Gốm bình dương - Một sắc thái văn hóa của vùng gốm Nam Bộ

Với những luận giải trên cho thấy gốm Bình Dương thực sự hình thành một đặc trưng riêng của mình trên vùng đất Nam bộ trong khoảng thời gian gần hai thế kỷ. Có thể không thể so sánh gốm Bình Dương với các làng nghề gốm khác trên cả nước nhưng với những gì mà gốm Bình Dương đã gầy dựng trong quá khứ và những gì mà nó đang khẳng định bằng những sản phẩm mang hàm lượng giá trị cao đã trở thành những thương hiệu được ưa chuộng trên thị trường nội địa và quốc tế cho thấy – gốm Bình Dương thật sự là một sắc thái văn hoá đặc biệt của vùng gốm Nam bộ

pdf15 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gốm bình dương - Một sắc thái văn hóa của vùng gốm Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 1 GỐM BÌNH DƯƠNG - MỘT SẮC THÁI VĂN HÓA CỦA VÙNG GỐM NAM BỘ Đồ gốm là đồ dùng rất phổ biến và gần gũi trong đời sống của người dân Việt Nam. Trãi dài từ Bắc vào Nam có các trung tâm sản xuất đồ gốm phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng trong đó ở vùng đất Nam bộ - Lái Thiêu- Bình Dương - một vùng đất có nghề làm gốm. Từ rất sớm những người dân sống trên vùng đất Bình Dương đã biết làm gốm do có nguồn nguyên liệu tại chổ, có đội ngũ thợ thủ công đến từ Trung Quốc trong phong trào phản Thanh phục Minh cùng với cộng đồng cư dân Việt xây dựng nên. Nghề gốm không chỉ có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của địa phương mà nó còn tạo nên và cả việc xác lập một sắc thái văn hóa mang một phong cách nghệ thuật của dòng gốm Nam bộ trong đó có đồ gốm Bình Dương. 1. NGHỀ GỐM BÌNH DƯƠNG TRONG DÒNG CHẢY CỦA GỐM VIỆT NAM - Đồ gốm bằng đất nung: Theo các tài liệu của các nhà khảo cổ thì gốm trên đất nước ta xuất hiện cách đây gần một vạn năm, ra đời vào thời đại đồ đá mới và phát triển mạnh vào thời đại kim khí (4000 năm trước); ở miền Nam thuộc văn hóa Đồng Nai có di tích Cù Lao Rùa, Bình Đa.... Từ khi xuất hiện, đồ gốm có mặt và chi phối vào mọi hoạt động của đời sống con người, sử dụng một cách bình thường nhất trong cuộc sống như là đun nấu, cất trữ lương thực và nước uống. Càng ngày đồ gốm càng đi sâu vào hoạt động sống của con người như sản xuất các viên gạch xây để làm nhà, tạo tác các bức tượng đơn giản như các con vật con gà, con lợn,..bằng đất nung để làm đồ chơi hoặc để thực hành các nghi thức tín ngưỡng tôn giáo, rồi tiến dần chế tác những sản phẩm có độ khó, độ phức tạp cao hơn như phù điêu, tượng uyên ương, đầu rồng, đầu phượng gắn trên các công trình tôn giáo như đền thờ, chùa hoặc trang trí trong các dinh thự, các cung điện, các Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 2 ngôi nhà sang trọng của những người giàu có trong xã hội. Đồ gốm còn được chế tác và dùng trong các sinh hoạt văn hoá tinh thần như chế tác ra những bộ chén, ấm nhiều kiểu kích thước và kiểu loại để phục vụ vừa cho hoạt động sống của cộng đồng còn có cả phục vụ cho một nhu cầu thưởng thức trà của những người có vị trí trong xã hội. Trên vùng đất Bình Dương cách nay hàng ngàn năm trước đã có con người sinh sống, khảo cổ học phát hiện rất nhiều di tồn văn hoá vật chất, trong đó nhiều đồ dùng bằng gốm. Ở di chỉ khảo cổ Cù Lao Rùa, Dốc Chùa, Phú Chánh... đã tìm thấy hàng ngàn mảnh gốm vỡ, nhiều đồ đựng, đồ dùng trong sinh hoạt như bình, nồi, vò, bát bồng... bằng đất nung, chứng tỏ nghề làm gốm