I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Đối với động cơ có công suất nhỏ vài HP, có thể khởi động trực tiếp bắng cách đưa thẳng điện áp nguồn vào động cơ. Khi khởi động động cơ đạt ngẫu lực tối đa, với cường độ cao hơn lúc vận hành bình thường khoảng 3-5 lần, như không làm sụt áp gây ảnh hưởng đến mạng điện đến mức quan trọng.
Nhưng đối với động cơ có công suất lớn trên 30HP, khi khởi động động cơ tiêu thụ dòng điện rất lớn, mặc dù thời gian khởi động ngắn nhưng có thể làm hỏng bộ dây quấn và nhất là làm cho mạng cung cấp cho động cơ bị dao động, gây sụt áp làm ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị điện khác đang vận hành.
Để tránh trường hợp nêu trên, việc khởi động động cơ ba pha có công suất lớn cần phải có phương pháp khởi động sao cho đạt yêu cầu về ngẫu lực cao, mà cường độ không thái quá có thể làm hỏng động cơ và gây mất ổn định điện áp nguồn.
Một trong những phương pháp khởi động động cơ thường sử dụng nhiều nhất đó là phương pháp: Khống chế điện áp ở phần stato.
Để khống chế điện áp ở phần stato ta cần sử dụng các phương pháp sau:
• Khởi động bằng phương pháp đổi nối sao – tam giác.
• Khởi động động cơ qua cuộn kháng.
• Khởi động động cơ bằng biến áp tự ngẫu ba pha.
86 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình thực hành: Khí cụ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số tiết : 8
I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Được dùng trong một số cơ cấu sản xuất, đôi lúc cần tăng tốc độ động cơ: ví dụ như khi cần cắt gọt kim loại cứng, ta cho động cơ chạy tốc độ thấp, khi cắt gọt kim loại mềm ta cho động cơ chạy với tốc độ cao.
II- LÝ THUYẾT CƠ SỞ:
Ta biết rằng tốc độ của động cơ không đồng bộ được xác định bởi công thức:
n = .
Như thế tốc độ của động cơ phụ thuộc vào:
- Tỷ lệ thuận với tần số của nguồn cung cấp điện.
- Tỷ lệ nghịch với số từ cực được bố trí trên phần stato của động cơ.
Vậy để thay đổi tốc độ động cơ (nếu thay đổi bằng cách giảm điện áp cung cấp vào động cơ, chỉ làm động cơ vận hành yếu, đưa đến cháy động cơ). Bằng cách thay đổi tần số f của nguồn cung cấp điện, thì rất phức tạp vì cần phải có bộ biến tần riêng cho động cơ.
Nên phương pháp thay đổi tốc độ của động cơ, thường dùng phương pháp chuyển đổi số từ cực bố trí trên stato của động cơ, bằng cách chuyển đổi cách đấu dây.
III- MẠCH ĐIỆN ĐỔI NỐI ĐỘNG CƠ HAI CẤP TỐC ĐỘ TAM GIÁC NỐI TIẾP VÀ SAO KÉP:
1. Danh sách thiết bị:
- Côngtăctơ KL, KH, K.
- Nút nhấn H, OFF, L.
- CB 1 pha, 3 pha.
- Relay nhiệt 1RN, 2RN.
- Động cơ 3 pha, cuộn dây stato có thể nối r nối tiếp và Y kép.
2. Vẽ sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển.
a) Mạch động lực:
.
b) Mạch điều khiển:
3. Nguyên lý hoạt động:
- Chạy tốc độ chậm: Nhấn nút L, côngtăctơ KL có điện, đóng tiếp điểm duy trì KL(3-5), đóng tiếp điểm chính KL ở mạch động lực, cấp điện 3 pha cho động cơ, động cơ chạy tốc độ thấp cuộn dây stato nối r nối tiếp.
- Chạy tốc độ cao: Nhấn nút H, côngtăctơ KH có điện, đóng tiếp điểm duy trì KH(3-9), đóng tiếp điểm chính KH ở mạch động lực, cấp điện ba pha cho động cơ, động cơ chạy tốc độ cao, cuộn dây stato nối Y kép.
4. Quy trình lắp mạch.
Đầu OFF lắp vào cuối CB
Cuối OFF lắp vào đầu tđ thường hở của nút nhấn kép ONL
Cuối tđ thường hở của nút nhấn kép ONL lắp vào đầu tđ thường kín của nút nhấn kép ONH
Cuối tđ thường kín của nút nhấn kép ONH lắp vào đầu tđ thường kín CTT KH
Cuối tđ thường kín CTT KH lắp vào đầu cuộn dây CTT KL
Cuối cuộn dây CTT KL lắp vào đầu role nhiệt RN
Cuối role nhiệt RN lắp vào N
Đầu tđ thường hở CTT KL lắp vào đầu tđ thường hở của nút nhấn kép ONL
Cuối tđ thường hở CTT KL lắp vào cuối tđ thường hở của nút nhấn kép ONL
Đầu tđ thường hở của nút nhấn kép ONH lắp vào cuối OFF
Cuối tđ thường hở của nút nhấn kép ONH lắp vào đầu tđ thường kín của nút nhấn kép ONL
Cuối tđ thường kín của nút nhấn kép ONL lắp vào đầu tđ thường kín CTT KL
Cuối tđ thường kín CTT KL lắp vào đầu cuộn dây CTT KH
Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào cuối cuộn dây CTT KL
Đầu cuộn dây Timer T lắp vào đầu cuộn dây CTT KH
Cuối cuộn dây Timer T lắp vào cuối cuộn dây CTT KH
Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch
Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt.
Khoa Điện
Bài 11
ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA
Số tiết : 8
I- NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KĐB 1 PHA:
Nếu dùng điện 1 pha sẽ không tạo được từ trường quay, do đó sẽ không tạo được mômen quay. Vì thế nếu trên stato của động cơ 1 pha chỉ có 1 bộ dây, khi điện vào, từ trường sinh ra do cuộn dây này là từ trường đập mạch, chỉ nằm trên một phương nhất định, được coi như là từ trường tổng hợp của hai từ trường chuyển động ngược chiều nhau. Do đó sinh ra các mômen tác động lên roto có cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau. Vì thế roto không thể quay được. Nếu ta quay trực roto thì động cơ vận hành được ngay theo bất kỳ chiều lực quay. Đó là đặc điểm không tự khởi động của động cơ KĐB 1 pha. Vì khi đó từ trường đập mạch bị mất cân bằng.
Để động cơ tự khởi động được, người ta quấn thêm vào phần stato là một bộ dây phụ, dây quấn phụ được bố trí đặt lệch với dây quấn chính 1 góc là 900 điện và nó phải có điện trở hoặc cảm kháng lớn, hoặc thông thường cuộn phụ được mắc nối tiếp với tụ điện nhằm mục đích tạo sự lệch pha dòng điện trong hai cuộn chính và phụ, như thế động cơ mới tự khởi động được.
Ngoài cách quấn thêm cuộn phụ dùng để khởi động, còn cách xẽ mặt từ để đặt vòng ngắn mạch hình thành từ cực phụ có tác động khởi động động cơ. Trên phần stato loại động cơ này, chỉ thấy có quấn một bộ dây chính. Động cơ loại này được gọi là động cơ hoạt động với vòng ngắn mạch.
II- NGUYÊN TẮC ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ KĐB 1 PHA:
Muốn đổi chiều quay của động cơ KĐB 1 pha thì phải đổi chiều của từ trường. Muốn thế ta phải đổi chiều dòng điện 1 trong 2 cuộn chính hoặc cuộc đề (Hình 21).
III- CÁCH ĐẤU ĐỘNG CƠ 3 PHA THÀNH ĐỘNG CƠ 1 PHA:
Khi động cơ 3 pha đang vận hành mà bị mất 1 pha, nếu kéo tải nhẹ khoảng 30% Pđm thì động cơ vẫn vận hành bình thường. Nhưng với tình trạng này động cơ không tự khởi động được.
