Tìm hiểu thêm để học hỏi kinh nghiệm, được chị Chi hướng dẫn viết một bản chào hàng.
Tóm lại, bản chào hàng phải đảm bảo những nội dung chính sau:
+ Tên hàng
+ Nguyên liệu
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật
+ Số lượng
+ Đơn giá
+ Trị giá
+ Đề kiện giao hàng
+ Đề kiện thanh toán
+ Bao gói
+ Thời hạn giao hàng
+ Thời hạn có giá trị của bản chào hàng.
- Thứ 3 ngày 27/7 : nghiên cứu bản kế hoạch sản xuất của công ty do chị Ngọc cung cấp. Vì thời gian kiến tập ngắn ngủi, chưa đủ để hiểu rõ công ty nên em không nêu ra đây những kiến nghị đánh giá chủ quan. Tuy nhiên, với những phân tích SWOT trung thực đến bất ngờ trong các báo cáo đánh giá hàng quý của phòng và mục tiêu nhiệm vụ rất cụ thể được đề ra, em tin Hanosimex sẽ tiếp tục vươn xa, thực hiện được mục tiêu của mình, đó là : Năm 2010 năng suất tăng tối thiểu 15-20%, các năm sau tăng 20 đến 40%, tăng thu nhập cho người lao động 5-10% bằng các biện pháp đã được đưa ra sau đây:
1. Tăng năng suất:
- Thay đổi phương án trả lương
- Từng bước áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến
- Giải pháp về công nghệ
- Giải pháp về đơn hàng và chuẩn bị cho sản xuất
- Giải pháp về tổ chức, tinh gọn
2. Giải pháp về giảm lãng phí, giảm chi phí
3. Giải pháp về đào tạo - Thăm và học tập các công ty may khác
4. Truyền thông
5. Xây dưng bộ máy tinh gọn, năng động chuẩn bị cổ phần hoá các nhà máy May
- Thứ 5 ngày 29/7 : nộp bản cứng sơ bộ đã sửa cho Chị Chi để lưu kho và xin nhận xác nhận của công ty.
18 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2015 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu khái quát về tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI
Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Cổ phần Dệt - May Hà Nội (HANOSIMEX) trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) được thành lập ngày 21/11/1984 với tên gọi ban đầu là nhà máy Sợi Hà Nội.
Bảng 1: Lịch sử phát triển của Tổng CTCP Dệt May Hà Nội
7/4/1978
Ký kết hợp đồng xây dựng giữa TECHNO-IMPORT VIETNAM và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức)
2/1979
Công trình được khởi công xây dựng
21/11/1984
Nhà máy Sợi Hà Nội chính thức đi vào hoạt động
30/4/1991
Đổi tên nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí nghiệp Liên Hợp Sợi – Dệt Kim Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế : HANOSIMEX.
19/6/1995
Đổi tên Xí nghiệp Liên Hợp Sợi – Dệt Kim Hà Nội thành Công ty Dệt Hà Nội.
28/2/2000
Đổi tên Công ty Dệt Hà Nội thành Công ty Dệt May Hà Nội
11/01/2007
Bộ công nghiệp ra quyết định số 04/2007/QĐ-BCN thay đổi tổ chức lại cơ cấu trở thành Tổng Công ty Dệt May Hà Nội
2005 đến nay
Tập trung cho việc triển khai thực hiện mô hình “Công ty mẹ - Công ty con” và thực tập cổ phần hoá các công ty thành viên
(nguồn:
Hiện nay, Tổng Công ty Cổ phần Dệt - May Hà Nội đã có 11 đơn vị thành viên với tổng diện tích mặt bằng trên 24ha, hơn 6000 công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề cùng trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước Đức, Ý, Nhật, Bỉ, Mỹ...với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, SA 8000 và WRAP.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, bao bì thuộc ngành dệt may.
-Vận tải hàng hóa và hành khách; kinh doanh kho vận; cho thuê văn phòng, nhà xưởng; đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí.
- Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân kỹ thuật; dịch vụ khoa học, công nghệ, sửa chữa, bảo dưỡng, thiết bị công nghiệp.
- Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ công nghiệp và dân dụng.
- Đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ tổ chức :
Sơ đồ các đơn vị thành viên
Tình hình xuất khẩu 3 năm gần đây
Bảng 2 : Tổng kim ngạch xuất khẩu Tổng CTCP Dệt May Hà Nội
Năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu
(USD)
Xuất chủ yếu sang các nước
( theo thứ tự)
2007
50,629,982.78
Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật,
2008
39,356,813.39
Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc,
2009
33,700,051.16
Mỹ, EU Nhật, Đài Loan,
Đầu năm đến T6/2010
17,103,669.55
Mỹ, EU, Nhật, Hàn,
(nguồn : Báo cáo xuất khẩu gửi Bộ Công Thương của Hanosimex các năm từ 2007 tới T6/2010)
Giới thiệu về vị trí thực tập : PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU
Phòng xuất nhập khẩu tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác xuất nhập khẩu bao gồm tổ chức nghiên cứu đánh giá thị trường, bạn hàng để tìm kiếm, giao dịch với đối tác xuất khẩu và nhập khẩu. Tổ chức đàm phán và làm các thủ tục ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu và triển khai cho các đơn vị liên quan thực hiện.
Sơ đồ chức năng phòng xuất nhập khẩu :
Qu¶n lý triÓn khai hîp ®ång may XK
Tiªu thô hµng sau XK
HÖ thèng ISO
Phã phßng 1
Thùc hiÖn mua NPL trong níc
XK kh¨n, Sîi
NK thiÕt bÞ, phô tïng
Trëng phßng
Qu¶n lý Hîp ®ång may XK
Hµnh chÝnh
Dù ¸n ®Çu t
Kho phô liÖu may
NK nguyªn liÖu b«ng x¬
Giao hµng ®¬n hµng XK
M¹ng th«ng tin néi bé
ThÞ trêng
Phã phßng 2
Thực tế, tại Hanosimex, phòng xuất nhập khẩu phân chia thành các nhóm : cán bộ phụ trách cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất, cán bộ giao hàng thanh toán, cán bộ phụ trách công tác thoái thu thuế, cán bộ quản lý đơn hàng, cán bộ thị trường.
QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU TRONG THỰC HIỆN ĐƠN HÀNG DỆT KIM LI & FUNG
Giới thiệu về đối tác Li & Fung
Dựa vào bảng 1 – Tổng kim ngạch xuất khẩu CTCP Dệt may Hà Nội, có thể thấy ngay Mỹ là thị trường chủ yếu của công ty. Trong đó Li & Fung (LF) là đối tác chủ yếu của công ty. Li&Fung là nhà phân phối trung gian lớn trên thế giới, với mạng lưới chuyên nghiệp rộng khắp toàn cầu chuyên tìm nhà cung ứng các sản phẩm khối lượng lớn như hàng dệt may, đồ thủ công… sang các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ, được đánh giá là “nhà quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu” Bài “Supply Chain Management, Hong Kong Style”, phỏng vấn tổng giám đốc tập đoàn Li&Fung Victor Fung, Harvard Business Review, Tháng 10/2009, trang 104 - 109
Biểu đồ 1: Biểu đồ tỷ trọng xuất khẩu sang các đối tác của Hanosimex
(nguồn : Báo cáo thị trường của phòng XNK tháng 1/ 2010)
So sánh trên biểu đồ, dễ dàng thấy rằng Li & Fung ngày càng chiếm tỉ trọng giao dịch đáng kể so với các đối tác khác (Năm 2009 – đơn hàng LF chiếm 53 %)
Bảng 2 : Số lượng và trị giá hàng giao dịch với Li&Fung từ 2006 tới 2009
Năm
2006
2007
2008
2009
Số lượng
781.731,0
892.796,00
2.141.448,00
2.018.168,00
Trị giá ( USD)
3.054.521,52
2.655.490,76
7.169.561,74
7.441.016,16
(nguồn : Báo cáo thị trường của phòng XNK tháng 1/ 2010)
Quy trình nhập xuất cụ thể trong thực hiện đơn hàng dệt kim Li&Fung trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 6 năm 2010
Để thực hiện một đơn hàng với đối tác lớn như Li & Fung cần trải qua rất nhiều bước như chào giá, ký kết hợp đồng, thông báo sản xuất, nhập nguyên phụ liệu, sản xuất, giao hàng, thanh toán, theo dõi tiền về và báo cáo. Tuy nhiên, bài tiểu luận này đi sâu vào phân tích nghiệp vụ xuất nhập khẩu trong các bước quan trọng: ký kết hợp đồng, nhập nguyên phụ liệu, giao hàng và thanh toán . Đơn hàng Li & Fung thuộc loại hàng xuất sản xuất xuất khẩu nghĩa là nhập nguyên phụ liệu về sau đó sản xuất áo rồi xuất sang Li&Fung rồi Li&Fung lại tiếp tục phân phối sang công ty Express của Mỹ.
