The surface water quality in Thua Thien Hue province was assessed through analysis of water quality parameters in rivers, lakes and lagoon system (Tam Giang - Cau Hai lagoon and Lang Co lagoon) from 1998 to 2002. Generally, problems on the surface water quality in the province were organic pollution: average COD in the rivers and the lakes under study in the range of 4 9 mg/L (for Huong river), 15 20 mg/L (for other rivers) and 7 42 mg/L (for the lakes); average phosphorous level potential to eutrophication (< 0.01 0.02 mg P-PO4/L for Huong river, 0.2 1.2 mg P-PO4/L for other rivers, and 0.03 0.52 mg P-PO4/L for the lakes); and bacterial pollution: total coliform in the rivers and the lakes higher than 5,000 MPN/100 mL. Saline intrusion in dry season was also a problem for Huong river in term of domestic and irrigation use. In rainy season, Tam Giang - Cau Hai lagoon became freshwater and so that, it was disadvantageous to aquaculture brackish species.
14 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng chất lượng nước mặt tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 20, 2003
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Văn Hợp
Hoàng Thái Long, Nguyễn Hải Phong
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
1. Giới thiệu sơ lược về các nguồn nước mặt ở tỉnh Thừa Thiên Huế:
Các nguồn nước mặt ở tỉnh Thừa Thiên Huế (viết tắt là TT Huế) bao gồm sông, hồ ao, kênh hói và đầm phá, trong đó nguồn nước sông là quan trọng nhất đối với các hoạt động sống của cư dân trong tỉnh. Các yếu tố tự nhiên tác động đến các nguồn nước mặt này gồm:
· Lượng mưa: TT Huế là địa phương có lượng mưa cao nhất trong nước, trung bình năm ở các vùng trong toàn tỉnh đều trên 2500 mm, có nơi trên 4000 mm [8].
· Lượng bốc hơi: tổng lượng bốc hơi hàng năm bằng 30 ¸ 40% tổng lượng mưa năm [8].
· Địa hình: phía Tây và phía Nam của tỉnh có các dãy núi cao bao bọc tạo thành vòng cung đón gió, ẩm nên thường gây mưa lớn. Độ dốc lớn của lưu vực, của lòng sông tạo khả năng truyền lũ nhanh và bất ngờ về vùng đồng bằng, gây nguy hiểm vào mùa mưa lũ.
· Thảm thực vật: các công bố trong [2,3] cho thấy diện tích trồng rừng tập trung và rừng phân tán trên địa bàn tỉnh duy trì khá ổn định trong các năm 1991-2000. Thảm thực vật đó có tác dụng lớn trong việc điều tiết dòng chảy của các sông ngòi, hạn chế xói lở
· Hệ thống ao hồ, đầm phá: hệ thống ao hồ, đầm phá ở TT Huế chiếm khoảng 5% diện tích lãnh thổ, cũng đóng góp vào việc lưu giữ, điều tiết lượng nước trên các sông
1.1. Nguồn nước sông:
Nguồn nước sông ở TT Huế có tầm quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp nước cho các mục đích sử dụng khác nhau, nhưng đồng thời cũng là nơi tiếp nhận, vận chuyển và “xử lý” các chất thải từ các hoạt động tự nhiên và nhân tạo trên địa bàn tỉnh. Hệ thống sông ngòi ở tỉnh phân bố đều trên lãnh thổ. Đại bộ phận các sông, suối chảy theo hướng Nam, Tây Nam đến Bắc, Đông Bắc và cuối cùng đều đổ vào hệ đầm phá, rồi ra biển. Các sông chính ở TT Huế gồm: sông Ô Lâu, hệ thống sông Hương (gồm 3 nhánh chính: Tả Trạch, Hữu Trạch ở thượng lưu và sông Bồ ở hạ lưu), sông Truồi, sông Nong, sông Cầu Hai, sông Bù Lu. Trong đó, hệ thống sông Hương (gọi tắt là SH) có tầm quan trọng lớn nhất, do nó liên quan đến 42 xã với khoảng 540.000 dân (khoảng 50% dân cư và 63% đất canh tác của cả tỉnh), cung cấp khoảng 75% tổng lượng nước cho mọi hoạt động của đô thị Huế [6]. Song, SH cũng là nơi tiếp nhận các chất thải từ các hoạt động của đô thị Huế và vùng dân cư ven bờ.
Các vấn đề tác động đến khối lượng và chất lượng nước của hệ thống sông ngòi TT Huế nói chung và SH nói riêng là lũ lụt, cạn kiệt và nhiễm mặn.
