Giáo trình Thanh toán quốc tế - Bài 2: Chứng từ thương mại

2.4. Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) 2.4.1. Khái niệm, vai trò của C/O: C/O là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan thẩm quyền, thường là phòng thương mại hoặc Bộ thương mại cấp để xác định nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa. C/O có ba chức năng cơ bản:  Xác định mức thuế nhập khẩu: đặc biệt trong trường hợp giữa các nước có dành cho nhau những quy chế ưu đãi về thương mại, thuế quan.  Nhằm mục đích chính trị và xã hội: Những nước viện trợ thường yêu cầu nước nhận viện trợ nhập khẩu hàng hóa của nước mình thay vì nhận trực tiếp bằng tiền. Ngoài ra, một số nước cấm nhập khẩu hàng hóa từ một nước nhất định vì lý do chính trị. Trong những trường hợp đó, C/O phải được xuất trình cho cơ quan hải quan.  Nhằm mục đích thị trường: nhà nhập khẩu thường ưa thích mua hàng có xuất xứ từ nước có truyền thống sản xuất hàng hóa uy tín và chất lượng. 2.4.2. Phân loại và mẫu C/O C/O có nhiều loại: Form A, Form B, Form O, Form X, Form T, Form D .  Form A: Dùng để thực hiện chế độ ưu đãi phổ cập GSP. Các quốc gia thuộc hệ thống ưu đãi phổ cập bao gồm Mỹ, Nhật, Canada, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Phần Lan, Australia, Áo và các nước EU thỏa thuận áp dụng chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng có xuất xứ từ một nước mà hàng hóa đó sử dụng 65% nguyên liệu trong nước. Mẫu C/O form A được lập theo hình thức thống nhất và được dùng cho toàn bộ các nước trong hệ thống GSP.  Form B: được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.  Form O: dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang những quốc gia thuộc Hiệp hội Cà phê Quốc tế (ICO), để nhận được ưu đãi của hiệp hội này.  Form X: được lập riêng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu qua các nước không thuộc Hiệp hội Cà phê Quốc tế.  Form T: dùng cho hàng may mặc và dệt xuất khẩu sang thị trường EU.  Form D: dùng cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên ASEAN để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực thương mại tự do AFTA.

pdf18 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Thanh toán quốc tế - Bài 2: Chứng từ thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Chứng từ thương mại 16 TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 BÀI 2 CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Chương 4, Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Tác giả: GS.TS. Nguyễn Văn Tiến và TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, ấn bản 2013. 2. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. 3. Trang Web môn học. Nội dung Bài 2 bao gồm những nội dung:  Chứng từ vận tải;  Chứng từ bảo hiểm;  Hóa đơn thương mại;  Giấy chứng nhận xuất xứ. Mục tiêu Bài 2 trang bị cho sinh viên những kiến thức sau đây:  Chức năng, vai trò và đặc điểm của chứng từ thương mại.  Nội dung của chứng từ thương mại.  Phân loại chứng từ thương mại. Bài 2: Chứng từ thương mại TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 17 Tình huống dẫn nhập Ngày 10/5/2011, ngân hàng thương mại T nhận được 3 bộ chứng từ đòi tiền theo L/C nhập khẩu thép phế do ngân hàng thương mại T phát hành cho người hưởng lợi là Stamcorp International Pte Ltd. Ngày 17/5/2011, sau khi kiểm tra và thông báo 3 bộ chứng từ đều hoàn toàn phù hợp, ngân hàng thương mại T thực hiện thanh toán theo đúng quy định và thông lệ quốc tế và trả chứng từ cho khách hàng đi nhận hàng. Tuy nhiên sau đó khách hàng đến ngân hàng thương mại T thông báo 3 bộ chứng từ đó là giả mạo (vận đơn xuất trình là giả và không có lô hàng về với chi tiết như trên vận đơn). Tổn thất có thể xảy ra từ chứng từ giả mạo là gì? Bài 2: Chứng từ thương mại 18 TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 2.1. Chứng từ vận tải 2.1.1. Vận đơn đường biển 2.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở. Tên tiếng Anh: Ocean Bill of Lading, Marine Bill of Lading. Tên viết tắt: B/L. Đặc điểm vận đơn đường biển:  Khi nói đến vận đơn đường biển, việc chuyên chở hàng hóa phải được thực hiện bằng đường biển.  Khi nói đến vận đơn đường biển là nói đến chứng từ sở hữu hàng hóa có tên gọi là Bill of Lading.  Người ký phát vận đơn phải là người có chức năng chuyên chở, tức là phải có giấy phép kinh doanh theo luật định.  