Ký kết hợp đồng với đối tác Li&Fung
Hợp đồng kí kết giữa Tổng CTCP Dệt may Hà Nội và công ty trading Li&Fung số 28-2002/LF/2010 theo điều kiện FOB Việt Nam, Incoterm 2000, thanh toán bằng phương thức thư tín dụng L/C không huỷ ngang 150 ngày sau khi giao hàng mở qua ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV. Công ty Li&Fung sẽ mua các áo T-Shirt vải dệt kim để xuất sang thị trường Mỹ với các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã đã được thống nhất trong quá trình chào hàng và đặt mẫu.
Hợp đồng chính được ký kết vào ngày 15/1/2010, hạn cuối giao hàng vào ngày 30/9/2010. Sau đó Li&Fung tiếp tục đặt thêm các hợp đồng phụ Annex Contract gồm nhiều đơn hàng nhỏ P/O (Purchase order) vào các ngày 25/2, 5/3, 15/3 năm 2010, hạn cuối giao hàng vào ngày 30/9/2010.
Nhập nguyên phụ liệu đầy đủ và kịp thời cho nhà máy sản xuất :
Khi có đơn đặt hàng với số lượng và yêu cầu cụ thể, nhóm phụ trách sẽ căn cứ vào bản tiêu chuẩn Kỹ thuật mới nhất (Techpack) và dựa trên cơ sở định mức tiêu hao để cân đối nhu cầu nguyên phụ liệu và lựa chọn nhà cung ứng.
Trong đó định mức tiêu hao là:
Nguyên phụ liệu cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm (Nguyên liệu gồm: sợi, vải. Phụ liệu gồm: mác nhãn, chỉ, cúc, chun, khoá, dây băng dệt, ruy băng ...)
Hao hụt cho phép
Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng
Như vậy, công ty đã lựa chọn đặt hàng vải dệt kim từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Modern Intex (MIC) của Hàn Quốc. Hợp đồng mua phụ liệu số 34-2122/LF-MIC/10 theo hình thức thư tín dựng trả ngay mở tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV – trung tâm Vincom, 191 Bà Triệu, Hà Nội. Ngân hàng thông báo là Kookmin, Songdong-Gu, Seoul, Hàn Quốc. Hợp đồng được lập tại Hà Nội ngày 2/3/2010.
Sau khi hợp đồng được kí kết tiến hành thông báo với các đơn vị có liên quan và nhân viên theo dõi đơn hàng: Chị Lê Hải Oanh – cán bộ quản lý đơn hàng.
Ngày 20/3, làm “Giấy đề nghị phát hành thư tín dụng” gửi ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Hình thức thanh toán là thư tín dụng không huỷ ngang trả ngay, chấp nhận giao hàng từng phần, không chuyển tải, nhận hàng tại cảng Hải Phòng, tổng trị giá 12.958,00 USD theo điều kiện FOB cảng Hongkong, Incoterm 2000. Chị Vũ Thị Thanh Huyền - cán bộ phụ trách cung ứng nguyên phụ liệu thực hiện, sau đó trình Tổng giám đốc ký.
