- Các nhóm thực hành dưới sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên.
- Chú ý an toàn trong quá trình thực tập.
- Sau mỗi ca thực tập, yêu cầu người học nộp báo cáo thực hành.
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng và nhận xét
ái độ học tập của từng sinh viên trong quá trình thực hành.
- Giải đáp các thắc mắc của người học về nội dung bài học.
- Mở rộng kiến thức thực tế liên quan và phạm vi ứng dụng của bài
ọc.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà.
- Sau mỗi ca học yêu cầu người học sắp xếp vật tư, thiết bị vào đúng
ơi quy định và tiến hành vệ sinh nhà xưởng.
90 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Gt_he_thong_am_thanh_phan_1_6496_2116444_20190306_043020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và sửa chữa được những hư
hỏng của các loại mạch nguồn ổn áp tuyến tính đúng
tiêu chuẩn thiết kế.
- Sửa chữa được các hư hỏng thuộc phần nguồn ổn áp
tuyến tính trên máy thực tế.
7
42
BÀI 4 – MẠCH KHUẾCH ĐẠI ĐẦU VÀO
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
Về kiến thức:
- Phân biệt đúng chức năng, nhiệm vụ của các loại mạch khuếch đại
đầu vào.
- Phân tích đúng nguyên lý hoạt động của mạch.
Về kỹ năng:
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của các loại
mạch khuếch đại đầu vào đúng tiêu chuẩn thiết kế.
Về thái độ:
- Rèn luyện khả năng phân tích, kiểm tra và sửa chữa mạch điện tử.
- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận của người thợ sửa chữa điện tử.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp và vệ sinh an toàn lao động.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
A. LÝ THUYẾT:
4.1. Chức năng, nhiệm vụ, của mạch khuếch đại đầu vào.
Tín hiệu đầu vào có thể được đưa đến từ nhiều đường khác nhau nên
mức tín hiệu của chúng cũng lớn – nhỏ khác nhau. Do đó, mạch phân áp
đầu vào có nhiệm vụ khuếch đại sơ bộ và lọc nhiễu nhằm làm cho các tín
hiệu đưa vào máy tăng âm được đồng đều và lấy mức tín hiệu từ Micro vào
làm mức chuẩn.
4.2. Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện và nguyên lý làm việc của
mạch khuếch đại đầu vào.
4.2.1 – Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện.
* Sơ đồ mạch điện:
43
Hình 4.1: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại đầu vào.
* Tác dụng linh kiện:
- C1: Dẫn tín hiệu vào.
- R1 và R2: Định thiên phân áp để ổn định phân cực tĩnh cho
Transistor Q1.
- R4: Tải của Transistor Q1.
- R3 và C2: Mạch lọc RC có tác dụng ổn định nguồn, đồng thời chống
tự kích cho tầng khuếch đại mạch vào.
- R7 và C4: Tạo thành mạch hồi tiếp âm dòng điện có tác dụng ổn
định hệ số khuếch đại dòng điện cho Transistor Q1, giảm nhỏ hiện tượng
méo biên độ.
- Transistor Q1: Khuếch đại tín hiệu vào, được mắc theo kiểu E
chung.
4.2.2 – Nguyên lý làm việc.
Giả sử, khi tín hiệu vào ở bán chu kỳ dương thì điện áp tại chân B
của Transistor Q1 tăng Transistor Q1 mở thêm, dòng IC của Transistor
Q1 tăng sụt áp trên R4 (UR4 = R4 * ICQ1) tăng làm cho UC của Transistor
Q1 giảm. Độ giảm của UCQ1 tỷ lệ thuận với biên độ tín hiệu vào.
44
Khi tín hiệu vào ở bán chu kỳ âm thì điện áp chân B của Transistor
Q1 giảm Transistor Q1 khóa bớt dòng IC của Transistor Q1 giảm
sụt áp trên R4 giảm làm cho UC của Transistor Q1 tăng. Độ tăng của UCQ1 tỷ
lệ thuận với biên độ tín hiệu vào.
Để Transistor Q1 không gây méo tuyến tính khi khuếch đại thì R1
phải được điều chỉnh để sao cho Transistor Q1 làm việc ở chế độ A (tương
ứng UBE của Transistor Q1 đạt khoảng 0.8V đối với BTJ gốc silic). Đồng
thời R2 phải được chọn có giá trị bằng trở kháng ra của mạch phía trước.
Nếu tín hiệu vào là Micro thì R2 có giá trị chính bằng trở kháng của micro.
Khi điều chỉnh giá trị của C4 sẽ làm thay đổi hệ số khuếch đại của
Q1, nói cách khác điều chỉnh giá trị của C4 sẽ làm cho tín hiệu đầu ra của
mạch là lớn hoặc nhỏ (Tùy theo hướng điều chỉnh).
B. THẢO LUẬN NHÓM:
Giới thiệu một số mạch khuếch đại đầu vào thông dụng.
Mạch khuếch đại tín hiệu vào ghép trực tiếp.
Hình 4.2: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại đầu vào ghép trực tiếp.
Đặc điểm của mạch điện:
- Độ khuếch đại điện áp lớn.
- Độ ổn định điểm làm việc cao.
Mạch khuếch đại ghép trực tiếp gồm hai tầng khuếch đại mắc Emiter
chung. Điện áp ra của tầng thứ nhất (URa1) được đưa trực tiếp đến cực Bazơ
45
của tầng thứ hai, do đó điện áp vào của tầng thứ hai (UVào2) chính bằng điện
áp ra của tầng thứ nhất (URa1 = UVào2), sau đó điện áp này tiếp tục được đèn
bán dẫn Q2 khuếch đại lên và đưa ra với điện áp là URa2.
Theo sơ đồ mạch điện ta có:
- Điện áp tín hiệu đưa vào là UVào1.
- Hệ số khuếch đại điện áp của tầng thứ nhất là – KU1.
- Hệ số khuếch đại điện áp của tầng thứ hai là – KU2.
Vậy:
- Điện áp ra của tầng thứ nhất là:
URa1 = - KU1 * UVào1
- Điện áp ra của tầng thứ hai là:
URa2 = - KU2 * UVào2 = - KU2 (- KU1 * UVào1)
- Hệ số khuếch đại điện áp tổng cộng của cả 2 tầng là:
KU = URa2 / UVào1 = KU1 * KU2
Mạch khuếch đại tín hiệu vào ghép điện trở, điện dung.
Hình 4.3: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại đầu vào ghép trực tiếp.
Đây là sơ đồ nguyên lý của một tầng khuếch đại tín hiệu vào ghép
điện dung, trong đó R1 và R2 là các điện trở định thiên dùng để xác định
điểm làm việc cho Transistor Q1. R3 là điện trở tải, trị số thường dùng nằm
46
trong khoảng từ 1K cho đến 10K. Nếu điện trở tải quá nhỏ thì hệ số
khuếch đại sẽ nhỏ, nếu điện trở tải quá lớn thì điện áp một chiều sẽ bị sụt
áp lớn dẫn đến điện áp đưa vào cực Colecter của Transistor Q1 sẽ nhỏ là
cho hiệu suất thấp và tín hiệu ra bị méo. R4 và C3 được dùng để làm nhiệm
vụ ổn định điểm làm việc cho Transistor Q1. Các tụ điện C1 và C2 là các tụ
nối tầng có nhiệm vụ ngăn dòng một chiều giữa Colecter tầng này với Bazơ
của tầng phía sau, đồng thời đưa tín hiệu âm tần sang Bazơ tầng phía sau.
Yêu cầu cho các nhóm thảo luận:
Chia lớp thành 03 nhóm với yêu cầu riêng cho từng nhóm, cụ thể:
- Xác định vị trí các khối.
- Phân tích tác dụng linh kiện.
- Xác định loại mạch điện.
C. THỰC HÀNH.
4.1. Vật tư, thiết bị, dụng cụ:
Bảng dự trù vật tư thiết bị cho 01 ca thực tập.
