Cơ hội (O): TDX đã và đang trở nên
phổ biến hơn ở nhiều nơi trên thế giới.
TDX như một xu hướng mang tính toàn
quốc, toàn khu vực, hay toàn cầu thì nhận
thức của người dân cũng sẽ ngày càng tích
cực tham gia xu hướng này ngay trong
cuộc sống hằng ngày của mình. Chính phủ
các nước có chính sách phát triển tiêu dùng
xanh, các doanh nghiệp sản xuất đáp ứng
xu hướng có cơ hội to lớn trong đầu tư và
nhận được sự đồng thuận của người tiêu
dùng. Chính sách khuyến mãi SPX của các
hệ thống siêu thị ngày càng được đa
dạng hóa.
Thách thức (T): Tiêu chí đánh giá sản
phẩm xanh chưa được người tiêu dùng
nhận biết rộng rãi. Doanh nghiệp gặp các
khó khăn về vốn, sự canh tranh về công
nghệ và giá cả khi tham gia sản xuất và
phân phối sản phẩm xanh so với các sản
phẩm truyền thống.
Hành vi tiêu dùng SPX của người tiêu
dùng được nâng cao khi có sự đồng thuận
giữa khách hàng và nhà sản xuất cùng với
sự hỗ trợ và tạo đều kiện từ cơ quàn lý.
Truyền thông hiệu quả sẽ giúp nâng cao
nhận thức về TDX cũng như cung cấp
thông tin về SPX cho người tiêu dùng. Bên
cạnh vấn đề truyền thông, giáo dục về tiêu
dùng xanh hợp lý và bảo vệ môi trường sẽ
giúp thúc đẩy xu hướng phát triển bền
vững. Doanh nghiệp cần cân bằng giữa nhu
cầu của người tiêu dùng, giá thành sản
phẩm và công tác quảng cáo trong quá
trình thúc đẩy sản xuất SPX. Nhà sản xuất
cần tăng cường xây dựng thương hiệu và
tạo niềm tin cho người tiêu dùng về sản
phẩm sản xuất. Hình thành nên mạng lưới
phân phối ổn định, phù hợp với tâm lý,
truyền thống mua sắm của người tiêu dùng
thành phố nói riêng và người Việt Nam nói
chung, tuy nhiên không nên xem nhẹ yếu
tố vùng miền trong hình thức phân phối.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của khách hàng tại các hệ thống siêu thị trên thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017
139
Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của khách hàng
tại các hệ thống siêu thị trên Thành phố Hồ Chí Minh
Green product purchasing behavior of consumers
at supermarket systems in Ho Chi Minh City
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thảo, Trường Đại học Sài Gòn
Nguyen Thi Ngoc Thao, M.Sc., Saigon University
ThS. Nguyễn Thị Hoa, Trường Đại học Sài Gòn
Nguyen Thi Hoa, M.Sc., Saigon University
Tóm tắt
Người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh đã có nhận thức về tiêu dùng xanh. Nghiên cứu đánh giá
các sản phẩm xanh (SPX) đang được phân phối tại ba hệ thống siêu thị Big C, Lotte và Co.op mart và
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng trong việc lựa chọn mua các SPX. Khảo sát tại
21 siêu thị cho thấy SPX đang được phân phối rộng rãi và tỉ lệ người tiêu dùng có nhận biết các SPX là
cao (63,42%). Tuy nhiên SPX chưa thực sự là ưu tiên khi mua sắm của người tiêu dùng. Các khó khăn
ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng là do giá thành SPX còn cao (44,84%), hệ thống phân
phối chưa được phổ biến rộng rãi (28,97%) và khách hàng chưa nhận biết được sự khác nhau giữa SPX
và sản phẩm thông thường (25,61%). Tiêu chí công nghệ được người tiêu dùng nhận định là ưu tiên hơn
các tiêu chí khác vì các sản phẩm có công nghệ tốt sẽ đem lại chất lượng sản phẩm cao, đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng, có thể sử dụng trong thời gian dài.
Từ khóa: tiêu dùng xanh, hành vi, siêu thị, sản phẩm xanh.
Abstract
Consumers in Ho Chi Minh city have had a growing awareness of green consumption. The study
presents green products (GPs) distributed in three supermarket systems (Big C, Lotte, Co.op mart) and
the factors influencing consumers’ behavior in choosing to buy GPs. The surveys conducted at 21
supermarkets showed that GPs are being widely distributed and the percentage of consumers with better
awareness of GPs is high (63.42%). However GPs are not a shopping priority. The difficulties affecting
consumers’ behavior are GPs’ high price (44.84%), the restricted distribution system (28.97%) and
consumers’ unawareness of the difference between GPs and conventional products (25.61%).
