Giáo trình Tâm lý học ứng dụng

Vấn đề hình thành bầu không khí tâm lý của nhóm và tập thể lao động - Không khí tâm lý tốt đẹp trong một tập thể sản xuất có vai trò hết sức quan trọng giúp cho người lao động hăng say lao động hơn, được thể hiện ở những hiện tượng sau: + Có được một dư luận tập thể lành mạnh, tác động đến tư tưởng tình cảm, ý chí của từng thành viên trong tập thể. (Dư luận tập thể là những phán đoán thống nhất về mặt nội dung có trong tập thể trước những sự kiện xã hội, trước đời sống sinh hoạt của tập thể đó. Dư luận tập thể lành mạnh nó sẽ động viên mọi cá nhân hăng hái tích cực trước nhiệm vụ mà tập thể giao cho. Những lời bàn tán, dị nghị với dụng ý thiếu xây dựng sẽ bị dư luận tập thể tốt đẹp gạt bỏ). + Xây dựng được những xúc động tập thể, từ đó trong tập thể có sự hoà đồng tư tưởng, tình cảm, ý chí, nghị lực. . . Sự xúc động tập thể là hiện tượng đồng nhất trạng thái xúc cảm của những người trong cùng một đơn vị sản xuất. Nhờ sự hoà đồng xúc cảm: họ cùng nhau vui mừng trước những thành tích đạt được của mọi người, trước sự tiến bộ trong sản xuất của tập thể, cùng nhau lo lắng trước những khó khăn. + Không khí tâm lý tốt đẹp trong tập thể còn được thể hiện ở phong trào thi đua, tác phong bắt chước lẫn nhau trong tập thể.

docx99 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tâm lý học ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí tuệ và tình cảm. e. Tính dũng cảm Là khả năng sẵn sàng và nhanh chóng đi đến mục đích bất chấp khó khăn, nguy hiểm cho tính mạng hay lợi ích của bản thân. g. Tính tự kiềm chế, tự chủ là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ bản thân. Kìm hãm những hành động cho là không cần thiết hoặc có hại trong trường hợp cụ thể. Tóm lại: các phẩm chất nhân cách nói trên luôn gắn bó hữu cơ với nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên ý chí cao của con người và nó được thể hiện trong hành động ý chí. 2.2. Hành động ý chí và không ý chi - Hành động được điều chỉnh bằng ý chí gọi là hành động ý chí. Nói cách khác, hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục khó khăn thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra. Hành động ý chí có đặc điểm sau: + Chỉ xuất hiện khi gặp khó khăn trở ngại + Có mục đích đề ra từ trước, được ý thức một cách rõ ràng. + Có sự lựa chọn phương tiện và biện pháp tiến hành để đạt được mục đích. + Hành động ý chí không phụ thuộc vào cường độ mạnh hay yếu của nguồn kích thích mà cái quyết định là giá trị, ý nghĩa của nguồn kích thích đó. Chủ thể nhận thức được ý nghĩa của những kích thích tác động, từ đó quyết định hành động hay không hành động. + Hành động ý chí có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra của ý thức, luôn có sự nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại thực hiện đến cùng mục đích đề ra. - Hành động không có ý chí: là hành động có chung cho cả người và động vật, nó mang tính chất tự nhiên, không cần đến sự nỗ lực của ý chí. 2.3.Các khâu (giai đoạn) của hành động ý chí Một hành động ý chí thường có 3 giai đoạn sau: a.Giai đoạn chuẩn bị: là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn con người suy nghĩ, cân nhắc các khả năng khác nhau. Giai đoạn này bao gồm có các khâu sau: + Khâu 1: xác định rõ mục đích hành động. Con người ý thức rõ hành động của mình, đấu tranh động cơ để lựa chọn lấy một mục đích. + Khâu 2: lập kế hoạch hành động và lựa chọn phương tiện, biện pháp thực hiện hành động. + Khâu 3: quyết định hành động b. Giai đoạn thực hiện Việc chuyển từ quyết định hành động đến việc thực hiện hành động là sự thay đổi về chất, vì đó là sự chuyển biến nguyện vọng thành hiện thực. Việc thực hiện hành động có thể diễn ra hai hình thức: + Thực hiện hành động bên ngoài: là những thao tác, những phương thức để thực hiện hành động. + Hành động ý chí bên trong: là hành động của ý chí. Trong quá trình thực hiện hành động, con người có thể gặp những khó khăn trở ngại, đòi hỏi phải nỗ lực ý chí vượt qua nhằm thực hiện đến cùng mục đích đã định. c. Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động Khi hành động đạt đến một mức nào đó, thì con người đánh giá, đối chiếu kết quả của hành động có phù hợp với mục đích đặt ra hay không. Nếu đã đạt được mục chính thì hành động kết thúc. Việc đánh giá là cần thiết để rút kinh nghiệm cho hành động sau, tạo kích thích cho hành động tiếp theo. Sự đánh giá có thể xảy ra 2 trạng thái tâm lý (2 chiều): + Sự đánh giá về những thành công, hài lòng vui sướng, con người thấy thoả mãn, thúc đẩy con người hành động. + Sự đánh giá những thất bại, xảy ra với những rung cảm: không hài lòng, chưa thoả mãn, con người xấu hổ, hối hận thì kích thích con ngưòi cố gắng để loại trừ những mặt xấu. Như vậy, nếu chưa đạt mục đích thì hành động ý chí lại bắt đầu lại. Tóm lại: ba giai đoạn trên của một hành động ý chí có liên quan hữu cơ với nhau, nối tiếp nhau và bổ sung cho nhau. II. Trạng thái tâm lý (trạng thái chý ý) 1. Khái niệm chung về chú ý 1.1. Chú ý là gì? Chú ý là trạng thái tâm lý đi kèm theo các quá trình tâm lý khác, có tác dụng hướng các quá trình này tập trung vào một đối tượng nhất định, tạo điều kiện cho đối tượng được phản ánh tốt nhất. Chý ý là sự tập trung của ý thức vào một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết để hoạt động có hiệu quả. 1.2. Biểu hiện - Biểu hiện bên ngoài: thể hiện ở ánh mắt và động tác, nét mặt, nhìn chằm chằm, vểnh tai ra, ngồi im thin thít, ngây người ra. - Biểu hiện bên trong: khi chú ý con người thường: hô hấp trở nên nông hơn, đôi khi ngừng thở hoàn toàn, thở dài... 2. Các loại chú ý 2.1. Chú ý không chủ định - Chú ý có chủ định là loại chú ý không có mục đích tự giác, không có ý định dùng một loại biện pháp nào đó mà vẫn chú ý được. - Nguyên nhân: + Do đặc điểm của vật kích thích đó khác thường, hấp dẫn, có cường độ mạnh. + Do biến đổi của vật kích thích so với trước đó. + Những đối tượng phù hợp với nhu cầu, hứng thú cá nhân. 2.2. Chú ý có chủ định - Chú ý có chủ định là loại chú ý có mục đích tự giác, có kế hoạch, biện pháp nhằm hướng sự chú ý vào đối tượng nhất định. Nó đòi hỏi sự nỗ lực nhất định - Nguyên nhân: + Sự nhận thức của bản thân về tầm quan trọng, ý nghĩa nhiệm vụ cần thực hiện + Nguyện vọng và hứng thú đối với nhiệm vụ được giao. Loại chú ý này có mục đích, tự giác, có kế hoạch, có biện pháp để chú ý, đòi hỏi sự căng thẳng, gây mệt mỏi nhất định. 2.3. Sự chuyển hoá hai loại chú ý - Hai loại chú ý: chú ý chủ định và chú ý không chủ định nó không tồn tại một cách độc lập mà trong đời sống, trong hoạt động lao động của con người chúng liên quan chặt chẽ với nhau, chuyển hoá cho nhau. Ví dụ: khi mới đọc sách ta không có hứng thú gì cả, ta phải nỗ lực ý chí để hướng sự chú ý vào hoạt động thực tiễn khi vượt qua khó khăn, việc đọc sách lôi cuốn ta, hấp dẫn ta làm ta say mê, là ta tập trung chú ý tới việc chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, thoải mái. 3. Các phẩm chất chú ý 3.1. Tập trung chú ý Là sự phản ánh được quy vào phạm vi hẹp, nhằm phản ánh đối tượng một cách tốt nhất. Phạm vi càng hẹp thì sức chú ý càng tập trung, sự tập trung chú ý càng lớn, cường độ chú ý cao và chất lượng phản ánh càng tốt. + Ưu điểm: làm ta theo dõi được đầy đủ và sâu sắc một đối tượng nào đó. + Nhược điểm: ta không biết được xung quanh đang xảy ra chuyện gì. Ví dụ: Phạm Ngũ Lão mãi suy nghĩ việc nước đến nỗi giáo giặc đâm vào đùi mà không biết. 3.2. Phân phối chú ý Là khả năng cùng một lúc chú ý được đầy đủ những đối tượng khác nhau. 3.3. Khối lượng chú ý Là số lượng đối tượng được phản ánh trong “nháy mắt” với mức độ đầy đủ, sáng tỏ. Bởi vậy, những đối tượng có đặc điểm khác nhau thì số lượng các đối tượng đó được chú ý trong khoảng thời gian ngắn không được nhiều. 3.4. Sự di chuyển chú ý Là khả năng đang chú ý vào một đối tượng nào đó lại có thể tập trung nhanh chóng sang đối tượng khác khi cần thiết. Sự di chuyển chú ý phụ thuộc vào chủ định con người vào kết quả hoạt động trước và mức độ quan trọng hấp dẫn ở hoạt động diễn ra tiếp theo đó. 3.5. Tính bền vững của chú ý Là khả năng chú ý lâu dài vào một đối tượng nhất định mà không chuyển sang đối tượng khác khi cần thiết. III. Thuộc tính tâm lý của nhân cách 1. Xu hướng 1.1. Khái niệm xu hướng Xu hướng là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống động cơ quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn các thái độ của người đó. 1.2. Những mặt biểu hiện của xu hướng a. Nhu cầu - Khái niệm nhu cầu: nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoản cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển. - Đặc điểm của nhu cầu; + Nhu cầu là nguồn gốc bên trong, tạo nên tính tích cực của nhân cách. + Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng cụ thể. Vì vậy, nó thúc đẩy con người hành động. + Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả mãn nó quy định. + Nhu cầu có tính chu kỳ. + Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật.. - Phân loại nhu cầu: + Nhu cầu vật chất: là những nhu cầu đầu tiên làm cơ sở cho hoạt động của con người. Ví dụ như ăn, mặc, ở + Nhu cầu tinh thần: nhận thức, thẩm mỹ, giao tiếp, b. Hứng thú - Khái niệm hứng thú: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với đời sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân đó trong giao tiếp và hoạt động. - Vai trò của hứng thú: + Hứng thú làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, hoạt động trí tuệ. + Hứng thú làm tăng sức làm việc. + Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách sáng tạo, một cách tích cực trong hoạt động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. c. Lý tưởng - Khái niệm: Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, được phản ánh trong đầu óc con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chỉnh có sức lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống cá nhân trong một thời gian tương đối lâu dài để vươn tới mục tiêu đó. Như vậy, lý tưởng chứa đựng mặt nhận thức sâu sắc của chủ thể, chủ thể có tình cảm mãnh liệt đối với hình ảnh mẫu mực của mình. Lý tưởng có sức lôi cuốn toàn bộ cuộc sống con người vào các hoạt động vươn tới lý tưởng của mình. - Lý tưởng có các tính chất sau: + Có tính chất hiện thực: những hình ảnh của lý tưởng bao giờ cũng được xây dựng bởi hiện thực “chất liệu”. Vì vậy, nó có sức thúc đẩy con người hoạt động để đạt tới mục tiêu đó. + Có tính chất lãng mạn: Mục tiêu của lý tưởng là cái gì đó chưa có trong hiện tại mà sẽ có trong tương lai, đi trước hiện tại. Vì vậy, nó được con người tô vẽ cho nó những hình thức hấp dẫn, lôi cuốn lòng người. + Có tính chất xã hội và giai cấp: Lý tưởng mang tính chất xã hội và giai cấp vì xã hội nào, giai cấp nào cũng đều có hình ảnh lý tưởng của nó. d. Thế giới quan - Khái niệm: thế giới quan là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người. Khi nói về thế giới quan không thể không nói đến nhân sinh quan. Nhân sinh quan là cách nhìn của con người về con người một cách nhân hậu, chân thành, chân thiện, tin tưởng, tôn trọng. e. Niềm tin - Khái niệm: Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là cái kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí của con người thể nghiệm trở thành chân lý vững bền trong mỗi cá nhân. - Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để con người vượt qua khó khăn đi đến mục đích phù hợp với quan điểm đã chấp nhận. - Chính niềm tin mãnh liệt vào mục đích cao đẹp của cuộc sống sẽ tạo cho con người hệ thống động cơ của nhân cách, thúc đẩy con người vươn tới mục tiêu cao đẹp mà mình đã đặt ra. d. Tình cảm * Định nghĩa Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình xúc cảm trong những điều kiện xã hội. Như vậy, ở đây ta gặp một dạng tâm lý mới- phản ánh cảm xúc. Sự phản ánh cảm xúc, ngoài những điểm giống với sự phản ánh nhận thức- đều là phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ thể và có bản chất xã hội- lịch sử, lại có những đặc điểm khác về căn bản với sự phản ánh nhận thức: + Thứ nhất : Về đối tượng phản ánh, thì quá trình nhận thức phản ánh chính bản thân sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan, còn tình cảm lại phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhu cầu động cơ của con người chứ không phản ánh chính bản thân sự vật hiện tượng. + Thứ 2: Phạm vi phản ánh, những sự vật hiện tượng nào tác động vào các giác quan đều được nhận thức phản ánh ở một mức độ nhất định, trong khi đó thì tình cảm chỉ phản ánh những sự vật hiện tượng nào có liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn một nhu cầu hay động cơ nào đó của con người mới gây nên cảm xúc. + Thứ 3: Phương thức phản ánh, Nhận thức phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức những hình ảnh, biểu tượng, khái niệm, còn tình cảm phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức những rung động, những trải nghiệm của con người. + Thứ 4: Mức độ thể hiện tính chủ thể trong