TT Thiết bị - Vật tư Thông số kỹ thuật Số lượng
1 Máy hiện sóng 20MHz, hai tia 1máy/2nhóm
2 Đồng hồ vạn năng
DC 20KΩ/v.
AC 9KΩ/v.
1chiếc/ nhóm
3
Mỏ hàn điện (Mỏ
hàn xung)
220v/35W /100~VA 1 chiếc/nhóm
4 Máy tăng âm 200W 1 bộ/nhóm
5 Diode chỉnh lưu Các loại Theo mạch thực tế.
6 Linh kiện thụ động R, L, C... Theo mạch thực tế.
7 Transistor NPN, PNP Theo mạch thực tế.
4.2. Trình tự thực hiện.
Trình bày phương pháp sửa chữa những hư hỏng của mạch khuếch
đại đầu vào, cụ thể:
47
- Trình tự sửa chữa mạch khuếch đại tín hiệu vào ghép trực tiếp.
Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy.
Bước 2: Xác định vị trí mạch khuếch đại tín hiệu vào ghép trực tiếp.
* Vị trí mạch điện trên thực tế.
Hình 4.4: Mạch khuếch đại đầu vào ghép trực tiếp trên thực tế.
Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện của mạch khuếch đại tín hiệu
vào ghép trực tiếp.
Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất
lượng của:
- Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch khuếch đại tín hiệu vào ghép
trực tiếp.
- Transistor làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu vào.
Bước 5: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 6: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra.
- Trình tự sửa chữa mạch khuếch đại tín hiệu vào ghép điện trở, điện
dung.
Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy.
Bước 2: Xác định vị trí mạch khuếch đại tín hiệu vào ghép điện trở,
điện dung.
48
* Vị trí mạch điện trên thực tế.
Hình 4.5: Mạch khuếch đại đầu vào ghép điện trở, điện dung trên thực tế.
Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện của mạch khuếch đại tín hiệu
vào ghép điện trở, điện dung.
Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất
lượng của:
- Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch khuếch đại tín hiệu vào ghép
điện trở, điện dung.
- Transistor làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu.
Bước 5: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 6: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra.
4.3. Tổ chức thực hiện.
- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, tùy theo yêu cầu về nội dung, thiết
bị và vật tư thực tế thực có.
- Các nhóm thực hành dưới sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên.
49
- Chú ý an toàn trong quá trình thực tập.
- Sau mỗi ca thực tập, yêu cầu người học nộp báo cáo thực hành.
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng và nhận xét
thái độ học tập của từng sinh viên trong quá trình thực hành.
- Giải đáp các thắc mắc của người học về nội dung bài học.
- Mở rộng kiến thức thực tế liên quan và phạm vi ứng dụng của bài
học.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà.
- Sau mỗi ca học yêu cầu người học sắp xếp vật tư, thiết bị vào đúng
nơi quy định và tiến hành vệ sinh nhà xưởng.
4.4. Quy trình thực hiện:
- Nhận và nghe giáo viên giải thích về trình tự sửa chữa.
- Nhận và kiểm tra vật tư, thiết bị.
- Thực hiện bài thực hành theo sự trình tự thực hiện dưới sự hướng
dẫn của giáo viên.
4.5. Kiểm tra, đánh giá.
Nội dung Điểm chuẩn
Kiến thức:
- Phân biệt đúng chức năng, nhiệm vụ của các loại mạch
khuếch đại đầu vào.
- Phân tích đúng nguyên lý hoạt động của mạch.
3
Kỹ năng:
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng
của các loại mạch khuếch đại đầu vào đúng tiêu chuẩn
thiết kế.
- Sửa chữa được các hư hỏng thuộc mạch khuếch đại đầu
vào trên máy thực tế.
7
50
BÀI 5 - MẠCH KHUẾCH ĐẠI PHA TRỘN
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
Về kiến thức:
Trình bày đúng cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động
của mạch khuếch đại pha trộn.
Về kỹ năng:
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của các loại
mạch khuếch đại pha trộn đúng tiêu chuẩn thiết kế.
Về thái độ:
- Rèn luyện khả năng phân tích, kiểm tra và sửa chữa mạch điện tử.
- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận của người thợ sửa chữa điện tử.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp và vệ sinh an toàn lao động.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
A. LÝ THUYẾT:
5.1. Chức năng, nhiệm vụ của mạch khuếch đại pha trộn.
Chức năng, nhiệm vụ:
Mạch khuếch đại pha trộn là mạch khuếch đại có rất nhiều tín hiệu
đầu vào với độ lợi khác nhau, cụ thể:
- Tiếp nhận và khuếch đại tín hiệu từ tầng khuếch đại Micro, Máy
ghi âm, máy thu thanh, máy CD, VCD, DVD...
- Đồng thời khuếch đại và pha trộn tín hiệu từ nhiều đường khác
nhau hoặc từng đường riêng biệt.
51
Yêu cầu:
Mạch khuếch đại pha trộn phải có độ ồn rất thấp (nhiễu nhỏ). Vì đây
là tầng khuếch đại đầu tiên nên tỉ số S/N phụ thuộc vào tầng này. Tín hiệu
sau khi ra khỏi mạch này phải có biên độ như nhau, muốn vậy ta cần phải
thực hiện:
- Là tầng sau của tầng khuếch đại micro do đó tín hiệu còn nhỏ nên
cần biện pháp chống ù và lọc bỏ tạp âm.
- Đảm bảo khi điều chỉnh âm lượng của mỗi đường tín hiệu thì ít ảnh
hưởng đến đường khác.
5.2. Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện và nguyên lý hoạt động của
mạch khuếch đại pha trộn.
5.2.1 – Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện.
*Sơ đồ mạch điện.
Hình 5.1: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại pha trộn.
52
* Tác dụng linh kiện:
VR1: Điều chỉnh mức tín hiệu đầu vào AUX.
R8: Nâng cao trở kháng đầu vào và suy giảm nhiễu biên độ nhỏ.
R1: Lọc nhiễu đường tín hiệu vào MIC.
C1: Tụ dẫn tín hiệu MIC đưa vào mạch khuếch đại MIC.
Q1: Transistor Khuếch đại tín hiệu MIC.
R2: Định thiên theo kiểu hồi tiếp cho Transistor Q1.
R3: Tải của Transistor Q1.
R4: Ổn định nhiệt.
C2: Tụ dẫn tín hiệu MIC ra tầng trộn.
VR2: Điều chỉnh mức tín hiệu MIC đưa vào tầng trộn.
R5: Nâng cao trở kháng đầu vào và suy giảm nhiễu biên độ nhỏ.
C3: Tụ dẫn tín hiệu MIC và AUX đưa vào tầng trộn.
R6: Định thiên theo kiểu hồi tiếp cho Transistor Q2.
R7: Tải của Transistor Q2.
Q2: Khuếch đại pha trộn.
C4: Tụ dẫn tín hiệu đầu ra tầng khuếch đại pha trộn.
R9: Hạn dòng.
C5: Lọc nguồn.
5.2.2 – Nguyên lý làm việc.
Tín hiệu từ Micro sẽ thông qua đường MIC được đưa vào tầng
khuếch đại MIC (do tín hiệu MIC nhỏ nên cần phải có 1 mạch khuếc đại
riêng nhằm khuếch đại cho tín hiệu này có biên độ bằng với những đường
tín hiệu khác), đồng thời tín hiệu từ đầu CD, VCD, DVD thông qua
đường AUX được đưa tới tầng khuếch đại trộn. Tại đây, tín hiệu MIC và
tín hiệu từ đường vào AUX được trộn với nhau và được Transistor Q2
khuếch đại cho lớn lên rồi đưa ra cấp cho các tầng phía sau thông qua tụ
C4.
53
B. Thảo luận nhóm:
Giới thiệu một số mạch khuếch đại pha trộn thông dụng.
Mạch trộn âm dùng linh kiện rời rạc.
Hình 5.2: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại pha trộn dùng linh kiện rời rạc.