Vì vậy khi muốn sử dụng động cơ 3 pha làm động cơ 1 pha phải dùng 1 cuộn dây pha (hoặc 2 cuộn pha) làm cuộn chạy, còn pha còn lại mắc nối tiếp với tụ điện làm cuộn đề.
Đặc điểm cách biến đổi này có:
Công suất của chế độ động cơ đạt khoảng 70% - 75% công suất động cơ 3 pha tương ứng.
Cường độ dòng điện trong 3 cuộn pha thường không cân bằng.
Ở chế độ vận hành không tải dòng điện Ic qua tụ đặt cao hơn khoảng 120% - 140% Iđm. Khi vận hành có tải sẽ giảm xuống tùy theo tải lớn hoặc tải nhỏ.
Sơ đồ mắc dây biến đổi động cơ 3 pha thành động cơ 1 pha. (Hình 21).
IV- MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ KĐB 1 PHA:
1. Mạch động lực đảo chiều quay động cơ KĐB 1 pha:
2. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ KĐB 1 pha:
a. Vẽ hình:
b. Nguyên lý hoạt động:
Nhấn nút ON1 cuộn dây côngtăctơ K1 có điện, đóng tiếp điểm thường kín K1 (3-5) tự giữ, mở tiếp điểm thường kín K1(9-11) khóa chéo, đồng thời đóng các tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, động cơ quay theo chiều thuận.
Muốn động cơ quay theo chiều nghịch, ta phải nhấn nút OFF, sau đó mới nhấn nút ON2, cuộn dây côngtăctơ K2 có điện, đóng tiếp điểm thường hở K2(3-9), mở tiếp điểm thường kín K2(5-7) khóa chéo, đồng thời đóng tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, động cơ quay theo chiều nghịch.
c. Quy trình lắp mạch
Đầu OFF lắp vào cuối CB
Cuối OFF lắp vào đầu ON1
Cuối ON1 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K2
Cuối tiếp điểm thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1
Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN
Cuối role nhiệt RN lắp vào N
Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu nút ON1
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối nút ON1
Đầu ON2 lắp vào cuối OFF
Cuối ON2 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K1
Cuối tiếp điểm thường kín CTT K1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2
Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1
Đầu tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu nút ON2
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào cuối nút ON2
Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch
Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt.
Khoa Điện
Bài 12
MẠCH TỰ ĐỘNG ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ MỘT PHA
Số tiết : 16
I. Mạch động lực đảo chiều quay động cơ KĐB 1 pha:
II. MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ 1 PHA
1. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ 1 pha dạng 1
a. Vẽ hình
b. Nguyên lý hoạt động
Khi nhấn nút ON, relay trung gian TG có điện, đóng tiếp điểm duy trì (3-5), công tăc tơ K1 có điện, đóng tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, cấp điện cho động cơ chạy theo chiều thuận.
Lúc này Timer 1 có điện, sau thời gian T1 tiếp điểm (5-7) mở ra, công tăc tơ K1 mất điện, nhả tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, động cơ mất điện, đồng thời đóng tiếp điểm (5-11), công tăc tơ K2 có điện, đóng tiếp điểm chính K2 ở mạch động lực, cấp điện cho động cơ chạy theo chiều ngược lại.
Lúc này Timer T2 có điện. Sau thời gian T2, tiếp điểm (5-9) mở ra, Timer T1 mất điện nên đóng tiếp điểm (5-7), công tăc tơ K1 có điện, đóng tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, cấp điện cho động cơ chạy theo chiều thuận.
Quá trình cứ lặp lại sau các khoảng thời gian T1, T2.
Khi quá tải trong thời gian cho phép relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (2-4), công tăc tơ K mất điện, nhả tiếp điểm chính ở mạch động lực K, động cơ mất điện
c. Quy trình lắp mạch
Đầu OFF lắp vào cuối CB
Cuối OFF lắp vào đầu ON
Cuối ON lắp vào đầu cuộn dây role trung gian TG
Cuối cuộn dây role trung gian TG lắp vào đầu role nhiệt RN
Cuối role nhiệt RN lắp vào N
Đầu tiếp điểm thường kín mở chậm Timer T1 lắp vào cuối ON
Cuối tiếp điểm thường kín mở chậm Timer T1 lắp vào đầu cd CTT K1
Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN
Đầu tiếp điểm thường hở role trung gian TG lắp vào đầu nút ON
Cuối tiếp điểm thường hở role trung gian TG lắp vào cuối nút ON
Cuối tiếp điểm thường hở role trung gian TG lắp vào đầu tiếp điểm thường kín mở chậm của Timer T2
Cuối tiếp điểm thường kín mở chậm của Timer T2 lắp vào đầu cuộn dây Timer T1
Cuối cuộn dây Timer T1 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1
Đầu tiếp điểm thường hở đóng chậm T1 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín mở chậm Timer T2
Cuối tiếp điểm thường hở đóng chậm T1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2
Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây Timer T1
Đầu cuộn dây Timer T2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2
Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K2
Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch
2. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ 1 pha dạng 2
a. Vẽ hình:
b. Nguyên lý hoạt động:
Khi nhấn nút ON cuộn dây công tăc tơ KT có điện, đóng các tiếp điểm KT (5-7) tự giữ và đóng tiếp điểm KT (11-13), mở tiếp điểm KT(3-17) để không cho động cơ quay theo chiều nghịch đồng thời đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực – động cơ quay theo chiều thuận.
Lúc tiếp điểm KT(11-13) đóng lại thì rơle thời gian T1 có điện, sau thời gian chỉnh định nó mở tiếp điểm thường kín T1(3-5), động cơ ngưng hoạt động. Đồng thời đóng tiếp điểm thường hở đóng chậm T1(3-15), Timer T2 có điện.
Timer T2 có điện sau thời gian chỉnh định 2, tiếp điểm T2 (19-21) đóng lại, côngtăctơ KN có điện động cơ quay theo chiều nghịch (Lúc này tiếp điểm KT(3-17) đã đóng lại vì côngtăctơ KN đã mất điện.
Côngtăctơ KN có điện lập tức lập tức mở tiếp điểm thường kín KN(7-9), đồng thời đóng tiếp điểm KN(17-23). Timer T3 có điện. Đóng liền tiếp điểm tự giữ T3(17-23). Sau thời gian T3, mở tiếp điểm thường kín mở chạm T3(17-19) – Côngtăctơ KN mất điện, động cơ ngưng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm T3(17-25), Timer T4 có điện.
Timer T4 có điện sau thời gian T4, đóng tiếp điểm T4(3-7), côngtăctơ KT có điện, động cơ tiếp tục chạy theo chiều thuận.
Và quá trình cứ như vậy tiếp diễn lần lượt như trên, động cơ quay thuận sau thời gian lại quay nghịch, sau thời gian lại quay thuận. Quá trình cứ vậy mà lặp đi lặp lại. và chỉ ngừng hẳn khi ta nhấn nút OFF.
Khi quá tải trong thời gian cho phép relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (2-4), côngtăctơ K mất điện, nhả tiếp điểm chính ở mạch động lực K, động cơ mất điện
3. Quy trình lắp mạch
Đầu OFF lắp vào cuối CB
Cuối OFF lắp vào đầu tiếp điểm thường kín mở chậm T1
Cuối tiếp điểm thường kín mở chậm T1 lắp vào đầu ON
Cuối ON lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT KN
Cuối tiếp điểm thường kín CTT KN lắp vào đầu cuộn dây CTT KT
Cuối cuộn dây CTT KT lắp vào đầu role nhiệt RN
Cuối role nhiệt RN lắp vào N
Đầu tiếp điểm thường hở CTT KT lắp vào đầu ON
Cuối tiếp điểm thường hở CTT KT lắp vào cuối ON
Đầu tiếp điểm thường hở đóng chậm T4 lắp đầu tđ điểm thường kín mở chậm T1
Cuối tiếp điểm thường hở đóng chậm T4 lắp vào đầu t/đ thường kín CTT KN
Đầu tđ thường kín mở chậm T4 lắp vào cuối OFF
Cuối tđ thường kín mở chậm T4 lắp vào đầu tđ thường hở CTT KT
Cuối tđ thường hở CTT KT lắp vào đầu cuộn dây Timer T1
Cuối cuộn dây Timer T1 lắp vào cuối cuộn dây CTT KT
Đầu tđ thường mở đóng chậm T1 lắp đầu tđ thường kín mở chậm T4
Cuối tđ thường mở đóng chậm T1 lắp đầu cuộn dây Timer T2
Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào cuối cuộn dây Timer T1
Đầu tđ thường kín CTT KT lắp vào đầu tđ thường mở đóng chậm T1
Cuối tđ thường kín CTT KT lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T3
Cuối tđ thường kín mở chậm T3 lắp vào đầu tđ thường mở đóng chậm T2
Cuối tđ thường mở đóng chậm T2 lắp vào đầu cuộn dây CTT KN
Cuối cuộn dây CTT KN lắp vào cuối cuộn dây Timer T2
Đầu tđ thường hở của CTT KN lắp vào cuối tđ thường kín CTT KT
Cuối tđ thường hở của CTT KN lắp vào đầu cuộn dây Timer T3
Cuối cuộn dây Timer T3 lắp vào cuối cuộn dây CTT KN
Đầu tđ thường hở của Timer T3 lắp vào đầu tđ thường hở CTT KN
Cuối tđ thường hở của Timer T3 lắp vào cuối tđ thường hở CTT KN
Đầu tđ thường mở đóng chậm T3 lắp vào đầu tđ thường hở Timer T3
Cuối tđ thường mở đóng chậm T3 lắp vào đầu cuộn dây Timer T4
Cuối cuộn dây Timer T4 lắp vào cuối cuộn dây Timer T3.
Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch
Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt.
Khoa Điện
Bài 13
MẠCH ĐÓNG CỬA CỔNG
Số tiết : 8
I. Mục đích – yêu cầu:
Được ứng dụng ở những nơi cần trang bị loại cửa kéo làm cửa rào, cửa cuốn điều khiển và vận hành bằng động cơ.
II. Vẽ sơ đồ mạch điều khiển: (Hình 26)
III. Nguyên lý hoạt động:
1. Danh sách thiết bị:
- 1 nút OFF, 2 nút ON.
- 2 công tắc hành trình.
- 2 côngtăctơ.
- 1 bộ bảo vệ quá tải.
- 1 động cơ 1 chiều 3 đầu dây ra.
- 1 CB 1 pha.
2. Nguyên lý hoạt động:
Trong sơ đồ mạch điều khiển này, thực chất là mạch đảo chiều quay động cơ KĐB 1 pha. Nhưng có bố trí thêm các công tắc hành trình, nhằm mục đích kiểm soát hành trình đi của cửa đã đến vị trí cần phải cho động cơ ngừng lại chính xác, để tránh trường hợp cửa đi quá đà gây sự va chạm làm hỏng phần khung cố định.
Để cho cửa đi với tốc độ chậm, nhẹ nhàng nên thiết kế truyền động qua bộ giảm tốc bằng hệ thống bánh răng là tốt nhất.
Các công tắc hành trình được bố trí mắc nối tiếp với tiếp điểm duy trì, nhằm mục đích dự phòng công tắc có bị kẹt thì động cơ vẫn có thể điều khiển được tạm thời.
3. Nguyên lý hoạt động:
Nhấn nút ON1, cuộn dây côngtăctơ K1 có điện, đóng các tiếp điểm thường hở K1(3-5) tự giữ, lúc này công tắc hành trình NC(5-7) ở trạng thái kín, mở tiếp điểm thường kín K1(13-15), đồng thời đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực động cơ quay theo chiều thuận. Khi cổng đi tới giới hạn trên đụng công tắc hành trình NC(5-7) thì công tắc hành trình NC(5-7) sẽ mở ra động cơ mất điện, đứng yên, cổng dừng lại.
Nhấn nút ON2, cuộn dây côngtăctơ K2 có điện, đóng các tiếp điểm thường hở K2(3-11) tự giữ, lúc này công tắc hành trình NC(11-13) ở trạng thái kín, mở tiếp điểm
4. Quy trình lắp mạch
Đầu OFF lắp vào cuối CB
Cuối OFF lắp vào đầu ON1
Cuối ON1 lắp vào đầu tđ thường kín của CTT K2
Cuối tđ thường kín của CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1
Cuối cuộn dây của CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN
Cuối role nhiệt RN lắp vào N
Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu ON1
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối ON1
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu tđ C-NC1 của công tác hành trình 1
Cuối tđ C-NC1 của công tác hành trình 1 lắp vào đầu tđ thường kín của CTT K2
Đầu ON2 lắp vào cuối OFF
Cuối ON2 lắp vào đầu tđ thường kín của CTT K1
Cuối tđ thường kín của CTT K1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2
Cuối cuộn dây của CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1
Đầu tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu ON2
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào cuối ON2
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu tđ C-NC2 của công tác hành trình 2
Cuối tđ C-NC2 của công tác hành trình 1 lắp vào đầu tđ thường kín của CTT K1
Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch
Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt.
Khoa Điện
Bài 14
MẠCH HÃM ĐỘNG NĂNG ĐỘNG CƠ 3 PHA
Số tiết : 16
I- CÁC TRẠNG THÁI HÃM CỦA ĐỘNG CƠ 3 PHA:
Có nhiều cách hãm động cơ, trước đây người ta có dùng bố thắng ma sát trục động cơ, sau này người ta đã tìm ra động cơ 3 pha có 3 trạng thái hãm sau:
- Hãm tái sinh: Khi tốc độ roto lớn hơn tốc độ từ trường, động cơ trở thành máy phát và phát công suất tác dụng lên trên lưới điện.
- Hãm ngược: Khi đảo thứ tự 2 trong 3 pha nguồn, động cơ đảo chiều quay.
- Hãm động năng: Khi cúp nguồn chính, đưa điện áp một chiều vào dây quấn stato, từ trường quay được thay thế bằng từ trường tĩnh. Do roto vẫn quay nên từ trường chiều cảm ứng lên các thanh dẫn roto sinh ra dòng điện cảm ứng, dòng điện này tạo ra một lực điện từ có chiều ngược với chiều quay của roto, cho nên cách trở momen quay làm cho động cơ dừng nhanh.
Trong cả 3 trường hợp trên thì trường hợp 3 (hãm động năng) được ứng dụng để dừng động cơ.
Ứng dụng : Được sử dụng rộng rãi trong các dây chuyền sản xuất cần dừng đúng vị trí, hay các mô hình sản xuất cần đảo chiều quay động cơ.
II- MẠCH ĐỘNG LỰC HÃM ĐỘNG NĂNG:
Hướng dẫn các em vẽ mạch động lực (hình 27), chú ý tạo ra và đưa điện một chiều vào động cơ.
L2
L1
L3
L1
N
ĐC
RN
KH
K
CBB
CB
Hình 27a . Mạch động lực hãm động năng
+
-
Nhắc lại cách tạo ra điện một chiều bằng điot
III- MẠCH ĐIỀU KHIỂN HÃM ĐỘNG NĂNG ĐỘNG CƠ 3 PHA:
1. Danh sách thiết bị:
- 1 CB 3 pha, 1 CB 1 pha
- 1 động cơ 3 pha
- 2 contactor K, H
- 1 relay thời gian RTh
- 1 bộ bảo vệ quá tải RN
2. Vẽ hình:
K
L1
K
KH
T
K
ON
N
RN
KH
T
OFF
1
3
5
7
9
2
4
6
8
KH
Hình 27b. Mạch điều khiển hãm động năng động cơ 3 pha
3. Nguyên lý hoạt động:
* Nhấn nút ON:
· Cuộn dây contactor có điện:
=> 3 tiếp điểm chính của contactor K đóng => Động cơ khởi động
=> Tiếp điểm chính K8-4 mở => Khóa chéo
=> Tiếp điểm K5-7 đóng => Tự giữ
* Nhấn nút OFF:
· Cuộn dây contactor K mất điện:
=> 3 tiếp điểm chính của contactor K mở => Động cơ được cắt khỏi lưới điện
=> Các tiếp điểm phụ trở về trạng thái ban đầu
· Cuộn dây contactor H có điện => Thực hiện hãm động năng
=> Tiếp điểm phụ thường đóng mở ra => Khóa chéo
=> Tiếp điểm phụ thường mở H3-9 đóng => Tự giữ
· Timerr có điện: Sau thời gian chính định tiếp điểm thường đóng mở chậm cắt nguồn cho cuộn dây contactor H => cắt nguồn điện 1 chiều => Quá trình hãm kết thúc.