Làm “Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hoá” gửi công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex theo điều kiện B-QTC PJICO ngày 23/3/2010 và nhận “Đơn bảo hiểm hàng hoá” cùng ngày.
Đăng ký định mức cho hợp đồng vào ngày 23/3/2010 do chị Ngô Bảo Hương - cán bộ phụ trách công tác thoái thu thuế thực hiện. Hồ sơ đăng ký gồm :
2 bản đăng ký theo mẫu
1 bản sao hợp đồng nhập
Hồ sơ hợp lệ, Hải quan xác nhận vào bản đăng ký định mức. Công ty giữ 1 bản, Hải quan giữ 1 bản. Bản gốc được giao cho chị Chị Lê Hải Oanh – cán bộ quản lý đơn hàng. Bản sao sử dụng khi làm thủ tục nhập khẩu.
Làm thủ tục hải quan để nhập phụ liệu về. Hồ sơ hải quan gồm :
Tờ khai hàng hoá nhập khẩu: Số 1125/NK/NSX, đăng ký ngày 31/03/2010. Khai theo mẫu của Hải quan, loại hình sản xuất xuất khẩu, theo điều kiện FOB Hàn Quốc, thuế suất 12%, Hàng thuộc đối tượng miễn thuế VAT theo mục 20 điều 5 luật thuế GTGT số 13/2008/QH12.
Vận đơn copy
Invoice ( 1 bản gốc + copy)
Packing list ( 1 bản gốc + 1 copy)
Copy hợp đồng + L/C
Copy hợp đồng xuất và bản đăng kí định mức
Sau khi giao hàng, công ty Modern Intex sẽ gửi các chứng từ gốc và vận đơn tới ngân hàng. Chị Vũ Thị Thanh Huyền có nhiệm vụ tới ngân hàng lấy chứng từ, kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng.
Khi có giấy báo hàng đến ngày 3/4/2010, anh Dương Thanh Tùng – cán bộ cung ứng nguyên phụ liệu có trách nhiệm kiểm tra hàng, nhập kho vào ngày 7/4/2010.
Làm thủ tục thanh toán : Trả theo giá trị của phiếu nhập kho. Hồ sơ thanh toán bao gồm :
Đề nghị thanh toán tiền hàng
Bản gốc phiếu nhập kho
Invoice ( bản gốc)
Vận đơn (bản chính)
Tờ khai nhập khẩu (bản sao)
Hợp đồng (bản sao)
Dịch hợp đồng
Các giấy tờ liên quan để làm các thủ tục lần lượt được kèm theo sau đây:
Giao hàng
Sau khi nhập vải về, tiến hành sản xuất theo các mẫu PO# (các đơn đặt hàng nhỏ- Purchase order) mà Li&Fung yêu cầu. Khi hàng đã sẵn sàng, tiến hành nghiệp vụ giao hàng gồm các bước sau:
Tiến hành khai báo hải quan: anh Ngô Trung Kiên – cán bộ phụ trách giao hàng, thanh toán đảm nhiệm.
Chuẩn bị sẵn bộ hồ sơ hải quan gồm:
+ 2 tờ khai xuất khẩu (và phụ lục nếu cần)
+ Packing list (2 bản gốc)
+ Copy hợp đồng + L/C
+ Bản đối chiếu định mức thực tế
Qui trình mở tờ khai như sau
+ Xuất trình hồ sơ tại các bàn kiểm tra hồ sơ.
+ Sau khi cán bộ hải quan tiếp nhận bộ hồ sơ, nhận tờ khai
+ Nộp lệ phí
+ Nhận bộ hồ sơ tại bàn trả tờ khai. Tờ khai số 1434/XK/XSX/PL01, đăng ký ngày 8/6/2010. Giao hàng theo điều kiện FOB Hải Phòng.
+ Viết biên bản bàn giao, ghi số container và số chì.