54
Mạch trộn âm dùng IC.
Hình 5.3: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại pha trộn dùng IC.
Chia lớp thành 03 nhóm với yêu cầu riêng cho từng nhóm, cụ thể:
- Xác định vị trí các khối.
- Phân tích tác dụng linh kiện.
- Xác định loại mạch điện.
55
C. THỰC HÀNH:
5.1.Vật tư, thiết bị, dụng cụ:
Bảng dự trù vật tư thiết bị cho 01 ca thực tập.
TT Thiết bị - Vật tư Thông số kỹ thuật Số lượng
1 Máy hiện sóng 20MHz, hai tia 1máy/2nhóm
2 Đồng hồ vạn năng
DC 20KΩ/v.
AC 9KΩ/v.
1chiếc/ nhóm
3 Mỏ hàn điện (Mỏ hàn xung) 220v/35W /100~VA 1 chiếc/nhóm
4 Máy tăng âm 200W 1 bộ/nhóm
5 Diode chỉnh lưu Các loại Theo mạch thực tế.
6 Linh kiện thụ động R, L, C... Theo mạch thực tế.
7 Transistor NPN, PNP Theo mạch thực tế.
5.2. Trình tự sửa chữa:
Trình bày phương pháp sửa chữa những hư hỏng của mạch khuếch đại pha
trộn, cụ thể:
Trình tự sửa chữa mạch trộn âm dùng linh kiện rời rạc.
Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy.
Bước 2: Xác định vị trí mạch khuếch đại pha trộn tín hiệu dùng linh
kiện rời rạc.
Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện của mạch khuếch đại pha trộn
tín hiệu dùng linh kiện rời rạc.
Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất
lượng của:
+ Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch khuếch đại pha trộn tín hiệu
dùng linh kiện rời rạc.
+ Transistor làm nhiệm vụ khuếch đại pha trộn tín hiệu.
Bước 5: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 6: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra.
Trình tự sửa chữa mạch trộn âm dùng IC.
Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy.
56
Bước 2: Xác định vị trí mạch khuếch đại pha trộn tín hiệu dùng IC.
Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện của mạch khuếch đại pha trộn
tín hiệu dùng IC.
Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất
lượng của:
+ Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch khuếch đại pha trộn tín hiệu
dùng IC.
+ IC làm nhiệm vụ khuếch đại pha trộn tín hiệu.
Bước 5: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 6: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra.
5.3. Tổ chức thực hiện giảng dạy:
- Các nhóm thực hành dưới sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên.
- Chú ý an toàn trong quá trình thực tập.
- Sau mỗi ca thực tập, yêu cầu người học nộp báo cáo thực hành.
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng và nhận xét
thái độ học tập của từng sinh viên trong quá trình thực hành.
- Giải đáp các thắc mắc của người học về nội dung bài học.
- Mở rộng kiến thức thực tế liên quan và phạm vi ứng dụng của bài
học.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà.
- Sau mỗi ca học yêu cầu người học sắp xếp vật tư, thiết bị vào đúng
nơi quy định và tiến hành vệ sinh nhà xưởng.
5.4. Quy trình thực hiện:
- Nhận và nghe giáo viên giải thích về trình tự sửa chữa.
- Nhận và kiểm tra vật tư, thiết bị.
- Thực hiện bài thực hành theo trình tự thực hiện dưới sự hướng dẫn
của giáo viên.
- Viết báo cáo thực hành cho mỗi hư hỏng đã sửa chữa.
57
5.5. Kiểm tra, đánh giá.
Nội dung Điểm chuẩn
Kiến thức:
- Trình bày đúng cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ và nguyên
lý hoạt động của mạch khuếch đại pha trộn.
4
Kỹ năng:
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng
của các loại mạch khuếch đại pha trộn đúng tiêu chuẩn
thiết kế.
- Sửa chữa được các hư hỏng thuộc mạch khuếch đại pha
trộn trên máy thực tế.
6
58
BÀI 6 – MẠCH KHUẾCH ĐẠI ĐẢO PHA
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
Về kiến thức:
Trình bày đúng cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động
của mạch khuếch đại đảo pha.
Về kỹ năng:
Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của các loại
mạch khuếch đại đảo pha đúng tiêu chuẩn thiết kế.
Về thái độ:
- Rèn luyện khả năng phân tích, kiểm tra và sửa chữa mạch điện tử.
- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận của người thợ sửa chữa điện tử.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp và vệ sinh an toàn lao động.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
A. LÝ THUYẾT:
6.1. Chức năng, nhiệm vụ của mạch khuếch đại đảo pha.
Mạch khuếch đại đảo pha là mạch khi ta đưa tín hiệu có biên độ nhỏ
ở đầu vào, đầu ra ta sẽ thu được hai tín hiệu có biên độ bằng nhau, lớn hơn
gấp nhiều lần với biên độ của tín hiệu vào và ngược pha nhau 180O. Do các
tầng khuếch đại công suất mắc theo kiểu đẩy kéo nên yêu cầu ở đầu vào
của chúng hai tín hiệu phải có biên độ bằng nhau nhưng ngược pha nhau
180O. Điều này có nghĩa là các tầng khuếch đại đơn có điện áp ra không đối
xứng, vì thế muốn chuyển tín hiệu từ các tầng khuếch đại đơn sang các
tầng khuếch đại công suất đẩy kéo ta cần phải có mạch đảo pha. Các tầng
đảo pha thường được sử dụng để làm các tầng ra trong các máy tăng âm
làm việc với tải đối xứng.
59
6.2. Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện và nguyên lý hoạt động của
mạch khuếch đại đảo pha phân phụ tải.
6.2.1 – Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện.
Sơ đồ mạch điện:
Hình 6.1: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại đảo pha phân phụ tải.
Tác dụng linh kiện:
C1: Tụ dẫn tín hiệu đầu vào.
RB1 và RB2: Định thiên theo kiểu phân áp cho Transistor Q1.
RC: Điện trở tải của Transistor Q1.
RE : Ổn định điểm làm việc cho Transistor Q1.
C2: Tụ dẫn tín hiệu đầu ra ở chân C Transistor Q1.
C3: Dẫn tín hiệu đầu ra ở chân E Transistor Q1.
R’E: Cân bằng trở kháng đầu ra giữa Colectơ và Emitơ.
62.2 – Nguyên lý làm việc.
Do tầng khuếch đại đẩy kéo yêu cầu phải có hai điện áp kích bằng
nhau về biên độ nhưng ngược pha nhau 180O.
Để thực hiện được điều này thì người ta sử dụng mạch khuếch đại
đảo pha phân phụ tải.
Mạch khuếch đại đảo pha phân phụ tải thực chất là một mạch khuếch
đại vừa có tải ở cực Colectơ vừa có tải ở cực Emitơ (như hình 6.1).
60
Nhìn vào sơ đồ ta thấy:
* Điện áp U2 và U’2 được lấy ra từ Colectơ và Emitơ của Transistor.
* Điện áp U2 lệch pha 180
O so với điện áp vào.
* Điện áp ra U’2 đồng pha với điện áp vào.
* Giữa U2 và U’2 lệch pha nhau 180
O .
Vậy làm thế nào để cho biên độ của U2 và U’2 bằng nhau? Muốn biết tại
sao nó bằng nhau thì ta xét:
Từ công thức tính hệ số khuếch đại điện áp, ta có:
Nếu lấy ra từ Emitơ thì hệ số khuếch đại điện áp sẽ là:
K’U = U’2 / U1 1
Nếu lấy ra từ Colectơ thì hệ số khuếch đại điện áp sẽ là:
KU = U2 / U1 = RC / RE
Nếu chọn RC = RE thì KU 1
Điều này có nghĩa là: U2 = - U’2
Tuy nhiên trên thực tế còn một vấn đề mà ta phải xem xét, đó là trở
kháng ra ở hai cực của Transistor là khác nhau, cụ thể trở kháng ra ở cực
Colectơ lớn hơn trở kháng ra ở cực Emitơ. Vậy để cho trở kháng của hai
đầu ra cân bằng nhau thì ta phải mắc nối tiếp thêm điện trở R’E vào đầu ra
của cực Emitơ. Trị số của R’E được chọn như sau:
R’E = Rra ở C - Rra ở E
Trong đó:
- Rra ở C: Trở kháng ra của mạch khi tải ở Colectơ.
