Bước 1: Xác định chỉ tiêu liên quan. Trên cơ
sở tham khảo bộ chỉ tiêu của các tổ chức tài
chính uy tín và các quốc gia đi trước, lựa chọn
các chỉ tiêu liên quan đến ổn định tài chính cho
Việt Nam. Các chỉ tiêu đề xuất sẽ được nhóm tác
giả làm rõ ở phần sau.
Bước 2: Khảo sát chuyên gia. Mục đích của
bước này là để đánh giá mức độ phù hợp của các
chỉ tiêu lựa chọn dựa trên ý kiến của chuyên gia
về dữ liệu quá khứ. Có thể thiết kế bảng hỏi để
các chuyên gia xếp hạng mức độ ảnh hưởng của
các chỉ tiêu dựa trên các sự kiện tài chính kinh tế
của Việt Nam trong quá khứ đến mức độ ổn định
của hệ thống tài chính theo thang điểm từ 0 đến 5.
Bước 3: Lựa chọn chỉ tiêu phù hợp. Trên cơ
sở các chỉ tiêu đã lựa chọn và điểm của các chỉ
tiêu theo xếp hạng của chuyên gia, chọn lọc ra
các chỉ tiêu có ảnh hưởng nhất. Với thang điểm
khảo sát từ 0 đến 5, nhóm nghiên cứu đề xuất các
chỉ tiêu được chọn nên là các chỉ tiêu có điểm
xếp hạng trên trung b nh (trên 2.5 điểm). Các chỉ
tiêu nên được nhóm lại theo cụm giúp phản mức
độ ổn định theo từng khu vực.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống đo lường ổn định tài chính ở Việt Nam thực trạng và đề xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
90
HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
Nguyễn Quỳnh Thơ1, Nguyễn Thị Lâm Anh2
Tóm tắt
Sự ổn định tài chính là điều kiện để hệ thống tài chính hoàn thành tốt các chức năng của nó. Trạng thái
này chỉ có thể đạt được khi các thành phần của nó, bao gồm các thị trường tài chính quan trọng và hệ
thống tổ chức tài chính, đặc biệt là ngân hàng, cũng như cơ sở hạ tầng tài chính đạt được sự ổn định và
lành mạnh. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các nhà điều hành nhận thức được
những tác động tiêu cực của khủng hoảng, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện đo lường mức độ
ổn định tài chính dưới dạng các chỉ tiêu hoặc bộ chỉ số. Hiện nay Việt Nam mới đang bước đầu xây
dựng báo cáo ổn định tài chính, sử dụng hệ thống chỉ tiêu riêng rẽ theo từng khu vực. Tuy nhiên, các bộ
chỉ số còn cồng kềnh và khó đánh giá được thực trạng ổn định tài chính một cách đơn giản và bao quát.
Bài viết dưới đây sẽ tập trung nghiên cứu hệ thống tài chính Việt Nam, đặc biệt là hệ thống hóa các
công cụ đo lường ổn định tài chính Việt Nam, từ đó đề xuất xây dựng chỉ tiêu ổn định tài chính tổng hợp
để đánh giá khái quát mức độ ổn định của hệ thống tài chính qua một chỉ tiêu duy nhất.
Từ khóa: Ổn định tài chính, chỉ số ổn định tài chính tổng hợp duy nhất, công cụ đo lường ổn định tài chính.
MEASURING FINANCIAL STABILITY IN VIETNAM
CURRENT SITUATION AND RECOMMENDATIONS
Abstract
Financial stability is a condition in which the financial system smoothly fulfil its functions. This state
can only be reached when its components including the key financial markets and the financial
institutional system, especially banking sector, as well as financial infrastructure achieve stability and
soundness. Since the 2008 global financial crisis, policy makers have recognized the negative effects of
crisis and emphasised the importance of financial stability measurement in the form of quantitative
indicators or set of indicators. Currently, Vietnam has started to construct financial stability reports,
using separate indicators for selected sectors. However, the set of indicators are cumbersome and
difficult to assess the actual financial stability in a simple and comprehensive way. This article will
focus on the actual performance of Vietnam's financial system, especially the current measures of
financial stability in Vietnam, thereby proposing to develop an aggregate financial stability index to
assess financial stability of Vietnam easilier by a single indicator.
Keywords: Financial stability, single aggregate financial stability index, measures of financial stability.
JEL classification: G; G17
1. Giới thiệu hệ thống tài chính Việt Nam
Nhìn chung, quy mô hệ thống tài chính Việt
Nam hiện nay vẫn còn ở mức khiêm tốn so với
các nước trong khu vực. Thị trường tài chính
trong những năm qua chưa phát triển đúng theo
mong muốn của nhà điều hành. Mặc dù thị
trường chứng khoán và tiền tệ vẫn phát triển
mạnh mẽ trong thời gian qua, nguồn vốn cung
ứng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Tỉ trọng
nguồn vốn ngắn hạn cao trong khi tỉ trọng nguồn
vốn trung và dài hạn thấp khiến nền kinh tế
không đủ nguồn lực đảm bảo phát triển bền
vững. Hệ thống luân chuyển dòng vốn cũng chưa
hiệu quả, thể hiện qua sự bất hợp lý trong việc
phân bổ nguồn lực giữa các ngành kinh tế.
