Giáo trình Tài chính ngân hàng - Bài 3: Giới thiệu về hệ thống ngân hàng Việt Nam
2. NV tài sản Có
2.1. NV Ngân quỹ
- Tiền mặt tại quỹ: tính toán tiền tồn quỹ sao cho có lợi
nhất
- Tiền gửi tại các NH khác (mua bán CK, chuyển tiền, bảo
lãnh, tín dụng, giao dịch ngoại tệ )
- Tiền gửi tại NHTW (dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh
toán
- Dự trữ giấy tờ có giá ngắn hạn
45 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tài chính ngân hàng - Bài 3: Giới thiệu về hệ thống ngân hàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 1
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG VIỆT NAM
BÀI 3.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 2
Giai đoạn 1:
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945: Ngân
hàng Đông Dương: Ngân hàng phát hành Trung
ương, đồng thời là một ngân hàng kinh doanh
đa năng bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng
thương mại và nghiệp vụ đầu tư.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 3
Giai đoạn 2:
Sau Cách mạng tháng 8:
ĐH Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 02/1951)
đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam ra đời, theo sắc lệnh của
Chủ tịch nước
Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (NHNN).
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 4
Giai đoạn 3:
Thời kỳ 1975-1985 là giai đoạn khôi phục kinh tế sau
chiến tranh. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng
Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công
cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh
doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 5
Giai đoạn 4:
Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị
định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển hẳn
hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh.
Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua và
công bố Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và
Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty
tài chính.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 6
Giai đoạn 4:
Trong đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ,
ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng
trung ương;
Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch
vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 7
Giai đoạn 5:
Từ năm 1990 đến nay: Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, với chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN tiếp tục
được bổ sung, hoàn thiện theo quy định của
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm
1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003).
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 8
Giai đoạn 5:
Hiên nay:
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và
các nghị định của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN
(Nghị định số 88/1998/NĐ-CP ngày 02/11/1998,
Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003, Nghị
định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008, Nghị định
số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013).
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHNN VN
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 9
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 10
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm
2010 quy định:
- NHNN thực hiện tổ chức, quản lý, giám sát
hệ thống thanh toán quốc gia,
- NHNN cung ứng dịch vụ thanh toán cho
các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám
sát sự vận hành của các hệ thống thanh
toán trong nền kinh tế;
- NHNN thực hiện quản lý các phương tiện
thanh toán trong nền kinh tế.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 11
Hiện nay, hoạt động thanh toán qua ngân hàng của Việt
Nam chủ yếu được xử lý qua:
(i) Các hệ thống thanh toán do NHNN tổ chức, vận hành
và quản lý (Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử/giấy; Hệ
thống thanh toán điện tử liên ngân hàng;
(ii) Các hệ thống chuyển mạch và thanh toán bù trừ thẻ;
(iii) Các hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng
khoán;
(iv) Các hệ thống thanh toán nội bộ, thanh toán song
phương do một số TCTD tổ chức, vận hành và quản lý.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 12
Với các giao dịch thanh toán quốc tế được xử
lý qua:
- Dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua hệ thống
SWIFT và Dịch vụ chuyển tiền Western Union
(WU) do các TCTD trong nước trực tiếp thỏa
thuận, ký kết tham gia, hợp tác với các tổ chức
quốc tế.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 13
Thanh toán quốc tế:
Từ năm 2007, NHNN chỉ định NHTMCP Ngoại
thương Việt Nam hoạt động với tư cách là ngân hàng
thanh toán bù trừ nội địa các giao dịch thẻ Visa của
các thành viên trong nước qua tài khoản của các ngân
hàng thành viên mở tại NHTMCP Ngoại thương Việt
Nam, làm đầu mối thanh toán đối với các giao dịch
thẻ Visa thực hiện trong nước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 14
Thanh toán quốc tế:
Từ năm 2012, NHTMCP Đầu tư & Phát triển
Việt Nam cũng được chính thức triển
khai Dịch vụ đại lý quyết toán các giao dịch
nội địa thẻ Master Card để thực hiện thanh
toán bù trừ và quyết toán các giao dịch nội địa
đối với thẻ Master Card.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 15
Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy
định:
“Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết
định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định
mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện
bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng
các công cụ và biện pháp để thực hiện mục
tiêu đề ra”.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 16
1. Định hướng điều hành chính sách tiền
tệ và hoạt động ngân hàng
2. Thẩm quyền chính sách tiền tệ quốc
gia : Luật NHNN năm 2010
3. Các công cụ thực thi chính sách tiền tệ
CÔNG CỤ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 17
TÁI CẤP VỐN
LÃI SUẤT
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
DỰ TRỮ BẮT BUỘC
NV THỊ TRƯỜNG MỞ
CÔNG CỤ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 18
1. Tái cấp vốn:
- Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của
NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và
phương tiện thanh toán cho TCTD.
