Giáo trình Quản lý kinh tế

6. Tài liệu học tập 6.1. Tài liệu phải đọc 1. Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình CCLLCT Quản lí kinh tế, NXB LLCT, H. 2018. 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam (2017), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và về kinh tế tư nhân, tháng 6/2017. 3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (tr234; 254-255; 262- 263; 290- 292) 6.2. Tài liệu nên đọc 1. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp 2014, số 68/2014/QH13. 2. Quốc hội (2005), Luật DN 2005, số 60/2005/QH11 7. Yêu cầu với học viên - Trước khi lên lớp: + Đọc đề cương; + Đọc tài liệu để có nội dung trả lời các câu hỏi trước khi học; + Chuẩn bị nội dung thảo luận. - Trong khi trên lớp: + Tập trung nghe và trao đổi với giảng viên các vấn đề liên quan tới nội dung của chuyên đề; + Nghiêm túc thực hiện thảo luận theo nội dung đã xác định. - Sau giờ lên lớp: + Đọc giáo trình và các nội dung tự học; + Thảo luận với các học viên khác các vấn đề phát sinh; + Tập hợp những nội dung cần làm rõ thêm và gửi về khoa theo địa chỉ: kinhtehvct1@gmail.com - Khoa Kinh tế - Học viện Chính trị khu vực I + Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau giờ lên lớp tại mục 5.

doc31 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quản lý kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I KHOA KINH TẾ ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018 PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC 1. Thông tin chung về môn học: Tổng số tiết: 50 (Lý thuyết: 35; Thảo luận: 15; Thực tế môn học: 20) Các yêu cầu đối với môn học: Khoa giảng dạy: Kinh tế Số điện thoại: 02438540203; Email: Kinhtehvct1@gmail.com 2. Mô tả môn học tóm tắt nội dung môn học: 2.1. Vai trò, vị trí và mối quan hệ của môn học với các môn học khác trong chương trình đào tạo CCLLCT: - Vai trò, vị trí của môn “Quản lý kinh tế”: Môn QLKT là môn học thiên về các vấn đề khoa học chính trị và lãnh đạo, quản lý. Môn học cung cấp những nội dung lý luận chung về bản chất quản lý nhà nước về kinh tế và những nội dung lý luận cơ bản về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng; Vị trí, vai trò, chức năng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế; về hệ thống mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô; về những kiến thức về hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, về bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế; tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, môn học “Quản lý kinh tế” còn góp phần nâng cao nhận thức và phát triển tư duy hoạch định chính sách cho các cán bộ lãnh đạo quản lý trung cao cấp của hệ thống chính trị. - Mối quan hệ của môn “Quản lý kinh tế” với các môn học khác trong chương trình đào tạo CCLLCT: Chương trình cao cấp lý luận chính trị là chương trình trọng điểm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Chương trình nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trung, cao cấp của cả hệ thống chính trị. Chương trình nhằm trang bị các kiến thức nền tảng về lý luận chính trị và quan điểm, đường lối của Đảng làm cơ sở cho việc củng cố nền tảng tư tưởng, nâng cao tầm nhìn và năng lực tư duy chiến lược, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước. Môn học “Quản lý kinh tế” có quan hệ mật thiết với các môn học trong chương trình cao cấp lý luận chính trị. Đặc biệt là các môn: Kinh tế chính trị, Kinh tế phát triển, Nhà nước pháp luật, Xã hội học, Khoa học lãnh đạo,.. Từ đó cùng các môn học này tạo cho học viên khả năng tổng kết và đánh giá thực tiễn; kiến nghị, đề xuất các giải pháp hoàn thiện các mặt hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam nhận thức được bản chất phù hợp, ưu việt, tiên tiến của mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN hướng tới mục tiêu Dân giàu, Nước mạnh, Công bằng, Dân chủ, Văn minh để thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 2.2. Nội dung môn học Nội dung môn học gồm có 06 BÀI. Cụ thể là: BÀI 1: Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN BÀI 2: Mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô BÀI 3: Chính sách kinh tế vĩ mô BÀI 4: Quản lý tài chính công BÀI 5: Quản lý doanh nghiệp BÀI 6: Bộ máy quản lý kinh tế 3. Mục tiêu môn học - Về kiến thức: Mục tiêu của môn học “Quản lý kinh tế” nhằm trang bị cho người học với tư cách là những người thực hiện các họat động quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng ở các cấp độ quốc gia/ngành/địa phương trong hiện tại và tương lai có thể triển khai thực hiện các chính sách nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là: + Lý luận về vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế thị trường, đặc biệt vai trò của Nhà nước trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. + Những chức năng chủ yếu của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. + Thực trạng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam hiện nay, nắm vững phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước. + Kiến thức cơ bản về mục tiêu kinh tế vĩ mô và hệ thống các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. + Những kiến thức cơ bản về hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô với tư cách là công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước; + Bản chất, nội dung, bộ công cụ và cơ chế tác động của từng CSKTVM; + Năng lực vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ta để quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. + Nội dung cơ bản về tài chính công và quản lý tài chính công. + Những thành tựu chủ yếu và những hạn chế, yếu kém trong quản lý tài chính công ở Việt Nam. Mục