Đảm nhiệm các vấn đề về chuyên chở: Anh Triệu Văn Cao – Cán bộ phụ trách giao hàng.
Ngày 10/6, căn cứ vào List chi tiết đóng hàng của nhà máy gửi để đặt chỗ tại hãng tàu. Gửi booking/hướng dẫn làm vận đơn cho hãng tàu/đại lý.
Gọi container: Điền đầy đủ thông tin trong thông báo gọi container và gọi vào ngày 14/6.
Kiểm tra và nhận giấy chứng nhận nhận hàng (FCR- Forwarders cargo receipt) ngày 15/6/2010.
Thanh toán
Làm hồ xin C/O ( giấy chứng nhận xuất xứ - Certificate of origin)
+ Đơn.
+ Commerce Invoice
+ Tờ khai xuất.
+ Tờ khai nhập vải.
+ Định mức.
Giấy chứng nhận xuất xứ này theo form B được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp ngày 18/6.
Làm Non-quota charge statement do tổng giám đốc ký: nhấn mạnh đã chấm dứt thu phí hạn ngạch hàng dệt may từ Việt Nam xuất sang Mỹ.
Ngày 18/6, sau khi đã hoàn thiện bô chứng từ, scan cho khách hàng đầy đủ 1 bộ và gửi chứng từ gốc đến ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Bộ chứng từ gồm:
+ Hợp đồng
+ Commerce Invoice
+ Non-quota charge statement
+ Packing list
+ CO
+ Forwarders cargo receipt
+ Tờ khai xuất khẩu
+ Hoá đơn đỏ
Đây cũng là những chứng từ quan trọng, các bản sao được lưu giữ trong hồ sơ của phòng (Các chứng từ liên quan được đính kèm ở trang tiếp theo)
Theo dõi thanh toán (do anh Ngô Trung Kiên đảm nhận): liên hệ với ngân hàng lấy photo điện chuyển tiền trong vòng 20 ngày từ ngày 18/6 đến 28/6. Theo dõi tiền về và lập báo cáo.
TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Nhật ký thực tập
Từ ngày 30 à 4/7: liên hệ qua điện thoại, nộp “ giấy giới thiệu” và làm “dự kiến thực tập” gửi phòng quản lý nhân sự, xin ý kiến, làm thủ tục xin xác nhận để được thực tập tại công ty.
Tuần 1 :
Thứ 2, ngày 5/7 : Chính thức bắt đầu thực tập
Làm quen và tìm hiểu khái quát về công ty : cơ cấu tổ chức chung, cơ cấu phòng xuất nhập khẩu, làm quen với 3 phòng nhỏ thuộc phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty ( tổng công 36 nhân viên trong đó phòng 1 có 4 người, phòng 2 có 22 người, phòng 3 có 10 người), được phân công thực tập tại phòng 3 do chị Nguyễn Kim Chi – cán bộ thị trường hướng dẫn.
Thứ 3, ngày 6/7 :
Kiến thức: Tìm hiểu mối liên hệ giữa các bộ phận trong phòng xuất nhập khẩu : giữa các nhóm cán bộ quản lý đơn hàng, cán bộ thị trường, cán bộ thanh toán, cán bộ phụ trách cung ứng nguyên phụ liệu,… Trong đó cán bộ quản lý đơn hàng có vai trò quan trọng nhất, quản lý chung và có nhiệm vụ liên hệ các phòng ban sản xuất để đáp ứng đơn hàng.
Kỹ năng: Sắp xếp các file hồ sơ theo yêu cầu, đánh số, bọc dán và đánh máy danh mục hồ sơ ( khi mới vào) Cần sự cẩn thận kiên nhẫn. Nhờ vậy, bước đầu đã xem qua và ghi nhớ tên của các loại giấy tờ chủ yếu như HĐ Nhập, Coddy, Li&Fung, Itochu. Từ đó định hướng quá trình tìm hiểu sau này.
