Fecal coliform, thuốc BVTV, hydrocarbon dầu mỏ, kim loại nặng cũng ñã tồn tại
trong trầm tích vùng cửa sông Nam Ô. Do ñặc tính: dễ bùng phát nhanh (vi sinh gây
bệnh), tính bền vững và ñộ ñộc cao (một số kim loại nặng, thuốc BVTV, dầu thải, ), có
khả năng tích lũy sinh học thông qua dây chuyền thức ăn (kim loại nặng, thuốc BVTV),
nên khi chúng tồn tại ở hàm lượng cao là những yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng ñến môi
trường sinh thái, sức khỏe và cuộc sống cư dân trong vùng.
ðà Nẵng nói chung và các khu công nghiệp Liên Chiểu, Hoà Khánh nói riêng ñang
và sẽ còn ñược tiếp tục phát triển nên chắc chắn lượng chất thải sẽ ngày càng gia tăng khi
mà quy mô phát triển các hoạt ñộng kinh tế - xã hội ngày càng mở rộng, mật ñộ dân cư
ngày càng cao. Do vậy, cần phải có chiến lược hợp lý, lâu dài trong quy hoạch phát triển
ñô thị, khu công nghiệp, có giải pháp quản lý các hoạt ñộng kinh tế-xã hội phù hợp, khai
thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nguồn lợi, bảo vệ an toàn môi trường sinh thái
vùng ven bờ, ñảm bảo phát triển bền vững.
Lời cảm ơn: Công trình này ñược thực hiện từ nguồn kinh phí tài trợ của Dự án Bộ
Y tế do PGS.TS. Phùng Thị Thanh Tú làm chủ nhiệm. Tác giả chân thành cám ơn chủ
nhiệm dự án, Lãnh ñạo Viện Pasteur Nha Trang, Lãnh ñạo Viện Hải dương học ñã tạo
ñiều kiện thuận lợi về vật chất, ñộng viên tinh thần trong quá trình triển khai nghiên cứu;
cám ơn ñồng nghiệp Viện Hải dương học ñã tham gia khảo sát và cung cấp dữ liệu ñể
hoàn thành bài báo này.
20 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng môi trường cửa sông Nam Ô (Đà Nẵng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
67
Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T10 (2010). Số 4. Tr 67 - 86
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỬA SÔNG NAM Ô (ðÀ NẴNG)
NGUYỄN HỮU HUÂN
Viện Hải dương học
Tóm tắt: Trên cơ sở nguồn dữ liệu thu thập ñược trong năm 2005, từ dự án Bộ Y tế do
PGS.TS Phùng Thị Thanh Tú chủ trì, bài báo này trình bày hiện trạng môi trường vùng cửa
sông Nam Ô (ðà Nẵng). Theo ñó, các yếu tố: pH, DO, hydrocarbon dầu mỏ (C5 – C37) và
F.coliform trong nước ñã vượt tiêu chuẩn môi trường nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh
ñối với vực nước ven bờ, ñặc biệt có yếu tố ñã ở mức báo ñộng cao (nhất là F. coliform,
hydrocarbon dầu mỏ). Một số yếu tố có ñộc tính cao và bền vững khác như: thuốc BVTV (họ
chlor hữu cơ) và kim loại nặng ñều ñã có mặt trong môi trường nước. Trong trầm tích, F.
coliform, thuốc BVTV, hydrocarbon dầu mỏ, kim loại nặng cũng ñã hiện diện. Các tác nhân
gây ô nhiễm trên có nguồn gốc từ hoạt ñộng nông nghiệp, công nghiệp (khu công nghiệp Hoà
Khánh và Liên Chiểu), nước thải sinh hoạt và giao thông vận tải thủy. Cần xây dựng chiến
lược hợp lý, lâu dài trong quy hoạch phát triển ñô thị, khu công nghiệp, khai thác và sử dụng
có hiệu quả tài nguyên, nguồn lợi nhằm bảo vệ an toàn môi trường vùng ven bờ, ñảm bảo phát
triển bền vững.