· Lũ lụt thường xảy ra hàng năm, nếu tính từ cấp báo động II trở lên thì ít nhất là 1 trận/năm, cao nhất là 7 trận/năm (năm 1996), trung bình 3 ¸ 4 trận/năm. Mùa lũ thường từ tháng 10 đến tháng 12, trong đó tháng 10, 11 lũ xuất hiện nhiều và lớn nhất. Vào mùa khô, còn có lũ tiểu mãn: khoảng 4 ¸ 5 năm có một trận đạt đến mức báo động II. Số ngày duy trì mực nước lũ trên cấp báo động II trong một trận lũ ở vùng đồng bằng trung bình là 3 ngày, có năm 9 ngày [8]. Lũ lụt làm đục nước sông, lan truyền ô nhiễm
· Cạn kiệt [6]: Ngược với các tháng lũ lụt, trong các tháng còn lại (tháng 1 ¸ 9), lưu lượng các sông giảm mạnh, còn khoảng 30 ¸ 35% tổng lưu lượng năm. Đối với SH, lưu lượng kiệt thường xuất hiện vào tháng 3, 4 và tháng 7, 8 hàng năm. Trong thời kỳ cạn kiệt, mức ô nhiễm và sự nhiễm mặn thường tăng lên và do đó, làm giảm chất lượng nước.
· Nhiễm mặn: Vào mùa khô, lưu lượng giảm, nên các sông thường bị nhiễm mặn do xâm nhập của triều từ biển. SH chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều với biên độ triều lớn nhất có thể đến 60 ¸ 80 cm. Trên SH, bình thường mặn lên đến chùa Thiên Mụ, đặc biệt có những năm lên đến Ngã Ba Tuần (năm 2002). Trên sông Bồ, bình thường mặn lên đến chợ Kệ (Hương Xuân), có lúc lên đến gần cầu An Lỗ.
1.2. Các nguồn nước mặt khác:
(1). Các kênh (sông) hói: Các kênh hói chủ yếu phục vụ giao thông thủy, một phần cung cấp nước cho sinh hoạt Phía Bắc sông Hương (SH) có Hói Bảy Xã nối SH với sông Bồ, phía Nam SH có sông Lợi Nông nối SH với đầm Cầu Hai, ngoài ra còn có các sông hói khác như Phác Lát, Như Ý, Chợ Mai... Chế độ nước của các kênh hói này tùy thuộc vào chế độ nước các sông ngòi.
(2). Các ao hồ nhỏ: Trong Kinh thành Huế có hệ thống hồ gồm 43 hồ lớn nhỏ với tổng diện tích mặt nước khoảng 510.000 m2, chiếm gần 10% diện tích kinh thành. Đến nay, nhiều hộ dân cư sống quanh các hồ vẫn còn sử dụng nguồn nước này cho cho các hoạt động trồng trọt (rau muống, sen), nuôi cá, thậm chí cả sinh hoạt hằng ngày (giặt, rửa thức ăn...). Hiện trạng môi trường ở các hồ này rất đáng lo ngại, do việc thải bừa bãi các chất thải vào hồ, sự bồi lấp, tắc nghẽn cống thông giữa các hồ với nhau và với trục kênh thoát Ngự Hà. Tại các vùng nông thôn, vùng núi còn có các ao, hồ dùng làm nơi chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, trồng trọt, tắm rửa Đa số các ao hồ này là khép kín, nước không được lưu thông (trừ mùa mưa lụt), nên tiềm tàng nguy cơ ô nhiễm nước, đặc biệt là vào mùa khô kiệt.
(3). Các hồ chứa nước nhân tạo: Tỉnh TT Huế có một số hồ chứa nước nhân tạo với dung tích 2 ¸ 10 triệu m3, được xây dựng nhằm mục đích chính là điều tiết dòng chảy, cấp nước cho nông nghiệpnhư các hồ: Hòa Mỹ (huyện Phong Điền), Thọ Sơn (huyện Hương Trà), Châu Sơn và Phú Bài 2 (huyện Hương Thủy), Truồi (huyện Phú Lộc). Dự án xây dựng hồ Tả Trạch ở đầu nguồn sông Hương với dung tích khoảng 400 triệu m3 đang được triển khai. Hồ này có nhiệm vụ điều tiết dòng chảy cho sông Hương, giảm mức lụt vào mùa lũ và đẩy mặn vào mùa khô.
