT 1.2.1. Thực trạng a. Thế giới - Theo thống kê, năm 2016, có 1,61 tỷ người trên toàn cầu mua hàng trực tuyến. - Dự kiến, DT bán lẻ trực tuyến thế giới sẽ tăng từ 1.900 tỷ USD (2016), lên 4.060 tỷ USD (2020). - Tỷ lệ mua sắm trực tuyến tại EU đã tăng gấp 2 lần trong 10 năm qua và tăng từ mức 29,7% năm 2007 lên 55% hiện nay và đóng góp hơn 9% tổng DS bán lẻ tại châu Tại Mỹ, DT bán lẻ trực tuyến năm 2016 đạt 394,86 tỷ USD, tăng 15,6% so với với năm 2015, ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2013. Tại khu vực châu Á - TBD, năm 2017, DT từ TMĐT của khu vực đóng góp 40% tổng doanh thu TMĐT trên toàn cầu, nhờ hoạt động mua sắm bùng nổ tại Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ. Dự báo ĐN Á sẽ trở thành thị trường TMĐT bùng nổ tiếp theo, Dự kiến, số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu tại ASEAN sẽ tăng từ 190 triệu người (2012), lên 400 triệu người (2020) và lượng người truy nhập Internet cũng sẽ tăng gấp ba lần lên 600 triệu người (2025). Riêng với số của Trung Quốc, TMĐT đã tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ qua. Khoảng 10 năm trước, TQ chiếm chưa đến 1% thị trường TMĐT toàn cầu, ngày nay con số là 42%. Trong khi đó, ngược lại thị phần TMĐT của Mỹ là 24%, (giảm từ 35% của năm 2005). Dự báo: Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ tiếp tục là các thị trường dẫn đầu và Châu Á nói chung vẫn là thị trường mũi nhọn. Riêng thương mại điện tử Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 0,5% lên 2,2% trong năm 2025 kết hợp với sự phát triển của kỹ thuật số. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất thế giới (1) Amazon (Mỹ) Amazon chính là một trong các trang thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực thương mại điện tử. Amazon có mặt ở mọi nơi trên thế giới và có trụ sở chính nằm tại Wasington, Hoa Kỳ. Amazon có quy trình bán hàng trực tuyến chặt chẽ, uy tín nên nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của đại đa số người dùng, kể cả người mua và người dùng. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất thế giới (2) Alibaba (Trung Quốc) Từ khoảng năm 2010, trang thương mại điện tử Alibaba bắt đầu phát triển trên phạm vi toàn cầu. Xu hướng mà Alibaba muốn hướng tới giống như trang tìm kiếm Google nhưng lại thiên nhiều hơn về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Alibaba cũng được xem là một trong những địa chỉ web đáng tin cậy trong top 10 website thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới hiện nay. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất thế giới (3) Ebay (Mỹ) Đây là một trang website mua bán trực tuyến của Mỹ và cho đến nay nó đã có mặt ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, ở nhiều phiên bản. Ưu điểm của Ebay là có các mặt hàng được rao bán rất đa dạng, phong phú, giống như một sàn đấu giá trực tuyến, một nơi để người mua và người bán thỏa sức trao đổi mua bán hàng hóa trong nhiều lĩnh vực. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất thế giới (4) Bestbuy (Mỹ) Khi truy cập trang thương mại điện tử Bestbuy, bạn có thể dễ dàng tìm thấy hàng ngàn những sản phẩm mà mình yêu thích nhờ sự sắp xếp hàng hóa trên các gian hàng trực tuyến khoa học, theo các danh mục rõ ràng, chuyên nghiệp. Bestbuy sử dụng chủ yếu trên ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, phục vụ cho rất nhiều ngành hàng cả bán buôn và bán lẻ. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất thế giới (5) Walmart (Mỹ) Với chiến lược bán hàng cắt giảm chi phí, chương trình giảm giá đặc biệt và các dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, Walmart đã trở thành một trong những nhà bán lẻ tạp hóa lớn nhất nước Mỹ, đạt doanh thu khoảng 20% doanh thu hàng tiêu dùng và tạp phẩm. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất thế giới (6) Target Corporation (Mỹ) Nếu Walmart được xem là một nhà bán lẻ lớn nhất ở nước Mỹ thì Target Corp chắc chắn sẽ là nhà bán lẻ được đứng thứ hai. Target Corp được thành lập bởi George Dayton và hiện có trụ chính đặt tại Minneapolis, Minnesota, Hoa Kỳ. Ngoài trụ sở chính ra thì tập đoàn này còn có nhiều cửa hàng bán lẻ tại một số nước khác và hoạt động rất tốt trên thế giới với nguồn sản phẩm chất lượng và đa dạng đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất thế giới (7) Home Depot (Mỹ) Home Depot được sáng lập vào năm 1978, có trụ sở chính đặt tại Atlanta và là trang thương mại điện tử chuyên bán lẻ vật dụng xây dựng cùng các sản phẩm gia dụng và nội thất khác. Tập đoàn này hiện đã có một chuỗi 2.200 cửa hàng trải dài và hoạt động mạnh trên khắp nước Mỹ. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất thế giới (8) Taobao (Trung Quốc) Taobao là trang thương mại điện tử và thị trường bán hàng trực tuyến “quyền lực” nhất tại Trung Quốc và dần dần được sử dụng nhiều bởi các người dùng đến từ nhiều nơi trên thế giới. Taobao có hơn 800 triệu danh sách sản phẩm và hơn 500 triệu người dùng, tính đến năm 2014. Tại thị trường Đông Nam Á, Taobao đang có sự phát triển vượt bậc và được đánh giá là có thể sánh ngang ngửa với trang Amazon. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất thế giới 2018 (9) Etsy (Mỹ) Đây là chợ điện tử online chuyên buôn bán mặt hàng hanmade, hiện nay etsy có hơn 8000 gian hàng cùng hàng chục triệu sản phẩm hấp dẫn. Etsy hiện đã có hơn 800.000 gian hàng mua bán trực tuyến với tổng số hơn 15 triệu sản phẩm độc đáo có thể đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của các khách hàng. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất thế giới 2018 (10) Lazada (Đông Nam Á) Năm, Lazada được thành lập tại Singapor, và ngay sau đó phát triển tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam theo mô hình của Amazon.com. Nổi lên trong vòng 5 năm trở lại đây, trang bán hàng thương mại điện tử thuộc quyền sở hữu của Alibaba này đang chiếm dần ưu thế và thể hiện năng lực của một đơn vị mới, trẻ, chât lượng trên thị trường kinh doanh, buôn bán hàng hóa. Được hoạt động trên nhiều thứ tiếng ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Lazada xứng đáng được ghi tên vào danh sách các trang thương mại điện tử hoạt động hiệu quả và có dịch vụ khách hàng thực sự chất lượng. Tóm lại: Trong 10 trang TMĐT lớn nhất toàn cầu, thì Mỹ chiếm 7, Trung Quốc: 2, Đông Nam Á: 1 phản ánh đúng thực trạng phát triển TMĐT hiện nay. Thống kê từ Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, trung bình một tuần, mỗi người bỏ ra gần 25 giờ để lên mạng, tức hơn 3 giờ/ngày. Cùng với đó, gần 1/3 người sử dụng internet để mua sắm online với chi tiêu trung bình 160 USD/người/năm. Hầu hết, SP mà người tiêu dùng Việt mua bán online chủ yếu là quần áo, giày dép chiếm tỷ lệ 64%, sách, âm nhạc, văn phòng phẩm chiếm 51%, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân 40%, các sản phẩm công nghệ thông tin, gia dụng chiếm 40%, đồ nội thất 29%, sản phẩm ăn uống 20% Dự kiến, đến năm 2020 tại Việt Nam sẽ có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online, đạt 350USD/người. Đây cũng là lý do không ít các nhà phân phối lớn như Công ty TNHH Lotte Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Aeon Việt Nam đã đẩy mạnh, phát triển kênh mua sắm trực tuyến để chen chân cùng các thương hiệu vốn nổi tiếng như Adayroi, Alibaba, Thế giới Di Động, Lazada, Vật giá, Én bạc 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất Việt Nam 2018 (1). Lazada Việt Nam Lazada Việt Nam là một sàn giao dịch thương mại điện tử, cung cấp sản phẩm trên nhiều ngành hàng khác nhau như nội thất, điện thoại máy tính bảng, thời trang và phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao. Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group – tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia và hiện đang có chi nhánh tại Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Malaysia. Tập đoàn Lazada lại thuộc sở hữu tập đoàn Alibaba. Việt Nam 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất Việt Nam 2018 (2). Thế giới di động Thegioididong.com trực thuộc Công ty Cổ phần Thế giới di động được thành lập vào năm 2004, tên tiếng Anh là Mobile World JSC, là một tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng. Theo nghiên cứu của EMPEA, thống kê thị phần bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam năm 2014 thì Thế giới di động hiện chiếm 25% và là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực của mình. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất Việt Nam 2018 (3) Shopee: là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li.