Để bảo đảm thực hiện tốt chiến lược
về tăng cường số lượng phụ nữ tham chính,
chúng tôi cho rằng, cần phải thực hiện đồng
bộ một số giải pháp sau đây:
- Thứ nhất, cần nâng cao hiệu quả
nhận thức về vấn đề giới, bình đẳng giới
cho các cấp bộ ngành, địa phương. Thực tế
ở Việt Nam từ lịch sử cổ đại đến hiện đại,
đều cho thấy nữ giới có đủ khả năng gánh
vác các trọng trách như nam giới trên mọi
phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội, nên nếu có những vấn đề nhận
thức lệch lạc về giới, về vai trò của người
phụ nữ trong gia đình, cũng như ngoài xã
hội từ phía cán bộ trong các cấp bộ, ngành,
địa phương thì cần phải áp dụng các biện
pháp xử lý thích đáng nhằm ngăn ngừa và
chấm dứt các hiện tượng đó. Đặc biệt, cần
thiết phải sử dụng kỷ luật đảng để giải quyết
các trường hợp không đảm bảo các chỉ tiêu,
yêu cầu về giới trong quá trình tổ chức xây
dựng đảng và chính quyền nhà nước, trong
đó cần chú trọng xử lý các trường hợp làm
giảm khả năng hay cản trở sự tham chính
của người phụ nữ.
Thứ hai, luật hóa tỷ lệ % phụ nữ tham
chính trong tổ chức chính quyền nhà nước
từ trung ương đến cơ sở; sửa đổi Luật Bình
đẳng giới theo hướng xóa bỏ các thuật ngữ
định tính như bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ
đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phù hợp
với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới mà
cần phải đặt ra số lượng cụ thể tương ứng
với % phụ nữ cả nước, địa phương để thực
thi triệt để các quy định pháp luật về giới và
bình đẳng giới; đối với tổ chức đảng, vấn
đề giới cũng như tỷ lệ nữ lãnh đạo cũng cần
thiết phải được thực thi nghiêm chỉnh như
định lượng trong Nghị quyết số 11/NQ-TW;
xem xét các giải pháp xử lý đối với các tổ
chức, cơ quan đến năm 2020 mà không đạt
tỷ lệ: “cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các
cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc
hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40%; các
cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên,
nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ;
cơ quan cấp cao của Ðảng, Quốc hội, Nhà
nước, Chính phủ phải có tỷ lệ nữ phù hợp
với mục tiêu bình đẳng giới.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện thực hóa quy định về phụ nữ tham chính ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Hiện thực hóa các quy định về phụ nữ tham chính ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay cần phải được đẩy mạnh theo chiều sâu nhằm
đảm bảo quyền lợi của phụ nữ được thực thi đầy đủ trên thực tế.
Điều này cho thấy vấn đề phụ nữ tham chính không chỉ là quyết
tâm chính trị của Đảng cầm quyền mà cần phải được triệt để thi
hành bằng các biện pháp quản lý nhà nước nhằm hiện thực hóa
chúng trên thực tế.
Lương Văn Tuấn*
* TS. Khoa Luật, Học viện Phụ nữ Việt Nam
Abstract
Enforcement of the regulations on key participation of the women
in the current period must be strengthened in depth to ensure
that the women's interests are fully implemented in reality. It is
to demonstrate that the key participation of the women is not
only the political determination of the ruling Party but also it
must be thoroughly enforced by the measures of the government
management so that it is carried out in reality.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: phụ nữ tham chính; tỷ lệ nữ
tham gia chính trị; đảm bảo quyền
tham chính của phụ nữ.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 29/08/2018
Biên tập : 20/09/2018
Duyệt bài : 25/09/2018
Article Infomation:
Keywords: key participation; ratio
of women participation in politics;
assurance of women’s participation
rights
Article History:
Received : 29 Aug. 2018
Edited : 20 Sep. 2018
Approved : 25 Sep. 2018
HIỆN THỰC HÓA QUY ĐỊNH VỀ PHỤ NỮ THAM CHÍNH
Ở VIỆT NAM
1. Chủ trương, đường lối và chính sách,
pháp luật về phụ nữ tham chính
Nâng cao quyền của phụ nữ trong đời
sống chính trị - xã hội là một cam kết chính
trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam với nhân
dân và thế giới. Trong chủ trương, đường lối
và chính sách, pháp luật, Đảng và Nhà nước
luôn quan tâm đến vấn đề phát triển phụ nữ
như là một giải pháp phát triển xã hội bền
vững, là tương lai tốt đẹp của đất nước.
