Hiện trạng chất lượng trầm tích tầng mặt vùng ven bờ Hải Phòng

Status quality surface sediment in the Hai Phong coastal area had been carried out studying nutrient (NTotal, PTotal, STotal, COrganic), heavy metals (Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg), pesticide ( lindan, aldrin, 4,4-DDD, endrin, 4,4-DDT, diedrin, 4,4-DDE), oil-grease and cyanide. The concentrations of nutrient were included: NTotal was in a ranged 155.46 - 2182.52 mg/kg, similar with PTotal in a ranged 23.08 - 647.98 mg/kg, STotal in a ranged 14.89 - 4152.82 mg/kg and COrganic in a ranged 26.40 - 2793.53 mg/kg. The concentration of pollutants were included: cyanide was in a ranged 0.06 - 0.22 mg/kg, similar with oil – grease in a ranged 20.57 - 718.52 mg/kg, Cu in a ranged 20.97 - 115.53 mg/kg, Pb in a ranged 31.45 - 125.18 mg/kg, Zn in a ranged 47.47 - 225.29 mg/kg, Cd in a ranged 0.05 - 0.78 mg/kg, As in a ranged 0.27 - 2.10 mg/kg, Hg in a ranged 0.09 - 0.57 mg/kg, lindan in a ranged 0.08 - 0.33 µg/kg, aldrin in a ranged 0.03 - 11.07 µg/kg, 4,4-DDD in a ranged 0.12 - 8.75 µg/kg, endrin in a ranged 0.70 - 5.72 µg/kg, 4,4-DDT in a ranged 0.09 - 4.96 µg/kg, diedrin in a ranged 0.08 – 21.00 µg/kg, 4,4-DDE in a ranged 0.06 - 3.10 µg/kg. Sediment quality in Hai Phong coastal area have polluted and manifested themsevels by heavy metals and pesticides. The pollutants in surface sediments were high concentration over standards to be factors impact to coastal ecosystems and health of human.

pdf20 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng chất lượng trầm tích tầng mặt vùng ven bờ Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33 Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T10 (2010). Số 3. Tr 33 - 52 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG TRẦM TÍCH TẦNG MẶT VÙNG VEN BỜ HẢI PHÒNG ðẶNG HOÀI NHƠN, NGUYỄN THỊ KIM ANH, TRẦN ðỨC THẠNH, NGUYỄN MAI LỰU, HOÀNG THỊ CHIẾN Viện Tài nguyên và Môi trường biển Tóm tắt: Hiện trạng chất lượng trầm tích ven bờ Hải Phòng ñược ñánh giá thông qua các thông số dinh dưỡng (Nts, Pts, Sts, Chc), kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg), hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo (lindan, aldrin, 4,4-DDD, endrin, 4,4-DDT, diedrin, 4,4-DDE), dầu mỡ và cyanua. Hàm lượng Nts trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 155,46 - 2182,52 mg/kg, tương tự với Pts trong khoảng 23,08 - 647,98 mg/kg, Sts trong khoảng 14,89 - 4152,82 mg/kg, Chc trong khoảng 26,40 - 2793,53 mg/kg. Hàm lượng của các chất ô nhiễm: cyanua dao ñộng trong khoảng 0,06 - 0,22 mg/kg, tương tự dầu-mỡ trong khoảng 20,57 - 718,52 mg/kg, Cu trong khoảng 20,97 - 115,53 mg/kg, Pb trong khoảng 31,45 - 125,18 mg/kg, Zn trong khoảng 47,47 - 225,29 mg/kg, Cd trong khoảng 0,05 - 0,78 mg/kg, As trong khoảng 0,27 - 2,10 mg/kg, Hg trong khoảng 0,09 - 0,57 mg/kg, lindan trong khoảng 0,08 - 0,33 µg/kg, aldrin trong khoảng 0,03 - 11,07 µg/kg, 4,4-DDD trong khoảng 0,12 - 8,75 µg/kg, endrin trong khoảng 0,03 - 5,72 µg/kg, 4,4-DDT trong khoảng 0,09 - 4,96 µg/kg, diedrin