- Rra ở E: Trở kháng ra của mạch khi tải ở Emitơ.
6.3. Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện và nguyên lý hoạt động của
mạch khuếch đại đảo pha tải là biến áp.
61
6.3.1 – Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện:
Sơ đồ mạch điện:
Hình 6.2: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại đảo pha tải biến áp.
Tác dụng linh kiện:
CP: Tụ dẫn tín hiệu đầu vào.
R1 và R2 : Định thiên phân áp cho Transistor Q.
RE: Tạo thiên áp chân E Transistor Q.
CE: Khử hồi tiếp âm trên RE.
T: Biến áp đảo pha.
RN: Nâng cao trở kháng đầu vào và suy giảm nhiễu biên độ nhỏ tới
cực B Transistor Q.
EN: Nguồn tín hiệu vào.
6.3.2 – Nguyên lý làm việc.
Tín hiệu từ EN vào được đưa qua RN để suy giảm nhiễu biên độ nhỏ
rồi đưa qua CP để đưa đến cực B của Transistor Q để khuếch đại. Sau đó
tín hiệu này được lấy ra ở cực C Transistor này rồi ghép qua biến áp đảo
62
pha T. Hai tín hiệu lấy ra từ hai nửa cuộn thứ cấp có pha lệch nhau 180O so
với điểm giữa của biến áp đảo pha T. Khi hai nửa cuộn thứ cấp có số vòng
bằng nhau thì hai điện áp ra sẽ bằng nhau. Mạch này có hệ số khuếch
đại lớn, dễ dàng thay đổi cực tính của điện áp ra và còn có tác dụng phối
hợp trở kháng nhưng cồng kềnh, nặng nề và méo lớn nên hiện nay ít được
dùng.
6.4. Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện và nguyên lý hoạt động của
mạch khuếch đại đảo pha phân áp.
6.4.1 – Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện.
Sơ đồ mạch điện:
Hình 6.3: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại đảo pha phân áp.
Tác dụng linh kiện:
C1: Tụ dẫn tín hiệu đầu vào.
RB1 và RB1’ : Định thiên phân áp cho Transistor Q1.
RE1: Tạo hồi tiếp âm cho Transistor Q1.
C4: Khử hồi tiếp âm trên RE1.
RC1: Tải cực C của Transistor Q1.
C2: Tụ dẫn tín hiệu đầu ra 1.
R1: Suy giảm tín hiệu tới Transistor Q2 , suy giảm nhiễu biên độ nhỏ,
nâng cao trở kháng đầu vào cho Transistor Q2.
RB2 và RB2’ : Định thiên phân áp cho Transistor Q2.
RC2: Tải cực C của Transistor Q2.
C5: Tụ dẫn tín hiệu đầu ra 2.
63
RE2: Tạo hồi tiếp âm cho Transistor Q2.
UVào: Nguồn tín hiệu vào.
6.4.2 – Nguyên lý làm việc.
Đặc điểm của mạch này là mắc theo kiểu cực phát chung (E chung)
do vậy ta có tín hiệu đầu ra ngược pha với tín hiệu ở đầu vào. Khi ta mắc
hai tầng khuếch đại theo kiểu cực phát chung, nối tiếp nhau thì tín hiệu ở
đầu ra của chúng ngược pha nhau. Như vậy ta có được hai tín hiệu ra là
URa1 và URa2 có biên độ bằng nhau và ngược pha nhau 180
O ở hai đầu ra
của Transistor Q1 và Transistor Q2. Điện trở R1 mắc nối tiếp với tụ C2 và
điện trở RB2 hình thành một bộ phân áp. Nó chỉ cho một phần điện áp tín
hiệu ra của Transistor Q1 đưa sang cực gốc (cực B) của Transistor Q2 . Trị
số của các linh kiện R1, C2, RB2 và RE2 phải được điều chỉnh sao cho điện
áp ra của Transistor Q2 bằng đúng điện áp ra của Transistor Q1, điều này có
nghĩa là hệ số khuếch đại của tầng phía sau (Q2) bằng 1. Nhược điểm của
mạch đảo pha này là tốn thêm 1 Transistor là nhiệm vụ đảo pha mà không
khuếch đại, tuy nhiên nó có ưu điểm là mạch điện gọn nhẹ.
B. THỰC HÀNH:
6.1. Vật tư – Thiết bị - Dụng cụ:
Bảng dự trù vật tư thiết bị cho 01 ca thực tập.
TT Thiết bị - Vật tư Thông số kỹ thuật Số lượng
1 Máy hiện sóng 20MHz, hai tia 1máy/2nhóm
2 Đồng hồ vạn năng
DC 20KΩ/v.
AC 9KΩ/v.
1chiếc/ nhóm
3 Mỏ hàn điện (Mỏ hàn xung) 220v/35W /100~VA 1 chiếc/nhóm
4 Máy tăng âm 200W 1 bộ/nhóm
5 Diode chỉnh lưu Các loại Theo mạch thực tế.
6 Linh kiện thụ động R, L, C... Theo mạch thực tế.
7 Transistor NPN, PNP Theo mạch thực tế.
8 Biến áp đảo pha Theo mạch thực tế.
64
6.2. Trình tự sửa chữa:
Trình bày phương pháp sửa chữa những hư hỏng của các loại mạch
khuếch đại đảo pha, cụ thể:
Trình tự sửa chữa mạch khuếch đại đảo pha phân phụ tải.
Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy.
Bước 2: Xác định vị trí mạch khuếch đại đảo pha phân phụ tải.
Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện của mạch khuếch đại đảo pha
phân phụ tải.
Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất
lượng của:
Điện trở, tụ điện.... trong mạch khuếch đại đảo pha phân phụ tải.
Transistor làm nhiệm vụ khuếch đại đảo pha.
Bước 5: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 6: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra.
Trình tự sửa chữa mạch khuếch đại đảo pha bằng biến áp.
Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy.
Bước 2: Xác định vị trí mạch khuếch đại đảo pha bằng biến áp.
Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện của mạch khuếch đại đảo pha
bằng biến áp.
Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất
lượng của:
Điện trở, tụ điện.... trong mạch khuếch đại đảo pha bằng biến áp.
Transistor làm nhiệm vụ khuếch đại đảo pha.
Biến áp đảo pha.
Bước 5: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 6: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra.
Trình tự sửa chữa mạch khuếch đại đảo pha phân áp.
Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy.
Bước 2: Xác định vị trí mạch khuếch đại đảo pha phân áp.
Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện của mạch khuếch đại đảo pha
phân áp.
Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất
lượng của:
Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch khuếch đại đảo pha phân áp.
65
Transistor làm nhiệm vụ khuếch đại đảo pha.
Bước 5: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 6: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra.
6.3. Tổ chức thực hiện giảng dạy:
- Các nhóm thực hành dưới sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên.
- Chú ý an toàn trong quá trình thực tập.
- Sau mỗi ca thực tập, yêu cầu người học nộp báo cáo thực hành.
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng và nhận xét
thái độ học tập của từng sinh viên trong quá trình thực hành.
- Giải đáp các thắc mắc của người học về nội dung bài học.
- Mở rộng kiến thức thực tế và phạm vi ứng dụng của bài học.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà.
- Sau mỗi ca học yêu cầu người học sắp xếp vật tư, thiết bị vào đúng
nơi quy định và tiến hành vệ sinh nhà xưởng.
6.4. Quy trình thực hiện:
- Nhận và nghe giáo viên giải thích về trình tự sửa chữa.
- Nhận và kiểm tra vật tư, thiết bị.
- Thực hiện bài thực hành theo sự trình tự thực hiện dưới sự hướng
dẫn của giáo viên.