Thời điểm cấp vận đơn: Có thể sau khi hàng đã được bốc lên tàu (Shipped on Board), hoặc sau khi hàng được nhận để chở (chưa lên tàu) (Received for Shipment). Thời điểm phát hành vận đơn có ý nghĩa quan trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế. 2.1.1.2. Chức năng vận đơn đường biển a. Biên lai nhận hàng Vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng, làm bằng chứng rằng người chuyên chở đã nhận hàng từ người gửi hàng với chủng loại, số lượng và tình trạng hàng hóa như ghi trên vận đơn. Vì là bằng chứng đã nhận hàng, khi phát hành vận đơn, người chuyên chở phải có trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở về số lượng cũng như tình trạng của hàng hóa. Đồng thời, tại cảng đích, người chuyên chở có nghĩa vụ giao hàng cho người nào xuất trình vận đơn gốc đầu tiên hợp pháp do mình phát hành tại cảng đi. Nếu không có phê chú xấu trên vận đơn, người chuyên chở nhận hàng như thế nào ở cảng đi thì phải có trách nhiệm giao hàng như thế tại cảng đích, trừ khi trong quá trình chuyên chở hàng hóa bị mất mát, hư hỏng do những nguyên nhân không thuộc phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở. Người chuyên chở hoàn thành nghĩa vụ chuyên chở khi thu hồi được một vận đơn gốc do mình phát hành. Về logic, để thu hồi được vận đơn gốc, người chuyên chở phải giao hàng cho người xuất trình vận đơn gốc tại cảng đích. b. Bằng chứng về hợp đồng chuyên chở Vận đơn đường biển là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Vận đơn đường biển chỉ là bằng chứng mà không phải là Bài 2: Chứng từ thương mại TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 19 hợp đồng chuyên chở. Trên vận đơn chỉ có một chữ ký của người chuyên chở, trong khi hợp đồng phải có hai chữ ký của hai bên đối tác. Tuy nhiên, vận đơn đường biển có đầy đủ giá trị như một hợp đồng, do đó toàn bộ nội dung ghi ở mặt trước và mặt sau của tờ vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh giữa người chuyên chở và người sở hữu vận đơn. Ngoài ra, giữa người gửi hàng và người chuyên chở có thể ký kết với nhau hợp đồng chuyên chở, nhưng khi vận đơn đã được phát hành, nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng chuyên chở, ngay cả khi được phát hành trên cơ sở hợp đồng chuyên chở. c. Chứng từ sở hữu hàng hóa Người nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp là người có quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Là người sở hữu hàng hóa, anh ta có quyền yêu cầu người chuyên chở phải giao hàng cho mình tại cảng đích khi xuất trình vận đơn gốc. Ngược lại, người chuyên chở chỉ giao hàng cho ai là người xuất trình được vận đơn gốc đầu tiên hợp pháp. Người nắm giữ vận đơn hợp pháp có thể là một người đích danh (đối với B/L đích danh), người được chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu (đối với B/L theo lệnh), hoặc bất cứ ai cầm vận đơn trong tay (đối với B/L vô danh). Vận đơn đường biển gốc là chứng từ sở hữu hàng hóa, vì vậy trên thực tế người ta có thể tiến hành mua bán hàng hóa ngay cả khi hàng chưa cập cảng địch bằng cách chuyển nhượng vận đơn. Vận đơn thường được phát hành một bộ gồm 3 bản gốc. Do chỉ cần xuất trình 1 vận đơn gốc hợp pháp là có quyền nhận hàng tại cảng đích, người mua phải đảm bảo tuyệt đối việc kiểm soát trọn bộ vận đơn gốc như đã phát hành. Tương tự như vậy, khi phát hành thư tín dụng (L/C), ngân hàng phát hành phải quy định xuất trình trọn bộ bản gốc vận đơn, nếu không xuất trình trọn bộ, việc giao hàng chỉ được thực hiện theo lệnh của ngân hàng phát hành nhằm kiểm soát hàng hóa. 2.1.1.3. Nội dung vận đơn đường biển Vận đơn đường biển là tờ giấy gồm hai mặt. Mặt trước vận đơn bao gồm các ô, cột in sẵn các tiêu đề để trống. Khi lập vận đơn, các ô, cột sẽ được điền thông tin. Ngoài ra, trên mặt trước vận đơn còn có một số nội dung như điều khoản chứng nhận của người chuyên chở là đã nhận hàng, điều kiện nhận hàng tại cảng đích. Mặt sau vận đơn gốc in các điều khoản và điều kiện chuyên chở của hãng tàu và có thể là để trống. Những điều khoản và điều kiện chuyên chở nhìn chung được chuẩn hóa và được điều chỉnh bởi các Công ước quốc tế về vận tải biển, do đó các bên tham gia thường quan tâm tới mặt trước của vận đơn. Các nội dung được ghi ở mặt trước vận đơn: 1. Tiêu đề vận đơn: vận đơn có thể có tiêu đề là “vận đơn hỗn hợp” (Combined transport) hoặc “từ cảng tới cảng” (Port-to-port shipment). 2. Số vận đơn: mỗi vận đơn đều có số hiệu riêng để phân biệt với các vận đơn khác, đồng thời làm cơ sở tham chiếu cho các chứng từ khác có liên quan. Bài 2: Chứng từ thương mại 20 TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 3. Tên công ty vận tải biển: ngoài tên công ty, một số vận đơn in logo, địa chỉ kinh doanh, điện thoại, fax 4. Người gửi hàng: người gửi hàng thường là nhà xuất khẩu. Ô này cần ghi đầy đủ tên, địa chỉ kinh doanh của người gửi hàng. Ngoài ra có thể ghi thêm số điện thoại, fax, telex, số hiệu tài khoản. 5. Người nhận hàng: tùy theo loại vận đơn là đích danh, theo lệnh hay vô danh. Nếu là vận đơn đích danh hay theo lệnh một người đích danh, ghi đầy đủ tên, địa chỉ kinh doanh của người nhận hàng đích danh hoặc tên của người mà hàng hóa được giao theo lệnh của họ. Nếu là vân đơn vô danh, ghi “to Bearer” hoặc “to Holder”. 6. Bên được thông báo: ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người được thuyền trưởng hay người chuyên chở thông báo về chuyến tàu và ngày giờ tàu cập cảng đích. Ngoài tên và địa chỉ, có thể ghi thêm số điện thoại, fax. Thông thường, trong ô này có một ghi chú về điều khoản miễn trách đối với thuyền trưởng hay người chuyên chở nếu việc thông báo không thực hiện được. Ghi chú có thể được viết “No claim shall attach for failure to notify” hoặc “It is agreed that no responsibility shall attach to the Carrier or his Agents for failure to notify”. 