Hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của bộ luật dân sự 2015

Một số góp ý hoàn thiện quy định của pháp luật về hệ quả khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản Trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật về hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, người viết có một số góp ý để nhằm hoàn thiện quy định của BLDS 2015 như sau: Thứ nhất, cần quy định trách nhiệm của bên được đề nghị đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản vào khoản 2 Điều 420 BLDS 2015 bằng cách thiết kế thêm đoạn 2 trong điều 420 với nội dung như sau: “Trong trường hợp một bên từ chối yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của bên có lợi ích bị ảnh hưởng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực thì phải bồi thường thiệt hại mà bên yêu cầu đàm phán lại hợp đồng phải gánh chịu”. Thứ hai, để Điều 417 và Điều 420 BLDS 2015 không còn mâu thuẫn thì cần sửa Điều 417 BLDS 2015 thành như sau “Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý hoặc trường hợp quy định tại Điều 420 của Bộ luật này”. Thứ ba, cần quy định cụ thể thời hạn hợp lý để bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng. Khoảng thời hạn hợp lý này có thể được xác định như sau: “Khoảng thời hạn hợp lý mà bên có lợi ích bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh thay đổi cơ bản có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng quy định tại khoản 2 Điều 420 Bộ luật dân sự 2015 được tính từ thời điểm có đủ căn cứ xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản cho đến trước khi bên có lợi ích bị ảnh hưởng hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng.” Thứ tư, Văn bản cần hướng dẫn thiệt hại trong trường hợp này là thiệt hại của bên nào hay là thiệt hại của hai bên, thậm chí là bên thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.7 Về phần chi phí thực hiện hợp đồng là chi phí của toàn bộ hợp đồng hay là chi phí thực hiện kể từ thời điểm xảy ra hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của bộ luật dân sự 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 LEGAL EFFICIENCY WHEN COMPLETING THE BASIC CHANGES UNDER THE CIVIL CODE 2015 Nguyễn Huy Hoàng Trường Đại học Trà Vinh Tóm tắt: Bài viết phân tích những hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Trên cơ sở sở phân tích quy định của pháp luật Việt Nam và so sánh đối chiếu với pháp luật quốc tế, chỉ ra một số bất cập trong quy định Bộ luật Dân sự 2015 về hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản từ đó có những góp ý nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự 2015. Từ khóa: Hoàn cảnh thay đổi cơ bản; Hệ quả pháp lý. Asbtract: The paper analyzes the legal consequences of a major change in accordance with the provisions of the Civil Code 2015. On the basis of the analysis of the law of Vietnam and comparison with international law, pointing out some inadequacies in the provisions of the Civil Code 2015 on legal consequences when circumstances change fundamentally from that there are comments to improve the provisions of the Civil Code 2015. Keywords: Background changes; Legal consequences. 1. Đặt vấn đề Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một trong những quy định rất mới trong Bộ luật Dân sự 20151 (sau đây viết là BLDS 2015). Để xác định hoàn cảnh có thay đổi cơ bản không thì sự thay đổi của hoàn cảnh phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định2. Khi hoàn cảnh đã thay đổi cơ bản thì sẽ làm phát sinh những hệ quả pháp lý đối với các bên trong hợp đồng. Trong bài viết này sẽ tập trung phân tích hệ quả pháp lý của việc thay đổi hoàn thay đổi cơ bản theo quy định của BLDS 2015, phân tích những bất cập và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. 2. Hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản Theo quy định tại Điều 420 BLDS 2015 thì khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ xảy ra những hệ quả pháp lý sau. 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 2 Xem Nguyễn Huy Hoàng (2018), “Điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt tháng 2018, tr 117-120. 2 2.1. Phát sinh quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của các bên trong hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản Chủ thể trong việc đàm phán lại hợp đồng Chủ thể có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng: Theo quy định tại khoản 2 Điều 420 BLDS 2015 quy định như sau: “Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng...”