* Sự cố quá tải: Role nhiệt tác động mở tiếp điểm RN2-4
· Cuộn dây contactor K mất điện.
=> 3 tiếp điểm chính của contactor K mở
=> Động cơ được cắt khỏi lưới điện
=> Các tiếp điểm phụ trở về trạng thái ban đầu.
4. Quy trình lắp mạch
Đầu tđ thường kín của nút nhấn kép OFF lắp vào cuối CB
Cuối tđ thường kín của nút nhấn kép OFF lắp vào đầu ON
Cuối ON lắp vào đầu cuộn dây CTT K
Cuối cuộn dây của CTT K lắp vào đầu tđ thường kín CTT KH
Cuối tđ thường kín CTT KH lắp vào đầu role nhiệt RN
Cuối role nhiệt RN lắp vào N
Đầu tđ thường hở của nút nhấn kép OFF lắp vào đầu tđ thường kín của nút nhấn kép OFF
Cuối tđ thường hở của nút nhấn kép OFF lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T
Cuối tđ thường kín mở chậm timer T lắp vào đầu cuộn dây CTT KH
Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào đầu tđ thường kín CTT K
Cuối tđ thường kín CTT K lắp vào cuối tđ thường kín CTT KH
Đầu tđ thường hở CTT KH lắp vào đầu tđ thường hở của nút nhấn kép OFF
Cuối tđ thường hở CTT KH lắp vào cuối tđ thường hở của nút nhấn kép OFF
Cuối tđ thường hở CTT KH lắp vào đầu cuộn dây Timer T
Cuối cuộn dây Timer T lắp vào cuối cuộn dây CTT KH
Đầu cuộn dây Timer T lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm Timer T
Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch
III. MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HÃM ĐỘNG NĂNG ĐỘNG CƠ 3PHA
1. Danh sách thiết bị:
- 1 CB 3 pha, 1 CB 1 pha
- 1 động cơ 3 pha
- 2 nút ON, 1 nút OFF
- 3 contactor K1, K2, H
- 1 relay thời gian RTh
- 1 bóng đèn
- 1 bộ bảo vệ quá tải RN
2. Vẽ hình:
a) Mạch động lực:
b) Mạch điều khiển:
3. Nguyên lý hoạt động:
Khi chưa nhấn nút nào, do K1, K2 là những tiếp điểm thường kín nên Timerr RTh có điện, đồng thời cuộn dây contactor K3 cũng có điện, thực hiện quá trình hãm, đưa điện một chiều vào động cơ. Sau thời gian RTh tiếp điểm thường kín RTh (8-5) nhảy xuống tiếp điểm thường mở RTh (8-6) làm cho tiếp điểm RTh (8-6) ở trạng thái kín => Bóng đèn có điện, báo quá trình hãm kết thúc.
Sau khi bóng đèn sáng ta mới nhấn nút ON 1, cuộn dây contactor K1 có điện => động cơ quay theo chiều thuận, mở tiếp thường đóng K1 (3-15) khóa không cho quá trình hãm xảy ra. Muốn động cơ quay theo chiều nghịch ta phải nhấn nút OFF, động cơ ngừng hoạt động.
Khi K1 mất điện sẽ trả các tiếp d0iểm của nó về trạng thái ban đầu. K1 (3-15) đóng lại, quá trình hãm xảy ra. Khi bóng đèn sáng lên thì quá trình hãm kết thúc, lúc đó ta mới được phép nhấn nút ON 2, động cơ quay theo chiều nghịch.
Và khi tắt ON 2 quá trình hãm cũng xảy ra tương tự.
4. Quy trình lắp mạch
Đầu OFF lắp vào cuối CB
Cuối OFF lắp vào đầu ON1
Cuối ON1 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K2
Cuối tiếp điểm thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1
Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN
Cuối role nhiệt RN lắp vào N
Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu nút ON1
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối nút ON1
Đầu ON2 lắp vào cuối OFF
Cuối ON2 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K1
Cuối tiếp điểm thường kín CTT K1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2
Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1
Đầu tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu nút ON2
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào cuối nút ON2
Đầu tđ thường kín CTT K1 lắp vào đầu OFF
Cuối tđ thường kín CTT K1 lắp vào đầu tđ thường kín CTT K2
Cuối tđ thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây Timer Rth
Cuối cuộn dây Timer Rth lắp vào cuối cuộn dây CTT K2
Đầu tđ thường kín mở chậm Timer Rth lắp vào đầu cuộn dây Timer Rth
Cuối tđ thường kín mở chậm Timer Rth lắp vào đầu cuộn dây CTT KH
Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào cuối cuộn dây Timer Rth
Đầu tđ thường hở đóng chậm Timer Rth lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm của Timer Rth.
Cuối tđ thường hở đóng chậm Timer Rth lắp vào một cực của bóng đèn
Cực còn lại của bóng đèn lắp vào cuối cuộn dây CTT KH.
Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch
Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt.
Khoa Điện
Bài 15
MẠCH MÁY TIỆN
Số tiết : 8
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Mạch máy tiện được ứng dụng nhiều trong các xưởng cơ khí.
- Lắp được mạch máy tiên để hiểu được nguyên lý hoạt động của mạch máy tiện
II. VẼ SƠ ĐỒ MẠCH ĐỘNG LỰC: (hình 29)
II- VẼ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỀU KHIỂN
1. Vẽ hình (hình 29b)
2. Nguyên lý hoạt động:
Mạch máy tiện cũng dùng nguyên tắc hãm động năng để hãm động cơ, quy trình hãm cũng giống như mạch tự động hãm động cơ:
Khi bóng đèn sáng, báo quá trình hãm kết thúc thì lúc đó ta mới có thể nhấn nút ON 1. Cuộn dây CTTK1 có điện => đóng tiếp điểm tự giữ K1(5-7), mở tiếp điểm thường đóng K1(11-13) để khóa chéo không cho động cơ quay theo chiều nghịch, đồng thời mở tiếp điểm K1(1-19) khóa chéo quá trình hãm.
Muốn động cơ quay theo chiều nghịch thì ta phải nhấn nút OFF, K1 mất điện trả các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu. Timerr RTh có điện. Cuộn dây CTT K4 có điện => quá trình hãm xảy ra. Sau thời gian RTh tiếp điểm thường kín mở chậm RTH(21-23) nhảy qua tiếp điểm thường hở đóng chậm RTh(21-25) làm cho tiếp điểm này trở thành đóng mạch, bóng đèn có điện, quá trình hãm kết thúc.
Sau khi quá trình hãm kết thúc ta mới được nhận ON2 để cho động cơ quay nghịch, để bảo vệ động cơ tốt hơn.
Khi nhấn ON2 thì cuộn dây CTTK2 có điện, đóng tiếp điểm K2(5-11) tự giữ, mở tiếp điểm thường đóng K2(7-9) và K2(19-21).
Còn động cơ thứ 2 do CTTK3 điều khiển, có thể hoạt động độc lập so với K1 và K2. Nó có thể tự tắt do có nút tắt riêng biệt, nhưng nó cũng chịu chung một nút OFF với K1 và K2, nghĩa là khi tắt OFF(3-5) là tắt tất cả các động cơ.
