Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng nước sông,
suối đã bị ô nhiễm xyanua, tất cả các mẫu được phân tích
đều vượt ngưỡng cho phép về yêu cầu chất lượng nước
mặt. Cụ thể, hàm lượng xyanua trong nước mặt trung bình
trong đợt 1 và đợt 2 lần lượt là 0,159 ± 0,044mg/l và 0,16
± 0,043mg/l. Đối với nước ngầm (lấy từ giếng sinh hoạt
của các hộ gia đình), hàm lượng xyanua tổng số ở đa số
các mẫu đều nằm dưới ngưỡng phát hiện của phương pháp
xác định, hàm lượng cao nhất được ghi nhận là 0,06mg/l,
giá trị này vẫn nằm trong ngưỡng cho phép so với qui định
của Bộ Y tế về chất lượng nước ăn uống. Bên cạnh
đó, hàm lượng xyanua tổng số trong nước giếng và độ
sâu của giếng có sự tương quan nghịch ở mức trung bình
(r = -0,47, n = 20).
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hàm lượng xyanua tổng số trong nước tại một số khu vực thuộc xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
122 Võ Văn Minh, Lê Văn Hào, Phan Nhật Trường, Đoạn Chí Cường
HÀM LƯỢNG XYANUA TỔNG SỐ TRONG NƯỚC TẠI MỘT SỐ KHU VỰC
THUỘC XÃ TAM LÃNH, HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
TOTAL CYANIDE CONTENT IN WATER-BODIES IN SOME AREAS OF TAM LANH
COMMUNE, PHU NINH DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE
Võ Văn Minh1, Lê Văn Hào2, Phan Nhật Trường1, Đoạn Chí Cường1
1Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; dccuong@ued.udn.vn
2Trung tâm Quan trắc & Phân tích Môi trường tỉnh Quảng Nam
Tóm tắt - Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hàm
lượng xyanua tổng số trong nước mặt và nước ngầm tại bãi khai
thác vàng thuộc xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam –
một trong những khu vực giàu có về tài nguyên vàng và hoạt động
khai thác đang diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây. Kết
quả phân tích 50 mẫu nước giếng và nước mặt chỉ ra rằng nguồn
nước giếng chưa ghi nhận bị ô nhiễm, trong khi nguồn nước mặt
ở khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm xyanua khi so sánh với QCVN
08-MT: 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và QCVN 01:2009
của Bộ Y tế. Cụ thể, hàm lượng xyanua trong nước mặt trung bình
trong đợt 1 và đợt 2 lần lượt là 0,159 ± 0,044mg/l và 0,16 ±
0,043mg/l; hàm lượng xyanua trong nước ngầm cao nhất là
0,06mg/l, được ghi nhận tại vị trí thu mẫu G6. Nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng, hàm lượng xyanua trong nước giếng có tương quan
nghịch với độ sâu của giếng (r=–0,47, n = 20).
Abstract - This study is conducted to determine the total cyanide
content in surface water and well water samples in some areas
surrounding gold mining dumps in Tam Lanh commune, Phu Ninh
district, Quang Nam province – one of the gold-wealthy zones
where mining activites have been uncontrollablly taking place in
recent years. The result indicates that well water here is still not
contaminated while surface water shows signs of cyanide pollution
in comparison with QCVN 08-MT: 2015/MONRE and QCVN
01:2009/MOH regulations. Particularly, the average cyanide
contents in surface water in two sampling periods are 0.159 ±
0.044mg/l and 0.16 ± 0.043mg/l respectively; the highest cyanide
content in groundwater is found to be 0.06mg/l, being recorded in
G6 sampling site. This study also shows that there is an moderate
negative correlation betwen content of cyanide in well water and
the depth of well (r=–0.47, n=20).
Từ khóa - Xyanua tổng số; nước mặt; nước giếng; khai thác vàng;
xã Tam Lãnh.
Key words - Total cyanide; surface water; well water; gold mining;
Tam Lanh commune.
1. Đặt vấn đề
Trong những thập niên gần đây, ngành công nghiệp khai
thác khoáng sản nói chung và khai thác vàng nói riêng đã và
đang phát triển mạnh ở nước ta, có những đóng góp tích cực
vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh
những lợi ích mang lại, những tác động tiêu cực từ việc khai
thác khoáng sản ồ ạt cũng như sử dụng biện pháp thủ công và
công nghệ lạc hậu trong quá trình khai thác đến môi trường và
sức khỏe người dân là rất đáng quan ngại [1].
