Con người và quyền con người là giá trị
quan trọng và trở thành đối tượng ưu tiên
bảo hộ của pháp luật trong Tố tụng hình sự.
Bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, lá chắn quan
trọng và vững chắc nhất đối với quyền con
người, quyền công dân nhằm phòng ngừa và
ngăn chặn những vi phạm từ phía các cơ
quan tố tụng là việc thừa nhận và ghi nhận
nguyên tắc suy đoán vô tội. Đây là nguyên
tắc “kinh điển” nhất của Tố tụng hình sự
được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế
quan trọng như Tuyên ngôn toàn thế giới về
nhân quyền năm 1948, (Điều 11.1); Công
ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự
và chính trị năm 1966 (Khoản 2, Điều 14).
Đặc biệt bản Tuyên ngôn nêu trên đã coi
nguyên tắc này là “phẩm giá của văn minh
nhân loại”.
Những nội dung trên đây có thể được
coi là một điểm nhấn của Hiến pháp năm
2013 mang đậm nét cách tiếp cận về quyền.
Một trong những nỗ lực đáng chú ý của
khoảng trên một thập niên trở lại đây trong
khoa học luật Hiến pháp Việt Nam là việc
nghiên cứu về cơ chế tài phán Hiến pháp ở
Việt Nam. Những nỗ lực nghiên cứu đó
chưa đủ sức tạo ra những căn cứ và đề xuất
thật sự thuyết phục cho sự ra đời của một cơ
chế giám sát Hiến pháp có tính tài phán cao.
Tương tự như vậy, một vấn đề hết sức bức
xúc hiện nay trong các vấn đề quản trị quốc
gia là vấn đề về chính quyền địa phương.
Những đề xuất khác nhau với sự cọ xát các
khuynh hướng cải cách, các cách nhìn về
quản trị địa phương thêm một lần nữa cho
thấy chúng ta cần có một quan điểm lý
thuyết rõ ràng làm nền tảng cho cải cách
quản trị địa phương ở nước ta
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiến pháp năm 2013 và việc phát triển nhận thức về hiến pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIÏËN PHAÁP NÙM 2013
VAÂ VIÏåC PHAÁT TRIÏÍN NHÊÅN THÛÁC VÏÌ HIÏËN PHAÁP
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
ĐÀO TRÍ ÚC*
BÌNH LUẬN VỀ HIẾN PHÁP
Đặt vấn đề
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng “Khẩn
trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến
pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2001) phù hợp tình hình mới” và Nghị
quyết Hội nghị lần thứ hai BCHTW Đảng
khóa XI, ngày 06/8/2011, Quốc hội đã ban
hành Nghị quyết số 06/2011/QH13 về việc
sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và
thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992. Hiến pháp năm 2013 đã được
Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua
ngày 28 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Các văn kiện về Hiến pháp đã chỉ ra
rằng việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm
1992 là yêu cầu khách quan, cần thiết; đây
là công việc quan trọng đặc biệt, phải dựa
trên kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn thi
hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật
có liên quan; quán triệt đầy đủ mục đích,
yêu cầu, quan điểm, định hướng của Đảng,
thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị
quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa
những quy định của Hiến pháp năm 1992 và
các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp.
Hiến pháp năm 2013 đã mở ra những
nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc và ổn
định cho việc tiếp tục phát huy dân chủ xã
hội chủ nghĩa (XHCN), bảo đảm tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân; phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động
các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát
triển đất nước; tiếp tục khẳng định và làm rõ
hơn vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
3NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 12 (268) T6/2014
* GS, TSKH, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chủ tịch Viện Chính sách công và Pháp luật, Liên hiệp các
Hội KHKT Việt Nam.
“Hiến pháp, thi hành Hiến pháp và nhận thức về Hiến pháp là những yếu tố có
sự liên hệ mật thiết với nhau. Mối liên hệ đó phản ánh quan điểm tiếp cận hoàn
chỉnh về Hiến pháp, là cơ sở cho việc đưa Hiến pháp vào thực tiễn cuộc sống xã
hội và sinh hoạt quốc gia”. Hiến pháp Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày
28/11/2013 đã mở ra những nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc cho những
vấn đề cơ bản của xã hội, đồng thời đánh dấu bước ngoặt về sự phát triển nhận
thức về Hiến pháp ở Việt Nam.
