KẾT LUẬN
Có mối liên quan giữa hành vi phòng chống
sốt xuất huyết theo mùa mưa và mùa khô như:
phòng chống muỗi đốt; sử dụng nước máy; chứa
nước; người làm vệ sinh vật chứa nước; thực
hiện loại trừ lăng quăng.
Có sự chủ quan của người dân về côn trùng
trung gian truyền bệnh SXH như không có biện
pháp phòng chống muỗi đốt, chỉ 21% hộ nhận
biết trong nhà có sự phát triển của lăng quăng.
Còn có người dân chưa được biết cụ thể cách
diệt lăng quăng, nhộng trong ngoài nhà.
Phụ nữ gặp khó khăn trong việc vệ sinh vật
chứa nuớc tại nhà.
Đề xuất trong phòng chống dịch bệnh
Bắt đầu sớm diệt lăng quăng trước mùa mưa
từ 1 tháng và tăng cuờng truớc và trong các
tháng mưa hàng năm.
Tập trung tuyên truyền cho nguời dân cách
nhận biết lăng quăng và cách diệt lăng quăng,
nhất là lăng quăng trong nhà.
Duy trì hoạt dộng thăm viếng tuyên truyền
diệt trừ lăng quăng, chống muỗi đốt.
Soạn thảo các hướng dẫn biện pháp phòng
trừ lăng quăng theo từng đối tượng cụ thể chú ý
các đối tượng có học vấn thấp.
Xem xét việc thể chế hóa hiệu quả việc
phòng chống dịch SXH để chế tài các hành vi
gây nguy cơ SXH.
Thực hiện giám sát và báo dịch cho tất cả các
dịch vụ y tế, nhà thuốc, chính quyền địa
phương.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hành vi phòng tránh côn trùng sốt xuất huyết và sự thay đổi theo mùa tại Cần Thơ 2012‐2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 430
HÀNH VI PHÒNG TRÁNH CÔN TRÙNG SỐT XUẤT HUYẾT
VÀ SỰ THAY ĐỔI THEO MÙA TẠI CẦN THƠ 2012‐2013
Nguyễn Phương Toại*, Đặng Văn Chính**, Amy Vittor***, Nguyễn Ngọc Huy****
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hành vi con người đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố lan truyền bệnh Sốt Xuất Huyết
(SXH). Do đó khảo sát hành vi phòng tránh muỗi, và sự biến động theo mùa trong một năm nhằm hiểu rõ hơn sự
thích ứng của người dân với thời tiết có thể tác động gì đến nguy cơ SXH.
Mục tiêu: Xác định hành vi phòng chống SXH của nguời dân và mối liên quan theo mùa ở Cần Thơ, Việt
Nam từ 2012‐2013.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu dọc, khảo sát hộ gia đình hàng tháng từ 6/2012 – 06/2013, tại 06
xã/phường thuộc 02 quận thuộc thành phố Cần Thơ. Sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn người dân về hành vi
phòng chống SXH. Phân tích mô tả, so sánh giữa các mùa mưa – nắng được sử dụng để tìm sự thay đổi của
hành vi.
Kết quả: Có một số mối liên quan ý nghĩa giữa hành vi phòng chống sốt xuất huyết theo mùa mưa và mùa
khô, bao gồm hành vi thực hiện phòng chống muỗi đốt cho gia đình, sử dụng nước máy, chứa nước, người làm vệ
sinh vật dụng chứa nước, loại trừ lăng quăng giữ nhà cửa và môi trường sạch sẽ, loại bỏ nước đọng quanh nhà
và nhà có vật dụng chứa lăng quăng.
Kết luận: Có mối tương quan khác biệt của hành vi người dân trong cộng động về phòng chống muỗi đốt
giữa mùa mưa và mùa khô
Từ khóa: sốt xuất huyết, hành vi
ABSTRACT
BEHAVIOR TO PREVENT DENGUE FEVER AND SEASONAL CHANGES IN CAN THO 2012‐2013
Nguyen Phuong Toai, Dang Van Chinh, Amy Vittor, Nguyen Ngoc Huy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 430 – 435
Backround: Human behaviour has an important role in spreading dengue fewer. Therefore, research on
mosquito prevention behaviors and changes following season in a year is to help understand better about human
adaption and its impact to dengue fewer.