[1] Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, và hiện đã có mặt tại các quốc gia: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam, và Philipines. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất Việt Nam 2018 (4) Tiki: viết tắt của “Tìm kiếm & Tiết kiệm”, hiện là trang mua sắm trực tuyến đáng tin cậy nhất trong lĩnh vực thương mai điện tử tại Việt Nam. Mô hình kinh doanh ngày trước của Tiki.vn đa phần vẫn là B2C (Business To Customer), nay đang từng bước chuyển sang: mô hình B2B2C (Business to Business to Customer). Tiki.vn cũng thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn như VNG, Cyber Argent, Sumitomo, Seedcom và gần đây nhất là JD.com cùng góp vốn để tiếp tục phát triển hơn nữa các dự án phục vụ người tiêu dùng tại Việt Nam. Mặt hàng kinh doanh hiện nay của Tiki là sách và các mặt hàng gia dụng. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất Việt Nam 2018 (5) Sendo: với tên gọi tiếng Việt là Sen Đỏ là một website đã xuất hiện từ khá lâu, thuộc sở hữu của tập đoàn FPT. Mặc dù có rất nhiều cái tên mới nổi cạnh tranh trực tiếp trong ngành TMĐT nhưng thương hiệu thuần Việt này vẫn giữ được vị thế "anh lớn" của mình khi mỗi tháng đạt hơn 24 triệu truy cập. Tuy không quảng cáo rầm rộ bằng các đối thủ khác, nhưng Sendo vẫn giữ ưu thế nhờ giá rẻ, mặt hàng đa dạng, phong phú cộng với giao diện website đẹp mắt, thân thiện với người dùng. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất Việt Nam hiện nay (6) FPT Shop: thuộc tập đoàn công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam và đã góp mặt vào Top 10 đến hai sản phẩm là Sendo và FPT Shop. Với sự trẻ trung, hiện đại và sáng tạo vốn có của mình, FPT luôn khẳng định được vị thế độc tôn không chỉ trong ngành công nghệ mà cả thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) Một số trang TMĐT lớn nhất Việt Nam hiện nay (7) A đây rồi: Là một sản phẩm của tập đoàn Vingroup, A đây rồi tuy mới nhưng cũng khẳng định được vị thế vững chắc của mình với việc được đầu tư mạnh tay và đánh mạnh vào thị trường sản phẩm công nghệ với mức giá ưu đãi và chính sách chăm sóc khách hàng cực tốt. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT 1.2.2. Thách thức của TMĐT Việt Nam  Những thách thức về phi kỹ thuật của TMĐT Việt Nam • Thị trường nhỏ bé • Môi trường pháp lý • Thói quen mua hàng, cảm nhận về sản phẩm • Niềm tin • Không phù hợp với một số sản phẩm • Mối quan hệ với khách hàng • Vốn đầu tư • Thiết bị (đầu hoặc cuối) và năng lực của khách hàng • Hạ tầng thanh toán • Dịch vụ logistics • Bảo hộ bản quyền Những thách thức về kỹ thuật của TMĐT  Độ an toàn, độ tin cậy, bảo mật  Các chuẩn mực, CS kỹ thuật  Độ rộng của giải tần còn thiếu  Các công cụ phát triển phần mềm thường xuyên thay đổi  Khó khăn trong việc hợp nhất Internet, phần mềm TMĐT  Thiết bị ngoại vi (màn hình, ô đĩa, bàn phím, chuột, máy in) 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT 1.2.3. Các giải pháp cho TMĐT Việt Nam Vĩ mô: - Hoàn thiện môi trường pháp lý; - Khuyến khích áp dụng công nghệ mới - Chính sách thuế - Các cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử. - Cơ chế khác Vi mô: - Lựa chọn một tên miền phù hợp là bước đầu tiên để xây dựng một hiện diện trực tuyến tin cậy trong mắt khách hàng, qua đó, doanh nghiệp có thể bảo đảm thành công. - Xây dựng danh tiếng và sự tín nhiệm cho thương hiệu là điều tiên quyết để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử và chứng thực chứng từ điện tử; - Hạ tầng an toàn, an ninh cho thương mại điện tử cần được củng cố với việc thiết lập các hệ thống quản lý, giám sát giao dịch thương mại điện tử; - Khâu tiếp thị và bán hàng trực tuyến, - Nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển phát, giao nhận hàng hóa - Tích hợp tính năng thanh toán trực tuyến trên trang web bán hàng. - Huấn luyện, đào tạo kỹ năng cần thiết cho TMĐT. 1.2. Thực trạng và xu hướng của TMĐT (tiếp) 1.2.4. Các xu hướng TMĐT Xu hướng chung: Làn sóng thương mại điện tử phát triển bùng nổ trên toàn cầu với những hoạt động về thâu tóm và mở rộng thị trường của những tập đoàn lớn như Amazon và Walmart của Mỹ, Alibaba và JD của Trung Quốc, Flipkart của Ấn Độ, Rakuten của Nhật Bản, Lazada và Sea của Singapore. Xu hướng cụ thể: Tăng cường công nghệ tương tác thực tế ảo, trợ lý ảo giọng nói, nâng cao trải nghiệm khách hàng và cá nhân hóa