Hệ thống di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng với hoạt động thực hành nghiệp vụ hướng dẫn của khoa du lịch

Trên vùng đất Hải Phòng, trải qua thời gian, nhân dân địa phương đã tôn thờ Ngô Quyền và tạo nên một hệ thống các di tích cùng với các lễ hội được tổ chức hàng năm. Việc lựa chọn nhiều di tích thờ Ngô Quyền trong nội dung thực hành nghiệp vụ hướng dẫn của khoa Du lịch không chỉ nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên mà còn thể hiện tình cảm, lòng tri ân đối với vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, thể hiện tinh thần yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp. Việc nghiên cứu hệ thống di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng góp phần giúp sinh viên khoa Du lịch có cái nhìn bao quát, đầy đủ hơn về tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Ngô Quyền. Từ đó thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích phục vụ cho sự phát triển du lịch văn hóa của thành phố.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng với hoạt động thực hành nghiệp vụ hướng dẫn của khoa du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG HỆ THỐNG DI TÍCH THỜ NGÔ QUYỀN TẠI HẢI PHÒNG VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN CỦA KHOA DU LỊCH Nguyễn Thúy An Khoa Du lịch Email: anntt@dhhp.edu.vn Ngày nhận bài: 16/9/2019 Ngày PB đánh giá: 28/10/2019 Ngày duyệt đăng: 06/11/2019 TÓM TẮT: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 gắn với người anh hùng dân tộc Ngô Quyền đã được người dân Hải Phòng thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn kính và vinh danh qua hệ thống di tích thờ phụng ông. Việc khai thác hệ thống di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng phục vụ hoạt động thực hành nghiệp vụ hướng dẫn là rất cần thiết. Qua đó tôn vinh những di sản văn hóa quý báu của địa phương, là tư liệu để sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu cũng như giới thiệu về thời kỳ lịch sử Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng tới du khách, giúp giáo dục thế hệ trẻ truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. Từ khóa: Hệ thống di tích Ngô Quyền, giá trị của di tích, thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch TOUR GUIDANCE PRACTICUUM ACTIVITIES OF THE TOURISM FACULTY BASING ON THE EXPLOITATION OF THE RELICS SYSTEM OF KING NGO QUYEN ABSTRACT: Haiphong residents have shown their respect, admiration and honor to Bach Dang victory in 938 under the leadership of the national hero Ngo Quyen via the monument system worshipping him. It is necessary to exploit this system in Haiphong to serve professional tour guide practicing activities. It will honor the local precious cultural heritages, which is a valuable document for students to study, research as well as introduce to the tourists the history of Ngo Quyen’s time and Bach Dang victory, hence educating young people about the national history, culture and traditions. Keywords: Ngo Quyen relics system, value of monument, tour guidance practice 1. MỞ ĐẦU Trong hoạt động đào tạo chuyên ngành Văn hóa Du lịch và Quản trị Du lịch tại khoa Du lịch, trường Đại học Hải Phòng, việc đẩy mạnh các học phần thực hành nghiệp vụ là yêu cầu bắt buộc nhằm tăng tính nghề cho sinh viên sau khi ra trường. Vì thế, hoạt động thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch luôn được chú trọng theo hướng tổ chức hướng dẫn tham quan trực tiếp tại các làng nghề, chợ truyền thống, các thắng cảnh tự nhiên... trong đó nhiều nhất phải nhắc đến các di tích lịch sử văn hóa. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 dưới sự chỉ huy của Ngô Quyền đã chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc hàng ngàn năm của phong kiến phương Bắc trên đất nước ta. Với công lao to lớn của mình, sau khi Ngô Quyền mất, nhiều nơi trên 21TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 39, tháng 3 năm 2020 đất nước ta đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn Ngài, trong đó Hải Phòng là địa phương có số lượng các di tích lớn nhất. Do đó việc lựa chọn di tích thờ Ngô Quyền để sinh viên tới tìm hiểu, thực hành hoạt động thuyết minh và tổ chức hướng dẫn tham quan du lịch là việc làm cần thiết, vừa giúp rèn kỹ năng nghề cho sinh viên du lịch vừa giúp giáo dục thế hệ trẻ truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. 2. NỘI DUNG 2.1. Giới thiệu về hệ thống di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng và một số địa phương trong cả nước Di tích thờ Ngô Quyền tại một số địa phương Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện có một số nơi có thờ phụng Ngô Quyền sau đây: - Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng ở thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Hàng năm, nhân dân ở Đường Lâm tổ chức lễ hội tưởng nhớ công ơn của ông vào ngày 14 tháng Tám (ÂL). - Đền Thượng Tiết (xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) thờ Ngô Quyền, tương truyền đem quân từ Ái Châu ra La Thành, khi qua đây ngài đã dừng chân để chiêu mộ thêm quân sĩ. - Tại làng Ninh Xá, xã Lê Ninh, huyện Kinh Môn, Hải Dương (cách Hải Phòng khoảng 30 km theo đường ngược dòng sông Kinh Thầy) có nghè thờ Ngô Quyền và miếu Vua Bà thờ Càn Lương phu nhân, tương truyền là nơi đóng quân của Ngô Quyền và vợ ông trên đường tiến ra Bạch Đằng. [3, tr.463] - Tại Hưng Yên có đền Nghĩa Chế, đền Già (xã Dị Chế) và đền Vương (thị trấn Vương) thuộc huyện Tiên Lữ là những nơi thờ Ngô Quyền. Theo thần tích đền Vương cho biết khu đất này (xưa là xứ Kê Lạc) là nơi đóng đại bản doanh của Ngô Quyền trước khi tiến ra Bạch Đằng vào cuối năm 938. Tương truyền sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền còn kịp về đây chuẩn bị lương thảo, thao luyện quân đội rồi mới theo đường sông Luộc, sông Thái Bình vào sông Lạch Tray, ra cửa biển Bạch Đằng đón đánh quân Nam Hán. [3, tr.464] - Bên cạnh những vùng đất gắn với chiến công của Ngô Quyền, đền Chẹo (thôn Nam Cường, xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông, Phú Thọ) cũng thờ phụng Ngài. Tuy nhiên theo truyền thuyết, Ngô Quyền đã cùng Thái tử đến vùng này săn bắn, rồi cùng nhân dân ăn uống, nghỉ ngơi, an hưởng thái bình tại đây. Vì vậy sau khi ông mất, nhân dân Nam Cường đã lập đền thờ ở khu rừng Chẹo để tưởng nhớ công đức của Ngô Quyền với dân tộc, quê hương. Di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng Về số lượng di tích Có thể khẳng định, không nơi đâu, mật độ các di tích thờ Ngô Quyền lại dày đặc như ở Hải Phòng. Tính đến năm 2016, tại Hải Phòng có 33 di tích thờ Ngô Quyền trong đó 26 di tích đã được xếp hạng. Thống kê cho thấy số lượng di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng khá lớn nhưng mật độ di tích phân bố ở các quận huyện không đồng đều. 22 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Bảng 1. Số lượng di tích thờ Ngô Quyền phân bố theo quận, huyện tại Hải Phòng Tên quận, huyện Số lượng di tích (đã được xếp hạng) Di tích thờ Ngô Quyền (đã được xếp hạng) Số lượng Tỷ lệ (%) Quận Hải An 25 17 68 Quận Ngô Quyền 15 4 26,7 Quận Lê Chân 16 3 18,8 Quận Hồng Bàng 12 1 8,3 H. Thủy Nguyên 79 1 1,3 (Nguồn: Bảo tàng thành phố Hải Phòng, 2017) Từ bảng 1 cho thấy di tích thờ Ngô Quyền có mặt ở các quận Hải An, Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng và huyện Thủy Nguyên. Trong đó chiếm 68% di tích đã được xếp hạng ở quận Hải An, 26,7 % ở quận Ngô Quyền, 