tình cảm cao hơn đậm nét hơn so với trong nhận thức. + Cuối cùng quá trình hình thành tình cảm lâu dài hơn nhiều, phức tạp hơn nhiều và được diễn ra theo quy luật khác với quá trình nhận thức. * Xúc cảm là gì ? Có nhiều người đồng nhất khái niệm xúc cảm với tình cảm. Tuy nhiên chúng đều có sự giống nhau: đều do hiện thực khác quan tác động vào mà có, do vậy biểu thị thái độ cá nhân đối với hiện thực khách quan mang tính giai cấp, lịch sử, xã hội. Nội dung hình thức biểu hiện mang màu sắc chủ quan. + Khác nhau: Xúc cảm Tình cảm - Có cả ở người và con vật. -Là một quá trình tâm lí. -Có tính chất nhất thời phụ thuộc vào tình huống - Luôn ở trạng thái hiện thực . - Xúc cảm xuất hiện trước tình cảm . - Thực hiện chức năng sinh vật giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường bên ngoài với tư cách một cá thể - Gắn liền với phản xạ không điều kiên, bản năng, có ở cả con người và động vật. - Chỉ có ở con người. -Là một thuộc tính tâm lí. -Có tính ổn định xác định. - Thường ở trạng thái tiềm tàng - Xuất hiện sau xúc cảm . - Thực hiện chức năng xã hội giúp con người định hướng và thích nghi với XH với tư cách một nhân cách. - Gắn liền với phản xạ có điều kiện với hệ thống tín hiệu 2 chỉ có ở con người Tuy có khác nhau như vậy nhưng: Xúc cảm, tình cảm có liên quan mật thiết với nhau * Vai trò của xúc cảm tình cảm: - Xúc cảm, tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của con người cả về mặt tâm lý, sinh lý. Con người không có xúc cảm thì không thể tồn tại được, chỉ trừ những người bị bệnh tâm thần - những người bị chứng vô tình cảm mà thôi. - Xúc cảm, tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc phục những khó khăn, trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. - Tình cảm có một ý nghĩa đặc biệt trong công việc sáng tạo. - Tình cảm thường xác định hành vi của con người, xác định việc xây dựng mục đích này hay mục đích kia trong cuộc sống. - Tình cảm có vai trò quan trọng đối với quá trình nhận thức của con người. Nếu không có những xúc cảm của con người thì xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý” (Lênin). - Đặc biệt, trong công tác giáo dục thì tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng: nó vừa là điều kiện vừa là phương tiện vừa là nội dung của giáo dục. * Các quy luật của tình cảm - Quy luật lây lan + Nội dung: Xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền “ lây “ sang người khác. + Ý nghĩa: Quy luật này có ý nghĩa rất to lớn trong các hoạt động tập thể của con người như lao động, học tập chiến đấu. Trong giáo dục quy luật này là cơ sở của nguyên tắc giáo dục trong tập thể và thông qua tập thể - Quy luật thích ứng + Nội dung: Xúc cảm, tình cảm cũng có hiện tượng thích ứng, nghĩa là một xúc cảm, tình cảm nào đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần một cách không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng được gọi là sự “chai dạn“ của tình cảm. Hiện tượng ”gần thường xa thương” chính là do quy luật này tạo nên. + Ý nghĩa: Trong đời sống và hoạt động hàng ngày, quy luật được ứng dụng một cách có hiệu quả. Chẳng hạn làm cho học sinh mất tính nhút nhát, sợ bị gọi lên bảng, thì giáo viên thường ưu tiên gọi học sinh đó lên bảng, với những câu hỏi vừa sức và một thái độ khuyến khích, động viên nhằm củng cố và tăng cường lòng tự tin của em đó. - Quy luật tương phản + Nội dung:Tương phản đó là sự tác động qua lại giữa những xúc cảm, tình cảm tích cực hay tiêu cực thuộc cùng một loại. + Ý nghĩa: trong văn học, nghệ thuật thì quy luật này được chú ý đến nhiều khi xây dựng các tình tiết, các tính cách và hành động của nhân vật nhằm đánh trúng tâm lý độc giả làm thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ, đạo đức của họ. Trong giáo dục, tư tưởng tình cảm, người ta cũng sự dụng quy luật này: biện pháp ôn nghèo nhớ khổ, ôn cố tri tân. - Quy luật di chuyển + Nội dung: xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ một đối tượng này sang một đối tượng khác . + Ý nghĩa: Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải chú ý kiểm soát thái độ xúc cảm của mình, làm cho nó mang tính có chọn lọc tích cực, tránh vơ đũa cả nắm, giận cá chém thớt, tránh hiện tượng tình cảm tràn lan không biên giới. - Quy luật về sự hình thành tình cảm + Nội dung: tình cảm được hình thành từ xúc cảm, do các xúc cảm cùng loại được động hình hoá, tổng hợp hoá khái quát hoá mà thành. + Ý nghĩa: quy luật này cho thấy muốn hình thành tình cảm cho học sinh thì phải đi từ xúc cảm. Không có xúc cảm, không có sự rung động thì không thể có một tình cảm nào cả. 2. Tính cách 2.1. Khái niệm chung về tính cách a. Tính cách là gì? Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường dùng các từ “tính tình”, “tính nết”, “tư cách” để chỉ tính cách. Những nét tính cách tốt thường được gọi là “đặc tính”, ”lòng”, ”tinh thần”..Những nét tính cách xấu thường được goị là “thói”,”tật” Từ tính cách được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến. Vậy khi nào thì ta dùng từ tính cách. +Khi chúng ta muốn đánh giá hành vi của một người nào đó . + Khi chúng ta muốn nói phương thức hành vi ổn định, quen thuộc đối với người đó. Vậytính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lí ổn định của con người, những đặc điểm này quy định phương thức hành vi điển hình của người đó trong những điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định, thể hiện thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và bản thân. b. Đặc điểm của tính cách Tính cách của con người có đặc điểm sau: - Tính ổn định và tính bền vững + Tính cách không phải là những hiện tượng tâm lí xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà xuất hiện nhiều lần trở thành thuộc tính tâm lí và những hành vi, cử chỉ cách nói năng được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen. + Tính ổn định và tính bền vững biểu hiện ở sự kết hợp chặt chẽ thường xuyên theo một kiểu riêng nhất định của các thuộc tính tâm lí. - Tính phức tạp và thống nhất Tính cách là một thuộc tính tâm lý, vì nó có tính ổn định và bền vững, nhưng nó cũng không phải là một thuộc tính riêng lẻ. Tính cách là một loại thuộc tính phức hợp của cá nhân, do nhiều thuộc tính tâm lý cá nhân khác kết hợp lại với nhau biểu hiện hệ thống thái độ và thể hiện trong hành vi cử chỉ, cách nói năng của cá nhân. Sự kết hợp này không phải là sự tổng cộng đơn giản mà là một sự kết hợp riêng biệt thành một tổng thể sinh động, thành một thể thống nhất, cũng