hay bùng nổ thanh toán di động sẽ là những xu hướng chính của thương mại điện tử năm 2018 và những năm tới. (1). Tăng cường công nghệ tương tác thực tế ảo (Augmented Reality – AR) Ví dụ điển hình: IKEA Place là một ứng dụng tăng cường thực tế cho phép người tiêu dùng trải nghiệm, các sản phẩm nội thất của Ikea tại bất kỳ không gian nào. Sản phẩm có hình dạng 3D và đúng kích cỡ, vì vậy người tiêu dùng có thể xem liệu đồ nội thất hoặc phụ kiện đó sẽ trông như thế nào trong nhà. Amazon bổ sung thêm tính năng xem AR cho phép khách hàng xem hàng nghìn sản phẩm trong nhà và văn phòng trước khi mua, bao gồm thiết bị điện tử và dụng cụ. (2). Thanh toán di động lên ngôi Ví dụ điển hình: 10% đơn đặt hàng của Starbucks Hoa Kỳ được thực hiện trên ứng dụng đặt hàng và thanh toán trên mobile Ngân hàng Well Fargo cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động để rút tiền tại hơn 5.000 máy ATM Amazon Go, cửa hàng trực tuyến khổng lồ của đại lý thương mại điện tử khổng lồ cho phép khách hàng chỉ cần mua sắm và việc thanh toán sẽ tự động được quét và tính vào tài khoản của họ Paypal hợp tác với Android Pay, Samsung Pay, Apple Pay, Visa, Mastercard, Facebook và một số ngân hàng lớn, làm cho nó trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người bán và người tiêu dùng về thanh toán di động (3). Mua hàng với trợ lý ảo giọng nói Ví dụ điển hình: Chuỗi nhà hàng Domino’s Pizza cho phép người dùng đặt pizza và kiểm tra trạng thái đơn đặt hàng bằng giọng nói. Walmart cho phép khách hàng có thể đặt mua hàng triệu sản phẩm của Walmart bằng giọng nói thông qua nền tảng thương mại điện tử Google Express của hãng Google. Các công ty như Target, Costco, Kohl’s, Bed Bath & Beyond, Staples, Walgreens...cũng có những thỏa thuận hợp tác mua sắm bằng giọng nói tương tự với Google Express. (4). Mua sắm bằng hình ảnh Ví dụ điển hình: Thanh công cụ tìm kiếm hình ảnh của eBay cho phép người dùng sử dụng hình ảnh do họ chụp hoặc hình ảnh họ thấy trên mạng Internet để thực hiện lệnh tìm kiếm các sản phẩm tương tự trên eBay. Công ty nội thất Houzz (Mỹ) đưa ra công cụ quét hình ảnh do người dùng đưa lên để tìm các sản phẩm tương tự từ 8 triệu sản phẩm đang được Houzz chào bán từ bàn ghế cho đến đèn ngủ, giá sách... (5). Trải nghiệm khách hàng và cá nhân hóa Ví dụ điển hình: Công ty phát sóng video trực tuyến Netflix đã từ bỏ chiến lược tiếp thị theo phân phúc địa lý của khách hàng, thay vào đó công ty chia nhỏ 93 triệu người sử dụng toàn cầu thành 1.300 nhóm riêng biệt và mỗi nhóm này có chung “khẩu vị” xem phim. Hãng Westfield đang có kế hoạch thương lượng với chuỗi phân phối của mình chia sẻ dữ liệu về hành vi mua sắm của người tiêu dùng để hướng đúng đến những khách hàng tiềm năng, phục vụ quảng cáo và bán hàng Đâu là nguyên nhân, lý do cho TMĐT Thế giới và Việt Nam phát triển? Thứ nhất: Cạnh tranh Thứ hai: Khách hàng Thứ ba: Công nghệ Thứ tư: Xu thế 1.3. Khái niệm chung, đặc trưng và phân loại của TMĐT(tiếp) 1.3.1. Khái niệm thương mại điện tử TM§T (theo nghÜa hÑp: Lµ viÖc mua b¸n hµng ho¸ vµ dÞch vô th«ng qua c¸c phư¬ng tiÖn ®iÖn tö, nhÊt lµ Internet vµ c¸c m¹ng viÔn th«ng kh¸c TM§T (Electronic commerce- EC) lµ mét kh¸i niÖm ®Ó m« t¶ qu¸ tr×nh mua b¸n vµ trao ®æi s¶n phÈm, dÞch vô vµ th«ng tin th«ng qua m¹ng m¸y tÝnh vµ viÔn th«ng mét c¸ch réng r·i, ë møc ®é cao nhÊt cã thÓ 1.3.1. Khái niệm thương mại điện tử (tiếp) TMĐT theo nghĩa rộng: TMĐT là việc sử dụng cỏc phương tiện điện tử để kinh doanh. Quy trỡnh cơ bản của một giao dịch thương mại gồm: tỡm kiếm (mua gỡ, ở đõu), đỏnh giỏ, giao hàng, thanh toỏn và xỏc nhận. Thực tế, EC thường hiểu lẫn lộn với khỏi niệm KINH DOANH ĐIỆN TỬ (e-business). Kinh doanh điện tử khụng chỉ là hoạt động mua bỏn hàng húa- dịch vụ mà cũn là phục vụ khỏch hàng, kết nối đối tỏc kinh doanh, tổ chức giỏo dục, huấn luyện qua mạng, thực hiện cỏc giao dịch điện tử trong phạm vi một tổ chức Như vậy, cú thể hiểu kinh doanh điện tử là mụ hỡnh phỏt triển của cụng ty khi tham gia TMĐT ở mức độ cao và ứng dụng cụng nghệ thụng tin chuyờn sõu trong mọi hoạt động của cụng ty. 1.3.1. Khái niệm thương mại điện tử (tiếp) Một số khái niệm thương mại điện tử: - Theo UNCITAD (UB LHQ về Thương mại và Phát triển): “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua phương tiện điện tử”. Như vậy, đối