Giáo trình Phẫu thuật cắt lợi điều trị túi quanh răng

3. Các bước kỹ thuật 3.1 Sát khuẩn 3.2 Vô cảm: Gây tê vùng nhánh thần kinh cơ cắn 3.3. Chuẩn bị người bệnh: - Để người bệnh ngồi trên ghế thấp, đầu - lưng thẳng, tựa chắc hoặc được giữ chắc - Bác sĩ đứng trước người bệnh. - Xoa nắn vùng cơ cắn hai bên. 3.3. Nắn khớp thái dương hàm: - Nắn cả hai bên một lần: + Bác sĩ đặt hai ngón tay cái có quấn gạc lên trên mặt nhai các răng hàm,hàm dưới,các ngón tay còn lại giữ chặt góc hàm và bờ dưới cành ngang. + Dùng sức ấn mạnh hai ngón tay cái lên mặt răng hạ lồi cầu xuống thấp, sau đó đẩy hàm ra sau để đưa lồi cầu về đúng vị trí trong hõm khớp thái dương. - Nắn từng bên một: + Dùng cả hai ngón tay cái quấn gạc đặt lên mặt nhai răng hàm một bên. Các ngón tay còn lại giữ chặt bờ dưới cành ngang. + Dùng sức ấn mạnh hai ngón tay cái lên mặt răng hạ lồi cầu xuống thấp, sau đó đẩy hàm ra sau để đưa lồi cầu về đúng vị trí. + Khi một bên đã vào khớp cần giữ chắc và tiếp tục đẩy cằm sang bên kia và ra sau, lồi cầu sẽ trở về vị trí cũ dễ dàng. 3.4. Cố định hàm dưới: - Dùng băng chun băng cằm - đỉnh để cố định hàm dưới. - Cố định trong thời gian 1 tuần.

pdf249 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Phẫu thuật cắt lợi điều trị túi quanh răng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác thành và nền khuyết hổng. - Rửa sạch bằng nước muối sinh lý. - Cầm máu. 3.4 Tạo hình đóng kín khuyết hổng - Đánh giá tình trạng khuyết hổng. - Lựa chọn phương pháp tạo hình đóng kín khuyết hổng: + Tách bóc và khâu đóng tại chỗ. + Dùng vạt tại chỗ. + Dùng vạt tự do. - Tạo hình đóng kín khuyết hổng bằng 1 trong 3 phương pháp trên hoặc phối hợp. - Băng vô khuẩn. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: Cầm máu. 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu. - Tụ máu: Lấy máu tụ. - Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT KHÔNG THIẾU HỔNG TỔ CHỨC Mã số: XVI-296 I. ĐẠI CƯƠNG Là kỹ thuật điều trị phục hồi các tổn thương mô mềm vùng hàm mặt do chấn thương. II. CHỈ ĐỊNH Vết thương phần mềm hàm mặt III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Bác sỹ Răng hàm mặt đã đào tạo về Phẫu thuật hàm mặt. - Kíp phẫu thuật. - Kíp gây mê. 2. Phương tiện 2.1. Phương tiện và dụng cụ - Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm. - Bơm, kim tiêm. 2.2. Thuốc và vật liệu - Thuốc tê. - Nước muối sinh lý, dung dịch ôxy già 3 thể tích - Kim, chỉ khâu. 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý phẫu thuật. 4. Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án 2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ. 3. Thực hiện kỹ thuật 3.1 Sát khuẩn Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 3.2 Vô cảm: Gây tê hoặc gây mê nội khí quản. 3.3 Làm sạch vết thương - Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý. - Dùng dụng cụ thích hợp lấy bỏ dị vật nếu có. 3.4 Sửa soạn vết thương - Cắt lọc tiết kiệm mép vết thương. - Cắt lọc tiết kiệm các mô dập nát. - Bơm rửa vết thương. 3.5 Khâu đóng vết thương - Vết thương đụng dập, xây xát không rách da thì không cần khâu. - Vết thương rách da và dưới da: khâu đóng 1 lớp. - Vết thương sâu: + Cầm máu. + Khâu đóng các lớp theo giải phẫu. - Vết thương có tổn thương mạch máu, tuyến nước bọt: + Cầm máu. + Khâu phục hồi nhu mô tuyến và bao tuyến. + Đặt dẫn lưu nếu cần + Khâu đóng các lớp theo giải phẫu. 3.6 Băng vết thương - Phủ 1 lớp mỡ kháng sinh - Đặt băng vô khuẩn VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong quá trình điều trị Chảy máu: Cầm máu. 2. Sau quá trình điều trị - Chảy máu: Cầm máu. - Tụ máu: Lấy máu tụ. - Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG VÙNG HÀM MẶT DO HỎA KHÍ Mã số: XVI-297 I. ĐẠI CƯƠNG - Là kỹ thuật điều trị bằng phẫu thuật đối với các vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí. - Đặc điểm của loại vết thương này rất phức tạp bao gồm vết thương phần mềm, có thể có tổn thương xương và có dị vật. II. CHỈ ĐỊNH Vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Bệnh toàn thân không cho phép điều trị IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về chấn thương chỉnh hình hoặc phẫu thuật hàm mặt. - Kíp phẫu thuật. - Kíp gây mê. 2. Phương tiện và dụng cụ 2.1. Dụng cụ: - Bộ phẫu thuật phần mềm. - Bô phẫu thuật xương. 2.2. Phương tiện và thuốc: - Thuốc tê. - Kim chỉ khâu các loại - Nẹp vít. - Phương tiện cố định hai hàm: cung tiguersted,các nút Ivy,vít neo chặn - Dung dịch xanh methylene. - Băng,gạc vô trùng 3. Người bệnh: Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị. 4. Hồ sơ bệnh án: - Hồ sơ bệnh án theo quy định. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Phim Xquang để xác định tổn thương xương hàm. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án. 2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ của người bệnh. 3. Các bước thực hiện quy trình: 3.1. Sát khuẩn. 3.2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản. 3.3. Thực hiện các quy trình: - Phẫu thuật lấy dị vật và xương hàm bị vỡ vụn: theo quy trình phẫu thuật lấy dị vật vùng hàm mặt. - Phẫu thuật kết hợp xương hàm trên, hàm dưới, gò mátùy theo tổn thương. - Phẫu thuật điều trị vết thương phần mềm. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: Cầm máu. 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu. - Tụ máu: Lấy máu tụ. - Nhiễm trùng: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết thương tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM CỐ ĐỊNH TẠM THỜI SƠ CỨU GÃY XƯƠNG HÀM Mã số: XVI-298 I. ĐẠI CƯƠNG Là kỹ thuật điều trị sơ cứu ban đầu cho người bệnh bị gãy xương hàm nhằm hạn chế chảy máu, tránh choáng do đau đưa người bệnh ra khỏi tình trạng cấp cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn điều trị tiếp theo bằng cách cố định tạm thời xương gãy. II. CHỈ ĐỊNH Gãy xương hàm do chấn thương. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có chống chỉ định tuyệt đối IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Bác sỹ Răng hàm mặt. - Trợ thủ. 2. Phương tiện và dụng cụ 2.1. Phương tiện và thuốc: - Thuốc tê. - Chỉ thép. - Băng cuộn và gạc vô trùng 2.2. Dụng cụ: - Kìm (pince) buộc chỉ thép. - Kéo cắt chỉ thép 3. Người bệnh Người bệnh hoặc /và người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị 4. Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. V. CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH 1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án. 2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ. 3. Các bước thực hiện quy trình. 3.1. Sát khuẩn. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 3.2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ vùng gãy xương 3.3. Thực hiện các bước kỹ thuật: - Đặt người bệnh nằm nghiêng đầu. - Lấy hoặc hút sạch máu và dịch tiết trong miệng. - Dùng tay hoặc dụng cụ thích hợp nắn chỉnh hai đầu xương gãy về vị trí giải phẫu. - Dùng chỉ thép buộc liên kết, cố định các răng hai bên đầu đường gãy. - Băng cố định cằm-đỉnh bằng băng và gạc vô trùng. - Theo dõi các dấu hiệu sống - Khi người bệnh ổn định chuyển điều trị chuyên khoa. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN Chảy máu: Cầm máu. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM DẪN LƯU MÁU TỤ VÙNG MIỆNG – HÀM MẶT Mã số: XVI-299 I. ĐẠI CƯƠNG Là kỹ thuật điều trị tụ máu vùng miệng-hàm mặt do chấn thương bằng rạch dẫn lưu. II. CHỈ ĐỊNH Tụ máu vùng miệng-hàm mặt III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có chống chỉ định tuyệt đối IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Bác sỹ Răng hàm mặt. -Trợ thủ. 2. Phương tiện và dụng cụ 2.1 Dụng cụ: Bộ phẫu thuật phần mềm. 2.2. Thuốc và phương tiện: - Thuốc tê - Dao mổ. - Dẫn lưu. - Băng, gạc vô trùng 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị 4. Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án 2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ. 3. Các bước thực hiện quy trình - Xác định khu vực tụ máu. - Xác định kích thước khối máu tụ. - Thiết kế đường rạch dẫn lưu. - Dùng dao rạch da/niêm mạc theo đường đã thiết kế. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Dùng pince,qua đường rạch,tách bóc mở rộng đường vào ổ máu tụ. - Hút hết máu tụ hoặc dùng dụng cụ thích hợp ép để máu tụ chảy ra hết. - Bơm rửa ổ máu tụ bằng nước muối sinh lý. - Đặt dẫn lưu và giữ khoảng 48 giờ. - Băng ép bằng băng và gạc vô trùng. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: Cầm máu. 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu. - Nhiễm trùng: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết thương tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM SƠ CỨU GÃY XƯƠNG VÙNG HÀM MẶT Mã số: XVI-300 I. ĐẠI CƯƠNG Là kỹ thuật điều trị sơ cứu trong cấp cứu gãy xương vùng Hàm mặt do chấn thương nhằm khai thông đường hô hấp, hạn chế chảy máu, choángđể cứu sống người bệnh và chuyển đến các cơ sở điều trị tiếp theo. II. CHỈ ĐỊNH Gãy xương vùng hàm mặt III . CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có chống chỉ định tuyệt đối IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Bác sỹ Răng hàm mặt. - Trợ thủ. 2. Phương tiện và dụng cụ 2.1. Phương tiện và dụng cụ: - Bộ tiểu phẫu - Kéo cắt chỉ thép. - Kìm cặp kim 2.1. Thuốc và vật liệu: - Thuốc tê. - Chỉ thép. - Băng và gạc vô trùng - Kim chỉ khâu 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị. 4. Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ,bệnh án. 2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 3. Các bước thực hiện quy trình. 3.1 Sơ cứu khai thông đường thở - Cho người bệnh nằm nghiêng đầu. - Hút hoặc lấy hết máu và dịch tiết trong miệng. - Kéo lưỡi và cố định lưỡi nếu cần. 3.2 Sơ cứu chảy máu. - Băng ép. - Kẹp cầm máu. - Khâu cầm máu. 3.3 Cố định tạm thời xương gãy. - Sát khuẩn. - Tiêm tê vùng xương gãy. - Dùng tay hoặc dụng cụ thích hợp nắn chỉnh hai đầu xương gãy về vị trí - Liên kết cố định hai đầu xương gãy bằng các nút chỉ thép buộc vòng quanh các răng hai bên đường gãy. - Băng cằm đỉnh cố định tạm thời hai hàm. - Theo dõi các dấu hiệu sống của người bệnh. - Khi ổn định chuyển người bệnh đi điều trị chuyên khoa. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN Chảy máu: Cầm máu. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM ĐIỀU TRỊ SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT Mã số: XVI-301 I. ĐẠI CƯƠNG Là kỹ thuật điều trị cấp cứu ban đầu các loại vết thương phần mềm vùng hàm mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau. II. CHỈ ĐỊNH Vết thương phần mềm vùng hàm mặt III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có chống chỉ định IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Bác sỹ Răng hàm mặt. - Trợ thủ. 2. Phương tiện 2.1. Dụng cụ Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm 2.2. Thuốc và vật liệu - Thuốc tê - Kim, chỉ khâu các loại. - Bông, băng, gạc vô trùng 3. Người bệnh Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị 4. Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án 2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ. 3. Thực hiện kỹ thuật 3.1 Sát khuẩn 3.2 Vô cảm: Gây tê tại chỗ 3.3 Các bước kỹ thuật: - Làm sạch vết thương: Dùng nước muối sinh lý làm sạch vết thương. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Cắt lọc vết thương: Dùng dụng cụ thích hợp cắt lọc sơ bộ vết thương nếu có thể. - Cầm máu. Cầm máu sơ bộ bằng phương tiện, dụng cụ đơn giản, thích hợp: + Băng ép. + Kẹp cầm máu. + Khâu cầm máu. - Băng vết thương. - Chuyển người bệnh đến cơ sở điều trị chuyên khoa. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN Chảy máu: Cầm máu. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT LẤY SỎI ỐNG WHARTON TUYẾN DƯỚI HÀM Mã số: XVI-306 I. ĐẠI CƯƠNG - Sỏi ống Wharton tuyến dưới hàm là tình trạng bệnh lý hay gặp. Sỏi làm ứ đọng nước bọt, gây viêm tuyến dưới hàm - Phẫu thuật lấy sỏi ống Wharton là phẫu thuật lấy sỏi trong ống tuyến. II. CHỈ ĐỊNH Sỏi ống Wharton tuyến nước bọt dưới hàm ở phần ống tuyến nằm ngoài tuyến III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép. - Sỏi ống Wharton ở phần nằm trong tuyến (phải cắt tuyến). IV. CHUẨN BỊ. 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện Bộ phẫu thuật phần mềm 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bênh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Phim Xquang xác định tình trạng sỏi V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm: gây tê hoặc gây mê nội khí quản. 4. Thực hiện kỹ thuật - Sát khuẩn vùng phẫu thuật. - Gây tê vùng sàn miệng dọc theo ống Wharton. - Xác định vị trí sỏi và dùng chỉ buộc phía sau của sỏi - Rạch niêm mạc và lấy sỏi: Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM + Dùng dao rạch niêm mạc sàn miệng dọc theo ống Wharton ngay trên vị trí viên sỏi. + Bóc tách, bộc lộ sỏi + Lấy bỏ toàn bộ sỏi trong lòng ống Wharton. - Bơm rửa sạch. - Cầm máu - Khâu đóng niêm mạc: Không khâu kín. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: cầm máu. 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu. - Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM ĐIỀU TRỊ VIÊM TUYẾN MANG TAI BẰNG BƠM RỬA THUỐC QUA LỖ ỐNG TUYẾN Mã số: XVI-309 I. ĐẠI CƯƠNG - Viêm tuyến nước bọt mang tai có thể do vi khuẩn, virus, nấm hoặc do dị ứng. - Điều trị viêm tuyến mang tai bằng bơm rửa thuốc qua lỗ ống tuyến là thủ thuật đưa các dung dịch sát khuẩn và sau đó là thuốc vào nhu mô tuyến để điều trị viêm tuyến. II. CHỈ ĐỊNH Viêm tuyến nước bọt mang tai III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân không cho phép thực hiện thủ thuật IV. CHUẨN BỊ. 1. Người thực hiện - Bác sỹ răng hàm mặt. - Trợ thủ. 2. Phương tiện - Kim luồn hoặc kim đầu tù. - Bơm tiêm. - Thuốc điều trị, nước muối sinh lý. 3. Người bệnh Được giải thích các vấn đề liên quan tới thủ thuật 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Phim Xquang xác định tình trạng tuyến mang tai. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Thực hiện kỹ thuật - Xác định vị trí miệng ống Stenon: ống Stenon thường đổ ra ở niêm mạc má tương ứng vùng răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên. - Sát khuẩn vùng xung quanh miệng ống Stenon. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Dùng kim luồn hoặc kim đầu tù luồn qua miệng ống Stenon vào sâu trong ống tuyến mang tai vượt qua bờ trước cơ cắn. - Cố định kim luồn. - Bơm rửa nhiều lần bằng nước muối sinh lý - Bơm dung dịch thuốc điều trị. - Rút kim. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN Trong khi làm thủ thuật: phản ứng thuốc: Dừng thuốc và dùng các thuốc chống dị ứng. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT CẮT LỒI XƯƠNG Mã số: XVI-321 I. ĐẠI CƯƠNG - Lồi xương là tình trạng biến dạng xương, làm phồng xương hàm, thường gặp ở mặt trong xương hàm dưới và chính giữa vòm miệng cứng. - Phẫu thuật cắt lồi xương là phẫu thuật lấy bỏ phần xương lồi của xương hàm tạo lại hình thể giải phẫu xương hàm. II. CHỈ ĐỊNH - Lồi xương hàm ảnh hưởng đến việc mang hàm giả tháo lắp. - Lồi xương gây trở ngại chức năng. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện - Bộ phẫu thuật xương và máy khoan, cưa chuyên dụng. - Bộ phẫu thuật phần mềm. 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị. 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Phim Xquang xác định tình trạng lồi xương. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm: Gây mê nội khí quản. 4. Kỹ thuật - Sát khuẩn vùng phẫu thuật. - Rạch niêm mạc màng xương: Dùng dao rạch niêm mạc màng xương vùng tương ứng khối lồi xương. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Tách bóc vạt niêm mạc màng xương: Dùng dụng cụ tách bóc vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ rõ phần xương lồi. - Cắt lồi xương: + Dùng đục hoặc khoan cắt loại bỏ phần xương lồi. + Dùng mũi khoan tròn mài nhẵn bề mặt xương vừa cắt. - Cầm máu: dùng sáp hoặc đốt điện. - Khâu đóng niêm mạc màng xương. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: cầm máu 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu - Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT LÀM SÂU NGÁCH TIỀN ĐÌNH Mã số: XVI-322 I. ĐẠI CƯƠNG Phẫu thuật làm sâu ngách tiền đình là phẫu thuật làm tăng độ sâu ngách tiền đình trong các trường hợp ngách tiền đình nông. Ngách tiền đình nông phần lớn là tình trạng sống hàm bị teo do mất nhiều răng lâu ngày. Ngách tiền đình nông còn là hậu quả của chấn thương và phẫu thuật một số bệnh lý vùng hàm mặt... II. CHỈ ĐỊNH Ngách tiền đình nông không mang được hàm giả III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện - Bộ phẫu thuật phần mềm. - Xi măng phẫu thuật. 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị. 4. Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê. 4. Thực hiện kỹ thuật - Sát khuẩn vùng phẫu thuật. - Rạch niêm mạc: Dùng dao rạch niêm mạc tại ranh giới giữa lợi dính và lợi di động bắt đầu từ ranh giới giữa lợi dính và lợi di động theo hình thang hoặc hình chữ nhật; Đường rạch sao cho hết chiều dày niêm mạc nhưng không qua màng xương. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Bóc tách vạt niêm mạc: Dùng dụng cụ thích hợp bóc tách vạt niêm mạc không bao gồm màng xương và đẩy theo hướng từ sống hàm về phía ngách tiền đình sao cho đỉnh vạt niêm mạc nằm ở vị trí sâu nhất của ngách tiền đình; Cố định vạt niêm mạc. - Cầm máu. - Khâu phục hồi. - Đắp xi măng phẫu thuật VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: cầm máu bằng dao điện. 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu. - Nhiễm trùng: Chăm sóc tại chỗ vết mổ và điều trị kháng sinh toàn thân. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT MỞ XOANG HÀM ĐỂ LẤY CHÓP RĂNG HOẶC RĂNG NGẦM Mã số: XVI-323 I. ĐẠI CƯƠNG Phẫu thuật mở xoang hàm là phẫu thuật mở mặt trước của xoang hàm để lấy các chóp răng và răng ngầm nằm trong xoang là nguyên nhân gây viêm xoang. II. CHỈ ĐỊNH - Viêm xoang hàm mạn tính do răng ngầm - Chóp răng, chân răng hoặc răng lọt vào trong xoang III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép. IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện Bộ phẫu thuật phần xương và máy khoan chuyên dụng. 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị. 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Film Xquang xác định vị trí răng hoặc chóp răng trong xoang. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm: gây mê nội khí quản 4. Thực hiện kỹ thuật - Rạch niêm mạc: Rạch niêm mạc ngách tiền đình hàm trên vạt hình thang từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ nhất. - Bóc tách vạt niêm mạc: Dùng dụng cụ thích hợp tách niêm mạc màng xương, bộc lộ mặt trước xoang hàm. Lưu ý không làm tổn thương thần kinh dưới ổ mắt Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Mở cửa sổ thành trước xoang hàm: Dùng khoan cắt xương thành trước xoang với kích thước 2x3cm. - Lấy chóp răng hoặc răng ra khỏi xoang: + Xác định vị trí chóp răng, chân răng hoặc răng ngầm trong xoang. + Dùng dụng cụ thích hợp lấy chóp răng, chân răng hoặc răng ngầm ra khỏi xoang - Bơm rửa xoang bằng nước muối sinh lý. - Trường hợp niêm mạc xoang thoái hóa,viêm nhiễm nặng sẽ lấy toàn bộ niêm mạc xoang và dẫn lưu xoang qua ngách mũi dưới cùng bên. - Khâu đóng niêm mạc ngách tiền đình - Kiểm soát huyệt ổ răng và khâu đóng kín huyệt ổ răng bằng vạt niêm mạc tại chỗ. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: cầm máu 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu - Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG HÀM DO RĂNG Mã số: XVI-324 I. ĐẠI CƯƠNG Viêm xoang hàm là bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân do răng. Phẫu thuật điều trị viêm xoang hàm do răng là kỹ thuật mở xoang để lấy bỏ toàn bộ niêm mạc xoang hàm đã bị viêm nhiễm, kiểm soát xoang hàm và đặt dẫn lưu. Trong một số trường hợp có thể phải xử lý răng nguyên nhân. II. CHỈ ĐỊNH Viêm xoang hàm mạn tính do răng. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện Bộ phẫu thuật phần xương và máy khoan chuyên dụng 3. Người bệnh - Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị. - Trong một số trường hợp phải điều trị nội nha răng nguyên nhân trước phẫu thuật. 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Film Xquang đánh giá tình trạng xoang và răng nguyên nhân. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm: gây mê nội khí quản 4. Thực hiện kỹ thuật - Rạch niêm mạc: Rạch niêm mạc ngách tiền đình hàm trên vạt hình thang từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ nhất. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Bóc tách vạt niêm mạc: Dùng dụng cụ thích hợp tách niêm mạc màng xương, bộc lộ mặt trước xoang hàm. Lưu ý không làm tổn thương thần kinh dưới ổ mắt - Mở cửa sổ thành trước xoang hàm: Dùng khoan cắt xương thành trước xoang với kích thước 2x3cm. - Lấy toàn bộ niêm mạc xoang hàm: Dùng dụng cụ thích hợp bóc tách lấy bỏ toàn bộ niêm mạc xoang hàm - Trường hợp cần thiết thì xử lý răng nguyên nhân: + Nạo cuống răng + Cắt cuống răng + Nhổ răng. - Bơm rửa xoang bằng nước muối sinh lý. - Dẫn lưu xoang qua ngách mũi dưới cùng bên. - Khâu đóng niêm mạc ngách tiền đình VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: cầm máu 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu - Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT LẤY XƯƠNG CHẾT, NẠO RÕ ĐIỀU TRỊ VIÊM XƯƠNG HÀM Mã số: XVI-325 I. ĐẠI CƯƠNG - Viêm xương hàm là tình trạng bệnh lý do răng hoặc không do răng dẫn đến hoại tử xương, hình thành xương chết và đường rò mạn tính. - Phẫu thuật điều trị viêm xương hàm là phẫu thuật loại bỏ mô hoại tử, xương chết và đường rò cùng với các nguyên nhân gây viêm xương. II. CHỈ ĐỊNH - Viêm hoại tử xương hàm - Rò mạn tính xương hàm do viêm. - Có xương chết trong xương hàm. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện Bộ phẫu thuật phần xương và máy khoan chuyên dụng 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Film Xquang xác định xương chết. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm: gây mê nội khí quản. 4. Thực hiện kỹ thuật - Sát khuẩn vùng phẫu thuật. - Gây tê tại chỗ với xylocain 2% có adrenalin 1/100.000. - Rạch da và niêm mạc: Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM Tùy trường hợp có thể đi đường trong miệng hoặc đường ngoài mặt: + Đường rạch da: Dùng dao rạch theo chu vi đường rò và mở rộng đường rạch, tôn trọng các mốc giải phẫu và đường thẩm mỹ. + Đường rạch niêm mạc: Dùng dao rạch theo chu vi đường rò, mở rộng theo ngách tiền đình tương ứng vị trí xương viêm. - Bóc tách vào ổ viêm: + Dùng dụng cụ thích hợp bóc tách phần mềm, bộc lộ bề mặt tổn thương đủ rộng để lấy xương chết và mô xương hoại tử. + Cắt bỏ đường rò. - Lấy bỏ xương chết. - Nạo bỏ toàn bộ mô xương viêm. - Trong một số trường hợp nhổ răng nguyên nhân và các dị vật khác. - Bơm rửa. - Dẫn lưu 48 giờ sau phẫu thuật. - Khâu đóng vết mổ. - Băng ép. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: cầm máu 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu - Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HOẠI TỬ XƯƠNG HÀM DO TIA XẠ Mã số: XVI-326 I. ĐẠI CƯƠNG - Các người bệnh sau điều trị tia xạ vùng đầu cổ có thể gây thiểu dưỡng và dẫn đến hoại tử xương hàm. - Phẫu thuật điều trị hoại tử xương hàm là phẫu thuật loại mô viêm và xương hàm hoại tử do tia xạ gây ra. II. CHỈ ĐỊNH - Viêm hoại tử xương hàm do tia xạ - Rò do hoại tử xương hàm sau tia xạ. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện Bộ phẫu thuật phần xương và máy khoan chuyên dụng 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Film Xquang xác định xương chết. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Thực hiện kỹ thuật - Vô cảm: gây mê nội khí quản - Gây tê tại chỗ với xylocain 2% có adrenalin 1/100.000. - Rạch da và niêm mạc: Tùy trường hợp có thể đi đường trong miệng hoặc đường ngoài mặt: + Đường rạch da: Dùng dao rạch theo chu vi đường rò và mở rộng đường rạch, tôn trọng các mốc giải phẫu và đường thẩm mỹ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM + Đường rạch niêm mạc: Dùng dao rạch niêm mạc màng xương theo ngách tiền đình tương ứng vùng tổn thương. - Bóc tách vào ổ viêm: + Dùng dụng cụ thích hợp bóc tách phần mềm, bộc lộ bề mặt tổn thương đủ rộng để lấy xương chết và mô xương hoại tử. + Cắt bỏ đường rò. - Lấy bỏ xương chết. - Nạo bỏ toàn bộ mô xương viêm. - Bơm rửa. - Dẫn lưu 48giờ sau phẫu thuật. - Khâu đóng vết mổ. - Băng ép. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: cầm máu. 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu. - Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HOẠI TỬ XƯƠNG HÀM VÀ PHẦN MỀM DO TIA XẠ Mã số: XVI-327 I. ĐẠI CƯƠNG - Các người bệnh sau điều trị tia xạ vùng đầu mặt cổ có thể gây thiểu dưỡng và dẫn đến hoại tử xương hàm và phần mềm. - Phẫu thuật điều trị hoại tử xương hàm và phần mềm là phẫu thuật loại mô và xương hàm hoại tử do tia xạ gây ra. II. CHỈ ĐỊNH - Viêm hoại tử xương hàm do tia xạ - Rò do hoại tử xương hàm sau tia xạ. - Viêm hoại tử phần mềm. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện Bộ phẫu thuật phần xương và máy khoan chuyên dụng 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Film Xquang xác định xương chết. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm: gây mê nội khí quản. 4. Thực hiện kỹ thuật - Gây tê tại chỗ với xylocain 2% có adrenalin 1/100.000. - Rạch da và niêm mạc: Tùy trường hợp có thể đi đường trong miệng hoặc đường ngoài mặt: Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM + Đường rạch da: Dùng dao rạch theo chu vi đường rò và mở rộng đường rạch, tôn trọng các mốc giải phẫu và đường thẩm mỹ. + Đường rạch niêm mạc: Dùng dao rạch niêm mạc màng xương theo ngách tiền đình tương ứng vùng tổn thương. - Bóc tách vào ổ viêm: + Dùng dụng cụ thích hợp bóc tách phần mềm, bộc lộ bề mặt tổn thương đủ rộng để lấy xương chết và mô xương hoại tử. + Cắt bỏ đường rò, phần mềm hoại tử. - Lấy bỏ xương chết. - Nạo bỏ toàn bộ mô xương viêm. - Bơm rửa. - Dẫn lưu 48 giờ sau phẫu thuật. - Khâu đóng vết mổ. - Băng ép. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: cầm máu 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu - Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT CẮT NANG DO RĂNG XƯƠNG HÀM TRÊN Mã số: XVI-328 I. ĐẠI CƯƠNG - Nang xương hàm trên do răng là bệnh lý hay gặp trên lâm sàng. - Phẫu thuật cắt nang xương hàm trên do răng phải lấy hết toàn bộ nang và xử lý răng nguyên nhân để tránh tái phát. II. CHỈ ĐỊNH - Nang chân răng xương hàm trên. - Nang thân răng xương hàm trên. - Nang răng sót. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện - Bộ phẫu thuật phần xương và máy khoan chuyên dụng. 3. Người bệnh - Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị. - Điều trị nội nha răng nguyên nhân trước phẫu thuật. 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Film Xquang xác định tình trạng nang và răng nguyên nhân. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm - Gây mê nội khí quản. - Một số trường hợp có thể gây tê tại chỗ phối hợp gây tê vùng. 4. Thực hiện kỹ thuật - Sát khuẩn vùng phẫu thuật. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Rạch niêm mạc màng xương: Dùng dao thích hợp rạch niêm mạc ngách tiền đình tương ứng vùng nang xương hàm.Đường rạch hình thang hoặc hình vợt. - Tách bóc vạt niêm mạc màng xương: Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ bề mặt xương đủ rộng để cắt nang. - Mở cửa sổ xương: + Dùng khoan mở bề mặt xương hàm trên vào vùng nang. + Trường hợp nang đã phá hủy mặt ngoài xương hàm trên thì dùng kìm gặm xương để mở rộng bộc lộ rõ vỏ nang. - Lấy nang: Dùng dụng cụ thích hợp tách vỏ nang ra khỏi xương và lấy bỏ toàn bộ nang. - Xử lý răng nguyên nhân bằng một trong hai biện pháp sau: + Cắt cuống răng + Nhổ bỏ răng. - Kiểm soát và bơm rửa hốc xương hàm. - Khâu đóng niêm mạc. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: cầm máu. 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu. - Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT CẮT NANG KHÔNG DO RĂNG XƯƠNG HÀM TRÊN Mã số: XVI-329 I. ĐẠI CƯƠNG - Nang xương hàm trên không do răng thường hình thành do sự vùi kẹt của biểu mô trong quá trình phát triển xương hàm trên, hay gặp nang nhú răng cửa hay nang khe bên. - Phẫu thuật cắt nang phải lấy hết toàn bộ nang để tránh tái phát. II. CHỈ ĐỊNH - Nang nhú răng cửa. - Nang khe bên. - Nang ống răng cửa. - Nang giữa khẩu cái. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện Bộ phẫu thuật phần xương và máy khoan chuyên dụng 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Film Xquang xác định tình trạng nang. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm: gây mê nội khí quản. 4. Thực hiện kỹ thuật - Sát khuẩn vùng phẫu thuật. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Rạch niêm mạc màng xương: Dùng dao thích hợp rạch niêm mạc ngách tiền đình hoặc vòm miệng tương ứng vùng nang xương hàm.Đường rạch hình thang hoặc hình vợt. - Tách bóc vạt niêm mạc màng xương: Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ bề mặt xương đủ rộng để cắt nang. - Mở cửa sổ xương: + Dùng khoan mở bề mặt xương hàm trên vào vùng nang. + Trường hợp nang đã phá hủy mặt ngoài xương hàm trên thì dùng kìm gặm xương để mở rộng bộc lộ rõ vỏ nang. - Lấy nang: Dùng dụng cụ thích hợp tách vỏ nang ra khỏi xương và lấy bỏ toàn bộ nang. - Kiểm soát và bơm rửa hốc xương hàm. - Khâu đóng niêm mạc. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: cầm máu. 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu. - Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT CẮT NANG DO RĂNG XƯƠNG HÀM TRÊN CÓ CAN THIỆP XOANG Mã số: XVI-330 I. ĐẠI CƯƠNG - Nang xương hàm trên do răng là bệnh lý hay gặp trên lâm sàng. Một số trường hợp có gây tổn thương xoang hàm - Phẫu thuật cắt nang xương hàm trên do răng gây tổn thương xoang là phẫu thuật lấy hết toàn bộ nang, xử lý răng nguyên nhân và can thiệp xoang. II. CHỈ ĐỊNH - Nang chân răng xương hàm trên gây tổn thương xoang hàm. - Nang thân răng xương hàm trên gây tổn thương xoang hàm. - Nang răng sót gây tổn thương xoang hàm. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện Bộ phẫu thuật phần xương và máy khoan chuyên dụng 3. Người bệnh - Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị. - Điều trị nội nha răng nguyên nhân trước phẫu thuật. 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Film Xquang xác định tình trạng nang, răng nguyên nhân và xoang hàm. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm: Gây mê nội khí quản. 4. Thực hiện kỹ thuật - Sát khuẩn vùng phẫu thuật. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Rạch niêm mạc màng xương: Dùng dao thích hợp rạch niêm mạc ngách tiền đình tương ứng vùng nang xương hàm; Đường rạch hình thang hoặc hình vợt. - Tách bóc vạt niêm mạc màng xương: Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ bề mặt xương đủ rộng để cắt nang. - Mở cửa sổ xương: + Dùng khoan mở bề mặt xương hàm trên vào vùng nang. + Trường hợp nang đã phá hủy mặt ngoài xương hàm trên thì dùng kìm gặm xương để mở rộng bộc lộ rõ vỏ nang. - Lấy nang: Dùng dụng cụ thích hợp tách vỏ nang ra khỏi xương và lấy bỏ toàn bộ nang. - Xử lý răng nguyên nhân bằng một trong hai biện pháp sau: + Cắt cuống răng + Nhổ bỏ răng. - Can thiệp xoang: Tùy mức độ tổn thương xoang, có thể thực hiện theo các bước sau: + Bơm rửa + Lấy toàn bộ niêm mạc màng xoang + Dẫn lưu qua ngách mũi sau cùng bên. - Kiểm soát và bơm rửa hốc xương hàm. - Khâu đóng niêm mạc. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: Cầm máu. 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu. - Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT CẮT NANG DO RĂNG XƯƠNG HÀM DƯỚI Mã số: XVI-331 I. ĐẠI CƯƠNG - Nang xương hàm dưới do răng là bệnh lý hay gặp trên lâm sàng. - Phẫu thuật cắt nang xương hàm dưới do răng phải lấy hết được toàn bộ nang và xử lý răng nguyên nhân để tránh tái phát. II. CHỈ ĐỊNH - Nang chân răng xương hàm dưới. - Nang thân răng xương hàm dưới. - Nang răng sót. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện Bộ phẫu thuật phần xương và máy khoan chuyên dụng 3. Người bệnh - Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị. - Điều trị nội nha răng nguyên nhân trước phẫu thuật. 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Film Xquang xác định tình trạng nang. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm - Gây mê nội khí quản. - Một số trường hợp có thể gây tê tại chỗ phối hợp gây tê vùng. 4. Thực hiện kỹ thuật - Sát khuẩn vùng phẫu thuật. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Rạch niêm mạc màng xương: Dùng dao thích hợp rạch niêm mạc ngách tiền đình tương ứng vùng nang xương hàm; Đường rạch hình thang hoặc hình vợt. - Tách bóc vạt niêm mạc màng xương: Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ bề mặt xương đủ rộng để cắt nang. - Mở cửa sổ xương: + Dùng khoan mở bề mặt xương hàm dưới vào vùng nang. + Trường hợp nang đã phá hủy mặt ngoài xương hàm dưới thì dùng kìm gặm xương để mở rộng bộc lộ rõ vỏ nang. - Lấy nang: Dùng dụng cụ thích hợp tách vỏ nang ra khỏi xương và lấy bỏ toàn bộ nang. - Xử lý răng nguyên nhân bằng một trong hai biện pháp sau: + Cắt cuống răng. + Nhổ bỏ răng. - Kiểm soát và bơm rửa hốc xương hàm. - Khâu đóng niêm mạc. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: Cầm máu. 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu. - Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT CẮT NANG KHÔNG DO RĂNG XƯƠNG HÀM DƯỚI Mã số: XVI-332 I. ĐẠI CƯƠNG - Nang xương hàm dưới không do răng thường hình thành do sự vùi kẹt của biểu mô trong quá trình phát triển xương hàm dưới. - Phẫu thuật cắt nang phải lấy hết được toàn bộ vỏ nang để tránh tái phát. II. CHỈ ĐỊNH Nang xương hàm dưới không do răng III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện Bộ phẫu thuật phần xương và máy khoan chuyên dụng 3. Người bệnh Người bệnh được giải thích các vấn đề liên quan tới phẫu thuật 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Film Xquang xác định tình trạng nang. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Vô cảm: gây mê nội khí quản. 2. Thực hiện kỹ thuật - Sát khuẩn vùng phẫu thuật. - Rạch niêm mạc màng xương: Dùng dao thích hợp rạch niêm mạc ngách tiền đình tương ứng vùng nang xương hàm; Đường rạch hình thang hoặc hình vợt. - Tách bóc vạt niêm mạc màng xương: Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ bề mặt xương đủ rộng để cắt nang. - Mở cửa sổ xương: + Dùng khoan mở bề mặt xương hàm dưới vào vùng nang. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM + Trường hợp nang đã phá hủy mặt ngoài xương hàm dưới thì dùng kìm gặm xương để mở rộng bộc lộ rõ vỏ nang. - Lấy nang: Dùng dụng cụ thích hợp tách vỏ nang ra khỏi xương và lấy bỏ toàn bộ vỏ nang. - Kiểm soát và bơm rửa hốc xương hàm. - Khâu đóng niêm mạc. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: cầm máu 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu - Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết mổ tại chỗ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT RẠCH DẪN LƯU VIÊM TẤY LAN TỎA VÙNG HÀM MẶT Mã số: XVI-333 I. ĐẠI CƯƠNG Viêm tấy lan tỏa vùng hàm mặt là tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng cần phải xử trí cấp cứu bằng các đường rạch dẫn lưu. II. CHỈ ĐỊNH Viêm tấy lan tỏa vùng miệng - hàm mặt. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có chống chỉ định tuyệt đối IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện Bộ phẫu thuật phần mềm 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị 4. Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm: gây mê nội khí quản hoặc gây mê qua đường mở khí quản. 4. Thực hiện kỹ thuật. 4.1. Rạch các đường rạch * Đối với viêm tấy tỏa lan sàn miệng: Rạch các đường rạch dưới đây: - Rạch da vùng dưới hàm 2 bên hình móng ngựa, cách bờ nền xương hàm dưới tối thiểu 2cm. - Rạch da đường giữa vùng dưới cằm cổ theo hướng trước – sau. * Đối với viêm tấy tỏa lan nửa mặt: Rạch các đường rạch dưới đây: - Rạch da dọc theo rãnh mũi - má - Rạch da dọc vùng trước nắp tai Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Rạch da theo đường chân tóc 4.2 Dẫn lưu - Dùng pince để tách và mở rộng đường dẫn lưu qua các lớp cân cơ tới các vùng hoại tử - Dùng ngón tay để kiểm soát và mở rộng các vùng hoại tử và lấy bỏ mô bị hoại tử - Bơm rửa vùng hoại tử bằng các dung dịch sát khuẩn - Đặt các ống dẫn lưu VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: cầm máu 2. Sau phẫu thuật Chảy máu: Cầm máu Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM PHẪU THUẬT RẠCH DẪN LƯU ÁP XE NÔNG VÙNG HÀM MẶT Mã số: XVI-334 I. ĐẠI CƯƠNG - Áp xe nông vùng hàm mặt là các ổ mủ khu trú ở các vùng giải phẫu định khu nông vùng hàm mặt như vùng má,cơ cắn,mang tai,dưới hàm,dưới lưỡi,sàn miệng - Nguyên nhân của các áp xe nông vùng hàm mặt thường do răng. II. CHỈ ĐỊNH - Áp xe má - Áp xe vùng cơ cắn - Áp xe quanh hàm trong - Áp xe quanh hàm ngoài - Áp xe dưới hàm - Áp xe vùng mang tai - Áp xe vùng dưới cằm - Áp xe sàn miệng - Áp xe vùng thái dương III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có chống chỉ định tuyệt đối IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt - Kíp phẫu thuật 2. Phương tiện Bộ phẫu thuật phần mềm 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị 4. Hồ sơ bệnh án - Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. - Film Xquang để xác định răng nguyên nhân và tình trạng ổ mủ. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê nội khí quản. 4. Thực hiện kỹ thuật - Rạch da và niêm mạc. Tùy từng trường hợp có thể đi đường trong miệng, ngoài miệng hoặc phối hợp cả hai + Đường ngoài miệng: Rạch da theo nguyên tắc dựa trên các mốc giải phẫu, tôn trọng đường thẩm mỹ và đủ rộng để dẫn lưu hết mủ. + Đường trong miệng: Rạch niêm mạc dựa trên các mốc giải phẫu, tương ứng với vùng áp xe và đủ rộng để dẫn lưu hết mủ. - Dẫn lưu mủ: + Dùng kẹp đầu tù mở rộng đường rạch vào tới ổ mủ. + Dẫn mủ thoát ra ngoài. + Dùng dụng cụ thích hợp để kiểm soát ổ mủ. - Bơm rửa - Đặt dẫn lưu - Xử lý răng nguyên nhân nếu có. - Bơm rửa ngày nhiều lần tùy theo mức độ. VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: Cầm máu. 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu. - Tắc dẫn lưu: Đặt lại dẫn lưu. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM NẮN SAI KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM Mã số: XVI-335 I. ĐẠI CƯƠNG Là kỹ thuật điều trị nhằm tái lập lại mối quan bình thường giữa lồi cầu xương hàm dưới với hõm khớp của xương thái dương II. CHỈ ĐỊNH Sai khớp thái dương hàm III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên: Bác sỹ răng hàm mặt - Kíp phẫu thuật. 2. Phương tiện 2.1. Phương tiện và dụng cụ. Ghế ngồi có tựa lưng, tựa đầu 2.2. Thuốc và vật liệu - Băng chun - Gạc vô khuẩn - Thuốc tê. 3. Người bệnh Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị 4. Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án 2. Kiểm tra người bệnh Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ 3. Các bước kỹ thuật 3.1 Sát khuẩn. 3.2. Chuẩn bị người bệnh: Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Để người bệnh ngồi trên ghế thấp, đầu - lưng thẳng, tựa chắc hoặc được giữ chắc. - Bác sĩ đứng trước người bệnh. - Xoa nắn vùng cơ cắn hai bên. 3.3. Nắn khớp thái dương hàm: - Nắn cả hai bên một lần: + Bác sĩ đặt hai ngón tay cái có quấn gạc lên trên mặt nhai các răng hàm, hàm dưới, các ngón tay còn lại giữ chặt góc hàm và bờ dưới cành ngang. + Dùng sức ấn mạnh hai ngón tay cái lên mặt răng hạ lồi cầu xuống thấp, sau đó đẩy hàm ra sau để đưa lồi cầu về đúng vị trí trong hõm khớp thái dương. - Nắn từng bên một: + Dùng cả hai ngón tay cái quấn gạc đặt lên mặt nhai răng hàm một bên. Các ngón tay còn lại giữ chặt bờ dưới cành ngang. + Dùng sức ấn mạnh hai ngón tay cái lên mặt răng hạ lồi cầu xuống thấp, sau đó đẩy hàm ra sau để đưa lồi cầu về đúng vị trí. + Khi một bên đã vào khớp cần giữ chắc và tiếp tục đẩy cằm sang bên kia và ra sau, lồi cầu sẽ trở về vị trí cũ dễ dàng. 3.4. Cố định hàm dưới: - Dùng băng chun băng cằm – đỉnh để cố định hàm dưới. - Cố định trong thời gian 1 tuần. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN Trong khi làm thủ thuật: Choáng do đau: Tạm dừng và điều trị chống choáng. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM NẮN SAI KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM ĐẾN MUỘN CÓ GÂY MÊ Mã số: XVI-336 I. ĐẠI CƯƠNG Là kỹ thuật điều trị nhằm tái lập lại mối quan bình thường giữa lồi cầu xương hàm dưới với hõm khớp của xương thái dương có gây mê II. CHỈ ĐỊNH Sai khớp thái dương hàm nắn dưới gây tê không kết quả III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên: Bác sỹ răng hàm mặt - Kíp phẫu thuật. - Kíp gây mê. 2. Phương tiện 2.1.Phương tiện và dụng cụ: Bàn mổ. 2.2. Thuốc và vật liệu - Băng chun - Gạc vô khuẩn - Thuốc tê. 3. Người bệnh Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị 4. Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án 2. Kiểm tra người bệnh Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ 3. Các bước kỹ thuật 3.1 Sát khuẩn 3.2 Vô cảm: Gây mê. 3.3. Chuẩn bị người bệnh: Để người bệnh nằm trên bàn mổ. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 3.4. Nắn khớp thái dương hàm: - Nắn cả hai bên một lần: + Bác sĩ đặt hai ngón tay cái có quấn gạc lên trên mặt nhai các răng hàm, hàm dưới, các ngón tay còn lại giữ chặt góc hàm và bờ dưới cành ngang. + Dùng sức ấn mạnh hai ngón tay cái lên mặt răng hạ lồi cầu xuống thấp, sau đó đẩy hàm ra sau để đưa lồi cầu về đúng vị trí trong hõm khớp thái dương. - Nắn từng bên một: + Dùng cả hai ngón tay cái quấn gạc đặt lên mặt nhai răng hàm một bên. Các ngón tay còn lại giữ chặt bờ dưới cành ngang. + Dùng sức ấn mạnh hai ngón tay cái lên mặt răng hạ lồi cầu xuống thấp, sau đó đẩy hàm ra sau để đưa lồi cầu về đúng vị trí. + Khi một bên đã vào khớp cần giữ chắc và tiếp tục đẩy cằm sang bên kia và ra sau, lồi cầu sẽ trở về vị trí cũ dễ dàng. 3.4. Cố định hàm dưới: - Dùng băng chun băng cằm – đỉnh để cố định hàm dưới. - Cố định trong thời gian 1 tuần. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN Không có tai biến cả trong và sau điều trị. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM NẮN SAI KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM ĐẾN MUỘN CÓ GÂY TÊ Mã số: XVI-337 I. ĐẠI CƯƠNG Là kỹ thuật điều trị nhằm tái lập lại mối quan bình thường giữa lồi cầu xương hàm dưới với hõm khớp của xương thái dương có gây tê II. CHỈ ĐỊNH Sai khớp thái dương hàm III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Phẫu thuật viên: Bác sỹ răng hàm mặt - Kíp phẫu thuật. 2. Phương tiện 2.1. Phương tiện và dụng cụ Ghế ngồi có tựa lưng, tựa đầu 2.2. Thuốc và vật liệu - Băng chun - Gạc vô khuẩn - Thuốc tê. 3. Người bệnh Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị 4. Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án 2. Kiểm tra người bệnh Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ 3. Các bước kỹ thuật 3.1 Sát khuẩn 3.2 Vô cảm: Gây tê vùng nhánh thần kinh cơ cắn 3.3. Chuẩn bị người bệnh: Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Để người bệnh ngồi trên ghế thấp, đầu - lưng thẳng, tựa chắc hoặc được giữ chắc - Bác sĩ đứng trước người bệnh. - Xoa nắn vùng cơ cắn hai bên. 3.3. Nắn khớp thái dương hàm: - Nắn cả hai bên một lần: + Bác sĩ đặt hai ngón tay cái có quấn gạc lên trên mặt nhai các răng hàm,hàm dưới,các ngón tay còn lại giữ chặt góc hàm và bờ dưới cành ngang. + Dùng sức ấn mạnh hai ngón tay cái lên mặt răng hạ lồi cầu xuống thấp, sau đó đẩy hàm ra sau để đưa lồi cầu về đúng vị trí trong hõm khớp thái dương. - Nắn từng bên một: + Dùng cả hai ngón tay cái quấn gạc đặt lên mặt nhai răng hàm một bên. Các ngón tay còn lại giữ chặt bờ dưới cành ngang. + Dùng sức ấn mạnh hai ngón tay cái lên mặt răng hạ lồi cầu xuống thấp, sau đó đẩy hàm ra sau để đưa lồi cầu về đúng vị trí. + Khi một bên đã vào khớp cần giữ chắc và tiếp tục đẩy cằm sang bên kia và ra sau, lồi cầu sẽ trở về vị trí cũ dễ dàng. 3.4. Cố định hàm dưới: - Dùng băng chun băng cằm - đỉnh để cố định hàm dưới. - Cố định trong thời gian 1 tuần. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN Trong khi làm thủ thuật: Choáng do đau phải tạm dừng và điều trị chống choáng. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM CHỌC THĂM DÒ U, NANG VÙNG HÀM MẶT Mã số: XVI-338 I. ĐẠI CƯƠNG Chọc thăm dò các bệnh lý u, nang vùng hàm mặt là một thủ thuật có thể xác định tình trạng có dịch hay không có dịch giúp chẩn đoán sơ bộ, đồng thời lấy tế bào mô bệnh lý để chẩn đoán về mặt mô học. II. CHỈ ĐỊNH Các bệnh lý khối u hoặc nang vùng hàm mặt III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có chống chỉ định tuyệt đối IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện - Bác sỹ răng hàm mặt. - Trợ thủ. 2. Phương tiện - Bơm tiêm: dung tích từ 20ml. - Kim tiêm: kích thước đảm bảo lấy được dịch hoặc mô bệnh phẩm. 3. Người bệnh Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị. 4. Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ 2. Kiểm tra người bệnh 3. Vô cảm: gây tê tại chỗ. 4. Thực hiện kỹ thuật - Sát khuẩn vùng phẫu thuật. - Dùng kim với bơm tiêm, kích thước 18G x 11/2 chọc vào khối u hay nang hút lấy mô bệnh phẩm hoặc dịch trong khối u. - Rút kim tiêm. - Băng ép. - Đánh giá dịch hút ra là: máu, nước vàng chanh hay tổ chức u mủn nát,màu sắc,chất lượng,số lượng dịch,áp lực. Khoa Răng Hàm Mặt BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM - Cố định bơm tiêm và chuyển bệnh phẩm để xét nghiệm tế bào học. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Trong phẫu thuật Chảy máu: Cầm máu 2. Sau phẫu thuật - Chảy máu: Cầm máu - Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_phau_thuat_cat_loi_dieu_tri_tui_quanh_rang.pdf
Tài liệu liên quan