3. Quy trình lắp mạch
Đầu OFF lắp vào cuối CB
Cuối OFF lắp vào đầu ON1
Cuối ON1 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K2
Cuối tiếp điểm thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1
Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN
Cuối role nhiệt RN lắp vào N
Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu nút ON1
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối nút ON1
Đầu ON2 lắp vào cuối OFF
Cuối ON2 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K1
Cuối tiếp điểm thường kín CTT K1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2
Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1
Đầu tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu nút ON2
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào cuối nút ON2
Đầu OFF2 lắp vào cuối OFF1
Cuối OFF2 lắp vào đầu ON3
Cuối ON3 lắp vào đầu cuộn dây CTT K3
Cuối cuộn dây CTT K3 lắp vào cuối cuộn dây CTT K2
Đầu tiếp điểm thường hở CTT K3 lắp vào đầu nút ON3
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K3 lắp vào cuối nút ON3
Đầu tđ thường kín CTT K1 lắp vào đầu OFF
Cuối tđ thường kín CTT K1 lắp vào đầu tđ thường kín CTT K2
Cuối tđ thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây Timer Rth
Cuối cuộn dây Timer Rth lắp vào cuối cuộn dây CTT K2
Đầu tđ thường kín mở chậm Timer Rth lắp vào đầu cuộn dây Timer Rth
Cuối tđ thường kín mở chậm Timer Rth lắp vào đầu cuộn dây CTT KH
Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào cuối cuộn dây Timer Rth
Đầu tđ thường hở đóng chậm Timer Rth lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm của Timer Rth.
Cuối tđ thường hở đóng chậm Timer Rth lắp vào một cực của bóng đèn
Cực còn lại của bóng đèn lắp vào cuối cuộn dây CTT KH.
Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch
Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt.
Khoa Điện
Bài 16
MẠCH MÁY PHAY
Số tiết : 8
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Mạch máy tiện được ứng dụng nhiều trong các xưởng cơ khí.
- Lắp được mạch máy tiên để hiểu được nguyên lý hoạt động của mạch máy tiện
II. VẼ SƠ ĐỒ MẠCH ĐỘNG LỰC: (hình 30a)
ĐC1 : động cơ trục
ĐC2 : động cơ bàn
ĐC3 : động cơ bơm nước
III. VẼ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỀU KHIỂN :
1. Vẽ hình (hình 30b)
2. Nguyên lý hoạt động:
Trong mạch máy phay thì quá trình hãm diễn ra ở động cơ trục do CTT K1 điều khiển. Khi K1 chưa có điện thì tiếp điểm thường đóng K1 ở trạng thái đóng mạch, nên Timerr RTh có điện, đồng thời CTT K5 có điện, quá trình hãm xảy ra. Sau thời gian RTh tiếp điểm thường mở đóng chậm RTh (27-31) đóng, CTT K5 mất điện quá trình hãm kết thúc, bóng đèn sáng.
Sau khi bóng đèn sáng thì ta mới được nhận ON1, CTT K1 có điện => đóng tiếp điểm thường hở K1(3-5), mở tiếp điểm thường đóng K1(1-27). Động cơ trục hoạt động.
Nhấn ON2 => K2 có điện, => đóng tiếp điểm tự giữ K2(7-15), lúc này công tắc hành trình ở trạng thái đóng. Khi động cơ chạy tới đụng công tắc hành trình C1NC1, làm công tắc hành trình mở, K2 mất điện.
Nhấn ON3 => K3 có điện, lúc này K2(17-19) đóng vì K2 đã mất điện => đóng tiếp điểm tự giữ K3(7-21), mở tiếp điểm thường đóng K3(11-13) khóa chéo.
Nhấn ON4 => CTT K4 có điện, động cơ máy bơm nước hoạt động, động cơ bơm nước hoạt động độc lập, không ảnh hưởng đến K2 và K3 nhưng có chung nhau một nút nhấn tắt OFF(3-7).
Khi nhấn OFF(1-3) thì tất cả các động cơ đều tắt.
3. Quy trình lắp mạch
Đầu OFF lắp vào cuối CB
Cuối OFF lắp vào đầu ON1
Cuối ON1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1
Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN
Cuối role nhiệt RN lắp vào N
Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu nút ON1
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối nút ON1
Đầu OFF2 lắp vào cuối OFF1
Cuối OFF2 nối vào đầu ON2
Cuối ON2 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K3
Cuối tiếp điểm thường kín CTT K3 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2
Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1
Đầu tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu ON2
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu công tắc hành hình C-NC1
Cuối công tắc hành hình C-NC1 lắp vào đầu ON2
Đầu ON3 lắp vào cuối OFF2
Cuối ON3 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K2
Cuối tiếp điểm thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K3
Cuối cuộn dây CTT K3 lắp vào cuối cuộn dây CTT K2
Đầu tiếp điểm thường hở CTT K3 lắp vào đầu ON3
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K3 lắp vào đầu công tắc hành hình C-NC2
Cuối công tắc hành hình C-NC2 lắp vào đầu ON3
Cuối OFF3 lắp vào đầu tđ thường hở CTT K3
Cuối OFF3 lắp vào đầu ON4
Cuối ON4 lắp vào đầu cuộn dây CTT K4
Cuối cuộn dây CTT K4 lắp vào cuối cuộn dây CTT K3
Đầu tiếp điểm thường hở CTT K4 lắp vào đầu nút ON4
Cuối tiếp điểm thường hở CTT K4 lắp vào cuối nút ON4
Đầu tđ thường kín CTT K2 lắp vào đầu OFF
Cuối tđ thường kín CTT K2 lắp vào đầu tđ thường kín CTT K3
Cuối tđ thường kín CTT K3 lắp vào đầu cuộn dây Timer Rth
Cuối cuộn dây Timer Rth lắp vào cuối cuộn dây CTT K4
Đầu tđ thường kín mở chậm Timer Rth lắp vào đầu cuộn dây Timer Rth
Cuối tđ thường kín mở chậm Timer Rth lắp vào đầu cuộn dây CTT KH
Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào cuối cuộn dây Timer Rth
Đầu tđ thường hở đóng chậm Timer Rth lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm của Timer Rth.
Cuối tđ thường hở đóng chậm Timer Rth lắp vào một cực của bóng đèn
Cực còn lại của bóng đèn lắp vào cuối cuộn dây CTT KH.
Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch
Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt.
Khoa Điện
Bài 17
MẠCH ĐỔI NỐI SAO – TAM GIÁC – HÃM ĐỘNG NĂNG ĐỘNG
Số tiết : 8
I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Để mở máy động cơ công suất lớn, cuộn dây pha stato làm việc định mức ở điện áp dây, tránh gây sụt áp cho lưới điện người ta dùng mạch đổi nối sao – tam giác.
II- VẼ SƠ ĐỒ:
1. Vẽ sơ đồ mạch động lực: (hình 31a)
2. Vẽ sơ đồ mạch điều khiển: (hình 31b)
III- NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:
1. Danh sách thiết bị:
- Contactor K, KY, KD, H
- Timerr T, T1, nút nhấn ON, OFF
- CB 1 pha, 3 pha
- Relay nhiệt RN
- Biến áp một pha, chỉnh lưu 1 pha
- Động cơ 3 pha roto lồng sóc, cuộn dây pha làm việc ở định mức pha.
2. Nguyên lý hoạt động:
Nhấn nút ON, CTT K-KY có điện, đóng tiếp duy trì K(3-5), đóng tiếp điểm chính K-KY ở, mạch động lực, động cơ khởi động ở chế độ sao. Lúc này Timerr T có điện, sau thời gian T tiếp điểm T(5-7) mở ra, CTT KY có điện, tiếp điểm T(5-9) đóng lại, CTT KD có điện đóng tiếp điểm chính KD ở mạch động lực. Quá trình mở máy kết thúc.
Nhấn nút OFF, CTT K, KD mất điện, nhả tiếp điểm chính K, KD ở mạch động lực, động cơ mất điện, CTT H có điện, đóng tiếp điểm chính H ở mạch động lực, cấp điện 1 chiều vào stato để hãm động cơ. Lúc này Timerr có điện. Sau thời gian T1, tiếp điểm T1 (12-14) mở ra, CTT H mất điện. Quá trình hãm động năng kết thúc.