18,8% ở quận Lê Chân. Đây là điều dễ lý giải vì vùng đất thuộc quận Hải An, Ngô Quyền, Lê Chân xưa kia gắn liền với nơi đóng đại bản doanh, chiêu tập binh sĩ, huấn luyện quân sĩ, tập trung lương thảodo Ngô Quyền chỉ huy trong trận chiến với quân Nam Hán. Ngoài ra các quận huyện khác được đề cập đến trong bảng 1 cũng đều là vùng đất liên quan đến hoạt động tích trữ lương thảo, vùng đất tác chiến gắn với trận chiến Bạch Đằng năm 938. Về loại hình và xếp hạng di tích Ở góc độ phân loại loại hình di tích, với 33 di tích gắn với tục thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng, chúng tôi đã tổng hợp được bảng sau: Bảng 2. Loại hình di tích, xếp hạng và hình thức phụng thờ của hệ thống di tích gắn với tục thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng STT Tên, loại hình di tích Xếp hạng Năm xếp hạng STT Tên, loại hình di tích Xếp hạng Năm xếp hạng 1 Đình Phụng Pháp C. Quốc gia 1994 18 Đình Kiều Sơn Chưa xếp hạng 2 Đình Đông Khê C. Quốc gia 1997 19 Đình An Khê Chưa xếp hạng 3 Đình Lạc Viên C. Quốc gia 2009 20 Đình Lương Khê C.Thành phố 2001 4 Đình Gia Viên C. Thành phố 2004 21 Đình Trực Cát Chưa xếp hạng 5 Đình Hàng Kênh C. Quốc gia 1962 22 Đình Cát Khê C. Thành phố 2008 6 Đình Dư Hàng C. Quốc gia 1992 23 Đình Cát Bi C. Thành phố 2011 7 Đình Hào Khê C. Thành phố 2008 24 Miếu Xâm Bồ C. Quốc gia 1996 23TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 39, tháng 3 năm 2020 STT Tên, loại hình di tích Xếp hạng Năm xếp hạng STT Tên, loại hình di tích Xếp hạng Năm xếp hạng 8 Đình An Trì C. Thành phố 2005 25 Miếu Phương Lưu C. Quốc gia 2001 9 Đình Xâm Bồ C. Quốc gia 2005 26 Miếu Thượng Đoạn Xá C. Thành phố 2013 10 Đình Lương Xâm C. Quốc gia 2007 27 Miếu Hạ Đoạn C. Quốc gia 1992 11 Đình Phương Lưu C. Thành phố 2016 28 Miếu Hạ Lũng Cấp Quốc gia 1992 12 Đình Hạ Đoạn Chưa xếp hạng 29 Miếu Hai Xã Chưa xếp hạng 13 Đình Lũng Bắc C. Quốc gia 2001 30 Miếu Trung Hành Cấp Quốc gia 1993 14 Đình Hạ Lũng C. Quốc gia 2001 31 Từ Lương Xâm Cấp Quốc gia 1986 15 Đình Thư Trung Chưa xếp hạng 32 Đền Trực Cát C. Thành phố 2003 16 Đình Lực Hành C. Thành phố 2007 33 Cụm di tích Tràng Kênh Bạch Đằng (trong đó có Đền thờ Ngô Quyền) Cấp Quốc gia 196217 Đình Trung Hành Chưa xếp hạng (Nguồn: Bảo tàng thành phố Hải Phòng, 2017) Từ bảng 2 cho thấy trong tổng số 33 di tích thờ Ngô Quyền có 16 di tích được công nhận là di tích cấp Quốc gia (chiếm 49%), 10 di tích xếp hạng cấp Thành phố (chiếm 30%), 07 di tích chưa xếp hạng (chiếm 21%). Loại hình di tích đình thờ Ngô Quyền chiếm đại đa số (23 di tích, chiếm 70%); miếu (07 di tích chiếm 21%); đền (02 di tích chiếm 6%), từ (01 di tích chiếm 3%). Cư dân địa phương thờ Ngô Quyền với tư cách vị thành hoàng phúc thần bảo trợ cho làng xã của mình. Về niên đại, các di vật tiêu biểu Căn cứ vào hồ sơ các di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng do Bảo tàng thành phố Hải Phòng cung cấp, một số di tích được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII như đình Hàng Kênh, Từ Lương Xâm, miếu Trung Hành, đình Lương Xâm. Tuy nhiên di tích nguyên gốc đã không còn mà chỉ còn một số đầu dư và hiện vật có dấu ấn thời Hậu Lê. Niên đại của các di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng hiện nay đều có niên đại muộn, chủ yếu vào thời Nguyễn. Do hầu hết các công trình đều được làm từ chất liệu gỗ nên có những công trình đã trải qua lần trùng tu lớn như đình Lũng Bắc, đình Hàng Kênh, miếu Trung Hành, miếu Phương Lưu, đình Đông Khê, Sau khi trùng tu, tình trạng 24 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG của các di tích này đều nằm trong chế độ bảo quản tương đối tốt, ít phải áp dụng kỹ thuật tu bổ, thay thế. Trong hệ thống di tích thờ phụng Ngô