trên vùng đất Bình Dương xưa đã có những điều kiện cần và đủ cho sự ra đời, phát triển và định vị trong xã hội qua các thời kỳ phát triển. - Đồ sứ hoa lam và đơn sắc Sau thời kỳ đồ gốm bằng đất nung là sự xuất hiện của các dòng gốm cao cấp hơn – dòng sứ hoa lam (white and blue) và gốm đơn sắc (monochrome), gốm men ngọc (celadon). Ở Nam bộ nghề làm gốm men ra đời những thập niên cuối thế kỷ XIX với những trung tâm sản xuất như gốm Cây Mai, gốm Đồng Nai và gốm Lái Thiêu – Thủ Dầu Một . Sự ra đời của dòng gốm Nam bộ có sự đóng góp quan trọng của những người Hoa đến từ Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu,.. Gốm Bình Dương trong tiến trình phát triển có được những thành tựu là bắt nguồn từ những điều kiện thuận lợi mang tính khách quan như vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu dồi dào chất lượng cao, một đội ngũ thợ thủ công được đào tạo từ ngày đầu tiên được trao truyền kinh nghiệm từ trong quá khứ và một số các nghệ nhân tâm huyết tìm tòi sáng tạo để sản phẩm gốm sứ Bình Dương đi vào cuộc sống của người Việt và sự tin dùng của những người ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 3 Gốm Lái Thiêu - Bình Dương trong dòng chảy gốm Việt với đa dạng loại hình, phong phú về màu men và các hoạ tiết trang trí như một nét văn hoá độc đáo đã cấu thành một vùng văn hoá gốm men ở Nam bộ và có phải gốm Bình Dương thực sự là một sắc thái văn hoá gốm độc đáo ở vùng Nam bộ. 2. GỐM BÌNH DƯƠNG - MỘT SẮC THÁI VĂN HÓA CỦA VÙNG GỐM NAM BỘ Gốm Bình Dương là một sắc thái văn hoá của vùng Nam bộ phải được tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau như quá trình tạo tác kiểu dáng, màu men, hoạ tiết trang trí,... Sắc thái văn hoá của gốm Bình Dương phải là sự tích hợp bởi các yếu tố trên trong nhận thức so sánh với các vùng gốm khác trên cùng một bình tuyến. 2.1 Kiểu dáng sản phẩm: Sản phẩm và tạo dáng sản phẩm là yêu cầu đầu tiên của thị trường tiêu thụ và cũng chính nó quyết định sự ra đời và phát triển của một làng nghề. Như vậy, nhu cầu tại chỗ, nhu cầu địa phương, nhu cầu ở các thị trường gần xa sẽ quyết định những sản phẩm cần được sản xuất. Nhưng có lẽ những yêu cầu trước hết mang tính bản địa và những sản phẩm đó sẽ là những sản phẩm tiêu biểu thể hiện cuộc sống của vùng đất Nam bộ. Nam bộ là vùng đất có chằng chịt sông rạch nhiều nước ngọt nhưng thiếu nước sạch. Nguồn nước sạch phụ thuộc vào nước mưa thiên nhiên được con người cất trữ từ mùa mưa và sử dụng trong mùa khô. Nam bộ còn là vùng có rất nhiều cá tôm ở các vùng sông nước và nguồn thực phẩm này cũng rất dồi dào vào mùa mưa được cộng đồng cư dân chế biến và cất trữ. Bắt đầu từ nhu cầu cất trữ rất lớn của cộng đồng cư dân vùng Nam bộ, gốm Bình Dương cần đáp ứng những nhu cầu đó và như vậy các loại hình đồ đựng có dung tích lớn được ra đời. Những sản phẩm này bắt đầu như những sản phẩm độc đáo đáp ứng nhu cầu của cư dân địa phương và sau đó phản ánh sắc thái văn hoá địa phương. 