Trong hệ thống quy chuẩn (QC), tiêu chuẩn (TC)
Việt Nam có QCVN 03/2012 “Nguyên tắc phân loại,
phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ
tầng kỹ thuật đô thị” [6] nêu cách phân loại, phân cấp
công trình, nhằm mục đích làm cơ sở để xác định các
giải pháp kinh tế-kỹ thuật khi lập và xét duyệt các dự
án đầu tư, thiết kế xây dựng công trình (điều 1.1,
QCVN 03/2012 [7]). Theo đó, các công trình được
chia làm 5 cấp: cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV. Trong đó
cấp đặc biệt là cấp cao nhất, cấp IV là cấp thấp nhất.
Tuy nhiên, trong hệ thống QC, TC của Việt Nam,
trừ tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn TCVN 9386:2012,
không đề cập đến hệ số tầm quan trọng của nhà và
công trình tương ứng với cách phân cấp công trình
trong QCVN 03:2012/BXD. Nghĩa là trong các trường
hợp tính toán kết cấu với các tổ hợp tải trọng cơ bản,
thì không có sự khác biệt giữa công trình cấp đặc biệt
và công trình bình thường
6 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ số tầm quan trọng trong các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu của Việt Nam và nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 3
HỆ SỐ TẦM QUAN TRỌNG TRONG CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KẾT CẤU
CỦA VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI
TS. CAO DUY KHÔI
Viện KHCN Xây dựng
Tóm tắt: Tầm quan trọng của công trình, theo
quan điểm thiết kế phổ biến trên thế giới, cần được
xem xét khi tính toán kết cấu. Cần có hai thông tin:
Phân loại, phân cấp công trình theo tầm quan trọng
của nó, và giá trị hệ số tầm quan trọng tương ứng. Bài
báo này sẽ tóm lược các phương pháp kể đến tầm
quan trọng của công trình trong thiết kế kết cấu theo
các hệ thống Tiêu chuẩn của Mỹ, Nga, Châu Âu và
Việt Nam, từ góc độ thiết kế thực hành. Từ đó rút ra
một số nhận xét và kiến nghị cần lưu tâm khi soát xét
hệ thống Tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Thiết kế có kể đến tầm quan trọng của công trình
là quan điểm thiết kế phổ biến trên thế giới. Để kể đến
tầm quan trọng của công trình khi tính toán kết cấu
cần có đầy đủ hai thông tin: Phân loại, phân cấp công
trình theo tầm quan trọng của nó, và giá trị hệ số tầm
quan trọng tương ứng. Các hệ thống tiêu chuẩn của
Mỹ, Nga, Châu Âu đều có các thông tin này. Tuy
nhiên hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam
mới có QCVN 03/2012 “Nguyên tắc phân loại, phân
cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ
thuật đô thị”, chưa có giá trị hệ số tầm quan trọng
tương ứng.
Bài báo này sẽ tóm lược phương pháp kể đến
tầm quan trọng của công trình trong thiết kế kết cấu
theo các hệ thống tiêu chuẩn của Mỹ, Nga, Châu Âu
và Việt Nam, từ góc độ thiết kế thực hành. Từ đó rút
ra một số nhận xét và kiến nghị cần lưu tâm khi soát
xét hệ thống tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam.
2. Phương pháp kể đến tầm quan trọng của công
trình trong các hệ tiêu chuẩn
2.1. Tiêu chuẩn Mỹ ASCE 7-2010 [2]
ASCE 7-2010 [2] phân cấp các công trình theo 04
cấp nguy hiểm (risk category) từ I đến IV, trong đó
cấp I là thấp nhất, cấp IV là cao nhất.
