Giáo trình Thanh toán quốc tế - Bài 6: Quản trị hoạt động kinh doanh quốc
QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI (tiếp theo) Các biện pháp hạn chế rủi ro ngoại hối: • Biện pháp hạn chế rủi ro về tác động giao dịch và chuyển đổi: Hợp đồng kỳ hạn về ngoại hối và giao dịch quyền chọn; Thanh toán nhanh hay trì hoãn theo tỷ giá: Lựa chọn thời điểm tỷ giá giao dịch có lợi để thanh toán. • Biện pháp hạn chế rủi ro về tác động kinh tế: Phân bổ tài sản và vốn giữa các chi nhánh hợp lý và tránh đầu tư ở các quốc gia có xu thế tăng giá trị tiền tệ. • Tăng cường kiểm soát ảnh hưởng của ngoại tệ như tổ chức trung tâm ngoại tệ nội bộ (chỉ dẫn và định chế), Lập chiến lược và kế hoạch sử dụng ngoại tệ, dự đoán tỷ giá mang tính nội bộ, thiết lập hệ thống báo cáo ngoại tệ nội bộ và phân tích ảnh hưởng của biến động tỷ giá. v1.0013110214 38 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Lựa chọn sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quyết định: Tự sản xuất (making) hay mua ngoài (outsourcing); Chọn địa điểm sản xuất (Tập trung hay phân tán). • Quản trị nhân sự quốc tế: chính sách nhân sự và nội dung quản trị nhân sự quốc tế. • Quản trị tài chính quốc tế. • Quản trị vốn, dòng tiền và ngoại hối
39 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Thanh toán quốc tế - Bài 6: Quản trị hoạt động kinh doanh quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0013110214 1
BÀI 6
QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH QUỐC TẾ
Giảng viên: TS. Tạ Văn Lợi
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0013110214 2
Nissan quyết định mua linh kiện từ các nhà cung cấp Trung Quốc
“Người Nhật đang phải dựa vào các đối tác Trung Quốc để đối phó với cuộc khủng
hoảng” - Trả lời Reuters, Shouhei Yamazaki - Phó Chủ tịch cấp cao tại địa phương của
liên doanh Nissan - Dongfeng - cho rằng các bộ phận sản xuất tại Trung Quốc đang có
giá thành khá rẻ, ví dụ như bộ phận đèn đuôi trên xe Nissan Venucia đã tiết kiệm được
40% so với hàng nhập. Hiện nay, các bộ phận được làm tại Trung Quốc chiếm 15-20%
giá trị xe và Nissan đang muốn thúc đẩy lên hơn 35%.
Tại sao Nissan quyết định mua ngoài linh kiện ô tô thay vì tự sản xuất trong
giai đoạn khủng hoảng?
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
v1.0013110214 3
MỤC TIÊU
• Tại sao các công ty luôn đặt ra vấn đề lựa chọn địa điểm sản xuất kinh
doanh, việc sản xuất hay mua ngoài? Nếu sản xuất thì phải lựa chọn địa điểm
sản xuất như thế nào và quản lý việc cung ứng nguyên vật liệu ra sao?
• Giải thích đặc thù của quản trị nhân lực trong hoạt động kinh doanh quốc tế,
chính sách nhân sự, nội dung cơ bản và quan hệ lao động trong kinh doanh
quốc tế.
• Trình bày rõ hơn về quản trị tài chính trong hoạt động kinh doanh quốc tế;
giải thích về tạo nguồn và cơ cấu vốn, về quản lý dòng tiền mặt và quản trị rủi
ro ngoại hối.
v1.0013110214 4
Quản trị sản xuất trong kinh doanh quốc tế
NỘI DUNG
Quản trị nhân sự quốc tế
Quản trị tài chính quốc tế
v1.0013110214 5
1. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ
1.2. Quyết định tự làm hay thuê ngoài
1.1. Lựa chọn địa điểm sản xuất
v1.0013110214 6
1.1. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1.1. Nhân tố về môi trường quốc gia (lợi ích, chi phí và rủi ro)
1.1.2. Nhân tố về kinh tế – kỹ thuật (phân tán hay tập trung)
1.1.3. Nhân tố về sản phẩm (gần thị trường – gần nguồn nguyên liệu)
v1.0013110214 7
1.1.1. NHÂN TỐ VỀ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA (Lợi ích, chi phí và rủi ro)
• Nhân tố văn hoá: phong tục tập quán, tư
duy làm ăn.