Bài viết sẽ cung cấp một cái nhìn đa diện, sâu sắc và nhiều gợi mở liên quan đến
vấn đề này – vốn là một chủ đề hết sức căn bản và lý thú đối với nền khoa học
pháp lý nói chung và chủ nghĩa lập hiến ở Việt Nam nói riêng.
1 “Bình luận khoa học Hiến pháp năm 1980” (Chủ biên: Nguyễn Ngọc Minh, NXB Khoa học xã hội 1985); “Bình luận khoa
học Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992” (Chủ biên: Đào Trí Úc, NXB Khoa học xã hội, 1995).
2 “Hiến pháp – những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tập thể tác giả Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội (sách chuyên khảo),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012. “Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới” (Sách chuyên khảo)
do Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ấn hành, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012; “Tài phán Hiến pháp: một số
vấn đề cơ bản, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng cho Việt Nam” (Sách chuyên khảo), Nguyễn Như Phát chủ
biên, NXB Khoa học xã hội, 2011; “Quy trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam: thực trạng và kiến nghị” (Sách
tham khảo) do Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Viện nghiên cứu lập pháp xuất bản năm 2011.
Nhà nước và xã hội; tiếp tục phát huy nhân
tố con người, thể chế hóa sâu sắc hơn quan
điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo
đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ
bản của công dân; xây dựng và hoàn thiện
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa
học, công nghệ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam XHCN; xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam;
tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Đồng
thời, sửa đổi Hiến pháp còn có mục đích bảo
đảm để Hiến pháp có sức sống lâu bền, bảo
đảm hiệu lực, tính ổn định của Hiến pháp
trong Nhà nước pháp quyền XHCN.
Hiến pháp, thi hành Hiến pháp và nhận
thức về Hiến pháp là những yếu tố có sự
liên hệ mật thiết với nhau. Mối liên hệ đó
phản ánh quan điểm tiếp cận hoàn chỉnh về
Hiến pháp, là cơ sở cho việc đưa Hiến pháp
vào thực tiễn cuộc sống xã hội và sinh hoạt
quốc gia.
Hiến pháp ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới đã có lịch sử lâu dài, tuy nhiên, qua
từng giai đoạn, các nước cũng đã có những
cải cách nhất định. Giai đoạn cuối thế kỷ
XX đầu thế kỷ XXI đang chứng kiến những
sự thay đổi mang tính cải cách về Hiến pháp
ở nhiều nước, trước hết là ở những nước
chuyển đổi, nhưng cũng không loại trừ các
quốc gia có Hiến pháp lâu đời như Italy,
Pháp, Tây Ban Nha.
Có thể nhận định rằng, ở nước ta lý luận
về Hiến pháp chưa có một vị trí đáng kể
trong các khoa học chính trị và khoa học
pháp lý. Điều đó có thể thấy rõ nhất trong
các chương trình đào tạo đại học, cao đẳng
và hệ thống các chuyên ngành khoa học.
Theo đó, trước đây ở nước ta từng có giai
đoạn không có môn học “Luật Hiến pháp”
mà những nội dung liên quan đến Hiến pháp
được gọi là luật Nhà nước. Một số công
trình nghiên cứu sớm về Hiến pháp được
xuất bản thường gắn với nhu cầu giải thích,
bình luận Hiến pháp1. So với các chuyên
ngành khoa học pháp lý khác thì chuyên
ngành luật Hiến pháp ở Việt Nam vừa chậm
trễ về thời gian, vừa mỏng về đội ngũ các
nhà nghiên cứu. Vì vậy, những nỗ lực
nghiên cứu về Hiến pháp trong nhiều năm
qua của các nhà khoa học pháp lý Việt Nam
đã mở ra một hướng nghiên cứu cần thiết,
có thể được coi là một bước phát triển đáng
trân trọng của khoa học pháp lý Việt Nam.
Từ khi Đảng và Nhà nước đề ra chủ
trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm
1992, việc nghiên cứu, trao đổi về những
vấn đề khác nhau của Hiến pháp mới thực
sự trở nên sôi nổi với nhiều xuất bản phẩm,
nhiều diễn đàn2.