1.1. Thị trường tài chính Việt Nam
Thị trường tài chính Việt Nam bao gồm hai
cấu phần là thị trường tiền tệ và thị trường vốn,
trong đó tín dụng ngân hàng giữ vai trò chủ đạo
và đảm bảo việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Cụ thể, cung ứng vốn từ các tổ chức tín dụng
(TCTD) chiếm tới 60% - 80% trong giai đoạn
2012 - 2018. Mặc dù tỷ trọng có xu hướng giảm
dần, năm 2012 tỷ trọng cung ứng vốn từ các
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
91
TCTD là 78,4%, năm 2018 tỷ trọng cung ứng
vốn của khu vực này vẫn chiếm đến 63,1%. Bên
cạnh đó, cơ cấu thị trường tài chính có sự chuyển
biến tích cực theo xu hướng giảm bớt sự phụ
thuộc vào các TCTD, tăng cường vai trò của thị
trường vốn trong việc huy động vốn cho toàn bộ
nền kinh tế.
Hình 1. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế 2012 - 2018
Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc Gia năm 2017- 2018
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ủy ban Giám
sát tài chính Quốc Gia (UBGSTCQG) năm 2017,
năng lực cung ứng vốn của thị trường tài chính
của Việt Nam còn rất hạn chế so với các nước
trong khu vực [8]. Trong giai đoạn 2012 - 2017,
độ sâu tài chính (Độ sâu tài chính cho biết quy
mô của khu vực trung gian tài chính so với nền
kinh tế, được tính theo công thức
[M2(M3)/GDP]) Việt Nam chỉ đạt dưới
200%/GDP trong khi Indonesia và Thái Lan đạt
trên 500%, Philippin và Malaysia đạt trên dưới
400%. Tỷ lệ vốn hoá trên GDP của thị trường
chứng khoán (TTCK) Việt Nam cũng đạt rất thấp
- ở mức 70% cuối năm 2017, trong khi ở
Singapore là 227%, Hồng Kông là 1036%, và
Thái Lan là 104%.
Về cấu trúc của thị trường tài chính (TTTC),
thị trường tiền tệ Việt Nam được hình thành từ
những năm 1990, đã dần phát triển và hoàn thiện
các cấu phần bao gồm thị trường tín dụng ngắn
hạn, thị trường hối đoái, thị trường liên ngân
hàng, và thị trường mở. Từ năm 2015 - 2017,
thanh khoản của hệ thống TCTD đạt mức ổn
định, nguồn vốn huy động tăng từ 17 – 19%, tín
dụng toàn hệ thống tăng gần 20%, lãi suất trên
thị trường ổn định (lãi suất huy động VND kỳ
hạn trên 12 tháng giao động ở mức 6,4% - 7,2%;
lãi suất cho vay ở mức 6,8 – 11%/ năm) [7].
Về thị trường vốn Việt Nam, TTCK Việt
Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2000
với hai sàn giao dịch chứng khoán là HOSE và
HNX, đóng vai trò mở ra kênh dẫn vốn trung và
dài hạn trong nền kinh tế. Tới tháng 6/2009, thị
trường Upcom (thị trường dành cho các công ty
đại chúng chưa đủ điều kiện niêm yết trên HOSE
và HNX) được khai trương với trị giá vốn hoá ban
đầu 4.260 tỷ đồng, tới tháng 6/2018 đạt 656.436
tỷ đồng. Cùng với thị trường niêm yết, thị trường
trái phiếu Việt Nam cũng được hình thành và triển
khai chủ yếu trên sàn HNX từ năm 2006. Thị
trường trái phiếu Việt Nam cũng đã phát triển
vượt bậc với quy mô dư nợ trái phiếu chính phủ
(TPCP) đạt hơn 1.000 tỷ đồng vào thời điểm
2005, tăng lên 900.000 tỷ đồng sau 10 năm hoạt
động với tốc độ tăng trưởng trung b nh đạt 23%.
Tới tháng 8/2017, thị trường chứng khoán phái
sinh Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, đánh
dấu bước phát triển mới của TTCK Việt Nam, đưa
Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 trong khu vực
ASEAN và là quốc gia thứ 42 trên thế giới có thị
trường tài chính bậc cao này.
Tuy nhiên, nếu so với khung cấu trúc hiện
đại của TTTC, cấu trúc của TTTC Việt Nam cần
được tiếp tục hoàn thiện hơn nữa. Cụ thể, thị
trường tín dụng trung và dài hạn chủ yếu tập
78.4% 76.7% 75.5% 76.2% 72.0%
64.6% 63.1%
21.6% 23.3% 24.5% 23.8% 28.0%
35.4% 36.9%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Cung ứng vốn từ TCTD Cung ứng vốn từ thị trường vốn
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
92
trung ở mảng TPCP và vay NHTM dài hạn, quy
mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn rất
thấp (4%/GPD trong năm 2017), thanh khoản
k m, chưa có tổ chức định mức tín nhiệm trái
phiếu. Thị trường cho thuê tài chính còn quá nhỏ
với mức dư nợ 8.700 tỷ đồng trong năm 2017,
chiếm 0,16% tổng dư nợ của các TCTD [1].