2.1. Sản phẩm từ trước năm 1960: Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 4 - Loại hình cất trữ có kích thước lớn: + Lu: tiếng địa phương gọi là "mái" người miền Tây gọi là "kiệu" gồm có năm loại theo thứ tự tuỳ thuộc vào dung tích trong đó lu nhất là loại lớn nhất, đựng được khoảng 200 lít nước, còn các loại lu kế tiếp càng theo thứ tự càng về sau càng nhỏ. Lu đựng nước được người nông dân Nam bộ sử dụng phổ biến trong gia đình, có hình dáng cao, thon, không dày với màu vàng da bò, da lươn, hoa văn trang trí trên lu thường là hình rồng, phụng đấp nổi, khắc nổi trên xương gốm dưới men – một loại hình điển hình của gốm Nam bộ. + Khạp: Khạp là loại sản phẩm nhỏ hơn lu, không có hoa văn, chỉ được phủ một lớp men màu da bò hoặc da lươn, khạp có ba cở nhỏ dần, dung tích nhỏ hơn lu hình dạng cũng tương đối khác với lu. Nếu lu có phần miệng và đế nhỏ hơn phần bụng thì khạp có hình dạng gần như thon dài, đường kính miệng, đế và bụng có độ chênh không lớn. Khạp cũng có chức năng cất trữ lương thực và thực phẩm. + Hũ:là loại có kích thước nhỏ hơn lu, miệng thắt, phủ men nâu, men da lươn. Hũ được tạo tác rất đa dạng về kiểu dáng, kích thước, độ dày mỏng khác nhau. Có loại vai lớn, thành miệng đứng, gờ miệng bằng, có ba tai hình bướm nhỏ gắn trên vai và cũng có loại hũ không gắn tai. Ngoài ra, còn có loại hũ nở ra giữa thân, nhìn mặt cắt dọc gần giống hình thoi, loại này phủ men màu. Hũ thường dùng đựng rượu, nước mắm, mật - Loại hình dùng trong sinh hoạt: + Bình xách nước: Nông dân Nam bộ thích uống nước lạnh nên mỗi gia đình đều có bình đựng nước tráng men lưu ly xanh lục, tráng men trắng vẽ màu lam phong cảnh, hoa điểu. + Cái chén ăn cơm: Chén ăn cơm vẽ hình con gà trên nền men trắng thường gọi là chén con gà là sản phẩm nổi tiếng từ năm 1930 và cũng là một sản phẩm đặc trưng của gốm Bình Dương. Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 5 + Chóe: là loại hũ đựng rượu, bụng to, thân thon cung cấp cho các dân tộc Tây Nguyên, nhất là loại chóe có nấp hình bán cầu úp, miệng chóe hơi loe ra, đỉnh nấp có hình bảo châu tròn, giống như kim khôi của các tướng sĩ, nên gọi là “ tướng quân quán”. Hay chóe rượu cần trang trí hoa văn khắc vạch rất nhuần nhuyễn lên hình men nâu. + Đĩa con cá: dĩa trắng men trong, dùng mực hồi xanh đen vẽ một con cá bụng to, có hai cọng râu, nằm giữa mấy cọng rong. Chung quanh miệng dĩa có một vòng hồi văn sóng nước, là sản phẩm đẹp được mọi người ưa chuộng. + Ấm chè: người dân Nam bộ thích uống chè tươi, thường được tráng men trong vẽ hình hoa, lá. + Lư hương: thường tráng men trắng, men ngà, trang trí hoa cúc, chữ thiện. + Bình củ tỏi: bình có dạng hình củ tỏi với cổ hình ống thu nhỏ, vươn cao lên rất thanh nhã thuận lợi cho việc gót nước hay rượu. Đây cũng là loại sản phẩm đặc biệt riêng có của gốm Bình Dương. Trên đây là những sản phẩm gốm tiêu biểu, riêng có của gốm Bình Dương, mỗi loại sản phẩm sẽ góp phần làm đậm nét sắc thái gốm Bình Dương trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển. Những sản phẩm giai đoạn này bắt nguồn từ yêu cầu của cuộc sống, mang theo hơi thở của cuộc sống và luôn mang đậm chất dân gian, giá trị văn hóa tinh thần, có bản sắc riêng, thể hiện nét đặc sắc tiêu biểu và độc đáo, mang những sắc thái văn hoá địa phương Nam bộ. Sản phẩm gốm Bình Dương trong giai đoạn này có nét đầy đặn, khỏe khoắn, trang trí bằng phương pháp in nổi hoặc khắc chìm với những đường nét phóng khoáng, sắc thái bình dị, không hoa mỹ, nhưng vẫn không kém phần duyên dáng, tráng các loại men với game màu sẫm mà tiêu biểu là màu vàng da lươn, da bò và màu mận chín đậm. Gốm Bình Dương dần dần trở nên quen thuộc trong tâm thức của người dân Nam Bộ từ những thập niên đầu thế kỷ XX . 