• Nhân tố về chính trị và luật pháp: Sự ràng
buộc trách nhiệm pháp lý, sự ổn định.
• Chính trị và hàng rào thuế quan và phi thuế
quan, các qui định về quản lý ngoại hối
• Nhân tố về kinh tế: như chi phí sinh hoạt,
chi phí kinh doanh.
v1.0013110214 8
1.1.2. NHÂN TỐ VỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT (Phân tán hay tập trung)
Khi áp dụng kỹ thuật sản xuất sẽ liên quan đến yếu
tố kinh tế như:
• Chi phí đầu tư: Sản xuất sản lượng lớn có chi
phí đầu tư lớn nên sản xuất ở một quốc gia và
phân phối sang quốc gia khác và ngược lại.
• Khi đầu tư sẽ liên quan đến lý thuyết quy mô tối
ưu: Khi qui mô tăng lên đến một giới hạn nhất
định sẽ có hiệu quả tối đa.
• Mức độ tự động hoá của dây chuyền sản xuất:
Máy móc tự động hoá nên đầu tư ở nhiều quốc
gia do đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng. nếu tự động hoá cấp hệ thống thì có thể
lập trình sản xuất cho nhu cầu tất cả các nơi
nên đầu tư tập trung.
v1.0013110214 9
1.1.3. NHÂN TỐ VỀ SẢN PHẨM (Gần thị trường, gần nguồn nguyên liệu)
• Quan hệ giữa giá trị và trọng lượng sản
phẩm sẽ quyết định đầu tư gần nơi tiêu
thụ hay đầu tư tập trung.
• Quan hệ giữa giá trị nguyên vật liệu và
trọng lượng NVL: Quyết định đầu tư gần
nguồn NVL hay thị trường.
• Thị hiếu thị trường về một loại sản phẩm
tương đồng sẽ đầu tư tập trung và
không tương đồng sẽ đầu tư phân tán.
v1.0013110214 10
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Các công ty đa và xuyên quốc gia lựa chọn địa điểm sản xuất (offshoring) trên
phạm vi toàn cầu dựa vào:
A. Chính sách thu hút đầu tư quốc gia
B. Chính sách đầu tư ra nước ngoài
C. Môi trường quốc gia, yếu tố kinh tế - kỹ thuật, yếu tố sản phẩm
D. Môi trường toàn cầu, yếu tố kinh tế - kỹ thuật, chính sách thu hút đầu tư quốc gia
Trả lời:
• Đáp án: C. Môi trường quốc gia, yếu tố kinh tế - kỹ thuật, yếu tố sản phẩm.
• Vì là 3 nhân tố cân nhắc của nhà đầu tư, còn các trường hợp khác là công việc cấp
vĩ mô.
v1.0013110214 11
1.2. LỰA CHỌN TỰ SẢN XUẤT HAY MUA NGOÀI
Lý do lựa chọn và ưu điểm của việc tự sản xuất hay mua ngoài:
• Nhiều sản phẩm có những chi tiết khác hẳn về công nghệ nên
công ty có xu hướng đặt mua ngoài. Ford fiesta Châu Âu 45%
tự sản xuất, mua ngoài 55%.
• Công ty có xu hướng tập trung sản xuất hoặc đầu tư theo các
nhóm giữa các công ty nòng cốt và vệ tinh.
v1.0013110214 12
1.2. LỰA CHỌN TỰ SẢN XUẤT HAY MUA NGOÀI
Liên minh chiến lược với các nhà sản xuất cung cấp.
• Tạo cho nguồn cung ứng ổn định nhưng phải
cam kết mua lại theo đơn hàng dài hạn.
Ví dụ: Liên minh Kodak với Cannon, Canon cung
cấp máy photocopy cho Kodak; Liên minh Mitsui
với Takasei trong thầu xây dựng
• Mức độ kiểm soát có giới hạn nên không thoả
mãn hoàn toàn mong muốn như tự sản xuất.
