Heavy metal contents in Corbicula subsulcata, Meretrix meretrix, Perna viridis
and Saccostrea sp. from estuaries in Central Vietnam, including Thuan An, Han river, Dai, Sa Can,
Song Kon - Thi Nai lagoon were higher than maximum permissible limit, compared to QCVN 8:2-
2011/BYT for Hg, Cd and Pb and Metallic Contamination Regulations of the Public Health and
Municipal Services Ordinance (PHMSO), Laws of Hong Kong for Cr. Particularly, Hg content in
Corbicula subsulcata and Saccostrea sp. from Thuan An in August 2012 was higher than maximum
permissible limit. The excess of critical value of Cd content in bivalves was also recorded at some
research sites, especially in Dai and Sa Can estuaries. Noteworthily, average Pb contents in most
bivalves from the estuaries exceeded the maximum permissible limit recommended by Vietnamese
Ministry of Health, the number of samples that were 1.5 to 2.8 times higher than the maximum
permissible limit accounted for 65%. Regarding to Cr, the contamination was also found in
Meretrix metrix, Perna viridis and Saccostrea sp. from Han estuary and in Saccostrea sp. and
Corbicula subsulcata from Sa Can in March 2013, compared to PHMSO. The accumulations of
heavy metals (Hg, Cd and Cr) were significantly different among the estuaries, the species and
sampling time while small differences were found in case of Pb.
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hàm lượng kim loại nặng (hg, cd, pb, cr) trong các loài động vật hai mảnh vỏ ở một số cửa sông tại khu vực miền Trung,Việt Nam - Nguyễn Văn Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
385
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 4; 2014: 385-391
DOI: 10.15625/1859-3097/14/4/5825
HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG (Hg, Cd, Pb, Cr) TRONG CÁC LOÀI
ĐỘNG VẬT HAI MẢNH VỎ Ở MỘT SỐ CỬA SÔNG TẠI KHU VỰC
MIỀN TRUNG,VIỆT NAM
Nguyễn Văn Khánh1*,Trần Duy Vinh2, Lê Hà Yến Nhi1
1Trường Đại học Sư phạm-Đại học Đà Nẵng
2Đại học Okayama, Nhật Bản
*Email: vankhanhsk23@gmail.com
Ngày nhận bài: 20-5-2014
TÓM TẮT: Các loài Hến (Corbicula subsulcata), Ngao dầu (Meretrix meretrix), Vẹm xanh
(Perna viridis) và Hàu (Saccostrea sp.) tại các khu vực cửa sông miền Trung bao gồm cửa Thuận
An, Sông Hàn, Cửa Đại, Sa Cần, Sông Kôn - đầm Thị Nại đã có hàm lượng kim loại nặngcao hơn
các giới hạn tối đa cho phép áp dụng QCVN 8-2:2011/BYT đối với Hg, Cd, Pb và Quy định về y tế
cộng đồng và dịch vụ đô thị của Hồng Kông đối với Cr. Cụ thể, hàm lượng Hg trong các loài Hến
và Hàu thu tại khu vực cửa Thuận An vào tháng 8/2012 đã cao hơn giới hạn tối đa cho phép. Hàm
lượng Cd đã vượt quá giới hạn tối đa cho phép cũng được ghi nhận tại một số địa điểm ở tất cả các
cửa sông, nhất là cửa Đại và cửa Sa Cần. Đáng lo ngại, hàm lượng Pb trung bình trong hầu hết các
loài hai mảnh vỏ tại tất cả các cửa sông đã vượt giới hạn tối đa cho phép, trong đó khoảng 65% số
mẫu vượt giới hạn tối đa cho phép từ 1,5 đến 2,8 lần. Đối với Cr, sự vượt quá giới hạn tối đa cho
phép cũng được phát hiện trong Ngao dầu, Vẹm xanh và Hàu tại cửa Sông Hàn và trong Hàu và
Hến tại cửa Sa Cần vào tháng 3/2013. Sự tích lũy các kim loại nặng Hg, Cd, Cr trong các loài 2
mảnh vỏ có sự khác nhau giữa các cửa sông, các loài và thời gian thu mẫu, tuy nhiên không có sự
khác nhau có ý nghĩa đối với Pb.
Từ khóa: Kim loại nặng, ô nhiễm, hai mảnh vỏ, vùng cửa sông, miền Trung.