- NHNN quy định và thực hiện việc tái cấp
vốn cho TCTD theo các hình thức như cho vay
có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết
khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn
khác.
CÔNG CỤ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 19
2. Lãi suất:
- NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất
cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành
CSTT, chống cho vay nặng lãi.
- Nếu thị trường tiền tệ có diễn biến bất
thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi
suất áp dụng trong quan hệ giữa các TCTD với
nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng
khác.(Xem Bảng lãi suất của NHNN)
CÔNG CỤ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 20
Lãi suất cơ bản là gì?
- là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn.
- Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ
áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà
nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn
định lãi suất kinh doanh.
CÔNG CỤ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 21
Lãi suất cơ bản là gì?
- Lãi suất này được quyết định bởi Cục dự trữ
Liên bang để tăng hoặc giảm lãi suất hiện hành
cho các khoản vay ngắn hạn.
- Là lãi suất thấp nhất được các NHTM chủ lực
áp dụng đối với các khoản vay dành cho các
doanh nghiệp là khách hàng lớn.
- - Là cơ sở để các mức lãi khác tham khảo áp
dụng hoặc dựa vào đó để điều chỉnh.
CÔNG CỤ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 22
Loại lãi suất Giá trị
Văn bản
quyết định
Ngày
áp dụng
Lãi suất tái chiết
khấu
4,25%
1424/QĐ-
NHNN
10-07-2017
Lãi suất tái cấp vốn 6,25%
1424/QĐ-
NHNN
10-07-2017
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
CÔNG CỤ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 23
Thời hạn
Lãi suất BQ liên Ngân hàng
(% năm)
Doanh số
(Tỷ đồng)
Qua đêm 4,26 19.856
1 Tuần 4,55 8.119
2 Tuần 4,61 2.352
1 Tháng 4,54 400
3 Tháng 4,83 769
6 Tháng 5,44 35
9 Tháng 4,50(*) 13(*)
Ghi chú
(*) tham chiếu ngày 7/8/2018
Ngày áp dụng: 29/08/2018
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
CÔNG CỤ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 24
3. Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành
trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước. NHNN công bố tỷ giá hối đoái,
quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.