Bảng 1. (lược dịch từ bảng 1.5-1, [2]) – Cấp công trình của nhà và các công trình khác
Chức năng hoặc lượng người trong nhà và công trình
Cấp công
trình
Nhà và các công trình khác gây rủi ro thấp cho nhân mạng trong trường hợp hư hại I
Tất cả các loại nhà và các công trình khác trừ các loại đã được liệt kê vào cấp I, III và IV II
Nhà và các công trình khác khi hư hại có thể gây ra rủi ro đáng kể đối với nhân mạng
Nhà và các công trình không thuộc cấp IV, có thể gây ra các hậu quả kinh tế đáng kể và/hoặc
làm gián đoạn nghiêm trọng cuộc sống hàng ngày của cư dân
Nhà và các công trình không thuộc cấp IV, có chứa chất độc hoặc chất nổ vượt quá số lượng
cho phép và có khả năng nguy hại đối với cộng đồng nếu bị thất thoát
III
Nhà và các công trình khác được xếp vào loại thiết yếu
Nhà và các công trình khác, khi hư hại có thể là mối đe dọa nghiêm trọng đối với cộng đồng
Nhà và các công trình khác có chứa số lượng đáng kể chất độc mạnh vượt quá số lượng cho
phép, nguy hiểm và là mối đe dọa đối với cộng đồng nếu bị thất thoát
Nhà và các công trình khác, cần thiết để duy trì chức năng của các công trình khác thuộc cấp
IV
IV
Căn cứ theo hướng dẫn phân cấp công trình trên, ASCE 7-2010 đưa ra hệ số tầm quan trọng (importance
factor) tương ứng với các cấp như sau:
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2014 4
Đối với tải trọng động đất:
Bảng 2. (trích từ bảng 1.5-2, [2])
Hệ số tầm quan trọng đối với tải trọng động
đất Cấp công trình
Ie
I 1.00
II 1.00
III 1.25
IV 1.50
Đối với phương pháp tĩnh ngang tương đương thì
giá trị Ie nhân trực tiếp vào lực cắt đáy V. Đối với
phương pháp phổ phản ứng, theo điều 12.9.2 thì giá
trị Ie được nhân vào phổ phản ứng, và dùng phổ phản
ứng đó để tính toán các tham số thiết kế cần quan
tâm như độ lệch tầng, nội lực trong các cấu kiện,
Như vậy, cách sử dụng hệ số tầm quan trọng đối
với tải trọng động đất theo ASCE 7-2010 là tương tự
như TCVN 9386 : 2012.
Đối với tải trọng gió:
Trong ASCE 7-2005 [1], áp lực gió qz tại độ cao z
được tính theo công thức (6-15) của tiêu chuẩn:
qz = 0.613KzKztKdV2I (N/m2);
trong đó:
Kd – hệ số hướng gió, lấy theo bảng 6-4 của
ASCE 7-2005;
Kz – hệ số thay đổi áp lực gió theo chiều cao và
dạng địa hình, lấy theo bảng 6-3 của ASCE 7-2005;
Kzt – hệ số địa hình, lấy theo hình 6-4 của ASCE
7-2005;
V – vận tốc gió cơ sở (gió giật 3 giây, đo tại độ
cao 10m từ mặt đất, địa hình chuẩn là C, chu kỳ lặp
50 năm), tính bằng m/s;
I – hệ số tầm quan trọng của tải trọng gió, lấy theo
bảng 6-1 của ASCE 7-2005.
Bảng 3. (dịch từ bảng 6-1, ASCE 7-2005) – Hệ số tầm quan trọng đối với tải trọng gió theo ASCE 7-2005
Hệ số tầm quan trọng đối với tải trọng gió
Cấp công trình Các vùng có xu hướng không có bão hoặc
vùng có bão với vận tốc V = 80-100 mph, và
Alaska
Vùng có bão với V > 100 mph
I 0.87 0.77
II 1.00 1.00
III 1.15 1.15
IV 1.15 1.15
Ngoài ra, trong các tổ hợp cơ bản để tính toán
theo trạng thái cực hạn mà tải trọng gió là chủ đạo, thì
tải trọng gió được nhân với hệ số tổ hợp bằng 1.6
(điều 2.3.2, ASCE 7-2005).
Trong ASCE 7-2010 [2], áp lực gió qz tại độ cao z
được tính theo công thức:
qz = 0.613KzKztKdV2 (N/m2)
trong đó các hệ số Kd, Kz và Kzt vẫn lấy như ASCE
7-2005.
Hệ số tầm quan trọng không xuất hiện trong công
thức trên. Thay vào đó, ASCE 7-2010 đưa ra 03 bản
đồ vận tốc gió A, B, C (với vận tốc gió cơ sở là gió giật
3 giây, đo tại độ cao 10m từ mặt đất, địa hình chuẩn là
C) cho các cấp công trình khác nhau. Cụ thể là:
Bản đồ A: Cho nhà và công trình cấp II. Xác suất
vượt quá là 7% trong vòng 50 năm (Chu kỳ lặp trung
bình 700 năm).