3. Quy trình lắp mạch
Đầu OFF lắp vào cuối CB
Cuối OFF lắp vào đầu ON
Cuối ON lắp vào đầu cuộn dây CTT K
Cuối cuộn dây CTT K lắp vào đầu role nhiệt RN
Cuối role nhiệt RN lắp vào N
Đầu tđ thường hở CTT K lắp vào đầu ON
Cuối tđ thường hở CTT K lắp vào cuối ON
Đầu tđ thường kín mở chậm T lắp vào cuối tđ thường hở CTT K
Cuối tđ thường kín mở chậm T lắp vào đầu tđ thường kín CTT KΔ
Cuối tđ thường kín CTT KΔ lắp vào đầu cuộn dây CTT KY
Cuối cuộn dây CTT KY lắp vào cuối cuộn dây CTT K
Cuối tđ thường hở đóng chậm T lắp vào đầu tđ thường kín CTT KY
Cuối tđ thường kín CTT KY lắp vào đầu cuộn dây KΔ
Cuối cuộn dây KΔ lắp vào cuối cuộn dây CTT KY
Đầu tđ thường kín KΔ lắp vào đầu tđ thường hở KΔ
Cuối tđ thường kín KΔ lắp vào đầu cuộn dây Timer T
Cuối cuộn dây Timer T lắp vào cuối cuộn dây CTT KΔ
Đầu tđ thường kín của nút nhấn kép OFF lắp vào đầu tđ thường hở của nút nhấn kép OFF.
Cuối tđ thường kín của nút nhấn kép OFF lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm của Timer T2
Cuối tđ thường kín mở chậm của Timer T2 lắp vào đầu tđ thường kín K
Cuối tđ thường kín K lắp vào đầu cuộn dây CTT KH
Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào cuối cuộn dây Timer T1
Đầu tđ thường hở CTT KH lắp vào đầu tđ thường kín của nút nhấn kép OFF
Cuối tđ thường hở CTT KH lắp vào cuối tđ thường kín của nút nhấn kép OFF
Đầu cuộn dây CTT KH lắp vào đầu cuộn dây Timer T2
Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào cuối cuộn dây CTT KH
Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch
Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt.
Khoa Điện
Bài 18
MẠCH TỰ ĐỘNG ĐẢO CHIỀU QUAY – HÃM ĐỘNG NĂNG
Số tiết : 8
I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Được dùng trong một số cơ cấu sản xuất cần tự động đảo chiều quay và hãm động cơ theo thời gian. Người ta dùng tự động đảo chiều quay động cơ.
II- LÝ THUYẾT CƠ SỞ:
Nguyên lý đảo chiều quay: Động cơ quay theo chiều từ trường quay. Khi chiều từ trường quay thay đổi thì động cơ cũng thay đổi chiều quay. Chỉ cần thay đổi 2 trong 3 pha của lướt điện đặt vào động cơ thì từ trường quay sẽ thay đổi chiều quay, làm cho động cơ cũng thay đổi chiều quay.
Hãm động năng: Nguyên lý hãm động năng dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ: Khi một thanh dẫn di chuyển trong từ trường không đổi sẽ sinh ra sức điện động cảm ứng. Vì roto nối ngắn mạch nên sinh ra dòng điện cảm ứng. Tác dụng giữa dòng điện này và từ trường không đổi sẽ sinh ra lực điện ngược với chiều quay của roto nên hãm roto lại.
III- MẠCH TỰ ĐỘNG ĐẢO CHIỀU QUAY – HÃM ĐỘNG NĂNG:
1. Mạch động lực:
2. Mạch điều khiển:
3. Nguyên lý hoạt động:
Nhấn nút ON, relay trung gian RTG có điện, đóng tiếp điểm duy trì RTG(3-5) và đóng tiếp điểm RTG(5-7), CTT KT có điện, đóng tiếp điểm chính KT ở mạch động lực lại, động cơ quay theo chiều thuận. Lúc này Timerr T1 có điện.
Sau một thời gian T1, tiếp điểm thường kín mở chậm T1 (11-13) mở ra, CTT KT mất điện, động cơ mất điện, đồng thời đóng tiếp điểm thường hở đóng chậm T1 (7-19) cấp điện cho CTT H, đóng tiếp điểm chính H ở mạch động lực lại, cấp điện một chiều vào stato để hãm động cơ. Và lúc này Timerr T2 có điện.
Sau một thời gian T2 tiếp điểm thường kín mở chậm T2 (6-4) mở ra, CTTH mất điện, ngắt điện 1 chiều đưa vào động cơ, quá trình hãm kết thúc. Đồng thời tiếp điểm thường hở đóng chậm T2 (21-23) đóng lại, CTT KN, Timerr T3, Timerr T4 có điện.
CTT KN có điện, lập tức đóng các tiếp điểm chính KN ở mạch động lực lại, động cơ quay theo chiều nghịch.
Timerr T3, T4 có điện. Sau một thời gian T3 tiếp điểm thường kín mở chậm T3 (4-10) mở ra, CTT KN mất điện, động cơ mất điện. Đồng thời tiếp điểm thường hở đóng chậm T3 (6-8) đóng lại, quá trình hãm diễn ra.
Lúc này Timerr T4 vẫn có điện, sau thời gian T4, tiếp điểm thường kín mở chậm T4 (4-8) mở ra, quá trình hãm kết thúc, đồng thời tiếp điểm thường hở đóng chậm T4 (7-17) đóng lại, relay trung gian RTG1 có điện, lập tức mở tiếp điểm RTG1 (7-15) ra, Timerr T1 mất điện, lập tức đóng tiếp điểm T1 (11-113) lại, CTT KT có điện. Quá trình cứ lặp lại.
Chọn các khoảng thời gian: T3 < T4 và T2 tùy ý.
4. Quy trình lắp mạch
Đầu OFF lắp vào cuối CB
Cuối OFF lắp vào đầu ON
Cuối ON lắp vào đầu cuộn dây role trung gian RTG1
Cuối role trung gian RTG1 lắp vào đầu role nhiệt RN
Cuối role nhiệt RN lắp vào N
Đầu tđ thường hở thứ 1 của role trung gian RTG1 lắp vào đầu ON
Cuối tđ thường hở thứ 1của role trung gian RTG1 lắp vào cuối ON
Đầu tđ thường hở thứ 2 của role trung gian RTG1 lắp vào đầu tđ thường hở thứ 2 của role trung gian RTG1
Cuối tđ thường hở thứ 2 của role trung gian RTG lắp vào đầu tđ thường kín CTT KN
Cuối tđ thường kín CTT KN lắp vào đầu tđ thường kín CTT KH
Cuối tđ thường kín CTT KH lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm Timer T1
Cuối tđ thường kín mở chậm Timer T1 lắp vào đầu cuộn dây CTT KT
Cuối cuộn dây CTT KT lắp vào cuối cuộn dây CTT RTG1
Đầu tđ thường kín role trung gian RTG2 lắp vào đầu tđ thường kín của CTT KN
Cuối tđ thường kín role trung gian RTG2 lắp vào đầu cuộn dây Timer T1
Cuối cuộn dây Timer T1 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1
Đầu tđ thường hở đóng chậm T4 lắp vào đầu tđ thường kín role trung gian RTG2
Cuối tđ thường hở đóng chậm T4 lắp vào đầu cuộn dây RTG2
Cuối cuộn dây RTG2 lắp vào cuối cuộn dây Timer T1
Đầu tđ thường hở đóng chậm T1 lắp vào đầu tđ thường hở đóng chậm T4
Cuối tđ thường hở đóng chậm T1 lắp vào đầu cuộn dây CTT KH
Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T2
Cuối tđ thường kín mở chậm T2 lắp vào cuối cuộn dây RTG2
Đầu tđ thường kín mở chậm T2 lắp vào đầu tđ thường hở đóng chậm T3
Cuối tđ thường hở đóng chậm T3 lắp vào tđ thường kín mở chậm T4
Cuối tđ thường kín mở chậm T4 lắp vào cuối tđ thường kín mở chậm T2
Đầu cuộn dây Timer T2 lắp vào đầu cuộn dây CTT KH
Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào tđ thường kín mở chậm T4
Đầu tđ thường hở KH lắp vào cuối tđ thường hở đóng chậm T1
Cuối tđ thường hở KH lắp vào đầu tđ thường hở đóng chậm T2
Cuối tđ thường hở đóng chậm T2 lắp vào đầu tđ thường kín KT
Cuối tđ thường kín KT lắp đầu cuộn dây CTT KN
Cuối cuộn dây CTT KN lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T3
Cuối tđ thường kín mở chậm T3 lắp vào cuối cuộn dây Timer T2
Đầu cuộn dây Timer T3 lắp vào đầu cuộn dây CTT KN
Cuối cuộn dây Timer T3 lắp vào cuối tđ thường kín mở chậm T3
Đầu cuộn dây Timer T4 lắp vào đầu cuộn dây Timer T3
Cuối cuộn dây Timer T4 lắp vào cuối cuộn dây Timer T3
Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch
Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt.