MỞ ĐẦU
Các kim loại nặng (KLN) (trọng lượng
riêng lớn hơn 5 g/cm3) thường độc tính cao và
nguy hại đến sức khỏe con người và sinh vật
[1]. Trong đó, các kim loại chì (Pb), thủy ngân
(Hg), cadimi (Cd) và Asen (As) được Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) xác định là bốn trong
mười chất ô nhiễm phổ biến ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng [1-3]. Từ những năm 1950 đến
1980, các bệnh lý và rối loạn sức khỏe nghiêm
trọng gây nên bởi các kim loại trên đã được
phát hiện tại nhiều nơi trên thế giới, điển hình
như bệnh Itai-itai do nhiễm độc cadimi tại quận
Toyama, Nhật Bản vào những năm 1950, hoặc
tại Iraq vào những năm 1970, hơn 10.000 người
nhiễm độc và sau đó hàng ngàn người chết do
sử dụng lương thực nhiễm Hg [1, 2] ... Cho dù
tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác động nghiêm
trọng đến sức khỏe con người, nhưng tại một số
nước đang phát triển, sự phát tán kim loại nặng
vẫn có xu hướng gia tăng bởi hệ quả của việc
phát triển công nghiệp, đô thị và chưa quản lý
hiệu quả chất thải [1].
Khu vực cửa sông, ven biển là nơi có mức
độ đa dạng sinh học cao và mang lại những
nguồn lợi thủy sản cho con người. Tuy nhiên
đây cũng là khu vực có nguy cơ ô nhiễm kim
loại nặng cao bởi những đặc điểm thủy động
lực học và thường tiếp nhận các chất thải từ các
hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người
Nguyễn Văn Khánh, Trần Duy Vinh,
386
[4]. Việc nhiễm bẩn kim loại nặng trong các
loài sinh vật tại cửa sông, ven biển đã phát hiện
tại nhiều khu vực trên thế giới [5]. Trong đó,
các loài động vật hai mảnh vỏ (ĐVHMV) được
biết đến bởi khả năng hấp thụ và tích lũy kim
loại nặng cao hơn gấp nhiều lần so với môi
trường chúng sinh sống [5-7]. Nhờ có khả năng
tích lũy cao chất ô nhiễm và có mối tương quan
cao với hàm lượng kim loại nặng trong có trong
môi trường, một số loài được sử dụng để làm
sinh vật giám sát hiệu quả sự di chuyển và phát
tán kim loại nặng theo các dòng dinh dưỡng và
chuỗi thức ăn [5-8].
Sự phát triển nhanh chóng của đô thị và
công nghiệp tại các tỉnh thành miền Trung, Việt
Nam tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm kim loại
nặng trong môi trường và đe dọa đến nguồn lợi
thủy sản tại các khu vực cửa sông, ven biển.
Trong bài báo này, kết quả về hàm lượng kim
loại nặng tích lũy trong các loài hai mảnh vỏ tại
các khu vực cửa sông miền Trung Việt Nam
được trình bày nhằm góp phần đưa ra những
cảnh báo sớm về mức độ nhiễm bẩn kim loại
nặng và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tích lũy kim loại nặng trong cơ thể chúng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu hai mảnh vỏ được thu tại 5 cửa sông
thuộc các tỉnh, thành miền Trung bao gồm cửa
Thuận An (sông Hương, Thừa Thiên-Huế), cửa
sông Hàn (sông Hàn, Đà Nẵng), cửa Đại (sông
Thu Bồn, Quảng Nam), cửa Sa Cần (sông Trà
Bồng, Quảng Ngãi), cửa Sông Kôn - đầm Thị Nại
(sông Kôn, Bình Định). Tại mỗi cửa sông, tiến
hành thu mẫu tại 9 điểm đại diện cho 3 khu vực.
Cụ thể, cửa Thuận An gồm: Thanh Lam, Thuận
An và Hương Phong; cửa Sông Hàn gồm: cảng
Tiên Sa, cầu Thuận Phước, Nại Hiên Đông; cửa
Đại gồm: Bến cửa Đại, thôn 2, xã Cẩm Thanh,
thôn 1, xã Cẩm Thanh; cửa Sa Cần gồm thôn
Vĩnh An - Tân Hy, cầu Trà Bồng, thôn Vinh Tra;
cửa Sông Kôn - đầm Thị Nại gồm: cảng Quy
Nhơn, cầu Nhơn Hội, cửa sông Kôn.