trong khoảng 0,08 - 20,99 µg/kg, 4,4-DDE trong khoảng 0,06 - 3,10 µg/kg. Chất lượng trầm tích ven bờ Hải Phòng ñã bị ô nhiễm biểu hiện qua kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật. Các chất ô nhiễm trong trầm tích có hàm lượng cao vượt ngưỡng tiêu chuẩn là yếu tố có nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng ñến các hệ sinh thái ven bờ Hải Phòng và sức khỏe của con người. I. MỞ ðẦU Chất lượng trầm tích (sediment quality) là một trong những chỉ tiêu ñể ñánh giá chất lượng môi trường, ñể ñưa ra ñược bộ tiêu chuẩn cho việc so sánh ñể ñánh giá chất lượng ñòi hỏi rất nhiều những nghiên cứu ñối với từng thông số, có một số chất ñã có những ngưỡng an toàn ñối với nó trong môi trường, hơn nữa vấn ñề này không phải nước nào cũng có thể ñưa ra ñược ngưỡng tiêu chuẩn cho riêng mình, hiện nay trên Thế giới có một số nước ñã ñưa ra các chỉ tiêu cho riêng mình như Mỹ (NOAA – National Oceanic and Atmospheric Administation), Canada (Canadian environmental quality guidelines), Úc 34 (Handbook for sediment quality assessment) Tuy vậy ñối với Việt Nam chưa có bộ chỉ tiêu về chất lượng trầm tích nói chung và bộ tiêu chuẩn của trầm tích biển nói riêng nên chúng tôi sử dụng các bộ tiêu chuẩn của các nước hiện có nhằm so sánh và ñánh giá chất lượng trầm tích ven bờ, một số các chất chưa có ñể tiêu chuẩn, ñể so sánh như các yếu tố dinh dưỡng, cyanua. Chất lượng trầm tích ven bờ là một trong những yếu tố cần ñược quan trắc trong môi trường biển bởi những ảnh hưởng của con người ñến môi trường ngày càng tăng gây ra sự suy giảm chất lượng môi trường, làm mất ñi những giá trị ña dạng của hệ sinh thái biển. Môi trường trầm tích là nơi có khả năng lưu giữ các chất ô nhiễm trong mình và có sự tích tụ theo thời gian và không gian ñặc biệt là ñối với các chất ô nhiễm bền. Cùng với các môi trường nước và không khí, môi trường trầm tích là cơ sở cho việc hình thành và phát triển các hệ sinh thái, nếu chất lượng của trầm tích bị suy giảm có thể tác ñộng ñến các sinh vật cư trú ở trong ñó. Ngày nay khi mà các hoạt ñộng của con người diễn ra mạnh mẽ thì việc tác ñộng qua lại là phản ứng dây truyền kéo theo ảnh hưởng ñến nhiều ñối tượng sinh vật trong hệ sinh thái. Ven bờ Hải Phòng phân bố phong phú các hệ sinh thái gồm hệ sinh thái ñầm nuôi, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái bãi triều mềm, bãi triều cứng và ñất ngập nước thường xuyên. ðó là những hệ sinh thái giàu tài nguyên mang lại nhiều giá trị cho Thành phố Hải Phòng, các hệ sinh thái này ñang có nguy cơ suy giảm bởi những tác ñộng của con người gây ra do các chất ô nhiễm trong môi trường. Chất lượng trầm tích ñược nghiên cứu cứu khá sớm bởi Nguyễn ðức Cự (1991), tài liệu này quan tâm ñến các nguyên tố dinh dưỡng ñặc biệt các dạng tồn tại của lưu huỳnh. Sau này các nghiên cứu của Trần ðức Thạnh, Nguyễn Thị Phương Hoa, Cao Thị Thu Trang và nnk, 2008; Thạnh Trần ðức và nnk, 2004 ñã quan tâm nhiều ñến chất lượng môi trường trầm tích ñã phản ánh ñầy ñủ hơn các chất ô nhiễm trong trầm tích. Kim loại nặng ñược ñề cập bởi ðặng Hoài Nhơn và nnk., 2009 ñã chỉ ra một số các kim loại phân bố xung quanh ñảo Cát Bà ñã vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn chất lượng cho phép. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tài liệu Tài liệu trình bày trong bài báo này là kết quả nghiên cứu của nhiều ñề tài do Viện Tài nguyên và Môi trường biển thực hiện từ năm 2004 cho ñến nay. Một số ñề tài ñã kết thúc, một số ñề tài còn ñang thực hiện ñược liệt kê dưới ñây: 35 ðề tài "Quy hoạch tổng thể các khu bảo tồn biển thành phố Hải Phòng ñến năm 2020". ðề tài "ðánh giá tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường khu vực cửa sông Cấm- Bạch ðằng và ñề xuất các giải pháp bảo vệ". ðề tài cấp cơ sở Phòng Sinh thái tài nguyên thực vật 2007 - 2008: "Bước ñầu nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của cây bần chua". ðề tài: "Lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ Tây vịnh Bắc bộ". ðề tài: "ðiều tra cơ bản và ñánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, ñịa chất vùng biển và các ñảo Việt Nam". ðề tài: “ðánh giá hiện trạng môi trường và xác ñịnh các vấn ñề ưu tiên phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ biển Hải Phòng”. 2. Phương pháp ñiều tra khảo sát Hình 1: Sơ ñồ các trạm khảo sát ven bờ Hải Phòng 36 Các trạm khảo sát của các ñề tài ñược tiến hành trên vùng ven bờ ở ñộ sâu từ bờ ñến 25 m nước. Các trạm thu mẫu ñược xác ñịnh vị trí bằng GPS - Grammin 126 gốc tọa ñộ WGS - 84 sau ñó chuyển ñổi qua hệ tọa ñộ VN2000, vị trí các trạm như hình 1. Các mẫu cho các phân tích chỉ tiêu ñịa hóa và các chất ô nhiễm thu ñược ngoài hiện trường ñược bảo quản ở nhiệt ñộ 2 - 40C cho ñến khi về phòng thí nghiệm. 3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Trong phòng thí nghiệm mẫu trầm tích ñược phân tích các chỉ tiêu nitơ tổng số (Nts), phốt pho tổng số (Pts), lưu huỳnh tổng số (Sts), carbon hữu cơ (Chc), dầu-mỡ, hóa chất bảo vệ thực vật, cyanua theo sách hướng dẫn "Sổ tay quan trắc và phân tích môi trường biển" (Lưu Văn Diệu, Nguyễn ðức Cự, ðỗ Công Thung, 2002) và kim loại nặng. Phương pháp phân tích Nts: phân tích theo phương pháp Kjendhal, cho axít H2SO4 ñặc vào mẫu trầm tích và phá mẫu bằng bếp cách cát, sau ñó sử dụng bình chiết Kjendhal ñưa nitơ các dạng về NH4+. Sử dụng thuốc thử Nessler tạo màu và so màu bằng máy quang phổ. Phương pháp phân tích Pts: Sử dụng axít HNO3 ñặc hòa tan các dạng P trong trầm tích bằng cách ñun nóng dưới bếp cách cát. Sử dụng muối molipden ñể làm thuốc thử tạo màu, rồi so màu bằng máy quang phổ. Phương pháp phân tích Sts: phân tích bằng phương pháp phân tích khối lượng. Sử dụng axít HNO3 phá mẫu trầm tích ñưa các dạng lưu huỳnh về dạng SO42- của các muối tan, sau ñó lấy một lượng mẫu ñã ñược phá cho vào BaCl2 dư cho ñến khi thấy mẫu có kết tủa BaSO4 lọc kết tủa này và cân, tính toán lượng Sts qua khối lượng BaSO4 kết tủa. Phương pháp phân tích Chc: Ôxi hóa Chc trong mẫu trầm tích bằng kali bicromat (K2Cr2O7) dư ñã biết trước nồng ñộ, lượng K2Cr2O7 dư ñược chuẩn ñộ ngược bằng muối Mohr ñể biết ñược lượng K2Cr2O7 ñã tiêu thụ ôxi hóa Chc có trong trầm tích.Phương pháp phân tích dầu-mỡ: cân 50 - 100 g mẫu rồi thêm 250 ml n-Hexan ñể qua ñêm, sau ñó chiết rút bằng phễu chiết thêm 2 lần nữa, ñảm bảo rằng dầu mỡ trong mẫu dầu ñược chiết hết. Sử dụng Na2SO4 khan ñể hút nước có ở trong mẫu, dung dịch chiết ñem sấy khô ở 60-700 C. Sau ñó cân khối lượng dầu-mỡ từ mẫu ñem chiết. Phương pháp phân tích cyanua: cân 10 g trầm tích ướt, thêm 50 ml H2SO4 ñặc nóng vào bộ chưng cất hồi lưu ñảo ngược. Lượng cyanua trong mẫu trầm tích sẽ thoát ra trong môi trường axit bay hơi qua ống qua sinh hàn nối với ống ñựng 10 ml dung dịch NaOH 0,1N. Cyanua thoát ra ñược hấp phụ bởi NaOH ñược ñịnh mức 40 ml và so màu với thuốc thử pyridin/ axit barbituric tại bước sóng 582 nm trên máy quang phổ. 37 Phương pháp phân tích kim loại: Cân 0,5 g trầm tích cho vào bình tam giác 100 ml có nút nhám, thêm vào 5 ml H2O2 30% và 10 ml HNO3 8 N sử dụng ống hoàn lưu làm mát bằng không khí (Vigreux Refux) nhằm chánh mất các nguyên tố dễ bay hơi như As, Hg, Se ðun trên bếp phá mẫu (Hot plate) ở 1200C trong 2 giờ, ñể nguội và lọc qua giấy 0,45µm, cố ñịnh mẫu ñến 100 ml rồi ñem phân tích trên máy quang phổ hấp phụ nguyên tử (ASS). Các kim loại Cu, Pb, Zn, Cd sử dụng kỹ thuật phân tích ngọn lửa. Riêng phân tích Hg và As sử dụng kỹ thuật hydrit hóa (Hydride Generation). Phương pháp phân tích hóa chất bảo vệ thực vật: lấy 20g mẫu sử dụng dung môi n- hexan và soxhlet chiết rút các hóa chất bảo vệ thực vật trong trầm tích dưới bếp phá mẫu trong 8h, mẫu sau khi chiết ñược làm giàu sau ñó loại bỏ các chất gây cản trở rồi ñem phân tích trên máy sắc ký khí. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Dinh dưỡng trong trầm tích Nitơ tổng số Hàm lượng Nts trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 155,46 - 2182,52 mg/kg, trung bình toàn vùng 1028,84 mg/kg. Các khu vực có hàm lượng Nts cao là vùng bãi triều gần bờ như ðình Vũ, Phù Long và ðồ Sơn có hàm lượng lớn hơn 1500,00 mg/kg (hình 2). Hình 2: Phân bố hàm lượng Nts trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng 38 Phốt pho tổng số Hàm lượng Pts trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 23,08 - 647,98 mg/kg, trung bình là 271,73 mg/kg. Một số khu vực có hàm lượng Pts cao hơn 500 mg/kg phân bố ở bãi triều Bàng La – ðại Hợp, xung quanh ñảo Cát Bà (hình 3). Hình 3: Phân bố hàm lượng Pts trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng Các bon hữu cơ Hàm lượng Chc trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 26,40 - 2793,53 mg/kg, trung bình toàn vùng là 610,90 mg/kg. Hàm lượng Chc cao nhất phân bố ở vùng cửa sông Văn Úc, Phù Long trong các thảm rừng ngập mặn với hàm lượng lớn hơn 2000,00 mg/kg (hình 4). Lưu huỳnh tổng số Hàm lượng Sts trong trầm tích ven bờ dao ñộng trong khoảng 14,89 - 4152,82 mg/kg, trung bình toàn vùng là 969,64 mg/kg. Hàm lượng Sts cao tập trung ở phần ðông Nam Cát Bà, Cát Hải (hình 5), các khu vực khác có hàm lượng Sts nhỏ hơn. 39 Hình 4: Phân bố hàm lượng Chc trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng Hình 5: Phân bố hàm lượng