Quyền, nhiều di tích lưu giữ được hầu hết các sắc phong của triều đình phong kiến. Tiêu biểu như Từ Lương Xâm (31 sắc phong có niên đại từ thế kỷ XVII đến năm 1924), miếu Xâm Bồ (20 sắc phong), miếu Phương Lưu (16 sắc phong), miếu Trung Hành (16 sắc phong), đình Lương Xâm (07 sắc phong), đình Đông Khê (07 sắc phong), Hệ thống tượng thờ Đức vương Ngô Quyền tại Hải Phòng rất phong phú. Hầu hết các di tích đều tạc tượng Ngài ngồi trên long ngai để thờ phụng. Tượng đều khoác long bào, có kiếm ở bên (di tích miếu Trung Hành còn có roi ở bên), khuôn mặt với đôi lông mày lưỡi mác, mắt sáng, tai to, có râu cằm toát lên vẻ tinh anh của bậc quân tử đế vương. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán năm 938, voi và ngựa là hai con vật trung thành góp công phò tá Ngô Quyền. Chính vì vậy, voi và ngựa thường có mặt trong các di tích thờ Ngô Quyền với chất liệu chủ yếu là đá và gỗ, kích thước khá lớn. Tại sân đền thờ Ngô Quyền trong quần thể di tích và danh thắng Tràng Kênh còn có tượng voi lớn bằng đá ong có nguồn gốc tại làng Đường Lâm (Hà Nội). Tại đình Hàng Kênh, voi và ngựa được tạc với tỷ lệ 1:1 tức tượng to như thật và được đặt chầu vào gian chính giữa. Tượng có niên đại vào khoảng thế kỷ XIX, tạc bằng gỗ và đứng trên bánh xe đẩy. Hai bên trục dọc xe đẩy được đẽo tạo hình rồng cách điệu. Trong số các hiện vật tại các di tích thờ Ngô Quyền, đáng chú ý là hiện vật gốc có niên đại sớm nhất được trưng bày và thờ tại Từ Lương Xâm. Tại tòa giải vũ bên trái của từ có lưu giữ 03 chiếc cọc là chứng tích của trận địa cọc Bạch Đằng. Năm 2008, Bảo tàng Hải Phòng đã tiến hành giám định và kết luận 3 chiếc cọc tại nhà Giải vũ ở từ Lương Xâm có niên đại từ thế kỷ X. Cọc thứ nhất dài 220cm, chu vi 50cm, cọc 2 dài 147cm, chu vi 39cm, cọc 3 dài 206cm, chu vi 55cm, đầu cọc nhọn. Có thể nói, đây là hiện vật vô giá, giúp thế hệ sau hiểu và tin về kế sách cắm cọc nhọn đầu bịt sắt ở cửa biển, lợi dụng con nước thủy triều tạo nên một trận địa cọc tiêu diệt quân Nam Hán làm nên chiến thắng lưu danh sử sách. Về giá trị kiến trúc và mỹ thuật Qua khảo sát 16 di tích thờ Ngô Quyền được xếp hạng cấp quốc gia tại Hải Phòng, chúng tôi nhận thấy có sự đa dạng trong quy mô, kiểu kiến trúc nhưng lại khá thống nhất về trang trí mỹ thuật của các di tích. Với bố cục theo kiểu “nội công, ngoại quốc”, liên hoàn khép kín có thể kể đến di tích Từ Lương Xâm, miếu Trung Hành; bố cục theo kiểu hình chữ Công như đình Hàng Kênh, đình Dư Hàng, đình Hạ Lũng; bố cục theo kiểu hình chữ Đinh như đình Xâm Bồ, đình Lương Xâm, miếu Hạ Đoạn, đình Phụng Pháp, đình Đông Khê, miếu Phương Lưu; bố cục theo kiểu “Tiền quốc, hậu đinh” như miếu Hạ Lũng (tiền đường trộng tựa chữ quốc, phía sau hậu cung giống chữ đinh); bố cục theo kiểu hình chữ Nhị như miếu Xâm Bồ, đình Lũng Bắc... Hướng của các di tích chủ yếu là hướng Đông Nam hoặc hướng Tây. Về trang trí mỹ thuật tại các di tích thờ Ngô Quyền, có thể thấy phổ biến và mang giá trị nghệ thuật cao là mảng chạm khắc, trang trí rồng. Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng xưng vương nên các di tích thờ 25TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 39, tháng 3 năm 2020 Ngài với sự xuất hiện dày đặc hình tượng rồng cũng là điều dễ hiểu bởi rồng là một trong bốn “tứ linh” và cũng biểu trưng cho uy quyền của bậc đế vương. Có thể kể đến như hình tượng rồng trên bờ nóc di tích, trên ngai thờ, kiệu bát cống, thuyền rồng, cửa võng, long bào, khám thờ, chuôi đao, chuôi gươm... Đặc biệt, hàng loạt mảng chạm khắc rồng được các nghệ nhân tạo tác đã tạo nên những giá trị riêng của di tích mà tiêu biểu hơn cả là chạm khắc rồng tại đình Hàng Kênh. Với lối chạm bong kênh, chạm lộng, chạm nổi, chạm thủng trên