Khoa Điện
Bài 19
MẠCH ĐÈN GIAO THÔNG
Số tiết : 8
I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Lắp và hiểu rõ cách thức hoạt động của mạch đèn giao thông một cột và hai cột.
II- VẼ SƠ ĐỒ:
1. Mạch đèn giao thông một cột:
2. Nguyên lý hoạt động:
Đóng CB, Timerr T1 có điện, đèn xanh sáng. Sau thời gian T1 tiếp điểm thường kính mở chậm T1 (5-7) mở ra, đèn xanh mất điện, đồng thời tiếp điểm thường hở đóng chậm T1 (5-9) đóng lại, Timer T2 và đèn vàng sáng.
Sau một thời gian T2, tiếp điểm thường hở đóng chậm T2(3-11) đóng lại, T3 và đèn đỏ sáng. Khi T3 có điện lập tức mở tiếp điểm thường kín T3 (3-5) ra, đèn vàng mất điện, đồng thời đóng tiếp điểm T3 (3-11) lại tự giữ.
Sau một thời gian T3, tiếp điễm T3 (11-13) mở ra, T3 mất điện, trả các tiếp điểm của nó về trạng thái ban đầu, đèn đỏ và T3 mất điện, đồng thời đóng tiếp điểm T3(3-7) lại T1 và đèn xanh lại hoạt động.
Quá trình cứ thế tiếp diễn.
3. Quy trình lắp mạch
Đầu công tắc lắp vào P
Đầu tđ thường kín của Timer T3 lắp vào cuối công tắc
Cuối tđ thường kín của Timer T3 lắp vào đầu cuộn dây Timer T1
Cuối cuộn dây Timer T1 lắp vào N
Đầu tđ thường kín mở chậm T1 lắp vào đầu cực bóng đèn xanh
Cuối cực bóng đèn xanh lắp vào cuối cuộn dây Timer T1
Đầu tđ thường mở đóng chậm T1 lắp vào đầu cuộn dây Timer T2
Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào cuối cực của bóng đèn xanh
Đầu cực bóng đèn vàng lắp vào đầu cuộn dây Timer T2
Cuối cực bóng đèn vàng lắp vào cuối cuộn dây Timer T2
Đầu tđ thường mở đóng chậm T2 lắp vào đầu tđ thường kín T3
Cuối tđ thường mở đóng chậm T2 lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T3
Cuối tđ thường kín mở chậm T3 lắp vào đầu cuộn dây Timer T3
Cuối cuộn dây Timer T3 lắp vào cuối cực bóng đèn vàng
Đầu tđ thường hở T3 lắp vào đầu tđ thường hở đóng chậm T2
Cuối tđ thường hở T3 lắp vào cuối tđ thường hở đóng chậm T2
Cuối tđ thường hở đóng chậm T2 lắp vào đầu cực bóng đèn đỏ
Cuối cực bóng đèn đỏ lắp vào cuối cuộn dây Timer T3
Đầu tđ thường kín mở chậm T3 lắp vào đầu cực bóng đèn đỏ
Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch
2. Mạch đèn giao thông 2 cột:
a. Vẽ hình
b. Nguyên lý hoạt động:
Bật CB, Timerr T1, T2, đỏ 1, xanh 2 có điện. Sau thời gian 25s thì tiếp điểm thường kín đóng chậm T2 (7-9) mở ra, tiếp điểm hở đóng chậm T2 (7-11), đèn xanh 2 mất điện, đèn vàng 2 sáng.
Sau thời gian 30s Timerr T1 có điện, tiếp điểm thường kín mở chậm T1 (3-7) mở ra, tiếp điểm thường hở đóng chậm T1 (3-13) đóng lại. Khi tiếp điểm thường kín mở chậm T1 (3-7) mở ra thì toàn bộ đèn đỏ 1; xanh 2; vàng 2 đều mất điện (vàng 2 chỉ sáng được 5s),
Khi tiếp điểm thường hở đóng chậm T1(3-13) đóng lại thì Timer T3, T4; đèn đỏ 2 – xanh 1 có điện. Sau khoảng thời gian T4 hoạt động được 25s thì tiếp điểm thường kín mở chậm T4 (13-15) mở ra, đèn xanh 1 mất điện. Đồng thời tiếp điểm T4 (13-17) đóng lại đèn vàng 1 sáng.
Sau khoảng thời gian 30s hoạt động của Timerr T3 thì tiếp điểm thường kín T3(3-5) mở ra, T1-T2 có điện trả các tiếp điểm của nó về trạng thái ban đầu: T3, T4, đỏ 2, vàng 1 mất điện (lúc này đèn vàng 1 chỉ sáng được 5s).
Quá trình cứ vậy tiếp diễn.
c. Quy trình lắp mạch
Đầu công tắc lắp vào P
Đầu tđ thường kín của Timer T3 lắp vào cuối công tắc
Cuối tđ thường kín của Timer T3 lắp vào đầu cuộn dây Timer T1
Cuối cuộn dây Timer T1 lắp vào N
Đầu cuộn dây Timer T2 lắp vào đầu Timer T1
Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào cuối Timer T1
Đầu tđ thường kín mở chậm T1 lắp vào đầu tđ thường kín của Timer T3
Cuối tđ thường kín mở chậm T1 lắp vào đầu bóng đèn đỏ 1
Cuối bóng đèn đỏ 1 lắp vào cuối cuộn dây Timer T2
Đầu tđ thường kín mở chậm T2 lắp vào đầu tđ thường kín của Timer T1
Cuối tđ thường kín mở chậm T2 lắp vào đầu bóng đèn xanh 2
Cuối bóng đèn xanh 2 lắp vào cuối bóng đèn đỏ 1
Đầu tđ thường hở đóng chậm T2 lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T2.
Cuối tđ thường hở đóng chậm T2 lắp vào đầu bóng đèn vàng 2
Cuối bóng đèn vàng 2 lắp vào cuối bóng đèn xanh 2
Đầu tđ thường hở đóng chậm T1 lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T1
Cuối tđ thường hở đóng chậm T1 lắp vào cuộn dây Timer T3
Cuối cuộn dây Timer T3 lắp vào cuối bóng đèn vàng 2
Đầu cuộn dây Timer T4 lắp vào đầu cuộn dây Timer T3
Cuối cuộn dây Timer T4 lắp vào cuối cuộn dây Timer T3
Đầu bóng đèn đỏ 2 lắp vào đầu cuộn dây Timer T4
Cuối bóng đèn đỏ 2 lắp vào cuối cuộn dây Timer T4
Đầu tđ thường kín mở chậm T4 lắp vào cuối tđ thường hở đóng chậm T1
Cuối tđ thường kín mở chậm T4 lắp vào đầu bóng đèn xanh 1
Cuối bóng đèn xanh 1 lắp vào cuối bóng đèn đỏ 2
Đầu tđ thường hở đóng chậm T4 lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T4
Cuối tđ thường hở đóng chậm T4 lắp vào đầu bóng đèn vàng 1
Cuối bóng đèn vàng 1 lắp vào cuối bóng đèn xanh 1.
Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch
Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt.