I. MỞ ðẦU
Cho ñến nay, trên thế giới ñã có khá nhiều công trình nghiên cứu về nhiễm bẩn môi
trường vùng cửa sông và ô nhiễm do sông tải ra. Mặc dù có nhiều hướng tiếp cận và giải
quyết khác nhau nhưng nhìn chung, các nghiên cứu ñều tập trung xem xét: các chất nhiễm
bẩn có mặt ở vùng cửa sông, nguồn gốc phát sinh, con ñường vận chuyển và ñánh giá tải
lượng qua cửa sông ñể từ ñó có cơ sở xây dựng các phương án nhằm tối thiểu hóa các tác
ñộng môi trường, bảo vệ an toàn môi trường sinh thái trong quá trình khai thác và phát
triển vùng cửa sông [4, 5, 7, 9].
Là một trong 2 con sông lớn nhất của thành phố ðà Nẵng, sông Nam Ô, hay còn gọi
là sông Cu ðê có chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426 km2, chủ yếu bao gồm khu
dân cư, cánh ñồng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (khoảng 200 ha) thuộc quận Liên
Chiểu và 2 khu công nghiệp Hoà Khánh và Liên Chiểu [12, 15,..]. Hiện nay, hai khu công
nghiệp này với hàng trăm nhà máy ñang hoạt ñộng, trong ñó phần lớn chưa có hệ thống xử
lý nước thải, ñều thải ra của sông Nam Ô, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng ñến ñời
sống dân cư trong khu vực. Riêng khu công nghiệp Hòa Khánh, hàng ngày thải ra cỡ 5900
68
m3 nước và gần 8 tấn rác thải chưa qua xử lý. Các chỉ tiêu BOD, COD, kim loại nặng
trong nước thải của các cơ sở sản xuất ñều vượt mức cho phép /13, 14, 16, 17/. Báo cáo
tổng kết của Sở Khoa học Công nghệ và Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố ðà Nẵng
và dự án Quản lý tổng hợp vùng ven bờ ðà Nẵng cho thấy: tại khu vực hạ lưu sông Nam
Ô và vùng vịnh ðà Nẵng, các hệ thực vật, nguồn nước trên tuyến sông Nam Ô và vịnh ðà
Nẵng ñang bị ô nhiễm nghiêm trọng [15].
Nhằm cung cấp cơ sở khoa học ñể xây dựng giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền
vững vùng cửa sông Nam Ô và vịnh ðà Nẵng, bài báo này trình bày kết quả ñánh giá hiện
trạng chất lượng môi trường cửa sông Nam Ô (ðà Nẵng) từ nguồn dữ liệu thu thập ñược.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ðịa ñiểm nghiên cứu
ðịa ñiểm nghiên cứu là khu vực thuộc cửa sông Nam Ô (ðà Nẵng), với hệ thống
trạm thu mẫu ñược thể hiện trên hình 1.
2. Phương pháp thu mẫu, ño ñạc
ðể khảo sát, ñánh giá hiện trạng môi trường cửa sông Nam Ô, mẫu ñược thu theo
mùa (tháng 8.2005: mùa khô; và tháng 11.2005: mùa mưa) và theo triều. Thời gian thu
mẫu triều cao ñược chọn trong pha triều cao (sườn lên) và mẫu triều thấp ñược chọn trong
pha triều thấp (sườn xuống), mẫu trầm tích, mẫu dùng phân tích kim loại nặng,
hydrocarbon dầu mỏ (C3 – C37), thuốc BVTV trong nước (họ chlor hữu cơ) ñược thu
trong pha triều thấp. Do vùng nghiên cứu có ñộ sâu thấp (2 – 5 m) nên tại mỗi ñiểm, mẫu
ñược thu tại tầng 1mét.