Ví dụ: Pepsi với KFC sẽ không có Cocacola
phục vụ khách hàng.
v1.0013110214 13
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Nissan quyết định mua linh kiện từ các nhà cung cấp Trung Quốc
• “Người Nhật đang phải dựa vào các đối tác Trung Quốc để đối phó với cuộc khủng
hoảng” vì các bộ phận sản xuất tại Trung Quốc đang có giá thành khá rẻ, Nissan đang
theo đuổi chiến lược giá thấp so với các dòng xe Châu Âu và Mỹ.
• Nissan cũng linh hoạt hơn trong lựa chọn các chi tiết có khả năng thay thế nhau vì vậy
linh hoạt chọn nhà cung cấp.
• Giảm các đầu mối và bộ phận phải quản lý tiết kiệm chi phí.
v1.0013110214 14
2. QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ
2.2. Nội dung quản trị nguồn nhân sự quốc tế
2.1. Các chính sách nhân sự quốc tế
v1.0013110214 15
2.1. CÁC CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ QUỐC TẾ
2.1.1. Chính sách vị chủng
2.1.2. Chính sách đa chủng
2.1.3. Chính sách địa tâm
Chính sách nhân sự (staffing policy): là những biện pháp thông thường theo đó một
công ty tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và quản lý các nhân viên của mình.
v1.0013110214 16
2.1.1. CHÍNH SÁCH VỊ CHỦNG (Enthnocentric staffing)
Là chính sách trong đó các hoạt động bên ngoài nước
chủ nhà của công ty được đặt dưới sự quản lý của các
cá nhân đến từ nước đó.
• Ưu điểm
Có được chuyên gia cùng nền văn hoá, trình độ
cao tương đồng.
Xây dựng cách hoạt động chi nhánh tương đồng
với nước chủ sở hữu đầu tư nên dễ phối hợp,
đặc biệt là về văn hoá kinh doanh.
Giữ được bí mật và bảo vệ quyền lợi của công ty
sở hữu đầu tư tốt hơn do lợi ích kinh doanh và
lợi ích dân tộc và quốc gia gắn kết khá bền vững.
• Nhược điểm:
Chi phí cao hơn do chi thêm các khoản phụ cấp.
Dễ gây khoảng cách phân biệt giữa nhân viên và
người quản lý.
v1.0013110214 17
2.1.2. CHÍNH SÁCH ĐA CHỦNG (Polycentric staffing)
Là chính sách nhân sự trong đó các hoạt động
bên ngoài chính quốc được điều hành bởi cá
nhân là người nước sở tại.
• Ưu điểm:
Tiết kiệm chi phí do nhân viên bản địa
tự lo các phương tiện làm việc.
Thời gian thâm nhập nhanh hơn do
nhân viên bản địa hiểu sâu sắc phong
tục tập quán địa bàn hoạt động.
• Nhược điểm: Khó kiểm soát do bất đồng
văn hoá, ngôn ngữ, cách làm việc.
v1.0013110214 18
2.1.3. CHÍNH SÁCH ĐỊA TÂM (Geocentric staffing)
Là chính sách nhân sự trong đó các hoạt động kinh doanh bên ngoài chính quốc được điều
hành bởi các nhà quản lý có trình độ tốt nhất, bất kể thuộc quốc tịch nào.
• Ưu điểm: Phát triển đội ngũ nhân sự có tài mang tính toàn cầu, đa dạng và hiệu quả.
• Nhược điểm: Chi phí cho sử dụng nhân sự rất cao thậm chí chi những khoản kinh phí
ngoài như cho gia đình, con cái của nhân viên cấp cao.