Objective: To determine people’s dengue prevention behaviors and relationships to seasons in Can Tho from
2012 to 2013.
Method: A longitudinal study, hoseholds at 6 communes/wards of two districts in Can Tho city was visited every
month from 6/2012 – 06/2013. People were interviewed by a questionnaire about dengue prevention behaviors.
Descriptive sample characteristics and behavioral comparisons between rainy and dry season were analyzed.
Results: There were behavioral changes in preventing dengue fever by changes in seasons, including:
repelling mosquitoes; draining stagnant water, keeping water; cleaning containers with larva; keeping houses and
environment clean.
*Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ **Viện Y tế công cộng Tp.HCM
***Viện đại học Pennsylvania, Philadelphia PA 19104, USA
****Nghiên Cứu Chuyển Đổi Môi Trường và Xã Hội (ISET)
Tác giả liên lạc: TS.Nguyễn phương Toại ĐT: 0939766866 Email: phuongtoai@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 431
Conclusion: There were significant differences in dengue fever prevention behaviors according to seasons
(rainy season and dry season).
Keywords: Dengue Fever, behavior
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết (SXH) hiện đang trở nên vấn
nạn sức khỏe toàn cầu(1) và là bệnh nhiễm trùng
có số ca nhập viện chiếm tỷ lệ cao ở Việt Nam.
Số ca mắc SXH hàng năm ở Việt Nam tăng
không ngừng, từ 2007 đến nay ghi nhận mỗi
năm có hơn 100 000 ca mắc. Trong đó, trên 70%
số ca xảy ra ở khu vực miền Nam Việt Nam.
Điều kiện kinh tế xã hội và hành vi con người
là những yếu tố quan trọng có liên quan đến tình
trạng lây nhiễm SXH ở đồng bằng sông Cửu
Long, vì thói quen dự trữ nước(6,7) và mật độ dân
số(3,6) đã được chứng minh có tác động quan
trọng. Ở biên giới Mỹ ‐ Mexico, hành vi con người
như sử dụng máy điều hòa nhiệt độ và thuốc xua
muỗi có liên quan âm đối với nguy cơ SXH(2,4,5).
Ngoài ra, do nằm cạnh bên dòng sông Cửu
Long nên thành phố Cần Thơ thường bị ảnh
hưởng bởi lũ lụt. Các chuyên gia dự đoán vào
năm 2030, các quận huyện của thành phố sẽ bị
ngập sâu 50cm dưới mực nước trong mùa lũ.
Hơn nữa, từ năm 1980 đến nay, nhiệt độ trung
bình khu vực đã tăng 0,50 C, ước đoán đến năm
2050 nhiệt độ sẽ tăng từ 1,1‐1,40 C (CCCO, 2012).
Để tồn tại khi biến đổi khí hậu (BĐKH) xảy ra,
sự thích ứng của con người với điều kiện thời
tiết bất lợi là điều kiện tất yếu.Trong nghiên cứu
này, chúng tôi khảo sát hành vi phòng tránh
muỗi và hành vi liên quan đến diệt trừ lăng
quăng sinh sản. Các hành vi này thay đổi theo
từng mùa như thế nào trong suốt một năm,
nhằm tìm ra biện pháp thích hợp nhất để làm
giảm nguy cơ SXH trong điều kiện thích ứng với
BĐKH.
Mục tiêu tổng quát
Xác định hành vi phòng tránh côn trùng sốt
xuất huyết và sự thay đổi theo mùa ở Cần Thơ,
Việt Nam từ 06/2012‐06/2013.
Mục tiêu cụ thể
Khảo sát các hành vi phòng chống SXH của
người dân Cần Thơ tại thời điểm 06/2012.