(4). Đầm phá: Dọc bờ biển tỉnh TT Huế là hệ thống đầm phá Tam Giang - Thủy Tú - Cầu Hai (gọi tắt là đầm phá Tam Giang - Cầu Hai) có diện tích khoảng 22.000 ha và đầm Lăng Cô (còn có tên là đầm An Cư, đầm Lập An) với diện tích 1.500 ha. Tổng chiều dài đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (gọi tắt là đầm phá TG-CH) là 68 km, nơi rộng nhất 9 km, hẹp nhất 0,5 km, sâu trung bình 1,5 ¸ 2 m. Với trữ lượng nước mặt 300 ¸ 400 triệu m3, hệ thống đầm phá này có nhiều tác dụng như điều hòa khí hậu, hạn chế cường độ xâm nhập mặn từ biển vào các sông, tạo ra môi trường nước lợ thích hợp cho nuôi trồng và khai thác nhiều loại thủy sản... Nói chung, đầm phá TG-CH và đầm Lăng Cô là những hệ sinh thái hấp dẫn bởi tính đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thủy sản to lớn của chúng.
2. Một số vấn đề cần lưu ý về chất lượng nước mặt ở Thừa Thiên Huế:
2.1. Nguồn nước sông:
Hầu hết các sông trong phạm vi tỉnh TT Huế đều có chung một số vấn đề về chất lượng nước như ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi khuẩn phân, mức photpho cao và sự nhiễm mặn.
(1). Ô nhiễm chất hữu cơ
Thông số Nhu cầu ôxy hóa học (COD) thường được dùng để đánh giá tình trạng ô nhiễm hữu cơ của các nguồn nước khảo sát. Giá trị COD trung bình trong nước của một số sông chính trên địa bàn tỉnh TT Huế được nêu trong bảng 1.
Kết quả ở bảng 1 cho thấy sự ô nhiễm hữu cơ đối với SH tuy chưa đến mức đáng lo ngại ở đầu nguồn, nhưng ở cuối nguồn - đoạn sông phía dưới Công ty XNK Hải sản Sông Hương - nhiều khi COD đã vượt quá tiêu chuẩn nước loại A (theo TCVN 5942-1995 [1]). Do tác động của các chất thải đô thị, công nghiệp ở đô thị Huế, mức ô nhiễm hữu cơ có xu thế tăng dần từ đầu nguồn đến cuối nguồn. Sự ô nhiễm hữu cơ đối với các sông khác đều ở mức cao hơn so với SH (xem bảng 1): COD không đạt loại A (theo TCVN 5942-1995). Khi mức ô nhiễm hữu cơ tăng cao, sẽ dẫn đến sự suy giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước, làm giảm chất lượng nước và tác động xấu đến hệ sinh thái thủy vực.
(2). Nồng độ phốt pho khá cao và nguy cơ phú dưỡng
Mặc dù thông số P-PO4 không được quy định trong tiêu chuẩn chất lượng nước, song về khía cạnh môi trường, khi nồng độ P-PO4 cao sẽ dẫn đến một hiện tượng đáng lo ngại - sự phú dưỡng - làm phát triển “bùng nổ” rong, tảo và hậu quả là làm giảm chất lượng nước nghiêm trọng và giảm khả năng dùng nước cho các mục đích khác nhau. Sự phú dưỡng thường xảy ra đối với các vực nước tù đọng, các sông suối có lưu lượng nhỏ.
Bảng 1: Giá trị COD trung bình trong nước một số sông ở tỉnh TTHuế
STT
Sông
COD (mg/L)
1
Sông Hương (SH):
- Ngã Ba Tuần
- Vạn Niên
- Giã Viên
- Công ty XNK Hải sản Sông Hương
- Ngã Ba Sình
- Trước đập Thảo Long
3,7 ± 3,5
3,6 ± 2,8
4,5 ± 3,7
6,1 ± 3,2
6,2 ± 5,0
8,8 ± 5,1
2
Sông Kẻ Vạn - Bạch Yến
15,4 ± 3,4
3
Sông Đông Ba
15,7 ± 3,0
4
Sông Lợi Nông
19,4 ± 1,7
5
Sông Như Ý
20,7 ± 2,3
6
Sông Bồ
13,7 ± 0,5
7
Giá trị giới hạn theo TCVN 5942 - 1995 [1]
- Loại A
- Loại B
< 10
< 35
Nguồn: [6]
Nồng độ P-PO4 trong nước SH từ Ngã Ba Tuần đến đập Thảo Long dao động trong khoảng < 0,01 ¸ 0,02 mg/l (xem bảng 2). Theo nhiều tác giả, khi hàm lượng phốt pho trong nước đạt đến mức ³ 0,01 mg/l và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Thực tế, vào mùa khô kiệt, khi lưu lượng SH giảm đáng kể, trên nhiều vùng sông đã xuất hiện hiện tượng “tảo nở hoa”, làm cho nước có màu xanh lục đặc trưng. Điều này đã được xác nhận qua công bố ở tài liệu [3]: mật độ tảo trong nước SH khá lớn, khoảng 40.000 tế bào/m3 ở Vạn Niên và đến 3.000.000 tế bào/m3 ở Giã Viên.