chất liệu gỗ ở các vì nách, đề tài rồng chiếm thế chủ đạo với nhiều chủ đề như: rồng có đầu như đầu “hổ phù”; rồng ổ, gia đình nhà rồng (rồng bố, rồng mẹ và đàn rồng con”, đôi rồng quấn lấy nhau (đôi giao long), “mẫu long giáo tử” (rồng mẹ và rồng con), rồng đàn (các con rồng nối đuôi nhau tạo thành một hàng dài), rồng phượng đan xen. Trên các đầu dư, đầu rồng được chạm với miệng ngậm ngọc. Tại vị trí tương ứng với vì nách là hệ thống ván gió có chạm nổi hình tượng rồng chầu chữ “phúc”. Ngoài ra còn hình tượng rồng chầu hoa cúc mãn khai, rồng nâng cá chép, một số mảng chạm thể hiện một đao phát sáng ở trung tâm với bốn đọt măng như đuôi rồng, được đặt cân đối ở hai bên... Lễ hội tưởng nhớ Ngô Quyền tại Hải Phòng Hiện nay không có tài liệu ghi chép chính xác thời gian xuất hiện lễ hội tưởng nhớ Ngô Quyền tại Hải Phòng. Tuy nhiên, qua niên đại, sắc phong cũng như lời kể của các cụ cao niên, chúng tôi đoán định rằng lễ hội tưởng nhớ Ngô Quyền được tổ chức có quy mô từ khi các di tích được xây dựng lại vào thời Hậu Lê, tiếp diễn qua thời Nguyễn và kéo dài đến ngày nay. Tác giả Trịnh Minh Hiên trong “Lễ hội truyền thống Hải Phòng” cho rằng: “Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, tại các làng xã vốn là “Nghĩa binh thần tử” của Ngô Quyền, cứ 5 năm một lần từng làng lại tưng bừng mở hội tế lễ, vui chơi tưởng nhớ chiến công của Ngô Vương vào dịp đầu xuân từ 16/1 âm lịch đến 22/2 âm lịch” [2, tr.59]. Do ảnh hưởng bởi chiến tranh và một số nguyên nhân khác mà lễ hội tưởng nhớ Ngô Quyền có thời gian bị gián đoạn nhưng sau đó đã được phục hồi. Năm 2008, lễ hội tưởng nhớ Ngô Quyền được tổ chức với quy mô cấp quận đã thu hút đông đảo khách thập phương và cư dân đến dự. Qua khảo sát của chúng tôi trên địa bàn Hải Phòng, lễ hội tại các di tích được tổ chức vào cùng một mốc thời gian là từ 16-18 tháng Giêng ÂL nhằm tưởng niệm ngày mất của Ngô Quyền. Với trọng trách “Từ Cả” nên Từ Lương Xâm bao giờ cũng mở hội trước từ ngày 16 tháng Giêng, sau đó từ ngày 17 tháng Giêng trở đi, các làng xã khác mới được mở hội. 2.2. Hoạt động thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại một số di tích trong hệ thống di tích thờ Ngô Quyền ở Hải Phòng Một trong những yêu cầu quan trọng khi đào tạo hướng dẫn viên du lịch là phải biết áp dụng kiến thức nghiệp vụ vào thực tế hướng dẫn tham quan tại điểm. Việc lựa chọn các di tích lịch sử văn hóa gắn với anh hùng dân tộc vào hoạt động thực hành nghiệp vụ hướng dẫn sẽ giúp sinh viên vận dụng được kiến thức lịch sử vào viết và trình bày bài thuyết minh một cách hiệu quả. Từ đó rèn luyện khả năng thiết kế tour, tổ chức hướng dẫn đoàn khách tham quan các chương trình du lịch văn hóa tại 26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG địa phương cho sinh viên du lịch. Nhận thức được điều đó, từ năm 2004 khi còn thuộc khoa Khoa học Xã hội, tổ bộ môn Văn hóa – Văn minh đã triển khai hoạt động thực hành nghiệp vụ hướng dẫn tại điểm (trong đó có một số di tích thờ Ngô Quyền như Từ Lương Xâm, đình Hàng Kênh). Cho đến năm 2013, khi thành lập khoa Du lịch, hoạt động thực hành nghiệp vụ hướng dẫn tại điểm được đẩy mạnh hơn nữa, và đây cũng là lúc nhiều di tích thờ Ngô Quyền trên địa bàn thành phố được giảng viên và sinh viên lựa chọn cho hoạt động giảng dạy và học tập của mình. Có thể kể đến các di tích: Từ Lương Xâm; Cụm miếu – chùa Trung Hành; Đình Xâm Bồ; Đình Hàng Kênh; Đình Đông Khê, di tích thờ Ngô Quyền trong Quần thể di tích và danh thắng Tràng Kênh. Ngoài ra, nhiều di tích thờ Ngô Quyền cũng được sinh viên quan tâm, nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu khoa học cấp khoa. Đối với hoạt động hướng dẫn sinh viên thực hành hướng dẫn du lịch tại các