Khảo sát sự thay đổi hành vi của người dân
thay đổi theo mùa mưa, nắng, liên quan đến
nguy cơ bệnh SXH từ 06/2012‐06/2013.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Theo thiết kế nghiên cứu dọc (longitudinal
study), thu thập dữ liệu mãng (panel data) bằng
các khảo sát cắt ngang.
Mẫu được thực hiện tại 06 xã, phường, thuộc
02 quận của thành phố Cần Thơ, nơi có mật độ
dân số cao, điều kiện môi trường sống còn khó
khăn, số ca SXH cao, đặc điểm dân cư biến động
và có các yếu tố liên quan đến điều kiện dễ phát
triển dịch SXH. Trong đó, một quận tiêu biểu
cho khu vực đô thị (Ninh Kiều) và một quận
vùng ven có sinh thái nửa thành thị, nửa nông
thôn (Bình Thủy). Cụ thể, tại mỗi quận chọn 02
phường để tiến hành khảo sát và 01 phường để
làm chứng (chỉ khảo sát tháng đầu và tháng cuối
của nghiên cứu) nhằm kiểm tra và so sánh sự
ảnh hưởng của quá trình thăm viếng đối với
hành vi chủ hộ.
Mỗi phường chọn ngẫu nhiên 100 hộ để tiến
hành khảo sát. Khảo sát được tiến hành mỗi 2
tháng/lần, vào các ngày 23‐24‐25‐26 của tháng,
trong thời gian từ 6/2012 đến 6/2013.
Điều tra viên sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn
phỏng vấn người đại diện cho hộ gia đình, có
khả năng trả lời và hợp tác, nhằm thu thập các
thông tin về: vị trí địa lý, kinh tế xã hội, sức
khỏe, nhận thức của người dân về vấn đề liên
quan đến SXH; hành vi dự trữ nước và phòng
tránh côn trùng, bao gồm muỗi và lăng quăng.
Sử dụng một bản kiểm và quan sát, ghi lại cấu
trúc nhà ở, điều kiện sinh hoạt, điều kiện môi
trường, vật chứa nước trong nhà và chung
quanh nhà. Quan sát hành vi của người dân về
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 432
hoạt động phòng tránh muỗi đốt và sự phát
triển của lăng quăng – nhộng.
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata
và phân tích bằng phần mềm Stata. Sử dụng
phân tích mô tả để trình bày đặc điểm chung của
đối tượng nghiên cứu về các đặc tính kinh tế – xã
hội, hành vi phòng chống sốt xuất huyết. Mô tả
các chỉ số dụng cụ chứa nước, dụng cụ chứa
nước có lăng quăng. Phân tích hành vi phòng
chống sốt xuất huyết theo mùa.
KẾT QUẢ
Đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp và học vấn
của đối tượng khảo sát (06/2012)
Biến số Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 208 34,7
Nữ 392 65,3
Dân tộc Kinh 589 98,2
Khác 11 1,8
Nghề nghiệp
Nội trợ 176 29,4
Buôn bán 116 19,3
Nông dân 71 11,8
Khác 180 30
Viên chức 22 3,7
Công nhân 35 5,8
Học vấn
Mù chữ 27 4,5
Biết đọc – viết 43 41,6
Trung học 253 42,2
CĐ – ĐH và cao hơn 70 11,7
Hộ nghèo Có 19 3,1
Không 581 96,9
Bảo hiểm YT Có 453 75,9
Không 11 24,1
Tổng cộng 100
Nữ giới chiếm 65,3% và nam giới chiếm
34,7%. 98,2% đối tượng có dân tộc kinh, nghề
nghiệp chủ yếu là nội trợ và buôn bán (48,7%).
Có 53,9% đối tượng có học vấn trên cấp 2, tuy
nhiên vẫn còn 4,5% đối tượng mù chữ và 41,6%
người chỉ biết đọc biết viết (chưa hoàn thành cấp
1). Có 3,1% hộ gia đình còn thuộc diện có sổ hộ
nghèo, 24,1% hộ gia đình chưa tham gia bảo
hiểm y tế.