Nhiều hội thảo đã được tổ chức mà tiêu
biểu là: “Tổ chức bộ máy Nhà nước, chế
định kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân trong Hiến pháp 1992- những vấn
đề cần sửa đổi, bổ sung” do Viện Nghiên
cứu lập pháp và Chương trình phát triển
LHQ tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh
23-24/7/2012; “Hoàn thiện chương chính
quyền địa phương của dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 và định hướng xây dựng
Luật chính quyền địa phương” do Viện
Nghiên cứu lập pháp và Quỹ Rosa Luxem-
burg tổ chức tại Nha Trang 28-29/3/2013;
“Quy trình, thủ tục, cách thức lấy ý kiến
nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến
pháp năm 1992” do Viện Nghiên cứu lập
pháp và Chương trình phát triển Liên Hợp
Quốc tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh
ngày 10-11/9/2012; Hội thảo “Kinh nghiệm
lập hiến của Việt Nam và Hoa Kỳ” do Viện
Nghiên cứu lập pháp và Khoa Luật, Đại học
Chicago (Mỹ) tổ chức tại Hà Nội ngày
19/12/2012 v.v
4 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 12 (268) T6/2014
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3 Đào Trí Úc: “Sự phát triển của chủ nghĩa lập hiến hiện đại ở Việt Nam” – Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/2007;
Nguyễn Đăng Dung: “Học thuyết tam quyền hay nhị quyền phân lập”- Tạp chí Luật học, số 10/2009; “Tính nhân bản của
Hiến pháp và bản tính của từng cơ quan Nhà nước Việt Nam”, NXB Tư pháp, 2004.
4 Xem Viện Chính sách công và Pháp luật: “Các thiết chế hiến định độc lập – Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt
Nam” (GS.TSKH. Đào Trí Úc, GS.TS. Nguyễn Thị Mơ, TS. Nguyễn Văn Thuận, TS. Vũ Công Giao đồng chủ biên, NXB
ĐHQG HN, 2013).
Hướng nghiên cứu thứ nhất trong các
nỗ lực này là nghiên cứu về lịch sử và lý
luận về tư tưởng lập hiến; chủ nghĩa lập
hiến, nghiên cứu so sánh về Hiến pháp3.
Hướng nghiên cứu thứ hai tập trung
nghiên cứu về quyền con người như một yếu
tố quan trọng của chủ nghĩa lập hiến và Nhà
nước pháp quyền XHCN. Có thể nói rằng,
kết quả nghiên cứu vấn đề này trong khoa
học pháp lý Việt Nam hiện đại đã giúp nhìn
nhận đúng hơn định hướng xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, làm
chuyển biến tư duy về định hướng cải cách
pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư
pháp.
Hướng nghiên cứu thứ ba chú ý đến
những bảo đảm cho việc thi hành Hiến pháp,
đề cao Hiến pháp và bảo vệ Hiến pháp. Theo
đó, trước hết phải nói đến các công trình
nghiên cứu về tài phán Hiến pháp và áp
dụng tài pháp Hiến pháp ở Việt Nam. Đáng
chú ý là đã có nhiều công trình nghiên cứu
về các thiết chế hiến định độc lập như Om-
budsman, Cơ quan kiểm toán, Hội đồng bầu
cử quốc gia, Cơ chế nhân quyền độc lập,
Ngân hàng Trung ương4.
Quá trình nghiên cứu đã phản ánh
những nỗ lực nhằm lập luận rõ hơn nội dung
một nguyên tắc đã được hiến định ở nước ta
từ năm 2001, nguyên tắc “quyền lực Nhà
nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp” (Điều 2, Hiến pháp năm 1992), chỉ
ra nhu cầu phải tiếp tục điều chỉnh đầy đủ
và trên một quan điểm mới về chức năng,
thẩm quyền và quan hệ giữa các cơ quan
Nhà nước theo chiều ngang và chiều dọc
giữa trung ương và địa phương.
Những diễn đàn nói trên đã vào cuộc rất
kịp thời quá trình nghiên cứu, tìm tòi những
cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc sửa đổi
Hiến pháp ở Việt Nam. Có thể nhận thấy
những điểm nhấn quan trọng nhất của quá
trình nghiên cứu này:
Thứ nhất, đã bước đầu tạo nhận thức
đầy đủ hơn về bản chất của Hiến pháp. Theo
đó, Hiến pháp không chỉ đơn thuần và về
mặt hình thức là đạo luật có hiệu lực cao
nhất trong hệ thống pháp luật mà trước hết
là một văn bản thể hiện ý chí của nhân dân,
là hiện thân của chủ quyền nhân dân. Thông
qua Hiến pháp, nhân dân thực hiện trực tiếp
và gián tiếp (ủy quyền) cho các thiết chế
Nhà nước.
