Hấp phụ ion pb2+ lên chitin được ghép với axit acrylic sau khi biến tính bề mặt bằng công nghệ plasma - Nguyễn Văn Sức
Biến tính bề mặt chitin bằng plasma lạnh
đã trợ giúp quá trình ghép axit acrylic lên
chitin một cách dễ dàng và đã làm tăng
khả năng hấp phụ ion Pb2+. Các tham số
ảnh hưởng đến sự hấp phụ ion Pb2+ bằng
chitin biến tính như pH và thời gian tíếp
xúc đã được xác định với giá trị tương
ứng tại đó dung lượng hấp phụ cực đại là
5 và 90 phút. Quá trình hấp phụ đẳng
nhiệt của chitin biến tính đối với ion Pb2+
tuân theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt
Freundlich với dung lượng hấp phụ cực
đại là 64,1 mg/g. Vật liệu hấp phụ điều
chế được có thể sử dụng để xử lý các
nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng,
làm giàu trong các đối tượng môi trường
khác nhau để phân tích
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hấp phụ ion pb2+ lên chitin được ghép với axit acrylic sau khi biến tính bề mặt bằng công nghệ plasma - Nguyễn Văn Sức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10
HẤP PHỤ ION Pb2+ LÊN CHITIN ĐƯỢC GHÉP VỚI AXIT ACRYLIC SAU
KHI BIẾN TÍNH BỀ MẶT BẰNG CÔNG NGHỆ PLASMA
Đến tòa soạn 5 - 6 - 2013
Nguyễn Văn Sức
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM
Trịnh Ngọc Châu
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
SUMMARY
ADSORBTION OF Pb
2+
ONTO CHITIN GRAFTED WITH ACRYLIC ACID AFTER
ITS SURFACE MODIFICATION BY COLD PLASMA TECHNOLOGY
The grafing process of acrylic acid on the chitin surface extracted from shrimp shell
after treatment by cold plasma was enhanced the adsorption ability of Pb
2+
ions. The
adsorption process of modified chitin for Pb
2+
ions followed the Freundlich isotherm
model. The maximum adsorption capacity was found to be 64,1 mg/g at pH 5 and 90
min contact time.
Keyword: Cold plasma, chitin, acrylic acid, Isotherm adsorption, Pb(II)
1.GIỚI THIỆU
Chitin là một polymer sinh học được tách
từ vỏ của các loài giáp xác, mai mực và
một số loài nấm. Chitin được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực khac nhau như y
học, thực phẩm, môi trường và nông
nghiệp [1-3]. Trong công nghệ môi
trường, chitin có khả năng hấp phụ một
số ion kim loại nặng và chất ô nhiễm hữu
cơ. Tuy nhiên, dung lượng hấp phụ của
chitin thường thấp và phụ thuộc vào mức
độ deacetyl hóa [4]. Để nâng cao khả
năng hấp phụ, chitin được biến tính bề
mặt bằng cách ghép các nhóm chức có ái
lực cao với chất ô nhiễm hoặc nâng cao
độ deacetyl để tăng mật độ nhóm amin
trong phân tử chitin [5-7] . Hầu hết các
quá trình deacetyl hóa hoặc ghép nhóm
chức lên chitin phải thực hiện qua nhiều
giai đoạn phức tạp, tốn nhiều thời gian và
sử dụng nhiều tác nhân hóa học. Trong
những năm gần đây, công nghệ plasma
lạnh đã được sử dụng để biến tính bề
mặt vật liệu với những ưu điểm vượt trội
của nó như thời gian biến tính xảy ra
nhanh, ít làm thay đổi cấu trúc vật liệu
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học – Tập 19, Số 1/2014
11
[8,9]. Do vậy, việc sử dụng công nghệ
plasma lạnh để biến tính bề mặt chitin
cho quá trình ghép các nhóm chức có ái
lực cao đối với ion kim loại là hướng đi
mới để nâng cao khả năng ứng dụng của
chitin trong công nghệ hấp phụ. Trong
bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả
nghiên cứu ghép axit crylic vào chitin sau
khi chitin được biến tính bề mặt bằng
plasma lạnh. Chitin ghép axit acrylic
chứa các nhóm chức carboxyl (-COOH)
được nghiên cứu để hấp phụ ion Pb2+.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Điều chế chitin
Chitin được điều chế từ vỏ tôm theo
phương pháp [4]. Để loại bỏ protein,
100g vỏ tôm khô được ngâm chiết trong
dung dịch NaOH 0.5 M ở nhiệt độ 600C
trong thời gian 3 giờ. Sau đó vỏ tôm
được rửa sạch bằng nước cất đến pH 6-7.
Vỏ tôm đượ tiếp tục loại bỏ khoáng chất
chủ yếu là Ca và Mg bằng cách ngâm
chiết trong dung dịch axit HCl 0,1M
trong thời gian 6 giờ ở nhiệt độ phòng.
Sau khi loại khoáng chất, chitin được rửa
sạch bằng nước cất đến pH trung tính và
sấy khô ở 800C. Mẫu chitin được nghiền
nhỏ, rây lấy phần có kích thước từ 0,25-
0,45 µm để xử lý bề mặt.