giống như một bản nhạc không phải là một chuỗi riêng lẻ của những nốt nhạc. - Tính riêng biệt và độc đáo Tính cách là nét đặc trưng riêng của từng người. Nó là kiểu sống của từng cá nhân. Tính cách của mối cá nhân hết sức đa dạng và phức tạp, bởi vì tuy cùng sống trong một xã hội nhưng mỗi cá nhân lại có một điều kiện sống, một cách sống, một điều kiện hoạt động, một hoàn cảnh gia đình riêng không trùng lặp. Tính độc đáo nó thể hiện ở chỗ: lối sống của mỗi cá nhân có một kiểu nhất định, không ai giống ai. - Tính điển hình và tính cá biệt Cái điển hình trong tính cách có thể là những nét cơ bản chung cho một nhóm người, một giai cấp một dân tộc, phản ánh những điều kiện chung trong cuộc sống của họ. Nhưng những nét điển hình của tính cách không thể tách rời khỏi cá nhân và cá nhân như trên đã nói ngoài hoàn cảnh sống chung như mọi người lại có những hoàn cảnh sống và hoàn cảnh gia đình riêng. Do đó tính cách của cá nhân vừa thể hiện những nét điển hình chung của đông người lại vừa thể hiện những nét cá biệt của từng người cụ thể. 2.2. Cấu trúc của tính cách Tính cách có cấu trúc phức tạp, bao gồm có các mặt sau: a. Hệ thống thái độ Cái làm nên nội dung của tính cách thể hiện ở hệ thống thái độ sau: - Thái độ đối với tập thể và xã hội thể hiện qua nhiều nét tính cách như: lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thái độ chính trị, tinh thần hợp tác, tương thân, tương ái - Thái độ đối với lao động: như lòng yêu lao động, cần cù, sáng tạo, lao động có kỷ luật, có ý thức tiết kiệm - Thái độ đối với mọi người: yêu thương con người, tôn trọng, cởi mở, chân thành, công bằng, thẳng thắn - Thái độ đối với bản thân: thể hiện ở những nét tính cách như: khiêm tốn, lòng tự trọng, tự đòi hỏi cao, tính tự phê bình, tự đánh giá, nhận xét bản thân b. Hệ thống hành vi, cử chỉ nói năng của cá nhân Đây là sự thể hiện cụ thể ra bên ngoài của hệ thống thái độ của tính cách: - Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng rất đa dạng chịu sự chi phối của hệ thống thái độ nói trên. Bởi vì, mỗi hệ thống thái độ được biểu hiện ở các hành vi cử chỉ khác nhau. - Người có tính cách tốt, nhất quán thì sẽ thể hiện sự thống nhất giữa hệ thống thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ, nói năng. Trong đó, thái độ là mặt nội dung, mặt chủ đạo; còn hành vi, cử chỉ, nói năng là hình thức biểu hiện cảu tính cách không tách rời nhau, thống nhất hữu cơ với nhau 3. Khí chất 3.1. Khái niệm chung a. Khí chất là? Khí chất là thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân biểu hiện cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lí thể hiện các sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân. b. Một số quan điểm khác nhau về cơ sở sinh lí của khí chất - Quan điểm của Hipôcrat : một chất vượt trội quy định tính khí con người. + Máu chiếm tỉ lệ trội -> tính khí linh hoạt. + Chất nhờn chiếm tỉ lệ trội -> tính khí điềm tĩnh. + Mật vàng chiếm tỉ lệ trội -> tính khí sôi nổi. + Mật đen chiếm tỉ lệ trội -> tính khí ưu tư. - Quan điểm của Knétme (Đức) cho rằng cơ sở sinh lí của khí chất là do kiểu cấu trúc cơ thể quy định. + Người ghày, cao, nhẹ -> kiểu khí chất ưu tư. + Béo thấp, bụng to -> kiểu người tốt bụng. + Gân thịt, cơ, xương rắn chắc -> hăng hái, sôi nổi. - Quan điểm của Paplôp: căn cứ vào tính cân bằng của quá trình thần kinh thì hệ thần kinh mạnh chia thành: hệ thần kinh mạnh – cân bằng, hệ thần kinh mạnh – không cân bằng. Căn cứ theo tính linh hoạt thì hệ thần kinh mạnh – cân bằng lại chia thành: hệ thần kinh mạnh – cân bằng – linh hoạt, hệ thần kinh mạnh – cân bằng – không linh hoạt. Đối chiếu các kiểu thần kinh trên với các kiểu khí chất của Paplôp có sự trùng hợp : Kiểu thần kinh Kiểu khí chất Mạnh – cân bằng – linh hoạt Mạnh – cân bằng – không linh hoạt Mạnh – không cân bằng Yếu Linh hoạt Bình thản Nóng nảy Ưu tư c. Đặc điểm của khí chất - Khí chất có cơ sở sinh lý là các kiểu thần kinh, quy định nhịp độ, tiến độ của các hoạt động tâm lý. - Khí chất không định trước giá trị đạo đức, giá trị xã hội của một nhân cách. Những người có khí chất hoàn toàn khác nhau có thể có chung một giá trị đạo đức, một giá trị xã hội như nhau và ngược lại. - Khí chất không định trước những nét tính cách của cá nhân. Khí chất là nền tảng tự nhiên của tính cách, có mối liên hệ chặt chẽ với tính cách. Trong một mức độ đáng kể, khí chất quy định hình thức biểu hiện của tính cách và ảnh hưởng đến mức độ dễ dàng hay khó khăn trong việc hình thành các nét tính cách. - Khí chất không định trước trình độ năng lực của nhân cách. Những người khác nhau về khí chất vẫn có mức độ phát triển năng lực như nhau và ngược lại. Như vậy, khí chất không định trước các thuộc tính phức hợp của nhân cách, nhưng sự thẻ hiện của tất cả những thuộc tính của nhân cách đều phụ thuộc vào khí chất trong những mức độ nhất định. 3.2. Các loại khí chất a. Khí chất “hăng hái” (linh hoạt), (kiểu thần kinh mạnh- cân bằng- linh hoạt) Người thuộc kiểu khí chất này thường là người hoạt bát, vui vẻ, yêu đời, sống động, ham hiểu biết, cảm xúc không sâu, dễ hình thành và dễ thay đổi, nhận thức nhanh nhưng cũng hay quên, tâm hồn hướng ngoại, cởi mở, dễ thích nghi với môi trường mới. b. Kiểu khí chất nóng nảy (Kiểu thần kinh mạnh - không cân bằng) Người thuộc kiểu khí chất này thường có đặc điểm là hành động nhanh, mạnh, hào hứng, nhiệt tình, hay có tính gay gắt, nóng nảy, mệnh lệnh, quyết đoán, dễ bị kích động, thẳng thắn, chân tình, khả năng kiềm chế thấp... c. Kiểu khí chất bình thản (trầm tĩnh) (kiểu thần kinh mạnh - cân bằng - không linh hoạt). Người thuộc kiểu khí chất này thường là người chậm chạp, điềm tĩnh, chắc chắn, kiên trì, ưa sự ngăn nắp, trật tự, khả năng kiềm chế tốt, nhận thức chậm nhưng chắc, tình cảm khó hình thành nhưng sâu sắc, ít ưa cãi cọ và không thích ba hoa, có tính ỳ khi khởi động hoạt động, khó thích nghi với môi trường mới. d. Kiểu khí chất ưu tư (kiểu thần kinh yếu) Người có kiểu khí chất này thường có biểu hiện: hoạt động chậm chạp, chóng mệt mỏi, luôn hoài nghi, lo lắng, thiếu tự tin, hay u sầu, buồn bã, xúc cảm khó nảy sinh nhưng rất sâu sắc, có cường độ mạnh và bền vững. Ở kiểu khí chất này, con người có sự nhạy bén, tinh tế về cảm xúc, giàu ấn tượng, trong quan hệ thường mềm mỏng tế nhị, nhã nhặn chu đáo và vị tha, họ thường hay sống với nội tâm của mình, khó thích nghi với môi trường mới. Kết luận: Mỗi kiểu khí chất có mặt mạnh, yếu. Trong thực tế thường gặp ở một người có nét của kiểu chất nào chiếm ưu thế, nhưng cũng có nết riêng lẻ của kiểu khí chất khác. Có những kiểu khí chất trung gian gồm nhiều đặc tính của cả 4 kiểu trên. Tuy nhiên, khí chất vẫn chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội, biến đổi do rèn luyện và giáo dục. 4. Năng lực 4.1. Năng lực là gì? Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt. 4.2. Đặc điểm của năng lực - Năng lực là tổng hợp kết quả của nhiều đặc điểm tâm lí gắn liền với đặc điểm sinh lí của cá nhân. Có nghĩa rằng năng lực về một hoạt động nào đó bao gồm trong đó nhiều năng lực bộ phận chuyên biệt, có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. - Năng lực có phạm vi rất rộng và cũng có phạm vi rất hẹp. + Năng lực hẹp: Năng lực chuyên môn (toán, âm nhạc, hội hoạ), năng lực nghề nghiệp (năng lực sư phạm, quân sự, làm vườn...). + Năng lực rộng: quản lí, lãnh đạo một công ty, một quốc gia. - Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy. - Năng lực là sản phẩm của lịch sử. 4.3. Các mức độ của năng lực Dựa vào tốc độ tiến hành và chất lượng sản phẩm hoạt động, người ta phân ra làm 3 mức độ phát triển của năng lực: Năng lực, tài năng, thiên tài: - Năng lực: là mức độ hoàn thành có kết quả một hay một số hoạt động nhất định. Mỗi người bình thường thậm chí bị khuyết tật cũng có năng lực về một lĩnh vực nào đó. - Tài năng: là mức độ hoàn thiện xuất sắc những hoạt động trong một hay một số lĩnh vực nhất định. Tài năng không hiếm ngành nào cũng có: toán học, vật lí, phát minh. - Thiên tài: là những tài năng hiếm có, đúng hơn là tổng hợp của nhiều tài năng tạo nên những bước tiến của lịch sử trong một hay một số lĩnh vực hoạt động của một quốc gia hay cá nhân. Ví dụ: Anhxtanh, Edixon, puskin, Môda, Quang Trung. - Năng khiếu: là những mầm mống báo hiệu ở cá nhân đó sớm có những đặc điểm để có thể phát triển thành tài năng hay thiên tài về một lĩnh vực nào đó, những biểu hiện đặc biệt này ta gọi là tư chất, “ thần đồng”.Ví dụ: Trần Đăng Khoa, Đặng Thái Sơn... 4.4. Những điều kiện hình thành phát triển năng lực + Đặc điểm di truyền bẩm sinh của từng cá nhân là cơ sở vật chất không thể thiếu + Hoạt động và giao lưu của mỗi cá nhân. + Điều kiện xã hội của sự phát triển năng lực: gia đình, nhà trường, xã hội. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Phân tích quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng), từ đó đưa ra những kết luận sư phạm cần thiết. Câu 2: Ý chí là gì? Hành động ý chí là gì? Nêu các khâu của hành động ý chí. Câu 3: Chú ý là gì? Nêu những biểu hiện và những phẩm chất của chú ý. Câu 4: Xu hướng là gì? Phân tích những thuộc tính cơ bản của xu hướng. Câu 5: Trình bày năng lực và các mức độ của năng lực. Câu 6: Khí chất là gì? Phân tích vai trò của các khí chất đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn. Câu 7: Nêu khái niệm và cấu trúc của tính cách Phần II: Một số vấn đề của tâm lý học tổ chức lao động khoa học I. Khái niệm về TLH tổ chức lao động khoa học 1.Tổ chức lao động khoa học Tổ chức lao động khoa học là việc tổ chức lao động dựa vào sự phân tích khoa học các quy trình và các điều kiện lao động để thực hiện quá trình lao động trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới và những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, giảm nhẹ sự nặng nhọc cho người lao động. Nội dung tổ chức lao động một cách có khoa học bao gồm: - Đảm bảo sự liên hệ giữa lao động trí óc và lao động chân tay, lao động có kế hoạch. - Thực hiện sự phân công và hợp tác lao động có khoa học. - Cải tiến các tư thế, thao động tác, chế tạo và cải tiến mới công cụ. - Thực hiện sự định mức chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. - Thực hiện vệ sinh và thẩm mỹ trong lao động. - Xây dựng không gian và thời gian cho lao động. - Xây dựng chế độ làm việc hợp lý, đấu tranh chống mệt mỏi và đảm bảo an toàn lao động. 2. TLH về tổ chức lao động khoa học Là một ngành của TLH lao động nhằm nghiên cứu những vấn đề tâm lý người lao động trong quá trình tổ chức lao động khoa học. Nội dung chủ yếu được nghiên cứu là: - Không khí tâm lý của tập thể những người lao động trong quá trình lao động. - Môi trường lao động và ảnh hưởng của nó đến con người lao động. - Phân công lao động - Chế độ lao động và nghỉ ngơi (cường độ lao động, thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi, sự mệt mỏi) - Sự sáng tạo trong lao động. II. Nội dung tâm lý học về tổ chức lao động khoa học 1. Môi trường lao động 1.1. Khái niệm môi trường lao động Môi trương lao động được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bên ngoài có ảnh hưởng đến quá trình lao động và người lao động. Có 2 loại môi trường: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. + Môi trường tự nhiên bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sự rung động, sự ồn ào, bụi bẩn vi khuẩn, màu sắc... + Môi trường xã hội là tổ hợp các yếu tố trong qua hệ xã hội có ảnh hưởng đến người lao động. 1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quá trình lao động a. Chiếu sáng nơi làm việc Con người định hướng ra môi trường xung quanh mình bằng các giác quan của cơ thể trong đó khoảng 85% thông qua thị giác. Do đó ánh sáng đủ để nhìn được là yếu tố quan trọng. Nếu thiếu ánh sáng con người làm việc rất mệt, bị ức chế. Bởi vì, mắt phải luôn điều tiết để nhìn cho rõ, cơ mắt thường xuyên phải hoạt động con người phải tập trung chú ý nên thần kinh rất căng thẳng. Nếu ánh sáng quá mạnh → gây nên chói mắt, nhức mắt, có khi làm thị giác bị rối loạn. Như vậy, ánh sáng yếu quá hoặc mạnh quá đều làm cho con người bị ức chế gây tâm trạng khó chịu tạo nên sự tổn hao năng lượng không cần thiết. Do đó cần đảm bảo ánh sáng có cường độ thích hợp để con người làm việc thoải mái, công việc đảm bảo chính xác, sức khoẻ dẻo dai. - Khi bố trí chiếu sáng cần chú ý hai loại ánh sáng: + Ánh sáng tự nhiên: Bằng cách thông qua bố trí mái nhà, hướng nhà, cửa ra vào, cửa sổ tại nơi làm việc (lấy ánh sáng từ hướng bắc và tây bắc). + Ánh sáng nhân tạo: Khi sử dụng loại ánh sáng này cần chú ý đến đặc diểm của nguồn sáng: đèn huỳnh quang, đèn dây tóc, bóng đèn màu. Yêu cầu về độ rọi nhỏ nhất trên mặt phẳng làm việc. Khu vực Độ rọi nhỏ nhất (lux) Mặt phẳng được chiếu sáng Đèn huỳnh quang Đèn nung sáng + Phòng tập thí nghiệm Bàn học sinh Bảng đen. + Phòng vẽ + Xưởng thực hành. 100 100 150 100 50 75 50 MP ngang cao 0.80m tính từ mặt bàn. Mặt bàn. Mặt bản MP ngang cao 0. 