Thời gian thu mẫu được thực hiện vào hai
đợt tháng 8/2012 và tháng 3/2013 đại diện cho
hai mùa: mùa mưa và mùa khô tại khu vực
miền Trung. Tại các điểm nghiên cứu, mẫu
được thu ngẫu nhiên bằng tay hoặc bằng cào.
Sau đó, các mẫu được đặt vào các túi nylon và
bảo quản lạnh ở -200C [5, 9] trước khi đưa về
phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Sinh - Môi
trường, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà
Nẵng và định loại tại Viện Hải dương học Nha
Trang. Sau khi giải đông, mẫu được tiến hành
xác định khối lượng và kích thước. Mô mềm
của động vật được vô cơ hóa bằng dung dịch
hỗn hợp HNO3, HClO4 và H2O2 trên máy vô cơ
mẫu VELP-DK6. Các kim loại Cd, Pb, Cr và
Hg được xác định bằng phương pháp quang
phổ hấp phụ nguyên tử tại Phòng thí nghiệm,
phân tích môi trường khu vực II, Đài Khí tượng
Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ.
Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê, so
sánh các giá trị trung bình bằng phân tích
phương sai (ANOVA), kiểm tra sự sai khác có
ý nghĩa với Tukey’s HSD (Honestly significant
difference) bằng ngôn ngữ R, version 3.0.3
(06/03/2014) [10].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Các loài hai mảnh vỏ được lựa chọn
Qua khảo sát và thu mẫu 2 đợt vào tháng
8/2012 và tháng 3/2013 tại 5 cửa sông, 9 loài
hai mảnh vỏ bao gồm: Hàu (Saccostrea sp.),
Trai (Isognomon ephippium), Hến (Corbicula
subsulcata), Chíp chíp (Paphia undulate), Vẹm
xanh (Perna viridis), Ngao dầu (Meretrix
meretrix), Điệp quạt (Chlamys nobilis), Sò lông
(Anadara subcrenata), Sò huyết (Anadara
granosa) đã được xác định. Trong đó 4 loài
Hến (Corbicula subsulcata), Ngao dầu (M.
meretrix), Vẹm xanh (Perna viridis) và Hàu
(Saccostrea sp.) chiếm gần 80% tổng số lượng
các cá thể được phát hiện tại các khu vực
nghiên cứu. Đặc điểm cụ thể của 4 loài HMV
được lựa chọn như sau:
Loài Hến (C. subsulcata) sống ở đáy, vùi
trong bùn, tập trung ở ven bờ, trong các rừng
ngập mặn hay ở các bãi triều. Chiều dài Hến từ
10 - 81 mm, chiều rộng từ 6 - 58 mm và khối
lượng dao động từ 0,50 - 133,60 g.
Loài Ngao dầu (M. meretrix) sống ở đáy,
vùi trong cát, ở nơi nước nông. Loài này có số
lượng tương đối nhiều so với các loài còn lại tại
các khu vực thu mẫu. Ngao dầu có chiều dài
dao động từ 17 - 69 mm, chiều rộng từ 7 -
49 mm và khối lượng từ 1,30 - 66,48 g.
Hàm lượng kim loại nặng (Hg, Cd, Pb, Cr)
387
Loài Vẹm xanh (P. viridis) sống ở cột
nước nên cần có các giá thể để bám vào như
các khe đá, gỗ ... Vẹm xanh có chiều dài từ 34 -
58 mm, chiều rộng từ 17 - 36 mm và khối
lượng 5,70 - 44,60 g.
Loài Hàu (Saccostrea sp.) chủ yếu sống
bám vào các giá thể, có thể sống trong cột nước
bằng cách bám vào các bờ đá, chân cầu hoặc
sống trên bề mặt đáy nhờ vào các giá thể trầm
tích. Hàu có có chiều dài từ 12 - 121 mm, chiều
rộng từ 2 - 88 mm và khối lượng từ 2,05 -
258,63 g.
Tích lũy kim loại nặng trong các loài hai
mảnh vỏ
Kết quả phân tích hàm lượng kim loại
nặng trong các loài hai mảnh vỏ tại khu vực
miền Trung được trình bày tại bảng 1. So sánh
QCVN 8-2:2011/BYT đối với Hg, Cd, Pb và
Quy định ô nhiễm kim loại nặng đối với y tế
cộng đồng và dịch vụ đô thị của Hồng Kông
với Cr (Metallic Contamination Regulations of
the Public Health and Municipal Services
Ordiance, Laws of Hong Kong) [11] thấy là,
các loài nhuyễn thể động vật hai mảnh vỏ tại
các cửa sông đã có dấu hiệu nhiễm bẩn kim
loại nặng. Cụ thể, sự nhiễm bẫn Hg đã được
phát hiện trong các loài Hến và Hàu thu tại
khu vực cửa Thuận An vào tháng 8/2012.