3. Phương pháp phân tích mẫu
- Nhiệt ñộ, pH, ñộ mặn: ðo bằng máy ño ña yếu tố YSI.
- Oxy hòa tan: Phương pháp Winkler [3, 10].
- BOD5: Phương pháp xác ñịnh lượng oxy hòa tan tiêu hao trước và sau 5 ngày ủ
mẫu [3, 10].
- Fecal coliform: Phương pháp nuôi cấy trên môi trường M-FC agar /1, 3, 10/.
- Muối dinh dưỡng: Phương pháp so màu bằng máy quang phổ khả kiến UV –
Visible [3, 10].
- Hữu cơ trong nước: ni tơ và phốt pho hữu cơ ñược xác ñịnh bằng phương pháp
Koroleff-Vanderam [3].
69
- Vật chất lơ lửng: Phương pháp trọng lượng [10].
- Kim loại nặng: Phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS). ðối với trầm
tích, mẫu ñược chiết bỡi dung dịch HNO3 10% (ở nhiệt ñộ khoảng 1000C), sau ñó phân
tích bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS) [1, 3].
- Hydrocarbon dầu mỏ, thuốc BVTV: Phương pháp Sắc ký khí mao quản (GC 6890).
ðối với trầm tích, mẫu ñược chiết bằng phương pháp Soxlet bỡi dung môi Dichlomethane,
sau ñó phân tích bằng phương pháp Sắc ký khí mao quản (GC 6890) [1, 3, 11].
DN1: 16006’652”N, 108007’876”E DN3: 16006’954”N, 108007’317”E
DN2: 16007’036”N, 108007’876”E DN4: 16007’490”N, 108008’004”E
Hình 1: Bản ñồ ñiểm thu mẫu
Vịnh ðà Nẵng
Cửa sông Nam Ô
70
4. Phương pháp xử lý số liệu, tính toán và biểu diễn kết quả
Toàn bộ số liệu thu thập ñược kiểm tra, xử lý, tính toán trên các phần mềm thống kê
thông dụng chạy trên môi trường Windows. Thiết lập bản ñồ và thể hiện ñồ thị phân bố
trên các phần mềm MapInfo và Excel.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Chất lượng môi trường nước
1.1. Các ñặc trưng thuỷ lý
Trong thời gian khảo sát, nhiệt ñộ nước biến ñộng không lớn (bảng 1, hình 2a, 2b). Do là
vùng cửa sông (vực nước thường thoáng gió và nước ñược trao ñổi nhanh) và ñộ sâu thấp
(≤ 5,0 m) nên dao ñộng nhiệt ñộ nước không lớn.
Bảng 1: Một số ñặc trưng thủy lý
Thời kỳ Thống kê Nhiệt ñộ (°C) pH ðộ muối (‰)
Dao ñộng 29,60 - 30,60 6,76 - 8,17 1,00 - 27,90
Triều cao Trung bình (n = 8) 30,10 ± 0,41 7,49 ± 0,76 8,58 ± 12,91
Dao ñộng 30,20 - 32,00 7,14 – 8,06 1,20 - 26,20
Mùa
khô Triều thấp
Trung bình (n = 8) 30,70 ± 0,86 7,47 ± 0,41 7,47 ± 0,41
Dao ñộng 28,70 - 29,10 6,28 - 7,78 0,90 - 19,80
Triều cao
Trung bình (n = 8) 28,90 ± 0,18 6,80 ± 0,69 6,13 ± 9,13
Dao ñộng 26,10 - 27,70 6,29 - 6,76 0,30 - 2,80
Mùa
mưa
Triều thấp
Trung bình (n = 8) 27,00 ± 0,67 6,54 ± 0,20 1,78 ± 1,14
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, pH ít biến ñộng cả theo không gian lẫn thời gian
(bảng 1). Chỉ số pH trong mùa khô cao hơn trong mùa mưa nhưng không có khác biệt
ñáng kể giữa pha triều cao và pha triều thấp. Tại một số thời ñiểm trong mùa mưa, pH ở
trạm DN1 và DN2 thấp hơn giá trị quy ñịnh trong Quy chuẩn chất lượng nước (pH <
6,50) [2]. Mặc dù trên toàn cục, giá trị pH trung bình nằm trong khoảng cho phép nhưng
quan trọng là khoảng biến ñộng của nó vì sự biến ñộng lớn sẽ có ảnh hưởng ñến ñời sống
của thủy sinh vật trong hệ.