Sts trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng 40 2. Các chất ô nhiễm trong trầm tích Cyanua Hàm lượng cyanua trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 0,06 - 0,22 mg/kg, trung bình toàn vùng là 0,11 mg/kg. So với các vùng ven bờ của Hải Phòng thì Cát Bà có nhiều ñiểm có hàm lượng cyanua cao hơn khu vực ðình Vũ (hình 6). Hình 6: Phân bố hàm lượng cyanua trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng Dầu-mỡ Hàm lượng dầu-mỡ trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 20,57 - 718,52 mg/kg, trung bình toàn vùng 102,67 mg/kg. Các khu vực có hàm lượng dầu-mỡ cao là những khu vực hoạt ñộng tàu thuyền nhiều như cảng Cát Bà, bến phà Gót, hàm lượng dầu-mỡ vượt quá hàm lượng 500,00 mg/kg (hình 7). 41 Hình 7: Phân bố hàm lượng dầu-mỡ trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng Kim loại nặng ðồng (Cu): ðồng là kim loại nặng tồn tại phổ biến trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng, hàm lượng Cu dao ñộng trong khoảng 20,97 - 115,53 mg/kg, trung bình toàn vùng 51,79 mg/kg. Tất cả các trạm ven bờ Hải Phòng có hàm lượng Cu vượt quá ngưỡng TEL (18,70 mg/kg), ñôi chỗ có trạm ñã vượt quá ngưỡng PEL (108,00 mg/kg) ñều nằm ở phần gần cửa sông Văn Úc (hình 8). Chì (Pb): Hàm lượng Pb trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 31,45 - 125,18 mg/kg, trung bình toàn vùng là 63,22 mg/kg. Hàm lượng Pb tại tất cả các trạm ñều vượt ngưỡng TEL (30,20 mg/kg) từ 1 ñến 4 lần, một số trạm vượt ngưỡng PEL (112 mg/kg) (hình 9). 42 Hình 8: Phân bố hàm lượng Cu trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng Hình 9: Phân bố hàm lượng Pb trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng 43 Hình 10: Phân bố hàm lượng Zn trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng Hình 11: Phân bố hàm lượng Cd trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng 44 Kẽm (Zn): Hàm lượng Zn trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 47,47 - 225,29 mg/kg, trung bình toàn vùng là 140,43 mg/kg. Hàm lượng Zn cao tập trung ở vùng cửa sông Bạch ðằng, phần ðông Nam ñảo Cát Bà, vùng cửa sông Văn Úc (hình 10). Hầu hết các trạm ñều vượt quá ngưỡng TEL, tuy vậy chưa có ñiểm nào vượt ngưỡng PEL (272,00 mg/kg). Cadimi (Cd): Hàm lượng Cd trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 0,05 - 0,78 mg/kg, trung bình toàn vùng là 0,34 mg/kg. Hàm lượng Cd vượt ngưỡng TEL (0,68 mg/kg) chỉ xuất hiện trong vùng cửa sông Bạch ðằng với 3 trạm, các trạm còn lại có hàm lượng nhỏ hơn ngưỡng TEL (hình 11). Asen: Hàm lượng As trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 0,27 - 2,10 mg/kg, trung bình toàn vùng là 1,16 mg/kg. Các trạm gần bờ có hàm lượng As cao hơn các trạm xa bờ (hình 12). So sánh với tiêu chuẩn của Canada về chất lượng trầm tích thì hàm lượng As thấp hơn ngưỡng TEL (7,60 mg/kg) từ 3 ñến 6 lần. Thủy ngân: Hàm lượng Hg trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 0,09 - 0,57 mg/kg, hàm lượng trung bình toàn vùng là 0,22 mg/kg (hình 13). Hầu hết các trạm ñều có hàm lượng Hg vượt ngưỡng TEL (0,13 