Hành vi phòng chống SXH của đối tượng
nghiên cứu và sự thay đổi theo mùa
Bảng 2: Bị muỗi đốt, bị sốt và cách xử trí (06/2012)
Biến số Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Bị muỗi đốt Không 228 38
Có 372 62
Thời điểm bị đốt
Ban đêm 188 50,6
Xế chiều 71 19,1
Ngày 34 9,1
Ngày lẩn đêm 79 21,2
Địa điểm bị đốt
Trong nhà 250 67,2
Ngoài nhà 52 14
Trong lẫn ngoài
nhà 70 18,8
Chống muỗi đốt Có 531 88,5
Không 69 11,5
Bị sốt Có 45 7,5
Không 553 92,5
Bị sốt xuất huyết Có 4 0,7
Không 594 99,3
Cách xử trí
Đến BV 15 33,3
Đến phòng khám
tư 11 24,5
Tự mua thuốc
uống 10 22,2
Đến trạm y tế 9 20
Tổng cộng 100
Khảo sát về hành vi liên quan đến phòng
chống bệnh sốt xuất huyết cho thấy, có 62% đối
tuợng nghiên cứu bị muỗi đốt. Thời gian muỗi
đốt chủ yếu vào ban đêm với 50,6% và 67,2% các
trường hợp bị muỗi đốt xảy ra ở trong nhà. Có
88,5% đối tượng nghiên cứu cho biết có thực
hiện ít nhất một biện pháp để phòng chống
muỗi đốt cho gia đình. Tỷ lệ hộ gia đình có
người bị sốt xuất huyết trong một tháng gần
nhất là 0,7% và 7,5% hộ có người bị sốt chưa rõ
nguyên nhân và trong số này có đến 46,7% tự
điều trị hoặc đến y tế tư nhân.
Bảng 3: Vật chứa để muỗi sinh sản và biện pháp trừ
muỗi (06/2012)
Biến số Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nhà có vật chứa muỗi
Có 128 21,3
Không 412 68,7
Không biết 60 10
Được hướng dẫn diệt
lăng quăng
Có 275 45,8
Không 325 54,2
Dọn dẹp nhà cửa Có 194 32,3
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 433
Biến số Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Không 406 67,7
Vệ sinh môi trường Có 212 35,3
Không 388 64,7
Biện pháp trừ muỗi
Quạt 283 54,1
Thuốc xịt 70 13,4
Nhang muỗi 72 13,8
Vợt muỗi 32 6,1
Khác 143 12,6
Thực hiện loại trừ lăng
quăng
Có 168 28
Không 432 72
Tổng cộng 600 100
Khoảng 21,3% hộ gia đình có vật chứa để
muỗi có thể sinh sản, và 10% số hộ không biết
trong nhà có lăng quăng hay không. Chỉ có
45,8% trong số 600 hộ gia đình được hướng dẫn
cách thức diệt lăng quăng. Vẫn còn 67,7% hộ gia
đình không thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và
64,7% không thường xuyên vệ sinh, thu dọn các
vật linh tinh chứa nước quanh nhà, nơi muỗi có
thể sinh sản. 72% hộ gia đình không thường
xuyên thực hiện các biện pháp loại trừ lăng
quăng trong gia đình. Biện pháp chủ yếu trừ
muỗi đốt là quạt máy với 54,1%.
Bảng 4: Sử dụng nước máy, chứa nước và làm vệ
sinh vật chứa (06/2012)
Biến số Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Sử dụng nước
máy
Có 501 83,5
Không 99 16,5
Có chứa nước Có 314 52,3
Không 286 47,7
Người làm vệ sinh
Phụ nữ 194 61,4
Nam giới 99 31,4
Người già, trẻ em 23 7,2
Khó khăn khi vệ
sinh vật chứa
nước
Có 314 52,3
Không 286 47,7
Vẫn có 52,3% hộ gia đình thường xuyên dự
trữ nước sinh hoạt, 16,5% trong tổng số 600 hộ
gia đình vẫn chưa tiếp cận được với nước máy.