80m tính từ bàn. Lux = đơn vị chiếu sáng với diện tích 1m2, nguồn ánh sáng xa 1m, cường độ ánh sáng 1 lumen (1m2 cần một lumen tương đương 16w). vd: Một phòng học chuyên môn cần được chiếu sáng cho một diện tích 7m x 9m = 63m2 thì độ rọi cho toàn phòng học là: 63m2 x 16w = 1008w tương đương 63lux với đèn nung sáng. Nhìn chung , để cảm giác trong lao động nên dùng nguồn sáng trắng và bóng đèn mờ. Nguồn sáng cần đặt từ bên trái và ánh sáng phải chiếu từ trên xuống sẽ không bị loá mắt. Che chụp là biện pháp cần thiết để tập trung ánh sánh cho quá trình học tập và luyện tay nghề cho học sinh. b. Khí hậu nơi làm việc Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, độ thông gió, không khí tại nơi làm việc để nâng cao năng suất lao động, đảm bảo sức khoẻ, đảm bảo làm việc dẻo dai cho con người. Trong thực tế, có những nơi làm việc rất nóng như: xưởng luyện gang thép, xưởng hàn, rèn; có những nơi làm việc quá lạnh như: nhà kho đông lạnh. - Nhiệt độ quá cao, thân nhiệt tăng con người cảm thấy nóng có thể bị hoa mắt, mồ hôi ra nhiều có thể sẽ mất nước → mệt mỏi nhanh hiệu quả lao động giảm sút. - Nhiệt độ quá thấp con người co cảm giác quá lạnh, thân nhiẹt giảm dẫn đến chân tay tê cứng dẫn tới lao động thiếu chính xác, không nhịp nhàng, các tác động trở nên vụng về → hiệu quả lao động thấp. Nhìn chung, ảnh hưởng của nhiệt độ làm thay đổi nhiều đến sinh lý con người và từ đó tâm lý con người cũng có sự thay đổi theo. Vì vậy, chống nóng và chống lạnh là các biện pháp trong việc tổ chức lao động khoa học. + Chống nóng bằng cách: Lắp đặt các hệ thống quạt, máy điều hoà nhiệt độ, cải tạo hệ thống mái che. . . . + Chống lạnh bằng các hệ thống lò sưởi điện giữ phòng kín, mặc ấm. . . Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học người Anh, trong điều kiện khí hậu bình thường để thích hợp với người lao động thì: nhiệt độ khoảng từ 19-23oc. Độ ẩm từ 30-70%. c. Bố trí màu sắc nơi làm việc Vì thị giác có vai trò đặc biệt quan trọng nên màu sắc của các vật xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lao động của con người. Có những màu sắc tạo nên cảm giác nhẹ nhỏm, dễ chịu, có những màu lại gây ra sự nặng nề, khó chịu cho người lao động. Màu sắc có tác dụng rất lớn trong quá trình lao động: - Màu sắc giúp người lao động chính xác hoá động tác lao động và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. - Màu sắc có tác dụng đảm bảo an toàn lao động - Màu sắc làm giảm sự mệt mỏi, cải thiện trạng thái sức khoẻ cho người lao động. - Màu sắc có tác dụng làm sạch phòng làm việc, cải thiện điều kiện nơi làm việc, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái. Để tăng khả năng phân biệt và nhận biết các chi tiết người ta phải làm tăng sự tương phản giữa các chi tiết máy móc thông qua sự bố trí màu sắc của chúng. Khi bố trí màu sắc của các dụng cụ thiết bị và các vật xung quanh người ta dựa vào tính năng này, tác dụng của chúng là chủ yếu. Sau đây là bảng tác dụng tâm lý của các màu chủ yếu. Màu Tác dụng tâm lý - Đỏ - Da cam - Vàng - Xanh lá cây,Xanh lam - Nâu, Tím - Gây ra cảm giác nóng. Có sức kích thích. Là màu có sinh lực và thúc đẩy hành động - Gây cảm giác rất nóng. Có tác dụng kích thích làm con người hăng hái. - Kích thích đối với thị giác gây cảm giác nóng. Màu dễ gây ra sự vui tươi sảng khoái. - Là màu lạnh hoặc trung tính, là màu tươi mát gây cho con người cảm giác thư thái. Giúp con người thêm kiên nhẫn. - Màu lạnh gây cảm giác trong sáng, tươi mát. Là màu gợi lên sự thanh bình, yên lặng, gây suy nghĩ, gây cảm giác êm dịu. Màu trung tính gây cảm giác kích thích Màu lạnh gây cảm giác nhẹ nhõm. Là màu khêu gợi sự dịu dàng, thuỷ chung hy vọng vào tình người. * Một số chú ý khi sử dụng màu sắc để sơn các chi tiết và dụng cụ làm việc: - Tránh dùng màu đơn điệu. Tránh các màu loè loẹt không gây cảm giác thẩm mỹ. - Khi bố trí màu sắc cần chú ý đến sự tương phản của chúng. Tính tương phản càng cao sự phân biệt của con người càng tốt. - Khi dùng màu sắc để phủ len các dụng cụ máy móc nhất thiết phải chú ý đến đặc điểm, công dụng của chúng. Những công cụ quan trọng cần đặc biệt nhấn mạnh và làm cho con người dễ nhận thấy. Khi làm việc cần phải dùng các màu chói để sơn. - Cần chú ý đến các yếu tố khí hậu khi bố trí màu sắc xung quanh. - Nơi làm việc chân tay để kích thích nhịp độ lao động → sơn màu vàng chanh. Nhìn chung khi bố trí màu sắc cần chú ý đến không gian và độ chiếu sáng tại nơi làm việc. d. Ảnh hưởng của tiếng ồn và sự rung động Trong quá trình lao động, con người thường gây ra sự ồn và rung động mạnh, có khi rất mạnh làm cho con người trong hoạt động tâm lý dễ mệt mỏi căng thẳng và từ đó năng suất lao động cũng giảm sút. - Tiếng ồn trong sản xuất là tổng hợp của nhiều loại âm thanh có cường độ và tần ssố khác nhau hợp lại, chẳng theo một trật tự nào, hệ thống nào. Tiếng ồn trực tiếp gây ảnh hưởng không tốt đến thính giác. Làm cho đầu óc quay cuồng, gây rối loạn cảm giác nghe, thậm trí có thể gây ra rối loạn tâm thần. Tiếng ồn làm giảm năng suất lao động. - Sự rung chuyển là một hiện tượng xảy ra thường thấy ở các bộ phận, các máy móc và các thiết bị làm việc dưới hình thức chuyển động cơ học. Sự rung chuyển có cường độ và tần số lớn gây ra hiện tượng mệt mỏi và buồn ngủ. Rung chuyển ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống, các khớp xương, gây rối loạn tuàn hoàn và bài tiết. Về mặt tâm lý: sự rung chuyển gây cảm giác mất thăng bằng cho con người. Các cảm giác có hầu như không chính xác. Các thao động tác, cử động không có sự phối hợp nhịp nhàng, năng suất lao động giảm sút. * Biện pháp : Chống ồn và sự rung chuyển: - Cách ly nguồn gây ra tiếng ồn. - Tạo ra một khoảng cách lớn để giảm sự rung chuyển - Bôi trơn các bộ phận máy móc khi làm việc, bắt chặt cố định các chi tiết máy. - Bố trí hệ thống giảm sóc, đeo các trang bị bảo hộ lao động. - Tạo cho người lao động nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Kết luận: Thực tế ở hiện trường lao động hay thực tập thường không thể tránh khỏi việc gây ra tiếng ồn và rung động. Vì vậy chỉ có thể dùng các biện pháp để hạn chế mà thôi. 2. Cường độ lao động, thời gian lao động và thời gian nghỉ ngơi 2.1. Cường độ lao động Cường độ lao động là yếu tố thể hiện sức lực con người bỏ ra trong quá trình lao động. Cường độ lao động được đo bằng năng lượng con người phải bỏ ra khi lao động trong một thời gian nhất định. Nếu cường độ lao động phù hợp thì người lao động làm việc dẻo dai, bền bỉ. Nếu cường độ lao động không phù hợp, quá lớn thì xuất hiện sự mệt mỏi sớm, người lao động giảm sút sức lực, mất dần độ chính xác, sự phối hợp các thao động tác, các cử động dễ bị rối loạn, năng suất giảm sút. Vì vậy, cần phải bố trí công việc phù hợp với khả năng làm việc của từng người. Tuy nhiên, ở mọi người cường độ lao động phụ thuộc vào các yếu tố như trạng thái sức khỏe, mức độ ăn uống bồi dưỡng và nghỉ ngơi, khả năng lao động tối đa của con người. 