Đối với vấn đề phát triển phụ nữ nói
chung, Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày
27/4/2007 của Bộ Chính trị về Công tác phụ
nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước của Đảng Cộng sản Việt
Nam (Nghị quyết số 11/NQ-TW) đã chỉ rõ
“Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ
thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự
phát triển của lực lượng lao động nữ, nguồn
cán bộ nữ hẫng hụt, ở một số lĩnh vực, tỷ lệ
cán bộ nữ sụt giảm”.
CHÑNH SAÁCH
39Số 19(371) T10/2018
Để tạo lập sự bình đẳng thực sự, khoản
1 và khoản 3 Điều 26 của Hiến pháp năm
2013 quy định: “Công dân nam, nữ bình
đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách
bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới” và
“Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”. Để
tạo lập quyền được ưu tiên, khoản 2 Điều 26
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước,
xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ
phát triển toàn diện, phát huy vai trò của
mình trong xã hội”. Từ đạo luật cơ bản này,
sự bình đẳng và quyền được ưu tiên của phụ
nữ đã được thiết lập. Đây là cơ sở pháp lý
vững chắc nhất cho mọi hoạt động lập pháp
và thực thi pháp luật trong bảo đảm sự bình
đẳng và bảo đảm sự ưu tiên đối với phụ nữ
trên thực tế.
Trong những năm vừa qua, nhận thức
của xã hội về vấn đề bình đẳng giới đã có
những biến đổi theo chiều hướng tích cực.
Hoạt động lập pháp đã cân nhắc đến nhiều
yếu tố nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa
nam và nữ trước pháp luật, từng bước hình
thành và nâng cao nhận thức trong mọi giai
tầng xã hội nhằm xoá bỏ quan điểm, tâm lý
và thực trạng phân biệt đối xử bất bình đẳng
giới trong công việc, trong đời sống chính
trị, văn hoá - xã hội và trong từng gia đình.
Đối với người phụ nữ, do có điểm đặc biệt
là mang thiên chức làm mẹ - đặc tính này
không có ở đàn ông (tự nhiên), nên luật pháp
đã tính đến sự ưu tiên, ưu đãi trên một số
phương diện mà người phụ nữ dễ chịu sự tác
động từ thiên chức của mình như trong tuyển
dụng, bố trí công việc, thời gian giờ giấc làm
việc, độ tuổi hưởng bảo hiểm xã hội, thành
lập các quỹ hỗ trợ vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào
tạo, bồi dưỡng, thậm chí là cả ưu ái trong xử
lý hình sự khi phụ nữ vi phạm pháp luật
Các quy định này có tác dụng tạo điều kiện
thuận lợi cho phụ nữ có cơ hội thể hiện khả
năng của mình để phát triển trong công việc,
1 Lời nói đầu của Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979 (Công ước CEDAW).
đồng thời tạo chuyển biến về nhận thức của
xã hội đối với vị trí, vai trò của người phụ nữ
để phụ nữ có thể đóng góp ngày càng nhiều
cho gia đình, xã hội, đất nước và loài người1.
Bên cạnh đó, các quy định trong Công
ước quốc tế về Xoá bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử chống lại phụ nữ (Công ước
CEDAW) đã được từng bước nội luật hoá
trong quá trình xây dựng pháp luật và các
chính sách có liên quan đến phụ nữ. Trong
hệ thống pháp luật Việt Nam xuất hiện ngày
càng nhiều các luật có liên quan đến bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ như:
Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014; Bộ luật Hình
sự năm 2015 và sửa đổi, bổ sung năm 2017;
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015 và nhiều luật khác. Trong các
văn bản luật trên đây, quyền của phụ nữ, trẻ
em gái đã được ghi nhận, về cơ bản đảm bảo
sự phù hợp với Công ước CEDAW, cũng
như truyền thống pháp lý tốt đẹp của dân
tộc nhằm hướng tới đạt mục tiêu và các chỉ
tiêu bình đẳng giới thực chất giữa nam và
nữ mà chiến lược quốc gia về bình đẳng giới
đã đặt ra.
2. Thực trạng về phụ nữ tham chính ở
nước ta hiện nay
Nghị quyết số 11/NQ-TW đưa ra chủ
trương: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ
tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở
lên; nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân
dân (HĐND) các cấp từ 35% đến 40%. Các
cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên,
nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ.
Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Quốc
hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù
hợp với mục tiêu bình đẳng giới”. Trước khi
có chủ trương này, Quyết định số 19/2002/
QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
CHÑNH SAÁCH
40 Số 19(371) T10/2018
21/01/2002 về việc Phê duyệt chiến lược
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
đến năm 2010, cũng đã đặt ra các chỉ tiêu
cụ thể như: “Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia
HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nhiệm kỳ 2004-2009 là 28% và nhiệm
kỳ tiếp theo là 30%; cấp quận, huyện nhiệm
kỳ 2004-2009 là 23% và nhiệm kỳ tiếp theo
là 25%; cấp xã, phường nhiệm kỳ 2004 -
2009 là 18% và nhiệm kỳ tiếp theo là 20%”2.
“Phấn đấu đạt tỷ lệ 50% cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
ở Trung ương và địa phương có nữ tham gia
ban lãnh đạo vào năm 2010”3. Tuy nhiên,
cho đến năm 2007, tỷ lệ phụ nữ tham gia
lãnh đạo, quản lý vẫn rất thấp, bị hẫng hụt,
sụt giảm về số lượng như trong Nghị quyết
số 11/NQ-TW đã chỉ rõ. Đến năm 2017,
theo Báo cáo tóm tắt việc thực hiện mục tiêu
quốc gia về bình đẳng giới của Chính phủ thì
trong 22 chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về
bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 (Chiến
lược quốc gia 2011 - 2020) thì chỉ có 8 chỉ
tiêu dự kiến sẽ đạt vào năm 20204 và có “02
chỉ tiêu thực hiện theo nhiệm kỳ 2016 - 2021
không đạt gồm: Chỉ tiêu nữ tham gia các cấp
uỷ Đảng, đại biểu Quốc hội và HĐND các
cấp và chỉ tiêu lãnh đạo chủ chốt là nữ”5. Hai
chỉ tiêu trong Báo cáo này của Chính phủ đã
phản ánh rõ thực trạng nhiều quan điểm của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
chưa được thực sự đi vào cuộc sống ở cả
2 Chỉ tiêu 3 Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/01/2002 Phê duyệt chiến lược quốc gia
vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010.
3 Chỉ tiêu 4 Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/01/ 2002 Phê duyệt chiến lược quốc gia
vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010.
4 Báo cáo tóm tắt việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới của Chính phủ ngày 17/10/2017: Chỉ tiêu về tạo
việc làm mới luôn đạt tỷ lệ 48% cho lao động nữ; tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp/chủ cơ sở kinh doanh năm 2016 đạt
31,6%; tỷ lệ nữ thạc sỹ hiện đạt 43%, tiến sỹ hiện đạt 21%; tỷ số giới tính khi sinh: hiện tại là 113 trẻ em trai/100 trẻ
em gái; tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV hiện đạt 55,7% (so với chỉ
tiêu là 50%); tỷ lệ phá thai đạt 14/100 (so với chỉ tiêu là 25/100); tỷ lệ các đài phát thanh truyền hình có chuyên mục
bình đẳng giới đạt 100%; tỷ lệ tập huấn cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới đạt 100%.
5 Báo cáo tóm tắt việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới của Chính phủ ngày 17/10/2017.
6 (cập nhật 08/6/2018)
7 Nguồn: Ban Tổ chức TW và Văn phòng Trung ương Đảng 2006, 2011, 2015.
cấp trung ương, bộ ngành, địa phương. Quy
định về tỷ lệ % phụ nữ tham chính trong xây
dựng đảng, chính quyền nhà nước đã không
được đảm bảo ở nhiều địa phương. Cụ thể,
trong các hoạt động bầu, cử vào các cơ quan
Đảng, chính quyền nhà nước: “nhiều nơi,
không có cán bộ nữ được bầu giữ các chức
danh bí thư, phó bí thư như Cao Bằng, Điện
Biên, Đắk Nông, Quảng Bình, Vĩnh Long
Một số đảng bộ như Thái Bình, Khánh Hòa,
Hậu Giang, Bình Định không có cán bộ nữ
tham gia ban thường vụ”6.