2.2.Sản phẩm tiêu biểu từ năm 1960 - 1975: Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 6 Sau giai đoạn hình thành và phát triển, gốm Bình Dương đã có những bước tiến nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều và càng cao của xã hội, của thị trường trong và ngoài nước. Giai đoạn ra đời và phát triển của nhiều loại hình sản phẩm như nhóm sản phẩm gốm sứ dân dụng, nhóm sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu, nhóm sản phẩm gốm sứ phục vụ công nghiệp và nhóm sản phẩm gốm sứ phục vụ xây dựng - vệ sinh. Sản phẩm gốm Bình Dương giai đoạn này đa dạng hơn bởi áp dụng các kỹ thuật tạo hình: bàn xoay, in khuôn, in khuôn ca - lip, đổ rót trong tạo hình sản phẩm và kỹ thuật trang trí gồm chạm, đắp nổi, cắt dán, chạm lộng và tô vẽ men màu. Men và kỹ thuật tráng men cũng có những bước tiến nhãy vọt như việc nghiên cứu sáng chế ra nhiều loại men tốt như men giả cổ, men thạch dụng với các màu xanh rêu, xanh, xanh chói bạc, đen bạc, nâu...cùng với cách tạo dáng, chấm men, vẽ hoa văn trang trí... tạo cho các sản phẩm gốm trở thành tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Đặc biệt hơn vào năm đầu tiên của thập niên 70, Lý Ngọc Minh đã nghiên cứu và chế tạo thành công men chảy góp phần làm phong phú thêm các loại men gốm, cách dùng men màu chảy để trang trí hoa văn là bước nhảy vọt về kỹ thuật và nghệ thuật ở giai đoạn này, nó khắc phục được việc sử dụng lâu ngày sản phẩm bị bong, bay màu như ở giai đoạn trước. + Loại hình gốm tiêu biểu dùng trong trang trí: +Bình hoa: dùng để cắm hoa hoặc bình lớn dùng để trang trí, đây là mặt hàng truyền thống, vẽ theo các đề tài “ mai, lan, cúc, trúc”; cảnh sông, núi, rồng, phượng...vẽ cảnh đồng ruộng, sông nước thanh bình...men tinh thể tạo nên đám mây trên nền trời xanh hay như đám lục bình trôi theo dòng nước... + Đôn voi: là mặt hàng truyền thống được nhiều lò sản xuất, chất lượng bền đẹp; có nhiều loại kích cở khác nhau, có thể để hiên nhà, sân vườn. Kiểu dáng hoa Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 7 văn họa tiết trang trí trên thân voi được vẽ kỹ lưỡng, đăng đối màu sắc hài hòa; thường sử dụng các loại men tổng hợp, phần lớn sử dụng men Ngọc Thạch, men màu pha chế và sắp xếp rất hài hòa, hình ảnh rất sinh động: rùa lặn đáy nước, rồng tranh ngọc lượn múa, chuồn chuồn, chim chóc giỡn trên mặt hồ sen... có loại đôn voi dùng màu gốc xanh, đỏ, tím, vàng... tạo nên màu gốm rực rỡ mang vẻ bình dị và chắc chắn. Đôn voi được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau, chủ yếu để trang trí hoặc dùng làm ghế ngồi và còn có cả bộ bàn ghế đôn voi với mặt bàn trang trí nhiều vòng tròn hoa văn đồng tâm, hoa lá, men trơn láng đồng chất từ mặt bàn đến đế chân voi mưa nắng không làm phai màu. Đôn voi, bộ bàn ghế đôn voi là những mặt hàng mà khách trong và ngoài nước rất ưa chuộng dù đã qua gần một thế kỷ nhưng những nước men, những mảng sơn trên các sản phẩm này còn giữ nguyên màu sắc và sự sinh động. Bộ bàn đôn voi cũng là sản phẩm tiêu biểu của gốm Bình Dương. + Chậu kiểng ( chậu cảnh): Là loại để trồng các loại cây cảnh, có nhiều kích cở, hình dáng khác nhau, nhiều màu sắc khác nhau, nổi tiếng là xanh cô-ban, nhiều màu, hoa văn chủ yếu là khắc chìm và vẽ dưới men. Sản phẩm này cũng là một nét riêng độc đáo của gốm Bình Dương và luôn được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. + Tượng: để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của dân tộc như các tượng: Phật Thích Ca, Quan âm Bồ tát, các vị La hán, ông Địa, Thần tài, các loại tượng Thánh, Chúa, Đức Mẹ đồng trinh, các tượng Nữ thần, tượng Phước, Lộc, Thọ...