với công ty, khi sử dụng phương tiện điện tử và mạng thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán coi là tham gia vào TMĐT - Theo EU (LM Châu Âu): TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình). TMĐT cũng được hiểu là KDĐT, bao gồm: mua bán điện tử hàng hóa, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hóa được, chuyển tiền điện tử, vân đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến, mua sắm trực tuyến, markeing trực tiếp, dịch vụ khác hàng sau khi bán 1.3.1. Khái niệm thương mại điện tử (tiếp) Một số khái niệm thương mại điện tử: - Theo OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế): TMĐT gồm các giao dịch thương mại liện quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện được số hóa thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng có công thông với mạng mở. - Theo WTO: TMĐT bao gồm việc quảng cáo, sản xuất, bán hàng, phân phối sản phẩm, được giao dịch và thanh toán trên mạng Internet, nhưng việc giao nhận đó có thế hữu hình hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hóa. - Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/5/2013 của CP về TMĐT: Hoạt động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. 1.3.1. Khái niệm thương mại điện tử (tiếp) Tóm lại, TMĐT theo nghĩa rộng là: • Các hoạt động Mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử; • Giao nhân các nội dung kỹ thuật số trên mạng; • Chuyển tiền điện tử; • Chứng từ điện tử; • Đấu giá trực tuyến; • Hợp tác thiết kế tài nguyên mạng; • Marketing trực tuyến; • Đào tạo; • Dịch vụ khách hàng trực tuyến; • Chăm sóc khách hàng MẶT KHÁC, Chúng ta có thể xem xét TMĐT dưới các góc độ sau: (1) Xem xét từ góc độ số hóa: TMĐT thuần tuý TMĐT ở mức độ cao TMĐT ở mức độ thấp Quá trình ảo Quá trình số hoá Quá trình hữu hình Sản phẩm ảo Sản phẩm số hoá Sản phẩm hữu hình Tổ chức hữu hình Tổ chức số hoá Thưương mại truyền thống (1) Xem xét từ góc độ số hóa: Tức là hình thức của TMĐT phụ thuộc vào mức độ số hóa của 3 khía cạnh: Sản phẩm - Tổ chức - Quá trình  Trong thương mại truyền thống: tất cả các khía cạnh này đều là hữu hình  Trong thương mại thuần túy: tất cả các khía cạnh này đều là số hóa  Tất cả các trường hợp còn lại đều là hỗn hợp TM truyền thống và TMĐT Cùng với mức độ hữu hình hay số hóa khác nhau. (2) Xem xét từ góc độ các lĩnh vực kinh doanh: TMĐT diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. (3) Từ góc độ kinh doanh viễn thông, TMĐT là việc chuyển giao thông tin, sản phẩm hay dịch vụ hoặc thanh toán thông qua điện thoại, mạng máy tính hoặc bất kỳ phương tiện điện tử nào khác. (4) Từ góc độ quy trình kinh doanh: TMĐT là việc ứng dụng công nghệ tự động hóa các giao dịch kinh doanh và dòng chu chuyển sản phẩm (5) Từ góc độ kinh doanh dịch vụ: TMĐT là phương tiện để các công ty, người tiêu dùng và nhà quản trị cắt giảm chi phí dịch vụ trong khi vẫn nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng tốc độ chuyển giao dịch vụ (6) Từ góc độ hỗ trợ trực tuyến: TMĐT cung cấp khả năng mua bán sản phẩm và thông tin trên Internet và dịch vụ trực tuyến khác. 1.3.1. Khái niệm thương mại điện tử (tiếp) Một số thuật ngữ về TMĐT: Access provider Nhà cung cấp truy nhập - Một công ty cung cấp truy nhập Intemet và trong một số trường hợp cung cấp một tài khoản trực tuyến trên hệ thống máy tính của họ Acquirer Ngân hàng thanh toán - Từ thương mại điện tử để chỉ các ngân hàng. Advertiser: Chỉ những nhà quảng cáo, các doanh nghiệp quảng cáo trên internet (Advertiser thường đi đôi với Publisher) Adwords – Google Adwords: Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm Application Service Provider (ASP): Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng, là những công ty, tổ chức cho thuê phần mềm ứng dụng trên máy chủ Internet. Điều này cho phép các công ty không cần mua phần mềm cũng có thể xây dựng được các Website thương mại điện tử của mình. Mô hình ASP cũng cho phép các công ty sử dụng các nguồn lực bên ngoài cho các công việc bảo trì, bảo dưỡng phần cứng và phần mềm. Auction Online: Đấu giá trên mạng, là một quá trình trong đó người mua đặt giá cạnh tranh để mua một mặt hàng hay dịch vụ nhất định. Đấu giá trên mạng thường dành cho các mặt hàng khó vận chuyển, hàng tồn kho hay cũng sử dụng cho việc định giá cho mặt hàng. BBS (Bulletin