Phụ nữ vẫn là người thường làm vệ sinh các vật
chứa nước trong gia đình (61,4%) và 52,3% trong
số phụ nữ thường xuyên làm vệ sinh dụng cụ
chứa nước cảm thấy thực sự có khó khăn khi
thực hiện vệ sinh các vật chứa nước, nhất là các
vật chứa có kích cỡ thể tích lớn.
Mối liên quan giữa hành vi theo mùa
Bảng 5: Hành vi theo mùa (số liệu 06/2012 – 06/2013)
Đặc điểm Mùa khô Mùa mưa
p
Tần số % Tần số %
Chống muỗi cắn cho gia đình
Có 1107 92,5 1731 86,8 *
Không 90 7,5 263 13,2
Sử dụng nước máy
Có 1063 88,8 1714 86,1 *
Không 134 11,2 277 13,9
Chứa nước
Có 489 40,8 894 44,8
*
Không 708 59,2 1100 55,2
Người làm vệ sinh trong nhà
Phụ nữ 287 58,1 634 70,9
*
Khác 207 41,9 260 29,1
Nhà có vật chứa cho muỗi đẻ
Có 159 13,3 425 21,3
*
Không 1037 86,7 1569 78,7
Gia đình thực hiện diệt lăng quăng
Có 605 50,5 783 39,3
*
Không 592 49,5 1211 60,7
Bao lâu làm vệ sinh 1 lần
Thường xuyên 510 84,0 556 71,0
*
Thỉnh thoảng 97 16,0 227 29,0
Treo quần áo
Bề bộn 184 15,4 338 16,9 -
Gọn gàng 1013 84,6 1656 83,1
Cây rậm quanh nhà
Có 208 17,4 476 23,8
*
Không 989 82,6 1518 76,1
Ao tù nước đọng quanh nhà
Có 80 6,7 215 10,8
*
Không 1117 93,3 1778 89,2
Có vật chứa lăng quăng
Có 89 7,4 309 15,5
*
Không 1108 92,6 1684 84,5
*: p0,05 (khác biệt
không có ý nghĩa thống kê)
Số liệu khảo sát theo mùa từ 06/2012 –
06/2013 cho thấy có một số mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa hành vi phòng chống sốt
xuất huyết theo mùa mưa và mùa khô. Đó là các
hành vi thực hiện phòng chống muỗi đốt cho gia
đình, hành vi sử dụng nước máy, hành vi chứa
nước, người làm vệ sinh vật dụng chứa nước,
cây rậm, ao tù quanh nhà và nhà có vật dụng
chứa lăng quăng. Tỷ lệ đối tượng thực hiện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 434
chống muỗi đốt cho gia đình mùa mưa thấp hơn
mùa khô (86,8% so với 92,5%). Tỷ lệ hộ gia đình
có thực hiện chứa nước mùa mưa cao hơn hơn
mùa khô (44,8% so với 40,8%). Tỷ lệ hộ gia đình
có lăng quăng trong nhà, có cây rậm và có ao tù
quanh nhà mùa mưa so với mùa khô lần lượt là
15,5% so với 7,4%, 23,8% so với 17,4% và 10,8%
so với 6,7%. Phụ nữ là đối tượng chính thực hiện
vệ sinh các vật chứa nước trong gia đình, vào
mùa mưa tỷ lệ này cao hơn mùa khô (70,9% so
với 58,1%).
BÀN LUẬN
Nữ giới thường có xu hướng ở nhà nhiều
hơn so với nam giới, do đó tỷ lệ đối tượng
nghiên cứu là nữ giới trong nghiên cứu chúng
tôi cao gấp 2 lần so với nam giới. Nhưng chính
vì vậy, đối tượng cung cấp thông tin tốt hơn về
hoạt động của côn trùng và hành vi có liên quan.