Technology criteria are considered by consumers to overweigh other criteria because products of good
technology will show high quality to meet consumers’ demands and can be used for a long time.
Keywords: green consumption, behavior, supermarket, green products.
1. Mở đầu
Tiêu dùng xanh (TDX) là mục tiêu
phát triển kinh tế hiện nay tại Thành phố
Hồ Chí Minh nhằm hướng đến phát triển
bền vững, thúc đẩy kinh tế và xã hội nhưng
vẫn đảm bảo không làm tổn hại đến tương
lai.Các nghiên cứu đã thực hiện tại Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy khách
HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC H THỐNG SIÊU THỊ
140
hàng có nhận thức về sản phẩm và tiêu
dùng xanh. Tuy nhiên hành vi tiêu dùng
xanh (HVTDX) của khách hàng vẫn chưa
thực sự rõ ràng. [4][6]
Theo đánh giá của các nhà tâm lý học,
HVTDX là các hành động tìm kiếm, mua
và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của cá
nhân, nhóm với mục đích giảm thiểu các
chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm
an toàn cho sức khỏe cộng đồng được thể
hiện qua nhận thức, thái độ và hành động
của người tiêu dùng đồng nghĩa với việc
tạo ra động cơ cho hành vi TDX ở người
tiêu dùng (NTD). Để làm được điều này,
cần thiết các SPX phải đáp ứng được nhu
cầu căn bản của NTD (bao gồm cả 5 nhu
cầu – sinh lý, an toàn , xã hội, “được tôn
trọng”, “thể hiện bản thân”) [5]. Do đó,
việc xây dựng chiến lược thúc đẩy nhận
thức của NTD sẽ tập trung vào việc đáp
ứng 5 nhu cầu của họ. Theo nghiên cứu của
Andrew Gilg và đồng sự (2005)[3] tại
Devon với 1.600 mẫu khảo sát cho thấy
yếu tố dẫn tới HVTDX bao gồm cả việc
quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn. Hai
yếu tố này nằm trong nhu cầu cơ bản của
con người, thuộc bậc thứ hai của tháp nhu
cầu Maslow. Như vậy có thể nói động cơ
của việc mua và sử dụng SPX nằm ở nhu
cầu bảo vệ sức khỏe và an toàn. Khi động
cơ đã được xác định sẽ dẫn tới hành động,
tuy nhiên để hành động người tiêu dùng
còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nhận
thức. Ngoài các yếu tố kể trên sự đa dạng
các sản phẩm xanh, uy tín thương hiệu
cũng ảnh hưởng đến quyết định mua
của NTD.
Bên cạnh các đánh giá về nhận thức
TDX, các yếu tố tác động đến hành vi của
NTD cũng được quan tâm nghiên cứu.
Nhận định của Aysel Boztepe (Thổ Nhĩ
Kỳ, 2012). cho thấy hành vi TDX của
người dân phụ thuộc rất nhiều vào chương
trình marketing các sản phẩm, dịch vụ tiêu
dùng [1]. Istanbul. Wong và T.K.P. Leung
nhận định các yếu tố sắc tộc ảnh hưởng rất
lớn tới hành vi TDX của người Hồng Kong
[4]. William Young và cộng sự thiết lập
mô hình người TDX (bảo vệ môi trường)
và nhận định hành vi của NTD liên quan
đến các sản phẩm công nghệ, việc sử dụng
nhãn xanh là thiết thực [7]. Tại Việt Nam,
hành vi tiêu dùng xanh của người Hà Nội
đã được đánh giá và đưa ra các nhận định
tác động [6], [4]. Tình hình phân phối SPX
và các yếu tố ảnh hường đến hành vi mua
SPX của người tiêu dùng Thành phố Hồ
Chí Minh vẫn chưa được đánh giá. Vì vậy,
nghiên cứu đánh giá các sản phẩm xanh
(SPX) đang được phân phối tại ba hệ thống
siêu thị Big C, Lotte và Co.op mart và các
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người
tiêu dùng trong việc lựa chọn mua các SPX
tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp đánh
giá thực trạng tiêu dùng SPX giúp định
hướng phát triển tiêu dùng xanh tại
thành phố.
2. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Khách hàng mua sắm tại 3 hệ thống
siêu thị Big C (8 siêu thị - Gò vấp, An Lạc,
Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Phú
Thạnh, An Phú, Miền Đông, City Land),
Lotte Mart (3 siêu thị - Nam Sài Gòn, Phú
Thọ và Tân Bình) và Co.op Mart (10 siêu
thị - Phan Văn Trị, Food Cosa, Nguyễn
Đình Chiểu, Nhiêu Lộc, Hùng Vương, Lý
Thường Kiệt, Hòa Hảo, Đinh Tiêu Hoàng,
Quốc lộ 13, Cống Quỳnh) với 100 phiếu
khảo sát tại mỗi siêu thị. Phiếu khảo sát
được thiết kế gồm 3 nội dung chính: (i)
tình hình phân phối SPX và nhận thức sử
dụng túi nylon của người tiêu dùng, (ii)
NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO – NGUYỄN THỊ HOA
141
Thực trạng hành vi của người tiêu dùng và
(iii) Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của
người tiếu dùng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các thông tin thứ cấp là
nguồn thông tin liên quan đến tình hình áp
dụng TDX tại Việt Nam và các nước trên
thế giới, thông tin về các hoạt động tiêu
dùng SPX đã và đang được áp dụng tại
thành TP. Hồ Chí Minh. Điều tra thông qua
các phiếu khảo sát được trình bày ở hình
thức câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian thực
hiện điều tra vào lúc 18h – 22h tại các siêu
thị mỗi ngày, riêng ngày chủ nhật thì bắt
đầu khảo sát vào lúc 9h – 22h. Khảo sát
được trong vòng 16 ngày đối với phiếu
khảo sát khách hàng. Khảo sát các SPX 7
ngày. Các siêu thị và khách hàng tham
quan được lựa chọn ngẫu nhiên để khảo
sát. Sau khi điều tra, dữ liệu được tập hợp,
chọn lọc và hệ thống hóa, phân tích và so
sánh đồng thời áp dụng phương pháp
SWOT phân tích điểm mạnh và điểm yếu
trong quá trình triển khai các hoạt động
tiêu dùng sản phẩm xanh tại các hệ thống
siêu thị từ đó nhận định các cơ hội và thách
thức trong việc phát triển việc kinh doanh
và sản xuất các SPX.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Tình hình phân phối sản phẩm
và thực trạng sử dụng túi nilon khi
mua sắm của khách hàng tại 3 hệ thống
siêu thị Big C, Lottevà Coop mart
Ba hệ thông siêu thi đều phân phối các
sản phẩm xanh, chủ yếu thuộc các nhóm
thực phẩm, mỹ phẩm, giặt tẩy, điện - điện
tử với các thương hiệu quen thuộc Dalat
GAP, rau VietGAP, thịt Vissan, gạo
Phương Nam, sữa bò Long Thành, sữa TH
True Milk, sữa Vinamilk, Đèn điện quang,
bóng đèn Philip, bóng đèn Rạng Đông,
Toshiba, Sản phẩm LG, đèn led. Các
SPX được trưng bày ở những vị trí thuận
tiện cho người tiêu dùng lựa chọn. Các hệ
thống siêu thị thường xuyên có chương
trình kích cầu mua sắm, các SPX luôn
được thông tin rõ ràng bằng các băng rôn,
tờ rơi tại lối đi của siêu thị hay tại quầy
tínhtiền. Ngoài ra, tại 3 hệ thông siêu thị
đều khuyến khích khách hàng sử dụng túi
sinh thái, túi nhựa dùng nhiểu lần khi mua
sắm tại cửa hàng. Tuy nhiên khách hàng sử
dụng túi nilon khi đi mua sắm tại siêu thị
vẫn còn rất phổ biến chiếm 73,67%, trong
khi đó khách hàng sừ dụng túi sinh thái và
túi nhựa thì lại khá thấp 26,22%.
73,67%
26,33%
Có sử dụng túi nilong
Không sử dụng túi
nilong
Hình 1: Tỷ lệ sử dụng túi nilon khi mua sắm
tại các hệ thống siêu thị của khách hàng
Thực trạng sử
dụng túi nilon
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Có sử dụng 1547 73,67
Không sử dụng 553 26,33
Bảng 2: Kết quả khảo sát sử dụng
túi nilon khi mua sắm tại các hệ thống
siêu thị của khách hàng
HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC H THỐNG SIÊU THỊ
142
3.2. Hành vi tiêu dùng xanh của
khách hàng
Khách hàng nhận biết về SPX chiếm
63,42%, tuy nhiên khách hàng chưa nhận
thấy rõ được tầm quan trọng của TDX và
SPX đối với môi trường hiện nay, còn suy
nghĩ về lợi ích cá nhân. Vì vậy vai trò của
cộng đồng và các cấp chính quyền là hết
sức quan trọng và cần thiết trong sự thành
công của công cuộc đẩy mạnh TDX ở nước
ta để hướng đến tăng trưởng xanh và phát
triển bền vững.