Hình 2. Khung cấu trúc thị trường tài chính
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 3. Cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1.2. Tổ chức tài chính
Số lượng, loại hình và quy mô của các tổ
chức tài chính trong hệ thống tài chính Việt Nam
ngày càng tăng và đa dạng, đáp ứng nhu cầu vốn
ngày càng lớn của nền kinh tế.
Đối với các tổ chức tín dụng, các NHTM
Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Trong
những năm đầu mới thành lập, hệ thống ngân
hàng chỉ có 4 NHTM nhà nước, 4 NHTM cổ
phần, một số ít HTX tín dụng, chưa có chi nhánh
ngân hàng nước ngoài và ngân hàng nước ngoài.
Đến năm 2018, hệ thống NHTM đã phát triển
mạnh mẽ với 4 NHTM nhà nước, 31 NHTM cổ
phần, đặc biệt có 9 ngân hàng 100% vốn nước
ngoài. Để củng cố chất lượng của các NHTM,
NHNN đã triển khai các đề án “Cơ cấu lại hệ
Thị trường tài
chính
Thị trường tiền tệ
TT tín dụng ngắn TT hối đoái
TT liên ngân hàng Thị trường mở
Thị trường vốn
TT chứng khoán
TT tín dụng trung
và dài hạn
TT cho thuê tài
chính
TT cầm cố bất
động sản
2000 -
Thị
trường
chứng
khoán
1900s -
Thị
trường
tiền tệ
Thị
trường
tài
chính
2006 - Thị
trường
trái phiếu
chính phủ
2009 -
Thị
trường
upcom
2017 -
Thị
trường
CK phái
sinh
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
93
thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 –
2015” và “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với
xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020”. Tuy nhiên,
theo đánh giá của UBGSTCQG (2017), tỷ lệ nợ
xấu của toàn hệ thống vẫn còn ở mức cao mặc dù
có xu hướng giảm [7]. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống
TCTD đạt khoảng 9,5% vào cuối năm 2017,
giảm mạnh so với mức cuối năm 2016, chủ yếu
là do các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong nợ cơ cấu
lại, trái phiếu doanh nghiệp, và các khoản thu
bên ngoài khó thu hồi giảm [6]. Ngoài ra, khi so
sánh với một số quốc gia châu Á, mặc dù hiệu
suất sinh lời của hệ thống TCTD Việt Nam đã có
sự cải thiện mạnh trong giai đoạn 2012 – 2017,
ROE của các TCTD Việt Nam vẫn ở mức thấp so
với một số quốc gia như Indonesia, Malaysia,
Thailand và Singapore.
Hình 4. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam
Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc Gia năm 2017
Hình 5. ROE của các tổ chức tín dụng Việt Nam so với một số quốc gia
Nguồn: IMF năm 2018
Đối với các tổ chức hoạt động trên thị
trường chứng khoán, số lượng, quy mô vốn,
nghiệp vụ và công nghệ của các tổ chức này
cũng có sự phát triển nhanh chóng. Năm 2000,
chỉ có 7 công ty chứng khoán hoạt động, đến
năm 2017, toàn thị trường có khoảng 79 công ty
chứng khoán (CTCK) và 46 công ty quản lý quỹ
với tổng số vốn điều lệ là 3.785 tỷ đồng. Tuy
nhiên số lượng của các CTCK này được coi là
quá nhiều so với quy mô và nhu cầu của TTCK.
2.6%
9.5%
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
-
50,000
100,000
150,000
200,000
2013 2014 2015 2016 2017
Giá trị nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu báo cáo Tỷ lệ nợ xấu đánh giá lại
0
10
20
30
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Indonesia Thái Lan Singapore Việt Nam
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
94
Cụ thể, so với các nước trong khu vực như Trung
Quốc với khoản trên 100 triệu tài khoản giao
dịch (chiếm 8% dân số) cũng chí có số lượng
CTCK tương đương Việt Nam trong khi tổng số
tài khoản trên TTCK Việt Nam mới đạt mức
0,7% dân số; hay trong trường hợp của Thái Lan,
Singapore, và Malaysia chỉ có 40, 26, và 33
CTCK trong khi quy mô giao dịch lớn hơn Việt
Nam rất nhiều. Hơn nữa, tiềm lực tài chính của
các CTCK Việt Nam còn khá thấp, quy mô vốn
điều lệ rất nhỏ so với các NHTM.
Các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) cũng
tăng nhanh cả về quy mô và chất lượng. Tính tới
cuối năm 2017, toàn thị trường có 64 doanh
nghiệp bảo hiểm, bao gồm 29 DNBH phi nhân
thọ, 18 DNBH nhân thọ, 14 doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 1
chi nhánh DNBH phi nhân tho nước ngoài. Đến
hết năm 2017, tổng tài sản toàn thị trường bảo
hiểm đạt 302.935 tỷ đồng, tăng 23,44% so với
năm 2016; với tổng số tiền đầu tư trở lại nền
kinh tế khoản 247.801 tỷ đồng, tăng 26,74% so
với năm 2016. Tuy nhiên các DNBH Việt Nam
được đánh giá là có năng lực cạnh tranh thấp,
dịch vụ chưa đa dạng, mạng lưới không ổn định,
tr nh độ nghiệp vụ chưa chuyên nghiệp. Vốn
pháp định hiện nay đối với DNBH phi nhân thọ
là 300 tỷ đồng do đó quy mô và khả năng cạnh
tranh của các DNBH Việt Nam với DNBH nước
ngoài là rất khó khăn.