Hàm lượng Cd vượt quá giới hạn tối đa cho
phép cũng được ghi nhận tại một số địa điểm
ở tất cả các cửa sông, nhất là cửa Đại và cửa
Sa Cần. Đáng lo ngại, hàm lượng Pb trung
bình trong hầu hết các loài động vật hai mảnh
vỏ tại tất cả các cửa sông đã vượt giới hạn tối
đa cho phép, trong đó có 65% mẫu vượt giới
hạn tối đa cho phép từ 1,5 đến 2,8 lần. Đối với
Cr, dấu hiệu nhiễm bẩn kim loại nặng cũng
được phát hiện trong Ngao dầu, Vẹm xanh và
Hàu tại cửa sông Hàn và trong Hàu và Hến tại
cửa Sa Cần vào tháng 3/2013. Những dấu hiệu
nhiễm bẩn kim loại nặng tại các khu vực
nghiên cứu cho thấy việc khai thác và sử dụng
các đối tượng động vật hai mảnh vỏ tại các
khu vực này cho nhu cầu thực phẩm tiềm ẩn
nhiều rủi ro đối với sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu của Đào Việt Hà (2002),
hàm lượng kim loại nặng trong Vẹm xanh
(Perna viridis Linnaeus, 1758) tại Đầm Nha
Phu (Khánh Hòa) dao động từ 0,003 - 0,21
mg/kg tươi đối với Cd và từ 0,14 - 1,11 mg/kg
đối với Pb [12]. Trong nghiên cứu về sự tích tụ
Pb trong số loài động vật hai mảnh vỏ tại một
số điểm ven biển Đà Nẵng, Lê Thị Mùi (2007)
trình bày hàm lượng Pb từ 1,13 - 2,12 mg/kg
tươi [13]. Nghiên cứu của Ngô Văn Tứ và cộng
sự (2009) ở đầm Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế)
cho thấy hàm lượng trung bình kim loại nặng
trong Vẹm xanh (Perna viridis Linnaeus, 1758)
là 0,67 mg/kg tươi đối với Pb và 0,14 mg/kg
tươi đối với Cd [14]. Kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Văn Khánh và cs. (2010) trình bày kết
quả hàm lượng Hg trong động vật hai mảnh vỏ
tại Cửa Đại (Quảng Nam) từ 0,038 - 0,118
mg/kg tươi đối với loài Ngao dầu (Meretrix
meretrix L.) và từ 0,036 - 0,112 mg/kg tươi đối
với loài Hến (Corbicula sp.) [15]. Theo một
nghiên cứu khác của Lê Thị Vinh (2012) về
hàm lượng Cr trên đối tượng Hàu Saccostrea
cucullata từ 0,28 đến 1,03 mg/kg tại khu vực
vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) [16]. Như vậy,
ngoài Cr có hàm lượng tương đương với nghiên
cứu của Lê Thị Vinh (2012), các kim loại nặng
Hg, Cd, Pb trong động vật hai mảnh vỏ tại các
khu vực nghiên cứu khá cao so với các khu
vực khác.
Như đã trình bày, các loài động vật hai
mảnh vỏ có khả năng tích lũy kim loại nặng
cao hơn gấp nhiều lần so với môi trường chúng
sinh sống [5, 7]. Bên cạnh đó, hàm lượng kim
loại nặng trong cơ thể động vật cũng thường có
mức độ tương quan cao đối với hàm lượng kim
loại nặng có trong môi trường [5, 7]. Do đó
việc hàm lượng kim loại nặng cao tại các khu
vực cửa sông có thể liên quan đến sự gia tăng
đáng kể hàm lượng kim loại nặng trong môi
trường cửa sông, ven biển. Nhìn chung, các địa
điểm khảo sát còn khá hẹp chủ yếu tập trung
trong các khu vực cửa sông. Vì vậy, cần phải
thực hiện các đánh giá toàn diện, trên quy mô
lớn hơn để giám sát hiệu quả sự nhiễm bẩn kim
loại nặng trong môi trường và kiểm soát hiệu
quả sự di chuyển và phát tán kim loại nặng qua
chuỗi thức ăn, nhằm duy trì nguồn lợi thủy sản
tại khu vực này.