Board System) Hệ thống bảng tin điện tử - Một hệ thống cho phép mọi người đọc các thông điệp của nhau và gửi các thông điệp mới. Usenet là BBS phân tán lớn nhất trên thế giới. BBS được sử dụng để mô tả các hệ thống dùng riêng do các cá nhân quản lý, thường yêu cầu phải có tư cách thành viên. Banner: (Biểu ngữ) Banner là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo. Booking: Chỉ việc đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên các trang mạng/hoặc đặt đăng bài PR trên báo điện tử Conversion – Conversion Rate: Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng). CPA – Cost Per Action: CPA Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo. CPC – Cost Per Click: CPC Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực CPD – Cost Per Duration: CPD Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng). Hiện hình thức này chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu. Credit card - Thẻ tín dụng: là một loại thẻ thanh toán cho phép chủ thẻ tiêu dùng hay rút tiền theo hạn mức nhất định cho phép. Thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ chi tiêu trước, trả tiền sau. Debit card - Thẻ ghi nợ: Là một loại thẻ ngân hàng cho phép chủ thẻ có thể dùng để tiêu dùng hay rút tiền. Thẻ ghi nợ được nối đến một tài khoản trong ngân hàng và cho phép sử dụng trong phạm vi số dư của tài khoản đó. Deposit Khoản đảm bảo thanh toán: Là khoản tiền được giữ lại tại ngân hàng để phòng ngừa những trường hợp rủi ro xảy ra. Digital receipt Hóa đơn trực tuyến: Là các hóa đơn được các đơn vị chấp nhận thẻ xuất cho khách hàng qua email hoặc trên website qua Interrnet. Discount rate : Đây là phí chiết khấu. Phần giá trị mà doanh nghiệp phải trả cho Ngân hàng thanh toán (Acquirer). Thông thường mức phí này chiếm từ 2,5% đến 5% tổng giá trị thanh toán qua thẻ tín dụng. Phí chiết khấu được tính dựa vào kiểu kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên mạng của Doanh nghiệp và các yếu tố khác (chất lượng hàng hoá, dịch vụ, loại thẻ tín dụng Internet Access Provider (IAP) Nhà cung cấp cổng vật lý để kết nối cho các mạng máy tính truy cập vào Internet. Internet Contents Provider (ICP) Nhà cung cấp thông tin lên Internet. Internet Service Provider (ICP) Nhà cung cấp dịch vụ Internet. Cung cấp quyền truy cập Internet và các dịch vụ: E-mail, Wed, FTP, Telnet, Chat Issuing bank Ngân hàng phát hành: Là một tổ chức phát hành các loại thẻ thanh toán cho chủ thẻ sử dụng. Tên của ngân hàng phát hành được in lên thẻ thanh toán. Ngân hàng thanh toán cũng đưa ra những quy định trong thanh toán dành cho chủ thẻ Merchant Account: là tài khoản thanh toán của các doanh nghiệp khi tham gia TMĐT mà nó cho phép chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp hay hoàn trả lại tiền thu được cho khách hàng, nếu giao dịch bị hủy bỏ vì không đáp ứng được những yêu cầu thỏa thuận nào đó giữa người bán và người mua (chẳng hạn như chất lượng sản phẩm) thông qua bán hàng hoá hoặc dịch vụ trên mạng Internet. Merchant: Là tổ chức sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến để bán hàng hóa và dịch vụ Monthly fee: là phí mà doanh nghiệp phải trả cho những khoản liên quan đến dịch vụ chẳng hạn như: bảng kê (ghi những số tiền nhập & xuất ở tài khoản của doanh nghiệp trong một khoảng thời kỳ nhất định: hàng tháng, hàng tuần ), phí truy cập mạng, phí duy trì dịch vụ thanh toán qua mạng, Newsgroup: Nhóm tin. Một nhóm thảo luận trên mạng thuộc Usenet được thiết lập để thảo luận về một chủ đề cụ thể. Nhóm tin cho phép những người sử dụng gửi và trả lời thư tín. Các nhóm tin thường nhận thông tin sớm nhất bằng đường email. Hiện nay có khoảng 15.000 nhóm tin trên Online marketing: Marketing trực tuyến là những chiến dịch quảng cáo được thực hiện trên trang web hay qua hệ thống email.Có rất nhiều phương thức marketing trực tuyến khác nhau mà bạn có thể tham khảo Online media: Phương tiện truyền thông trực tuyến. Là bất kỳ phương tiện giao tiếp nào được thực hiện chủ yếu hay duy nhất ở trên mạng. Các phương tiện trực tuyến có thể được chia thành hai loại : • Một chiều: nội dung của các trình soạn thảo được quyết định bởi người xuất bản và được gửi đến bạn. Ví dụ như : các bản tin điện tử, và thậm chí cả các mailing list. • Hai chiều: nội dung của các trình soạn thảo được quyết định bởi