. Như vậy, chủ thể có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng là bên có lợi ích bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Trong trường hợp này bên có lợi ích bị ảnh hưởng cần chủ động trong việc yêu cầu bên kia đàm phán hợp đồng. Về vấn đề này, trong PICC quy định về quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng như sau: “Bên bị bất lợi có quyền đề nghị đàm phán lại”. Tương tự như vậy trong Điều 6:111 của PECL cũng quy định: “Nếu việc thực hiện hợp đồng trở lên quá khó khăn bởi vì có sự thay đổi về hoàn cảnh, các bên buộc phải tiến hành thỏa thuận với quan điểm là chỉnh sửa hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng...”. Trong Điều 1195 BLDS Pháp năm 2016 cũng quy định “nếu sau khi giao kết hợp đồng, hoàn cảnh thay đổi cơ bản đến mức làm cho chi phí thực hiện nghĩa vụ đó tăng lên, mà bên bị bất lợi không thể gánh chịu rủi ro về sự kiện này, họ có quyền yêu cầu tiến hành đàm phán lại hợp đồng...”3. Theo nội dung của PICC và BLDS Pháp năm 2016 thì bên bị bất lợi là bên có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng, còn theo quy định của PECL thì các bên trong hợp đồng đều có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng. Các chủ thể tham gia đàm phán lại hợp đồng: Điều 420 BLDS 2015 quy định “...bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng...”. Trong việc đàm phán lại hợp đồng này về cơ bản là có hai bên, là bên có lợi ích bị ảnh hưởng và bên kia trong hợp đồng. Khi nhận được yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của bên có lợi ích bị ảnh hưởng thì bên kia cần có thái độ thiện chí và hợp tác để các bên có thể đạt được những thỏa thuận mới trong hợp đồng. Bởi lẽ, một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là nguyên tắc thiện chí “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”4. Trong PICC quy định như sau: “Trong bất kỳ trường hợp nào kể trên, tòa án có thể buộc bên từ chối thỏa thuận hoặc vi phạm thỏa thuận trái với nguyên tắc trung thực và thiện chí phải bồi thường thiệt hại mà bên kia phải gánh chịu (khoản 3 Điều 6:111). Với quy định này thì PICC tạo ra một cơ chế bảo vệ bên có lợi ích bị ảnh hưởng rất tốt khi quy định về 3 Ngô Thị Thu Trang – Nguyễn Thế Đức Tâm, “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, truy cập ngày 14/08/218 4 Điều 3 BLDS 2015 3 trách nhiệm của bên còn lại khi nhận được yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của bên có lợi ích bị ảnh hưởng. Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là quy định chung, áp dụng cho tất cả các hợp đồng, kể cả hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Vậy, trong trường hợp các bên thỏa thuận đàm phán lại hợp đồng thì cần có sự đồng ý của người thứ ba hay không? Trong việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, Điều 417 BLDS 2015 quy định không được sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba như sau “Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý”. Trong khi đó tại Điều 420 BLDS 2015 lại cho phép các bên trong hợp đồng và Tòa án sửa đổi hợp đồng. Điều đó cho thấy có sự mẫu thuẫn giữa Điều 417 BLDS 2015 với khoản 2 Điều 420 BLDS 2015. Việc sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ có thể tác động đến lợi ích của người thứ ba hoặc không tác động đến lợi ích của người thứ ba, mà chỉ thay đổi quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng. Vấn đề cần xem xét là khi sửa đổi hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hai trường hợp trên có cần sự đồng ý của người thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba hay không? Về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng nếu như:“sửa đổi hợp đồng chỉ có hậu quả là làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, chứ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp như vậy, việc sửa đổi hợp đồng có thể được thực hiện theo ý chí của các bên” còn nếu “sửa đổi hợp đồng có hậu quả là làm thay đổi (gia tăng hoặc giảm bớt) lợi ích của người thứ ba, thì cần phải có sự đồng ý của người thứ ba”5. Tuy nhiên, tác giả cho rằng việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản không cần thiết cần phải có sự đồng ý của người thứ ba. Bởi lẽ, việc xảy ra hoàn cảnh thay đổi là sự kiện khách quan mà không bên nào trong hợp đồng mong muốn xảy ra. Nên việc sửa đổi hợp đồng là nhu cầu tất yếu để cân bằng lợi ích. Nguyên nhân của việc sửa đổi hợp đồng không phải là ý chí chủ quan của các bên, mà là do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Hơn nữa, trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thì bên thứ ba là người hưởng quyền mà không phải thực hiện nghĩa vụ cho nên khi sửa đổi hợp đồng không cần phải có sự đồng ý của người thứ ba. 5 Ngô Quốc Chiến (2015), “Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi và việc sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005”, Nghiên cứu lập pháp, số 14, tr 29 – 33. 