Trong Chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đã đặt ra 7
mục tiêu và mục tiêu đầu tiên là tăng cường
sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý,
lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng
cách giới trong lĩnh vực chính trị. Trong đó,
chỉ tiêu 1 của mục tiêu này là: Phấn đấu đạt
tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ
2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu
Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm
kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ
2016 - 2020 trên 35%. Tuy nhiên, các con số
trong bảng thống kê dưới đây cho thấy thực
tế diễn biến rất chậm chạp:
- Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy (cấp tỉnh,
huyện, xã)7:
Bảng thống kê trên đây cho thấy tỷ lệ
nữ tham gia cấp ủy các cấp cơ bản khóa sau
tăng hơn khóa trước nhưng tăng chậm và tỷ lệ
không có tính tăng đột biến. Trong đó tỷ lệ nữ
CHÑNH SAÁCH
41Số 19(371) T10/2018
tham gia cấp uỷ cấp xã nhiệm kỳ 2015 - 2020
đã đạt mức gần 20% (tăng khoảng 2% so với
nhiệm kỳ trước đó). Tuy nhiên, tỷ lệ nữ cán
bộ trong cơ quan trọng yếu nhất của đảng ở
cấp trung ương cũng vẫn rất thấp. Tham gia
cấp uỷ Bộ Chính trị, nữ uỷ viên Bộ Chính trị
mới chỉ đạt 3/19 uỷ viên8 và tham gia Ban
chấp hành Trung ương đảng là 15 uỷ viên nữ
(đạt 7,8%)9 so với uỷ viên nam là 166 người
(đạt 92,2%).
Các con số thống kê trên đây cho thấy,
chúng ta còn phải nỗ lực, phấn đấu trong
thời gian khá dài nữa mới có thể đạt chỉ tiêu
mà Nghị quyết số 11/NQ-TW và Chiến lược
quốc gia 2011 - 2020 đã đề ra là 25% phụ nữ
tham gia cấp uỷ đảng.
- Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu
8 Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Tòng Thị Phóng, bà Trương Thị Mai.
9 Ủy viên nữ: Nguyễn Thúy Anh, Nguyễn Thị Thu Hà, Ngô Thị Thanh Hằng, Bùi Thị Minh Hoài, Hoàng Thị Thúy
Lan, Trương Thị Mai, Lê Thị Nga, Nguyễn Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng, Lâm Thị Phương Thanh, Nguyễn Thị
Thanh, Đặng Thị Ngọc Thịnh, Lê Thị Thủy, Phạm Thị Thanh Trà, Võ Thị Ánh Xuân.
10 Văn phòng Quốc hội, Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2007-2011,
2011-2016 và 2016-2021.
HĐND các cấp10:
Nhiệm kỳ năm 2016 - 2021, tỷ lệ nữ
đại biểu Quốc hội đạt trên 25% nhưng có 3
tỉnh không có nữ đại biểu Quốc hội (Quảng
Nam, Tây Ninh, Thừa Thiên - Huế) và 25
tỉnh có tỷ lệ nữ đại biểu dưới 20%. Thực tế
này cho thấy, mục tiêu của Đảng và Nhà nước
về bình đẳng giới vẫn chưa có bước phát triển
vững chắc và cũng chưa đồng đều trong các
địa phương của cả nước. Tuy nhiên, nhiệm kỳ
Quốc hội 2016 - 2021, lần đầu tiên Việt Nam
có đại biểu nữ nắm giữ vị trí Chủ tịch Quốc
hội11 - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc hiện thực
hoá các chủ trương của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước về đảm bảo quyền
tham chính của phụ nữ.
Nội dung
Nhiệm kỳ
2006- 2010
Nhiệm kỳ
2010- 2015
Nhiệm kỳ
2015-2020
Tỉnh Huyện Xã Tỉnh Huyện Xã Tỉnh Huyện Xã
Ủy viên Ban
Thường vụ
7,9 7,8 5,8 8,3 10,2 9,1 10,7 12,0 10,7
Ủy viên Ban Chấp
hành
11,8 14,7 14,4 11,3 15,2 18,0 13,3 14,3 19,69
Chức vụ
Nhiệm kỳ
2002 - 200712 2007 - 201113 2011 - 201614 2016 - 202115
Thành viên Ủy ban
Thường vụ
22,2 15,76 23,53 27,7
Chủ nhiệm Ủy ban 25,0 22,22 11,11 25,0
12 Trần Thị Hồng (2016), Vị trí và quyền quyết định của phụ nữ và nam giới trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu Gia đình và Giới, Số 2/2016.
13 Trần Thị Hồng (2016), Vị trí và quyền quyết định của phụ nữ và nam giới trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, tlđd.
14 Trần Thị Hồng (2016), Vị trí và quyền quyết định của phụ nữ và nam giới trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, tlđd.