- Viết báo cáo thực hành cho mỗi hư hỏng đã sửa chữa.
6.5. Kiểm tra, đánh giá.
Nội dung
Điểm
chuẩn
Kiến thức:
- Trình bày đúng cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt
động của mạch khuếch đại đảo pha.
4
Kỹ năng:
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của các
loại mạch khuếch đại đảo pha đúng tiêu chuẩn thiết kế.
- Sửa chữa được các hư hỏng thuộc mạch khuếch đại đảo pha
trên máy thực tế.
6
66
BÀI 7. MẠCH ECHO – KHUẾCH ĐẠI TÍN HIỆU ECHO
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
Về kiến thức:
Trình bày đúng cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động
của mạch tạo hiệu ứng vang Echo.
Về kỹ năng:
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của các loại
mạch mạch tạo hiệu ứng vang Echo đúng tiêu chuẩn thiết kế.
Về thái độ:
- Rèn luyện khả năng phân tích, kiểm tra và sửa chữa mạch điện tử.
- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận của người thợ sửa chữa điện tử.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp và vệ sinh an toàn lao động.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
A. LÝ THUYẾT:
7.1. Chức năng, nhiệm vụ của mạch ECHO, khuếch đại ECHO.
Nhiệm vụ:
Mạch Echo có nhiệm vụ tăng cường hiệu ứng cảm nhận âm thanh,
tạo ra môi trường âm vang vọng, sâu lắng, tràn đầy màu sắc âm hưởng theo
thời gian và không gian.
Echo có nghĩa là vang, muốn cho nguồn âm nguyên thủy có độ vang
thì các âm phụ kế tiếp nhau phải trễ một khoảng thời gian từ vài mili giây
đến 50ms. Nếu trễ quá 50ms trở lên sẽ gây ra âm dội (tương tự như âm dội
vọng trong vách khe núi...)
67
Nguyên tắc tạo âm vang Echo:
Từ một tín hiệu âm thanh sẽ được tách làm hai thành phần là thành
phần âm chính (nguồn âm nguyên thủy) và thành phần âm phụ, sau đó
đường tín hiệu âm thanh nguyên thủy được đưa thẳng đến tầng khuếch đại
còn đường tín hiệu âm phụ được đưa qua mạch làm trễ rồi mới đến tầng
khuếch đại.
Lịch sử tạo âm vang Echo:
Trong thời kỳ đầu, mạch làm trễ tín hiệu dựa vào nguyên tắc truyền
tín hiệu qua vật kim loại với cách thông dụng nhất là dùng dây lò xo được
chế tạo bởi hai chất kim loại khác loại nhau. Cách này có nhược điểm là
thời gian tạo trễ ngắn, tạp nhiễu lớn và gây méo sóng hài cao.
Ở thời kỳ tiếp theo, người ta tạo thời gian trễ bằng phương pháp
dịch chuyển điện tích bằng tụ điện (Charge Coupled Device: CCD) theo
kiểu “chuyển thùng nước”. Sơ đồ mô tả quá trình tạo trễ kiểu này được
mô tả như sau:
Tuy nhiên, phương pháp này cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu về
tạo âm vang nên các hãng điện tử đã nghiên cứu và cho ra đời loại mạch
làm trễ sử dụng các linh kiện bán dẫn kết hợp với tụ điện (Bucket Brigade
Device: BBD). Ở đây, người ta cũng sử dụng phương pháp “chuyển thùng
nước” nhưng thay vì dùng tụ điện thì người ta sử dụng các Mosfet hoạt
động ở các chế độ khác nhau kết hợp với tụ điện để tạo thời gian trễ. Mạch
này có ưu điểm hơn mạch CCD là độ dịch chuyển chính xác, có thể điều
chỉnh được thời gian trễ bằng xung nhịp điều khiển từ bên ngoài . Mạch đạt
được tỷ số S/N lớn, méo sóng hải nhỏ. Hiện nay, mạch tạo hiệu ứng âm
vang theo kiểu BBD đã được IC hóa. Có nhiều hãng đã chế tạo các IC dạng
Hình 7.1: Sơ đồ mô tả quá trình tạo trễ bằng phương pháp dịch chuyển điện tích.
68
mạch BBD, trong đó có các họ như: MN30000, MN3200, MN3300 của
hãng National, Họ RE201 của hãng Roland...
Sơ đồ khối của mạch tạo hiệu ứng vang Echo:
Hình 7.2: Sơ đồ khối của mạch tạo hiệu ứng vang.
Nguyên lý làm việc theo sơ đồ khối:
Tín hiệu âm tần được đưa vào mạch cộng pha rồi được đưa đến mạch
lọc thông thấp nhằm lọc bỏ các thành phần tần số cao (từ 7 ÷ 7,5Khz). Sau
đó tín hiệu được đưa đến mạch tạo vang. Mạch tạo xung nhịp có nhiệm vụ
tạo ra các xung ngược pha nhau để mở các khóa điện tử làm nhiệm vụ
chuyển dịch điện tích nằm bên trong mạch tạo vang. Sau đó tín hiệu được
đưa qua mạch mạch lọc thông thấp 2 nhằm loại bỏ các xung nhiễu xảy ra
trong quá trình dịch chuyển điện tích để tạo vang. Tại đầu ra của mạch tạo
vang sẽ lấy một phần tín hiệu hồi tiếp dương đưa về mạch trộn cộng pha
nhằm tăng thêm hiệu ứng tạo vang. Tín hiệu sau khi qua mạch lọc thông
thấp 2 sẽ được đưa đến mạch trộn với tín hiệu âm tần nguyên thủy để có
được tín hiệu âm thanh có hiệu ứng vang ở đầu ra của Amplifiers.
7.2. Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện và nguyên lý hoạt động mạch
ECHO.
7.2.1 – Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện.
69
Sơ đồ mạch điện (Phân tích cấu trúc của IC MN 3207).
Hình 7.3: Sơ đồ nguyên lý mạch tạo hiệu ứng vang.
70
Tác dụng linh kiện:
Chân 3: nhận tín hiệu âm tần vào.
Chân 7và chân 8: Đưa tín hiệu ra.
Chân 1: nối mass.
Chân 4 và chân 5: Cấp nguồn.
Chân 2 và chân 6: Nhận xung nhịp vào điều khiển mức độ vang.
Q1 đến Q1025: Các tầng dịch chuyển điện tích theo nguyên tắc
“chuyển thùng nước”.
Q1026: Tầng đệm tín hiệu đầu ra.
7.2.2 – Nguyên lý làm việc.
Tín hiệu nguyên thủy được đưa đến đầu vào ở chân số 3 của IC
MN3207, được các tầng dịch chuyển điện tích bên trong IC xử lý rồi sau đó
đưa ra ở chân 7 và 8 của IC này. Do chỉ thuần túy xử lý tín hiệu tạo hiệu
ứng Echo nên thời gian trễ không được vượt quá 50ms, vì vậy số tầng lưu
trữ của IC MN3207 là 1024 tầng và tần số xung nhịp đưa vào từ 10 đến
12Khz. Thời gian trễ có liên quan mật thiết với số tầng chuyển dịch điện
tích (n) và tần số xung nhịp (FCP) là:
= n / 2FCP
Theo đó IC MN3207 có:
n = 1024
FCP = 10Khz
Nên ta áp dụng công thức:
= n / 2FCP = 1024 / (2 * 10) = 51,2ms.
Vậy, thời gian trễ tối đa mà IC MN3207 có thể tạo ra là 51,2ms.
7.3. Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện và nguyên lý hoạt động của
mạch khuếch đại tín hiệu ECHO.
7.3.1 – Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện.
Sơ đồ mạch điện:
71
Hình 7.4: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại tín hiệu Echo.
Tác dụng linh kiện:
IC1: Khuếch đại tín hiệu vào.
IC MN3207: Tạo hiệu ứng Echo.
IC MN3102: Tạo xung nhịp.