Bảng 2: Nồng độ P-PO4 trung bình trong nước một số sông ở tỉnh TTHuế
(từ tháng 5/98 đến tháng 12/98)
STT
Sông
P-PO4 (mg/L)
1
Sông Hương:
- Ngã Ba Tuần
- Vạn Niên
- Giã Viên
- C.ty Hải sản Sông Hương
- Ngã Ba Sình
- Trước đập Thảo Long
< 0,01 ¸ 0,02
< 0,01 ¸ 0,02
< 0,01 ¸ 0,02
< 0,01 ¸ 0,02
< 0,01 ¸ 0,02
< 0,01 ¸ 0,02
2
Sông Kẻ Vạn - Bạch Yến
0,17 ± 0,05
3
Sông Đông Ba
0,26 ± 0,03
4
Sông Lợi Nông
0,24 ± 0,04
5
Sông Như Ý
0,20 ± 0,02
6
Sông Bồ
1,17 ± 0,15
Nguồn: [4], [6]
Mặt khác, nồng độ chlorophyl-a trong nước sông Tả Trạch và SH dao động trong khoảng 3,2 ¸ 25,8 mg/L và có xu hướng tăng dần về phía hạ lưu (xem hình 1). Theo Chapman D. [9], nồng độ chlorophyl-a trong các nguồn nước giàu dinh dưỡng thường dao động trong khoảng 5 ¸ 140 mg/L, còn đối với các nguồn nước nghèo dinh dưỡng, giá trị đó ít khi vượt quá 2,5 mg/L. Như vậy, nồng độ chlorophyl-a trong nước SH cũng là một bằng chứng khẳng định thêm về nguy cơ phú dưỡng tiềm tàng đối với SH ngay từ thượng lưu.
Hình 1: Nồng độ chlorophyl-a trong nước sông Tả Trạch và SH (tháng 5/2002)
Nguồn: Kết quả phân tích của PTN Hóa Môi trường, Khoa Hóa, ĐHKH Huế
(Các điểm lấy mẫu từ thượng nguồn đến cửa sông được ký hiệu từ S1 đến S14 (S1: sông Tả Trạch, cách Ngã Ba Tuần 10 km về phía thượng nguồn;
S9, S10 và S11: sông Hương, đoạn chảy qua TP Huế; S14: ngay sau đập Thảo Long).
Mức P-PO4 trong nước các sông khác đều cao hơn nhiều so với SH. Thực tế, vào mùa khô kiệt, nhiều khi nước một số sông có màu xanh rêu do sự phát triển “bùng nổ” của tảo, trên mặt nước có nổi váng, bọt và nuớc có mùi khó chịu. Nhiều chỗ cạn ở ven bờ, chẳng hạn, đoạn sông Lợi Nông từ cầu Ga đến phía dưới cầu An Cựu, hoặc đoạn sông Như Ý sát Đập Đá còn có bọt khí sục lên, chỉ thị cho sự phân hủy kỵ khí. Đó là hiện tượng chứng tỏ nước sông bị ô nhiễm khá nặng, do hậu quả kết hợp giữa các vấn đề có liên quan với nhau: ô nhiễm hữu cơ - ô nhiễm vi khuẩn - ôxy hòa tan thấp - phú dưỡng.
(3). Hiện tượng nhiễm mặn xảy ra vào mùa khô
Sự nhiễm mặn vào mùa khô thường xảy ra với nhiều sông trên địa bàn tỉnh, nhưng đáng lo ngại nhất là đối với SH - nguồn cấp nước sinh hoạt cho đô thị Huế. Độ muối (hay độ mặn) từ Giã Viên đến cuối nguồn đều tăng dần và đạt cực đại vào tháng 8 (xem bảng 3).