2.2. Biến tính bề mặt bằng plasma lạnh
và ghép axit acrylic lên bề mặt chitin
đã biến tính
Hình 1 trình bày sơ đồ hệ thống phát
plasma lạnh trong trạng thái cân bằng
không nhiệt độ được chế tạo tại trường
Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM. Hệ
thống bao gồm hai điện cực nhôm nằm
song song với nhau, một điện cực được
bao bằng ống thạch anh có đườn kính 5
cm. Độ rộng giữa chất điện môi bằng 2
mm. Dòng khí argon được sử dụng để
làm khí phóng điện với lưu lượng bằng
0.5 lít/phút. Mẫu chitin được đặt trên
tấm kính nằm giữa hai điện cực plasma.
Trước khi tiến hành xử lý, buồng plasma
được thổi khí argon khoảng 1 phút để
đuổi hết không khí và hơi ẩm. Mẫu chitin
được xử lý với plasma trong khí quyển
argon ở công suất 70 watt trong thời gian
30 giây. Sau khi được xử lý bề mặt, cho
ngay chitin vào cốc thủy tinh dung tích
250 ml chứa 20 ml dung dịch axit
acrylic(d = 1.047). Khuấy đều hỗn hợp
và để yên trong 2 giờ ở nhiệt độ phòng.
Lọc rửa lượng dư axit acrylic bằng
toluene. Làm khô chitin đã ghép với axit
acrylic bằng chân không. Phản ứng của
chitin sau khi chiếu plasma với axit
acrylic được trình bày trong hình 2.
12
Hình 1: Sơ đồ hệ thống plasma lạnh
2.3. Hấp phụ ion Pb2+
Phản ứng hấp phụ chitin ghép với axit
acrylic với ion Pb2+ được tiến hành theo
phương pháp gián đoạn. Các điều kiện tối
ưu cho quá trinh hấp phụ như thời gian
tiếp xúc, pH được xác định bằng cách
khuấy trộn 0.1 g chitin biến tính với mỗi
50 ml dung dịch Pb2+ có nồng độ 30 mg/l
ở các pH từ 1 đến 6. Sau mỗi một thời
gian nhất định, hút 0,1 ml dung dịch hấp
phụ và xác định nồng độ Pb2+ trong dung
dịch bằng phương pháp vol-ampe hòa tan
[10]. Quá trình nghiên cứu đảng nhiệt
hấp phụ của chitin biến tính đối với ion
Pb
2+
được tiến hành ở các nồng độ của
Pb
2+
từ 10-100 mg/l ở nhiệt độ 30 ±10C.
Hình 2: Phản ứng của chitin sau khi xử lý
plasma với axit acrylic
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc trưng của vật liệu
Phổ FT-IR của chitin và chitin được ghép
với axit acrylic tương ứng đưa ra trong
hình 3a và 3b. Các đỉnh đặc trưng của
chitin trong phổ FTIR (hình 3a) có thể
quan sát được bao gồm đỉnh tại 3426 cm-
1
đặc trưng cho dao động giãn của nhóm
aliphatic, O-H. Đỉnh tại 2967 cm-1 đặc
trưng cho sự dao động của liên kết C-H
của –CH3,. Sự dao động giãn của nhóm
carbonyl, C=O từ acetamide (-
NHCOCH3) biểu hiện ở đỉnh 1656 cm
-1
.
(a)
(b)
Hình 3: Phổ FTIR của (a) chitin, (b) chitin
biến tín
13
Các đỉnh 1535 và 1456 cm-1 đạc trưng
tương ứng sự dao động uốn của liên kết –
NH và dao động giãn của liên kết –CN
trong nhóm acetamide. Sự dao động giãn
của liên kết –C-O-C- của vòng
glucosamine thể hiện tại đỉnh 1048 cm-1.
Sau khi được ghép với axit acrylic (hình
3b) xuất hiện đỉnh mới tại 1724 cm-1 đặ
trưng cho các nhóm carbonyl trong
chitin biến tính.
3.2. Hấp phụ ion Pb2+
Hiệu suất hấp phụ cực đại (≥ 99 %) của
chitin biến tính đối với ion Pb2+ đã xác
định được tại pH 5 với thời gian cân bằng
hấp phụ là 90 phút. Mô hình hấp phụ
đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich được
sử dụng để kiểm tra các số liệu thực
nghiệm. Kết quả tính dung lượng hấp phụ
(qclc.) theo mô hình phi tuyến của đẳng
nhiệt Langmuir và Freundlich đối với ion
Pb
2+
được minh hoạ trong hình 4. Các
tham số của hai mô hình hấp đẳng nhiệt
Langmuir và Freundlich phụ đưa ra trong
bảng 1. Từ đồ thị có thể nhận thấy mô
hình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich phù
hợp với các số liệu thực nghiệm tốt hơn
so với mô hình đẳng nhiệt Langmuir.