7. Nơi nhận hàng để chở: Ghi địa điểm hàng được nhận để chở, địa điểm này có thể ở ngay cảng bốc hàng hoặc ở sâu trong đất liền. 8. Tên cảng bốc hàng. 9. Tên cảng dỡ hàng. 10. Nơi trả hàng cho người nhận hàng: địa điểm này có thể ở ngay cảng đích hoặc ở sâu trong đất liền. 11. Tên tàu chở hàng và số hiệu chuyến tàu: tên con tàu thường được thể hiện bằng ký hiệu viết tắt M/V (Marine Vessel). 12. Số bản vận đơn gốc được phát hành: thông thường được ghi bằng số và chữ. 13. Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa: thường được ghi “Shipping Marks”. 14. Số lượng và mô tả hàng hóa. 15. Trọng lượng cả bì. 16. Thể tích. 17. Tổng số container hoặc kiện hàng: được ghi bằng chữ. 18. Phần khai hàng hóa ở trên do người gửi hàng thực hiện: thực chất đây là điều khoản quy định việc kê khai hàng hóa trên vận đơn phải do người gửi hàng thực hiện và tự chịu trách nhiệm, nếu có sai sót gì người chuyên chở không chịu trách nhiệm, ngay cả khi người chuyên chở ghi hộ người gửi hàng. 19. Cước phí vận tải và phụ phí: nếu cước phí trả trước rồi thì ghi “Freight prepaid/Freight paid), nếu cước phí trả sau ghi “Freight to collect/Freight to be paid at destination”. 20. Cam kết của người chuyên chở về việc đã nhận hàng và chịu trách nhiệm chở hàng tới nơi quy định, đồng thời nêu các trường hợp miễn trách đối với người chuyên chở. 21. Nơi và ngày tháng ký phát vận đơn. Bài 2: Chứng từ thương mại TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 21 22. Ngày hàng hóa được bốc lên tàu: trên một số vận đơn, ô này được in sẵn để tiện điền vào. Người chuyên chở có thể nhận hàng và phát hành vận đơn vào một ngày nào đó, nhưng hàng hóa sau ngày đó mới được bốc lên tàu. Nếu điều kiện trong hợp đồng về việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu vận đơn ghi hàng đã được bốc lên tàu, thì sau khi bốc hàng lên tàu, người chuyên chở phải ghi chú thêm vào ô này. Nếu ô này không được in sẵn thì phải có ghi chú riêng trên vận đơn. 23. Người ký phát vận đơn ký tên. Mẫu vận đơn 2.1.1.4. Phân loại vận đơn đường biển Vận đơn đường biển đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức, được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt trong thanh toán quốc tế bằng L/C. Vì vậy, việc nhận biết loại vận đơn và ý nghĩa của chúng là vấn đề hết sức quan trọng.  Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa: Vận đơn được chia thành hai loại: vận đơn đã xếp hàng lên tàu và vận đơn nhận hàng để xếp. o Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L): trong thương mại quốc tế, các điều kiện giao nhận hàng FOB, CFR, CIF được sử dụng phổ biến, vì vậy nhà nhập khẩu cũng như ngân hàng phát hành L/C thường yêu cầu xuất trình vận đơn đường biển loại “Đã xếp hàng lên tàu” thì mới thanh toán tiền hàng. Bài 2: Chứng từ thương mại 22 TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 o Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment B/L): Vận đơn nhận hàng để chở được ký phát khi hàng hóa chưa được bốc lên tàu, có thể đang nằm ở cầu cảng, kho bãi, do chưa có tàu hoặc chưa làm xong thủ tục xếp hàng, hoặc chưa đủ hàng để xếp đầy 1 container.  Căn cứ vào phê chú trên vận đơn: Khi nhận hàng, thuyền trưởng của tàu xó thể có những phê chú về tình trạng bên ngoài của hàng hóa. Phê chú là căn cứ quan trọng để quy trách nhiệm cho các bên. Phê chú có thể làm cho vận đơn trở nên hoàn hảo hoặc không hoàn hảo. Vận đơn là 1 chứng từ có vai trò quan trọng trong bộ chứng từ, vì vậy các chủ thể có liên quan bao gồm người gửi hàng, người nhận hàng, người chuyên chở, công ty bảo hiểm, ngân hàng phát hành L/C rất quan tâm tới những phê chú này. Nếu không có phê chú gì về hàng hóa hoặc bao bì, hàng hóa được coi là trong tình trạng tốt, vì vậy nếu có hư hỏng tổn thất xảy ra với hàng hóa trong quá trình chuyên chở, trách nhiệm thuộc về người chuyên chở, không phải người gửi hàng. Ngược lại, nếu có phê chú xấu về tình trạng hàng hóa, bao bì, mọi hư hỏng tổn thất của hàng hóa trong quá trình chuyên chở thuộc trách nhiệm và rủi ro của người gửi hàng, không thuộc trách nhiệm của người chuyên chở. o Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): vận đơn hoàn hảo là vận đơn không có phê chú xấu rõ ràng về tình trạng của hàng hóa và/hoặc bao bì. o Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): vận đơn không hoàn hảo là vận đơn có phê chú xấu về hàng hóa và/hoặc bao bì, ví dụ bao bì không đáp ứng cho vận tải biển, thùng bị vỡ, hàng bị ướt, hàng có mùi hôi, ký mã hiệu không rõ ràng Cần lưu ý rằng vận đơn hoàn hảo không nhất thiết phải có cụm từ “Hoàn hảo” tức “Clean” trên bề mặt vận đơn. Ngay cả khi có chữ Clean, nhưng có phê chú xấu về tình trạng bên ngoài của hàng hóa, vận đơn vẫn là vận đơn không hoàn hảo. Mặt khác, dù vận đơn có chữ Unclean nhưng không có phê chú xấu về tình trạng bên ngoài của hàng hóa, vận đơn vẫn là vận đơn hoàn hảo. Như vậy, việc quyết định một vận đơn là hoàn hảo hay không hoàn toàn phụ thuộc vào phê chú của thuyền trưởng ghi trên vận đơn, không căn cứ vào cụm từ Clean/Unclean ghi trên vận đơn.  