mg/kg), tuy vậy chưa có trạm nào vượt ngưỡng PEL (0,70 mg/kg). Hình 12: Phân bố hàm lượng As trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng 45 Hình 13: Phân bố hàm lượng Hg trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng Hóa chất bảo vệ thực vật Lindan: Hàm lượng lindan trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 0,08 - 0,33 µg/kg, trung bình toàn vùng là 0,17 µg/kg (hình 14). Các khu vực có hàm lượng lindan cao thường tập trung ở ven bờ trong các sông nơi mà có hoạt hoạt ñộng canh tác nông nghiệp gần ñó. Aldrin: Hàm lượng aldrin trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 0,03 - 11,07 µg/kg, trung bình toàn vùng là 0,95 µg/kg. Hàm lượng aldrin cao nhất tập trung trong các bãi triều nơi phân bố của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long (hình 15). 4,4-DDD: Hàm lượng 4,4-DDD dao ñộng trong khoảng 0,12 - 8,75 µg/kg, trung bình toàn vùng là 3,29 µg/kg. Hầu hết các vùng ven bờ Hải Phòng ñều có hàm lượng 4,4-DDD cao vượt ngưỡng TEL (1,22 µg/kg). Các ñiểm có hàm lượng 4,4-DDD thấp tập trung ở khu vực quanh ñảo Cát Bà (hình 16). Vượt ngưỡng PEL (7,82 µg/kg) chỉ có một trạm. Endrin: Hàm lượng endrin trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 0,70 - 5,72 µg/kg, trung bình là 2,21 µg/kg. Các khu vực có hàm lượng endrin cao nằm ở ven bờ Thủy Nguyên, Cát Bà và lòng sông Cấm (hình 17). 46 Hình 14: Phân bố hàm lượng lindan trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng Hình 15: Phân bố hàm lượng aldrin trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng 47 Hình 16: Phân bố hàm lượng 4,4-DDD trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng Hình 17: Phân bố hàm lượng endrin trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng 48 4,4-DDT: Hàm lượng 4,4-DDT trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 0,09 - 4,96 µg/kg, trung bình toàn vùng là 0,91 µg/kg (hình 18). So với tiêu chuẩn chất lượng trầm tích Canada thì các trạm hầu hết là nhỏ hơn ngưỡng TEL (1,19 µg/kg), có từ 1 ñến 2 trạm vượt ngưỡng TEL và PEL (4,77 µg/kg). Diedrin: Hàm lượng diedrin trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 0,08 - 21,00 µg/kg, trung bình toàn vùng là 2,48 µg/kg. Một số trạm có hàm lượng diedrin cao tập trung quanh ñảo Cát Bà ñều vượt quá ngưỡng TEL (0,72 µg/kg) và PEL (4,30 µg/kg). Các khu vực khác có hàm lượng diedrin nhỏ hơn ngưỡng TEL (hình 19). Hình 18: Phân bố hàm lượng 4,4-DDT trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng 4,4 – DDE: Hàm lượng 4,4-DDE trong trầm tích dao ñộng trong khoảng 0,06 - 3,10 µg/kg, trung bình toàn vùng là 0,88 µg/kg. Hàm lượng 4,4-DDE cao hơn ngưỡng TEL (2,0 µg/kg) chỉ có 2 trạm ở Cát Bà và trong lòng sông Cấm (hình 20). 