Tại một số tỉnh thành ở nước ta hiện nay, vấn đề ô nhiễm
môi trường do hoạt động khai thác vàng là vấn đề vô cùng nan
giải, đặc biệt là Quảng Nam. Hoạt động khai thác vàng diễn
ra chủ yếu ở hai huyện Phú Ninh (mỏ vàng Bồng Miêu thuộc
xã Tam Lãnh) và huyện Phước Sơn (mỏ vàng Đaksa). Riêng
đối với mỏ vàng Bồng Miêu, việc khai thác vàng hợp pháp
cũng như các hoạt động khai thác trái phép đã được báo cáo
là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước
thải, bùn thải, và các phế phụ phẩm từ các hoạt động khai thác
được thải vào các vùng nước mặt (sông, suối), nước ngầm
xung quanh các bãi vàng một cách thiếu kiểm soát. Điển hình
cho việc ô nhiễm do nước thải là tình trạng cá chết hàng loạt
trên diện rộng tại sông Bồng Miêu, gây ra sự phản đối từ phía
người dân trong thời gian qua [2].
Một trong những hóa chất được sử dụng nhiều nhất
trong quá trình tuyển vàng đang được áp dụng là xyanua,
một chất độc cực mạnh đối với cơ thể người cũng như sinh
vật, nằm trong danh mục chất cấm[3]. Con người khi nhiễm
độc xyanua ở nồng độ cao sẽ làm các trung tâm hành tuỷ
bị tê liệt, bất tỉnh, co giật và các cơ bị cứng. Sự hô hấp bị
ngắt quãng, tim đập rất nhanh và không đều, và có thể chết
sau 1 - 2 phút [4]. Hơn thế, vấn đề nhập lậu xyanua vào khu
vực khai thác vàng cũng là vấn đề nóng của địa phương và
gây ra khó khăn trong việc kiểm soát lượng xyanua thải vào
môi trường. Cùng với đó, việc đánh giá chất lượng môi
trường bị tác động bởi hoạt động khai thác vàng nói chung
và đánh giá hàm lượng xyanua trong nước nói riêng trên
địa bàn chưa được triển khai thường xuyên và cụ thể.
Mặt khác, hoạt động khai thác vàng tại xã Tam Lãnh diễn
ra rất gần khu dân cư, nên khả năng phơi nhiễm với chất độc
xyanua thông qua việc sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm
vào mục đích sinh hoạt, cũng như chăn nuôi, sản xuất của
người dân là rất cao và có nguy cơ dẫn đến những rủi ro về
sức khỏe. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục đích
cung cấp thông tin khoa học về hàm lượng xyanua có trong
nước sông, suối, nước giếng của người dân, làm cơ sở để đề
xuất những giải pháp thích hợp để có những giải pháp bảo vệ
môi trường và sức khỏe của người dân [5].
2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Hình 1. Khu vực nghiên cứu và vị trí thu mẫu
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(112).2017-Quyển 1 123
Nghiên cứu này được tiến hành tại xã Tam Lãnh, huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, các mẫu nước được thu tại một
số sông suối và giếng nước của người dân thuộc khu vực
này vào thời gian cuối năm 2015 đến đầu năm 2016 với hai
đợt thu mẫu (hình 1).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Mẫu nước mặt được lấy theo hướng dẫn của TCVN
6663-6:2008: Chất lượng nước – Lấy mẫu: Phần 6 –
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
Mẫu nước giếng được lấy theo hướng dẫn của TCVN
6663-11:2011: Chất lượng nước – Lấy mẫu: Phần 11 –
Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm; mẫu nước được bảo quản
theo hướng dẫn của TCVN 6663-3: 2008: Chất lượng nước
– Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
Hàm lượng xyanua trong nước được phân tích theo hướng
dẫn của TCVN 6181:1996 (Chất lượng nước – Xác định
xyanua tổng) và APHA: 4500-CN: Bao gồm quá trình chưng
cất xử lý mẫu và phân tích bằng cách chuẩn độ dùng chất chỉ
thị 5 – (4 – dimetylaminobenzyliden) Rhodanine, cụ thể:
Chưng cất xử lý mẫu: Rót 10ml dung dịch natri
hidroxit (NaOH) 1M, vào bình hấp thụ. Rót vào bình chưng
cất theo thứ tự sau: 30ml nước, 10ml dung dịch đồng (II)
sunfat, 100ml mẫu thử và 10ml dung dịch axit clohidric
(HCl) d=1,12g/ml. Điều chỉnh lưu tốc không khí đến
20lít/giờ. Để tốc độ hồi lưu ở 1 đến 2 giọt/giây. Nếu nồng
độ xyanua thấp (thấp hơn 0,1mg/l), thì tăng thể tích mẫu
thử lên 200ml. Trường hợp này tăng thể tích dung dịch
đồng (II) sunfat lên đến 20ml và dung dịch axit clohidric
(HCl) d=1,12g/ml đến 20ml, thêm 0,4g axit sunfamic
(NH2SO3H), sau đó, việc xác định CN– được tiến hành
trong dung dịch hấp thụ.