Nguyễn Văn Khánh, Trần Duy Vinh,
388
Bảng 1. Hàm lượng kim loại nặng trong động vật hai mảnh vỏ cửa sông ven biển
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Cửa sông Loài Thời gian
Hàm lượng kim loại nặng (mg/kg tươi)
Hg (n =3) Cd (n =3) Pb (n =3) Cr (n =3)
Thuận An
Hàu (Thanh Lam)x 8/2012 0,34 ± 0,14
1,85 ± 0,88 2,84 ± 0,76 y 0,55 ± 0,24
3/2013 0,21 ± 0,02 2,54 ± 0,14 y 3,26 ± 0,87 y 0,56 ± 0,14
Hến (Thanh Lam) 8/2012 0,58 ± 0,13
y
1,52 ± 0,33 2,56 ± 1,16 y 0,67 ± 0,19
3/2013 0,17 ± 0,02 1,82 ± 0,15 3,64 ± 0,42 y 0,53 ± 0,06
Ngao dầu (Thuận
An)
8/2012 0,45 ± 0,08 1,27 ± 0,52 2,62 ± 0,73 y 0,56 ± 0,01
3/2013 0,20 ± 0,01 1,62 ± 0,20 4,28 ± 0,56 y 0,60 ± 0,04
Hàu (Hương Phong) 8/2012 0,74 ± 0,23
y
1,82 ± 0,38 2,19 ± 0,52 y 0,92 ± 0,42
3/2013 0,19 ± 0,05 2,41 ± 0,41 y 2,27 ± 0,64 y 0,44 ± 0,14
Sông Hàn
Ngao dầu (cảng Tiên
Sa)
8/2012 0,45 ± 0,08 1,27 ± 0,52 2,62 ± 0,73 y 0,45 ± 0,06
3/2013 0,20 ± 0,01 1,61 ± 0,16 2,48 ± 1,06 y 1,16 ± 0,03 y
Vẹm xanh (cầu
Thuận Phước)
8/2012 0,29 ± 0,09 0,29 ± 0,09 2,60 ± 1,10 y 0,45 ± 0,11
3/2013 0,23 ± 0,04 0,23 ± 0,04 1,76 ± 0,23 y 1,16 ± 0,05 y
Hàu (Nại Hiên Đông) 8/2012 0,38 ± 0,11
1,84 ± 0,87 2,47 ± 1,18 y 0,62 ± 0,25
3/2013 0,22 ± 0,02 2,03 ± 0,06 y 2,66 ± 0,15 y 1,22 ± 0,09 y
Cửa Đại
Hàu (bến cửa Đại) 8/2012 0,16 ± 0,06 2,46 ± 0,12
y
1,34 ± 0,29 0,19 ± 0,08
3/2013 0,19 ± 0,03 2,22 ± 0,22 y 1,27 ± 0,40 0,50 ± 0,03
Hến (thôn 2, Cẩm
Thanh)
8/2012 0,26 ± 0,04 2,42 ± 0,11 y 3,31 ± 0,52 y 0,38 ± 0,08
3/2013 0,18 ± 0,02 1,49 ± 0,20 2,04 ± 0,67 y 0,80 ± 0,03
Hàu (thôn 1, Cẩm
Thanh)
8/2012 0,22 ± 0,02 2,32 ± 1,10 y 2,72 ± 0,47 y 0,40 ± 0,05
3/2013 0,19 ± 0,02 2,15 ± 0,24 y 1,80 ± 0,62 y 0,62 ± 0,06
Sa Cần
Hàu (Vĩnh An - Tân
Hy)
8/2012 0,22 ± 0,04 2,88 ± 0,11 y 2,53 ± 0,22 y 0,51 ± 0,04
3/2013 0,22 ± 0,03 2,14 ± 0,19 y 1,70 ± 0,35 y 1,29 ± 0,05 y
Hến (cầu Trà Bồng) 8/2012 0,20 ± 0,02 2,77 ± 0,02
y
2,53 ± 0,41 y 0,46 ± 0,04
3/2013 0,17 ± 0,02 1,81 ± 0,03 2,82 ± 0,33 y 1,65 ± 0,12 y
Hến (thôn Vinh Tra) 8/2012 0,24 ± 0,02 2,86 ± 0,10
y
3,19 ± 0,48 y 0,52 ± 0,07
3/2013 0,20 ± 0,02 1,57 ± 0,10 3,08 ± 0,52 y 0,27 ± 0,08
Sông Kôn -
Thị Nại
Ngao dầu (cảng Quy
Nhơn)
8/2012 0,21 ± 0,05 1,09 ± 0,48 1,70 ± 0,12 y 0,32 ± 0,03
3/2013 0,19 ± 0,11 1,29 ± 0,23 3,04 ± 0,96 y 0,25 ± 0,03
Ngao dầu (cầu Nhơn
Hội)
8/2012 0,25 ± 0,05 2,20 ± 0,72 y 1,89 ± 0,47 y 0,28 ± 0,06
3/2013 0,12 ± 0,02 1,37 ± 0,05 3,61 ± 0,08 y 0,33 ± 0,02
Hàu (cửa Sông Kôn) 8/2012 0,22 ± 0,03 2,44 ± 0,15