49 Hình 19: Phân bố hàm lượng diedrin trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng Hình 20. Phân bố hàm lượng 4,4-DDE trong trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng 50 IV. KẾT LUẬN Các nguyên tố dinh dưỡng trong trầm tích có hàm lượng cao thường xuất hiện gần bờ chịu nhiều ảnh hưởng của thảm thực vật, thành phần ñộ hạt trầm tích, các dòng vật chất thải ra do các hoạt ñộng nhân sinh tác ñộng vào ñiều này cũng là nguyên nhân dẫn ñến hoạt ñộng khuếch tán trở lại môi trường nước làm nguy cơ ra tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng tạo ñiều kiện cho các quá trình phú dưỡng phát triển gây nguy hại ñến môi trường. Dầu trong trầm tích có hàm lượng cao cục bộ tại các bến phà và cảng do nguyên nhân từ hoạt ñộng giao thông thủy tác ñộng vào. Các kim loại nặng có hàm lượng cao hầu hết ñã vượt quá ngưỡng TEL gồm Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, ngoại trừ As có hàm lượng thấp hơn ngưỡng TEL. Một số ñiểm có hàm lượng các hóa chất bảo vệ thực vật có hàm lượng cao cục bộ là do hoạt ñộng canh tác nông nghiệp ảnh hưởng ñến trầm tích trong dải ven bờ, một số ñiểm ñã vượt ngưỡng giới hạn cho phép như DDT, DDD, diedrin. Chất lượng trầm tích ven bờ Hải Phòng ñã bị ô nhiễm biểu hiện qua kim loại nặng và các hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo, các chất ô nhiễm trong trầm tích có hàm lượng cao là những nguy cơ tiềm ẩn tác ñộng tác ñộng ñến các hệ sinh thái ven bờ Hải Phòng và sức khỏe của con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Canadian Council of Ministers of the Environment, 1999. Canadian environmental quality guidelines. 2. Nguyễn ðức Cự, 1991. Một số ñặc ñiểm ñịa hóa trầm tích rừng ngập mặn ven biển miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển. NXB. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 54-59. 3. Michael C.N., Morris H.R. and Robert C.H. (Editors), 2002. Coastal and Estuarine Risk Assessment. Lewis Publisher, Boca Raton, London, New York, Wanshiton D.C, 341 pp. 4. National Research Council (Editor), 1989. Contaminated marine sediment - Assessment and Remediation. National Academy Press, Washington D.C., 493 pp. 5. National Research Council, 2003. Bioavailability of contaminants in soil and sediment. National Academies Press, Washington D.C., 420 pp. 51 6. National Oceanic and Atmospheric Administation, 1999. Sediment Quanlity Guidelines develovep for the National Status and Trend Program, Washington, USA, 7. ðặng Hoài Nhơn, Trần ðức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Nguyễn Mai Lựu, 2009. Kim loại nặng trong trầm tích tầng mặt ven bờ Cát Bà - Hạ Long. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, (T.9) Phụ trương 1, trang 125-135. 8. ðặng Hoài Nhơn, 2006. ðặc ñiểm trầm tích tầng mặt ven bờ Hải Phòng. Báo cáo chuyên ñề ñề tài "Quy hoạch tổng thể các khu bảo tồn biển thành phố Hải Phòng ñến năm 2020". Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển. 9. Raymond N.Y., Catherine N.M. and Masaharu F. (Editors), 2007. Geoenvironmental Sustainability. CRC Press, Boca, Raton, London, New York., 361 pp. 10. Sarkar D., Datta R. and Hannigan R. (Editors), 2007. Concepts and applications in environmental geochemistry. Development in environmental science, Vol. 5. Elsevier, 761 pp. 11. Stuart L Simpson, Graeme E Batley, Anthony A Chariton, Jenny L Stauber, etc, 2005. Handbook for sediment quality assessment. Centre for Environmental Contaminants Research. 