Phân tích mẫu: Từ dung dịch hấp thụ (sản phẩm chưng
cất) lấy một thể tích xác định để khi chuẩn độ chỉ tiêu tốn
1 - 10ml chất chuẩn AgNO3. Định mức thành 50ml với việc
sử dụng dung dịch pha loãng NaOH hoặc với 1 thể tích
thích hợp được sử dụng cho chuẩn độ. Thêm 0,1ml dung
dịch chỉ thị. Chuẩn độ với dung dịch chuẩn AgNO3, với
chuyển màu từ vàng sang màu đỏ, chuẩn độ mẫu trắng
(mẫu không có CN–) cũng tương tự.
Các số liệu được thống kê mô tả, phân tích tương quan
và kiểm định t-test bằng phần mềm SPSS 18.
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Hàm lượng xyanua trong nước sông suối
Hiệu suất thu hồi vàng bằng xyanua cao hơn so với
việc sử dụng các hóa chất khác, nên hiện nay, toàn bộ
quy trình tuyển vàng ở quy mô công nghiệp đều sử dụng
xyanua. Qua khảo sát bằng bảng câu hỏi tại khu vực
nghiên cứu, 100% người được hỏi đều cho biết có sử
dụng hóa chất xyanua để ngâm chiết, và đây có thể là
một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm nước khu
vực xung quanh bãi khai thác vàng. Xyanua từ nước thải,
quặng thải được thải bỏ vào môi trường hoặc do sự rò rỉ,
tràn từ các đập chứa chất thải dưới nhiều dạng khác
nhau, như xyanua thừa trong quá trình ngâm chiết (vì
quá trình hòa tách vàng chỉ tiêu tốn khoảng 30% lượng
xyanua ban đầu đưa vào hòa tách), hay các phức xyanua
với kim loại điển hình (Fe, Cu, Zn, Pb,) trong khai
thác vàng, xyanat, thioxyanat [6].
Kết quả xác định hàm lượng xyanua trong môi trường
nước sông, suối tại xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam được trình bày tại bảng 1.
Bảng 1. Hàm lượng xyanua trong các mẫu nước sông suối
Đợt 1 Đợt 2
Ký hiệu Tọa độ Hàm lượng CN
–
(mg/l) Ký hiệu Tọa độ
Hàm lượng CN–
(mg/l)
S1 X:108.403485; Y:15.415362 0,229 S16 X:108.433929; Y: 15.404120 0,094
S2 X:108.434655; Y:15.401388 0,107 S17 X:108.437696; Y:15.398847 0,147
S3 X:108.421182; Y:15.411795 0,225 S18 X:108.440018; Y: 15.400290 0,147
S4 X:108.408965; Y:15.411956 0,174 S19 X:108.423609; Y: 15.405861 0,161
S5 X:108.401357; Y:15.414709 0,201 S20 X:108.421545; Y: 15.407602 0,134
S6 X:108.396926; Y:15.411717 0,214 S21 X:108.420204; Y: 15.410189 0,120
S7 X:108.387948; Y:15.415597 0,107 S22 X:108.418958; Y: 15.413176 0,161
S8 X:108.391377; Y:15.416120 0,147 S23 X:108.415663; Y: 15.413024 0,201
S9 X:108.399093; Y:15.411866 0,174 S24 X:108.412619; Y: 15.412278 0,107
S10 X:108.379426; Y:15.433414 0,121 S25 X:108.406322; Y: 15.411784 0,228
S11 X:108.377668; Y:15.434463 0,147 S26 X:108.404828; Y: 15.413124 0,241
S12 X:108.376413; Y: 15.435754 0,134 S27 X:108.395023; Y: 15.414964 0,212
S13 X:108.385041; Y:15.414995 0,107 S28 X:108.381957; Y: 15.422952 0,134
S14 X:108.384452; Y: 15.418080 0,120 S29 X:108.379775; Y:15.422833 0,147
S15 X:108.383665; Y: 15.421019 0,174 S30 X:108.375198; Y:15.425248 0,160
Trung bình 0,159 ± 0,044 Trung bình 0,160 ± 0,043
QCVN 08-MT:2015/BTNMT 0,05mg/l
124 Võ Văn Minh, Lê Văn Hào, Phan Nhật Trường, Đoạn Chí Cường
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng xyanua trong
nước mặt tại khu vực nghiên cứu, ở lần thu mẫu đợt 1 dao
động trong khoảng 0,107mg/l đến 0,229mg/l, trung bình
0,159 ± 0,044 mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép 3,18 lần, và
trong lần thu mẫu đợt 2, hàm lượng xyanua dao động trong
khoảng 0,094mg/l đến 0,241mg/l, trung bình 0,16 ±
0,043mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép 3,2 lần. Hàm lượng
xyanua trong tất cả các mẫu của cả 2 đợt thu mẫu đều cao
hơn so với qui định về yêu cầu chất lượng nước mặt
(QCVN 08-MT:2015/BTNMT), hàm lượng xyanua thấp
nhất trong hai đợt lấy mẫu ghi nhận ở hai mẫu nước suối
(S2, S16) cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 2 lần.