Không có nhiều sự khác biệt về dân tộc, hầu hết
các đối tượng đều là dân tộc Kinh, do đó những
hành vi và tập quán tương đương nhau. Tỷ lệ
trình độ học vấn trên cấp 3 chiếm hơn 50%
thuận lợi cho việc truyền thông. Tuy nhiên vẫn
còn 4,5% đối tượng mù chữ và 41,6% chỉ biết đọc
biết viết, nên cần quan tâm hình thức tuyên
truyền phù hợp. Vẫn còn 3% hộ nghèo và 24%
hộ không có bảo hiểm y tế, có thể xem là đối
tượng dễ tổn thương, cần có sự quan tâm và
thường xuyên tiếp cận đối tượng này hơn trong
chăm sóc các dịch vụ sức khỏe.
Tỷ lệ muỗi đốt được ghi nhận là 62% ở các
đối tượng. Do đó cần tiến hành thu thập các kinh
nghiệm tốt có sẵn trong cộng đồng, kết hợp với
tuyên truyền, hướng dẫn, chia sẻ giải pháp cho
các đối tượng thực hiện các biện pháp phòng
chống muỗi đốt một cách có hiệu quả hơn nhằm
gia tăng tỷ lệ phòng chống muỗi đốt cho gia
đình. Tỷ lệ muỗi đốt vào ban ngày và ban đêm
tương đương nhau và chủ yếu hơn 2/3 trường
hợp bị muỗi đốt là xảy ra ở trong nhà. Do đó,
cần nâng cao ý thức cảnh giác và thực hiện tốt
các biện pháp thích hợp để phòng chống muỗi
đốt cho mọi thành viên gia đình vào cả ban ngày
lẫn ban đêm, nhất là quan tâm nhiều hơn đối với
đối với các hộ gia đình nghèo, nhà cửa chưa
khang trang, thông thoáng.
Trong các phương pháp, người dân chú ý
hơn trong phòng muỗi đốt bằng hình thức sử
dụng quạt vì phương pháp này vừa xua muỗi
vừa tạo cảm giác mát mẻ. Nhưng phạm vi hoạt
động của quát không hiệu quả rộng khắp ở mọi
vị trí sinh hoạt và làm việc trong nhà.
Mặc dù số hộ được ghi nhận bị sốt chỉ hơn
7% nhưng số người tự điều trị và đến y tế tư
nhân lên dến gần 50% cho thấy sự quản lý các ca
sốt nói chung và SXH là cần quan tâm.
Hơn 21% số hộ có vật chứa có thể để muỗi
sinh sản và 10% hộ không nhận biết đuợc trong
nhà có lăng quăng. Trong khi đó tỷ lệ hộ gia
đình chưa được hướng dẫn cách thức diệt lăng
quăng chỉ là hơn 54%. Có đến 70% hộ gia đình
không thường xuyên diệt lăng quăng và 30% hộ
gia đình không thường xuyên dọn dẹp nhà cửa,
các vật linh tinh quanh nhà, là các yếu tố hết sức
đáng quan tâm. Tỷ lệ hộ gia đình có lăng quăng
là 19%, tỷ lệ này xấp xỉ đạt ngưỡng tối đa cho
phép của Bộ Y tế (dưới 20%) cho nên cần cần
nâng cao nhận thức người dân, tự giác trong việc
phòng chống SXH.
Có đến hơn 16% hộ chưa có nước máy, như
vậy họ sẽ chứa nước trong nhà. Nhưng vẫn còn
hơn 52% hộ thường xuyên dự trữ nước do đó,
càng có nguy cơ tạo điều kiện cho lăng quăng
sinh sản quanh năm trong nhà.
Vào mùa mưa các chỉ số về côn trùng đều
cao hơn mùa khô, vì có vật chứa nước nhiều
hơn, chỉ số lăng quăng, ao tù nước đọng quanh
nhà cao hơn. Nhưng tỷ lệ các đối tượng thực
hiện phòng chống muỗi đốt cho gia đình lại thấp
hơn so với mùa khô. Trong khi đó, người chủ
yếu thực hiện việc vệ sinh vật chứa nước là phụ
nữ, điều này sẽ gặp khó khăn đối với các vật
chứa lớn và nặng. Vì vậy, có đến hơn 52% phụ
nữ bày tỏ sự khó khăn trong công tác này. Do
đó, công tác tuyên truyền cần hướng đến nam
giới nhiều hơn. Các vật dụng chứa nước như lu,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 435
khạp, phuy và hồ cần được thực hiện vệ sinh
thường xuyên, vì những dụng cụ này có tỷ lệ
chứa lăng quăng cao, nhất là ở các dụng cụ đặt
bên ngoài nhà.