2.2. Thời gian lao động Thời gian lao động thể hiện sức làm việc của con người, thời gian làm việc quá dài làm cho con người nhanh mệt mỏi, càng về cuối thì cường độ lao động càng giảm đi Trong thời gian một ngày lao động sức làm việc có những biến đổi xác định, mang tính quy luật không phụ thuộc vào công việc khác nhau, xí nghiệp khác nhau. Trong một ngày làm việc có 3 giai đoạn rõ rệt: a b c 1 2 3 4 5 6 7 8 - Giai đoạn 1: ”đi vào công việc” (thời gian đầu của ngày làm việc): đó là giai đoạn sức làm việc được tăng dần lên và cuối cùng đạt đến mức độ tối đa. Nhưng lúc mới bắt đầu làm việc thì các chỉ số kinh tế - kỹ thuật đều ở mức độ tương đối thấp và có sự căng thẳng nhất định của các chức năng tâm lý. - Giai đoạn 2: Giai đoạn sức làm việc tối đa (ổn định): là giai đoạn sức làm việc ổn định ở mức cao nhất của mình. Dấu hiệu đặc trưng ở giai đoạn này là các chỉ số kinh tế - kỹ thuật đều cao. Ở đây diễn ra sự hạ thấp tình trạng căng thẳng sinh lý. Đường cong của sức làm việc mang tính chất ổn định trong suốt một thời gian dài. - Giai đoạn 3: Sức làm việc giảm sút (giai đoạn sự mệt mỏi tăng): là giai đoạn mà chỉ số kinh tế - kỹ thuật bắt đầu bị hạ thấp, năng suất lao động giảm sút, chất lượng sản phẩm kém đi, sự căng thẳng của các chức năng sinh lý tăng lên. Trong nửa ngày sau của ngày làm việc, sau khi ăn trưa, 3 giai đoạn trên lại lặp lại một cách kế tiếp nhau. Trong một số trường hợp, ở cuối người lao động lại không xảy ra sự hạ thấp sức lao động mà nâng cao sức làm việc (thể hiện trên đường cong). Hiện tượng này là ”đợt cuối cùng”. Đợi cuối cùng là do có sự đòi hỏi của công việc và do những công việc ở phía trước đang vẫy gọi. 2.3. Thời gian nghỉ ngơi Thời gian nghỉ ngơi giúp con người nhanh hồi phục lại sức khoẻ không có một quy tắc chung để xác định số lần giải lao và sự phân bố chung trong một ca sản xuất. Điều đó phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể của sản xuất, của phân xưởng, của các loại hình lao động cụ thể. Tuy nhiên thông thường cũng có những quy luật chung cần phải tính đến khi xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi: + Những lần nghỉ giải lao đầu tiên được bắt đầu sau khi bắt đầu làm việc từ 1,5 -2h. Lần giải lao này rất quan trọng vì nó hạ thấp sự mệt mỏi không lớn đã được tích luỹ cho đến lúc này. + Trong nửa đầu của ngày làm việc có thể chỉ tổ chức một lần nghỉ giải lao, nếu giờ ăn trưa được bố trí vào đúng giữa ngày làm việc (sau 4 giờ làm việc). Còn nếu giờ ăn trưa lẫn vào nửa sau của ngày làm việc cần thêm một lần giải lao nữa. Thời gian nghỉ không được kéo dài trên dưới 50 phút. + Trong nửa sau của ngày làm việc cần phải có một lần giải lao sau khi bắt đầu làm việc được 1h - 1,5h, Vì xuất hiện sự mệt mỏi. Lưu ý: - Đối với công việc sử dụng nhiều sức lực tiêu hao nhiều năng lượng thần kinh, cơ bắp cần giải lao khoảng 10- 15 phút. - Đối với công việc ít tiêu hao sức lực, công việc đều đều và hơi đơn điệu thì mối lần nghỉ giải lao 5phút. Cần nghỉ nhiều lần hơn. 3. Sự phân công lao động Phân công lao động chính là sự chia nhỏ công việc ra cho từng cá nhân. Xu hướng phát triển của KH - KT là ngày càng đi sâu vào chuyên môn hoá lao động của con người. Mức độ chia nhỏ công việc (quá trình lao động) là đặc biệt lớn ở các công việc lắp ráp bằng tay kiểu dây chuyền cũng như ở các công việc đứng máy được thực hiện bằng các công cụ chuyên môn hoá. * Ưu điểm: việc chia nhỏ công việc đã rút ngắn được thời gian sản xuất hạ thấp thời gian chung cho cả chu trình sản xuất, làm giảm việc trang bị cho những nơi sản xuất, giảm bớt việc sử dụng các phương tiện cơ giới hoá, rút bớt số lượng các động tác lao động. Tạo điều kiện cho công nhân hình thành kỹ xảo một cách nhanh chóng. * Nhược: Tuy nhiên việc chia nhỏ công việc nó làm giảm tính súc tích dẫn đến làm giảm năng suất lao động vì nó làm xuất hiện tính đơn điệu trong công việc, Tính đơn điệu trong công việc xuất hiện có ảnh hưởng, làm cho người công nhân mất hứng thú đối với công việc gây nên sự đánh giá quá mức về độ dài của thời gian làm việc. Dễ gây buồn ngủ cho người công nhân, làm cho họ mệt mỏi, chán nản. * Biện pháp khắc phục tính đơn điệu: - Chia loại dây chuyền sản xuất: Mục đích gộp những khâu dễ xuất hiện tính đơn điệu thành khâu có tính xung tích cao hơn nhằm giảm thiểu khả năng xuất hiện tính đơn điệu trong quá trình lao động. - Luân phiên công nhân đứng ở các tổ khác nhau. Thực chất của biện pháp này là trong một ca sản xuất và đôi khi trong một tuần lao động người công nhân di chuyển từ một thao tác này sang thao tác khác để đỡ nhàm chán. - Xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. - Sử dụng các phương pháp tác động thẩm mỹ, âm nhạc trong sản xuất. - Sử dụng hệ thống khen thưởng vật chất và tinh thần. 4. Sự mệt mỏi 4.1. Khái niệm về sự mệt mỏi Có nhiều quan niệm khác nhau về sự mệt mỏi: - Theo quan niệm của thuyết ngoại vi: sự mệt mỏi chỉ diễn ra ở các cơ và nguyên nhân của nó là do những biến đổi của môi trường thể dịch của cơ thể và sự hình thành các sản phẩm phân huỷ độc hại ở trong các cơ, chúng sẽ đầu độc cơ thể con người. - Theo thuyết vỏ não: sự mệt mỏi là một hiện tượng phức tạp có liên quan với hoạt động điều chỉnh của hệ thần kinh trung ương và vỏ bán cầu đại não. Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý học và sinh lý học đã đồng nhất khái niệm: sự mệt mỏi là một hiện tượng xuất hiện trong quá trình con người làm việc liên tục, đây là một hiện tượng khách quan, là một phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể đối với hoạt động nhằm ngăn ngừa sự phá huỷ của cơ thể. Sự mệt mỏi xuất hiện làm giảm sút khả năng lao động của con người. 