1.3. Công cụ tài chính
Các công cụ tài chính ngày càng được đa
hạng hoá và có giá trị gia tăng cao dựa trên nền
tảng công nghệ hiện đại. Trên thị trường tín dụng
– ngân hàng, sản phẩm và dịch vụ của các
NHTM trong nước đã được đa dạng hoá, nâng
cao chất lượng và tiện ích cho khách hàng như:
tiện ích tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ thẻ,
dịch ngân hàng hiện đại như phone banking,
internet banking, và mobile banking.
Trên thị trường chứng khoán, tính từ khi
TTCK Việt Nam bắt đầu giao dịch vào năm 2000
đến cuối năm 2017, số lượng doanh nghiệp niêm
yết đã tăng từ 2 lên gần 800 doanh nghiệp. Các
sản phẩm chứng khoán cũng trở nên đa dạng
hơn, ngoài những sản phẩm truyền thống như cổ
phiếu, trái phiếu, còn có hệ thống các sản phẩm
chỉ số đa dạng như: HNX index, HNX 30, Bộ chỉ
số quy mô, Bộ chỉ số ngành, Upcom Index,
Upcom Premium, Hệ thống chỉ số trái phiếu
Ngoài ra, với sự ra đời của TTCK phái sinh trong
tháng 8/2017, các nhà đầu tư cũng đã có thêm
các sản phẩm mới để thực hiện đầu tư cũng như
phòng hộ rủi ro.
Trên thị trường bảo hiểm, ngoài các sản
phẩm truyền thống, sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự
nguyện được triển khai từ năm 2013. Tới năm
2017, đã có 6 doanh nghiệp triển khai dịch vụ
bảo hiểm hưu trí là AIA, Bảo Việt Nhân Thọ,
Dai-ichi, Manulife và Prudential [4].
1.4. Cơ sở hạ t ng tài chính
Đối với thị trường tín dụng – ngân hàng,
khung pháp lý về thanh tra, giám sát ngày càng
được hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Mô h nh giám sát ngân hàng đã chuyển từ mô
hình giám sát tại chỗ sang giám sát từ xa gắn với
thanh tra trực tiếp để đảm bảo giám sát thường
xuyên, liên tục đối với các TCTD. Hơn nữa, hoạt
động giám sát đã mở rộng từ hình thức giám sát
tuân thủ sang xây dựng hệ thống giám sát mang
tính cảnh bảo rủi ro cho hoạt động của từng ngân
hàng cũng như toàn hệ thống, như áp dụng các
tiêu chuẩn CAMELS, Basel I, Basel II. Ngoài ra,
NHNN thường xuyên ban hành, cập nhật các quy
định về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong
hoạt động của TCTD giúp cho ngành NH phát
triển ổn định.
Đối với TTCK, hệ thống văn bản pháp quy
đã được hoàn thiện và ban hành, bao gồm luật,
nghị định, thông tư liên quan đến phát hành, giao
dịch cổ phiếu, trái phiếu, các đề án tái cấu trúc
TTCK, lộ trình phát triển thị trường trái phiếu
đến năm 2020 , tạo điều kiện cho TTCK hoạt
động ổn định và phát triển. Cơ chế giám sát được
thực hiện theo hai cấp là cấp giám sát của Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước và cấp giám sát của các
Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký
chứng khoán nhằm nâng cao hiệu quả của thị
trường chứng khoán.
Đối với thị trường bảo hiểm, các quy định
về hoạt động quản lý, giám sát thị trường đã
ngày càng hoàn thiện góp phần hỗ trợ thị trường
và đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng tham gia
bảo hiểm, ví dụ như các quy định về chế độ tài
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
95
chính của DNBH, chế độ kế toán áp dụng cho
các DHNH phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc
tế và chuẩn mực tế toán Việt Nam, hay khung
pháp lý cho việc thành lập chi nhánh DNBH phi
nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam và việc cung
cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới.
2. Thực trạng hệ thống đo lường ổn định
tài chính của Việt Nam
Khi đánh giá mức độ ổn định của hệ thống
tài chính, các cơ quan điều hành ở các quốc gia
sử dụng các công cụ hoặc các bộ công cụ khác
nhau. Ở cấp độ sơ khai, công cụ mà các nhà điều
hành sử dụng là các chỉ tiêu riêng lẻ giúp đánh
giá mức độ ổn định trong từng khu vực. Các chỉ
tiêu này được các ngân hàng trung ương trên thế
giới lựa chọn trên cơ sở sự phù hợp và sẵn có để
đánh giá mức độ ổn định tài chính của quốc gia
họ, và được tổng hợp trong báo cáo ổn định tài
chính (Financial Stability Reports) của mình.