Thứ 4, ngày 7/7:
Kiến thức: Hỏi chị Chi về mảng thị trường và các đối tác chủ yếu của công ty. Theo như chị Chi – cán bộ thị trường cao cấp của Hanosimex thì mảng marketing của Hanosimex còn đơn giản, chủ yếu 70% là do khách hàng tự tìm đến công ty do có thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam. Nghiệp vụ chủ yếu của Marketing phòng XNK là nghiên cứu thị trường để sản xuất cho phù hợp, ví dụ vải có giặt hay không, hỏi hàng, chào mẫu mới, đánh giá thị trường và tìm ra nguyên nhân để có những biện pháp điều chỉnh. Ví dụ giá nhập khẩu nguyên phụ liệu từ thị trường Trung Quốc tăng gần đây do giá lao động của Trung Quốc ngày càng tăng cao chứ không còn là thị trường lao động rẻ như trước đây nữa. Do đó, gần đây có sự dịch chuyển, thị trường Mỹ và EU nổi lên và chiếm tỷ trọng lớn (còn trước đây là các đối tác châu Á)
Kỹ năng: Photo, in ấn, scan tài liệu giúp anh chị.
Cùng chị Nguyễn Thu Hằng xuống phòng điều hành may chụp ảnh mẫu áo trẻ em rồi phân loại đánh số để chào hàng. Đánh giá chất lượng mẫu may. Dán các mẩu note nhỏ hình mũi tên vào các lỗi để nhận biết, ví dụ đường may không phẳng, nhăn.
Thứ 5, ngày 8/7:
Kiến thức: Được chị Chị Vũ Thị Thanh Huyền hướng dẫn về nghiệp vụ nhập khẩu, tạo cơ sở cho học các nghiệp vụ tiếp. Theo đó, quy trình tổng quát và chủ yếu của Nhập khẩu tại Hanosimex : Người NK gửi P/O – đơn hàng nhỏ purchase order à người XK gửi PI ( proforma invoice) để xác nhận giá, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán; Khách hàng mới à mở LC, Khách hàng quen à làm Giấy sửa đổi thư tín dụng ( chủ yếu); Lập giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hoá à nhận đơn bảo hiểm; Làm thủ tục hải quan…
Kỹ năng: Sắp xếp, kiểm tra phân loại các file hồ sơ nhập khẩu. Đây là kinh nghiệm bổ ích giúp làm quen chứng từ, xem các thông tin trên giấy tờ để phân loại. Một bộ chứng từ nhập khi lưu sẽ được xếp theo thứ tự sau: Hợp đồng lên trước, sau đó là phiếu đề nghị nhập, đề nghị xuất, LC, vận đơn, commercial invoice, packing list, mẫu hàng, cuối cùng là tờ khai hải quan và phiếu nhập kho gấp đôi để sau cùng. Lý do là 3 thông số quan trọng sau được dung khi nhận biết và sắp xếp 1 quy trình nhập : số Hợp đồng, Số tờ khai Hải quan, Số của phiếu nhập kho.
Thứ 6, ngày 9/7:
Kiến thức: tiếp tục học về quy trình nhập nguyên phụ liệu. Quy trình thực hiện áp dụng cho đơn hàng Nguyên phụ liệu được tóm tắt thành các bước như sau:
Nhận nhu cầu à kiểm tra thông tin à chuyển cán bộ đặt hàng à Duyệt giá, đặt hàng, ký hợp đồng à Xác nhận đơn đặt hàng à Chuyển tài liệu cán bộ làm thủ tục à Đôn đốc giao hàng à nhà cung ứng giao hàng, làm thủ tục tạm nhập với phòng kinh doanh à đối chiếu, viết hoá đơn à làm thủ tục nhập à làm thủ tục thanh toán à Lưu hồ sơ.
Kỹ năng: Giúp các anh chị một số việc liên quan như: đi ra ngân hàng lấy chứng từ, tới phòng ban liên quan kí giấy tờ.