4.2. Các loại mệt mỏi và phòng chống a. Các loại mệt mỏi: Có nhiều cách phân loại khác nhau về sự mệt mỏi - Có nhà tâm lý học phân biệt 3 loại mệt mỏi: + Mệt mỏi chân tay (cơ bắp): là sự mệt mỏi do các loại lao động chân tay tạo nên + Mệt mỏi trí óc (mệt óc): là loại mệt mỏi do các loại lao động trí óc tạo nên + Mệt mỏi cảm xúc: là sự mệt mỏi do hoàn cảnh ”chờ đợi thụ động” tạo nên, do những tình huống căng thẳng trong lao động tạo nên. - Có nhà tâm lý học lại phân sự mệt mỏi thành 2 loại: * Mệt mỏi sinh lý: Được hiểu là kết quả của một thời kỳ hoạt động tích cực của cơ thể. Nó thể hiện ở sự giảm sút khả năng hoạt động của các cơ và cơ quan khác. Loại mệt mỏi này sẽ mất đi sau khi con người nghỉ ngơi thích hợp và được ăn uống đầy đủ. Sự mệt mỏi sinh lý liên hệ trực tiếp với sự bù đắp năng lượng cho các cơ và sự thải trừ các chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài. * Sự mệt mỏi tâm lý: Là sự mệt mỏi thường do những nguyên nhân tâm lý gây ra. Loại mệt mỏi này xuất hiện sẽ làm giảm hiệu suất lao động một cách rõ rệt. Sự mệt mỏi tâm lý có những biểu hiện bề ngoài dễ thấy như dễ cáu gắt, tư thế không thoải mái, uể oải, dễ chán chường khi có lời nói chê bai. . . Do đó khi sự mệt mỏi tâm lý xuất hiện nhất là xuất hiện ở đa số tập thể lao động thì hầu như khí thế làm việc mất đi nhường chỗ cho sự chán chường tràn ngập không khí tâm lý chung. b. Nguyên nhân và cách phòng chống - Sự mệt mỏi tâm lý thường do những nguyên nhân : + Do sự chán nản thiếu hứng thú đối với công việc + Do sự yêu cầu của con người không được thoả mãn. + Do công việc lập lại quá đơn điệu, tẻ nhạt, công việc không hấp dẫn . + Do không khí tâm lý thiếu lành mạnh trong tập thể gây ra. + Có thể do sự đơn điệu của các yếu tố ở môi trường làm việc. + Khả năng chú ý giảm sút thể hiện ở mức độ giảm đi sự tập trung chú ý, khối lượng được chú ý, sự phân phối chú ý. + Khả năng tư duy và trí nhớ giảm sút. + Đặc biệt các phản úng cảm giác vận động kém chính xác . - Để khắc phục sự mệt mỏi nói chung, người ta đưa ra một số biện pháp: + Quy định chế độ lao động như: Cường độ lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi phù hợp đối với công việc và người lao động. + Cần phải chú ý những điều kiện khấch quan như môi trường lao động, các điều kiện thiết bị dụng cụ. + Chế độ ăn uống cho người lao động phải dầy dủ phù hợp. + Công việc không đựơc đơn diệu, tẻ nhạt gây ức chế. + Cần phải quan tâm và xây dựng bầu không khí tâm lý lao động trong tập thể sao cho lành mạnh + Phải giáo dục ý thức trách nhiệm đối với công việc và tinh thần hăng say lao động cho mọi người. + Cần quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của người lao động. + Cần tổ chức những hoạt động nghỉ ngơi sau giờ lao động, các hình thức hoạt động xã hội vào các ngày nghỉ, giờ nghỉ sao cho con người được giải trí giảm bớt sự căng thẳng của trí óc. 5. Không khí tâm lý 5.1. Khái niệm * Không khí tâm lý chính là những biểu hiện trong mối quan hệ giữa người - người và trong thái độ của mọi người đối với lao động ở tập thể lao động. Ở các tập thể lao động khác nhau bầu không khí không giống nhau. Ở mỗi tập thể lao động, bầu không khí tâm lý luôn biến đổi, phụ thuộc vào tâm lý của từng thành viên, vào công việc của họ và các điều kiện xã hội cũng như các điều kiện xung quanh. * Có 2 loại không khí tâm lý chủ yếu: + Không khí tâm lý lành mạnh (tích cực) + Không khí tâm lý không lành mạnh (tiêu cực) Sự khác nhau của 2 loại trên phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: chủ nghĩa tập thể, sự phù hợp tâm lý (sự tương đồng tâm lý), tâm trạng tập thể. * Biểu hiện của không khí tâm lý: - Tinh thần tập thể: là sự đoàn kết nhất trí của con người với mục đích phát triển của xã hội, được biểu hiện: + Tính tích cực trong hoạt động xã hội và khoa học + Tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công việc chung + Tính yêu cầu cao đối với mình và đối với người khác. - Sự phù hợp tâm lý: Là sự tác động tương hỗ giữa các phẩm chất tâm lý cá nhân của các thành viên tạo nên sự nhất trí trong quan hệ giữa người - người để thực hiện mục đích đã định. Hay sự phù hợp tâm lý là sự phối hợp tốt nhất các thuộc tính tâm lý cá nhân, đảm bảo cho sự phát triển của sự nghiệp chung và sự thoả mãn của cá nhân về công việc. Sự phù hợp tâm lý phụ thuộc vào các yếu tố: + Sự thống nhất về quan điểm, niềm tin + Đặc điểm tính cách của các thành viên - Tâm trạng tập thể: là trạng thái cảm xúc của cá nhân trong tập thể, được biểu hiện: + Tâm trạng tập thể lành mạnh có ảnh hưởng rất tích cực đến các cá nhân và ngược lại. + Cá nhân cũng gây cho tập thể một tâm trạng nhất định. 5.2. Vấn đề hình thành bầu không khí tâm lý của nhóm và tập thể lao động - Không khí tâm lý tốt đẹp trong một tập thể sản xuất có vai trò hết sức quan trọng giúp cho người lao động hăng say lao động hơn, được thể hiện ở những hiện tượng sau: + Có được một dư luận tập thể lành mạnh, tác động đến tư tưởng tình cảm, ý chí của từng thành viên trong tập thể. (Dư luận tập thể là những phán đoán thống nhất về mặt nội dung có trong tập thể trước những sự kiện xã hội, trước đời sống sinh hoạt của tập thể đó. Dư luận tập thể lành mạnh nó sẽ động viên mọi cá nhân hăng hái tích cực trước nhiệm vụ mà tập thể giao cho. Những lời bàn tán, dị nghị với dụng ý thiếu xây dựng sẽ bị dư luận tập thể tốt đẹp gạt bỏ). + Xây dựng được những xúc động tập thể, từ đó trong tập thể có sự hoà đồng tư tưởng, tình cảm, ý chí, nghị lực. . . Sự xúc động tập thể là hiện tượng đồng nhất trạng thái xúc cảm của những người trong cùng một đơn vị sản xuất. Nhờ sự hoà đồng xúc cảm: họ cùng nhau vui mừng trước những thành tích đạt được của mọi người, trước sự tiến bộ trong sản xuất của tập thể, cùng nhau lo lắng trước những khó khăn. + Không khí tâm lý tốt đẹp trong tập thể còn được thể hiện ở phong trào thi đua, tác phong bắt chước lẫn nhau trong tập thể. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Môi trường là gì? Phân tích các yếu tố của môi trường làm việc ảnh hưởng đến hiệu quả của lao động sản xuất. Câu 2: Phân tích vai trò của cường độ lao động, thời gian nghỉ ngơi ảnh hưởng đến hiệu quả của lao động sản xuất. Câu 3: Sự mệt mỏi là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất? Cách phòng chống sự mệt mỏi. Câu 4: Không khí tâm lý là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản xuất? 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Đào Thị Oanh. Bài giảng tâm lý học lao động. NXB ĐHQG HN. 2. Nguyễn Trường Giang. Bài giảng tâm lý học nghề nghiệp. 3. Thái Duy Tuyên. Tìm hiểu định hướng giá trị nghề của thanh niên Việt nam trong điều kiện kinh tế thị trường. Hà nội 2002. 4. Phạm Tất Dong & Nguyễn Như Ất. Sựlựa chọn tương lai, tư vấn hướng nghiệp. NXB Thanh niên. Hà Nội 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_trinh_tam_ly_hoc_ung_dung.docx