di tích thờ Ngô Quyền cũng như các di tích lịch sử văn hóa khác, quy trình áp dụng chung cho các nhóm sinh viên như sau: - Sinh viên bắt thăm tên các di tích cụ thể cho hoạt động thực hành nghiệp vụ hướng dẫn của nhóm mình. Giảng viên chuyên ngành yêu cầu nhóm sinh viên một số nhiệm vụ sau: - Coi di tích mà nhóm được giao là điểm du lịch hạt nhân, có thể đưa thêm một số điểm du lịch lân cận để xây dựng một chương trình du lịch hấp dẫn du khách. Phân công các thành viên trong nhóm viết bài thuyết minh về những điểm du lịch được khai thác trong chương trình du lịch do nhóm xây dựng. - Nhóm tiến hành đi thực tế tại điểm lần 1, lần 2. Trong quá trình đi thực tế tại các di tích, nếu có vấn đề gì cần trao đổi, phải liên hệ ngay với giảng viên hướng dẫn để được tư vấn. Khi nhóm đã có kiến thức thực tế, vận dụng với kiến thức lịch sử cũng như kiến thức nghiệp vụ hướng dẫn, phải bắt tay vào công đoạn viết bài thuyết minh. Sau đó, nhóm sinh viên lại tiếp tục đi thực tế lần 3 và bắt đầu áp dụng hoạt động thực hành hướng dẫn tham quan để khớp nội dung bài thuyết minh với thực tế tổ chức hướng dẫn tham quan tại điểm. - Giảng viên chuyên ngành bắt đầu hướng dẫn nhóm sinh viên thực hành hướng dẫn tại điểm lần thứ nhất. Giảng viên vừa nghe sinh viên thuyết minh vừa điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp cho sinh viên. - Sinh viên tiếp tục tự tiến hành hoạt động thực hành hướng dẫn tại điểm và điều chỉnh những nội dung tổ chức hướng dẫn tham quan cần thiết theo những ý kiến trao đổi của giảng viên. - Giảng viên chuyên ngành tiếp tục cùng nhóm sinh viên thực hành tổ chức hướng dẫn tham quan tại điểm lần thứ 2. Sau lần thực tế này, nếu nhóm sinh viên đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thực hành nghiệp vụ, giảng viên có thể giao cho nhóm tiếp tục tự rèn luyện để chờ lịch thi tại điểm do Nhà trường ban hành. Riêng đối với hoạt động hướng dẫn sinh viên thực hành hướng dẫn du lịch tại các di tích trong hệ thống di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng, giảng viên cần lưu ý những vấn đề sau: - Cần giới thiệu mang tính khái quát hệ thống di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng để sinh viên nhận thấy vì sao vùng đất thuộc quận Hải An, Ngô Quyền, Lê 27TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 39, tháng 3 năm 2020 Chân lại tập trung nhiều di tích thờ phụng Ngài đến vậy. - Song song với việc giảng dạy chuyên môn nghiệp vụ, giảng viên còn đóng vai trò tư vấn cho sinh viên lựa chọn những kiến thức lịch sử phù hợp, cần thiết cũng như những kỹ năng cơ bản trong việc phân phối và truyền tải lượng kiến thức liên quan đến anh hùng dân tộc Ngô Quyền cũng như hệ thống di tích phụng thờ Ngài khi thuyết minh cho du khách. Trong nội dung thuyết minh mà sinh viên phải thể hiện, giới thiệu thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền là nội dung bắt buộc phải có. Do đó, trong quá trình hướng dẫn sinh viên thực hành nghề, giảng viên có thể phải giải quyết nhiều câu hỏi từ sinh viên khi các em chưa rõ về Ngài, hoặc giảng viên cần điều chỉnh cho sinh viên những kiến thức lịch sử mà các em thể hiện chưa đúng, chưa đầy đủ... - Giảng viên cung cấp hoặc gợi mở cho sinh viên về những tư liệu lịch sử cần thiết gắn với thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền (đây là nội dung bắt buộc trong bài thuyết minh). Nội dung ca ngợi sự nghiệp hiển hách của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh bên cạnh Ngài cũng được giảng viên định hướng cho sinh viên trên cả hai nguồn tư liệu lịch sử và tư liệu dân gian. + Về tư liệu lịch sử: Giảng viên nên giới thiệu cho sinh viên những công trình nghiên cứu như: Cuốn Lịch sử Việt Nam (tập 1: Từ nguồn