tiêu, quan điểm và giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý tài chính công ở Việt Nam + Về doanh nghiệp trong nền kinh tế; vai trò và nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. + Nhận thức được lý luận cơ bản về “Bộ máy QLNN” về kinh tế; Thành công, hạn chế trong thiết kế, vận hành bộ máy QLNN về kinh tế ở Việt Nam hiện nay và định hướng hoàn thiện trong những năm tới. + Những tri thức quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN, các vai trò và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước; Một số kỹ năng cơ bản trong xây dựng, hoạch định và phân tích chính sách. Từ đó, giúp người học nhận thức được quan điểm, đường lối của Đảng và tích cực triển khai thực hiện tốt các vai trò, chức năng QLKT địa phương/ngành đang công tác. - Về kỹ năng: + Nhận thức và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đặt trong bối cảnh, điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay. + Vận dụng để phân tích trong thực tiễn của mỗi học viên Giúp học viên nắm được một số kỹ năng phân tích, đánh giá thực trạng về xây dựng và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; Xây dựng, thực hiện và đánh giá kết quả quản lý kinh tế vĩ mô ở địa phương, cơ quan công tác theo các tiêu chí đo lường mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô. + Vận dụng tri thức về CSKTVM trong lĩnh vực hoạt động của mình + Khả năng phân tích, đánh giá tình hình thực hiện CSKTVM của nhà nước ta và của địa phương nơi học viên đang công tác. + Năng lực đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp, đưa ra các khuyến nghị chính sách để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. + Năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến bộ máy QLNN về kinh tế. - Về thái độ: Tin tưởng quan điểm của Đảng, nhất là quan điểm Đại hội XII và Nghị quyết TW 5 (khoá XII), suy nghĩ và hành động một cách khoa học, vận dụng phân tích trong thực tiễn hoạt động của mỗi học viên phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng. Cụ thể là: + Tin tưởng chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về hệ thống mục tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam; Nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo trong triển khai thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước ta. + Nhận thức đúng và tích cực đóng góp vào hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các CSKTVM của Nhà nước ta. Tin tưởng vào khả năng quản lý nền KTTT thông qua các CSKTVM của Nhà nước Việt Nam. + Tin tưởng và thực hiện đúng các chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý tài chính công tại địa phương/cơ quan công tác. + Quán triệt và tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp nói chung và quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nói riêng trong quá trình đổi mới hiện nay. + Hiểu rõ, tin tưởng, nắm vững và có tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan đến bộ máy QLNN về kinh tế. + Xác lập được niềm tin vào đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Và sự thành công tất yếu của mô hình này. PHẦN II: CÁC BÀI GIẢNG/CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC I. BÀI 1 1. Tên bài: Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 2. Số tiết lên lớp: 05 3. Mục tiêu: Bài giảng này sẽ trang bị/cung cấp cho học viên: - Về kiến thức: + Lý luận cơ bản về vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt vai trò của Nhà nước trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; + Những chức năng chủ yếu của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. + Thực trạng công tác quản lý kinh tế của Nhà nướcở Việt Nam và định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới. - Về kỹ năng: Năng lực vận dụng lý luận để phân tích, đánh giá thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam/địa phương/nhanh công tác. - Về tư tưởng: Tin tưởng vào quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước; suy nghĩ và hành động một cách khoa học để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong hoạt động điều hành, quản lý Nhà nước về kinh tế ở địa phương/ngành công tác. 4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học Chuẩn đầu ra (Sau khi kết thúc bài giảng/chuyên đề này, học viên có thể đạt được) Đánh giá người học Yêu cầu đánh giá Hình thức đánh giá - Về kiến thức: + Hiểu được vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt vai trò của Nhà nước trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. + Mô tả được nội hàm khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. + Hiểu được những chức năng chủ yếu của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. + Đánh giá được thực trạng quản lý kinh tế của Nhà nước hiện nay, nắm vững phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước + Năng lực vận dụng lý luận về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định lượng XHCN trong hoạt động thực tiễn tại địa phương ngành, lĩnh vực hoạt động. + Năng lực đánh giá hiện trạng hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế ở địa phương, ngành học viên đang công tác. + Năng lực của bàn thân học viên trong đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế ở địa phương/ngành học viên đang công tác. Thi tự luận hoặc vấn đáp. - Về kỹ năng: Phân tích, nhận thức và thực hiện được chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về kinh tế; vận dụng để phân tích trong thực tiễn. - Về thái độ/Tư tưởng: Quán triệt được quan điểm của Đảng, suy nghĩ và hành động một cách khoa học, vận dụng phân tích trong thực tiễn hoạt động phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng 5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học Nội dung chi tiết Hình thức tổ chức dạy học Câu hỏi đánh giá quá trình 1. MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC - THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1.1. Mối quan hệ nhà nước - thị trường, cơ sở khoa học của việc xác lập vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường 1.2. Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thuyết trình - phát vấn - thảo luận nhóm: + Nhận diện bất cập của các mô hình kinh tế trước đổi mới. + Vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường. - Tự học: + Nội dung tự học liên quan đến cách xác định vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. + Nội dung liên quan đến nhà nước liêm chính, kiến tạo. + Nội dung về thành công, hạn chế việc thực hiện chức năng QLNN về kinh tế. Câu hỏi trước giờ lên lớp: Cơ sở khoa học của việc xác lập vị trí, vai trò nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường? Nội dung các chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường? Câu hỏi trong giờ lên lớp: Quan niệm về nhà nước kiến tạo? Nghiên cứu các chức năng của nhà nước trong quản lý kinh tế nhằm mục đích gì? Đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý nền nhà nước kinh tế ở nước ta thời gian qua. Câu hỏi sau giờ lên lớp (định hướng tự học và ôn tập): 1. Phân tích vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay? 2. Phân tích nội dung của các chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, liên hệ với thực tiễn hiện nay? 3. Đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Qua đó đề xuất các giải pháp. 2. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 2.1. Nhận thức chung về chức năng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường. 2.2. Những chức năng chính của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2.2.1. Tạo lập môi trường 2.2.2. Định hướng, hướng dẫn 2.2.3. Tổ chức 2.2.4. Điều tiết 2.2.5. Kiểm tra và xử lý các vi phạm 3. HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 3.1. Khái quát những thành công và hạn chế 3.1.1. Những thành công 3.1.2. Những hạn chế, yếu kém 3.2. Định hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 3.2.1. Nhận thức lại vai trò, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, thực hiện tốt việc phân công, phân cấp trong thực hiện các chức năng 3.2.2. Xử lý tốt mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng với quản lý Nhà nước về kinh tế, giữa quản lý của Nhà nước với quản trị kinh doanh của doanh nghiệp 3.2.3. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước về kinh tế 3.2.4. Tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt ba khâu đột phá chiến lược: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 3.2.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 3.2.6. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm 3.2.7. Đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng Nhà nước kiến tạo 6. Tài liệu học tập 6.1. Tài liệu phải đọc: 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, Quản lý kinh tế, Nxb. Lý luận chính trị. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 98; 99; 100; 103; 211; 247-250. 3.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành TW khoá XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2017, tr.23; 25; 26; 27; 67 6.2. Tài liệu nên đọc: 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.102. 2.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.88; 93; 94; 141. 7. Yêu cầu với học viên - Trước khi lên lớp: + Đọc đề cương; + Đọc tài liệu để có nội dung trả lời các câu hỏi trước khi học; + Chuẩn bị nội dung thảo luận. - Trong khi trên lớp: + Tập trung nghe và trao đổi với giảng viên các vấn đề liên quan tới nội dung của chuyên đề; + Nghiêm túc thực hiện thảo luận theo nội dung đã xác định. - Sau giờ lên lớp: + Đọc giáo trình và các nội dung tự học; + Thảo luận với các học viên khác các vấn đề phát sinh; + Tập hợp những nội dung cần làm rõ thêm và gửi về khoa theo địa chỉ: kinhtehvct1@gmail.com - Khoa Kinh tế - Học viện Chính trị khu vực I + Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau giờ lên lớp tại mục 5. II. Bài 2 1. Tên bài: Mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô 2. Số tiết lên lớp: 05 3. Mục tiêu: Bài giảng này sẽ trang bị/cung cấp cho học viên: Về kiến thức: Các kiến thức cơ bản về mục tiêu kinh tế vĩ mô và hệ thống các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Về kỹ năng: Nâng cao kỹ năng phân tích và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô, qua đó, vận dụng trong xây dựng và thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế ở địa phương/ngành công tác. Về tư tưởng: Luôn tin tưởng và nhận thức, thực hiện đúng chủ trương, quan điểm của Đảng và nhà nước về xây dựng, thực hiện hệ thống mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, không ngừng học hỏi và trau dồi kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng và thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế ở địa phương/ngành công tác. 4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học Chuẩn đầu ra (Sau khi kết thúc bài giảng/chuyên đề này, học viên có thể đạt được) Đánh giá người học Yêu cầu đánh giá Hình thức đánh giá - Về kiến thức: - Hiểu được nội hàm kinh tế vĩ mô, quản lý kinh tế vĩ mô. - Hiểu được kiến thức cơ bản về mục tiêu kinh tế vĩ mô và hệ thống các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. - Phân tích được các khó khăn, trở ngại trong quản lý thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô. - Phân tích được sự tác động và vai trò của quản lý kinh tế vĩ mô. - Có năng lực phân tích các nội dung về