Căn cứ tính chất pháp lý về sở hữu hàng hóa: o Vận đơn gốc (Original B/L) o Vận đơn bản sao (Copy B/L) Hiện nay, các hãng tàu đều in sẵn vận đơn, trên đó có in sẵn từ “Original” hoặc “Copy” để phân biệt vận đơn gốc và bản sao vận đơn. Vận đơn gốc và bản sao đều giống nhau về nội dung ở mặt trước, mặt sau của vận đơn gốc in các điều khoản về chuyên chở, mặt sau của bản sao thường để trống; ngoài ra vận đơn gốc thường được in màu, bản sao in đen trắng. Tuy nhiên trong một số trường hợp vận đơn gốc và bản sao hoàn toàn giống nhau về hình thức và nội dung cả mặt trước và mặt sau. Sau đây là các dấu hiệu để phân biệt: Bài 2: Chứng từ thương mại TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 23 o Bản gốc in chữ “Original”, bản sao có dấu “Copy”. Bản sao không cần phải ký o Bộ vận đơn thường có 3 bản gốc và nhiều bản sao. Ba bản gốc ghi số thứ tự “First Original” “Second Original”, “Third Original” hoặc “Original”, “Duplicate”, và “Triplicate”  Căn cứ vào tính lưu thông: Vận đơn gồm ba loại: vận đơn đích danh (straight B/L), vận đơn theo lệnh (B/L to order of), và vận đơn vô danh (to bearer B/L). Vận đơn đích danh là vận đơn trên đó ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng. Với loại vận đơn này, người chuyên chở chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn, không được chuyển nhượng bằng phương pháp ký hậu thông thường. Vận đơn đích danh ít được sử dụng trong thực tế, chỉ áp dụng trong trường hợp hàng hóa phi mậu dịch: quà biếu, hàng triển lãm, hàng của công ty mẹ gửi cho công ty con. Vận đơn theo lệnh là loại vận đơn theo đó hàng hóa có thể được giao theo lệnh của một người nào đó có thể là: o Lệnh của người đích danh. o Lệnh của Ngân hàng phát hành L/C: để kiểm soát hàng hóa, ngân hàng phát hành L/C thường quy định hàng hóa phải được giao theo lệnh của mình. o Lệnh của người gửi hàng. Vận đơn theo lệnh được dùng phổ biến trong thương mại, vận tải và thanh toán quốc tế, vì có thể được chuyển nhượng bằng phương pháp ký hậu nên rất linh hoạt. Ký hậu là thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác. Người chuyển nhượng ký tên vào mặt sau của vận đơn và trao vận đơn cho người được chuyển nhượng. Vận đơn vô danh là vận đơn quy định giao hàng cho bất kỳ ai là người cầm vận đơn hợp pháp.  Căn cứ vào phương thức thuê tàu: o Vận đơn tàu chợ (Liner B/L). o Vận đơn tàu chuyến (Voyage charter B/L). Tàu chợ (Liner) là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định và theo một hành trình đã định trước. Khi hàng hóa được gửi theo tàu chợ, người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một vận đơn tàu chợ. Vận đơn tàu chợ vừa là chứng từ sở hữu hàng hóa vừa có đầy đủ pháp lý như một hợp đồng chuyên chở. Tàu chuyến (Voyage Charter) là tàu được thuê theo chuyến để chuyên chở hàng hóa giữa các cảng theo yêu cầu của chủ hàng mà không theo một tuyến đường nhất định. Khi hàng hóa được gửi theo tàu chuyến, thuyền trưởng hoặc chủ tàu phát hành vận đơn tàu chuyến kèm theo ghi chú “sử dụng theo hợp đồng thuê tàu”. Như vậy, vận đơn tàu chuyến không có sự độc lập như vận đơn tàu chợ mà phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu. Bài 2: Chứng từ thương mại 24 TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230  Căn cứ vào hành trình chuyên chở: o Vận đơn đi thẳng (Direct B/L). o Vận đơn chở suốt (Through B/L). Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không có chuyển tải dọc đường. Chuyển tải nghĩa là dỡ hàng xuống khỏi một con tàu rồi bố hàng lên một con tàu khác trong hành trình vận tải từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng. Vận đơn chở suốt (Through B/L) là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng cuối cùng bằng nhiều con tàu, bởi một hay nhiều người chuyên chở, nghĩa là hàng hóa phải được chuyển tải dọc đường. 2.1.2. Vận đơn hàng không (Air Waybills – AWB) Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa và là bằng chứng về việc ký kết hợp đồng vận chuyển bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển. Chứng từ hàng không có thể có các tiêu đề: Air Waybill, Air Consignment Note, House Air Waybill, Air Transport Document Trên thực tế, hàng hóa được vận chuyển bằng máy bay thường đến trước chứng từ, do chứng từ phải được xử lý qua ngân hàng và qua bưu điện. Vì vậy, khác với vận đơn đường biển, vận đơn hàng không chỉ có hai chức năng: là biên lai nhận hàng của hãng hàng không ký phát cho người gửi hàng, là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở giữa hãng hàng không và chủ hàng. Vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, vì vậy không chuyển nhượng được bằng hình thức ký hậu thông thường, và không thể dùng vận đơn để nhận hàng tại sân bay đến. Hàng hóa sẽ được giao cho người nhận hàng khi người này chứng minh được mình là người nhận hàng hợp pháp. Thông thường, một bọ vận đơn hàng không gồm ít nhất 3 bản gốc: bản thứ nhất được lưu giữ tại đại lý phát hành (Issuing Agent), bản thứ hai được gửi cùng hàng hóa để giao