gốc đến cuối thế kỉ XIV) do Phan Huy Lê chủ biên (2010); Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống phong kiến Trung Quốc xâm lược (Tập 1) do Hồng Nam, Hồng Lĩnh chủ biên (1984), Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập)do Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn đồng chủ biên (2006); một số bài viết trên Tạp chí lịch sử gắn với Ngô Quyền hay các tướng lĩnh của ông Giảng viên nên hướng dẫn cho sinh viên cách trích dẫn các thông tin liên quan quê hương, thân thế sự nghiệp, diễn biến trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938, những nhận định, ca ngợi của các sử gia đối với chiến công của Ngô Quyền hay những câu chuyện xoay quanh người thân, tướng lĩnh của ông. Qua đây, sinh viên sẽ rèn luyện kỹ năng tái hiện lịch sử qua bài thuyết minh. + Về tư liệu dân gian: Sinh viên cần thu thập thông qua quá trình nhóm đi tìm hiểu thực tế trên địa bàn xung quanh di tích thờ Ngô Quyền. Ngoài ra, giảng viên có thể cung cấp một số nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Hữu Thức với Ngô Quyền trong tâm thức dân gian; Ngô Đăng Lợi với Chiến thắng Bạch Đằng 938 qua nguồn tư liệu dân gian Sinh viên cần ý thức được nguồn tư liệu dân gian có sức lan tỏa mạnh mẽ, gần gũi với người nghe, giúp bài thuyết minh có sức hấp dẫn, kiến thức lịch sử đưa đến du khách không bị cứng nhắc, đồng thời giọng kể của hướng dẫn viên sẽ có cảm xúc hơn. Qua đây, sinh viên sẽ rèn luyện kỹ năng kể truyền thuyết, giai thoại gắn với Ngô Quyền. - Sinh viên cần phải phân bổ nội dung và lượng kiến thức lịch sử về Ngô Quyền tại di tích riêng lẻ hoặc nhiều di tích liên quan với tour chuyên đề cụ thể như Khám phá Hải Phòng – mảnh đất gắn liền với Ngô Quyền và trận chiến thắng lịch sử năm 938; Du lịch trên mảnh đất Tràng Kênh – nơi thờ bốn vị anh hùng dân tộc trong lịch sử dân tộc Việt Nam; Tour Lễ hội tưởng nhớ Ngô Quyền trên mảnh đất Hải Phòng Thông thường, tại các di tích thờ Ngô Quyền, sinh viên cần chuẩn bị thuyết minh những vấn đề cơ bản sau: + Tại không gian bên ngoài của di tích (có thể là tượng đài, tam quan, giếng mắt 28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG rồng, khoảng sân và cây cối trong khuôn viên di tích), sinh viên nên chuẩn bị những kiến thức về thân thế, sự nghiệp, lý do thờ Ngô Quyền tại đây; kiến thức văn hóa về phong thủy khi xây dựng và bố trí cảnh quan di tích; những truyền thuyết dân gian gắn với di tích nếu có. + Tại các hạng mục công trình của di tích, cần căn cứ vào kiến trúc, trang trí mỹ thuật cũng như những hiện vật được thờ tự tại đây để chuẩn bị thông tin cho phù hợp. Thông thường ngoài những kiến thức chung về kiến trúc, trang trí mĩ thuật, sinh viên cần chuẩn bị tốt và lựa chọn những hiện vật tiêu biểu gắn với việc phụng thờ Ngô Quyền để thuyết minh cho khách. Ví dụ tại Từ Lương Xâm, cần tái hiện tài mưu lược và tiến trình trận chiến Bạch Đằng năm 938 ở tòa giải vũ có thờ 03 chiếc cọc gỗ Bạch Đằng hay nơi thờ mô hình chiến thuyền của Ngô Quyền. Tại nơi đặt kiệu bát cống trong di tích, sinh viên cần tái hiện thời gian, sự chuẩn bị và tiến trình lễ hội tưởng nhớ Ngô Quyền. Điểm mấu chốt cần nhấn mạnh là tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc của cư dân địa phương được lưu truyền từ đời này sang đời khác sẽ giúp nhân vật lịch sử bất tử qua thời gian. Khi đến với tòa hậu cung, ở không gian bên ngoài bài thuyết minh cần cung cấp những thông tin liên quan đến những nhân vật được phối thờ với Ngô Quyền (nếu có) như con trai cả của ngài là Ngô Xương Ngập, con trai thứ Ngô Xương Văn, hai tướng quân là Đào Nhuận và Nguyễn Tất Tố... sẽ giúp sinh viên đem đến cho du khách những câu chuyện lịch sử hấp dẫn. Tại gian cung cấm, nơi linh