Ở cấp độ cao hơn, các nhà nghiên cứu kết
hợp từ nhiều chỉ tiêu riêng lẻ và phát triển thành
chỉ số tổng hợp. Đây là bộ chỉ số giúp đo lường và
đánh giá sự ổn định, lành mạnh của hệ thống tài
chính theo từng khu vực kinh tế. Các bộ chỉ số
này được xây dựng bởi các tổ chức quốc tế và
ngân hàng trung ương một số quốc gia với mục
tiêu gợi ý cho các nước trong việc tự đánh giá, đo
lường mức độ lành mạnh và ổn định của hệ thống
tài chính. Các bộ chỉ số phổ biến có thể kể đến
như bộ chỉ số lành mạnh tài chính của IMF (IMF
Financial Soundness Indicators-FSIs), bộ chỉ số
an toàn vĩ mô của ECB (ECB Macroprudential
Indicators-MPIs), bộ chỉ số an toàn vĩ mô của
ADB (ADB Macroprudential Indicators).
Không dừng lại ở đó, những năm gần đây,
công cụ đánh giá mức độ ổn định tài chính được
tiến hóa thêm một bước nữa. Theo đó, thay v sử
dụng bộ chỉ số để đánh giá, các nhà nghiên cứu
đã và đang nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm
chỉ số ổn định tài chính tổng hợp duy nhất
(Single Aggregate Index of Financial Stability –
AIFS) ở một số quốc gia. Chỉ số tổng hợp duy
nhất cho ph p đánh giá một cách tổng quát mức
độ ổn định của cả hệ thống tài chính thông qua
một chỉ số duy nhất.
Ở Việt Nam, ba bộ công cụ đang được sử
dụng là (i) Chỉ số lành mạnh tài chính của IMF;
(ii) Bộ chỉ số sử dụng trong báo cáo tổng quan
thị trường tài chính của Ủy ban Giám sát tài
chính Quốc Gia; (iii) Bộ chỉ số sử dụng trong
Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước.
Hiện Việt Nam chưa có chỉ số ổn định tài chính
tổng hợp duy nhất. Các bộ công cụ đo lường mức
độ ổn định tài chính mà Việt Nam đang sử dụng
sẽ được tr nh bày dưới đây.
2.1. Chỉ số lành mạnh tài chính (Financial
Soundness Indicators – FSI) của IMF
Việt Nam là một trong 11 quốc gia Châu Á
thực hiện công bố Bộ chỉ số lành mạnh tai chính
trên website của IMF. Bộ chỉ số lành mạnh tài
chính bao gồm 40 chỉ số tài chính, bao gồm: (i) 25
chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ
chức nhận tiền gửi (12 chỉ số lõi và 13 chỉ số
khuyến khích); (ii) 2 chỉ số phản ánh tình hình tài
chính của khu vực tổ chức tài chính khác; (iii) 5 chỉ
số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức
phi tài chính; (iv) 2 chỉ số phản ánh tài chính của
khu vực hộ gia đ nh; (v) 2 chỉ số phản ánh tình hình
thanh khoản của thị trường; (vi) 4 chỉ số phản ánh
tình hình của thị trường bất động sản [2].
Giống như trường hợp của các quốc gia
đang phát triển khác, Việt Nam chưa thực hiện
công bố đầy đủ 40 chỉ tiêu, mà chủ yếu tập trung
công bố bộ chỉ số thứ (i) 25 chỉ số phản ánh tình
hình tài chính của khu vực tổ chức nhận tiền gửi.
Việt Nam chưa thực hiện công bố với 5 bộ chỉ số
còn lại, duy nhất công bố chỉ số “Dư nợ tín dụng
đối với lĩnh vực bất động sản dành cho khu
thương mại so với tổng dư nợ” trong nhóm chỉ số
phản ánh tình hình của thị trường bất động sản.
Do đó bộ chỉ số lành mạnh tài chính do Việt
Nam công bố trên website của IMF chủ yếu tập
trung đánh giá chỉ số lành mạnh của các tổ chức
tín dụng thay vì mức độ ổn định và lành mạnh
của toàn bộ hệ thống tài chính.
2.2. Bộ chỉ số sử dụng trong Báo cáo tổng quan
thị trường tài chính của Ủy ban Giám sát tài
chính Quốc Gia
Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính
được UBGSTCQG tiến hành nghiên cứu và xây
dựng từ năm 2013 và kể từ năm 2015 chính thức
nằm trong danh mục báo cáo định kỳ (thường
niên) của Uỷ ban [6]. Trước khi đi vào đánh giá
về khu vực tài chính, báo cáo khái quát bối cảnh
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
96
kinh tế tài chính thế giới và bối cảnh kinh tế vĩ
mô ở Việt Nam trong năm báo cáo.
Để đánh giá mức độ ổn định của khu vực tài
chính, báo cáo sử dụng các tiêu chí và chỉ số để
đánh giá 4 khu vực sau: (i) Đánh giá chung khu
vực tài chính; (ii) Thị trường tài chính; (iii) Định
chế tài chính; và (iv) Khu vực phi tài chính (bao
gồm khu vực doanh nghiệp và thị trường bất
động sản).
Thứ nhất, báo cáo thực hiện đánh giá chung
về khu vực tài chính thông qua các nhóm chỉ số
lớn sau: (1) Quy mô và hoạt động của hoạt động
hệ thống tài chính Việt Nam; (2) Khả năng cung
ứng vốn cho nền kinh tế; (3) Xử lý nợ xấu; (4)
Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề; (5) Tăng
trưởng tín dụng tiêu dùng; (6) Tăng trưởng chỉ số
chứng khoán.