15 Trang website của Quốc hội.
CHÑNH SAÁCH
42 Số 19(371) T10/2018
- Tỷ lệ phụ nữ là thành viên Ủy ban
Thường vụ Quốc hội và Chủ nhiệm Ủy ban
trong Quốc hội qua các nhiệm kỳ:
Tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội và
HĐND các cấp, trong nhiệm kỳ 2016 - 2021
tăng hơn nhiệm kỳ trước, tuy nhiên tỷ lệ trên
vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược
quốc gia 2011 - 2020 là trên 35% và ở các vị
trí chủ chốt như Chủ nhiệm/Phó Chủ nhiệm
Ủy ban, cán bộ chuyên trách, tỷ lệ phụ nữ
vẫn ít hơn nhiều so với nam giới.
Mặc dù chưa đạt chỉ tiêu đề ra trong
Nghị quyết số 11/NQ-TW và Chiến lược
quốc gia 2011 - 2020 nhưng những con số
trên đây cũng cho thấy, so với thế giới, Việt
Nam đã có những phát triển khá tốt về thực
hiện bình đẳng giới và tăng tỷ lệ tham chính
của phụ nữ năm 2018: “tỷ lệ nữ đại biểu
Quốc hội Việt Nam hiện nay đã tăng lên
mức 26,72%, cao hơn mức trung bình toàn
cầu là 22,3%”16 và “Theo đánh giá của Diễn
đàn Kinh tế thế giới, năm 2016 Việt Nam
đứng thứ 65/144 quốc gia về chỉ số khoảng
cách giới (tăng 18 bậc so với năm 2015)”17
và trước đó, năm 2014 Việt Nam cũng được
đánh giá là “đứng thứ ba trong khu vực
ASEAN và thứ 47 trong 187 quốc gia trên
thế giới tham gia xếp hạng”18 về thực hiện
bình đẳng giới.
Trong Chiến lược quốc gia 2011 - 2020
đề ra chỉ tiêu 2: “Phấn đấu đến năm 2015 đạt
80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ
chốt là nữ” và chỉ tiêu 3: “Phấn đấu đến năm
2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100%
cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở
cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động”
và đã được các Bộ, ngành, địa phương triển
khai nhưng “khó có khả năng thực hiện vì
một số nguyên nhân như: không thu thập
được đầy đủ số liệu do các phân tổ thống
kê chưa phù hợp với hệ thống thống kê số
liệu, chưa có nguồn lực tương ứng và cần
thêm các giải pháp để thực hiện”19. Như vậy,
những con số đặt ra trong chỉ tiêu 2 và chỉ
tiêu 3 của Chiến lược quốc gia 2011 – 2020
cũng chưa đạt được hoặc chưa xác định đạt
được bao nhiêu % trên thực tế. Để thực hiện
cam kết quốc gia với tư cách là thành viên
Công ước CEDAW, trên thực tế Việt Nam
đã không ngừng nỗ lực thực hiện các hoạt
động để đảm bảo sự xoá bỏ các hình thức
phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và thực
tế đã trở thành một thành viên tích cực của
cộng đồng quốc tế trong việc thực thi quyền
bình đẳng giới.
Tuy nhiên, với những chỉ tiêu chưa
đạt được cũng cho thấy các cam kết quốc tế
mà Việt Nam tham gia chưa được thực thi
đầy đủ, cụ thể là chưa tiến hành tất cả các
biện pháp thích hợp nhằm xoá bỏ sự phân
biệt đối xử chống lại phụ nữ trong đời sống
Nội dung
Nhiệm kỳ
2007 - 2011
Nhiệm kỳ
2011 - 2016
Nhiệm kỳ
2016 - 2021
Số nữ đại biểu Quốc hội/ Tỷ lệ (%) 127/25,8 122/24,4 132/26,8
Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp
Cấp tỉnh/thành 23,9 25,2 26,6
Cấp quận/huyện/thị xã 23,0 24,6 27,5
Cấp xã/phường/thị trấn 19,5 21,7 26,6
16
17 Báo cáo tóm tắt việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới của Chính phủ ngày 17/10/2017.
18
19 Báo cáo tóm tắt việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới của Chính phủ ngày 17/10/2017.
CHÑNH SAÁCH
43Số 19(371) T10/2018
chính trị và công cộng của đất nước, cụ thể
chưa đảm bảo quyền: “... giữ các chức vụ
trong các cơ quan công cộng và thực hiện
tất cả chức năng công cộng ở mọi cấp chính
quyền”20 và quyền “tham gia các tổ chức
và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời
sống công cộng và chính trị của đất nước”21.