để thờ trong chùa, nhà thờ hay trong gia đình, mặt ngoài thường đắp nổi hình hoa lá, bát bửu, chữ thọ, chữ phước và phủ men ngũ sắc hoặc một màu xanh lục. Ngoài tượng thần, tượng Phật, còn có tượng người như hình tượng người phụ nữ thôn quê với vẻ đẹp đôn hậu như cô gái đọc sách, đánh đàn, phụ nữ ba miền toát lên vẻ đẹp của con người Việt Nam. Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 8 Tượng động vật với các loại con vật gần gũi trong đời sống con người như: chú mèo mướp đang rình chuột, chú chó đốm nằm mơ màng hoặc ngồi canh cửa, con nai vàng ngơ ngác, gà, vịt, ngỗng, ngựa, chim, cò nhằm mục đích trang trí ngoại thất hay các con vật sống dưới nước như: cá, ếch, tôm, cua để trang trí cho các bể cảnh, non bộ. + Gốm xây dựng: thường gặp nhất là khuôn bông thông gió hình hoa chanh, trụ lan can hình cái bình hoa, tráng men màu xanh lục trang trí trong các nhà cổ, đình, chùa ở Bình Dương và các vùng khác ở Nam bộ. 2.3. Sản phẩm tiêu biểu từ năm 1975 đến nay: - Loại hình sản phẩm tiêu biểu: Sau năm 1975 dù có những lúc thăng trầm nhưng từ sao thập niên 90 của thế kỳ XX, gốm Bình Dương thực sự có những bước nhảy vọt trong công nghệ sản xuất và có thể nói đây là vùng sản xuất gốm đi đầu trong cả nước trong quá trình cải tiến công nghệ. Đây là giai đoạn mà gốm Bình Dương gần như phân định thành hai dòng sản phẩm tương ứng với hai thời kỳ nối tiếp nhau: - Dòng sản phẩm gốm phổ thông đã thành công trong các giai đoạn trước năm 1975 đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước (1975 -1990). - Dòng sản phẩm cao cấp được thiết kế mẫu bằng công nghệ vi tính, các loại men mới được các nghệ nhân sáng chế thành công như men tinh thể, men ngà, men màu đỏ, men xanh lam Huế, men xanh thiên thanh và men ngọc (1990 - 2014). Gốm sứ Bình Dương ngày nay đã đạt đến trình độ mỹ thuật cao, áp dụng kỹ thuật hiện đại, sản xuất nhiều loại gốm sử dụng trong kỹ thuật công nghiệp như đồ gốm cách điện, gốm chịu nhiệt, cấu kiện; gốm mỹ thuật như tượng gốm, phù điêu gốm, tranh ghép gốm; gốm gia dụng, gốm kiến trúc, gốm trang trí kiến trúc như ngói, con lơn, con tiện gốm, Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 9 Thành tưu quan trọng nhất trong giai đoạn này là việc chế tạo thành công một số sản phẩm mỹ nghệ thể hiện trình độ của các nghệ nhân, truyền thống làng nghề, nét riêng có của nghề gốm Bình Dương trong đó tiêu biểu là các sản phẩm như bộ Sơn Hà - Cẩm Tú, Cúp APEC, đây là sản phẩm gốm sứ độc đáo, trang trí màu sắc, hoa văn, kiểu dáng của văn hóa Việt Nam và sử dụng kỹ thuật nung nguyên khối, được dùng để tặng cho các vị nguyên thủ quốc gia trong hội nghị APEC ở Việt Nam. Chiếc cúp “ Hồn Việt”, trang trí khắc họa những danh lam thắng cảnh của Việt Nam như: Chùa Một Cột, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, vịnh Hạ Long, cây cau, cây dừa, xe ngựa, cảnh gặt lúa, chèo thuyền,chùm hoa sứ trên nền màu xanh lam Huế, chén “ Văn Lang” được sử dụng vẽ màu trên sứ, thời gian thực hiện từ việc thiết kế, tuyển chọn, tạo hình, tô vẽ cảnh trí: họp chợ, cày cuốc, hớt tóc... Sản phẩm “ Quốc bình Thăng Long” đã ứng dụng hoa văn