Bảng 3: Biến động độ mặn trung bình của sông Hương theo thời gian (năm 1998)
Vị trí
Độ mặn trung bình (%o)
06/98
07/98
08/98
09/98
10/98
12/98
Ngã Ba Tuần
0,03
0,03
0,03
0,00
0,02
0,02
Vạn Niên
0,03
0,03
0,03
0,00
0,02
0,02
Giã Viên
0,04
0,27
1,47
0,00
0,02
0,02
Cty XNK Hải sản Sông Hương
0,14
2,10
4,95
0,03
0,02
0,03
Ngã Ba Sình
0,35
1,93
6,55
0,07
0,02
0,03
Trước đập Thảo Long
0,73
2,90
6,74
0,20
0,05
0,20
Nguồn: [6]
Hình 2: Biến thiên độ mặn trên sông Hương trong đợt nhiễm mặn 2002
Nguồn: Kết quả phân tích của PTN Hóa Môi trường, Khoa Hóa, ĐHKH Huế
(đo ngày 2/8/2002; tầng mặt: cách mặt nước 50 cm; tầng đáy: cách đáy 50 cm)
Mùa khô năm 2002, nước SH bị nhiễm mặn trầm trọng, nhiễm mặn lên đến Ngã Ba Tuần. Điều này hiếm khi xảy ra trong 10 năm trở lại đây. Mặt khác, sự phân tầng độ mặn khá rõ rệt trên SH, đặc biệt là vào mùa khô kiệt - mùa mà lưu lượng sông rất nhỏ (xem sự chênh lệch độ mặn giữa tầng mặt và tầng đáy ở hình 2).
(4). Mật độ vi khuẩn phân cao
Mật độ vi khuẩn phân thường được đánh giá qua thông số tổng coliform và coliform phân (fecal coliform). Kết quả nêu trong bảng 4 cho thấy: trừ sông Bồ và điểm lấy mẫu Vạn Niên trên SH, các sông khác và đoạn SH phía hạ lưu điểm Vạn Niên đều có mật độ tổng coliform không đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5942 - 1995 (xem bảng 4) - tức là không đạt tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt, mà chỉ có thể dùng cho các mục đích khác. Sông Đông Ba có mức ô nhiễm vi khuẩn phân cao nhất trong số các sông được khảo sát. Sự ô nhiễm vi khuẩn phân gây lo lắng về sự xuất hiện các dịch bệnh đường ruột, đặc biệt là vào mùa khô kiệt - mùa mà sự ô nhiễm vi khuẩn phân tăng cao.
Bảng 4: Tổng coliform trung bình trong nước một số sông ở tỉnh TT Huế
STT
Sông
Tổng coliform
(MPN/100 mL)
1
Sông Hương:
- Vạn Niên
- Giã Viên
- Công ty XNK Hải sản Sông Hương
6.860 ± 4.260
12.340 ± 7.630
12.940 ± 9.650
2
Sông Kẻ Vạn - Bạch Yến
54.800 ± 24.200
3
Sông Đông Ba
174.000 ± 134.000
4
Sông Lợi Nông
107.000 ± 82.600
5
Sông Như Ý
55.800 ± 56.000
6
Sông Bồ
5.260 ± 38
7
Giá trị giới hạn theo TCVN 5942-1995 [1]
- Loại A
- Loại B
5.000
10.000
Nguồn: [6]
Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm vi khuẩn phân nêu trên là do việc thải trực tiếp (không qua xử lý) các chất thải vệ sinh (phân người và phân súc vật) cùng nhiều chất thải sinh hoạt khác vào các nguồn nước mặt một cách phổ biến của cư dân sống ven sông, dân cư vạn đò. Đối với SH, mật độ vi khuẩn phân cao ngay tại Vạn Niên - trạm cấp nước cho nhà máy nước Quảng Tế - có thể do hoạt động của cư dân vạn đò ở khu vực xã Hương Thọ, phía trên trạm Vạn Niên.
2.2. Nguồn nước ao hồ:
Hiện nay, số liệu điều tra về chất lượng nước hồ ao thuộc địa bàn TT Huế còn chưa đầy đủ và có hệ thống, nên việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước ao hồ gặp nhiều hạn chế. Các kết quả điều tra cho phép phân chia các hồ trong Kinh thành Huế thành các nhóm như nêu ở bảng 5 (có thể xem chi tiết về sự phân chia các nhóm hồ của các tác giả ở tài liệu [10]):
- “Hồ nhóm I” là các hồ có mức ô nhiễm thấp hơn trong số 43 hồ trong khu vực Kinh thành Huế.
- “Hồ nhóm II” là các hồ có mức ô nhiễm cao hơn hồ nhóm I, bao gồm các hồ: Hồng Nhuệ, Thanh Ninh, Sấu, Hỏa Pháo, Sen, Long Võ, Dực Hùng, Ba Viên.
- Ngự Hà là đoạn kênh đào, chảy ngang qua Kinh thành Huế, nhưng không thông thương tốt với các sông bên ngoài như Kẻ Vạn, Đông Ba, nên được các tác giả ở [10] xem xét như các hồ khác trong Kinh thành Huế.
Các vấn đề về sự ô nhiễm nước các ao hồ cũng tương tự như đối với các sông, bao gồm: ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi khuẩn phân, mức photpho cao và phú dưỡng nghiêm trọng.