cho người nhận hàng, bản thứ ba giao cho người gửi hàng. Các bản gốc còn lại (nếu có) được dùng bổ sung cho các bên liên quan. Các vận đơn hàng không gốc được giao cho các bên, vì vậy không thể yêu cầu xuất trình “trọn bộ vận đơn hàng không” như vận đơn đường biển. Vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, nên việc kiểm soát trọn bộ vận đơn là không cần thiết. Khác với vận đơn đường biển, trên vận đơn hàng không không ghi cụm từ “Đã bốc hàng” – “On board”, chỉ cần ghi “Đã nhận hàng để chở” - “Accepted for carriage”. Vì trong vận tải hàng không đòi hỏi phải mất một khoảng thời gian để làm thủ tục khi đưa hàng lên máy bay, ngày “nhận hàng để chở” có thể là ngày hàng hóa thực sự được gửi, nhưng cũng có thể là một ngày khác sau đó. Do đó, nếu không có thể hiện nào khác trên vận đơn, ngày phát hành vận đơn hàng không vừa là ngày nhận hàng để chở, vừa là ngày giao hàng. Tuy nhiên, nếu người nhập khẩu hoặc ngân hàng mở L/C yêu cầu ngày gửi hàng thực tế (ngày bay thực tế) phải được thể hiện trên vận đơn, người gửi hàng phải yêu cầu hãng hàng không ghi chú thêm ngày gửi hàng thực tế như vậy. Bài 2: Chứng từ thương mại TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 25 2.1.3. Vận đơn vận tải đa phương thức Vận đơn vận tải đa phương thức là là chứng từ vận chuyển hàng hóa theo ít nhất hai phương thức vận tải, có tên gọi Multimodal Transport, Combined Transport, hoặc Inter–Modal Transport. Trong vận tải đa phương thức, hàng hóa được vận chuyển từ nơi đi đầu tiên đến nơi đich cuối cùng bằng nhiều phương tiện, nhiều loại hình vận tải qua nhiều chặng đường khác nhau, với sự tham gia của nhiều người chuyên chở, vì vậy thường có một người đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình vận tải, đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức – là người ký kết hợp đồng vận tải và chịu trách nhiệm về việc chuyên chở hàng hóa như người chuyên chở duy nhất. Pre-carriage by TRUCK / 505 Place of Receipt by pre-carriage HA NOI Intended vessel / Voyage No. MSC VANESSA / F455 Port of Loading HAI PHONG Port of Discharge LYON PORT Place of Delivery by on – carriage PRAHA TAKEN IN CHARGE IN HA NOI ON 23 JULY 2015 Trên đây là ví dụ về một số ô trên vận đơn vận tải đa phương thức, thể hiện các chặng và các phương tiện vận tải: Chặng 1: từ Hà Nội đi đến cảng Hải Phòng bằng ô tô tải. Chặng 2: từ cảng Hải Phòng đến cảng Lyon (Pháp) bằng tàu biển. Chặng 3: từ cảng Lyon đi Praha bằng tàu hỏa/ô tô. Từ ví dụ trên đây cần lưu ý khi sử dụng vận đơn vận tải đa phương thức:  Nếu ngày nhận hàng để chở trùng với ngày phát hành vận đơn, không cần có ghi chú riêng về ngày nhận hàng, ngày phát hành chính là ngày giao hàng. Ngược lại, ngày có ghi chú riêng về ngày nhận hàng sẽ được coi là ngày giao hàng.  Nơi nhận hàng để xếp (Hà Nội) khác với cảng bốc hàng (Hải Phòng), nơi dỡ hàng (cảng Lyon) khác với nơi hàng đến cuối cùng (Praha). Hành trình chuyên chở này phải có ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau tham gia.  Khác với vận đơn thông thường, vận đơn vận tải đa phương thức được phát hành và có hiệu lực ngay tại nơi nhận hàng (khác với cảng bốc hàng), do đó không cần phải có ghi chú “On board” trên vận đơn, không cần phải chỉ ra tên con tàu mà hàng thực sự được bốc lên, có thể ghi tên con tàu dự định (Intended vessel). Điều này hoàn toàn phù hợp với vận tải đa phương thức.  Trên vận đơn không cần thể hiện ít nhất hai phương thức vận tải, miễn là theo logic bản thân vận đơn phải tự thỏa mãn điều đó. 2.1.4. Chứng từ vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông Chứng từ vận tải đường sắt, đường bộ hay đường sông được sử dụng trong thương mại giữa các quốc gia có chung biên giới, do việc vận tải bằng tàu hỏa, xe tải, ca nô, Bài 2: Chứng từ thương mại 26 TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 xà lan rất phổ biến vì nhanh chóng và thuận tiện. Hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện nào thì người chuyên chở phải có trách nhiệm cấp chứng từ vận tải phù hợp cho người gửi hàng. Các chứng từ có thể có tên gọi khác nhau, miễn là nội dung của chúng thể hiện được phương thức vận chuyển cụ thể:  Chứng từ vận tải đường bộ: Truck B/L, Waybill, Road Consignment Note  Chứng từ vận tải đường sắt: Railway B/L, Railway Consignment Note  Chứng từ vận tải đường sông: Inland B/L, Waybill, Consignment Note Trên bề mặt chứng từ phải thể hiện tên người chuyên chở. Do đặc thù của các loại hình vận chuyển này (không có thuyền trưởng), chỉ có người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở được ký phát chứng từ vận tải. Khi đại lý của người chuyên chở ký phát thay cho người chuyên chở, phải nêu rõ tên và chức năng của mình là đại lý của người chuyên chở đích danh. Trên chứng từ phải thể hiện rõ hàng hóa “đã được nhận để chở”, “nhận để chuyển”, phải chỉ ra nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng cuối cùng. Nếu trên chứng từ vận tải không có ghi chú về ngày tháng, thì ngày giao hàng chính là ngày phát hành chứng từ. Nếu có ghi chú bằng con dấu nhận