Kết quả kiểm định t-test cho thấy không có sự khác
nhau có ý nghĩa giữa giá trị trung bình hàm lượng xyanua
trong nước mặt của 2 đợt thu mẫu (sig.2-tailed)>0,05).
Điều này có thể giải thích do thời gian của 2 đợt thu mẫu
là khá gần nhau và không có nhiều sự thay đổi của các tác
nhân ảnh hưởng lên hàm lượng xyanua trong nước mặt
Hình 2. Hàm lượng xyanua trong nước mặt
Một số vị trí lấy mẫu có kết quả phân tích hàm lượng
xyanua tương đối cao, nguyên nhân do đây là nơi tiếp nhận
nguồn nước thải trực tiếp của hai công ty khai thác vàng;
cụ thể, vị trí thu mẫu S1 và S26 (tương ứng 0,229mg/l và
0,241mg/l) nằm tại hạ lưu dòng thải Công ty Cổ phần Tập
đoàn Khoáng sản công nghiệp 6666 - Chi nhánh tại Quảng
Nam (gọi tắt là Công ty 6666), vị trí thu mẫu S19 thuộc hạ
lưu dòng thải của Công ty TNHH khai thác vàng Bồng
Miêu. Ngoài ra, hoạt động xây đập ngâm quặng ven sông
của cư dân cũng có thể là nguyên nhân làm cho hàm lượng
xyanua trong nước sông cao bất thường tại vị trí S3, S27
(tương ứng 0,225mg/l và 0,212mg/l). Khi so sánh với
QCVN 08-MT:2015/BTNMT, chúng tôi nhận định rằng
chất lượng nước sông, suối tại đây đã bị ô nhiễm, không
phù hợp để sử dụng dưới bất cứ mục đích nào.
Một nghiên cứu điển hình về hàm lượng xyanua trong
nước mặt trên thế giới là nghiên cứu của UNEP vào tháng
1 năm 2000 sau sự cố phát thải 100.000 m3 chất thải chứa
xyanua tự do, các phức xyanua kim loại từ các đập thải của
mỏ vàng Baia Mare, Romania. Sự cố này đã khiến cho
mạng lưới sông ngòi ở Châu Âu bị ô nhiễm nghiêm trọng,
hàm lượng xyanua tổng trong nước sông tại biên giới
Hungary và Rumani lên đến 32,6mg/l, hàm lượng xyanua
xác định được trên sông Tisza ở biên giới Hungary và
Serbia là 1,5mg/l và trên sông Danube gần biên giới Serbia
và Rumani là 0,34mg/l. Chương trình kiểm tra của Liên
Hợp Quốc trên sông Sasar cho thấy, nồng độ xyanua cao
gần 88 lần mức cho phép [6, 7]. Nghiên cứu này cũng đưa
ra những kết quả phân tích cho thấy nồng độ xyanua có xu
hướng giảm về phía hạ nguồn.
Ngược lại, một nghiên cứu do Ian Sawaraba và cộng sự
đã thực hiện về xyanua tự do trên sông Markham vào năm
2012 và 2013 tại khu vực khai thác và chế biến vàng của
mỏ Hidden Valley, tỉnh Morobe ở Papua New Guinea lại
không phát hiện ô nhiễm. Kết quả phân tích cho thấy hàm
lượng xyanua tự do trên sông Markham dao động từ
0,17µg/l đến 1,32µg/l đều thấp hơn ngưỡng nồng độ tối đa
cho phép là 0,2mg/l. Kết quả tích cực này là do nước thải
mỏ vàng tại Hidden Valley đã được xử lý hoàn toàn bằng
chất liệu than sinh học có khả năng hấp thụ cation trao đổi
nhiều với anion CN– và làm giảm hàm lượng xyanua trước
khi thải ra môi trường [8]. Điều này cho thấy, việc quản lý
nghiêm ngặt và xử lý chất thải triệt để tại khu vực khai thác
sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm cho môi trường, mà cụ
thể là môi trường nước sông.