các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô. - Có năng lực thực hiện và đánh giá kết quả quản lý kinh tế vĩ mô ở địa phương, cơ quan công tác theo các tiêu chí đo lường mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô. - Có năng lực vận dụng sáng tạo trong triển khai thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Thi tự luận hoặc vấn đáp Về kỹ năng: - Vận dụng được các kiến thức về mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô vào phân tích, đánh giá thực trạng về xây dựng và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. - Xây dựng được các kiến nghị, giải pháp ở địa phương, phạm vi quốc gia. - Về thái độ/Tư tưởng: +Nắm vững, ủng hộ chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về hệ thống mục tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. +Phản biện, đấu tranh với các luận điểm sai trái, chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô. 5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học Nội dung chi tiết Hình thức tổ chức dạy học Câu hỏi đánh giá quá trình 1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ 1.1. Khái quát về kinh tế vĩ mô 1.1.1. Nền kinh tế 1.1.2. Những vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô 1.1.3. Những cân đối kinh tế vĩ mô 1.2. Khái quát về quản lý kinh tế vĩ mô 1.2.1. Khái niệm quản lý kinh tế vĩ mô 1.2.2. Đặc điểm của quản lý kinh tế kinh tế vĩ mô + Thuyết trình, hỏi đáp, thảo luận, tự học. + Thảo luận: Những cân đối lớn của kinh tế vĩ mô; + Tự học: 1.1.1 Câu hỏi trước giờ lên lớp: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu những nội dung cơ bản nào? Mục tiêu cơ bản của quản lý kinh tế vĩ mô là gì? Giải thích tầm quan trọng của mỗi mục tiêu đó? Câu hỏi trong giờ lên lớp: Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô Quản lý kinh tế vĩ mô Các chỉ tiêu đánh giá quản lý kinh tế vĩ mô Câu hỏi sau giờ lên lớp (định hướng tự học và ôn tập): Theo đ/c Nhà nước nên có các giải pháp gì để thực hiện tốt hơn các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô? 2. HỆ THỐNG CÁC MỤC TIÊU QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ 2.1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2.1.1. Sản lượng quốc gia và đo lường sản lượng quốc gia 2.1.2. Tăng trưởng trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn 2.1.3. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2.1.4. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế 2.2. Mục tiêu ổn định giá cả 2.2.1. Phân loại lạm phát 2.2.2. Tác động của lạm phát 2.2.3. Thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả 2.2.4. Ý nghĩa của mục tiêu ổn định giá cả 2.3. Mục tiêu toàn dụng nhân lực 2.3.1. Một số khái niệm 2.3.2. Các loại thất nghiệp 2.3.3. Đo lường thất nghiệp, việc làm 2.3.4. Tác hại của thất nghiệp 2.3.5. Mục tiêu giảm thất nghiệp 2.4. Mục tiêu cán cân thanh toán quốc tế bền vững + Khái niệm + Cách thức tác động + Thuyết trình, hỏi đáp + Thảo luận: Mối quan hệ giữa mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô và những nội dung liên quan. + Tự học: 2.1.2; 2.1.4; 2.2.1; 2.3.2; 2.3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ Những điểm cần chú ý khi xác định mục tiêu 3.1.1. Những điểm cần chú ý về các mục tiêu 3.1.2. Các căn cứ xác định mục tiêu 3.2. Những khó khăn khi thực hiện mục tiêu Thuyết trình – hỏi đáp + Tự học: 3.1.1; 3.2; 6. Tài liệu học tập 6.1. Tài liệu phải đọc: 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình cao cấp lý luận chính trị – Quản lý kinh tế; Nxb Lý luận Chính trị. 2. Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội XI, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011: tr.91- 147 3. Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội XII, NXB Chính trị quốc gia, H. 2016: tr.70- 82; tr.221- 265 6.2. Tài liệu nên đọc: 1. Đảng CSVN, Chiến lược phát triển KT- XH 2011- 2020, Ngày 16/2/2011. 2. Các tài liệu báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển KT- XH của địa phương công tác 7. Yêu cầu với học viên - Trước khi lên lớp: + Đọc đề cương; + Đọc tài liệu để có nội dung trả lời các câu hỏi trước khi học; + Chuẩn bị nội dung thảo luận. - Trong khi trên lớp: + Tập trung nghe và trao đổi với giảng viên các vấn đề liên quan tới nội dung của chuyên đề; + Nghiêm túc thực hiện thảo luận theo nội dung đã xác định. - Sau giờ lên lớp: + Đọc giáo trình và các nội dung tự học; + Thảo luận với các học viên khác các vấn đề phát sinh; + Tập hợp những nội dung cần làm rõ thêm và gửi về khoa theo địa chỉ: kinhtehvct1@gmail.com - Khoa Kinh tế - Học viện Chính trị khu vực I + Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau giờ lên lớp tại mục 5. III. BÀI 3 1. Tên bài: Chính sách kinh tế vĩ mô 2. Số tiết lên lớp: 10 3. Mục tiêu: Bài giảng này sẽ trang bị/cung cấp cho học viên: - Về kiến thức: (cần nêu được những kiến thức dự định cung cấp cho học viên) + Những kiến thức cơ bản về hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô (CSKTVM) với tư cách là công cụ quản lý kinh tế (QLKT) của Nhà nước; + Bản chất, nội dung, bộ công cụ và cơ chế tác động của từng CSKTVM; + Năng lực vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ta để quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong các giai đoạn lịch sử. - Về kỹ năng: (cần nêu được các kĩ năng dự định cung cấp cho học viên) + Vận dụng tri thức về CSKTVM trong thực tiễn hoạt động của bản thân. + Năng lực phân tích, đánh giá thực trạng việc xây dựng và thực hiện CSKTVM của nhà nước ta và của địa phương nơi học viên đang công tác. - Về thái độ/tư tưởng: (cần nêu được phẩm chất, tư tưởng dự định người học đạt được sau khi học tập bài giảng) + Tin tưởng vào khả năng quản lý nền KTTT thông qua các CSKTVM của Nhà