Hình 3: Tỷ lệ nhận biết sản phẩm xanh của
khách hàng tại 3 hệ thống siêu thị được
khảo sát
iá trị bi u
hiện
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Biết 1332 63,42
Không biết 768 36,57
Bảng 4: Kết quả khảo sát số lượng
khách hàng nhận biết SPX có bán tại
siêu thị
Khó khăn khi lựa chọn SPX: Khách
hàng nhận định các khó khăn thường gặp là
giá thành (44,84%), các hệ thống phân phối
(28,97 %). Sự phân biệt SPX và sản phẩm
thông thường (25,61%), SPX có giá cao
hơn các sản phẩm cùng loại rất nhiều, nhiều
người tiêu dùng muốn mua các sản phẩm
thân thiện này nhưng điều kiện không cho
phép. Bên cạnh đó, lợi ích của họ bao giờ
cũng đặt lên trên lợi ích môi trường. Do đó,
họ rất cân nhắc đến vấn đề giá cả khi mua
SPX thân thiện với môi trường.
Hình 5: Đồ thị khảo sát thể hiện các khó khăn
của khách hàng khi mua sản phẩm xanh
STT Các khó khăn
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
1 Nơi mua SPX 794 28,97
2 Giá thành SPX 1229 44,84
3 Nhận biết SPX 702 25,61
4 Khác 16 0,58
Bảng 6: Kết quả khảo sát các khó khăn
của khách hàng khi mua sản phẩm xanh
Mục đích mua sản phẩm xanh: Động
lực lớn nhất thúc đẩy khách hàng mua SPX là
an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình
(36,26%) và nhu cầu cần thiết (như ăn, uống,
sử dụng) (29,38%). Trong khi đó mục đích
môi trường rất thấp (10,09%) cho thấy được
thật sự người tiêu dùng ý thức được tằm quan
trọng của việc bảo vệ môi trường xung quanh.
NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO – NGUYỄN THỊ HOA
143
Hình 7: Đồ thị khảo sát th hiện mục đích mua sắm của khách hàng
Những yếu tố cân nhắc khi mua sản
phẩm xanh: Phân loại theo mức độ quan
tâm cân nhắc khi mua SPX ưu tiên hàng
đầu vẫn là đảm bảo an toàn vệ sinh. Mức
độ quan tâm ở đây được chia làm 5 mức
khác nhau: rất quan tâm, quan tâm, bình
thường, không quan tâm lắm, hoàn toàn
không quan tâm. Trong đó mức độ hoàn
toàn không quan tâm về các yếu tố chiếm
tỷ lệ tương đối ít. Điều này cũng chứng tỏ
được khách hàng đã có sự quan tâm thật sự
về SPX mình muốn mua và sử dụng.
Bảng 8: Những yếu tố khách hàng quan tâm khi mua sản phẩm xanh
Tiêu chí
Mức độ
Nhà sản
xuất
Hạn sử
dụng
Xuất
xứ
An toàn
vệ sinh
iá cả
Chất
lượng
Rất quan tâm 522 685 994 1486 1306 1362
Quan tâm 817 767 612 359 421 428
Bình thường 466 461 335 180 258 185
Không quan tâm lắm 225 165 132 62 103 97
Hoàn toàn không quan tâm 70 22 27 13 12 28
Hình 9: Mức độ quan tâm của khách hàng đối với các thông tin SPX
HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC H THỐNG SIÊU THỊ
144
Những tiêu chí của sản phẩm xanh:
Khách hàng lựa chọn mua sản phẩm xanh
bởi nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó tiêu
chí công nghệ tốt là ưu tiên số một
36,98%. Ở tiêu chí này cho thấy khách
hàng nhận thức được công nghệ tốt sẽ
đem lại chất lượng sản phẩm cao, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng có thể sử dụng trong
thời gian dài. Bên cạnh đó giảm tiêu thụ
nguyên nhiên liệu đồng nghĩa với việc
giảm ô nhiễm môi trường. Chí phí cũng là
một trong những tiêu chí khá cao khi
chọn SPX 33,20%, bởi vì chi phí mua vừa
tầm sẽ dễ dàng cho người dân lựa chon
hơn và cũng dễ cạnh tranh với các sản
phẩm thường.