Thứ hai, Hiến pháp và chỉ có ở mức độ
của Hiến pháp mới có thể phá dỡ được các
rào cản pháp lý làm cản trở quá trình phát
triển tiến bộ của đất nước và xã hội. Trong
số đó có các vấn đề cốt tử của chế độ kinh
tế như sở hữu, các thành phần kinh tế, quản
trị tài sản quốc gia v.v
Thứ ba, Hiến pháp có vai trò to lớn
trong việc bảo đảm tính pháp quyền của Nhà
nước. Sửa đổi Hiến pháp là để tạo ra những
khả năng mới làm cho các yếu tố pháp
quyền đầy đủ hơn, chắc chắn hơn. Hiến
pháp cần có sức sống bền vững nhằm tạo sự
ổn định của quá trình phát triển đất nước. Đó
là sự hiện diện của Hiến pháp và bảo đảm
vai trò tối thượng của Hiến pháp, sự tôn
trọng Hiến pháp trong đời sống xã hội và
sinh hoạt quốc gia, nhu cầu thực hiện trực
tiếp tinh thần và lời văn của Hiến pháp; đó
là cơ chế hữu hiệu để tôn trọng, bảo đảm và
bảo vệ quyền con người; bảo đảm để có sự
thống nhất, sự phân công, phối hợp và kiểm
soát hữu hiệu quyền lực giữa các cơ quan
trong cơ chế quyền lực Nhà nước; đó là sự
độc lập của tư pháp, bảo đảm để tư pháp là
hiện thân của công lý, bảo vệ quyền con
người, thực sự “là chỗ dựa tin cậy của nhân
dân”5, bảo đảm xử lý đúng đắn mối quan hệ
pháp lý giữa trung ương và địa phương.
5NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 12 (268) T6/2014
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP6
2. Một số khái niệm và mối liên hệ trong
khoa học luật Hiến pháp Việt Nam
Chủ nghĩa lập hiến và nội hàm của nó
Có thể nói rằng, trong giới học thuật
Việt Nam, chưa có sự luận bàn thật sâu và
chuyên về khái niệm “chủ nghĩa lập hiến”.
Khái niệm rất phổ biến trong các ngôn ngữ
nước ngoài là “Constitutionalism” đã được
các nhà nghiên cứu Việt Nam sử dụng và
chuyển thành tiếng Việt với những cách hiểu
còn khác nhau. Một số tác giả cho rằng, khái
niệm thích hợp hơn cả là khái niệm “chủ
nghĩa hiến pháp” và cùng với đó là khái
niệm “tư tưởng hiến pháp”6. Một số tác giả
lại sử dụng một khái niệm khác là “chủ
nghĩa hợp hiến”, “tư tưởng hợp hiến”7.
Về khái niệm “Hiến pháp”: khái niệm
đó không chỉ bao hàm Hiến pháp thành văn
mà có cả Hiến pháp không thành văn, như
trường hợp nước Anh. Tính chất đặc thù và
không phổ biến của Hiến pháp nước Anh
được tạo nên bởi những yếu tố đặc thù về
lịch sử, về pháp luật cũng như nền triết học
và chính trị của nước này đã hình thành
trong suốt chiều dài nhiều thế kỷ. Những
yếu tố đó đã tác động và ảnh hưởng quyết
định đến tổ chức Nhà nước của nước Anh.
Ở Anh không tồn tại một văn bản duy
nhất được coi là Hiến pháp như ở các quốc
gia khác cả về hình thức và về nội dung. Về
hình thức, Hiến pháp nước Anh tồn tại dưới
dạng phi hệ thống hóa, là một tổ hợp gồm hai
bộ phận: bộ phận thành văn và bộ phận
không thành văn. Đây cũng là đặc trưng
chung của toàn bộ các phần khác của hệ
thống pháp luật của nước Anh. Tên gọi “Hiến
pháp không thành văn” là bởi nó không
“được viết” vào thành một văn bản rõ ràng.
Cả phần thành văn và phần không thành văn
đều có những nguồn rất khác nhau.