(1). Ô nhiễm hữu cơ
Thông số COD của tất cả các hồ khảo sát đều không đạt tiêu chuẩn loại A (theo TCVN 5942 -1995), riêng các hồ nhóm II có COD không đạt tiêu chuẩn loại B. Sự ô nhiễm hữu cơ của các hồ (do COD cao) chủ yếu là do một lượng lớn nước thải và chất thải rắn, thậm chí cả chất thải vệ sinh được thải trực tiếp vào các hồ. Tập quán canh tác nhiều loại rau ven bờ và trong các hồ cũng đóng góp một phần vào sự ô nhiễm hữu cơ, do rau chết, bị thối rữa làm tăng COD trong nước hồ. Sự ô nhiễm hữu cơ kéo theo sự suy giảm ôxy hòa tan trong nước và do đó làm giảm khả năng tự làm sạch của các hồ.
Một nguyên nhân khác nữa là do sự tắc nghẽn, không lưu thông nước của đa số các hồ đã làm giảm mạnh khả năng tự làm sạch của chúng. Đa số các hồ đều phải tiếp nhận một tải lượng ô nhiễm hữu cơ vượt quá khả năng tự làm sạch của chúng và do vậy, mức ô nhiễm hữu cơ trong các hồ ngày càng nghiêm trọng. Thực tế về điều này cũng được công bố trong tài liệu [10]: trong 43 hồ trong Kinh thành Huế, có 14 hồ hầu như hoàn toàn bị cô lập, không có lưu thông nước với các hồ hoặc kênh khác (trừ lúc có lũ lụt), 9 hồ có lưu thông theo từng nhóm 3 hồ. Nói chung, vào mùa khô, các hồ đều bị tù đọng, thậm chí cả kênh Ngự Hà.
Sự ô nhiễm hữu cơ xảy ra không đáng kể với hồ Châu Sơn, có lẽ do mật độ dân cư thưa thớt quanh hồ.
Bảng 5: Một số thông số chất lượng nước của một số hồ ở tỉnh TT Huế
STT
Thông số
Hồ nhóm I
Hồ nhóm II
Ngự Hà
Châu Sơn
TCVN
5942 - 1995
A
B
1
pH
6,5 ¸ 7,8
6,2 ¸ 8,2
6,6 ¸ 6,8
6,7 ¸ 6,8
6 ¸ 8,5
5,5 ¸ 9
2
SS(mg/l)
8 ¸ 12
12 ¸ 16
-
3 ¸ 5
20
80
3
BOD5 (mg/l)
5,0 ¸ 8,0
7,0 ¸ 10,0
4,5 ¸ 7,0
1,3 ¸ 2,0
< 4
< 25
4
COD (mg/l)
13,2 ¸ 30,1
20,3 ¸ 42,4
13,9 ¸ 24,1
6,7 ¸ 8,7
< 10
< 35
5
DO (mg/l)
4,2 ¸ 6,2
3,0 ¸ 5,2
3,7 ¸ 6,0
8,2 ¸ 8,4
³ 6
³ 2
6
N-NO3(mg/l)
-
-
-
< 0,05
10
15
7
N-NH4(mg/l)
-
-
-
< 0,05
0,05
1
8
TKN(mg N/l)
0,16 ¸ 0,50
0,35 ¸ 0,70
0,33 ¸ 0,80
0,8
-
-
9
P-PO4(mg/l)
0,16 ¸ 0,40
0,25 ¸ 0,52
0,26 ¸ 0,42
0,03
-
-
10
Tổng coliforms
(MPN/100ml)
15000 ¸ 650000
150000 ¸ 850000
50000 ¸ 780000
2800 ¸ 5300
5000
10000
Nguồn:Kết quả phân tích của PTN Hóa Môi trường,
Khoa Hóa, trường ĐHKH Huế (1997-1998).
(2). Mức phốt pho khá cao và sự phú dưỡng:
Kết quả ở bảng 5 cho thấy nồng độ P-PO4 trong các hồ đều cao hơn nhiều so với SH và các sông khác. Thực tế, vào mùa hè, khi nhiệt độ nước đủ ấm, hầu hết các hồ khảo sát đều ở tình trạng phú dưỡng quá mức, gây hiện tượng “tảo nở hoa” và làm cho nước hồ có màu lục đặc trưng. Sự phú dưỡng các hồ không những làm giảm chất lượng nước mà còn làm mất thẩm mỹ của nước và do vậy, ảnh hưởng phần nào đến mỹ quan đô thị.