Tuần 2:
Thứ 2, ngày 12/6:
Kiến thức: Tìm hiểu các chứng từ, xem profile của công ty, các mẫu may chủ yếu, xin tài liệu các mẫu hợp đồng từ chị Ngọc quản lý đơn hàng và anh Kiên cán bộ thanh toán để tự nghiên cứu và tìm hiểu trước do hiện tại anh chị đang bận. Sang phòng truyền thống đọc về lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Kỹ năng: Đi giao mẫu hàng cho phòng may. Tranh thủ quan sát hệ thống dây chuyền hiện đại của Hanosimex.
Thứ 3, ngày 13/6:
Kiến thức-Kỹ năng: Thực hành xem và trực tiếp khai hải quan dưới sự hướng dẫn của chị Huyền phụ trách nhập khẩu : Điền vào các mục trong tờ khai hàng hoá nhập khẩu : Thông tin về người nhập, loại hình, số hợp đồng, số giấy phép, số hoá đơn thương mại, tên và số hiệu phương tiện vận tải, số BL, địa điểm xếp dỡ hàng, điều kiện giao hàng, đồng tiền thanh toán, phương thức, tên hàng, quy cách, thuế. Các mặt hàng chủ yếu sẽ có thuế suất là 12% như dây viền dệt, mác phụ, mếch, vải dệt kim, vải nỉ.
Cùng chị Hằng cắt vải thành các ô vuông theo quy định, đánh số và phân loại theo mã số được sử dụng sau này làm mẫu vải chào hàng, gửi trực tiếp bằng chuyển phát nhanh cho đối tác.
Thứ 4, ngày 14/6
Được anh Kiên và chị Ngọc hướng dẫn khái quát về nghiệp vụ Xuất khẩu.
Xuất khẩu có 3 loại :
Xuất sản xuất ( nhập nguyên phụ liệu để phục vụ xuất khẩu sang thị trường nước ngoài VD như Li&Fung trong bài báo cáo này) : không VAT, nộp thuế NK
Xuất kinh doanh ( nhập nguyên phụ liệu hoặc lấy nguồn cung ứng nội địa để sản xuất hàng bán trong nước hoặc nước ngoài – hình thức kinh doanh tự do) : nộp cả thuế VAT và thuế NK.
Xuất gia công ( nhập hàng về, đảm nhận 1 khâu nào đó VD thêu rồi xuất đi theo yêu cầu của đối tác) : không thuế VAT, không thuế NK.
Bộ chứng từ :
Với xuất sản xuất : gồm packing list bản gốc, invoice bản gốc, hợp đồng copy, định mức sản xuất copy, LC copy, tờ khai copy.
Với xuất kinh doanh : như trên nhưng không có định mức.
Xuất gia công : 2 đơn chuyển cửa khẩu, 2 tờ khai xuất, 1 packing list gốc, 1 chỉ định copy, 1 định mức copy, 1 bản cung ứng gốc
Thứ 5, Thứ 6: Ở nhà tự nghiên cứu do phòng tổ chức đi du lịch Cửa Lò.
Tuần 3
Bài báo cáo làm về Quy trình xuất nhập khẩu trong thực hiện đơn hàng Li&Fung do đây là đối tác lớn nhất của công ty.
Thứ 2 tới thứ 4 tìm hiểu trực tiếp nghiệp vụ cụ thể với đối tác này. Tự nghiên cứu thêm ở nhà, tới công ty học hỏi giải đáp và photo các chứng từ liên quan.
Thứ 5 ngày 22/7 nộp bản cứng sơ bộ cho thầy.
Thứ 6, ngày 23/7, tới công ty nhờ chị Chi nhận xét bản cứng sơ bộ. Hỏi thêm và bổ sung lý thuyết và các chứng từ phần nhập vải. Hỗ trợ chị Chi thực hiện đơn hàng Coddy ( đem các thông số và mẫu cụ thể của đối tác xuống phòng điều hành may và phòng kinh doanh, sau đó xuống kho phụ liệu tìm mẫu vải theo yêu cầu để xác nhận có nhận đơn hàng được không )
Tuần 4
Thứ 2 ngày 26/7
Tìm hiểu thêm để học hỏi kinh nghiệm, được chị Chi hướng dẫn viết một bản chào hàng.