(Xem Bảng số liệu tỷ giá trung tâm của NHNN)
CÔNG CỤ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 25
Tỷ giá trung tâm Tỷ giá
1 Đô la Mỹ = 22.678 VND
Bằng chữ
Hai mươi hai nghìn sáu trăm
bảy mươi tám Đồng Việt Nam
Số văn bản 261/TB-NHNN
Ngày ban hành 31/08/2018
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt
Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 31/08/2018 như sau:
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 26
STT Ngoại tệ Tên ngoại tệ Mua Bán
1 USD Đô la Mỹ 22.700 23.308
2 EUR Đồng Euro 25.668 27.256
3 JPY Yên Nhật 198,17 210,43
4 GBP Bảng Anh 28.637 30.408
5 CHF France Thuỵ Sĩ 22.718 24.123
Tỷ giá áp dụng cho ngày 31/08/2018 - Đơn vị: VND
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 27
STT
Ngoại tệ Tên ngoại tệ Tỷ giá
1 EUR Đồng Euro 26.454,86
2 JPY Yên Nhật 203,95
3 GBP Bảng Anh 29.171,08
4 CHF France Thuỵ Sĩ 23.213,88
5 AUD Đô la Úc 16.560,36
(dùng tính thuế)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tỷ giá chéo đồng Vietnam so với Ngoại tệ
Tỷ giá chéo đồng Vietnam so với Ngoại tệ
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 28
STT
Ngoại tệ Tên ngoại tệ Tỷ giá
6 CAD Đô la Canada 17.539,26
7 SEK Curon Thuỵ Điển 2.471,41
8 NOK Curon Nauy 2.708,87
9 DKK Curon Đan Mạch 3.548,59
10 RUB Rúp Nga 332,45
(dùng tính thuế)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 29
4. Dự trữ bắt buộc:
- Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại
NHNN để thực hiện CSTT quốc gia.
- NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng
loại hình TCTD và từng loại tiền gửi tại TCTD
nhằm thực hiện CSTT quốc gia.
- NHNN quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ
bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng
loại hình TCTD đối với từng loại tiền gửi.
(Xem Bảng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN)
Tỷ giá chéo đồng Vietnam so với Ngoại tệ
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (áp dụng 01/6/2018)
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 30
Loại TCTD
Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ
Không kỳ
hạn và có kỳ
hạn dưới 12
tháng
Kỳ hạn từ 12
tháng trở
lên
Tiền gửi của
tổ chức tín
dụng ở nước
ngoài
Tiền gửi khác
không kỳ hạn
và có kỳ hạn
dưới 12 tháng
Tiền gửi khác
cókỳ hạn từ
12 tháng trở
lên
1. Quỹ tín dụng
nhân dân, tổ chức
tài chính vi mô
0% 0% 0% 0% 0%
2. Ngân hàng chính
sách
Theo quy định
của Chính phủ
Theo quy định
của Chính phủ
Theo quy định
của Chính phủ
Theo quy định
của Chính phủ
Theo quy định
của Chính phủ
3. Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt
Nam, ngân hàng
hợp tác xã
3% 1% 1% 7% 5%
4. Tổ chức tín dụng
khác 3% 1% 1% 8% 6%
CÔNG CỤ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 31
5. Nghiệp vụ thị trường mở:
NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với
TCTD; quy định loại giấy tờ có giá được phép
giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Các loại giấy tờ có giá được giao dịch
trên thị trưởng Mở
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 32
1. Các tổ chức tín dụng là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở được sử
dụng các giấy tờ có giá sau trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở:
1. Tín phiếu Kho bạc;
b. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
c. Trái phiếu Kho bạc;
d. Trái phiếu công trình Trung ương;
đ. Công trái;
e. Trái phiếu Chính phủ do Quỹ hỗ trợ phát triển phát hành trước khi Quỹ Hỗ
trợ phát triển được tổ chức lại thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trái phiếu
Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chỉ
định phát hành và trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được
Chính phủ bảo lãnh thanh toán gốc, lãi khi đến hạn;
g. Trái phiếu chính quyền địa phương do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và
Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
Các loại giấy tờ có giá được giao dịch
trên thị trưởng Mở
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 33
2. Các loại giấy tờ có giá quy định tại điểm e, điểm g
khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng trong giao dịch
mua có kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước qua nghiệp
vụ thị trường mở.
3. Các loại giấy tờ có giá quy định tại khoản 1 Điều
này phải là các giấy tờ có giá được phát hành dưới
hình thức ghi sổ.
Trích Điều 1, Quyết định 86/QĐ-NHNN ngày
08/1/2007 của NHNN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- Ngân hàng thương mại (NHTM) là một định
chế tài chính trung gian.