hàng, ngày của con dấu hay ngày ghi chú được coi là ngày giao hàng. Vì các chứng từ vận tải này không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, các bên liên quan không cần kiểm soát trọn bộ chứng từ gốc đã phát hành. Do đó, trên chứng từ không cần thể hiện số bản gốc đã phát hành, các bên liên quan sẽ chấp nhận số bản gốc tối thiểu là một bản. 2.2. Chứng từ bảo hiểm 2.2.1. Khái niệm và vai trò Chứng từ bảo hiểm: là chứng từ do người bảo hiểm ký phát, cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm. Một số thuật ngữ:  Người bảo hiểm (Insurer, Underwriter, Insurance Company): người thu phí bảo hiểm, nhận trách nhiệm về rủi ro và phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra trong phạm vi giá trị đã thỏa thuận. Thông thường, người bảo hiểm là các công ty bảo hiểm.  Người được bảo hiểm (Insured, Assured): người mua bảo hiểm, trả phí bảo hiểm, người chịu tổn thất khi có rủi ro xảy ra và là người được người bảo hiểm bồi thường. Thường là doanh nghiệp xuất nhập khẩu.  Đối tượng bảo hiểm (Subject matter insured): tài sản hoặc lợi ích mang ra bảo hiểm, thường là hàng hóa xuất nhập khẩu.  Rủi ro được bảo hiểm (Risk insured): rủi ro đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra. Bài 2: Chứng từ thương mại TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 27  Phí bảo hiểm(Insurance premium): khoản tiền người được bảo hiểm trả cho người bảo hiểm để có quyền lợi bảo hiểm. Khoản tiền này không được truy đòi, nghĩa là dù tổn thất không xảy ra, người được bảo hiểm cũng không có quyền đòi lại khoản tiền này.  Giá trị bảo hiểm (Insured value): giá trị của đối tượng được bảo hiểm, là tổng giá trị lô hàng.  Số tiền bảo hiểm (Insured amount): số tiền người được bảo hiểm nhận được từ người bảo hiểm khi tổn thất xảy ra do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra. Trong trường hợp giá trị bảo hiểm lớn, phí bảo hiểm có thể vượt quá khả năng tài chính của khách hàng, số tiền bảo hiểm có thể chỉ là một phần của giá trị bảo hiểm. 2.2.2. Phân loại chứng từ bảo hiểm Khi nhà xuất khẩu bán hàng một cách thường xuyên, thường ký hợp đồng bảo hiểm bao. Hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy) là hợp đồng bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất kỳ thời điểm nào trong một thời hạn nhất định (thường là một năm). Mỗi lần giao hàng, nhà xuất khẩu lập tờ khai về các chi tiết liên quan tới lô hàng và trả phí bảo hiểm. Trên cơ sở tờ khai, công ty bảo hiểm sẽ phát hành một Giấy chứng nhận bảo hiểm (Chứng thư bảo hiểm – Insurance Certificate) hoặc công ty bảo hiểm ký xác nhận vào tờ khai và giao cho khách hàng. Ưu điểm của hệ thống bảo hiểm bao là tránh được việc phải thỏa thuận lại các điều kiện về bảo hiểm đối với mỗi lần giao hàng và tránh được việc phải phát hành một hợp đồng bảo hiểm riêng biệt cho từng chuyến hàng với chi phí rất cao. Trong trường hợp nhà xuất khẩu bán hàng không thường xuyên mà từng lần riêng biệt, mỗi lần giao hàng phải thỏa thuận với công ty bảo hiểm về các điều kiện bảo hiểm cho lô hàng đó. Công ty bảo hiểm sẽ phát hành Bảo hiểm đơn (Insurance policy) để bảo hiểm cho từng lô hàng xuất khẩu. Bảo hiểm đơn có hai mặt: mặt trước ghi những điều khoản cơ bản và thông tin về hàng hóa tham gia bảo hiểm, mặt sau ghi đầy đủ các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng bảo hiểm. Do vậy, nếu có kiện tụng tranh chấp, tòa án chỉ căn cứ vào Bảo hiểm đơn để xét xử. Phiếu bảo hiểm tạm thời (Cover Note) không phải là chứng từ bảo hiểm, vì nó không phải là hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành. Phiếu bảo hiểm tạm thời chỉ đơn thuần là tờ giấy xác nhận bảo hiểm do người môi giới bảo hiểm phát hành. Do đó, không thể dùng phiếu bảo hiểm tạm thời để khiếu nại, đòi tiền bồi thường. 2.2.3. Sử dụng chứng từ bảo hiểm Lưu ý khi sử dụng chứng từ bảo hiểm:  Trong thương mại quốc tế, người mua bảo hiểm có thể khác với người thụ hưởng. Ví dụ, người xuất khẩu mua bảo hiểm, người được bảo hiểm là người nhập khẩu. Vì vậy, chứng từ bảo hiểm phải được lập với điều khoản chuyển nhượng. Nếu tổn thất xảy ra, người xuất khẩu phải ký hậu chuyển nhượng quyền thụ hưởng cho người nhập khẩu. Nếu không có điều khoản chuyển nhượng, khi tổn thất xảy ra, người nhập khẩu không thể khiếu nại đòi bồi thường, phải nhờ người xuất khẩu Bài 2: Chứng từ thương mại 28 TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 (người được bảo hiểm) đòi bồi thường. Nếu nhà xuất khẩu không thiện chí thì khả năng nhà nhập khẩu đòi được tiền bồi thường là rất thấp.  Cũng giống như vận đơn đường biển, chứng từ bảo hiểm gồm 3 loại đích danh, vô danh, và theo lệnh. Trong đó, chứng từ bảo hiểm theo lệnh được dùng phổ biến nhất.  Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng 110% trị giá hóa đơn hoặc giá trị CIF, CIP. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn do các bên thỏa thuận. Số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm càng cao.  