IC2: Khuếch đại tín hiệu Echo ra.
7.3.2 – Nguyên lý làm việc.
Tín hiệu âm tần nguyên thủy được đưa đến IC1 để khuếch đại sơ bộ
cho đủ lớn để cung cấp cho IC MN3207 nhằm tạo hiệu ứng vang cho âm
thanh. Sau đó tín hiệu ra từ mạch tạo hiệu ứng vang sẽ được đưa đến IC2
nhằm khuếch đại lần cuối trước khi cung cấp cho các tầng phía sau hoạt
động.
B. THỰC HÀNH:
7.1. Vật tư – Thiết bị - Dụng cụ:
72
Bảng dự trù vật tư thiết bị cho 01 ca thực tập.
TT
Thiết bị - Vật tư
Thông số kỹ thuật
Số lượng
1 Máy hiện sóng 20MHz, hai tia 1máy/2nhóm
2 Đồng hồ vạn năng
DC 20KΩ/v.
AC 9KΩ/v.
1chiếc/ nhóm
3 Mỏ hàn điện (Mỏ hàn
xung)
220v/35W /100~VA 1 chiếc/nhóm
4 Máy tăng âm 200W 1 bộ/nhóm
5 Diode chỉnh lưu Các loại Theo mạch thực tế.
6 Linh kiện thụ động R, L, C... Theo mạch thực tế.
7 Transistor NPN, PNP Theo mạch thực tế.
8 IC tạo hiệu ứng Echo Theo mạch thực tế.
7.2. Trình tự sửa chữa:
Trình bày phương pháp sửa chữa những hư hỏng của mạch khuếch
đại tín hiệu ECHO, cụ thể:
Trình tự sửa chữa mạch làm trễ tín hiệu.
Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy.
Bước 2: Xác định vị trí mạch Echo.
Hình 7.5: Vị trí mạch Echo trên máy thực tế.
Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện của mạch Echo.
73
Vị trí mạch điện trên máy thực tế:
Hình 7.6: Vị trí mạch điện Echo trong máy thực tế.
Mạch điện thực tế:
Hình 7.7: Mạch điện thực tế (mặt cắm linh kiện).
74
Hình 7.8: Mạch điện thực tế (mặt hàn và kết nối linh kiện).
Trong đó:
Phím chuyển đổi (Selector): Lựa chọn tín hiệu đầu vào là MONO
hoặc STEREO của tín hiệu ECHO (nhấn vào là lựa chọn đầu vào MONO).
Núm VOL (Volume): Chỉnh âm lượng độ vang.
Núm LO (Low Sound): Chỉnh âm trầm của độ vang.
Núm HI (High Sound): Chỉnh âm cao của độ vang.
Núm RPT (Repetition): Chỉnh tiếng nháy của độ vang.
Núm DLY (Delay): Chỉnh tốc độ nhanh – chậm của độ vang.
Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất
lượng của:
Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch Echo.
Transistor trong mạch Echo.
Bước 5: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp để kiểm tra
chế độ làm việc của mạch điện, cụ thể:
Đo điện áp cấp nguồn tại Jack nguồn cung cấp và tại các chân cấp
nguồn của các IC.
Đo điện áp cấp nguồn tại các chân cấp nguồn của các IC.
Bước 6: Dùng máy hiện sóng để kiểm tra trạng thái hoạt động của
mạch, cụ thể:
Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu vào.
Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu ra.
Bước 7: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 8: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra.
75
Trình tự sửa chữa mạch khuếch đại tín hiệu ECHO.
Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy.
Bước 2: Xác định vị trí mạch khuếch đại tín hiệu Echo.
Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện của mạch khuếch đại tín hiệu
Echo.
Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω kiểm tra chất
lượng của:
Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch khuếch đại tín hiệu Echo.
Transistor trong mạch khuếch đại tín hiệu Echo.
Bước 5: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp kiểm tra chế
độ làm việc của mạch điện, cụ thể:
Đo điện áp cấp nguồn tại Jack nguồn cung cấp và tại các chân cấp
nguồn của các IC.
Đo điện áp cấp nguồn tại các chân cấp nguồn của các IC.
Bước 6: Dùng máy hiện sóng kiểm tra trạng thái hoạt động của
mạch, cụ thể:
Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu vào.
Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu ra.
Bước 7: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 8: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra.
7.3. Tổ chức thực hiện:
- Các nhóm thực hành dưới sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên.
- Chú ý an toàn trong quá trình thực tập.
- Sau mỗi ca thực tập, yêu cầu người học nộp báo cáo thực hành.
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng và nhận xét
thái độ học tập của từng sinh viên trong quá trình thực hành.
- Giải đáp các thắc mắc của người học về nội dung bài học.
- Mở rộng kiến thức thực tế liên quan và phạm vi ứng dụng của bài
học.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà.
- Sau mỗi ca học yêu cầu người học sắp xếp vật tư, thiết bị vào đúng
nơi quy định và tiến hành vệ sinh nhà xưởng.
76
7.4. Quy trình thực hiện:
- Nhận và nghe giáo viên giải thích về trình tự sửa chữa.
- Nhận và kiểm tra vật tư, thiết bị.
- Thực hiện bài thực hành theo sự trình tự thực hiện dưới sự hướng
dẫn của giáo viên.
- Viết báo cáo thực hành cho mỗi hư hỏng đã sửa chữa.
7.5. Kiểm tra, đánh giá.
Nội dung
Điểm
chuẩn
Kiến thức:
- Trình bày đúng cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý
hoạt động của mạch tạo hiệu ứng vang Echo.
4
Kỹ năng:
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của
các loại mạch mạch tạo hiệu ứng vang Echo đúng tiêu chuẩn
thiết kế.
- Sửa chữa được các hư hỏng thuộc mạch tạo hiệu ứng vang
Echo trên máy thực tế.
6
77
BÀI 8 – MẠCH PHÂN ĐƯỜNG TÍN HIỆU STEREO
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
Về kiến thức:
Trình bày đúng cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động
của mạch phân đường tín hiệu Stereo.
Về kỹ năng:
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của các loại
mạch phân đường tín hiệu Stereo đúng tiêu chuẩn thiết kế.
Về thái độ:
- Rèn luyện khả năng phân tích, kiểm tra và sửa chữa mạch điện tử.
- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận của người thợ sửa chữa điện tử.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp và vệ sinh an toàn lao động.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
A. LÝ THUYẾT:
8.1. Chức năng, nhiệm vụ của mạch phân đường tín hiệu STEREO.
Khi máy tăng âm đã đạt tiêu chuẩn chất lượng âm thanh thì cần phải
có loa đáp ứng đầy đủ tính năng kỹ thuật của máy tăng âm chất lượng cao
đó. Do mỗi loại loa chỉ làm việc tốt ở dải tần mà nó đáp ứng, vì vậy cần
phải có mạch lọc để tách riêng rẽ dải tần âm thanh cho mỗi loại loa để âm
thanh phát ra đạt độ trung thực cao.
Mạch phân đường tín hiệu Stereo hay còn gọi là mạch phân tần là
mạch điện dùng để chia tần số từ 20Hz đến 20KHz của tín hiệu âm thanh từ
nguồn âm ra thành các khoảng khác nhau để phát huy tối đa mức độ thẳng
của đáp tuyến tần số của các thiết bị tái tạo âm thanh như ampli, loa. Có hai
loại mạch lọc phân đường tín hiệu là mạch lọc tích cực và mạch lọc thụ
động, trong đó:
* Bộ lọc tích cực, còn được gọi là bộ lọc điện tử, là một mạch điện
đặc biệt sử dụng Transistor, transistor hoặc IC để phân tách các dải tần số
trong tín hiệu âm thanh nghe đựơc ra làm 3 dải, đó là: Dải âm Trầm, Dải
78
âm trung, Dải âm cao (hoặc tách ra làm nhiều dải hơn tuỳ theo yêu cầu). Bộ
lọc tích cực thường được mắc giữa nguồn tín hiệu và các ampli, mỗi ampli
phụ trách một dải tần. Nếu nghe âm thanh stereo thì số lượng ampli có thể
phải cần tới 6 chiếc riêng biệt cho các đường tiếng. Mỗi ampli này lại “hoạt
động” vào một loa trầm, trung, cao khác nhau mà không cần đến bộ lọc thụ
động trong thùng loa. Bộ lọc tích cực phức tạp, đắt tiền nhưng hiệu quả lọc
cao, có thể điều chỉnh tần số cắt và nâng cao được độ nhạy của loa do
không bị suy hao, do đó được dùng nhiều trong lĩnh vực chuyên nghiệp và
thích hợp cho những người chơi audio sành sỏi.