Bản đồ B: Cho nhà và công trình cấp III và IV. Xác
suất vượt quá là 3% trong 50 năm (chu kỳ lặp trung
bình 1700 năm).
Bản đồ C: Cho nhà và công trình cấp I. Xác suất
vượt quá là 15% trong 50 năm (chu kỳ lặp trung bình
300 năm).
Như vậy, ASCE 7-2010 đã phân ra 03 loại bản đồ
cho các cấp công trình khác nhau. Trong ASCE 7-
KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 5
2010, hệ số tổ hợp tải trọng gió trong các tổ hợp cơ
bản mà tải trọng gió là chủ đạo lấy bằng 1, vì chu kỳ
lặp của tải trọng gió đã lấy cực đại quy định cho từng
cấp công trình chứ không lấy chu kỳ quy ước là 50
năm đối với tải trọng gió như trong ASCE 7-2005.
Ngoài ra, khi tính toán với các tải trọng lũ lụt,
tuyết, bang, tiêu chuẩn Mỹ ASCE 7 cũng xét tới hệ số
tầm quan trọng.
2.2. Hệ thống tiêu chuẩn Nga
Theo điều 4, Đạo luật Liên bang số 384-FZ [11] ký
ngày 30/12/2009 “Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn của
nhà và công trình”, thì nhà và công trình được chia
làm 3 cấp theo tầm quan trọng: nâng cao, trung bình
và thấp.
Khoản 7, điều 26, Đạo luật Liên bang số 384-FZ,
quy định:
Các tính toán luận chứng cho sự an toàn của các
giải pháp kết cấu của nhà hoặc công trình phải được
thực hiện có kể đến cấp theo tầm quan trọng của nhà
hoặc công trình đang thiết kế. Với mục đích trên, các
giá trị tính toán của nội lực trong các cấu kiện kết cấu
và nền móng của nhà hoặc công trình phải được xác
định có kể đến hệ số tầm quan trọng không được
thấp hơn các giá trị sau:
- 1,1 – đối với nhà và công trình có tầm quan
trọng nâng cao;
- 1,0 - đối với nhà và công trình có tầm quan trọng
bình thường;
- 0,8 – đối với nhà và công trình có tầm quan
trọng thấp.
Như vậy, việc kể đến tầm quan trọng của công
trình thông qua việc phân cấp công trình và sử dụng
hệ số tầm quan trọng trong tính toán kết cấu là bắt
buộc đối với Liên bang Nga.
Thừa hành điều luật bắt buộc trên, tiêu chuẩn
GOST R 54257-2010 “Độ tin cậy của kết cấu xây
dựng và nền. Những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản”
[9] đã đưa ra những quy định chi tiết hơn để phân cấp
công trình theo tầm quan trọng (mục 9). Theo đó, phụ
thuộc vào các hậu quả về xã hội, môi trường và kinh
tế do công trình bị hư hại hay phá hủy, nhà và công
trình được phân thành các cấp 1a (tầm quan trọng
đặc biệt), cấp 1b (tầm quan trọng cao), cấp 2 (tầm
quan trọng bình thường) và cấp 3 (tầm quan trọng
thấp). Trong đó cấp 1a và 1b là phân cấp nhỏ hơn
của cấp 1 theo Đạo luật 384-FZ [11].
Hướng dẫn cụ thể hơn về phân cấp công trình có
thể xem thêm trong GOST R 54257-2010 “Độ tin cậy
của kết cấu xây dựng và nền. Những nguyên tắc và
yêu cầu cơ bản” [9].
Căn cứ theo cấp công trình, GOST R 54257-2010
đưa ra các giá trị tối thiểu của hệ số tầm quan trọng
như bảng dưới.
Bảng 4. (bảng 2 của [8]) – Các giá trị tối thiểu của hệ số tầm quan trọng
Cấp công trình Các giá trị tối thiểu của hệ số tầm quan trọng
1a 1,2
1b 1,1
2 1,0
3 0,8
Cấp công trình theo tầm quan trọng và giá trị hệ
số tầm quan trọng cụ thể được xác định bởi chủ
nhiệm thiết kế và được chấp thuận bởi chủ đầu tư,
nhưng không thấp hơn các giá trị nêu trong bảng 4.