KẾT LUẬN
Có mối liên quan giữa hành vi phòng chống
sốt xuất huyết theo mùa mưa và mùa khô như:
phòng chống muỗi đốt; sử dụng nước máy; chứa
nước; người làm vệ sinh vật chứa nước; thực
hiện loại trừ lăng quăng.
Có sự chủ quan của người dân về côn trùng
trung gian truyền bệnh SXH như không có biện
pháp phòng chống muỗi đốt, chỉ 21% hộ nhận
biết trong nhà có sự phát triển của lăng quăng.
Còn có người dân chưa được biết cụ thể cách
diệt lăng quăng, nhộng trong ngoài nhà.
Phụ nữ gặp khó khăn trong việc vệ sinh vật
chứa nuớc tại nhà.
Đề xuất trong phòng chống dịch bệnh
Bắt đầu sớm diệt lăng quăng trước mùa mưa
từ 1 tháng và tăng cuờng truớc và trong các
tháng mưa hàng năm.
Tập trung tuyên truyền cho nguời dân cách
nhận biết lăng quăng và cách diệt lăng quăng,
nhất là lăng quăng trong nhà.
Duy trì hoạt dộng thăm viếng tuyên truyền
diệt trừ lăng quăng, chống muỗi đốt.
Soạn thảo các hướng dẫn biện pháp phòng
trừ lăng quăng theo từng đối tượng cụ thể chú ý
các đối tượng có học vấn thấp.
Xem xét việc thể chế hóa hiệu quả việc
phòng chống dịch SXH để chế tài các hành vi
gây nguy cơ SXH.
Thực hiện giám sát và báo dịch cho tất cả các
dịch vụ y tế, nhà thuốc, chính quyền địa
phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bhatt SGP, Brady OJ, et al (2013) The global distribution and
burden of dengue. Nature, 496(7446):504‐507.
2. Brunkard JM, Ramirez J, Cifuentes E, Rothenberg SJ,
Hunsperger EA, Moore CG, Brussolo RM, Villarreal NA,
Haddad BM (2007) Dengue fever seroprevalence and risk
factors, Texas‐Mexico border, 2004. Emerg Infect Dis.
13(10):1477‐1483.
3. Padmanabha HDD, Correa F, Diuk‐Wasser M, Galvani A
(2012) The interactive roles of Aedes aegypti super‐
production and human density in dengue transmission. PLoS
Negl Trop Dis, 6(8):e1799.
4. Ramos MH, Zielinski‐Gutierrez E, Hayden MH, et al (2005)
Dengue Serosurvey Working Group. Epidemic dengue and
dengue hemorrhagic fever at the Texas‐Mexico border: results
of a household‐based seroepidemiologic survey, December
2005. Am J Trop Med Hyg, 78(3):364‐369.
5. Reiter PLS, Bunning M, Biggerstaff B (2003) Texas lifestyle limits
transmission of dengue virus. Emerg Infect Dis, 9(1):86‐89.
6. Schmidt WPSM, Thiem VD, White RG (2011) Population
density, water supply, and the risk of dengue fever in
Vietnam: cohort study and spatial analysis. PLoS Med,
8(8):e1001082.
7. Tran HP, Nguyen YT, Kutcher S (2012) Low entomological
impact of new water supply infrastructure in southern
Vietnam, with reference to dengue vectors. Am J Trop Med
Hyg, 87(4):631‐639.
Ngày nhận bài báo: 7/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 13/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hanh_vi_phong_tranh_con_trung_sot_xuat_huyet_va_su_thay_doi.pdf