Phần “thành văn” gồm các đạo luật thực
định (statute laws) được nghị viện Anh ban
hành vào những thời điểm rất khác nhau,
nhằm điều chỉnh những vấn đề ở tầm hiến
pháp, nhưng không văn bản nào được coi là
Luật cơ bản. Về nguyên tắc, đạo luật nào của
Nghị viện Anh cũng đều được coi là luật
hiến định, là Hiến pháp, vấn đề là ở mức độ
quan trọng của vấn đề được văn bản đó điều
chỉnh. Trên thực tế, luật thành văn là những
đạo luật do Nghị viện ban hành, luật không
thành văn là toàn bộ những văn bản không
do Nghị viện ban hành, kể cả các bản án của
Tòa án có chứa các án lệ, mặc dù chúng
cũng được “viết” bằng chữ!
Có thể khẳng định rằng, Hiến pháp là cơ
sở đầu tiên và không thể thiếu được của chủ
nghĩa lập hiến.
Sự hiện diện của Hiến pháp là điều kiện
để bảo đảm sự an toàn của người dân, sự ổn
định cao nhất của xã hội, là điều kiện bảo
đảm sự chính đáng của quyền lực chính trị
và quyền lực nhà nước cũng như của các
hành vi, các quyết định có tính quốc gia.
Điều đó giải thích vì sao trong các chế độ
chuyên chế và trước khi có chế độ tư bản thì
không thể nói đến Hiến pháp. Chúng ta đều
biết rằng, trong số các di sản của văn minh
nhân loại người ta không thể không nhắc
đến Luật La mã, biểu tượng bất hủ của nền
văn minh châu Âu. Luật La mã ra đời trong
một môi trường văn hóa đặc thù vào thời kỳ
đầu của nước Cộng hòa La mã, dần dần đã
phát triển thành một hệ thống phức tạp,
trước hết là hệ thống tố tụng, rộng khắp,
được các vương triều châu Âu sử dụng.
Những đạo luật nổi tiếng thời Hoàng đế
Napoleon của nước Pháp đã đặt ra nhiều chế
định quan trọng thể chế hóa những tư tưởng
lớn của thời đại về sự bình đẳng trước pháp
luật, bảo vệ quyền sở hữu tài sản tư nhân đã
được định chế từ thời Luật La mã.
Tuy nhiên, Luật La mã và những đạo
luật nổi tiếng đó chưa bao giờ đạt được tầm
hiến định vấn đề hạn chế quyền lực đối với
bộ máy hành pháp, càng không thể động
5 Nghị quyết 49/NQ/TW ngày 02/6/2005 của BCT “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.
6 GS.TS Nguyễn Đăng Dung “Những quan điểm học thuyết hiện đại về Hiến pháp”. Trong cuốn: “Hiến pháp và sửa đổi
Hiến pháp – những vấn đề lý luận và thực tiễn” NXB Đại học Quốc gia HN, 2012.
7 Th.s Bùi Ngọc Sơn: “Chủ nghĩa hợp hiến chuyển đổi và những hàm ý cho sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam” Trong cuốn:
“Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp – những vấn đề lý luận và thực tiễn” NXB Đại học Quốc gia HN. 2012.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP 7
chạm đến những đặc quyền của các Hoàng
đế và bộ máy của họ. Nói khác đi, một hệ
thống pháp luật đại diện cho một nền văn
minh thời đó vẫn chưa đủ để vươn tới ý
tưởng, theo đó Nhà nước phải chịu sự ràng
buộc của pháp luật – yếu tố cốt lõi của tư
tưởng về Nhà nước pháp quyền.
Một lần nữa, chúng ta cần nhắc lại lời
phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày
3/9/1945. Người nói: “Trước chúng ta đã bị
chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến
chế độ thực dân không kém phần chuyên
chế, nên nước ta không có Hiến pháp, nhân
dân ta không được hưởng quyền tự do dân
chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân
chủ”8. Do đó chỉ một thời gian rất ngắn sau
ngày 2 tháng 9 năm 1945, ngày khai sinh
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, dưới
sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh bản
Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã được ban
hành – Hiến pháp năm 1946. Như vậy, trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, sự hiện diện của
Hiến pháp là tiền đề và bảo đảm không thể
thiếu được cho tự do của con người và dân
chủ của xã hội. Nhưng để Hiến pháp hoàn
thành được sứ mệnh đó thì, như Lênin đã
nói, “Hiến pháp pháp lý” phải trở thành
“Hiến pháp thực tế” trong cuộc sống. Điều
này có nghĩa rằng, nói chủ nghĩa lập hiến thì
không thể chỉ dừng lại ở việc ban hành Hiến
pháp mà chủ nghĩa lập hiến còn phải đi tiếp
con đường chân chính của nó là bảo đảm
tuân thủ Hiến pháp, tôn trọng, bảo vệ Hiến
pháp, bảo đảm để mọi quyết sách của Nhà
nước, hành vi của người thực thi quyền lực
nhà nước, của công dân phải phù hợp với
Hiến pháp.