* Phân tần thụ động: Được dùng rất phổ biến trong các thùng loa
thông thường, cấu tạo của phân tần thụ động bao gồm một số cuộn cảm, tụ
điện và điện trở. Những linh kiện này có tác dụng phân chia tần số âm
thanh đi vào các loa trầm, trung và cao. So với bộ lọc tích cực, bộ lọc thụ
động đơn giản hơn, dễ chế tạo và rẻ tiền nhưng lại làm suy giảm độ nhạy
thực tế của loa. Trong thùng loa 2 đường tiếng (2 ways), bộ lọc thường có 4
dạng sắp xếp (theo hiệu quả phân tầng) như sau:
A: Bộ lọc 6dB/Octave
B: Bộ lọc 12dB/Octave
C: Bộ lọc 18dB/Octave
D: Bộ lọc 24dB/Octave
8.2. Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện và nguyên lý hoạt động của
mạch phân đường tín hiệu STEREO.
8.2.1 – Sơ đồ mạch điện, tác dụng linh kiện:
Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc song song suy giảm 6dB/octave.
Sơ đồ mạch điện:
Hình 8.1: Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc song song suy giảm 6dB/octave.
79
Tác dụng linh kiện:
C: Ngăn âm trầm, dẫn âm cao.
L: Ngăn âm cao, dẫn âm trầm.
Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm 6dB/octave
Hình 8.2: Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm 6dB/octave.
8.2.2 – Nguyên lý làm việc.
Mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp hoặc song song, suy giảm
6dB/octave sử dụng một mạch lọc thông cao với tụ lọc không cực tính để
ngăn âm trầm, thông âm cao. Điều kiện để chọn giá trị của tụ điện C là điện
kháng của tụ điện này tại tần số cắt phải bằng hoặc nhỏ hơn ¼ trở kháng
của loa bổng (loa thanh).
Ví dụ: 1 Loa trầm (loa bổng) có:
Z = 8 thì XC = ¼ * Z = 2.
Khi đó, áp dụng công thức:
C = 1/ 2fXC
Nếu tụ điện C tính theo đơn vị là F, f tính theo đơn vị là Hz và XC
tính theo đơn vị là thì ta có:
C(F) = 106 / 2fXC
Nếu tần số cắt của loa bổng (loa thanh) là 2000Hz thì C 40F.
Mạch lọc mắc phối hợp giữa điện cảm L và tụ điện C thì sẽ làm giảm
trị số điện dung của tụ điện C xuống 4 lần.
80
Trên thực tế để tính trị số điện dung của tụ điện C và trị số điện cảm
của cuộn dây L thì ta căn cứ vào điều kiện phối hợp trở kháng, nghĩa là trở
kháng ra của Amplifier phải bằng trở kháng của thùng loa, đồng thời nó
cũng phải bằng trở kháng của từng loa trên mỗi đường tiếng.
Ví dụ: Loa có trở kháng Z = 8, tần số cắt fC = 2000Hz. Khi đó ta sẽ
tìm được:
C = 106 / 2fXC = 10
6 / 2 * 2000 * 8 10F
L = (Z * 103) / 2fC = (8 * 103) / (2 * 2000) = 0,63mH
B. THẢO LUẬN NHÓM.
Giới thiệu một số mạch phân đường tín hiệu STEREO thông dụng.
Mạch phân đường tín hiệu dùng linh kiện thụ động.
Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm
12dB/octave:
Hình 8.3: Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm 12dB/octave.
Mạch phân đường tín hiệu này bao gồm hai mạch lọc là:
Mạch lọc thông cao L2C2 cho loa bổng.
Mạch lọc thông thấp L1C1 cho loa trầm.
Pha của hai mạch lọc này ngược pha nhau 180O tại tần số cắt fC.
Giả sử, loa có Z = 8, tần số cắt fC = 1000Hz thì tham số của mạch
được tính như sau:
81
Mạch lọc cho loa bổng:
L1 = (Z * 10
3) / (2fC) = (8 * 10
3) / (2 * 1000) = 1,27mH.
C1 = (1,6 * 10
6) / (2fCZ) = (1,6 * 10
6) / (2 * 1000 * 8) = 32F
Mạch lọc cho loa trầm:
L2 = 10
6/(1,6*2 fC) = (8*10
3) / (1,6*2*1000) = 0,79mH.
C1 = (1,6 * 10
6) / (2fCZ) = 10
6 / (2 * 1000 * 8) = 20F
Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm
18dB/octave:
Để đạt được độ suy giảm 18dB/octave thì sơ đồ phải sử dụng dạng
mạch lọc bậc 2. Mạch lọc thông cao hoặc thông thấp bậc 2 có dạng hình
hay hình T.
Nếu mắc 2 loa nối tiếp thì dùng mạch lọc hình có dạng như sau:
Hình 8.4: Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm 18dB/octave
(dùng mạch lọc hình Π).
82
Nếu mắc 2 loa song song thì dùng mạch lọc hình T có dạng như
sau:
Hình 8.5: Sơ đồ mạch lọc hai đường tiếng mắc nối tiếp suy giảm 18dB/octave
(dùng mạch lọc hình T).
Cả hai loại mạch trên đều có góc lệch pha tại tần số cắt là 270O. Giá
trị của các linh kiện trong cả hai mạch điện được tính như sau:
83
Trong đó, nếu dùng mạch lọc phân 2 đường tiếng thì loa trầm thường
bao luôn dải tần số trung, còn loa bổng lại có dải tần số hẹp. Tần số cắt của
nó thấp (vào khoảng 1000Hz đến 2000Hz).
Sơ đồ mạch lọc ba đường tiếng:
Mạch lọc 3 đường tiếng có nhiệm vụ tách 3 đường âm thanh cho 3
loa là:
Loa trầm.
Loa trung.
Loa thanh.
Tần số cắt của loa trung từ 200Hz đến 500Hz, loa thanh (loa bổng)
từ 5kHz đến 6kHz. Tần số cắt của loa phải được chọn lớn hơn tần số cộng
hưởng riêng của loa đó. Tần số cộng hưởng riêng là dao động cơ khí ở
khâu chế tạo loa tạo nên. Tùy theo hiệu ứng âm hưởng có dải tần trầm,
trung và bổng mà thiết kế mạch lọc có đường dốc suy giảm tại vùng tần số
cắt 6dB/octave hay 18dB/octave.
Sơ đồ mạch lọc 3 đường tiếng có dạng như hình dưới đây:
Hình 8.6: Sơ đồ mạch lọc ba đường tiếng suy giảm 6dB/octave.
Mạch điện trên chỉ sử dụng 1 cuộn cảm L và 2 tụ không cực tính là
C1 và C2 nên đặc tính suy giảm chỉ đạt 6dB/octave do đó âm thanh không
được tách biệt rõ ràng thành các đường âm trâm, âm trung và âm bổng.
84
Mạch phân đường tín hiệu chất lượng cao.
Hình 8.7: Sơ đồ mạch lọc ba đường tiếng suy giảm 18dB/octave.