nước Việt Nam; + Nhận thức đúng và tích cực đóng góp vào hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các CSKTVM của Nhà nước ta. 4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học Chuẩn đầu ra (Sau khi kết thúc bài giảng/chuyên đề này, học viên có thể đạt được) Đánh giá người học Yêu cầu đánh giá Hình thức đánh giá - Về kiến thức: + Hiểu được nội dung (khái niệm, vai trò, cơ chế tác động) của một số CSKTVM cơ bản (Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư và chính sách thương mại quốc tế) với tư cách là công cụ QLKT của Nhà nước. + Trình bày được khái niệm CSKTVM và lí giải được tầm quan trọng của CSKTVM trong việc quản lý nền kinh tế của Nhà nước ta; + Phân tích được những CSKTVM cơ bản, giải thích được khái niệm, những đặc điểm, ưu điểm/hạn chế, vai trò hay mục đích chính của từng chính sách và giải thích được cơ chế tác động của từng chính sách tới sự phát triển KT-XH của đất nước; + Mô tả và phân tích được những diễn biến quan trọng của việc thực hiện những CSKTVM của Nhà nước ta qua từng giai đoạn cụ thể; và giải thích được lí do vì sao Nhà nước ta lại chọn việc áp dụng những CSKTVM nhất định trong những giai đoạn đó. + Có năng lực nhận diện được những CSKTVM cơ bản, cơ chế tác động của từng chính sách tới sự phát triển KT-XH của đất nước; + Có năng lực vận dụng lý luận vào việc thực hiện các CSKTVM cơ bản ở Việt Nam; + Có năng lực phân tích, đề xuất hoạch định, hay hoàn thiện những CSKTVM của quốc gia/địa phương; Thi tự luận; Vấn đáp - Về kỹ năng: Phân tích, đánh giá; phát hiện và giải quyết vấn đề trong nghiên cứu, hoạch định và thực thi các CSKTVM ở tầm quốc gia, địa phương và ngành học viên công tác. + Rèn luyện được phương pháp tư duy quản lý kinh tế phù hợp vị trí công tác. - Về thái độ/Tư tưởng: Tích cực nghiên cứu, tham gia đóng góp hoàn thiện, vận dụng và tổ chức thực hiện tốt CSKTVM ở nước ta. 5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học Nội dung chi tiết Hình thức tổ chức dạy học Câu hỏi đánh giá quá trình 1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ (CSKTVM) 1.1. Khái niệm CSKTVM 1.2. Phân loại CSKTVM 1.3. Vai trò của CSKTVM - Thuyết trình – hỏi đáp – thảo luận - Thảo luận:Vai trò của CSKTVM - Tự học: mục 1.2 Câu hỏi trước giờ lên lớp: Phân biệt CSKT và CSKTVM. Vì sao nhà nước ưu tiên sử dụng các CSKTVM trong QLNN về KT? Câu hỏi trong giờ lên lớp: Cơ chế tác động của các công cụ trong mỗi CSKTVM. Câu hỏi sau giờ lên lớp (định hướng tự học và ôn tập): 1. Phân tích nội dung của các chính sách kinh tế vĩ mô? 2. Đánh giá thực tiễn vận dụng từng chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ta thời gian qua và đề xuất giải pháp. 2. Chính sách tài khoá (CSTK) 2.1 Khái niệm CSTK 2.2. Đặc điểm CSTK 2.3. Các công cụ và cơ chế tác động của CSTK 2.3.1. Công cụ thuế 2.3.2. Công cụ chi ngân sách nhà nước 2.3.3. Cân đối ngân sách nhà nước 2.4. Ưu, nhược điểm của CSTK 2.5. Vận dụng CSTK ở VN - Thuyết trình - Hỏi đáp - Thảo luận: Phân tích và đánh giá việc thực hiện CSKTVM tại địa phương nơi học viên công tác giai đoạn .....? Tự học: 2.4; 3.4; 4.4; 5.4 3. Chính sách tiền tệ (CSTT) 3.1 Khái niệm CSTT 3.2 Đặc điểm CSTT 3.3 Các công cụ và cơ chế tác động của CSTT 3.3.1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 3.3.2. Nghiệp vụ thị trường mở 3.3.3. Lãi suất chiết khấu 3.3.4. Một số quy chế điều tiết 3.3.5. Chính sách tỷ giá hối đoái 3.4 Ưu, nhược điểm của CSTT 3.5 Vận dụng CSTT ở Việt Nam 4. Chính sách thương mại quốc tế (CSTMQT) 4.1. Khái niệm CSTMQT 4.2. Đặc điểm CSTMQT 4.3. Các công cụ và cơ chế tác động của CSTMQT 4.3.1. Thuế quan 4.3.2. Công cụ phi thuế quan 4.4. Ưu, nhược điểm của CSTMQT 4.5. Vận dụng CSTMQT ở Việt Nam 5. Chính sách đầu tư (CSĐT) 5.1. Khái niệm CSĐT 5.2. Đặc điểm CSĐT 5.3. Công cụ và cơ chế tác động của CSĐT 5.3.1. Nhóm công cụ bảo hộ đầu tư 5.3.2. Nhóm công cụ định hướng đầu tư 5.3.3. Nhóm công cụ ưu đãi đầu tư 5.3.4. Nhóm công cụ hạn chế đầu tư 5.4. Ưu, nhược điểm của CSĐT 5.5 Vận dụng CSĐT ở Việt Nam 6. Tài liệu học tập 6.1. Tài liệu phải đọc: 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình cao cấp lý luận chính trị - Quản lý kinh tế; Nxb Lý luận Chính trị. 2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011: tr. 107- 112; 140- 146; 204 -215. 3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H. 2016: tr. 222- 225; tr.277- 280 6.2. Tài liệu nên đọc: 1. Lê Vinh Danh: Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương ở các nước phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1997. 2. Nguyễn Thị Nguyệt (chủ biên): Chính sách tài khóa và chu kỳ kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2017 7. Yêu cầu với học viên - Trước khi lên lớp: + Đọc đề cương; + Đọc tài liệu để có nội dung trả lời các câu hỏi trước khi học; + Chuẩn bị nội dung thảo luận. - Trong khi trên lớp: + Tập trung nghe và trao đổi với giảng viên các vấn đề liên quan tới nội dung của chuyên đề; + Nghiêm túc thực hiện thảo luận theo nội dung đã xác định. - Sau giờ lên lớp: + Đọc giáo trình và các nội dung tự học; + Thảo luận với các học viên khác các vấn đề phát sinh; + Tập hợp những nội dung cần làm rõ thêm và gửi về khoa theo địa chỉ: kinhtehvct1@gmail.com - Khoa Kinh tế - Học viện Chính trị khu vực I + Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau giờ lên lớp tại mục 5. IV. Bài 4 1. Tên bài: Quản lý tài chính công 2. Số tiết lên lớp: 5 tiết 3. Mục tiêu: Bài giảng này sẽ trang bị/cung cấp cho học viên: - Về kiến thức: + Những nội dung cơ bản về tài chính công + Những thành tựu chủ yếu và những hạn chế, yếu kém trong quản lý tài chính công ở Việt Nam + Mục tiêu, quan điểm và giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý tài chính công ở Việt Nam - Về kỹ năng: Năng lực tổng hợp, phân tích và phát hiện vấn đề liên quan đến quản lý tài chính công. - Về tư tưởng: Tin tưởng và thực hiện đúng các chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý tài chính công tại địa phương/cơ quan công tác. 4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học Chuẩn đầu ra (sau khi kết thúc bài giảng này, học viên có thể đạt được) Đánh giá người học Yêu cầu đánh giá Hình thức đánh giá - Về kiến thức + Định nghĩa được tài chính công và quản lý tài chính công; mô tả được cơ cấu tài chính công ở Việt Nam; trình bày được đặc điểm và vai trò của tài chính công cũng như các nguyên tắc và yêu cầu quản lý tài chính công; nhắc lại được nội dung quản lý tài chính công ở Việt Nam + Giải thích được khái niệm tài chính công và quản lý tài chính công; bàn luận được về cơ cấu tài chính công; tái khẳng định đặc điểm và vai trò của tài chính công; làm rõ nguyên tắc và nội dung quản lý tài chính công ở Việt Nam; xác định những mục tiêu, quan điểm đổi mới quản lý tài chính công ở Việt Nam trong thời gian tới. - Có năng lực khái quát được các lý luận chung về tài chính công, các nội dung của quản lý tài chính công ở Việt Nam. - Có năng lực đánh giá, tổng kết những ưu điểm/hạn chế của công tác quản lý tài chính công ở Việt Nam/địa phương/ngành công tác. - Có năng lực đề xuất quan điểm và giải pháp đổi mới công tác quản lý tài chính công ở Việt Nam/địa phương/ngành công tác. Thi tự luận; Vấn đáp - Về kỹ năng: + Áp dụng được các kiến thức vào thực tiễn công tác quản lý tài chính công tại địa phương/cơ quan công tác; + Xây dựng được các giải pháp đổi mới công tác quản lý tài chính công ở địa phương/ngành công tác. - Về thái độ: + Ủng hộ chủ trương, quan điểm của Đảng và nhà nước trong thực hiện công tác quản lý tài chính công ở địa phương/ngành công tác. + Đóng góp các ý kiến góp phần hoàn thiện, đổi mới công tác quản lý tài chính công. 5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học Nội dung chi tiết Hình thức tổ chức dạy học Câu hỏi đánh giá quá trình 1. Khái quát về tài chính công và quản lý tài chính công 1.1. Khái quát về tài chính công 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và chức năng của tài chính công 1.1.2 Các bộ phận cấu thành của tài chính công 1.2. Khái quát về quản lý tài chính công 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý tài chính công 1.2.2 Các nguyên tắc quản lý tài chính công 1.2.3 Nội dung quản lý tài chính công - Thuyết trình - Hỏi- đáp - Tự học: Mục 1.2.2. - Thảo luận: Các nguyên tắc quản lý tài chính công Câu hỏi trước giờ lên lớp: 1. Thế nào là tài chính công và quản lý tài chính công? Câu hỏi trong giờ lên lớp: 1. Phân biệt tài chính công và tài chính nhà nước ? 2. Mục tiêu quản lý tài chính công là gì? 3. Phân tích một nội dung cụ thể của công tác quản lý tài chính công ? 4. Thực trạng công tác quản lý tài chính công ở VN thời gian qua như thế nào? (thành công và hạn chế) Câu hỏi sau giờ lên lớp: 1. Công tác quản lý tài chính công tại địa phương/cơ quan công tác có những ưu điểm hoặc hạn chế gì? Nguyên nhân cơ bản là gì? 2. Để hoàn thiện, đổi mới công tác quản lý tài chính công tại địa phương/cơ quan công tác, theo đồng chí, cần thực hiện những giải pháp nào? Vì sao? 2. Quản lý tài chính công ở VN- Những thành tựu chủ yếu, những hạn chế, yếu kém và định hướng đổi mới 2.1. Những thành tựu chủ yếu trong quản lý tài chính công ở VN 2.2. Những hạn chế, yếu kém trong quản lý tài chính công ở VN 2.3. Mục tiêu, quan điểm và giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý tài chính công ở VN 2.3.1 Mục tiêu, quan điểm đổi mới quản lý tài chính công ở VN 2.3.2 Các giải pháp đổi mới quản lý tài chính công ở VN - Thuyết trình - Hỏi- đáp - Tự học: Mục 2.3.2. Giải pháp đổi mới quản lý tài chính công ở Việt Nam - Thảo luận: Nội dung đổi mới tài chính công ở Việt Nam 6. Tài liệu học tập 6.1. Tài liệu phải đọc: 1. Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình CCLLCT Quản lí kinh tế, NXB LLCT, H. 2018. 2. Học viện Tài chính- Giáo trình Quản lý tài chính công, Hà Nội 2009. 6.2 Tài liệu nên đọc: 1. Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, H.2016. 3. Nghị quyết số 07- NQ/TW(18/11/2016) của Bộ Chính trị về chủ trưởng, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. 7. Yêu cầu đối với học viên - Trước khi lên lớp: + Đọc đề cương + Đọc tài liệu để có nội dung trả lời các câu hỏi trước khi học; + Chuẩn bị nội dung thảo luận. - Trong khi trên lớp: + Tập trung nghe và trao đổi với giảng viên các vấn đề liên quan tới nội dung của chuyên đề; + Nghiêm túc thực hiện thảo luận theo nội dung đã xác định. - Sau giờ lên lớp: + Đọc giáo trình và các nội dung tự học; + Thảo luận với các học viên khác các vấn đề phát sinh; + Tập hợp những nội dung cần làm rõ thêm và gửi về khoa theo địa chỉ: kinhtehvct1@gmail.com - Khoa Kinh tế - Học viện Chính trị khu vực I + Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau giờ lên lớp tại mục 5. V. BÀI 5 1. Tên bài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. 