Như vậy, khái niệm “chủ nghĩa lập
hiến” hàm chứa trong đó trước hết sự hiện
diện của Hiến pháp (thành văn và không
thành văn), ảnh hưởng và hiệu lực của nó
đối với đời sống xã hội và sinh hoạt quốc
gia, là yêu cầu về bảo đảm tính hợp hiến, là
nhận thức và sự tôn trọng và nghiêm chỉnh
chấp hành Hiến pháp và liền theo đó là yêu
cầu về sự kiểm tra, giám sát để bảo đảm sự
phù hợp với Hiến pháp. Chủ nghĩa lập hiến,
vì vậy, là một cấu trúc hoàn chỉnh của ba yếu
tố hợp thành: Hiến pháp – thực hiện Hiến
pháp – ý thức về Hiến pháp.
Chủ nghĩa lập hiến với dân chủ và quyền
con người
Có nhiều định nghĩa khác nhau về dân
chủ (democracy), tuy nhiên, từ một góc độ
tiếp cận, có thể hiểu dân chủ là một phương
thức cầm quyền cho phép các cá nhân, các
nhóm và tất cả các chủ thể khác nhau trong
xã hội có những cơ hội bình đẳng để tham
gia các tiến trình và hoạt động chính trị một
cách đầy đủ và thực sự. Như vậy, xét bản
chất, dân chủ và chủ nghĩa lập hiến chia sẻ
quan điểm chung về vị trí, vai trò của nhân
dân, và về tính tối cao, toàn diện, không hạn
chế của quyền lực nhân dân. Trong đó, Hiến
pháp là sản phẩm của thể chế dân chủ, song
đồng thời là công cụ để hiện thực hóa thể
chế dân chủ, là bệ đỡ của nền dân chủ. Chủ
nghĩa lập hiến phản ánh và vạch ra phương
hướng để thể chế hóa tư tưởng dân chủ vào
Hiến pháp, qua đó góp phần hiện thực hóa
thể chế dân chủ.
Quyền con người là một phạm trù đa
diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau.
Theo một tài liệu của Liên hợp quốc, từ
trước đến nay có đến gần năm mươi định
nghĩa về quyền con người đã được công bố,
tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, có một định
nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc
về quyền con người thường được trích dẫn
bởi các nhà nghiên cứu. Theo định nghĩa
này, quyền con người là những bảo đảm
pháp lý (universal legal guarantees) có tác
dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm nhằm
chống lại những hành động (actions) hoặc
sự bỏ mặc (omissions) nào làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép (entitle-
ments) và tự do cơ bản (fundamental free-
doms) của con người. 9
8 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.6.
9 OHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to Development Cooperation, New York and
Geneva, 2006, tr.1. Trích từ Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, sđd, tr.37.
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP8
Quan hệ giữa chủ nghĩa lập hiến và
quyền con người thể hiện qua hai khía cạnh
chính: Thứ nhất, chủ nghĩa lập hiến cổ súy
cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con
người thông qua việc xác lập nguyên tắc tối
thượng là quyền lực nhà nước do nhân dân
trao cho và chịu sự giám sát của nhân dân.
Từ nguyên tắc này, các quyền con người,
quyền công dân là cấu phần không thể thiếu
và đặc biệt quan trọng trong Hiến pháp hiện
đại của các quốc gia. Thứ hai, quyền con
người, đặc biệt là các quyền dân sự, chính
trị, góp phần bảo đảm tính thực tế của chủ
nghĩa lập hiến. Thông qua việc thực thi các
quyền dân sự, chính trị, người dân tham gia
vào việc giám sát, kiểm soát hoạt động của
nhà nước, đó là bảo đảm cho nguyên tắc về
chủ quyền tuyệt đối của nhân dân, nguyên
tắc quyền lực nhà nước là có giới hạn và
phải được kiểm soát mới được bảo đảm.