- Hoạt động của NHTM đa dạng, có nhiều nghiệp
vụ, dịch vụ.
- Các NHTM thu hút nguồn vốn bằng cách huy
động vốn như: phát hành kỳ phiếu ngân hàng,
trái phiếu ngân hàng.
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 34
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- Các hoạt động của NHTM: nhận tiền gửi, cho
vay, thanh toán, chuyển tiền, ủy thác, bảo lãnh
- NHTM là doanh nghiệp đặc biệt, chuyên kinh
doanh trên lĩnh vực tiền tệ, vì mục tiêu lợi
nhuận.
- Hệ thống NHTM sẽ có khả năng tạo ra lượng
bút tệ (chức năng tạo tiền), là bộ phận quan
trọng trong khối cung tiền của nền kinh tế.
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 35
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Các loại ngân hàng:
- NH Chuyên doanh: chuyên môn hóa trong 1 lĩnh
vực như công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập
khẩu, đầu tư
- NH Kinh doanh tổng hợp: làm nhiệm vụ của
nhiều NH chuyên doanh.
- NH Đa năng: thực hiện tất cả nghiệp vụ NH kinh
doanh tổng hợp và ngoãi lĩnh vực ngân hàng như:
bảo hiêm, chứng khoán
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 36
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Các loại ngân hàng:
- NHTM nhà nước
- NHTM cổ phầm
- NHTM liên doanh
- NHTM nước ngoài
- Chi nhánh NHTM nước ngoài
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 37
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nghiệp vụ ngân hàng:
1. NV tài sản nợ
1.1. NV tạo vốn tự có (Vốn CSH của NH)
- Vốn điều lệ: được tạo lập khi thành lập NH, vốn riêng,
do CSH đóng góp.
- Nếu là NHCP thì vốn điều lệ do các cổ đông góp
- Vốn điều lệ, dùng để tạo cơ sở vật chất cho NH
- Các Quỹ: dự phòng rủi ro, khen thưởng, phúc lợi
- Lợi nhuận chưa chia: LN chưa sử dụng tới
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 38
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nghiệp vụ ngân hàng:
1. NV tài sản nợ
1.2. Nghiệp vụ huy động vốn
- Thông qua nhận tiền gửi: thanh toán, định kỳ,
tiết kiệm,..
- Thông qua PH giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái
phiếu
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 39
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nghiệp vụ ngân hàng:
1. NV tài sản nợ
1.3. Nghiệp vụ vay vốn
- - Vay từ các định chế TC khác thông qua: chiết
khấu, vay qua đêm, HĐ mua lại
- Vay NHTW (NHNN)
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 40
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nghiệp vụ ngân hàng:
2. NV tài sản Có
2.1. NV Ngân quỹ
- Tiền mặt tại quỹ: tính toán tiền tồn quỹ sao cho có lợi
nhất
- Tiền gửi tại các NH khác (mua bán CK, chuyển tiền, bảo
lãnh, tín dụng, giao dịch ngoại tệ)
- Tiền gửi tại NHTW (dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh
toán
- Dự trữ giấy tờ có giá ngắn hạn
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 41
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nghiệp vụ ngân hàng:
2. NV tài sản Có
2.2. Cấp tín dụng
- Cho vay
- Bao thanh toán
- Bảo lãnh
- Cho thuê TC
- Chiết khấu
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 42
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nghiệp vụ ngân hàng:
2. NV tài sản Có
2.3. Đầu tư
- Liên doanh
- Cấp vốn thành lập công ty con
- Mua trái phiếu, tín phiếu
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 43
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nghiệp vụ ngân hàng:
2. NV tài sản Có
2.4. Tài sản có khác
- Đầu tư vàng, ngoại tệ
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 44
Ngân hàng TM VN tốt nhất 2018
(theo Vietnam Report)
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tai_chinh_ngan_hang_bai_3_gioi_thieu_ve_he_thong.pdf