tất cả các thành viên. Bạn có thể vừa gửi và vừa nhận thông tin. Ví dụ như: nhóm tin, forum và unmoderated mailing list... Partial cybermarketing: Tiếp thị ảo một phần. Chiến lược bán sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua cả các kênh phân phối truyền thống lẫn Internet. Payment Gateway: Là một chương trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán tới ngân hàng phát hành thẻ của người mua ngay lập tức để hợp thức hoá quá trình thanh toán bằng thẻ tín dụng. Point of sale (POS) Điểm kinh doanh. Là địa điểm bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng Processing Service Provider (PSP): là nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng. Pull technololy: Công nghệ kéo. Khách hàng chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng Push technology: Công nghệ đẩy. Phân phối thông tin tự động tới khách hàng. Pure cybermarketing: Tiếp thị ảo thuần tuý. Chiến lược bán sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ thông qua Internet CÁC CẤP ĐỘ ÁP DỤNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: Thể hiện sự mức độ tham gia của DN vào TMĐT như thế nào? Cấp độ 1. Thương mại thông tin (information commerce: i-commerce) DN có wesite trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Các hoạt động mua bán vẫn thực hiện theo thương mại truyền thống Cấp độ 2. Thương mại giao dịch (transaction commerce: t-commerce): DN cho phép khác hàng thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên internet, có thể hoặc chưa có thanh toán trực tuyến. Cấp độ 3. Thương mại tích hợp (connecting business: c-business) website của DN liên kết trực tiếp với cơ sở dữ liệu trong mạng nội bộ, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người, nhờ đó giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh. 1.3.2. Đặc trưng của thương mại điện tử a. TMĐT là phương thức giao dịch sử dụng các phương tiện điện tử để tiến hành giao dịch thương mại. Bao gồm: Thư điện tử, thông điệp điện tử, các tập tin văn bản, cơ sở dữ liệu, các bảng tính, các bản thiết kế, các hình đồ họa, quảng cáo, chào hàng, hóa đơn, hợp động, bảng giá, video clip, âm thanh b. TMĐT có liên quan mật thiết với thương mại truyền thống, phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ máy tính, mạng và Internet. Phụ thuộc vào trình độ CNTT của người sử dụng. c. TMĐT phụ thuộc vào mức độ số hóa của nền kinh tế của mỗi và các quốc gia. d. TMĐT rút ngắn thời gian, tăng tốc độ, tiết kiệm chi phí giao dịch, trao đổi mua bán hàng hóa. e. TMĐT mang tính hỗn hợp, pha trộn TM truyền thống và TMĐT thuần túy. f. Thuật ngữ TMĐT mang tính lịch sử và ngày càng được mở rộng về ngữ nghĩa. 1.3.3. Phân loại TMĐT Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các hình thức/mô hình TMĐT như: + Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: - Thương mại di động (không dây), - Thương mại điện tử 3G, 4G, 5G. + Phân loại theo hình thức dịch vụ: - Chính phủ điện tử, - Giáo dục điện tử, - Tài chính điện tử, - Ngân hàng điện tử, - Chứng khoán điện tử. + Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: - Thương mại thông tin, - Thương mại giao dịch, - Thương mại cộng tác + Phân loại theo đối tượng tham gia: Có bốn chủ thế chính tham gia phần lớn vào các giao dịch thương mại điện tử: - Chính phủ (G), - Doanh nghiệp (B), - Khách hàng cá nhân (C), - Người lao động (E). Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình thương mại điên tử khác nhau. Ví dụ về: 6 công đoạn giao dịch online: 1. Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng. Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết những mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng 2. Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) “đặt hàng”, từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gửi thông tin trả về cho doanh nghiệp. 3. Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ ) đã được mã hoá đến máy chủ của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch. Ví dụ về: 6 công đoạn giao dịch online: 4. Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng. 5. Ngân hàng của doanh nghiệp gửi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet. 6. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không. 