y
1,50 ± 0,50 y 0,34 ± 0,07
3/2013 0,17 ± 0,05 1,48 ± 0,13 3,60 ± 0,19 y 0,28 ± 0,03
Giới hạn cho phép 0,51 21 1,51 12
Ghi chú: xĐịa điểm thu mẫu, yMẫu vượt giới hạn cho phép, 1QCVN 8-2:2011/BYT, 2Quy định về giới
hạn ô nhiễm kim loại nặng đối với y tế cộng đồng và dịch vụ đô thị, Hồng Kông.
Để so sánh mức độ ô nhiễm kim loại nặng
giữa các cửa sông, giữa các loài và giữa hai
mùa, nghiên cứu tiến hành phân tích ANOVA
đa yếu tố và kiểm tra Tukey’s HSD đối với các
kim loại Hg, Cd, Pb và Cr. Kết quả được trình
bày tại bảng 2.
Bảng 2. Kết quả phân tích ANOVA các yếu tố
ảnh hưởng đến sự tích lũy KLN trong ĐVHMV
Yếu tố Hg Cd Pb Cr
Cửa sông * *** NS *
Loài NS *** NS NS
Mùa *** NS NS *
Hàm lượng kim loại nặng (Hg, Cd, Pb, Cr)
389
Ghi chú: *, ***, NS lần lượt biểu thị sự khác
nhau có ý nghĩa ở mức p < 0,05, p < 0,001 hoặc
không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả phân tích cho thấy các mẫu động
vật được thu tại các khu vực cửa sông khác
nhau có sự khác nhau có ý nghĩa về sự tích lũy
Hg (p < 0,05), Cd (p < 0,001) và Cr (p < 0,05),
tuy nhiên đối Pb sự khác nhau là không đáng
kể. Cụ thể, kết quả kiểm tra với Tukey’s HSD
cho biết sự khác nhau có ý nghĩa về tích lũy Hg
giữa các động vật được thu từ cửa Thuận An và
cửa sông Kôn - đầm Thị Nại (p < 0,05), giữa
các khu vực khác sự sai khác là không đáng kể.
Đối với Cd, sự khác nhau về tích lũy Pb trong
các loài động vật có mức độ ý nghĩa cao hơn
(Tukey’s HSD test, p < 0,001). Cụ thể, hàm
lượng Cd trong động vật được phát hiện thấp
nhất ở sông Hàn, kết quả phân tích Cd trong
động vật tại sông Kôn khác nhau có ý nghĩa với
mẫu động vật tại Sa Cần, tuy nhiên mức sai
khác không có ý nghĩa đối với các khu vực
khác. Các khu vực Thuận An, Cửa Đại, Sa Cần
không có sự khác nhau có ý nghĩa về sự tích
lũy hàm lượng kim loại nặng trong các loài
nhuyễn thể. Đối với Cr, sự khác nhau có ý
nghĩa chỉ được phát hiện giữa cửa sông Hàn và
cửa sông Kôn - đầm Thị Nại (Tukey’s HSD test,
p < 0,05).
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho
thấy sự khác nhau về khả năng tích lũy giữa các
loài đối với Cd (p < 0,001), nhưng không cho
thấy sự khác nhau có nghĩa về khả năng tích
lũy giữa các loài đối với kim loại Hg, Pb và Cr.
Cụ thể, loài Hàu (Saccostrea sp.) có khả năng
tích lũy Cd cao hơn so với loài Vẹm xanh
(Perna viridis) (Tukey’s HSD test, p < 0,01),
trong khi sự khác nhau về khả năng tích lũy Cd
giữa các loài khác là không đáng kể.