Đối với các bộ phận kết cấu khác nhau của công trình
cho phép sử dụng các hệ số tầm quan trọng khác
nhau.
Hệ số tầm quan trọng được nhân trực tiếp vào hệ
quả các tác động xác định bởi tính toán cho các tổ
hợp tải trọng cơ bản theo trạng thái giới hạn thứ nhất.
Khi tính toán theo trạng thái giới hạn thứ hai, hệ số
tầm quan trọng cho phép lấy bằng 1.
Đối với các tổ hợp tải trọng đặc biệt (ví dụ, tổ hợp
có chứa tải trọng động đất) thì quy tắc kể đến tầm
quan trọng của công trình được quy định riêng trong
các tiêu chuẩn thiết kế hoặc trong nhiệm vụ thiết kế
[9]. Có thể hiểu rằng, nếu tiêu chuẩn thiết kế chuyên
ngành (ví dụ tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn) đã có
quy định riêng về tầm quan trọng thì tuân theo quy
định đó và không sử dụng các hệ số tầm quan trọng
nêu trên.
Các phiên bản tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn cũ
(SNiP II-7-81 và SNiP II-7-81*) không có hướng dẫn
phân loại công trình theo tầm quan trọng.
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2014 6
Tiêu chuẩn mới SP 14.13330.2011 [10] đã bổ sung
bảng hướng dẫn phân loại công trình theo tầm quan
trọng và có hệ số tầm quan trọng tương ứng (bảng 3)
dành riêng cho thiết kế chống động đất. Dự thảo tiêu
chuẩn thiết kế kháng chấn mới của Việt Nam đã được
biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn này của Nga [5].
Bảng 5. Trích từ [1] - Hệ số 0K được xác định theo chức năng của công trình
Chức năng của nhà hoặc công trình Giá trị 0K
1. Nhà tưởng niệm và các công trình khác; nhà hát quy mô lớn, cung thể thao và gian hòa nhạc trên
2000 chỗ, các tòa nhà chính phủ có tầm quan trọng nâng cao, trạm phát thanh có tổng công suất phát
trong một tòa nhà trên 500 W
2,0
2. Nhà và công trình:
- Chức năng của nó phải được bảo đảm khi có động đất và khi khắc phục hậu quả của nó (nhà thông
tin chính phủ, nhà phục vụ công tác cứu hộ khẩn cấp và cảnh sát; các hệ thống cấp năng lượng và
nước; các công trình chữa cháy, cấp ga; các công trình chứa khối lượng lớn các chất độc và chất nổ
có thể gây nguy hiểm đối với khu dân cư; các cơ quan y tế có thiết bị để sử dụng trong các tình huống
tai nạn);
- Trong đó xuất hiện nguy hiểm cho người ở trong (bệnh viện, trường học, mẫu giáo, nhà ga, sân bay,
bảo tàng, nhà hát, rạp xiếc, hòa nhạc và các gian thể thao, chợ có mái, các tổ hợp thương mại có mặt
đồng thời hơn 300 người, nhà cao hơn 16 tầng);
- Các nhà và công trình khác mà dừng sử dụng có thể dẫn tới thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và
môi trường.
1,5
3. Nhà và công trình khác không nêu ở 1 và 2. 1,0
4. Các công trình tạm có thời gian sử dụng dưới 3 năm 0,75
2.3. Tiêu chuẩn châu Âu
Phụ lục B của EN 1990 [3] có hướng dẫn cách phân loại công trình dựa trên hậu quả do hư hại công trình
(bảng B1) như sau:
Bảng 6. (trích từ [6])
Phân loại
hậu quả Mô tả Ví dụ về nhà và công trình dân dụng
CC3
Hậu quả nghiêm trọng đối với tổn thất sinh mạng
hoặc hậu quả kinh tế, xã hội hoặc môi trường là rất
lớn
Khán đài, công trình công cộng mà hậu quả
của sự hư hỏng là nghiêm trọng (ví dụ hội
trường nhà hát)
CC2
Hậu quả trung bình đối với tổn thất sinh mạng,
hoặc hậu quả về kinh tế, xã hội hoặc môi trường là
đáng kể
Công trình công cộng, công sở và chung cư,
nơi hậu quả của các hư hỏng là trung bình (ví
dụ công sở)
CC1
Hậu quả nhỏ đối với tổn thất sinh mạng, hoặc hậu
quả về kinh tế, xã hội hoặc môi trường là nhỏ hoặc
có thể bỏ qua được
Công trình nông nghiệp, nơi mọi người không
thường xuyên lui tới (ví dụ nhà kho, nhà kính)
Tiếp theo, mục B.2 và B.3 của EN 1990 [3] có
đề cập đến phân loại độ tin cậy của công trình
(Realibility class – RC). Theo đó công trình được
chia làm ba loại độ tin cậy RC1, RC2 và RC3.
Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các khái niệm RC1,
RC2, RC3 với CC1, CC2, CC3 chỉ được đề cập
một cách chung chung là có thể phù hợp với
nhau.
Ngoài ra, EN 1990 [3] có phân cấp theo tuổi thọ
thiết kế và phân loại theo khu vực sử dụng để xác
định hoạt tải tác dụng.
Theo quan điểm riêng của tác giả, những hướng
dẫn trong phụ lục B của EN 1990 [3] khá phức tạp và
khó áp dụng trong thiết kế thực hành, do thiếu các chỉ
dẫn cụ thể như các hệ thống tiêu chuẩn khác.
Riêng Eurocode 8 [4] chia công trình thành 04 cấp
từ I đến IV (bảng 7 dưới đây).
Bảng 7. (lược dịch từ bảng 4.3, [4]) – Cấp công trình theo tầm quan trọng
Nhà Cấp công trình
Nhà có tầm quan trọng thấp đối với an toàn của cộng đồng I
Nhà thông thường, không thuộc các cấp khác II
Nhà mà kháng chấn là quan trọng từ góc độ các hậu quả do sụp đổ gây ra, như trường học,
phòng họp, trụ sở văn hóa III
Nhà mà tính toàn vẹn trong động đất có tầm quan trọng sống còn đối với việc bảo vệ dân cư,
như bệnh viện, trạm cứu hỏa, nhà máy điện, IV
KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 7
Hệ số tầm quan trọng cho các cấp lần lượt là 0.8,
1, 1.2, 1.4. Hệ số này được nhân trực tiếp vào giá trị
gia tốc nền tham chiếu agr để chuyển thành giá trị gia
tốc nền sử dụng trong thiết kế.
2.4. Tiêu chuẩn Việt Nam
Trong hệ thống quy chuẩn (QC), tiêu chuẩn (TC)
Việt Nam có QCVN 03/2012 “Nguyên tắc phân loại,
phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ
tầng kỹ thuật đô thị” [6] nêu cách phân loại, phân cấp
công trình, nhằm mục đích làm cơ sở để xác định các
giải pháp kinh tế-kỹ thuật khi lập và xét duyệt các dự
án đầu tư, thiết kế xây dựng công trình (điều 1.1,
QCVN 03/2012 [7]). Theo đó, các công trình được
chia làm 5 cấp: cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV. Trong đó
cấp đặc biệt là cấp cao nhất, cấp IV là cấp thấp nhất.
Tuy nhiên, trong hệ thống QC, TC của Việt Nam,
trừ tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn TCVN 9386:2012,
không đề cập đến hệ số tầm quan trọng của nhà và
công trình tương ứng với cách phân cấp công trình
trong QCVN 03:2012/BXD. Nghĩa là trong các trường
hợp tính toán kết cấu với các tổ hợp tải trọng cơ bản,
thì không có sự khác biệt giữa công trình cấp đặc biệt
và công trình bình thường.
Riêng tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn TCVN
9386:2012 [8] có đề cập khá cụ thể đến phân cấp công
trình và hệ số tầm quan trọng tương ứng như sau:
Phân cấp công trình thành 05 cấp theo mức độ
quan trọng tương tự QCVN 03:2012;
Cấp đặc biệt: yêu cầu tính với giá trị gia tốc lớn
nhất có thể mà không nêu giá trị hệ số tầm quan
trọng γI cụ thể;
Cấp I: γI=1,25;
Cấp II: γI =1;
Cấp III: γI =0,75;
Cấp IV: Không cần tính động đất;
Cách sử dụng: tương tự Eurocode 8, nhân trực
tiếp vào gia tốc nền tham chiếu agr.
Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam phục vụ tính toán
kết cấu về cơ bản dựa trên hệ thống tiêu chuẩn Nga,
tuy nhiên hoàn toàn không có khái niệm hệ số tầm
quan trọng, mặc dù đã có quy định cụ thể về phân
cấp công trình. Chỉ riêng tiêu chuẩn thiết kế kháng
chấn TCVN 9386:2012 dựa trên Eurocode 8 là có hệ
số tầm quan trọng.
2.5. Tổng hợp so sánh giữa các hệ thống
Bảng 8. Tổng hợp so sánh phương pháp kể đến hệ số tầm quan trọng trong tính toán kết cấu
Mỹ (ASCE 7-2010) Nga Châu Âu Việt Nam
Phân cấp
công trình
theo tầm
quan trọng
Có. Chia làm 04 cấp từ I
đến IV. Cấp IV là quan
trọng nhất.
Không có phân cấp riêng
trong trường hợp tính
toán kháng chấn.
Có. Chia làm 04 cấp: 1a,
1b, 2, 3. Cấp 1a là quan
trọng nhất.
Có phân cấp riêng trong
trường hợp tính toán
kháng chấn: Chia làm 04
cấp từ 1 đến 4. Cấp 1 là
quan trọng nhất.
Có. Chia làm 3 cấp CC1,
CC2, CC3 (hoặc RC1,
RC2, RC3). CC3 (hoặc
RC3) là quan trọng nhất.
Có phân cấp riêng trong
trường hợp tính toán
kháng chấn: Chia làm 04
cấp từ I đến IV, với cấp
IV là cấp cao nhất.
Có. Chia làm 5 cấp
công trình: cấp đặc
biệt, cấp I, II, III, IV.
Trong đó cấp IV là cấp
thấp nhất.
Phân cấp tương tự
trong tính toán kháng
chấn.
Hệ số tầm
quan trọng
trong tính
toán kết
cấu
- Sử dụng hệ số tầm
quan trọng riêng cho một
số loại tải trọng: gió,
động đất, lũ lụt, tuyết,
băng
Sử dụng hệ số tầm quan
trọng chung cho các tổ
hợp tải trọng cơ bản.
Các tổ hợp tải trọng đặc
biệt có quy định riêng về
hệ số tầm quan trọng
trong các TC chuyên
ngành hoặc nhiệm vụ
thiết kế.
Chỉ có hệ số tầm quan
trọng cho trường hợp
tính toán kháng chấn.
Chỉ có hệ số tầm quan
trọng cho trường hợp
tính toán kháng chấn.
Đối với tải
trọng gió:
sử dụng 3 bản đồ phân
vùng gió:
A (chu kỳ lặp 700 năm)
dành cho công trình cấp
II;
B (chu kỳ lặp 1700 năm)
- cấp III, IV;
C (chu kỳ lặp 300 năm) -
cho công trình cấp I.
Nhân hệ số tầm quan
trọng vào hệ quả của tất
cả các tổ hợp tải trọng cơ
bản.
Hệ số tầm quan trọng
không nhỏ hơn:
1,2 đối với cấp 1a;
1,1 đối với cấp 1b;
1,0 đối với cấp 2;
0,8 đối với cấp 3.
Không có quy định cụ
thể. Chu kỳ lặp của tải
trọng gió tính toán vào
khoảng >1800 năm.
Không có quy định cụ
thể
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2014 8
Mỹ (ASCE 7-2010) Nga Châu Âu Việt Nam
Đối với tải
trọng động
đất
cấp I - Ie = 1,0;
cấp II - Ie = 1,0;
cấp III - Ie = 1,25;
cấp IV - Ie = 1,5.
Nhân vào lực cắt đáy
hoặc phổ phản ứng.
cấp 1 - hệ số K0=2;
cấp 2 - K0=1,5;
cấp 3 - K0=1;
cấp 4 - K0=0,75.
Nhân vào giá trị tải trọng
động đất.
cấp I - γI = 0,8;
cấp II - γI = 1;
cấp III - γI = 1,2;
cấp IV - γI = 1,4.