Bên cạnh việc xác định hàm lượng xyanua, nghiên cứu
cũng tiến hành phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự
biến đổi, tồn lưu xyanua trong môi trường như hàm lượng
DO và pH. Kết quả về những yếu tố ảnh hưởng này được
thể hiện tại bảng 2.
Bảng 2. Hàm lượng DO tại một số điểm trong nước mặt
Mẫu DO (mg/l) pH Ghi chú
M1 8,327 6,23 Nước suối Thác Trắng
M2 5,714 8,03 Nước sông tại khu khai thác núi Kẽm
M3 5,878 7,95 Tại cầu Bồng Miêu
M4 6,204 6,83 Tại cầu Quế Phương
M5 6,857 6,55 Ven sông thôn 10
M6 6,694 7,87 Ven sông thôn 9
Hàm lượng oxy hòa tan dao động trong khoảng
5,714mg/l đến 8,327mg/l, và giá trị pH dao động từ 6,23
đến 8,03. Tại các khu vực có hàm lượng oxy hòa tan trong
nước cao như suối, hàm lượng xyanua trong nước thấp do
một phần xyanua đã bị oxy hóa. Hơn nữa, tại suối dòng
chảy mạnh có khả năng sục khí vào nước, trong đó nước sẽ
hấp thụ một lượng CO2 từ không khí tạo ra axit cacbonic
(H2CO3), là axit yếu nhưng tính axit vẫn mạnh hơn so với
HCN, vì vậy có thể đẩy HCN ra khỏi muối xyanua, HCN
bay hơi hoặc chuyển thành HOCN ít độc hơn, sau đó, với
sự có mặt của oxy phân tử sẽ chuyển hóa thành ammoniac
(NH3) và cacbonic (CO2), từ hai phân tử NH3 và một phân
tử CO2 tạo ra (NH4)2CO3, một phân tử CO2 dư trong nước
sẽ tiếp tục chuyển hóa ion xyanua thành HCN. Giá trị pH
trong mẫu nước thu tại các vị trí sau các điểm xả thải của
công ty khai thác vàng thường có tính kiềm, do nước thải
đã được trung hòa trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Hàm lượng xyanua trong nước mặt cao sẽ có những tác
động mạnh mẽ lên hệ sinh thái thủy sinh. Cá được xác định là
sinh vật nhạy cảm đối với độc chất xyanua. Xyanua tác động
đến cá thông qua quá trình trao đổi khí tại các cơ quan như
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(112).2017-Quyển 1 125
mang, bề mặt của nang trứng, làm hạn chế sự hấp thụ oxy đến
các tế bào [9]. Ở điều kiện tiếp xúc liên tục, hàm lượng xyanua
tự do trong nước từ 5µg/l đến 7,2µg/l có thể làm giảm hiệu
suất bơi và ức chế sinh sản nhiều loài động vật thủy sinh [10,
11]. Nồng độ từ 20µg/l đến 76µg/l gây chết nhiều loài động
vật thủy sinh [11], riêng đối với cá hồi Đại Tây Dương (Salmo
salar), quá trình tiếp xúc lâu dài với nồng độ xyanua 10µg/l sẽ
gây ra những bất thường trong phát triển phôi, hiệu ứng gây
độc mãn tính cho các loài cá, với nồng độ xyanua từ 5µg/l đến
20µg/l [12]. Nhiều thí nghiệm cho thấy nồng độ LC50-24h cho
xyanua tự do đối với cá thấp hơn 40µg/l, nồng độ LC50 cho
các động vật thủy sinh nói chung dao động lên đến 90µg/l [9].
Tảo và thực vật lớn có thể chịu được nồng độ xyanua tự do
trong môi trường nước cao hơn nhiều so với cá và động vật
không xương sống [11].