thiêng bậc nhất trong các di tích, sinh viên nên giới thiệu khái quát về bức tượng (nếu có) và những biểu hiện của “Vương” qua bức tượng (tuy nhiên không nên giới thiệu nhiều mà nên dành khoảng lặng, không gian tâm linh cho du khách thể hiện sự ngưỡng vọng đối với anh hùng dân tộc Ngô Quyền). + Ngoài ra, tùy thuộc vào bố trí không gian của từng di tích mà có thể có thêm các hạng mục công trình khác như nhà bia; Khu vực trưng bày bản đồ tái hiện trận đánh trên sông Bạch Đằng (sinh viên nên dừng ở tấm bản đồ tái hiện trận đánh trên sông Bạch Đằng được treo trang trọng ở một số di tích. Tại đây, một lần nữa sinh viên nhấn mạnh về chiến thắng Bạch Đằng. Sinh viên chú ý kỹ năng chỉ dẫn với phương tiện hỗ trợ là que chỉ, bút chỉ để làm rõ những mũi tên chỉ đường rút lui tạm thời để nhử quân địch, mũi tên chỉ hướng tấn công của quân ta và mũi tên chỉ đường rút chạy thảm bại của giặc Nam Hán. Từ đó khơi dậy trong du khách lòng tự hào dân tộc về chiến công cách ngày nay hàng ngàn năm của cha ông ta thế kỉ X); Bảng ghi danh mục các sắc phong của nhiều triều đại đối với Ngô Quyền; khu vực đặt tượng voi, ngựa chiến... mà sinh viên cần chuẩn bị thêm những nội dung thuyết minh cho phù hợp. Có thể thấy, để vận dụng kiến thực lịch sử vào hoạt động hướng dẫn du lịch, đòi hỏi người sử dụng phải có sự am hiểu sâu sắc về lịch sử dân tộc, lòng tự hào về lịch sử đất nước mình. Do đó, khi thực hành nghiệp vụ hướng dẫn tại một di tích thờ Ngô Quyền, sinh viên cần nắm bắt được hệ thống các di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng để từ đó cung cấp cho du khách cái nhìn toàn cảnh về việc phụng thờ Ngài tại mảnh đất này. Qua đó sẽ có những phân tích sâu sắc về những tình cảm, lòng biết ơn cũng niềm tin vào sự che chở, phù hộ 29TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 39, tháng 3 năm 2020 của vị thần Ngô Quyền mà người dân địa phương đang tôn thờ. 3. KẾT LUẬN Trên vùng đất Hải Phòng, trải qua thời gian, nhân dân địa phương đã tôn thờ Ngô Quyền và tạo nên một hệ thống các di tích cùng với các lễ hội được tổ chức hàng năm. Việc lựa chọn nhiều di tích thờ Ngô Quyền trong nội dung thực hành nghiệp vụ hướng dẫn của khoa Du lịch không chỉ nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên mà còn thể hiện tình cảm, lòng tri ân đối với vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, thể hiện tinh thần yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp. Việc nghiên cứu hệ thống di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng góp phần giúp sinh viên khoa Du lịch có cái nhìn bao quát, đầy đủ hơn về tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Ngô Quyền. Từ đó thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích phục vụ cho sự phát triển du lịch văn hóa của thành phố. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo tàng Hải Phòng (2015), Đình Hàng Kênh, Nxb Hải Phòng. 2. Trịnh Minh Hiên (chủ biên) (2011), Lễ hội truyền thống Hải Phòng, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 3. Phan Huy Lê (chủ biên) (2010), Lịch sử Việt Nam (Tập 1: từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIV), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử kí toàn thư (Tập 1) (Dịch và chú thích: Phan Huy Lê; Hiệu đính: Hà Văn Tấn - 2009), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 5. Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây (1998), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng, Hà Tây. 6. Sở Văn hóa thông tin, Bảo tàng Hải Phòng (2005), Hải Phòng Di tích – Danh thắng xếp hạng quốc gia, Nxb Hải Phòng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhe_thong_di_tich_tho_ngo_quyen_tai_hai_phong_voi_hoat_dong_t.pdf
Tài liệu liên quan