4 Thời hạn yêu cầu đàm phán lại hợp đồng Theo quy định tại khoản 2 Điều 420 BLDS 2015, thì “bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý”. Theo quy định này thì các bên sẽ có một thời hạn hợp lý để yêu cầu đàm phán lại hợp đồng. Trong BLDS 2015 không quy định cách xác định khoảng thời gian hợp lý là bao lâu. Trong PICC quy định về thời hạn yêu cầu đàm phán lại hợp đồng như sau “Lời đề nghị phải được đưa ra đúng lúc và đầy đủ cơ sở”. (khoản 1 Điều 6.2.3). Các quy định trên đều không quy định cụ thể thời hạn mà các bên được đàm phán lại hợp đồng, mà chỉ quy định một cách khái quát là thời hạn hợp lý hoặc là đúng lúc. Theo tác giả thì khoảng thời hạn thời lý để bên có lợi ích bị ảnh hưởng yêu cầu đàm phán lại hợp đồng sẽ bắt đầu từ khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và kết thúc trước khi các bên có lợi ích bị ảnh hưởng hoàn thành nghĩa vụ theo đúng hợp đồng. Như vậy, bên có lợi ích bị ảnh hưởng phải đưa lời đề nghị đàm phán lại hợp đồng trước khi họ hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng. Trường hợp nếu như bên có lợi ích bị ảnh hưởng đưa ra đề nghị đàm phán lại hợp đồng sau khi họ đã thực hiện xong các nghĩa vụ trong hợp đồng, thì coi như không có khó khăn xảy ra và hợp đồng sẽ không được điều chỉnh lại. Nội dung của yêu cầu đàm phán lại hợp đồng Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ làm cho hợp đồng trở lên khó thực hiện vì vậy các bên được quyền đàm phán lại hợp đồng. Mục đích chính của nội dung đàm phán lại hợp đồng trong trường hợp này là sửa đổi hợp đồng. Điều này được thể hiện trong khoản 3 Điều 420 BLDS 2015 như sau “Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý...”. Điều đó chứng tỏ nhà làm luật ưu tiên cho các bên được sửa đổi hợp đồng. Điều này cũng phản ánh đúng bản chất của hợp đồng vì hợp đồng được tạo ra là để được thực hiện chứ không phải để bị hủy bỏ hay chấm dứt. Mặt khác, khi tham gia giao kết hợp đồng các bên đều hướng tới những giá trị nhất định và đều mong muốn hợp đồng được thực hiện trọn vẹn, trừ trường hợp họ không thiện chí, trung thực trong việc xác lập hợp đồng. Thời hạn hợp lý để các bên đàm phán lại hợp đồng Để có được kết quả là những thỏa thuận mới thay thế những điều khoản đã cam kết từ lúc giao kết hợp đồng thì các bên trong hợp đồng cần có một khoảng thời gian để thỏa thuận việc sửa đổi đó. Thời hạn này được tính từ khi bên có lợi ích bị ảnh hưởng đưa ra yêu cầu về việc sửa đổi hợp đồng đến bên kia. Khoảng thời hạn đề đàm phán sửa đổi hợp đồng được khoản 3 Điều 420 BLDS 2015 quy định phải là trong thời hạn hợp lý. Một lần nữa trong Điều 420 BLDS 2015 đưa ra thuật ngữ thời hạn hợp lý nhưng không quy định cụ thể hay hướng dẫn các xác định thời hạn này. 5 2.2. Phát sinh quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản Điều kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng Tại khoản 3 Điều 420 BLDS 2015 quy định “Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án” giải quyết. Điều kiện để các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chính là trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng. Các bên không thể thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng có thể là do một bên từ chối đàm phán hợp đồng hoặc là do các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng. Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp Khi các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng thì có thể yêu cầu Tòa án “a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản; Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.” (khoản 3 Điều 420 BLDS 2015). Như vậy, Tòa án sẽ có hai cách thức giải quyết cho tranh chấp này là: (1) Hoặc chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; (2) Hoặc sửa đổi hợp đồng nhằm cân bằng lợi ích giữa các bên. 3. Một số vấn đề vướng mắc có thể phát sinh trên thực tế của quy định về hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh đổi cơ bản BLDS 2015 đã quy định hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, tuy nhiên qua đánh giá nhận thấy quy định này có thể phát sinh những vướng mắc sau đây: Thứ nhất, thiếu sót khi không quy định trách nhiệm của bên được đề nghị đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại khoản 2 Điều 420 BLDS 2015. Tại khoản 2 Điều 420 BLDS 2015 quy định “Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng...”