chim hạc trên trống đồng Ngọc Lũ vào sản phẩm. Văn hóa Việt được trang trí trên từng sản phẩm: hình ảnh lũy tre làng, xóm làng Bắc bộ, cánh cò quê hương, cậu bé chăn trâu thổi sáo, cô gái tát nước, thầy đồ dạy học... Bộ sản phẩm thể hiện đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam, bộ tượng thiếu nữ ba miền Bắc – Trung - Nam, các bộ sản phẩm thể hiện tình mẫu tử, tình bạn, tình cha con, ông cháu, tình thầy trò...nhiều loại đẹp, nổi tiếng, mang ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, truyền thống dân tộc. Những sản phẩm nghệ thuật cao cấp kể trên được các nghệ nhân sáng chế trong giai đoạn này là một nỗ lực rất lớn thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo và cả sự kiên trì thực hiện mà để có được sản phẩm ra đời, thời gian được tính bằng đơn vị năm chứ không phải tính tháng, tính ngày. Trong từng giai đoạn phát triển gốm Bình Dương đã dần hình thành những nét riêng của mình, thông qua từ những sản phẩm đơn giản là chiếc lu, chiếc khạp đến những bộ ấm chén đặc biệt như hai bộ Sơn Hà – Cẩm Tú. Sự phát triển của gốm sứ nghệ thuật cao cấp không chỉ là niềm tự hào của riêng gốm sứ Bình Dương, mà còn tự hào chung Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 10 của gốm sứ Việt Nam, sự khẳng định thương hiệu gốm sứ Việt Nam trên thương trường thế giới. - Men và màu sắc: Gốm Bình Dương trong các giai đoạn trước đã thể hiện màu sắc rất phong phú, thường sử dụng men màu từ chất liệu trong thiên nhiên, dùng men nhẹ lửa, nhiều màu, tươi sáng, hồn nhiên thiên như màu xanh lam, xanh lá cây, xanh đậm...đem lại vẻ đẹp sang trọng lung linh, màu da lươn, màu nâu da bò, màu nâu, màu mận chín mang vẻ đẹp dung dị và chắc chắn. Sang giai đoạn này ngoài những màu men truyền thống cũng là đặc trưng riêng có của gốm Bình Dương nhất là những game màu tối được sử dụng đá ong Biên Hoà làm chất liệu phối màu men. Đây cũng là giai đoạn bùng nổ những thành tựu quan trọng trong ngành gốm sứ của địa phương này với nghệ nhân Lý Ngọc Minh trong việc sáng tạo các loại men màu như màu đỏ cung đình trên bộ Sơn Hà, màu xanh vua trên bộ Cẩm Tú,... - Về hoa văn và đề tài trang trí: Hoa văn và chủ đề trang trí của gốm Bình Dương từ khi hình thành đến nay gắn với các chủ đề sau: + Thiên nhiên: Trang trí những hình ảnh nông thôn phong phú như: cảnh mây trời, sông nước, làng quê, cuộc sống yên bình bên lũy tre làng. + Sinh hoạt của cư dân sau luỹ tre làng: cậu bé chăn trâu thổi sáo, ông thầy đồ dạy học, đi câu, thả lưới, chèo thuyền, ông già, trẻ con, người đánh cá, mẹ bồng con, cây đa chú cuội, cưỡi ngựa, bắn cung... + Động vật: những động vật mang ý nghĩa tốt lành và gần gũi với cuộc sống được cách điệu đưa vào trang trí như cá, gà, tôm, dơi, hươu, nai, cá vàng, cá ché, chim, trong đó gà và cá là hai con vật trang trí nhiều nhất trên sản phẩm gốm Bình Dương. Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 11 + Thảo mộc: các loại thảo mộc mang đậm yếu tố “tả thực” như: hoa mẫu đơn, hoa điểu, hoa điệp, liên áp, cụm hoa lá, cây chuối, cây tre, lan, lựu, bụi chuối, bó hoa, khóm cỏ, bờ giậu... mang hơi thở của thiên nhiên Nam bộ mà tiêu biểu nhất là loại sản phẩm gốm hoa văn con gà - cây chuối nổi tiếng. + Truyền thuyết lịch sử dân tộc: Âu cơ, Lạc Long Quân, Hai Bà Trưng, Lục Vân Tiên, Tình mẫu tử, Phật Bà Quan Thế Âm + Đồ án hình học ảnh hưởng của trang trí