Hình 10: Đồ thị th hiện tiêu chí
lựa chọn sản phẩm của khách hàng
STT
Các yêu chí lựa
chọn SPX
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
1 Công nghệ tốt 1519 36,98%
2
Ít gây ô nhiễm
môi trường
482 11,73%
3
Tiết kiệm năng
lượng
737 17,94%
4 Chi phí vừa tầm 1364 33,20%
5 Khác 6 0,15%
Bảng 11: Kết quả khảo sát các tiêu chí lựa
chọn SPX của khách hàng
SPX còn khá mới ở thị trường TP. Hồ
Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Tuy nhiên đã nhận được sự quan tâm đáng
kể của người tiêu dùng. Bối cảnh thị
trường hiện nay đang trong tình trạng tràn
ngập những sản phẩm không đạt yêu cầu
tiêu chuẩn chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe người tiêu dùng, buộc khách
hàng phải khắc khe hơn trong vấn đề lựa
chọn sản phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực
thực phẩm tiêu dùng. Bên cạnh đó, các
SPX mang lai nhiều lợi ích, trong đó nổi
bật là việc tiết kiệm năng lượng khi sử
dụng các dòng sản phẩm điện và điện tử.
Lợi ích này liên quan trực tiếp đến túi tiền
của khách hàng trong tình hình khủng
hoảng kinh tế, cũng làm cho khách hàng
quan tâm đến các SPX được giới thiệu trên
thị trường hơn.
3.4. Phân tích SWOT về hành vi
tiêu dùng sản phẩm xanh của khách hàng
tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đi m mạnh (S): TP.HCM từ lâu đã
phát triển các hệ thống siêu thị, trung tâm
mua sắm hiện đại hơn, nhằm làm giảm các
vấn đề tiêu cực phát sinh khi các chợ tự
phát gia tăng. Với việc tập trung nguồn
cung cấp nhiều loại mặt hàng vào các hệ
thống siêu thị, việc tuyên truyền, phát động
TDX, quảng bá các mặt hàng SPX được
thực hiện thuận lợi hơn rất nhiều, giúp
người dân có nhiều thông tin, hiểu biết hơn
về TDX. Người tiêu dùng có nhận thức
đúng về sản phẩm xanh, về tiêu dùng xanh,
một bộ phận sẵn lòng chi trả sản phẩm với
giá thành cao để sử dụng sản phẩm vớ tiêu
NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO – NGUYỄN THỊ HOA
145
chí an toàn. Ngoài ra, Thành phố có hệ
thống truyền thông phát triển, NTD có sự
thuận lợi khi tiếp xúc với các nguồn thông
tin đáng tin cậy về sản phẩm xanh và tiêu
dùng xanh.
Đi m yếu (W): Các SPX tuy đã có
thương hiệu nhưng vẫn chưa tạo được niềm
tin tuyệt đối ở người tiêu dùng. Các sản
phẩm xanh vẫn chưa là sản phẩm đại
chúng, chủ yếu phục vụ cho phân khúc thị
trường trung lưu và cao cấp trong khi đại
bộ phận người tiêu dung là người bình dân.
Các chương trình kích cầu sử dụng sản
phẩm xanh chỉ diễn ra tại các thời điểm
nhất định trong năm. Tuy đã có nhiều hệ
thống siêu thị phát triển, nhưng một bộ
phận không nhỏ, đặc biệt là những người
công nhân, vẫn giữ thói quen đi các chợ
(thường là chợ tự phát gần các khu dân cư
và tại các khu công nghiệp) để mua sắm.
Ngoài việc mất mỹ quan đô thị, không đảm
bảo về an toàn thực phẩm, an ninh trật
tự, chợ tự phát cũng là các địa điểm rất
khó để có thể tổ chức tuyên truyền về xu
hướng TDX.
Cơ hội (O): TDX đã và đang trở nên
phổ biến hơn ở nhiều nơi trên thế giới.
TDX như một xu hướng mang tính toàn
quốc, toàn khu vực, hay toàn cầu thì nhận
thức của người dân cũng sẽ ngày càng tích
cực tham gia xu hướng này ngay trong
cuộc sống hằng ngày của mình. Chính phủ
các nước có chính sách phát triển tiêu dùng
xanh, các doanh nghiệp sản xuất đáp ứng
xu hướng có cơ hội to lớn trong đầu tư và
nhận được sự đồng thuận của người tiêu
dùng. Chính sách khuyến mãi SPX của các
hệ thống siêu thị ngày càng được đa
dạng hóa.