(3). Mật độ vi khuẩn phân cao:
Các hồ trong Kinh thành Huế đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi vi khuẩn phân (xem bảng 5). Nguyên nhân chính gây ra điều này là do việc thải bừa bãi các chất thải vào các ao hồ. Mức độ ô nhiễm vi khuẩn phân trong các hồ đã làm cho chúng không chỉ không sử dụng được cho mục đích sinh hoạt (theo TCVN 5942-1995), mà còn không dùng được cho mục đích nuôi cá hoặc các động vật khác, khi xét về tiêu chuẩn vệ sinh (theo EPA, 1986, giá trị giới hạn của tổng coliform cho nước dùng vào mục đích này là 5000 MPN/100 ml). Nước hồ Châu Sơn tuy có mức độ ô nhiễm vi khuẩn gây bệnh ít hơn nhiều so với nước các hồ nêu trên, song so với tiêu chuẩn loại A, nước hồ Châu Sơn vẫn không đạt yêu cầu về khía cạnh vệ sinh.
2.3. Nguồn nước đầm phá:
Độ mặn (SAL) của đầm phá phụ thuộc vào tương tác sông - biển và các yếu tố khí hậu, thủy văn như lưu lượng các sông, lượng mưa, chế độ triều và dao động trong khoảng 0 ¸ 32 ‰. SAL cao nhất tại các cửa Lăng Cô (khoảng 32‰) và Thuận An (khoảng 28‰).
Sự ngọt hóa vào mùa mưa là đặc điểm chung của toàn bộ vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Vào mùa mưa, SAL trung bình trên toàn vùng đầm phá này giảm mạnh (xem hình 3), còn khoảng 0 ¸ 5 ‰. Nói chung, vào mùa mưa, SAL giảm đi 10 ¸ 20 ‰ đối với đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và 8 ¸ 10 ‰ đối với đầm Lăng Cô (SAL của đầm Lăng Cô khoảng 20 ¸ 22 ‰ [4]). Vào mùa khô, biến động SAL tại các mặt cắt khảo sát trong toàn vùng đầm phá khoảng 5 á 10 ‰.
Hình 3: Biến thiên độ mặn trung bình của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai theo không gian (các mặt cắt từ M1 đến M11) và thời gian (các tháng trong năm 2001)
Nguồn: Kết quả phân tích của PTN Hóa học Môi trường, Khoa Hóa, ĐHKH Huế (2001)
(Vị trí các mặt cắt lấy mẫu trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được nêu ở hình 4).
Hình 4: Vị trí các mặt cắt lấy mẫu trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Tại phá Tam Giang và đầm Cầu Hai xảy ra hiện tượng phân tầng độ mặn khá rõ rệt. Hiện tượng này ít xảy ra ở đầm Thủy Tú và Lăng Cô. Sự phân tầng độ mặn rõ rệt nhất là ở vùng gần cửa Thuận An: chênh lệch độ mặn tầng đáy và tầng mặt khoảng 10 ¸ 17 ‰. Đầm Thủy Tú, mặc dù có độ sâu trung bình lớn hơn so với phá Tam Giang và đầm Cầu Hai, nhưng do được trao đổi nước với biển thông qua hai cửa Thuận An và Tư Hiền, nên có sự khuấy trộn tốt hơn và do vậy, ít xảy ra sự phân tầng độ mặn hoặc xảy ra không đáng kể. Đầm Lăng Cô, do được trao đổi nước trực tiếp với biển, diện tích không quá rộng và có dòng chảy mạnh khi có ảnh hưởng của triều, nên sự phân tầng độ mặn cũng không đáng kể [4]. Một số tài liệu cũng đề cập đến hiện tượng phân tầng ngược độ mặn xảy ra trong đầm Thủy Tú và Lăng Cô [5,8]. Song, các kết quả nghiên cứu liên tục từ tháng 5/1998 đến nay của nhóm Hóa học Môi trường - Dự án Đầm phá Việt Pháp - không phát hiện thấy hiện tượng phân tầng ngược đã nêu.
Các vấn đề về chất lượng nước vùng đầm phá tỉnh TT Huế cũng tương tự như đối với các sông, tức là sự ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi khuẩn phân và mức phot pho ở điều kiện gây phú dưỡng, song về mức độ thì cao hơn một ít so với các sông, nhưng thấp hơn so với các hồ.