12. Lê Thị Thanh, Nguyễn Mạnh Hùng và nnk, 2008. Bước ñầu nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của cây bần chua. Báo cáo tổng kết ñề tài cấp cơ sở Phòng Sinh thái thực vật biển năm 2008. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển. 13. Trần ðức Thạnh, Nguyễn Thị Phương Hoa, Cao Thị Thu Trang, 2008. ðánh giá tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường khu vực cửa sông Cấm - Bạch ðằng và ñề xuất các giải pháp bảo vệ. Báo cáo tổng kết ñề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng. 14. Trần ðức Thạnh và nnk, 2004. ðánh giá tổng quan tiềm năng, sử dụng, quản lý ñất ngập nước ven biển Hải Phòng, ñề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý. Báo cáo tổng kết ñề tài. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng. 15. Nguyễn Quang Tuấn và ðặng Hoài Nhơn, 2003. ðặc ñiểm trầm tích tầng mặt vùng ven bờ Hải Phòng. Báo cáo chuyên ñề lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng. 52 16. Vivo B.D., Belkin H.E. and Lima A. (Editors), 2008. Environmental Geochemistry: Site Characterization, Data Analysis and Case Histories. Elsevier, Amsterdram, Boston, Heidelberg, London, New York, Ozford, Paris, San Diego, San Francisco, Singapore, Sydney, Tokyo, 429 pp. STATUS QUALITY OF SURFACE SEDIMENT IN HAI PHONG COASTAL AREA DANG HOAI NHON, NGUYEN THI KIM ANH, TRAN DUC THANH, NGUYEN MAI LUU, HOANG THI CHIEN Summary: Status quality surface sediment in the Hai Phong coastal area had been carried out studying nutrient (NTotal, PTotal, STotal, COrganic), heavy metals (Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg), pesticide ( lindan, aldrin, 4,4-DDD, endrin, 4,4-DDT, diedrin, 4,4-DDE), oil-grease and cyanide. The concentrations of nutrient were included: NTotal was in a ranged 155.46 - 2182.52 mg/kg, similar with PTotal in a ranged 23.08 - 647.98 mg/kg, STotal in a ranged 14.89 - 4152.82 mg/kg and COrganic in a ranged 26.40 - 2793.53 mg/kg. The concentration of pollutants were included: cyanide was in a ranged 0.06 - 0.22 mg/kg, similar with oil – grease in a ranged 20.57 - 718.52 mg/kg, Cu in a ranged 20.97 - 115.53 mg/kg, Pb in a ranged 31.45 - 125.18 mg/kg, Zn in a ranged 47.47 - 225.29 mg/kg, Cd in a ranged 0.05 - 0.78 mg/kg, As in a ranged 0.27 - 2.10 mg/kg, Hg in a ranged 0.09 - 0.57 mg/kg, lindan in a ranged 0.08 - 0.33 µg/kg, aldrin in a ranged 0.03 - 11.07 µg/kg, 4,4-DDD in a ranged 0.12 - 8.75 µg/kg, endrin in a ranged 0.70 - 5.72 µg/kg, 4,4-DDT in a ranged 0.09 - 4.96 µg/kg, diedrin in a ranged 0.08 – 21.00 µg/kg, 4,4-DDE in a ranged 0.06 - 3.10 µg/kg. Sediment quality in Hai Phong coastal area have polluted and manifested themsevels by heavy metals and pesticides. The pollutants in surface sediments were high concentration over standards to be factors impact to coastal ecosystems and health of human. Ngày nhận bài: 07 - 5 - 2010 Người nhận xét: PGS. TS. Nguyễn ðịch Dỹ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf917_6143_1_pb_0956_2079533.pdf
Tài liệu liên quan