Đối với tác hại của xyanua do hoạt động khai thác vàng
đến đời sống sinh vật thủy sinh, nghiên cứu của Henny
(1994), trong nước sông tại mỏ vàng ở Nevada, vào giữa
những năm 1986 và 1991 cho thấy, chất thải chứa xyanua
đã giết chết hơn 9.500 loài động vật, phần lớn là động vật
thủy sinh [10]. Nước thải chứa xyanua từ các mỏ khai thác
vàng tại Canada đã thải vào các con suối gần đó đã gây chết
hơn 20.000 cá bẹ. Tại Colorado, khoảng 760.000 lít nước
thải chảy tràn từ các ao thải chứa chất ô nhiễm NaCN đi
vào các nguồn nước tự nhiên, giết chết tất cả các sinh vật
thủy sinh dọc theo 28km của sông Alamosa. Năm 1990,
hơn 400 lít chất thải chứa xyanua từ một mỏ vàng đổ vào
sông Lynches ở Nam Carolina, giết chết khoảng 11.000
loài cá. Đến năm 1995, 160.000 lít chất thải chứa xyanua
từ khai thác mỏ vàng gần thành phố Jefferson, Montana, đã
thải vào một dòng suối gần gây chết hang loạt các quần thể
cá và số lượng côn trùng nước giảm đi rất nhiều. Trong
tháng 8 năm 1995, tại Guyana, Nam Mỹ, một con đập đã
phát thải hơn 300 lít chất thải xyanua từ mỏ vàng vào sông
Essequibo, đường thủy chính của quốc gia, giết chết cá
trong phạm vi khoảng 80km và làm ô nhiễm nước uống và
nước tưới [10]. Năm 2000, sự cố tràn đập thải tại Baia
Mare, Romania chứa xyanua làm cho sinh vật phù du và cá
bị giết chết hoàn toàn dọc dòng sông Tisza và Danube [7].
Tóm lại, nguyên nhân gây ô nhiễm xyanua trong nước
mặt, do hoạt động khai thác vàng với những hình thức khác
nhau trong cùng một công nghệ tuyển vàng bằng xyanua
bao gồm:
Việc khai thác vàng không tuân thủ qui trình kiểm soát
nguyên liệu (tỷ lệ giữa quặng và hóa chất xyanua) đầu vào
cũng như kiểm soát chất thải đầu ra, đây được xem là
nguyên nhân chính. Để rút ngắn thời gian tách vàng ra
khỏi quặng, người dân thường tăng lượng xyanua vào quá
trình ngâm chiết, dẫn đến lượng xyanua tồn đọng sau
ngâm chiết khá lớn, theo đó, chất thải chứa xyanua từ quá
trình khai thác không được xử lý mà thải trực tiếp vào môi
trường.
Khai thác hợp pháp: Hiện nay trên địa bàn xã có hai
doanh nghiệp, Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu,
Công ty khai thác vàng 6666. Bắt đầu hoạt động khai thác
vàng từ năm 1991 đến nay, công ty khai thác vàng Bồng
Miêu đã nhiều lần bị đình chỉ hoạt động, do trong quá trình
hoạt động không kiểm soát chất thải dẫn đến rò rỉ và tràn
đập thải gây ô nhiễm môi trường.
3.2. Hàm lượng xyanua trong nước giếng
Xyanua trong nước là kết quả của quá trình rửa trôi,
lắng đọng từ hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt các
bãi khai thác vàng là nơi tập trung hàm lượng xyanua cao,
xyanua ngấm xuống lòng đất và di chuyển vào mạch nước
ngầm. Trong đất luôn có vi sinh vật phân giải xyanua, kết
hợp với quá trình quang hóa sẽ giải phóng xyanua ra khỏi
môi trường đất. Tuy nhiên, hàm lượng xyanua tập trung cao
trong đất sẽ gây độc cho những vi sinh vật đất, vì vậy những
vi sinh vật này không còn khả năng chuyển hóa xyanua
thành các dạng chất hóa học khác, từ đó xyanua có thể thấm
qua đất vào mạch nước ngầm theo thời gian.
Về mức độ nghiêm trọng đối với sức khỏe con người
khi tiếp xúc với xyanua, Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng,
con người sẽ bị tử vong nếu ăn, uống với khối lượng HCN
từ 50mg đến 200mg. Hàm lượng HCN bằng 135ppm,
180ppm, 270ppm theo thứ tự sẽ gây chết người hít phải
trong vòng 30 phút, 10 phút và ngay lập tức [13]. Nồng độ
tối đa cho phép của xyanua tự do trong nước uống tại Hoa
Kỳ, Canada là 200µg/l, Đan Mạch, Đức, Vương Quốc Anh
có giới hạn nhỏ hơn 50µg/l, trong khi Australia qui định
nhỏ hơn 80µg/l. Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới quy
định, hàm lượng trong nước uống cho xyanua tự do là
70µg/l, trong khi đó Liên minh châu Âu (EU) là 50µg/l [6].
Tại Việt Nam, hàm lượng cho phép đối với xyanua trong
nước ăn và uống là nhỏ hơn 0,07mg/l theo quy định của Bộ
Y tế (QCVN 01:2009/BYT).