Sự thay đổi về thời gian thu mẫu cũng có
ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tích lũy kim
loại nặng trong các loài hai mảnh vỏ. Cụ thể sự
tích lũy kim loại nặng trong các loài hai mảnh
vỏ được phát hiện cao hơn tháng 8/2012 (mùa
mưa) đối với Hg (p < 0,001) và cao hơn ở
tháng 3/2013 (mùa khô) đối với Cr (p < 0,05).
Tuy nhiên, sự thay đổi về các yếu tố theo mùa
không có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tích
lũy Cd và Pb đối với các loài tại các khu vực
cửa sông miền Trung.
Ngoài các yếu tố đã trình bày ở trên như là
sự khác biệt về địa điểm thu mẫu, về loài và
thời gian thu mẫu, khả năng tích lũy kim loại
nặng trong các loài 2 mảnh vỏ còn phù thuộc
vào các yếu tố hàm lượng kim loại nặng có
trong môi trường, kích thước và khối lượng cơ
thể, đặc điểm trẩm tích, thời gian tiếp xúc với
chất ô nhiễm, nhiệt độ và độ mặn ... Do đó, đối
với các nghiên cứu về khả năng sử dụng các
loài này cho mục đích chỉ thị kim loại nặng
trong môi trườngcần đánh giá đầy đủ hơn về sự
tác động của các yếu tố liên quan đến khả năng
tích lũy của động vật hai mảnh vỏ, nhằm xác
định mối liên hệ với môi trường, hiểu rõ về xu
hướng tích lũy và sự tác động của các yếu tố
liên quan.
KẾT LUẬN
Đã có hiện tượng nhiễm kim loại nặng
trong 4 loài 2 mảnh vỏ Hến (Corbicula
subsulcata), Ngao dầu (Meretrix meretrix),
Vẹm xanh (Perna viridis) và Hàu (Saccostrea
sp.) ở các khu vực cửa sông tại khu vực miền
Trung. Đáng chú ý là hàm lượng Pb trong các
loài hai mảnh vỏ này đều cao hơn giới hạn cho
phép của Bộ Y tế (QCVN 8-2:2011/BYT). Vì
vậy, cần có những cảnh báo sớm đối với việc
khai thác và tiêu thụ động vật hai mảnh vỏ tại
các cửa sông khu vực miền Trung.
Sự tích lũy Hg, Cd và Cr trong 4 loài
nhuyễn thể nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng bởi
môi trường sống, thời gian thu mẫu và đặc tính
của các loài khác nhau. Trong khi đó, hàm
lượng Pb trong 4 loài hai mảnh vỏ không có sự
khác biệt đáng kể giữa các loài, giữa các khu
vực nghiên cứu và thời gian thu mẫu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Järup, L., 2003. Hazards of heavy metal
contamination. British medical
bulletin, 68(1): 167-182.
2. Hutton, M., 1987. Human health concerns
of lead, mercury, cadmium and
arsenic. Lead, Mercury, Cadmium and
Arsenic in the Environment. TC
Hutchinson and KM Meema, Eds. John
Wiley and Sons, Ltd., NY, Toronto.
3. World Health Organization, 2011. 10
chemicals of major public health concern.
Nguyễn Văn Khánh, Trần Duy Vinh,
390
Retrieved from
als_en.pdf
4. Cao Thị Thu Trang và Nguyễn Mạnh Thắng,
2009. Đánh giá khả năng tích tụ ô nhiễm
vùng cửa sông Bạch Đằng và Ba Lạt.
Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển,
Tập XIV, Tr. 137-142.
5. Goksu, M. Z. L., Akar, M., Cevik, F., &
Findik, O., 2005. Bioaccumulation of some
heavy metals (Cd, Fe, Zn, Cu) in two
bivalvia species (Pinctada radiata Leach,
1814 and Brachidontes pharaonis Fischer,
1870). Turkish Journal Of Veterinary &
Animal Sciences, 29(1): 89-93.
6. Maanan, M., 2007. Biomonitoring of heavy
metals using Mytilus galloprovincialis in
Safi coastal waters,
Morocco. Environmental toxicology, 22(5):
525-531.
7. Joanna Przytarska, Adam Sokołowski,
Institute of Oceanology Polish Academy of
Sciences, Department of Marine Ecology,
Powstancow Warszawy, Sopot, Poland, and
others, 2011. Chapter 16: Mussels as a Tool
in Metal Pollution Biomonitoring: Current
Status and Perspectives (Pp. 379-394).