v1.0013110214 19
2.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN SỰ QUỐC TẾ
2.2.1. Tuyển chọn và thuyên chuyển
2.2.2. Phát triển và đào tạo
2.2.3. Đánh giá nhân sự
2.2.4. Chính sách thu nhập
v1.0013110214 20
2.2.1. TUYỂN CHỌN VÀ THUYÊN CHUYÊN
Tuyển chọn Thuyên chuyển
Kế hoạch tuyển chọn
- Tổ chức tuyển chọn: thi tuyển,
lựa chọn, phỏng vấn
- Giới thiệu và hội nhập
Xây dựng tiêu chuẩn: sự tự tin,
kinh nghiệm hay bằng cấp
Tìm kiếm nguồn nhân lực
Xây dựng các kế hoạch thuyên
chuyển: tái hội nhập, hướng
nghiệp và đài thọ
Thực hiện chương trình thuyên
chuyển: lương, điều kiện làm việc
Đánh giá tổng kết và điều chuyển
v1.0013110214 21
2.2.2. PHÁT TRIỂN VÀ ĐÀO TẠO
Thông tin về môi
trường làm việc
Thông tin
văn hóa
Thông tin
kinh nghiệm
Tham quan
và bồi dưỡng
v1.0013110214 22
2.2.3. ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ
v1.0013110214 23
2.2.4. CHÍNH SÁCH THU NHẬP
Lương: đảm bảo
chi phí cơ bản
Trợ cấp: giúp vượt
qua khó khăn
Phúc lợi: quyền
lợi xã hội
Thưởng: theo kết
quả đóng góp
v1.0013110214 24
2.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN SỰ QUỐC TẾ (tiếp theo)
Đào tạo và phát triển
v1.0013110214 25
2.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN SỰ QUỐC TẾ (tiếp theo)
• Cú sốc văn hóa là một quá trình tâm lý tác
động đến những người sống và làm việc ở
nước ngoài, khác với văn hóa xuất thân.
Biểu hiện: Nhớ nhà, cáu gắt, nhầm lẫn,
căng thẳng
• Cú sốc văn hóa nghịch đảo là một quá trình
tâm lý tác động đến những người sống và
làm việc ở nước mình sau thời gian làm việc
ở nước ngoài, sốc với văn hóa xuất thân.
Biểu hiện: Chê bai, sính ngoại
Cú sốc văn hóa và cú sốc văn hóa nghịch đảo (Culture shock & reverse culture shock)
v1.0013110214 26
2.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN SỰ QUỐC TẾ (tiếp theo)
• Giai đoạn 1: giai đoạn “trăng mật” thường kéo dài từ
vài ngày đến vài tuần. Những người khách mới đến
cảm thấy vui thích trước những danh lam thắng cảnh
của địa phương, sự mến khách dễ chịu và những thói
quen thú vị. Họ hồi hộp về cơ hội của mình và lạc
quan về viễn cảnh thành công.
• Giai đoạn 2: “sốc văn hóa” kéo dài từ một vài tuần
đến một vài tháng, có trường hợp tồn tại định kiến.
Những khác biệt trong văn hoá bắt đầu gây bực
mình. Có trường hợp bắt đầu chế giễu người địa
phương và cho rằng cách sử xự của nền văn hoá
nước mình là ưu việt hơn. Quan hệ với vợ chồng con
cái vì vậy cũng bị ảnh hưởng và gây ra sự chán nản,
thậm chí thất vọng.
NHÀ QUẢN LÝ TOÀN CẦU: Hiểu biết về quá trình tâm lý cú sốc văn hóa 4 giai đoạn
v1.0013110214 27
2.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN SỰ QUỐC TẾ (tiếp theo)
NHÀ QUẢN LÝ TOÀN CẦU: Hiểu biết về quá trình tâm lý cú sốc văn hóa 4 giai đoạn
• Giai đoạn 3: “hội nhập văn hóa” các tình cảm đã
xuống đến mức thấp nhất – và bắt đầu có sự hồi
phục. Bắt đầu học được nhiều hơn về nền văn hoá
địa phương, tiếp xúc nhiều hơn với người dân bản
xứ, thiết lập các quan hệ bạn bè, những nhận xét
mang tính chỉ trích cũng dần nhẹ bớt.
• Giai đoạn 4: “Hòa nhập văn hóa”, có những hiểu
nhiều hơn về những tục lệ và hành vi thói quen của
địa phương mà còn đánh giá cao nhiều điều trong đó.
Đạt tới giai đoạn 4 là dấu hiệu rằng người làm việc ở
nước ngoài đã thích nghi rất tốt và thành công trong
cương vị quốc tế.
v1.0013110214 28
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Cú sốc văn hóa là:
A. Quá trình tâm lý tác động tới tình cảm do sốc vì giao thông đô thị.
B. Quá trình tâm lý tác động tới tình cảm do sốc vì cách thức ăn uống.
C. Quá trình tâm lý tác động tới tình cảm do sốc thua lỗ kinh doanh.
D. Quá trình tâm lý tác động đến những người sống và làm việc ở nước ngoài, khác với
văn hóa xuất thân.