Bảo hiểm đơn có giá trị pháp lý cao hơn Giấy chứng nhận bảo hiểm. Khi hợp đồng thương mại hoặc L/C yêu cầu Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Tờ khai bảo hiểm theo một Bảo hiểm bao, nhà xuất khẩu có thể xuất trình một Bảo hiểm đơn mà vẫn được chấp nhận thanh toán.  Tất cả bản gốc C/I phải được xuất trình, C/I phải được ký. Bản gốc chứng từ bảo hiểm có tính lưu thông, có giá trị chuyển nhượng và được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau. Chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình trọn bộ, không cần phải gửi theo hàng hóa vì nó không liên quan tới việc nhận hàng. Do vậy, người được bảo hiểm và người được chuyển nhượng phải nắm giữ trọn bộ bản gốc nhằm tránh sự lạm dụng.  Ngày hiệu lực của C/I không được muộn hơn ngày giao hàng. Vì nếu muộn hơn ngày giao hàng, nghĩa là hàng hóa đã không được bảo hiểm trong khoảng thời gian từ khi giao hàng tới ngày bảo hiểm có hiệu lực, các bên có quyền lợi bảo hiểm có thể từ chối bộ chứng từ thanh toán. Tuy nhiên, trong thực tế, hàng hóa có thể được mua bảo hiểm ngay cả sau khi đã được giao, miễn là trên chứng từ bảo hiểm có thể hiện “hiệu lực bảo hiểm không muộn hơn ngày giao hàng”.  Bảo hiểm mọi rủi ro: chứng từ bảo hiểm có điều khoản quy định là Điều khoản loại A: phạm vi bảo hiểm rộng nhất (Condition A - All risks), tuy nhiên, “mọi rủi ro” chỉ bao gồm rủi ro từ bên ngoài như thiên tai, sự cố bất ngờ, tổn thất trong bốc dỡ, chuyển tải. Người bảo hiểm không bồi thường những khuyết tật vốn có của hàng hóa. Những rủi ro như chiến tranh, đình công: phải có điều kiện bảo hiểm riêng, không thuộc Condition A. 2.3. Hóa đơn thương mại 2.3.1. Khái niệm và chức năng của hóa đơn thương mại Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản trong các chứng từ hàng hóa, do người bán lập xuất trình cho người mua sau khi gửi hàng đi, nhằm yêu cầu người mua trả tiền. Chức năng cơ bản của hóa đơn thương mại:  Là cơ sở cho việc tính thuế xuất nhập khẩu và tính số tiền bảo hiểm.  Là công cụ tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu: khi hóa đơn đã được chấp nhận trả tiền.  Là căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại. Bài 2: Chứng từ thương mại TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 29 2.3.2. Nội dung hợp đồng thương mại 1. Tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu 2. Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu 3. Số tham chiếu, cơ sở tính thuế, nơi và ngày tháng phát hành. 4. Điều kiện cơ sở giao hàng 5. Ký hiệu mã hàng hóa 6. Mô tả hàng hóa 7. Số lượng hàng hóa 8. Tổng số tiền nhà nhập khẩu phải trả 9. Chi tiết về cước vận chuyển và phí bảo hiểm 10. Chữ ký của nhà xuất khẩu INVOICE Seller: (1) Invoice No. and Date: (3) Seller’s Reference: Buyer’s Reference: Consignee: (2) Buyer (if not Consignee): Country of Origin of Goods: Country of Destination: Terms of Delivery and Payment: (4) Vessel/Aircraft etc.: : Marks and numbers Numbers and Kind of Packages; Description of Goods Quantity Price Amount (State Currency) (5) (6) (7) Total (8) Freight and Insurance: (9) Name of Signatory: Place and Date of Issue: (3) It is hereby certified that this invoice shown the actual price of the goods described, that no other invoice has been issued, and that all particulars are true and correct. Signature: (10) 2.3.3. Phân loại hóa đơn thương mại  Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice): dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp: giao hàng nhưng giá mới là giá tạm tính, giá chính thức phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của hàng hóa tại cảng đích; hàng được giao làm nhiều lần và mỗi lần chỉ thanh toán 1 phần nhất định, khi giao hết hàng mới thanh toán dứt khoát.  Hóa đơn chính thức (Final Invoice): dùng để thanh toán dứt khoát tiền hàng.  Hóa đơn chiếu lệ (Pro Forma Invoice): giống hóa đơn thông thường, có nêu giá cả và đặc điểm của hàng hóa, tuy nhiên không bao gồm ký mã hiệu hàng hóa, được sử dụng trong trường hợp là thư chào hàng đối với khách hàng tiềm năng, gửi hàng đi triển lãm, gửi bán hoặc làm thủ tục xin nhập khẩu, mua ngoại hối. Hóa đơn chiếu lệ không được sử dụng để thanh toán. Bài 2: Chứng từ thương mại 30 TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230  Hóa đơn xác nhận (Certified Invoice): có chữ ký của cơ quan chức năng, thường là Phòng thương mại và công nghiệp, xác nhận về xuất xứ của hàng hóa.  Hóa đơn chi tiết (Detailed Invoice): hóa đơn trong đó phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng hóa.  Hóa đơn hải quan (Custom’s Invoice): hóa đơn tính trị giá hàng theo giá tính thuế của hải quan bao gồm các khoản lệ phí hải quan, chủ yếu dùng trong khâu tính thuế, không có giá trị như một yêu cầu đòi tiền, vì vậy ít được lưu thông. 2.4. Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) 2.4.1. Khái niệm, vai trò của C/O: C/O là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan thẩm quyền, thường là phòng thương mại hoặc Bộ thương mại cấp để xác định nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa. C/O có ba chức năng cơ bản:  Xác định mức thuế nhập khẩu: đặc biệt trong trường hợp giữa các nước có dành cho nhau những quy chế ưu đãi về thương mại, thuế quan.  