Chính quyền chưa “thực hiện tất cả các biện
pháp thích hợp, kể cả về mặt pháp lý, nhằm
sửa đổi hoặc xoá bỏ các luật và văn bản pháp
luật hiện hành, các tập quán và phong tục
tạo nên sự phân biệt đối xử chống lại phụ
nữ”22 và cũng chưa đảm bảo “quyền thăng
chức”23 của phụ nữ trong công việc, chưa
“thúc đẩy việc thiết lập và sự phát triển của
hệ thống các cơ sở chăm sóc trẻ em”24 để tạo
điều kiện cho nữ cán bộ, công chức, viên
chức có đủ điều kiện tham chính. Như vậy,
nhìn chung các giới chức và cơ quan chính
quyền cũng chưa có những hành động phù
hợp với công ước quốc tế CEDAW25.
3. Đề xuất, kiến nghị
Để bảo đảm thực hiện tốt chiến lược
về tăng cường số lượng phụ nữ tham chính,
chúng tôi cho rằng, cần phải thực hiện đồng
bộ một số giải pháp sau đây:
- Thứ nhất, cần nâng cao hiệu quả
nhận thức về vấn đề giới, bình đẳng giới
cho các cấp bộ ngành, địa phương. Thực tế
ở Việt Nam từ lịch sử cổ đại đến hiện đại,
đều cho thấy nữ giới có đủ khả năng gánh
vác các trọng trách như nam giới trên mọi
phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội, nên nếu có những vấn đề nhận
thức lệch lạc về giới, về vai trò của người
phụ nữ trong gia đình, cũng như ngoài xã
hội từ phía cán bộ trong các cấp bộ, ngành,
địa phương thì cần phải áp dụng các biện
pháp xử lý thích đáng nhằm ngăn ngừa và
chấm dứt các hiện tượng đó. Đặc biệt, cần
thiết phải sử dụng kỷ luật đảng để giải quyết
các trường hợp không đảm bảo các chỉ tiêu,
yêu cầu về giới trong quá trình tổ chức xây
dựng đảng và chính quyền nhà nước, trong
đó cần chú trọng xử lý các trường hợp làm
giảm khả năng hay cản trở sự tham chính
của người phụ nữ.
Thứ hai, luật hóa tỷ lệ % phụ nữ tham
chính trong tổ chức chính quyền nhà nước
từ trung ương đến cơ sở; sửa đổi Luật Bình
đẳng giới theo hướng xóa bỏ các thuật ngữ
định tính như bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ
đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phù hợp
với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới mà
cần phải đặt ra số lượng cụ thể tương ứng
với % phụ nữ cả nước, địa phương để thực
thi triệt để các quy định pháp luật về giới và
bình đẳng giới; đối với tổ chức đảng, vấn
đề giới cũng như tỷ lệ nữ lãnh đạo cũng cần
thiết phải được thực thi nghiêm chỉnh như
định lượng trong Nghị quyết số 11/NQ-TW;
xem xét các giải pháp xử lý đối với các tổ
chức, cơ quan đến năm 2020 mà không đạt
tỷ lệ: “cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các
cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc
hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40%; các
cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên,
nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ;
cơ quan cấp cao của Ðảng, Quốc hội, Nhà
nước, Chính phủ phải có tỷ lệ nữ phù hợp
với mục tiêu bình đẳng giới.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với
các quốc gia có những thành tựu lớn về giáo
dục, phổ biến, tuyên truyền và thực thi pháp
luật về giới, bình đẳng giới trên thực tế để
học tập kinh nghiệm cũng như tạo ra phong
trào tích cực về việc nhìn nhận, đánh giá vị
trí, vai trò của người phụ nữ trong các cấp
bộ ngành, địa phương và toàn thể nhân dân.
Thông qua đó cũng tiếp tục khẳng định sẽ
tuân thủ nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế
liên quan đến phụ nữ mà Việt Nam là quốc
gia thành viên■
20 Điểm b, Điều 7, Công ước CEDAW.
21 Điểm c, Điều 7, Công ước CEDAW.
22 Điểm f, Điều 2, Công ước CEDAW.
23 Điểm c, Điều 11, Công ước CEDAW.
24 Điểm c, Khoản 2, Công ước CEDAW.
25 Điểm d, Điều 2, Công ước CEDAW.
CHÑNH SAÁCH
44 Số 19(371) T10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_thuc_hoa_quy_dinh_ve_phu_nu_tham_chinh_o_viet_nam.pdf