Trong mạch điện trên, đường âm thanh tần số cao sẽ đi qua mạch lọc
thông cao hình T, truyền qua mạch phân áp theo tỷ lệ 1/2 để giảm bớt công
suất cho loa bổng (loa thanh). Mắc song song với loa là mạch chống tự kích
ở tần số cao. Tần số cắt của loa thanh là 6kHz với độ dốc suy giảm là
18dB/octave. Đường âm thanh tần số trung sẽ đi qua mạch lọc băng thông,
85
truyền qua mạch phân áp 4/5. Nghĩa là nó chỉ cung cấp 4/5 công suất ra của
máy tăng âm cho loa trung. Tần số cắt của loa trung khoảng 500Hz, độ dốc
tại tần số cắt là 12dB/octave. Cuộn dây L4 để chống đỉnh xung đột biến. Tụ
điện C6 và điện trở R6 được dùng để cải thiện đặc tính biên độ và tần số cho
loa trung. Đường âm thanh tần thấp được đưa qua mạch lọc tần thấp
12dB/octave. Năng lượng từ đầu ra của Amplifier được đưa thẳng đến các
loa trầm, không phải đi qua các mạch phân áp. Tụ điện C8 và điện trở R7
được dùng để cải thiện đặc tính biên độ và tần số cho loa trầm. Các tụ điện
được sử dụng trong mạch là loại tụ không có cực tính. Dải âm thanh làm
việc từ 40Hz đến 20.000Hz với độ suy giảm 3dB.
Thảo luận:
Chia lớp thành 03 nhóm với yêu cầu riêng cho từng nhóm, cụ thể:
- Xác định vị trí các khối.
- Phân tích tác dụng linh kiện.
- Xác định loại mạch điện.
C. THỰC HÀNH:
8.1. Vật tư – Thiết bị - Dụng cụ:
Bảng dự trù vật tư thiết bị cho 01 ca thực tập.
TT
Thiết bị - Vật tư
Thông số kỹ thuật
Số lượng
1 Máy hiện sóng 20MHz, hai tia 1máy/2nhóm
2 Đồng hồ vạn năng
DC 20KΩ/v.
AC 9KΩ/v.
1chiếc/ nhóm
3 Mỏ hàn điện (Mỏ hàn xung) 220v/35W /100~VA 1 chiếc/nhóm
4 Máy tăng âm 200W 1 bộ/nhóm
5 Diode chỉnh lưu Các loại Theo thực tế.
6 Linh kiện thụ động R, L, C... Theo thực tế.
7 Transistor NPN, PNP Theo thực tế.
8 Loa Các loại Theo thực tế.
86
8.2. Trình tự sửa chữa:
Trình bày phương pháp sửa chữa những hư hỏng của mạch phân đường tín
hiệu STEREO, cụ thể:
Trình tự sửa chữa đường tín hiệu kênh trái, kênh phải.
Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy.
Bước 2: Xác định vị trí mạch phân đường tín hiệu cho kênh trái và
kênh phải.
Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện của mạch phân đường tín hiệu
cho kênh trái và kênh phải.
Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất
lượng của:
Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch phân đường tín hiệu.
Transistor trong mạch phân đường tín hiệu.
Bước 5: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp để kiểm tra
chế độ làm việc của mạch điện, cụ thể:
Đo điện áp cấp nguồn tại Jack nguồn cung cấp và tại các chân cấp
nguồn của các IC.
Đo điện áp cấp nguồn tại các chân cấp nguồn của các IC.
Bước 6: Dùng máy hiện sóng để kiểm tra trạng thái hoạt động của
mạch, cụ thể:
Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu vào.
Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu ra.
Bước 7: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 8: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra.
Trình tự sửa chữa các mạch lọc tín hiệu.
Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy.
Bước 2: Xác định vị trí mạch mạch lọc tín hiệu
Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện của mạch mạch lọc tín hiệu
Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất
lượng của:
Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch mạch lọc tín hiệu
87
Transistor trong mạch mạch lọc tín hiệu.
Bước 5: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp để kiểm tra
chế độ làm việc của mạch điện, cụ thể:
Đo điện áp cấp nguồn tại Jack nguồn cung cấp và tại các chân cấp
nguồn cho mạch điện.
Đo điện áp cấp nguồn tại các chân cấp nguồn cho mạch điện.
Bước 6: Dùng máy hiện sóng để kiểm tra trạng thái hoạt động của
mạch, cụ thể:
Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu vào.
Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu ra.
Bước 7: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 8: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra.
Trình tự sửa chữa các mạch phân đường tín hiệu STEREO dùng
linh kiện thụ động.
Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy.
Bước 2: Xác định vị trí mạch mạch phân đường tín hiệu dùng linh
kiện thụ động.
Hình 8.8: Mạch phân tần 3 đường tiếng dùng linh kiện thụ động.
88
Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện.
Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất
lượng của:
Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch mạch phân đường tín hiệu.
Cuộn dây và loa trong mạch phân đường tín hiệu.
Bước 5: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp để kiểm tra
chế độ làm việc của mạch điện, cụ thể:
Đo điện áp tại Jack cung cấp tín hiệu.
Đo điện áp tại chân loa.
Bước 6: Dùng máy hiện sóng để kiểm tra trạng thái hoạt động của
mạch, cụ thể:
Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu vào mạch phân đường tín hiệu.
Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu ra.
Bước 7: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 8: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra.
Trình tự sửa chữa các mạch mạch phân đường tín hiệu STEREO
dùng linh kiện tích cực.
Bước 1: Ngắt nguồn cấp, tháo vỏ máy.
Bước 2: Xác định vị trí mạch mạch phân đường tín hiệu dùng linh
kiện tích cực (mạch lọc nhiều đường tiếng, chất lượng cao).
89
Hình 8.9: Mạch phân tần 2 đường tiếng chất lượng cao.
Bước 3: Xác định vị trí các linh kiện.
Bước 4: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo x1Ω để kiểm tra chất
lượng của:
Điện trở, tụ điện.... nằm trong mạch mạch phân đường tín hiệu chất
lượng cao.
Cuộn dây và loa trong mạch phân đường tín hiệu chất lượng cao.
Bước 5: Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp để kiểm tra
chế độ làm việc của mạch điện, cụ thể:
Đo điện áp tại Jack cung cấp tín hiệu.
Đo điện áp tại chân loa.
Bước 6: Dùng máy hiện sóng để kiểm tra trạng thái hoạt động của
mạch, cụ thể:
Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu vào mạch phân đường tín hiệu
chất lượng cao.
Đo kiểm tra dạng sóng của tín hiệu ra.
Bước 7: Thay thế linh kiện hỏng.
Bước 8: Cấp tín hiệu và nguồn để kiểm tra.
8.3. Tổ chức thực hiện:
- Các nhóm thực hành dưới sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên.
- Chú ý an toàn trong quá trình thực tập.
- Sau mỗi ca thực tập, yêu cầu người học nộp báo cáo thực hành.
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng và nhận xét
thái độ học tập của từng sinh viên trong quá trình thực hành.
- Giải đáp các thắc mắc của người học về nội dung bài học.
- Mở rộng kiến thức thực tế liên quan và phạm vi ứng dụng của bài
học.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà.
- Sau mỗi ca học yêu cầu người học sắp xếp vật tư, thiết bị vào đúng
nơi quy định và tiến hành vệ sinh nhà xưởng.
8.4. Quy trình thực hiện:
- Nhận và nghe giáo viên giải thích về trình tự sửa chữa.
90
- Nhận và kiểm tra vật tư, thiết bị.
- Thực hiện bài thực hành theo sự trình tự thực hiện dưới sự hướng
dẫn của giáo viên.
- Viết báo cáo thực hành cho mỗi hư hỏng đã sửa chữa.
8.5. Kiểm tra, đánh giá.
Nội dung
Điểm
chuẩn
Kiến thức:
- Trình bày đúng cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý
hoạt động của mạch phân đường tín hiệu Stereo.
4
Kỹ năng:
- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của
các loại mạch phân đường tín hiệu Stereo đúng tiêu chuẩn
thiết kế.
- Sửa chữa được các hư hỏng thuộc mạch phân đường tín
hiệu Stereo trên máy thực tế.
6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gt_he_thong_am_thanh_phan_1_6496_2116444.pdf