Mẫu nước ngầm được xác định trong nghiên cứu này
lấy từ giếng được sử dụng với mục đích sinh hoạt của người
dân là chính, vì vậy, hàm lượng xyanua trong nước giếng
có ảnh đến đời sống sinh hoạt, đặc biệt là sức khỏe của
người dân. Kết quả phân tích hàm lượng xyanua trong nước
giếng được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Hàm lượng xyanua trong nước giếng
Ký hiệu
mẫu Tọa độ
Hàm lượng
CN- (mg/l)
Độ sâu giếng
(m)
G1 X:108.408100 Y:15.427952 0,0335 15
G2 X:108.385925 Y:15.417017 0,04 16
G3 X:108.406335 Y:15.423094 0,034 16
G4
X:108.410639
Y:15.412924 0,04 17
G5 X:108.400538 Y:15.411737 0,0335 19
G6 X:108.396078 Y:15.412682 0,06 5
G7 X:108.406652 Y:15.414373 0,0536 6
G8
X:108.400493
Y:15.433245 0,027 9
G9
X:108.386539
Y:15.431236
0,0268 17
126 Võ Văn Minh, Lê Văn Hào, Phan Nhật Trường, Đoạn Chí Cường
G10
X:108.375411
Y:15.435345
0,034 17
G11
X:108.388541
Y:15.434133
0,0268 16
G12
X:108.382894
Y:15.433649
0,0335 19
G13
X:108.412277
Y:15.414250
0,054 7
G14
X:108.407436
Y:15.425389
0,0335 8
G15
X:108.409008
Y:15.430836
0,013 7
G16
X:108.408501
Y:15.422459
0,034 8,5
G17
X:108.404361
Y:15.430000
0,04 9
G18
X:108.410944
Y:15.419611
0,034 9
G19
X:108.409975
Y:15.437994
0,0067 19
G20
X:108.417045
Y:15.415867
0,047 7
Hình 3. Hàm lượng xyanua tổng số trong nước giếng
Kết quả phân tích cho thấy, nồng độ xyanua tổng số
trong nước giếng dao động trong khoảng từ 0,0067mg/l đến
0,06mg/l, nồng độ xyanua trong tất cả 20 mẫu nước giếng
đều thấp hơn giới hạn cho phép khi so sánh với QCVN
01:2009/BYT của Bộ Y tế về yêu cầu chất lượng nước ăn
uống (0,07mg/l). Trong thực tế, xyanua tự do dễ phân hủy
sinh học trong các hệ sinh thái đất, các dạng phức xyanua
với kim loại thường tồn tại ở tầng nước nông ít khả năng di
chuyển, từ đó ngăn cản sự tích tụ xyanua trong nước ngầm
theo thời gian. Ngoài ra, xyanua bị hạn chế xâm nhập vào
nguồn nước ngầm do tỷ lệ bốc hơi cao và mực nước sâu.
Trong nghiên cứu của Osman A. E. Abdalla và cộng sự
(2009), 16 mẫu nước ngầm đã được lấy tại khu vực mỏ
vàng Yanqul của Oman, kết quả phân tích cũng cho thấy
tất cả các mẫu nước ngầm đều nằm dưới giới hạn cho phép.
Tại khu vực mỏ vàng Yanqul, Oman, hàm lượng xyanua
trong nước ngầm còn được phân tích định kỳ bởi công ty
khai thác vàng (OMC) và được giám sát bởi Bộ Môi trường
và Tài nguyên nước (MMEWR) từ năm 1994, để đánh giá
các tác động từ việc khai thác vàng tại các mùa khác nhau.
Gần 1.000 mẫu nước ngầm được phân tích trong giai đoạn
1994 - 2007, tất cả các mẫu đều cho thấy hàm lượng thấp,
kết quả còn cho thấy hàm lượng xyanua trong nước ngầm
ít có biến động theo mùa. Tuy nhiên, theo Abdalla (2010),
tại những vùng có lượng mưa thường xuyên và dồi dào,
thường xuất hiện nguy cơ thẩm thấu và xâm nhập của
xyanua vào nguồn nước ngầm có mực nước nông [14].
Hình 4. Tương quan giữa độ sâu của giếng và hàm lượng
xyanua tổng số trong nước
Nghiên cứu cũng đã tiến hành phân tích sự tương quan
giữa hàm lượng xyanua trong nước giếng và độ sâu tương
ứng của giếng (hình 4).
Bảng 4. Tương quan giữa độ sâu của giếng và hàm lượng
xyanua tổng số trong nước
Correlations
Concentration Depth
Concentration Pearson Correlation 1 -.468*
Sig. (2-tailed) .037
N 20 20
Depth Pearson Correlation -.468* 1
Sig. (2-tailed) .037
N 20 20
*. Correlation is significant at the 0,05 level (2-tailed).