3. KẾT LUẬN
Chất lượng các nguồn nước mặt ở tỉnh TT Huế chịu ảnh hưởng mạnh bởi các điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa hình, thuỷ văn cũng như các hoạt động của con người. Những vấn đề đáng lo ngại về chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh bao gồm: ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi khuẩn phân, nồng độ P-PO4 ở mức tiềm tàng gây phú dưỡng. Nguyên nhân chính gây ra những điều đó là do các chất thải (rắn và lỏng), thậm chí cả chất thải vệ sinh từ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất đã và đang đổ trực tiếp vào các nguồn nước đó, mà không qua xử lý. Vào mùa khô kiệt, do lưu lượng các sông giảm, mực nước trong các ao hồ giảm và không được lưu thông, nên mức ô nhiễm hữu cơ và vi khuẩn phân tăng lên, sự phú dưỡng tăng lên và do vậy, làm giảm chất lượng nước và tác động xấu đến các hệ sinh thái thủy vực.
Đối với một số sông, đặc biệt là sông Hương, sự nhiễm mặn vào mùa khô kiệt cũng là vấn đề đáng lo ngại. Đối với hệ đầm phá (đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và đầm Lăng Cô), sự ngọt hóa trong toàn vùng vào mùa mưa lũ đã cản trở việc sử dụng nguồn nước đầm phá cho mục đích nuôi trồng thủy sản nước lợ. Nói chung, biến động độ mặn trong hệ đầm phá khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thủy văn, chế độ triều
Đề bảo vệ tài nguyên nước và giảm thiểu sự ô nhiễm nước mặt, cần sớm nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm gia tăng lưu lượng dòng chảy các sông, trao đổi nước giữa các hồ kết hợp với các giải pháp thu gom, xử lý và quản lý hiệu quả các chất thải (lỏng và rắn). Mặt khác, cần tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ các nguồn nước cho dân cư địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng. Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường, Tập I: Chất lượng nước, Hà Nội (1995)
Cục Thống kê Thừa Thiên Huế. Niên giám thống kê 1999, Huế (2000)
Cục Thống kê Thừa Thiên Huế. Niên giám thống kê 2000, Huế (2001)
Dự án Đầm phá Việt Pháp. Báo cáo kết quả nghiên cứu tháng 5/1998 - 12/1998.
Nguyễn Chu Hồi và cs. Đặc điểm thủy lý thủy hóa và chất lượng môi trường đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo chuyên đề, đề tài KT - ĐL - 95.09, Hải Phòng (1996)
Nguyễn Văn Hợp, Hoàng Thái Long, Phạm Khắc Liệu, Trương Quý Tùng, Nguyễn Hải Phong, Trần Thúc Bình. Hiện trạng môi trường nước ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1994 đến 1998. Báo cáo chuyên đề khoa học thuộc đề tài cấp tỉnh “Hiện trạng môi trường 5 năm (1994 - 1998) của tỉnh Thừa Thiên - Huế”, do Sở KHCN & MT tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, Huế (1999)
Nguyễn Văn Hợp và cs. Điều tra, đánh giá chất lượng nước ở một số vùng trọng điểm thuộc thành phố Huế và vùng phụ cận. Báo cáo chuyên đề khoa học thuộc Dự án điều tra cơ bản nhà nước “Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường đô thị và vùng phụ cận và xây dựng biện pháp phòng chống ô nhiễm thành phố có quần thể di tích văn hóa thế giới”, Huế (1996)
Nguyễn Việt và cs. Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo tổng kết đề tài, Huế (1998)
Deborah Chapman. Water Quality Assessments. Chapman & Hall, 1st Edidtion (1992).
Nguyen Van Hop, Hoang Thai Long, Pham Khac Lieu. Environmental issue of lake and canal system in Hue citadel. Report under the contract with the HUDP, Hue (1997)
SURFACE WATER QUALITY IN THUA THIEN - HUE PROVINCE
Nguyen Van Hop
Hoang Thai Long, Nguyen Hai Phong
College of Sciences, Hue University
SUMMARY
The surface water quality in Thua Thien Hue province was assessed through analysis of water quality parameters in rivers, lakes and lagoon system (Tam Giang - Cau Hai lagoon and Lang Co lagoon) from 1998 to 2002. Generally, problems on the surface water quality in the province were organic pollution: average COD in the rivers and the lakes under study in the range of 4 ¸ 9 mg/L (for Huong river), 15¸ 20 mg/L (for other rivers) and 7 ¸ 42 mg/L (for the lakes); average phosphorous level potential to eutrophication (< 0.01 ¸ 0.02 mg P-PO4/L for Huong river, 0.2¸ 1.2 mg P-PO4/L for other rivers, and 0.03 ¸ 0.52 mg P-PO4/L for the lakes); and bacterial pollution: total coliform in the rivers and the lakes higher than 5,000 MPN/100 mL. Saline intrusion in dry season was also a problem for Huong river in term of domestic and irrigation use. In rainy season, Tam Giang - Cau Hai lagoon became freshwater and so that, it was disadvantageous to aquaculture brackish species.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_bai07_8401_2103490.doc