Nova Science Publishers, Inc.
8. Melwani, A. R., Gregorio, D., Jin, J.,
Stephenson, M., Maruya, K., Crane, D.,
Lauenstein, G. and Davis, J. A., 2011.
Mussel Watch Monitoring in California:
Long-term Trends in Coastal Contaminants
and Recommendations for Future
Monitoring (p. 77). San Francisco Estuary
Institute and the Aquatic Science Center.
9. Hung, T. C., Meng, P. J., Han, B. C.,
Chuang, A., & Huang, C. C., 2001. Trace
metals in different species of mollusca,
water and sediments from Taiwan coastal
area. Chemosphere, 44(4): 833-841.
10. Venables, W. N., Smith, D. M., and R
Development Core Team, 2014. An
introduction to R.
11. Fang, Z. Q., Cheung, R. Y. H., & Wong, M.
H., 2001. Heavy metal concentrations in
edible bivalves and gastropods available in
major markets of the Pearl River Delta.
Journal of Environmental Sciences, 13(2):
210-217.
12. Đào Việt Hà, 2002. Hàm lượng Kim loại
nặng trong Vẹm xanh (Perma viridis) tại
đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa. Tuyển tập
báo cáo khoa học Hội nghị khoa học Biển
Đông, Tr. 638-642.
13. Lê Thị Mùi, 2008. Sự tích tụ chì và đồng ở
một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng
ven biển Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 27(4): 49-54.
14. Ngô Văn Tứ và Nguyễn Kim Quốc Việt,
2009. Phương pháp Von-Ampe hòa tan
Anot xác định Pb, Cd, Zn trong Vẹm xanh
ở đầm Lăng Cô, Thừa Thiên Huế, Tạp chí
Khoa học, Đại học Huế, số 50, Tr. 155-163.
15. Nguyen Van Khanh, Vo Van Minh, Nguyen
Duy Vinh, Luu Duc Hai, 2011.
Accumulation of mercury in sediment and
bivalves from Cua Dai estuary, Hoi An
city, VNU Journal of Science, Earth
Sciences, 26(1): 48-54.
16 Lê Thị Vinh, 2012. Kim loại nặng trong môi
trường vịnh Vân Phong - Bến Gỏi, Khánh
Hòa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển,
12(3): 12-23.
17. Bộ Y tế, 2011. QCVN 8:2-2011/BYT: Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô
nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
Hàm lượng kim loại nặng (Hg, Cd, Pb, Cr)
391
CONTENTS OF HEAVY METALS Hg, Cd, Pb, Cr IN BIVALVES
FROM ESTUARIES IN CENTRAL VIETNAM
Nguyen Van Khanh1, Tran Duy Vinh2, Le Ha Yen Nhi1
1University of Education-The University of Da Nang
2Okayama University, Japan
ABSTRACT: Heavy metal contents in Corbicula subsulcata, Meretrix meretrix, Perna viridis
and Saccostrea sp. from estuaries in Central Vietnam, including Thuan An, Han river, Dai, Sa Can,
Song Kon - Thi Nai lagoon were higher than maximum permissible limit, compared to QCVN 8:2-
2011/BYT for Hg, Cd and Pb and Metallic Contamination Regulations of the Public Health and
Municipal Services Ordinance (PHMSO), Laws of Hong Kong for Cr. Particularly, Hg content in
Corbicula subsulcata and Saccostrea sp. from Thuan An in August 2012 was higher than maximum
permissible limit. The excess of critical value of Cd content in bivalves was also recorded at some
research sites, especially in Dai and Sa Can estuaries. Noteworthily, average Pb contents in most
bivalves from the estuaries exceeded the maximum permissible limit recommended by Vietnamese
Ministry of Health, the number of samples that were 1.5 to 2.8 times higher than the maximum
permissible limit accounted for 65%. Regarding to Cr, the contamination was also found in
Meretrix metrix, Perna viridis and Saccostrea sp. from Han estuary and in Saccostrea sp. and
Corbicula subsulcata from Sa Can in March 2013, compared to PHMSO. The accumulations of
heavy metals (Hg, Cd and Cr) were significantly different among the estuaries, the species and
sampling time while small differences were found in case of Pb.
Keywords: Heavy metals, contamination, bivalves, estuaries, central Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5825_20934_1_pb_7995_2079662.pdf