Trả lời
• Đáp án: D. Quá trình tâm lý tác động đến những người sống và làm việc ở nước
ngoài, khác với văn hóa xuất thân.
• Vì nguyên nhân là khác biệt văn hóa, các câu khác bị sốc không phải là do văn hóa.
v1.0013110214 29
3. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ
• Quản lý dòng tiền mặt:
Mục tiêu hiệu quả, giảm nghĩa vụ thuế;
Kỹ thuật chuyển giá, vay nối tiếp, thanh toán bù trừ;
Phân cấp quản lý tiền mặt.
• Quản trị rủi ro ngoại hối:
Phân loại tác động rủi ro ngoại hối;
Biện pháp hạn chế rủi ro ngoại hối.
v1.0013110214 30
3.1. QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH VỀ VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN
• Nguồn vốn:
Vốn vay: vay ngân hàng cá nhân và tổ chức khác.
Vốn huy động: cổ phiếu trong nước, cổ phiếu nước ngoài,
vốn liên doanh cổ phần.
Vốn tự có: vốn góp, vốn từ lợi nhuận, vốn chuyển giao.
• Cơ cấu vốn:
Vốn vay phải trả lãi và có hạn trả nên cần phải giải quyết.
Vốn huy động trả theo kết quả kinh doanh nên cần hoạt
động có hiệu quả và giữ lấy uy tín.
Vốn tự có phải phát huy tối đã để có hiệu quả tốt nhất.
v1.0013110214 31
Quản lý dòng tiền mặt
• Mục tiêu quản lý là hiệu quả kinh tế và giảm nghĩa
vụ thuế.
Hiệu quả kinh tế khi tránh tình trạng khê đọng
vốn, chi phí giao dịch và điều tiết sử dụng vào
lĩnh vực có hiệu quả.
Giảm nghĩa vụ thuế: Khai báo nộp thuế ở quốc
gia có chế độ thuế tốt nhất, đầu tư ở các quốc
gia đã ký hiệp định tránh đánh thuế chồng lên
thuế và áp dụng chế độ tín dụng thuế.
• Thuế thu nhập ở Mỹ là 35%-40%, Việt Nam là
25%, Switzerland 10%.
• Các công ty Mỹ sẽ dồn lợi nhuận về Switzerland
nhiều nhất và khai báo ở Mỹ ít lợi nhuận nhất, thậm
chí khai lỗ ở Việt Nam
3.1. QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH VỀ VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN (tiếp theo)
v1.0013110214 32
3.1. QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH VỀ VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN (tiếp theo)
Giảm nghĩa vụ thuế trong KDQT
STT Quốc gia Thuế suất (%) Mức phân chia lợi nhuận
1 Mỹ 35-40 Thấp <10%
2 Việt Nam 25 Trung bình <20%
3 Honduras 10 Cao <80%
4 Nhật 33 Trung bình thấp <15%
Phân chia lợi nhuận giảm nghĩa vụ thuế trong kinh doanh quốc tế
v1.0013110214 33
Các nghiệp vụ tài chính
• Chuyển Giá: Nhằm di chuyển vốn từ quốc gia này
sang quốc gia khác nhằm giảm nghĩa vụ thuế tối
đa, nâng giá thiết bị và nguyên vật liệu để bù đắp
chi phí công nghệ, bản quyền...
Giá chuyển giao thực hiện trên cơ sở 4 điều kiện
cơ bản: như có chênh lệch thuế quan, bấp bênh về
tỷ giá, hạn chế về qui chế của nước sở tại và sự
khác biệt về hiệp định thuế quan.
• Các công ty thường áp dụng chính sách giá này
với nội dung sau:
Chuyển trả lợi tức cổ phần: nhằm rút bớt lợi
nhuận hay giá trị tăng thêm ở quốc gia khác.
Mức độ thanh toán và chi phí bản quyền: Nhằm
rút bớt vốn và lợi nhuận ở quốc gia đầu tư.
3.1. QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH VỀ VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN (tiếp theo)
v1.0013110214 34
• Vay nối tiếp:
Công ty mẹ cho ngân hàng vay tiền để cho các
chi nhánh vay lại nhằm minh bạch hoá nguồn
vốn cấp cho chi nhánh và bảo hiểm nguồn vốn
cho vay, trường hợp để áp dụng là:
Có sự hạn chế về chuyển trả dòng tiền, đặc
biệt là ngoại tệ mạnh ở quốc gia sở tại.