2. Số tiết lên lớp: 05 3. Mục tiêu: Bài giảng này sẽ cung cấp/trang bị cho người học: - Về kiến thức: Kiến thức về doanh nghiệp trong nền kinh tế; vai trò và nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. - Về kỹ năng: Năng lực phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp, đưa ra các khuyến nghị chính sách để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. - Về tư tưởng: Quán triệt và tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp nói chung và quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nói riêng trong quá trình đổi mới hiện nay. 4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học Chuẩn đầu ra (Sau khi kết thúc chuyên đề này, học viên có thể đạt được) Đánh giá người học Yêu cầu đánh giá Hình thức đánh giá - Về kiến thức: + Hiểu được bản chất, vai trò, phân loại, các nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. + Phân tích được vai trò, nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. + Phân tích được những quan điểm, giải pháp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay. + Có năng lực phân tích vai trò, các nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; giải thích sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. + Có năng lực luận giải quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về khái niệm, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. + Có năng lực đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở Việt Nam/địa phương công tác. + Có năng lực đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở Việt Nam/địa phương công Thi tự luận; Vấn đáp - Về kỹ năng: + Áp dụng được các kiến thức của chuyên đề trong đánh giá các chính sách và biện pháp quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. + Xây dựng được chiến lược, hoặc kế hoạch/ đề án hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở phạm vi quốc gia hoặc ngành/lĩnh vực công tác. - Về tư tưởng: + Tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền chủ trương, quan điểm của Đảng và nhà nước về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. + Bảo vệ chống lại những quan điểm đi ngược lại chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. 5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học Nội dung chi tiết Hình thức tổ chức dạy học Câu hỏi đánh giá quá trình 1. BẢN CHẤT, PHÂN LOẠI, VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - Câu hỏi trước giờ lên lớp 1. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường? 2. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường? 3. Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp? - Câu hỏi trong giờ lên lớp 1. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 2. Phân biệt quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp 3. Đánh giá QLNN đối với DNTN ở Việt Nam. Câu hỏi sau giờ lên lớp 1. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở địa phương/ngành đồng chí công tác. Đề xuất giải pháp giải quyết. 2. Phân tích khó khăn lớn nhất trong việc tạo lập môi trường để doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương/ngành đồng chí đang công tác phát triển. Đề xuất khuyến nghị chính sách. 1.1. Bản chất doanh nghiệp - Thuyết trình - Tự nghiên cứu tài liệu - Hỏi đáp - Thuyết trình - Thảo luận nhóm:Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường 1.2. Phân loại doanh nghiệp 1.2.1. Phân loại theo các hình thức doanh nghiệp luật định ở Việt Nam 1.2.2. Các cách phân loại khác Vai trò của doanh nghiệp Vai trò của doanh nghiệp nói chung Vai trò của doanh nghiệp nhà nước- loại hình đặc thù trong hệ thống doanh nghiệp 1.4. Những nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 2.1. Nhận thức về sự phân định quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp với quản trị kinh doanh của doanh nghiệp - Hỏi đáp - Thuyết trình - Thảo luận: Hãy phân tích một tình huống có vấn đề trong hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua. Từ đó hãy đề xuất giải pháp để xử lý tình huống. Các nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Ban hành khung khổ pháp lý để doanh nghiệp hoạt động Ban hành và thực hiện các chính sách đối với doanh nghiệp Tổ chức bộ máy thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp Kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp Thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Tiếp tục tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, thực hiện bình đẳng trong kinh doanh Cải tiến các thủ tục hành chính trong quản lý doanh nghiệp Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp Cải tiến, nâng cao chất lượng kiểm tra, thanh tra, giám sát các doanh nghiệp Giải pháp đối với doanh nghiệp nhà nước Tổ chức, sắp xếp lại (tái cấu trúc) các doanh nghiệp nhà nước Xác lập cơ chế quản lý của Nhà nước rõ ràng, minh bạch, hiệu quả Ban hành các chính sách thích hợp đối với các doanh nghiệp nhà nước Thuyết trình – hỏi đáp – thảo luận. Tự học 3.2; 3.3; 3.4. 6. Tài liệu học tập 6.1. Tài liệu phải đọc 1. Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình CCLLCT Quản lí kinh tế, NXB LLCT, H. 2018. 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam (2017), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và về kinh tế tư nhân, tháng 6/2017. 3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (tr234; 254-255; 262- 263; 290- 292) 6.2. Tài liệu nên đọc 1. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp 2014, số 68/2014/QH13. 2. Quốc hội (2005), Luật DN 2005, số 60/2005/QH11 7. Yêu cầu với học viên - Trước khi lên lớp: + Đọc đề cương; + Đọc tài liệu để có nội dung trả lời các câu hỏi trước khi học; + Chuẩn bị nội dung thảo luận. - Trong khi trên lớp: + Tập trung nghe và trao đổi với giảng viên các vấn đề liên quan tới nội dung của chuyên đề; + Nghiêm túc thực hiện thảo luận theo nội dung đã xác định. - Sau giờ lên lớp: + Đọc giáo trình và các nội dung tự học; + Thảo luận với các học viên khác các vấn đề phát sinh; + Tập hợp những nội dung cần làm rõ thêm và gửi về khoa theo địa chỉ: kinhtehvct1@gmail.com - Khoa Kinh tế - Học viện Chính trị khu vực I + Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau giờ lên lớp tại mục 5. VI. BÀI 6 1. Tên bài: Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. 