Khoa Điện
Bài 20
MẠCH ĐIỆN MỞ MÁY TRÌNH TỰ HAI ĐỘNG CƠ
Số tiết : 4
I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Trong một số cơ cấu sản xuất như máy phay, máy bào yêu cầu mở máy trình tự 2 động cơ. Chẳng hạn động cơ bơm dầu chạy trước, động cơ chính chạy sau. Nếu động cơ bơm dầu không chạy thì động cơ chính không chạy.
II- MẠCH ĐIỆN MỞ MÁY TRÌNH TỰ HAI ĐỘNG CƠ:
1. Danh sách thiết bị:
- CTT K1, K2
- 2 ON, 1 OFF
- Relay nhiệt
- CB 1 pha, CB 3 pha.
- 2 động cơ 3 pha lồng sóc.
2. Vẽ hình:
a. Mạch động lực:
b. Mạch điều khiển:
* Nguyên lý hoạt động:
Nhấn ON1 CTTK1 có điện, lập tức đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực lại, động cơ 1 hoạt động, đồng thời tiếp điểm thường mở K1 (3-5) tự giữ, đóng tiếp điểm thường kín K1 (7-9). Tiếp điểm này đảm bảo động cơ 2 phải hoạt động sau động cơ 1.
Sau khi động cơ 1 hoạt động ta mới được nhấn ON2, CTTK2 có điện lập tức đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực lại động cơ 2 hoạt động. Đồng thời đóng tiếp điểm thường hở K2 (3-7) tự giữ.
Muốn tắt ra nhấn nút OFF.
c. Quy trình lắp mạch
Đầu OFF lắp vào cuối CB
Cuối OFF lắp vào đầu ON1
Cuối ON1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1
Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN
Cuối role nhiệt RN lắp vào N
Đầu tđ thường hở CTT K1 lắp vào đầu ON1
Cuối tđ thường hở CTT K1 lắp vào cuối ON1
Đầu ON2 lắp vào cuối OFF
Cuối ON2 lắp vào đầu tđ thường hở CTT K1
Cuối tđ thường hở CTT K1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2
Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1
Đầu tđ thường hở CTT K2 lắp vào đầu ON2
Cuối tđ thường hở CTT K2 lắp vào cuối ON2
Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt.
Khoa Điện
Bài 21
CÁC MẠCH ĐIỆN MỞ MÁY THEO TRÌNH TỰ
Số tiết : 16
1. Mạch 1:
* Yêu cầu:
Hai động cơ hoạt động tuần tự theo quy trình sau:
- K2 hoạt động trước, K1 hoạt động sau.
- K1 tắt trước, K2 tắt sau.
2. Mạch 2
* Yêu cầu:
Hai động cơ hoạt động tuần tự theo quy trình sau:
- K1 hoạt động trước, K2 hoạt động sau.
- K2 tắt trước, K1 tắt sau.
3. Mạch 3
* Yêu cầu:
Hai động cơ hoạt động tuần tự theo quy trình sau:
- K1 hoạt động trước, K2 hoạt động sau.
- K1 tắt trước, K2 tắt sau.
- Khi K2 chưa tắt thì bật K1 lại không được
Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt.
Khoa Điện
Bài 22
CÁC MẠCH ĐIỆN MỞ RỘNG
Số tiết : 16
Bài Tập 1.
Chạy : Động cơ 1 chạy trước rồi mới có thể cho động cơ 2 chạy, muốn dừng động cơ nào trước cũng được
ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC nào trước cũng được
ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC2 → ĐC1
ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC1 → ĐC2
Khi nhấn nút ON thì 2 ĐC hoạt động theo chu trình bên dưới, nhấn OFF dừng cả hai động cơ
Khi 2 ĐC đang ở trạng thái dừng, nhấn ON1 thì hai động cơ hoạt động giao hoán. Nhấn ON2 thì hai động cơ hoạt động theo trình tự.
Khi mở máy bất kỳ động cơ nào thì 5s sau động cơ còn lại được tự động khởi động. Có thể dừng cả hai động cơ cùng lúc hoặc dừng lần lượt từng động cơ.
Khi nhấn ON1 động cơ 1 chạy trước, sau đó 5s trở lên mới nhấn ON2 thì động cơ 1 dừng và động cơ 2 chạy. Khi nhấn OFF sẽ dừng bất cứ động cơ nào.
MẠCH ĐIỀU KHIỂN
1. Chạy : Động cơ 1 chạy trước rồi mới có thể cho động cơ 2 chạy, muốn dừng động cơ nào trước cũng được
2. ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC nào trước cũng được
ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC2 → ĐC1
4. ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC1 → ĐC2
3. ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC2 → ĐC1
4. ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC1 → ĐC2
5. Khi nhấn nút ON thì 2 ĐC hoạt động theo chu trình bên dưới, nhấn OFF dừng cả hai động cơ
6. Khi 2 ĐC đang ở trạng thái dừng, nhấn ON1 thì hai động cơ hoạt động giao hoán. Nhấn ON2 thì hai động cơ hoạt động theo trình tự
7. Khi mở máy bất kỳ động cơ nào thì 5s sau động cơ còn lại được tự động khởi động. Có thể dừng cả hai động cơ cùng lúc hoặc dừng lần lượt từng động cơ.
Dạng 1.
Dạng 2.
8. Khi nhấn ON1 động cơ 1 chạy trước, sau đó 5s trở lên mới nhấn ON2 thì động cơ 1 dừng và động cơ 2 chạy. Khi nhấn OFF sẽ dừng bất cứ động cơ nào.
KHUYẾN NGHỊ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH VÀO QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY & HỌC TẬP
Nhằm mục đích giúp cho giáo viên và học sinh ngành điện sử dụng giáo trình THỰC HÀNH TRANG BỊ ĐIỆN một cách có hiệu quả trong việc giảng dạy, cũng như rèn luyện tay nghề cho học sinh - sinh viên, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũa xã hội, tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau:
Giáo viên và học sinh – sinh viên phải đảm bảo thực hiện đúng thời lượng lý thuyết và thực hành của từng bài học đã được quy định trong trong chương trình, tập trung rèn luyện các kỹ năng thực hành nhằm mục đích đạt được nội dung kiểm tra, đánh giá về kiến thức và kỹ năng.
Căn cứ và trang thiết bị hiện có của xưởng thực hành, giáo viên cần phải vận dụng một cách nhuần nhuyễn các quy trình thực hành trong giáo trình vào thực tế nhưng phải đảm bảo đạt yêu cầu về rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh – sinh viên.
Mỗi bài thực hành trong giáo trình, giáo viên phải yêu cầu học sinh – sinh viên thực hiện tối thiểu từ ( 4 – 5) lần, nhằm mục đích nâng cao kỹ năng, rèn luyện tay nghề lắp mạch, phát hiện và xử lý sự cố.
Khuyến khích học sinh – sinh viên thường xuyên tích cực trong việc rèn luyện nâng cao kỹ năng thực hành.
Để nâng cao vốn kiến thức và kỹ năng thực hành, đồng thời thúc đẩy tính tích cực tự giác học tập, rèn luyện của học sinh – sinh viên, giáo viên giảng dạy cần phải yêu cầu tham khảo thêm các tài liệu kỹ thuật có liên quan ở thư viện trường, trên internet..
Trong quá trình giảng dạy, nếu thời gian khuyến khích giáo viên hướng dẫn cho học sinh – sinh viên tham quan các cơ sở sản xuất từ 1-2 lần học sinh – sinh viên sớm có thể tiếp cận sớm với thực tế.
Giáo trình THỰC HÀNH TRANG BỊ ĐIỆN được biên soan theo chương trình chi tiết đã được bộ LĐ TBXH ban hành, nội dung biên soạn theo kiến thức và kỹ năng cơ bản, ngắn gọn, dễ hiểu. Trong quá trình biên soạn tác giả cố gắng cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới có liên quan. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, để đáp ứng với thực tiễn thì hàng năm tài liệu này sẽ được chỉnh lý, cập nhật và bổ sung những kiến thức và kỹ năng mới cho phù hợp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_o_trinh_thuc_hanh_tbd_0502.doc