Thứ hai, khi đánh giá về thị trường tài
chính, báo cáo tập trung vào ba thị trường chính
là thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và thị
trường vốn. Thị trường tiền tệ được xem xét
thông qua các chỉ số về thanh khoản của hệ
thống TCTD và lãi suất thị trường. Thị trường
ngoại hối được đánh giá thông qua hai chỉ số là
chênh lệch giữa lãi suất VND và USD và tăng
trưởng huy động ngoại tệ. Đối với thị trường
vốn, báo cáo đánh giá thị trường trái phiếu (trái
phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp), thị
trường cổ phiếu, và dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, khi đánh giá về các định chế tài
chính, báo cáo tập trung vào đánh giá hoạt động
của hệ thống các TCTD, của hệ thống CTCK, và
các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó, định chế
tài chính được đánh giá chi tiết nhất là hệ thống
các tổ chức tín dụng, sau đó đến các CTCK và
cuối cùng là các doanh nghiệp bảo hiểm. Hoạt
động của hệ thống các TCTD được đánh giá toàn
diện thông qua các nhóm chỉ số về cơ cấu tài sản,
cơ cấu nguồn vốn, thị phần tín dụng và huy
động; chất lượng tín dụng, thanh khoản tín dụng,
khả năng sinh lời và mức đủ vốn. Hoạt động của
hệ thống CTCK và các doanh nghiệp bảo hiểm
được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản như
tăng trưởng tài sản, tăng trưởng quy mô vốn chủ
sở hữu, cơ cấu danh mục đầu tư, tỷ lệ vốn khả
dụng b nh quân và tăng trưởng lợi nhuận.
Thứ tư, báo cáo thực hiện đánh giá khu vực
doanh nghiệp phi tài chính và trường hợp đặc
biệt của khu vực bất động sản. Báo cáo đánh giá
chung về khu vực doanh nghiệp phi tài chính
thông qua các chỉ số về quy mô; hiệu quả sản
xuất; cơ cấu vốn, tài sản và khả năng thanh toán;
và cơ cấu tín dụng. Đối với riêng khu vực bất
động sản, báo cáo xem xét về biến động trong
giao dịch, giá và cung cầu thị trường đồng thời
ước tính nguồn vốn chảy vào lĩnh vực bất động
sản (vốn FDI và vốn trong nước).
2.3. Bộ chỉ số sử dụng trong Báo cáo thường
niên của Ng n hàng Nhà nước
Ngoài bộ chỉ số lành mạnh tài chính của
IMF và các chỉ tiêu đánh giá mức độ ổn định tài
chính của UBGSTCQG, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) trong báo cáo thường niên của mình
cũng đưa ra hệ thống chỉ số để đánh giá thị
trường và các định chế tài chính. Tuy nhiên, bộ
chỉ số của NHNN sử dụng chủ yếu dùng để đánh
giá mức độ ổn định của thị trường tiền tệ và hoạt
động của các TCTD [3].
Để đánh giá diễn biến thị trường tiền tệ,
NHNN thực hiện đánh giá diễn biến tiền tệ, diễn
biến lãi suất, thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị
trường ngoại tệ, diễn biến giá vàng và thị trường
chứng khoán. Để đánh giá hoạt động của các tổ
chức tín dụng, NHNN tập trung đánh giá tài sản
và vốn của các TCTD, hiệu quả hoạt động của
TCTD, và chất lượng tín dụng.
Bộ chỉ số của NHNN có phạm vi giống như
phạm vi của bộ chỉ số lành mạnh tài chính của
IMF tuy nhiên không chi tiết bằng. So với bộ chỉ
số của UBGSTCQG, phạm vi của bộ chỉ số của
NHNN hẹp hơn nhưng lại có ưu điểm về tính hệ
thống hoá cao, giúp cho việc so sánh và đánh giá
mức độ ổn định của thị trường tiền tệ và hoạt
động của các TCTD hiệu quả hơn. Như vậy, nhìn
chung hệ thống công cụ đo lường ổn định tài
chính của Việt Nam hiện nay tương đối đồ sộ.