Nhằm mục đích chính trị và xã hội: Những nước viện trợ thường yêu cầu nước nhận viện trợ nhập khẩu hàng hóa của nước mình thay vì nhận trực tiếp bằng tiền. Ngoài ra, một số nước cấm nhập khẩu hàng hóa từ một nước nhất định vì lý do chính trị. Trong những trường hợp đó, C/O phải được xuất trình cho cơ quan hải quan.  Nhằm mục đích thị trường: nhà nhập khẩu thường ưa thích mua hàng có xuất xứ từ nước có truyền thống sản xuất hàng hóa uy tín và chất lượng. 2.4.2. Phân loại và mẫu C/O C/O có nhiều loại: Form A, Form B, Form O, Form X, Form T, Form D.  Form A: Dùng để thực hiện chế độ ưu đãi phổ cập GSP. Các quốc gia thuộc hệ thống ưu đãi phổ cập bao gồm Mỹ, Nhật, Canada, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Phần Lan, Australia, Áo và các nước EU thỏa thuận áp dụng chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng có xuất xứ từ một nước mà hàng hóa đó sử dụng 65% nguyên liệu trong nước. Mẫu C/O form A được lập theo hình thức thống nhất và được dùng cho toàn bộ các nước trong hệ thống GSP.  Form B: được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.  Form O: dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang những quốc gia thuộc Hiệp hội Cà phê Quốc tế (ICO), để nhận được ưu đãi của hiệp hội này.  Form X: được lập riêng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu qua các nước không thuộc Hiệp hội Cà phê Quốc tế.  Form T: dùng cho hàng may mặc và dệt xuất khẩu sang thị trường EU.  Form D: dùng cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên ASEAN để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực thương mại tự do AFTA. Bài 2: Chứng từ thương mại TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 31 Để có thể được miễn giảm thuế, C/O phải hội đủ các điều kiện sau:  Hàng hóa nằm trong danh mục cắt giảm thuế ở cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.  C/O phải được lập theo đúng mẫu.  C/O phải do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp. Ví dụ, ở Việt Nam, C/O form D phải do Bộ Thương mại và các Ban quản lý Khu công nghiệp và Khu chế xuất được Bộ Thương mại ủy quyền cấp. Mẫu C/O 1. Người gửi 2. Người nhận 3. Phương tiện vận tải 4. Ghi chú 5. Mã và số hiệu 6. Tên hàng 7. Trọng lượng hoặc số lượng 8. Số hóa đơn 9. Chứng nhận của phòng thương mại. 10. Chữ ký của nhà xuất khẩu 1. Exporter 2. Consignee Certificate No. CERTIFICATE OF ORIGIN OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA 3. Means of transport and route 4. Country/region of destination 5. For certifying authority use only 6. Marks and numbers 7. Number and kind of packages;description of goods 8. H.S.Code 9. Quantity 10. .Num ber and date of invoices 11. Declaration by the exporter The undersigned hereby declares that the above details and statements are correct, that all the goods were produced in and that they comply with the Rules of Origin of the People’s Republic of China .. Place and date, signature and stamp of authorized signatory 12. Certification It is hereby certified that the declaration by the exporter is correct. . Place and date, signature and stamp of certifying authority Bài 2: Chứng từ thương mại 32 TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 Tóm lược cuối bài  Chứng từ thương mại là những văn bản chứa đựng các thông tin về hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, là cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề liên quan tới quan hệ thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế.  Trong số các chứng từ vận tải, vận đơn đường biển có vai trò nổi bật bởi chức năng sở hữu hàng hóa và chuyên chở bằng đường biển chiếm tới 80% khối lượng vận chuyển hàng hóa quốc tế.  Do tính chất phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế với những rủi ro tiềm ẩn xuất phát từ khoảng cách địa lý, sự khác biệt về hệ thống pháp lý, tập quán, ngôn ngữ, các doanh nghiệp và ngân hàng cần thận trọng khi lập và chuyển giao chứng từ thương mại. Bài 2: Chứng từ thương mại TXNHQT03_Bai2_v1.0015108230 33 Câu hỏi ôn tập 1. Vai trò của vận đơn đường biển gốc đối với nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hàng, và người chuyên chở? 2. Làm thế nào để nhận biết B/L gốc? 3. Trong ba loại vận đơn: đích danh, vô danh và theo lệnh, loại nào được sử dụng phổ biến trên thực tế? Vì sao? 4. Phân biệt Vận đơn đường biển với Vận đơn hàng không, Vận đơn đường sắt, đường bộ, đường sông. 5. Vận đơn không có chữ Clean trên bề mặt có được coi là vận đơn hoàn hảo và được ngân hàng chấp nhận thanh toán không? Vì sao? 6. Xác định ngày giao hàng và ngày ký phát chứng từ vận tải. 7. Phân biệt các loại chứng từ bảo hiểm. 8. Ý nghĩa của nội dung điều khoản bảo hiểm A – All risks. 9. Ý nghĩa của từng loại hóa đơn thương mại. 10. Công dụng của Giấy chứng nhận xuất xứ. Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ phổ biến trong ngoại thương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_thanh_toan_quoc_te_bai_2_chung_tu_thuong_mai.pdf
Tài liệu liên quan