3. Hiến pháp năm 2013 – cơ sở cho sự đổi
mới nhận thức tiếp theo về Hiến pháp
Để thi hành Hiến pháp, đưa Hiến pháp
vào cuộc sống, từ góc độ của lý luận về Hiến
pháp, cần tiếp tục có những nỗ lực nhận thức
về những giá trị mới của Hiến pháp năm
2013.
Là Luật cơ bản của nước Công hòa
XHCN Việt Nam và với vị trí pháp lý cao
nhất, bằng cả lời văn và tinh thần của nó,
Hiến pháp năm 2013 có sứ mệnh tạo nền
tảng pháp lý vững chắc và động lực mạnh
mẽ cho sự vận hành toàn bộ đời sống xã hội
và sinh hoạt quốc gia trên nền tảng dân chủ,
pháp quyền. Hiến pháp năm 2013 của Việt
Nam phản ánh nhu cầu bức xúc của sự phát
triển mọi mặt của đất nước trên con đường
phát triển và hội nhập, bảo đảm sự phù hợp
với các giá trị căn bản của thời đại.
Sự khẳng định tôn trọng Hiến pháp đã
trở thành một nguyên tắc xuyên suốt của tư
tưởng Nhà nước pháp quyền về việc công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền
con người, và sự minh bạch của nhà nước,
khẳng định quyền lực của nhân dân như là
lá chắn cho việc bảo vệ quyền con người.
Nguyên tắc chủ đạo của chế độ pháp quyền
là nguyên tắc về sự tối thượng của Hiến
pháp, là thể hiện sự khẳng định chủ quyền
của nhân dân, quyền của nhân dân kiểm
soát Nhà nước. Nhà nước chịu sự ràng buộc
của Hiến pháp là chịu sự ràng buộc của
Nhân dân. Quyền của nhân dân đối với Nhà
nước là quyền của chủ nhân - quyền thực
hiện khả năng kiểm soát và giám sát người
được giao quyền, được ủy quyền. Đó là một
nguyên lý chắc chắn không thể nghi ngờ
hoặc tranh cãi.
Cùng với nhận thức về chủ quyền của
nhân dân, sự nhận thức về vị trí, vai trò của
Hiến pháp ngày càng đầy đủ hơn, rằng, Hiến
pháp phải phản ánh, bảo đảm và bảo vệ
những lợi ích sống còn của các lực lượng xã
hội làm nền tảng pháp lý cho đường lối
chính trị chủ đạo nhằm phát triển đất nước
và xã hội. Hiến pháp luôn luôn là cơ sở pháp
lý của toàn xã hội nhằm ghi nhận và thể hiện
những lợi ích tương hợp của các tầng lớp xã
hội, lợi ích chung của nhân dân, của dân tộc.
Hiến pháp năm 2013 cho thấy rằng, con
người, quyền con người là giá trị định
hướng quan trọng nhất của chủ nghĩa lập
hiến Việt Nam hiện đại. Về mặt cơ cấu hình
thức, vấn đề quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được
chuyển dịch từ vị trí chương V trong Hiến
pháp lên vị trí Chương II, chỉ sau Chương I
về chế độ chính trị. Nhưng trước hết, quyền
con người là nội dung được bổ sung ngay
trong chương I của Hiến pháp. Hơn thế nữa,
tại rất nhiều chương điều khác, bảo đảm và
bảo vệ quyền con người, quyền công dân
cũng hiện diện trong nội dung chức năng và
nhiệm vụ của các thiết chế nhà nước như
Quốc hội (Điều 70, khoản 14); Chính phủ
(Điều 96, khoản 6); Tòa án nhân dân (Điều
102, khoản 3); Viện kiểm sát nhân dân (Điều
107, khoản 3). Đây là những nội dung hoàn
toàn mới so với Hiến pháp năm 1992 khi
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP 9
Hiến pháp 2013 trao những chức năng,
nhiệm vụ cho các thiết chế, quyền lực nhà
nước tương ứng.
Cội nguồn của tư tưởng hiến định về
quyền con người đã được xác lập từ buổi
bình minh của chế độ ta trong Tuyên ngôn
độc lập bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
ngày 02-9-1945. Hiến pháp năm 2013 phát
đi một tín hiệu rõ ràng và dứt khoát về nhận
thức đó như việc chuyển dịch vị trí trong
Hiến pháp, sửa đổi tên chương và hiến định
tối đa các chuẩn mực pháp lý quốc tế của nội
dung các quyền con người, quyền công dân.