phương Tây hoặc dạng chữ Hán mà các chi tiết được thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Sang thời kỳ phát triển đỉnh cao chủ đề trang trí trên đồ gốm không chỉ bắt nguồn từ cảm nhận thiên nhiên, môi trường và con người mang dấu ấn, hơi thở của đất nước - con người Nam bộ mà gốm Bình Dương đã tiếp cận với một không gian văn hoá Việt rộng hơn như hình tượng rồng Lý, chùa Một Cột, Hồ Gươm, Quốc Tử Giám, chùa Thiên Mụ được trang trí trên những sản phẩm gốm sứ độc đáo, chuyển tải các giá trị văn hoá đến nhiều nơi trong và ngoài nước. 3. GỐM BÌNH DƯƠNG – NHẬN THỨC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ Gốm Bình Dương trải qua hơn 150 năm hình thành và phát triển đã đi qua những bước thăng trầm để tồn tại và khẳng định. Từ những sản phẩm đầu tiên được chế tác nguyên mẫu hoặc mô phỏng những sản phẩm được chế tác từ những vùng gốm ở Nam Trung Hoa như gốm Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu mà những người thợ thủ công theo chân những người lưu dân thời phản Thanh phục Minh mang đến vùng đất Nam bộ, trong đó có Bình Dương. Từ một số lò gốm hình thành vào cuối thế kỷ XIX, với những loại hình sản phẩm đơn giản phục vụ nhu cầu một vùng dân cư nhỏ. Gốm Bình Dương dần dần khẳng định vị trí của mình bằng việc cho ra đời hàng trăm lò sản xuất đồ gốm với ba làng nghề lớn ở Lái Thiêu, Chánh Nghĩa và Tân Phước Khánh. Sản phẩm ban đầu của gốm Bình Dương cũng là các đồ dùng đơn giản như thố, chậu, lu, hũ,..tráng những loại men màu nâu đen, màu da lươn còn loại tô, Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 12 bát, chén, đĩa..thì là loại gốm men trắng xanh với chủ đề trang trí là các điển tích, điển cố thường xuất hiện trong các đồ sứ Trung Hoa như mẫu đơn, mai, lan, cúc, trúc; cá chép vượt vũ môn; long, lân, quy, phụng; bát tiên quá hải... Trong tiến trình phát triển gốm Bình Dương dần thoát ly các ảnh hưởng trên và người thợ gốm Bình Dương đã lấy hình ảnh thực diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của mình trên vùng đất Nam bộ tái hiện trên đồ gốm. Từ kiểu dáng, màu men, họa tiết đến cả những hình thể của gốm đều mang đậm nét dung dị, mộc mạc của làng quê do những người thợ sinh ra và lớn lên ở vùng đất này nhào nặn, tô lên bằng những nét vẽ của mình trong đó có những cảm xúc thực từ cuộc sống của vùng sông nước Nam bộ vào từng loại hình sản phẩm. Đó là những hình ảnh mang đậm nét hồn quê như chú bé chăn trâu thổi sáo, lũy tre làng, cánh cò... mỗi loại gốm lại có những nét đặc trưng riêng ứng với mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn văn hóa. Trong tiến trình phát triển gốm sứ Bình Dương dần hình thành một sắc thái của riêng mình mà những chén bằng gốm trang trí hình con gà với bụi chuối là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng và ngày nay nó là một di vật có giá trị cao được các nhà sưu tập yêu đồ gốm Bình Dương trân trọng hoặc những chiếc choé rượu cần thuộc sở hữu các dân tộc ít người ở Tây Nguyên bây giờ cũng là những bảo vật... Và bây giờ sản phẩm gốm sứ Bình Dương ngày nay đã có nhiều bước tiến nhảy vọt để tạo nên sắc thái riêng của mình, của vùng đất Nam bộ và của Việt Nam. Công nghệ mới đã thiết kế nhiều mẫu mã sản phẩm đẹp, sáng tạo nhiều loại men màu mới và cả ứng dụng thành công công nghệ vẽ màu ở nhiệt độ đạt đến 1.3800C. Hoa văn vẽ trên sản phẩm chìm dưới lớp