1.5. LỢI ÍCH, THÁCH THỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TMĐT 1.5.1. Lợi ích của TMĐT Lợi ích đối với tổ chức (doanh nghiệp) Cung cấp nhiều lựa chọn cho DN Giảm chi tiêu cho khách hàng Tham gia đấu giá trên mạng Tạo điều kiện khách hàng tác động hỗ trợ lẫn nhau Thúc đẩy cạnh tranh Mở rộng khả năng giao dịch về không gian và thời gian Giảm chi phí, thời gian kinh doanh Giảm lượng hàng dự trữ,tồn kho Lợi ích đối với người tiêu dùng - TMĐT cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện các giao dịch 24/24 giờ trong ngày. - TMĐT cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn - TMĐT làm giảm chi tiêu cho khách hàng về sản phẩm hàng hoá dịch vụ họ nhận đưược thông qua việc chấp nhận mua bán - Đối với các hàng hoá dạng số, cho phép khả năng giao dịch nhanh - TMĐT thúc đẩy cạnh tranh và từ đó dẫn đến sự giảm giá bền vững Lợi ích đối Với xã hội Thuận tiện Trao đổi Thông tin Nâng cao đời Sống của nhân Dân Làm giảm giá Hàng hoá Thúc đẩy cung Cấp các dịch vụ Công với chi phí thấp 1.6. Tác động của TMĐT - TMĐT thúc đẩy marketing sản phẩm - TMĐT làm thay đổi bản chất thị trưường - TMĐT làm thay đổi tổ chức - TMĐT tác động đến chế tạo sản phẩm hàng hoá dịch vụ - TMĐT tác động đến tình hình tài chính - TMĐT tác động đến quản trị và đào tạo nguồn nhân lực 1.7. Các điều kiện phát triển TMĐT Hạ tầng cơ sở Nhân lực Nhận thức Xã hội Bảo mật An toàn Sở hữu trí tuệ Hệ thống cơ Sở công nghệ Hệ thống cơ Sở pháp lý 1.8. Các mô hình TMĐT B2C Business to consumer electronic commerce C2C Consumer to consumer electronic commerce C2B Consumer to business electronic commerce Nonbusiness EC Nonbusiness electronic commerce B2B Business to business electronic commerce Intrabusiness EC Intrabusiness electronic commerce Business to consumer electronic ecommer Mô hình điện tử giữa doanh nghiệp với khách hàng thực hiện thông qua các hình thức chủ yếu: - Sưưu tầm thông tin về sản phẩm hàng hoá và dịch vụ (trang Web) - Đặt hàng; - Thanh toán các khoản chi tiêu mua sắm hàng hoá và dịch vụ; - Cung cấp hàng hoá và dịch vụ trực tuyến cho khách (bán lẻ hàng hoá dịch vụ; dưịch vụ văn phòng; chăm sóc sức khoẻ; tư vấn; giải trí B2C Business to business electronic commerce Mô hình này sử dụng các trang Web, các phưương tiện thông tin hiện đại, các tiêu chuẩn về mã vạch, mã số trao đổi dữ liệu (EDI) để thực hiện các hình thức giao dịch cơ bản - Giao dịch giữa các tổ chức (IOS), các giao dịch trên thị trưường điện tử - Trao đổi dữ liệu về quản lý tài chính nhân sự, marketing va hậu cần sản xuất giữa các doanh nghiệp. Consumer to consumer electronic commerce (C2C) - Mô hình được thực hiện trực tiếp giữa các khách hàng thông qua trang Web cá nhân, điện thoại, thưư điện tử (Bán các tài sản cá nhân trên mạng, dịch vụ quảng cáo, thực hiện các dịch vụ tưư vấn, chuyển giao tri thức, bán đấu giá, trao đổi thông tin trực tuyến) - Ngân hàng TMĐT (E.Trade Bank) - Các cá nhân sử dụng trang Web riêng để quảng cáo hàng hoá và dịch vụ Consumer to business electronic commerce (C2B) Mô hình này gồm các cá nhân bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc một số cá nhân hợp tác với nhau để thực hiện các giao dịch kinh doanh với các doanh nghiệp khác 1.9. Một số phương thức hoạt động (mô hình) chủ yếu của TMĐT: - Đặt hàng trực tuyến - Bán hàng trực tuyến - Đấu giá trực tuyến - Trao đổi, cung cấp thông tin trực tuyến - Kê khai, khai báo trực tuyến - Xác nhận trực tuyến - Thanh toán trực tuyến - Tiếp thị trực tuyến - Marketing trực tuyến - Quảng cáo trực tuyến - Cung cấp dịch vụ trực tuyến - Khiếu nại trực tuyến Câu hỏi ôn tập chương 1 1. Quá trình phát triển của TMĐT với quá trình phát triển của Internet? 2. Khái niệm về TMĐT: nghĩa hẹp và rộng? 3. Sự khác biệt cơ bản của TM truyền thống với TMĐT? 4. Phân biệt giữa E-commerce và E-business? 5. Những lĩnh vực và hoạt động chủ yếu của TMĐT hiện nay? 6. Những lĩnh vực và hoạt động cốt lõi của TMĐT hiện nay? 7. Những đặc trưng chủ yếu của TMĐT (thị trường, khách hàng và phương thức hoạt động)? 8. Những lợi ích chủ yếu của TMĐT? 9. Tác động của TMĐT? 10. Các hình thức và phương thức hoạt động của TMĐT (B2B, B2C) 11. Những khó khăn và thách thức của TMĐT Việt Nam? 12. Xu thế chung và riêng của TMĐT thế giới và Việt Nam?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mon_thuong_mai_dien_tu_chuong_1_tong_quan_ve_thuo.pdf
Tài liệu liên quan