Đây là sự chuyển biến không chỉ về hình
thức, vị trí, mặc dù cũng rất quan trọng, mà
là sự chuyển biến nhận thức của tư duy lập
hiến. Tư tưởng coi trọng và bảo vệ quyền
con người đã được phản ánh xuyên suốt nội
dung của Hiến pháp, là cơ sở để xây dựng
các cơ chế phân công và kiểm soát quyền
lực. Đó sẽ còn là định hướng cho việc tiếp
tục cải cách hành chính, cải cách tư pháp,
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Chẳng hạn, có thể thấy những điểm mới
có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử lập hiến
Việt Nam, khi Hiến pháp năm 2013 khẳng
định những nguyên tắc của một nền tư pháp
hiện đại như nguyên tắc hai cấp xét xử mà
thực chất là một bảo đảm để thúc đẩy quyền
của người bị buộc tội được yêu cầu xem xét
lại bản án; nguyên tắc về quyền bào chữa
của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp
pháp của đương sự; nguyên tắc về sự tham
gia xét xử của Hội thẩm nhân dân. Đây là
những nguyên tắc phản ánh tính dân chủ và
đề cao quyền tiếp cận công lý của người
dân. Từ góc độ của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa có thể thấy Hiến pháp năm
2013 đã làm đậm nét tính pháp quyền của
nền tư pháp nước ta.
Hiến pháp năm 2013 đã làm rõ hơn,
chuẩn xác hơn và phong phú hơn nội dung
một số quyền và tự do trước đây đã được đề
cập nhưng chưa rõ, chưa chính xác, chưa
đầy đủ so với các chuẩn mực pháp lý quốc
tế và thực tiễn ở nước ta. Theo đó, lần đầu
tiên ở nước ta đã hiến định đầy đủ nội dung
của nguyên tắc suy đoán vô tội đối với người
bị buộc tội hình sự: “Người bị buộc tội được
coi là không có tội cho đến khi được chứng
minh theo trình tự luật định và có bản án kết
tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”
(Khoản 1, Điều 31).
Con người và quyền con người là giá trị
quan trọng và trở thành đối tượng ưu tiên
bảo hộ của pháp luật trong Tố tụng hình sự.
Bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, lá chắn quan
trọng và vững chắc nhất đối với quyền con
người, quyền công dân nhằm phòng ngừa và
ngăn chặn những vi phạm từ phía các cơ
quan tố tụng là việc thừa nhận và ghi nhận
nguyên tắc suy đoán vô tội. Đây là nguyên
tắc “kinh điển” nhất của Tố tụng hình sự
được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế
quan trọng như Tuyên ngôn toàn thế giới về
nhân quyền năm 1948, (Điều 11.1); Công
ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự
và chính trị năm 1966 (Khoản 2, Điều 14).
Đặc biệt bản Tuyên ngôn nêu trên đã coi
nguyên tắc này là “phẩm giá của văn minh
nhân loại”.
Những nội dung trên đây có thể được
coi là một điểm nhấn của Hiến pháp năm
2013 mang đậm nét cách tiếp cận về quyền.
Một trong những nỗ lực đáng chú ý của
khoảng trên một thập niên trở lại đây trong
khoa học luật Hiến pháp Việt Nam là việc
nghiên cứu về cơ chế tài phán Hiến pháp ở
Việt Nam. Những nỗ lực nghiên cứu đó
chưa đủ sức tạo ra những căn cứ và đề xuất
thật sự thuyết phục cho sự ra đời của một cơ
chế giám sát Hiến pháp có tính tài phán cao.
Tương tự như vậy, một vấn đề hết sức bức
xúc hiện nay trong các vấn đề quản trị quốc
gia là vấn đề về chính quyền địa phương.
Những đề xuất khác nhau với sự cọ xát các
khuynh hướng cải cách, các cách nhìn về
quản trị địa phương thêm một lần nữa cho
thấy chúng ta cần có một quan điểm lý
thuyết rõ ràng làm nền tảng cho cải cách
quản trị địa phương ở nước ta n
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_phap_nam_2013_va_viec_phat_trien_nhan_thuc_ve_hien_phap.pdf