Điều này cũng được xác nhận khi so sánh
giữa các giá trị sai số bình phương trung
bình tương đối (RSME) thu được khi xử
lý số liệu bằng phần mểm Tool Solver
của Microsoft Exel. Giá trị RMSE của
mô hình Freundlich bằng 1,56, nhỏ hơn
so với giá trị 2,834 của mô hình
Langmuir. Từ kết quả thu được có thể kết
luận quá trình hấp phụ ion Pb2+ trên bề
mặt chitin biến tính bằng plasma lạnh và
ghép với axit crylic là quá trình hấp phụ
đơn lớp trên các tâm hấp phụ có năng
lượng không đồng nhất [10]. Sự không
đồng nhất về mặt năng lượng trên bề mặt
chitin biến tính có thể là kết quả của sự
tương tác dòng plasma lạnh và chitin làm
cho bề mặt của chitin biến tính biến đổi
và có sự sắp xếp lại cấu trúc khi các gốc
tự do HO* tạo thành được tái hợp không
đúng với trạng thái ban đầu. Đây là một
vấn đề khá lý thú để nghiên cứu tiếp tục
về khả năng chịu tính axit của chitosan,
một polymer sinh học quan trọng tách ly
từ chitin, bằng cách khâu mạch với
plasma mà không sử dụng bất kỳ tác
nhân hóa học khâu mạch nào.
0
10
20
30
40
50
60
0 5 10 15 20
q
e
(m
g
/g
)
Ce (mg/l)
Thực nghiệm
Langmuir
Freundlich
Hình 4: Đồ thị của qe theo Ce ở pH 5, nhiệt
độ 30 ±10C và thời gian tiếp xúc : 90 phút
Bảng 1: Các tham số trong mô hình đẳng
nhiệt Langmuir và Freundlich
Mô hình Langmuir Mô hình Freundlich
KL(l/mg)
qmax
(mg/g)
RSME KF(mg/g) n RMSE
0,257 64,1 2,344 15,37 2,15 1,562
14
4. KẾT LUẬN
Biến tính bề mặt chitin bằng plasma lạnh
đã trợ giúp quá trình ghép axit acrylic lên
chitin một cách dễ dàng và đã làm tăng
khả năng hấp phụ ion Pb2+. Các tham số
ảnh hưởng đến sự hấp phụ ion Pb2+ bằng
chitin biến tính như pH và thời gian tíếp
xúc đã được xác định với giá trị tương
ứng tại đó dung lượng hấp phụ cực đại là
5 và 90 phút. Quá trình hấp phụ đẳng
nhiệt của chitin biến tính đối với ion Pb2+
tuân theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt
Freundlich với dung lượng hấp phụ cực
đại là 64,1 mg/g. Vật liệu hấp phụ điều
chế được có thể sử dụng để xử lý các
nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng,
làm giàu trong các đối tượng môi trường
khác nhau để phân tích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. F. Sahidi, J.K. vidana Arachchi and J.
You-Jin, Food applications of chitin and
chitosan, Trend in Food Sci. & Technol,
10, 37-51, (1999).
2. Y. Kato, H. Onishi, Y. Machida,
Application of chitin and chitosan
derivatives in the pharmaceutical field,
Curr Pham. Biotechnol. 4, 303-309,
(2003).
3. J.E. Mejia-Saulé, K. Waliszewski,
M.A. Garcia and R. Cruz-Camarillo, Use
of crude shrimp shell powder for
chitinase, Food Technol. Biotechnol. 44,
95-100, (2006).
4. R. Subha and C. Namasivayam,
Concurrent production of chitin from
shrimp shells and fungi, Carbohydrate
Res., 332, 305-316, (2001).
5. Mudasir, G. Raharjo, I.Tahir and E. Tri
Wahyuni, Immobilization of dithizone
onto chitin isolated from prawn and its
preliminary study for the adsorption of
Cd(II) ion
J. Phys. Sci., 19, 63–78, (2008).
6. J. Shao, Y. Yang, C.Shi, Preparation
and adsorption properties for metal ions
of chitin modified by L-cysteine, J. Appl.
Poly. Sci., 88, 2575–2579, (2003).
7. S.A. Figueiredo, J.M. Loureiro, R.A.
Boaventura, Natural waste materials
containing chitin as adsorbents for textile
dyestuffs: batch and continuous studies.
Water Res., 39, 4142-4152,(2005).
8. C. Jama, R. Delobel, Cold plasma
technologies for surface modification and
thin film deposition, Mat.Sci.97, 109-
124, (2007).
9. S.S. Kim, L. Britcher, S. Kumar, H. J.
Griesser, Plasma methods for the
generation of chemically, A Review,
Plasma Process. Polym. 3, 392-418,
(2006).
10. A.Sana, A. Alshikh, Voltammetry
determination of some trace elements in
tap water samples of Jeddah area in the
Kingdom of Saudi Arabia, J. American
Sci., 6, 1026-1032, (2010).
11. W.L.Teng, E. Khor, T. K. Tan, L.Y.
Lim, S.C. Tana, Modeling of adsorption
isotherms and kinetics of 2,4,6
trichloropheno onto microporous ZnCl2
activated coir pith carbon, J. Environ.
Eng. Manage., 18, 275-280 (2008).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15790_54549_1_pb_22_2096698.pdf