men tạo cho sản phẩm có chiều sâu của không gian ba chiều nên trông rất sống động, nghệ thuật trang trí gốm sứ cao cấp vẽ bằng tay, phối hợp màu men, độ nung cao cho ra đời sản phẩm bóng đẹp. Nhờ công nghệ này đã khiến những đường nét vẽ tay của nghệ nhân trên các sản phẩm còn nguyên vẹn, sự dịch chuyển của màu sắc có độ bóng, Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 13 tạo ra không gian ba chiều nên các hình ảnh văn hoá Việt như hồ Gươm, rồng Lý, chùa Thiên Mụ, Quốc Tử Giám, đôi mắt thiếu nữ long lanh, những cánh hoa tươi, con vật đầy màu sắc và sống động được chuyển tải trên các sản phẩm gốm sứ đến nhiều nơi trên thế giới như những thông điệp vàng về đất nước và con người Việt Nam tươi đẹp. Với những luận giải trên cho thấy gốm Bình Dương thực sự hình thành một đặc trưng riêng của mình trên vùng đất Nam bộ trong khoảng thời gian gần hai thế kỷ. Có thể không thể so sánh gốm Bình Dương với các làng nghề gốm khác trên cả nước nhưng với những gì mà gốm Bình Dương đã gầy dựng trong quá khứ và những gì mà nó đang khẳng định bằng những sản phẩm mang hàm lượng giá trị cao đã trở thành những thương hiệu được ưa chuộng trên thị trường nội địa và quốc tế cho thấy – gốm Bình Dương thật sự là một sắc thái văn hoá đặc biệt của vùng gốm Nam bộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Chí Hoàng (2007), Bình Dương và những vấn đề khảo cổ học tiền sử, Thông tin Khoa học lịch sử Bình Dương, số 09-2007. 2. Trần Khánh Chương (2001), Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội. 3. Nguyễn Xuân Dũng (1997), Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại Học Văn hóa Hà Nội. 4. Nguyễn An Dương (chủ biên) (1992) Gốm sứ Sông Bé, Nxb. Tổng hợp Sông Bé. Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 14 5. Phan Đình Dũng, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Yên Tri (2004) Gốm Biên Hòa, Nxb. Tổng Hợp Đồng Nai. 6. Huỳnh Ngọc Đáng (Chủ biên)(2012), Người Hoa ở Bình Dương, Hội khoa học tỉnh Bình Dương, Nxb Chính trị- Quốc gia- Sự thật- Hà Nội. 7. Nguyễn Minh Giao (2001), Sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp gốm sứ Tỉnh Bình Dương trong thời kỳ 1986 – 2000, Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử, Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên)( 2009), Gốm Lái Thiêu, Bảo Tàng Mỹ Thuật TP- HCM 9. Sở Văn Hóa - Thông Tin Tỉnh Bình Dương (1998), “Bình Dương 300 năm hình thành và phát triển”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học Thủ Dầu Một. 10. Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương- Thư Viện (2010), Thư mục gốm sứ Bình Dương. 11. Bùi Văn Vượng (1988), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb Văn Hóa. Nơi cư trú: 302B/3, đường 745 khu phố Thạnh Lợi, phường An Thạnh, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương Học vị, học hàm: Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Đơn vị công tác: Ban Quản lý Di tích& Danh thắng tỉnh Bình Dương Chức vụ: Trưởng ban Địa chỉ liên lạc: đường 01 tháng 12, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. (Khu di tích Nhà tù Phú Lợi); ĐT:0918242474; Mail: thvn.ngn@gmail.com Hội thảo: “Gốm Đồng Nai & các vùng phụ cận, giá trị truyền thống & vấn đề phát triển” Nguyễn Văn Thuỷ 15

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgom_binh_duong_mot_sac_thai_van_hoa_cua_vung_gom_nam_bo_3872.pdf