Thách thức (T): Tiêu chí đánh giá sản
phẩm xanh chưa được người tiêu dùng
nhận biết rộng rãi. Doanh nghiệp gặp các
khó khăn về vốn, sự canh tranh về công
nghệ và giá cả khi tham gia sản xuất và
phân phối sản phẩm xanh so với các sản
phẩm truyền thống.
Hành vi tiêu dùng SPX của người tiêu
dùng được nâng cao khi có sự đồng thuận
giữa khách hàng và nhà sản xuất cùng với
sự hỗ trợ và tạo đều kiện từ cơ quàn lý.
Truyền thông hiệu quả sẽ giúp nâng cao
nhận thức về TDX cũng như cung cấp
thông tin về SPX cho người tiêu dùng. Bên
cạnh vấn đề truyền thông, giáo dục về tiêu
dùng xanh hợp lý và bảo vệ môi trường sẽ
giúp thúc đẩy xu hướng phát triển bền
vững. Doanh nghiệp cần cân bằng giữa nhu
cầu của người tiêu dùng, giá thành sản
phẩm và công tác quảng cáo trong quá
trình thúc đẩy sản xuất SPX. Nhà sản xuất
cần tăng cường xây dựng thương hiệu và
tạo niềm tin cho người tiêu dùng về sản
phẩm sản xuất. Hình thành nên mạng lưới
phân phối ổn định, phù hợp với tâm lý,
truyền thống mua sắm của người tiêu dùng
thành phố nói riêng và người Việt Nam nói
chung, tuy nhiên không nên xem nhẹ yếu
tố vùng miền trong hình thức phân phối.
4. Kết luận
Hành vi TDX của người tiêu dùng trên
địa bàn TP.HCM về cơ bản đã được làm rõ
thông quả nghiên cứu và đánh giá tại 3 hê
thống siêu thị Co.op Mart (10 siêu thị với
1000 phiếu), Big C (8 siêu thị với 800
phiếu) và Lotte Mart (3 siêu thị với 300
phiếu). Các hệ thống siêu thị đều có phân
phối các sản phẩm xanh và có các chương
trình khuyến khích người tiêu dùng sử
dụng sản phẩm an toàn thân thiện với môi
trường. Hành vi mua SPX của người tiêu
dùng ngày càng cao, nhưng người tiêu
dùng vẫn chưa hiểu rõ được lợi ích của
việc TDX đối với môi trường. Khi người
tiêu dùng đã nhận thức được ý nghĩa và
HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC H THỐNG SIÊU THỊ
146
tầm quan trọng của TDX đối với môi
trường và sức khỏe của họ thì họ mới có
những hành động đúng đắn để thay đổi thói
quen tiêu dùng của mình.
T TH M KH
1. Aysel Boztepe, 2008, Influence of green
marketing on the comsumer behaviour,
European Journal of Economic and Political,
Journal of Business, 78: 5-21.
2. Ricky Y.K. Chan, Y.H. Wong and T.K.P.
Leung, 2008, Applying of ethnic idea in study
consumer behaviour, research on Chinese
Hong Kong, Journal of marketing
management, 136.
3. Andrew Gilg, Stewart Barr and Nicholas
Ford, 2005, Green consumption or
sustainable lifestyle? Indentifying the
sustainable consumer, Department of
Geography, UK: University of Exeter.
4. Phạm Thị Lan Hương (2014), “Dự đoán ý
định mua sắm xanh của người tiêu dùng trẻ:
Ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa và tâm
lý”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 200,
trang 66-78.
5. Micheal Solomon (2006), Consumer
behavior: A Europian Perspective, Education
Limited, England.
6. Nguyễn Hữu Thụ (2014), Hành vi tiêu dùng
xanh của người Hà Nội, Hội Tâm lý học xã
hội Việt Nam.
7. William Young, Kumju Hwang, Seonaidh
McDonald and Caroline J.Oates, 2008,
Sustainable consumption: green consumer
behaviour when purchasing products,
Sustainable Development journal.
Ngày nhận bài: 15/6/2017 Biên tập xong: 15/8/2017 Duyệt đăng: 20/8/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hanh_vi_tieu_dung_san_pham_xanh_cua_khach_hang_tai_cac_he_th.pdf