2. Số tiết lên lớp: 5 tiết. 3. Mục tiêu: Bài giảng/chuyên đề này sẽ trang bị/cung cấp cho học viên: - Về kiến thức: Nhận thức được lý luận cơ bản về: + Bộ máy QLNN về kinh tế + Những thành công, hạn chế trong thiết kế, vận hành bộ máy QLNN về kinh tế ở Việt Nam hiện nay + Định hướng đổi mới trong những năm tới. - Về kỹ năng: Có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến bộ máy QLNN về kinh tế. - Về thái độ/tư tưởng: Hiểu rõ, tin tưởng, nắm vững và có tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan đến bộ máy QLNN về kinh tế. 4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học Chuẩn đầu ra (Sau khi kết thúc bài giảng/chuyên đề này, học viên có thể đạt được) Đánh giá người học Yêu cầu đánh giá Hình thức đánh giá - Về kiến thức: + Định nghĩa và liệt kê các đặc điểm của bộ máy QLNN về kinh tế ở Việt Nám. + Hiểu và phân tích được các khía cạnh của xây dựng bộ máy QLNN về kinh tế ở Việt Nam. + Xác định được định hướng của Đảng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy QLNN về kinh tế của Việt Nam trong những năm sắp tới + Năng lực phân tích các nội dung xây dựng bộ máy QLNN về kinh tế ở Việt Nam. + Năng lực vận dụng lý luận về xây dựng bộ máy QLNN vào phân tích và đánh giá được các ưu điểm và khuyết điểm của quá trình xây dựng bộ máy QLNN về kinh tế ở Việt Nam hiện nay; + Năng lực vận dụng lý luận vào việc chỉ ra được nguyên nhân cũng như nêu phương hướng khắc phục những nhược điểm về xây dựng bộ máy QLNN về kinh tế ở địa phương, ngành công tác, qua đó đễ xuất các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy QLNN về kinh tế ở địa phương. Thi tự luận; Vấn đáp - Về kỹ năng: + Tổng hợp và đánh giá thực trạng bộ máy QLNN về kinh tế ở Việt Nam + Vận dụng vào xây dựng và hoàn thiện bộ máy QLNN về kinh tế ở Việt Nam - Về thái độ/Tư tưởng: + Ủng hộ tuyệt đối các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện bộ máy QLNN về kinh tế ở Việt Nam. 5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học Nội dung chi tiết Hình thức tổ chức dạy học Câu hỏi đánh giá quá trình 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ 1.1. Khái niệm và đặc điểm bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế 1.1.1. Khái niệm bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế 1.1.2. Đặc điểm của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế 1.1.2.1. Đặc điểm chung của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế 1.1.2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam 1.2. Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế 1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế 1.2.1.1 Các hình thức tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế 1.2.1.2. Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế 1.2.2. Xác lập cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế 1.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế - Thuyết trình – hỏi đáp – thảo luận - Tự học: 1.1.2; 1.2.2. Câu hỏi trước giờ lên lớp: Nhận thức về hoạt động của bộ máy QLNN về KT ở Việt Nam. Câu hỏi trong giờ lên lớp: 1. Đặc điểm cơ bản của bộ máy QLNN về KT. 2. Cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở địa phương? 2. Đánh giá việc xây dựng tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ quản lý. Liên hệ việc thực hiện ở địa phương đồng chí công tác? 3. Đánh giá công tác sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả ở địa phương, ngành đồng chí công tác ? Câu hỏi sau giờ lên lớp (định hướng tự học và ôn tập): 1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở địa phương? 2. Giải pháp xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước về kinh tế ở địa phương? 2.THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM 2.1. Những ưu điểm của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam 2.2. Những hạn chế trong tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam - Thuyết trình – hỏi đáp - Tự học: 2.1. 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM 3.1. Quan điểm hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam 3.2. Giải pháp chủ yếu hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta - Thuyết trình – hỏi đáp - Tự học: 3.2 - Thảo luận: Đề xuất giải pháp xử lý tình huống cụ thể ở địa phương: Xây dựng tiêu chí đánh giá CBQL về kinh tế; quy hoạch- bầu cử- tuyển dụng- đào tạo- đánh giá... 6. Tài liệu học tập 6.1. Tài liệu phải đọc: 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình cao cấp lý luận chính trị Quản lý kinh tế; Nxb Lý luận Chính trị. 2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, H.2016 3. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH TW ĐCSVN khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” 6.2. Tài liệu nên đọc: 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, H.2001, các trang: 33; 100- 108; 131- 137; 235- 331; 337- 339. 2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, H.2006, các trang: 70; 78- 79; 126- 129; 174; 253- 258. 7. Yêu cầu với học viên - Trước khi lên lớp: + Đọc đề cương; + Đọc tài liệu để có nội dung trả lời các câu hỏi trước khi học; + Chuẩn bị nội dung thảo luận. - Trong khi trên lớp: + Tập trung nghe và trao đổi với giảng viên các vấn đề liên quan tới nội dung của chuyên đề; + Nghiêm túc thực hiện thảo luận theo nội dung đã xác định. - Sau giờ lên lớp: + Đọc giáo trình và các nội dung tự học; + Thảo luận với các học viên khác các vấn đề phát sinh; + Tập hợp những nội dung cần làm rõ thêm và gửi về khoa theo địa chỉ: kinhtehvct1@gmail.com - Khoa Kinh tế - Học viện Chính trị khu vực I + Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau giờ lên lớp tại mục 5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_quan_ly_kinh_te.doc
Tài liệu liên quan