Nhân vào gia tốc tham
chiếu agR.
Cấp đặc biệt: tính với
giá trị gia tốc lớn nhất
có thể.
Cấp I: γI=1,25
Cấp II: γI =1
Cấp III: γI =0,75
Cấp IV: Không cần tính
động đất.
Nhân vào gia tốc tham
chiếu agR.
Tài liệu
tham
chiếu
ASCE 7-2010
Luật LB 384-FZ, GOST R
54257-2010, SP
14.13330.2011
BS EN 1990:2002, BS
EN 1998-1:2004
QCVN 03:2012/BXD,
TCVN 9386:2012,
TCVN 2737:1995,
QCVN 02:2009/BXD
3. Nhận xét và kiến nghị
Thông qua nghiên cứu, phân tích một số hệ thống
tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, có thể
thấy rằng, việc phân cấp công trình theo tầm quan
trọng và kể đến nó trong tính toán kết cấu là cần thiết.
Phương pháp kể đến tầm quan trọng trong thiết
kế thực hành kết cấu là sử dụng hệ số tầm quan
trọng. Điểm qua các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu được
đề cập đến trong bài này, có hai quan điểm về cách
sử dụng hệ số tầm quan trọng. Quan điểm thứ nhất là
áp dụng hệ số tầm quan trọng riêng biệt cho một số
tải trọng nhất định (ví dụ, tải trọng gió, động đất, tuyết,
băng, lũ lụt, như tiêu chuẩn Mỹ ASCE 7-2010). Các
tải trọng còn lại (tĩnh tải, hoạt tải) được sử dụng trong
thiết kế không phụ thuộc vào cấp công trình. Quan
điểm thứ hai là sử dụng một hệ số tầm quan trọng
cho tất cả các tải trọng cơ bản (tải trọng thường
xuyên, tải trọng tạm thời), và có thể có hệ số tầm
quan trọng riêng cho các tải trọng đặc biệt (chẳng hạn
tải trọng động đất), như đề cập đến trong tiêu chuẩn
Nga.
Đối với các tải trọng cơ bản, hệ thống tiêu chuẩn
Việt Nam không đề cập đến hệ số tầm quan trọng,
mặc dù các tiêu chuẩn thiết kế chủ yếu của Việt Nam
đều được biên soạn dựa trên hệ thống tiêu chuẩn
Nga.
Thực tế như vậy đòi hỏi cần thiết bổ sung vào hệ
thống tiêu chuẩn Việt Nam cách thức kể đến tầm
quan trọng của công trình trong tính toán thiết kế kết
cấu nói chung. Ngoài ra, cần có nghiên cứu tìm hiểu
xem cách xác định hệ số tầm quan trọng ở các nước
như thế nào và cách áp dụng các hệ số này sao cho
công tác thiết kế an toàn và kinh tế, phù hợp với điều
kiện Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ASCE 7-2005 Minimum design loads for buildings and
other structures.
2. ASCE 7-2010 Minimum design loads for buildings and
other structures.
3. BS EN 1990:2002 Basis of structural design.
4. BS EN 1998-1:2004 Design of structures for earthquake
resistance. Part 1 – General rules, seismic actions and
rules for buildings.
5. Dự thảo TCVN “Thiết kế công trình trong vùng động
đất”, 2014.
6. NGUYỄN XUÂN CHÍNH. Dự thảo bản dịch EN
1990:2002.
7. QCVN 03/2012 “Nguyên tắc phân loại, phân cấp công
trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị”.
8. TCVN 9386:2012. Thiết kế công trình chịu động đất.
9. ГОСТ Р 54257-2010 НАДЕЖНОСТЬ
СТРОИТЕЛЬНЫХ КОНСТРУКЦИЙ И ОСНОВАНИЙ.
Основные положения и требования
10. СП 14.13330.2011 Строительство в сейсмических
районах. Актуализированная редакция СНиП II-7-
81*.
11. Федеральный закон Российской Федерации N 384-
ФЗ от 30 декабря 2009 г. "Технический регламент о
безопасности зданий и сооружений".
Ngày nhận bài sửa: 1/7/2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- caoduykhoi_3_2014_5996.pdf