. Quy định này cho phép bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng khi xảy ra hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tuy nhiên, BLDS 2015 lại không quy định về trách nhiệm của bên được đề nghị đàm phán lại hợp đồng là sự thiếu sót. Bởi lẽ, để các bên có thể tiến hành đàm phán lại hợp đồng thì cần có sự thiện chí, trung thực của tất cả các bên trong hợp đồng. Mặt khác, trên thực tế có thể sẽ xảy ra trường hợp khi bên có lợi ích bị ảnh hưởng đưa ra lời đề nghị đàm phán lại hợp đồng mà không được sự chấp nhận bởi bên kia hoặc bên kia cố tình kéo dài quá trình đàm phán một cách thiếu thiện chí. Thứ hai, mâu thuẫn giữa Điều 417 BLDS 2015 với khoản 2 Điều 420 BLDS 2015. Điều 417 BLDS 2015 không cho phép các bên giao kết hợp đồng được sửa đổi hoặc hủy bỏ 6 hợp đồng nếu như không được sự đồng ý của người thứ ba. Tuy nhiên, trong khoản 2 Điều 420 BLDS 2015 lại quy định cho phép các bên được đàm phán sửa đổi hợp đồng. Như vậy là có sự mâu thuẫn giữa hai quy định này. Thứ ba, chưa quy định cụ thể khoảng thời hạn hợp lý để bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng. Vì khoảng thời hạn hợp lý để yêu cầu đàm phán lại hợp đồng chưa được pháp luật hướng dẫn nên sẽ có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Thứ tư, chưa quy định cụ thể cách xác định thiệt hại và cách xác định các chí phí thực hiện hợp đồng tại khoản 3 Điều 420 BLDS 2015. Việc chưa quy định cụ thể sẽ tạo ra những cách hiểu không thống nhất và gây khó khăn cho việc áp dụng quy định này. 4. Một số góp ý hoàn thiện quy định của pháp luật về hệ quả khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản Trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật về hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, người viết có một số góp ý để nhằm hoàn thiện quy định của BLDS 2015 như sau: Thứ nhất, cần quy định trách nhiệm của bên được đề nghị đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản vào khoản 2 Điều 420 BLDS 2015 bằng cách thiết kế thêm đoạn 2 trong điều 420 với nội dung như sau: “Trong trường hợp một bên từ chối yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của bên có lợi ích bị ảnh hưởng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực thì phải bồi thường thiệt hại mà bên yêu cầu đàm phán lại hợp đồng phải gánh chịu”. Thứ hai, để Điều 417 và Điều 420 BLDS 2015 không còn mâu thuẫn thì cần sửa Điều 417 BLDS 2015 thành như sau “Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý hoặc trường hợp quy định tại Điều 420 của Bộ luật này”. Thứ ba, cần quy định cụ thể thời hạn hợp lý để bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng. Khoảng thời hạn hợp lý này có thể được xác định như sau: “Khoảng thời hạn hợp lý mà bên có lợi ích bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh thay đổi cơ bản có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng quy định tại khoản 2 Điều 420 Bộ luật dân sự 2015 được tính từ thời điểm có đủ căn cứ xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản cho đến trước khi bên có lợi ích bị ảnh hưởng hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng.” Thứ tư, Văn bản cần hướng dẫn thiệt hại trong trường hợp này là thiệt hại của bên nào hay là thiệt hại của hai bên, thậm chí là bên thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. 7 Về phần chi phí thực hiện hợp đồng là chi phí của toàn bộ hợp đồng hay là chi phí thực hiện kể từ thời điểm xảy ra hoàn cảnh thay đổi cơ bản. 5. Kết luận Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ phát sinh các hệ quả pháp lý như quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng để cân bằng lợi ích cho các bên. Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng hoặc là chấm dứt hợp đồng, trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Qua nghiên cứu và phân tích cho thấy còn một số vấn đề còn bất cập về hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, vì vậy cần có những hướng dẫn chi tiết và sửa đổi bổ sung quy định nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 liên quan đến hệ quả pháp lý khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015. 2. Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (2004). 3. Ngô Quốc Chiến (2015), “Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi và việc sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005”, Nghiên cứu lập pháp, số 14, tr 29 – 33. 4. Nguyễn Huy Hoàng (2018), “Điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt tháng 2018, tr 117-120. 5. Ngô Thị Thu Trang – Nguyễn Thế Đức Tâm, “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, truy cập ngày 14/08/218.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhe_qua_phap_ly_khi_hoan_canh_thay_doi_co_ban_theo_quy_dinh_c.pdf
Tài liệu liên quan