Tóm lại, bản chào hàng phải đảm bảo những nội dung chính sau:
+ Tên hàng
+ Nguyên liệu
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật
+ Số lượng
+ Đơn giá
+ Trị giá
+ Đề kiện giao hàng
+ Đề kiện thanh toán
+ Bao gói
+ Thời hạn giao hàng
+ Thời hạn có giá trị của bản chào hàng.
Thứ 3 ngày 27/7 : nghiên cứu bản kế hoạch sản xuất của công ty do chị Ngọc cung cấp. Vì thời gian kiến tập ngắn ngủi, chưa đủ để hiểu rõ công ty nên em không nêu ra đây những kiến nghị đánh giá chủ quan. Tuy nhiên, với những phân tích SWOT trung thực đến bất ngờ trong các báo cáo đánh giá hàng quý của phòng và mục tiêu nhiệm vụ rất cụ thể được đề ra, em tin Hanosimex sẽ tiếp tục vươn xa, thực hiện được mục tiêu của mình, đó là : Năm 2010 năng suất tăng tối thiểu 15-20%, các năm sau tăng 20 đến 40%, tăng thu nhập cho người lao động 5-10% bằng các biện pháp đã được đưa ra sau đây:
Tăng năng suất:
- Thay đổi phương án trả lương
- Từng bước áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến
- Giải pháp về công nghệ
- Giải pháp về đơn hàng và chuẩn bị cho sản xuất
- Giải pháp về tổ chức, tinh gọn
Giải pháp về giảm lãng phí, giảm chi phí
Giải pháp về đào tạo - Thăm và học tập các công ty may khác
Truyền thông
Xây dưng bộ máy tinh gọn, năng động chuẩn bị cổ phần hoá các nhà máy May
Thứ 5 ngày 29/7 : nộp bản cứng sơ bộ đã sửa cho Chị Chi để lưu kho và xin nhận xác nhận của công ty.
Thứ 6 ngày 30/7 : chia tay các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu.
Trong thời gian thực tập 1 tháng, với sự ham học hỏi của bản thân và sự hướng dẫn nhiệt tình của anh chị trong phòng xuất nhập khẩu, đặc biệt là chị Huyền, anh Kiên, chị Chi, tuy em chưa thể hiểu kỹ càng quy trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu của phòng ban, nhưng những kinh nghiệm kiến thức kỹ năng em đã thu thập được là vô cùng bổ ích, đã bổ trợ mở mang cho em rất nhiều. Một lần nữa, em xin cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Huyền Minh và các anh chị phòng Xuất nhập khẩu đã hướng dẫn em trong đợt kiến tập vừa qua.
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI…………………………………………………………….. 1
Quá trình hình thành và phát triển……………………………………… 1
Ngành nghề kinh doanh…………………………………………….......... 2
Sơ đồ tổ chức…………………………………………………………….... 2
Tình hình xuất khẩu 3 năm gần đây…………………………………….. 3
Giới thiệu về vị trí thực tập : PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU…………... 3
QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU TRONG THỰC HIỆN ĐƠN HÀNG DỆT KIM LI & FUNG………………………………………..…. 5
Giới thiệu về đối tác Li & Fung………………………………………….. 5
Quy trình nhập xuất cụ thể trong thực hiện đơn hàng dệt kim Li&Fung trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 6 năm 2010
Ký kết hợp đồng với đối tác Li&Fung……………………………..………. 6
Chứng từ liên quan ………………………………………………………... 6
Nhập nguyên phụ liệu đầy đủ và kịp thời cho nhà máy sản xuất………….. 7
Chứng từ liên quan………………………………………………………… 9
Giao hàng…………………………………………………………………. 10
Thanh toán………………………………………………………………. 11
Chứng từ liên quan……………………………………………………….. 11
TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM………………………………………………………………… 12
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26949.doc