Nhằm tránh thuế thu nhập nếu khai báo
nguồn đó là vốn cấp của công ty mẹ, ngược
lại sẽ được tính chi phí lãi suất và khoản nợ
ngân hàng khi hoạch toán.
• Thanh toán bù trừ: Các chi nhánh sẽ không
phải thanh toán cho nhau để giảm chi phí giao
dịch và tận dụng vốn dư thừa của các chi nhánh.
3.1. QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH VỀ VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN (tiếp theo)
v1.0013110214 35
Quyết định phân cấp quản lý tiền mặt:
Quyết định phân cấp quản lý tiền mặt theo cấp hay
tập trung. Các qui định này làm tăng hiệu quả vì:
• Nếu qui định mọi chi nhánh gửi tiền theo cơ chế
tiền gửi ngắn hạn, dài hạn, không kỳ hạn hay để
tại tài khoản để thu lợi ích cao nhất.
• Nếu qui định các luồng vốn lớn được phép tập
trung ở các trung tâm tài chính lớn sẽ có cơ hội
tốt để quản lý vốn lưu động.
• Giảm tổng vốn lưu động tồn đọng ở các tài
khoản ngân hàng nên quản lý có hiệu quả hơn.
3.1. QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH VỀ VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN (tiếp theo)
v1.0013110214 36
3.2. QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI
Phân loại tác động của rủi ro ngoại hối: tác động
giao dịch, tác động chuyển đổi và tác động kinh tế.
• Tác động giao dịch: Sự chênh lệch của việc mua
ngoại tệ trong giao dịch thanh toán hoặc mua bán
sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
• Tác động chuyển đổi: Sự chênh lệch do chuyển đổi
tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến giá trị vốn, nguồn vốn và
nợ nên có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
• Tác động kinh tế: ảnh hưởng do tỷ giá đồng tiền
của một quốc gia, đặc biệt là chính sách phá giá
đồng tiền của quốc gia khác sẽ ảnh hưởng đến giá
cả, doanh số và chi phí trong tương lai.
v1.0013110214 37
3.2. QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI (tiếp theo)
Các biện pháp hạn chế rủi ro ngoại hối:
• Biện pháp hạn chế rủi ro về tác động giao dịch và chuyển đổi:
Hợp đồng kỳ hạn về ngoại hối và giao dịch quyền chọn;
Thanh toán nhanh hay trì hoãn theo tỷ giá: Lựa chọn thời điểm tỷ giá giao dịch có lợi
để thanh toán.
• Biện pháp hạn chế rủi ro về tác động kinh tế: Phân bổ tài sản và vốn giữa các chi nhánh
hợp lý và tránh đầu tư ở các quốc gia có xu thế tăng giá trị tiền tệ.
• Tăng cường kiểm soát ảnh hưởng của ngoại tệ như tổ chức trung tâm ngoại tệ nội bộ
(chỉ dẫn và định chế), Lập chiến lược và kế hoạch sử dụng ngoại tệ, dự đoán tỷ giá
mang tính nội bộ, thiết lập hệ thống báo cáo ngoại tệ nội bộ và phân tích ảnh hưởng của
biến động tỷ giá.
v1.0013110214 38
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Lựa chọn sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quyết định:
Tự sản xuất (making) hay mua ngoài (outsourcing);
Chọn địa điểm sản xuất (Tập trung hay phân tán).
• Quản trị nhân sự quốc tế: chính sách nhân sự và nội dung quản trị nhân sự quốc tế.
• Quản trị tài chính quốc tế.
• Quản trị vốn, dòng tiền và ngoại hối.
v1.0013110214 39
TỔNG KẾT MÔN HỌC
Môn học KDQT gồm 3 nội dung chính:
1. KDQT trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.
2. Môi trường quốc gia, môi trường quốc tế.
3. Quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế: các công ty KDQT phải cập nhật kỹ năng KDQT
theo sự biến đổi nhanh chóng của môi trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thanh_toan_quoc_te_bai_6_quan_tri_hoat_dong_kinh_d.pdf