Nồng độ xyanua trong nước giếng tại một số giếng cao, do
nguồn ô nhiễm cục bộ, chất thải từ hoạt động ngâm chiết vàng
bằng xyanua tự phát tại một số hộ gia đình, sẽ bị rửa trôi và đi
vào nước ngầm, các giếng gần sông bị nhiễm xyanua, theo đó
xyanua lắng đọng, ngấm vào nguồn nước ngầm.
Kết quả phân tích tương quan cho thấy hàm lượng
xyanua trong nước giếng và độ sâu giếng có sự tương
quan nghịch ở mức trung bình, thể hiện qua hệ số tương
quan r = –0,47 (với n = 20, độ tin cậy 95%, sig.(2-tailed)=
0,04<0,05), tức là, đối với giếng càng sâu, hàm lượng
xyanua trong nước giếng càng có xu hướng thấp.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(112).2017-Quyển 1 127
4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng nước sông,
suối đã bị ô nhiễm xyanua, tất cả các mẫu được phân tích
đều vượt ngưỡng cho phép về yêu cầu chất lượng nước
mặt. Cụ thể, hàm lượng xyanua trong nước mặt trung bình
trong đợt 1 và đợt 2 lần lượt là 0,159 ± 0,044mg/l và 0,16
± 0,043mg/l. Đối với nước ngầm (lấy từ giếng sinh hoạt
của các hộ gia đình), hàm lượng xyanua tổng số ở đa số
các mẫu đều nằm dưới ngưỡng phát hiện của phương pháp
xác định, hàm lượng cao nhất được ghi nhận là 0,06mg/l,
giá trị này vẫn nằm trong ngưỡng cho phép so với qui định
của Bộ Y tế về chất lượng nước ăn uống. Bên cạnh
đó, hàm lượng xyanua tổng số trong nước giếng và độ
sâu của giếng có sự tương quan nghịch ở mức trung bình
(r = -0,47, n = 20).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo điện tử đại biểu Nhân dân, Công nghệ lạc hậu gây lãng phí và
ô nhiễm môi trường, 2012.
[2] Nguyễn Văn Anh, Từ thực trạng nguồn nước mặt vùng hạ lưu sông
Vu Gia - Thu Bồn (Đà Nẵng) nhìn về phát triển bền vững liên vùng,
2011, p. 48-52.
[3] Phạm Văn Thưởng và Đặng Đình Bạch, Giáo trình cơ sở hóa học
môi trường, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2000.
[4] Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Quyết Định số
1971/1999/QĐ-BKHCNMT về việc ban hành quy trình công nghệ
xử lý hoặc tái sử dụng xyanua, 1999.
[5] Báo điện tử truyền hình An ninh Nhân dân, Cuộc chiến ngăn chặn
cyanua ở bãi vàng lậu, 2015.
[6] Dzombak, D.A., R.S. Ghosh and G.M. Wong-Chong, "Cyanide in
water and soil chemistry, risk, and Management", 2005: CRC Press.
[7] UNEP, Spill of Liquid and Suspended Waste at the Aurul S.A.
Retreatment Plant in Baia Mare, 2000, p. 57.
[8] Sawaraba, I. and B.K.R. Rao, "Monitoring of river water for free
cyanide pollution from mining activity in Papua New Guinea and
attenuation of cyanide by biochar", Environmental Monitoring and
Assessment, 2014. 187(1): p. 4181.
[9] Department of Industry, I.a.S., Cyanide Management handbook -
Leading practice sustainable development program for the mining
industry, D.o.R.E.a.T.A. Government, Editor, 2008.
[10] Eisler, R. and S.N. Wiemeyer, "Cyanide Hazards to Plants and
Animals from Gold Mining and Related Water Issues, in Reviews of
Environmental Contamination and Toxicology", G.W. Ware, Editor.
2004, Springer New York: New York, NY. p. 21-54.
[11] Jerie, S. and E. Sibanda, "The environmental effects of effluent
disposal at gold mines in Zimbabwe: A case study of tiger reef mine
in Kwekwe", Journal of Sustainable Development in Africa, 2010.
3: p. 51-69.
[12] Moran, R.E., "Cyanide in mining: Some observationson the
chemistry, toxicity and analysis of mining related waters",
Hydrogeology-Geochemistry Golden, Colorado, U.S.A., 2005:
p. 1-12.
[13] Organization, W.H., Hydrogen Cyanide and Cyanides: Human
Health Aspects, 2004, p. 71.
[14] Abdalla, O.A.E. et al., "Cyanide from gold mining and its effect on
groundwater in arid areas, Yanqul mine of Oman", Environmental
Earth Sciences, 2010, 60(4): p. 885-892.
(BBT nhận bài: 27/02/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 29/03/2017)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26_88_2118460.pdf