Mỗi bộ chỉ số bao gồm từ vài chục đến hơn 100
chỉ tiêu. Số lượng lớn các chỉ tiêu như vậy một
mặt giúp các nhà điều hành có cái nhìn chi tiết về
hệ thống tài chính. Tuy nhiên, lại chỉ cho phép
đánh giá mức độ ổn định tài chính trong từng
khu vực hoặc lĩnh vực mà không có khả năng
bao quát thực trạng ổn định tài chính của cả hệ
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
97
thống. Việc này gây khó khăn cho các nhà điều
hành trong việc đánh giá mức độ ổn định tài
chính của cả hệ thống. Khả năng phân tích để
đánh giá mức độ ổn định tài chính của cả hệ
thống theo đó cũng bị hạn chế. Đặc biệt, điều này
còn làm hạn chế khả năng cảnh báo khủng hoảng
cho hệ thống tài chính Việt Nam. Thực tế, Việt
Nam vẫn chưa có một chỉ số nào có khả năng
phản ảnh mức độ ổn định tài chính qua một chỉ
số duy nhất. Chính vì vậy, việc xây dựng một chỉ
số bao quát, chỉ số ổn định tài chính tổng hợp
duy nhất là điều cần thiết. Đây cũng là xu hướng
thế giới hiện nay hướng tới. Rất nhiều các quốc
gia đã bắt đầu tập trung xây dựng và thử nghiệm
sử dụng chỉ số này trong việc đánh giá mức độ
ổn định của hệ thống tài chính như chỉ số ổn định
tài chính FSI của Hàn Quốc, chỉ số ổn định tài
chính tổng hợp Composite Financial Stability
Index của châu Âu, chỉ số tình trạng ổn định tài
chính của Hà Lan (Financial Stability
Conditional Index – FSCI), chỉ số ổn định tài
chính tổng hợp (AFSI) của Jamaica, chỉ số
BAFSI (Balkans Aggregate Financial Stability
Index) của khu vực Balkans
3. Đề xuất chỉ số ổn định tài chính tổng
hợp duy nhất và phương pháp tính chỉ số
cho Việt Nam
Tham khảo kinh nghiệm xây dựng chỉ số ổn
định tài chính tổng hợp duy nhất của nhiều quốc
gia, nhóm nghiên cứu mạnh dạn đề xuất quy trình
thiết lập chỉ số tổng hợp gồm 5 bước như sau:
Hình 6. Đề xuất quy trình thiết lập chỉ số ổn định tài chính tổng hợp duy nhất cho Việt Nam
Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng và đề xuất
Bước 1: Xác định chỉ tiêu liên quan. Trên cơ
sở tham khảo bộ chỉ tiêu của các tổ chức tài
chính uy tín và các quốc gia đi trước, lựa chọn
các chỉ tiêu liên quan đến ổn định tài chính cho
Việt Nam. Các chỉ tiêu đề xuất sẽ được nhóm tác
giả làm rõ ở phần sau.
Bước 2: Khảo sát chuyên gia. Mục đích của
bước này là để đánh giá mức độ phù hợp của các
chỉ tiêu lựa chọn dựa trên ý kiến của chuyên gia
về dữ liệu quá khứ. Có thể thiết kế bảng hỏi để
các chuyên gia xếp hạng mức độ ảnh hưởng của
các chỉ tiêu dựa trên các sự kiện tài chính kinh tế
của Việt Nam trong quá khứ đến mức độ ổn định
của hệ thống tài chính theo thang điểm từ 0 đến 5.
Bước 3: Lựa chọn chỉ tiêu phù hợp. Trên cơ
sở các chỉ tiêu đã lựa chọn và điểm của các chỉ
tiêu theo xếp hạng của chuyên gia, chọn lọc ra
các chỉ tiêu có ảnh hưởng nhất. Với thang điểm
khảo sát từ 0 đến 5, nhóm nghiên cứu đề xuất các
chỉ tiêu được chọn nên là các chỉ tiêu có điểm
xếp hạng trên trung b nh (trên 2.5 điểm). Các chỉ
tiêu nên được nhóm lại theo cụm giúp phản mức
độ ổn định theo từng khu vực.
Kinh nghiệm chia nhóm các chỉ tiêu ở các
quốc gia rất khác nhau. Tuy nhiên, x t trong điều
kiện cơ sở dữ liệu có sẵn của Việt Nam, tham khảo
các bộ chỉ số gợi ý của các quốc gia và tổ chức,
tham khảo bộ chỉ số đề xuất bởi Phạm Tiên Phong
(2015) nhóm nghiên cứu đề xuất phân nhóm các
Bước 5: Tính toán chỉ số tổng hợp
Bước 4: Xác định tỷ trọng
Bước 3: Lựa chọn chỉ tiêu phù hợp
Bước 2: Khảo sát chuyên gia
Bước 1: Xác định chỉ tiêu liên quan
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
98
chỉ số phụ theo lĩnh vực kinh tế: (i) ngân hàng; (ii)
tiền tệ và tín dụng; (iii) chứng khoán; (iv) bảo
hiểm; (v) các biến số kinh tế vĩ mô khác [5]. Các
chỉ tiêu cụ thể được đề xuất như sau:
Bảng 1:. Đề xuất các chỉ tiêu sử dụng để tính toán chỉ số ổn định tài chính
tổng hợp cho Việt Nam
Chỉ số phụ Chỉ tiêu Cơ sở đề xuất
Ngân hàng
Tài sản sinh lời/ Tổng tài sản Phù hợp với VN
Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản Phù hợp với VN
Tài sản rủi ro/ Tổng tài sản IMF
Lãi suất cho vay bình quân TT1 và TT2 IMF
Tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay dài hạn Phù hợp với VN
Tỷ lệ cho vay/ Tổng tài sản ECB
Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản ECB
Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu ECB, IMF
Hệ số an toàn vốn CAR ECB, IMF, ADB
Lãi suất huy động bình quân TT1 và TT2 IMF
Tiền gửi khách hàng/ Tổng nguồn vốn huy động Phù hợp với VN
NPL/ Tổng dư nợ cho vay ECB, ADB
Tỷ lệ chi phí/ Thu nhập IMF, ECB
Lợi nhuận trước thuế và trích lập dự phòng ECB
Thu nhập lãi thuần/ Tổng lợi nhuận trước thuế ECB
ROA IMF, ECB
ROE IMF, ECB
Tiền tệ và
tín dụng
Tăng trưởng M1 và M2 ECB, ADB
Tỷ trọng M2/GDP ECB, ADB
Tỷ lệ tín dụng/GDP Phù hợp với VN
Tỷ trọng tín dụng đối với DNNN ECB, ADB
Tỷ trọng tín dụng đối với khu vực tư nhân ECB, ADB
Lãi suất cơ bản IMF, ADB
Lãi suất tái cấp vốn Phù hợp với VN
Lãi suất tái chiết khấu Phù hợp với VN
Chứng
khoán
VNIndex, VN30-Index Phù hợp với VN
HNX-Index, HNX30-Index Phù hợp với VN
Vốn hóa thị trường Phù hợp với VN
Bảo hiểm
Tỷ lệ vốn cổ phần so với tài sản đầu tư IMF
Tỷ lệ thu nhập từ phí bảo hiểm trừ đi phần phải trả cho người
bảo hiểm gốc so với tổng thu nhập từ phí bảo hiểm
IMF
Bi n số vĩ
mô khác
Tốc độ tăng trưởng GDP IMF, ECB
Tăng trưởng xuất khẩu ADB
Tăng trưởng nhập khẩu ADB
Cán cân tài khoản vãng lai IMF, ADB
Cán cân tài khoản vốn ADB
Tỷ giá USD/VND IMF, ADB
Dự trữ ngoại hối IMF, ADB
Chỉ số giá tiêu dùng IMF
Chỉ số giá tài sản (bao gồm cả bất động sản) IMF, ADB
Tỷ lệ nợ của hộ gia đ nh/ GDP IMF
Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng và đề xuất
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019)
99
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, để đảm bảo sự
phù hợp của các chỉ tiêu trong tính toán chỉ số
tổng hợp, cũng như tính chính xác của chỉ số
tổng hợp trong thực tiễn, cần thực hiện bước
Khảo sát ý kiến chuyên gia trước khi đưa các chỉ
tiêu vào tính toán.
Bên cạnh đó, cần tiến hành chuẩn hóa số
liệu trước khi làm các bước tiếp theo. Có thể sử
dụng phương pháp min – max để chuẩn hóa số
liệu theo hệ đo lường 0 – 1. Công thức chuẩn hóa
số liệu như sau:
( )
( ) ( )
Trong đó:
là biến số chuẩn hóa tại thời
điểm t; là giá trị của biến số tại thời điểm t;
( ) và ( ) lần lượt là giá trị cực đại và
cực tiểu của mỗi biến số.
Bước 4: Xác định tỷ trọng. Bước này tính
toán tỷ trọng của các chỉ tiêu để xác định mức độ
quan trọng của các chỉ tiêu cấu thành nên chỉ số
phụ. Trên cơ sở đó tính giá trị của chỉ số phụ
theo phương pháp b nh quân gia quyền.
Lặp lại thao tác trên để xác định tỷ trọng của
chỉ số phụ làm căn cứ để tính chỉ số tổng hợp.
Bước 5: Tính toán chỉ số tổng hợp. Tính giá
trị chỉ số tổng hợp theo phương pháp b nh quân
gia quyền.
∑( )
Trong đó: là chỉ số ổn định tài chính
tổng hợp duy nhất tại thời điểm t; là tỷ trọng
của chỉ số phụ i tại thời điểm t.
Với phương pháp này, chỉ số AIFS có giá trị
từ 0 - 1, trong đó giá trị gần về 0 biểu thị tình
trạng tài chính yếu và không ổn định; giá trị gần
1 thể hiện tình trạng tài chính khỏe mạnh và ổn
định của hệ thống tài chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cấn Văn Lực. (2017). Thuê tài chính – Kênh dẫn vốn trung, dài hạn mới cho doanh nghiệp. Thời
báo tài chính.
[2]. IMF. (2018). Financial Soundness Indicators.
[3]. Ngân hàng Nhà nước. (2016). Báo cáo thường niên năm 2016.
[4]. Ngân hàng Nhà nước. (2017). Báo cáo thường niên năm 2017.
[5]. Phạm Tiên Phong. (2015). Xây dựng khuôn khổ an toàn vĩ mô cho hệ thống tài chính Việt Nam. Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
[6]. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc Gia. (2016). Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2016.
[7]. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc Gia. (2017). Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017.
[8]. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc Gia. (2018). Báo cáo tóm tắt tổng quan thị trường tài chính năm 2018.
Thông tin tác giả:
1. Nguyễn Quỳnh Thơ
- Đơn vị công tác: Học viện Ngân hàng
- Địa chỉ email: thonq@hvnh.edu.vn
2. Nguyễn Thị Lâm Anh
- Đơn vị công tác: Học viện Ngân hàng
Ngày nhận bài: 13/9/2019
Ngày nhận bản sửa: 23/9/2019
Ngày duyệt đăng: 25/9/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- he_thong_do_luong_on_dinh_tai_chinh_o_viet_nam_thuc_trang_va.pdf