71
Hình 2a: Phân bố nhiệt ñộ nước (mùa khô)
Hình 2b: Phân bố nhiệt ñộ nước (mùa mưa)
72
Hình 3a: Phân bố ñộ muối (mùa khô)
Hình 3b: Phân bố ñộ muối (mùa mưa)
73
Khác với nhiệt ñộ và pH, ñộ muối biến ñộng khá lớn (bảng 1, hình 3a, 3b). ðặc
ñiểm này sẽ giới hạn phân bố, sinh trưởng và phát triển của nhiều ñối tượng nuôi nhưng
lại kích thích sinh vật gây bệnh phát triển (vì các vùng cửa sông thường có dinh dưỡng
cao, nhận nhiều nguồn mầm bệnh từ nước thải, mà các loại mầm bệnh thường là sinh vật
bậc thấp, thích nghi với sự thay ñổi môi trường tốt,) [8].
1.2. Oxy hòa tan (DO)
Hàm lượng DO trong nước dao ñộng tương ñối lớn và có vị trí, hàm lượng DO
xuống mức khá thấp (bảng 2, hình 4a, 4b). Các trạm gần cống thải (DN1, DN2) luôn luôn
có hàm lượng DO dưới mức cho phép (chỉ trong khoảng 1,5 - 3,0 mg/l). Trong ñiều kiện
môi trường nước nhiều chất hữu cơ mà hàm lượng DO thấp sẽ dễ trở nên yếm khí và khi
ñó có ảnh hưởng lớn ñến môi trường nước, ñến các hệ sinh thái thủy sinh, thậm chí còn
ảnh hưởng ñến môi trường không khí.
1.3. Vật chất lơ lửng (TSS)
Trong mùa khô, TSS trong nước biến ñộng không nhiều, trong khi ñó, trong mùa
mưa dao ñộng của nó tương ñối lớn. Tuy nhiên, biến ñộng của TSS ở ñây vẫn thoã mãn
Quy chuẩn Việt Nam (bảng 2).
Hình 4a: Phân bố do(mùa khô)
74
Hình 4b: Phân bố do (mùa mưa)
Bảng 2: Một số ñặc trưng sinh thái trong nước
Thời kỳ Thống kê DO (mg/l) BOD5 (mg/l) TSS (mg/l)
Dao ñộng (n = 8) 5,17 - 7,56 1,14 - 3,89 7,50 - 11,73 Triều
cao Trung bình 6,11 ± 1,08 2,65 ± 1,41 8,81 ± 1,96
Dao ñộng (n = 8) 5,30 - 7,08 1,38 - 4,55 6,30 - 9,90
Mùa
khô Triều
thấp Trung bình 6,21 ± 0,91 3,14 ± 1,62 7,65 ± 1,66
Dao ñộng (n = 8) 3,23 - 7,96 0,97 - 3,58 2,25 - 19,00 Triều
cao Trung bình 5,90 ± 2,21 2,04 ± 1,15 9,09 ± 7,80
Dao ñộng (n = 8) 1,41 - 7,50 0,77 - 9,93 7,00 - 24,80
Mùa
mưa
Triều
thấp Trung bình 4,43 ± 3,20 5,08 ± 4,77 15,83 ± 8,20
QCVN /2/ ≥ 5,00 6,00* ≤ 50,00
Ghi chú: (*) là tiêu chuẩn bảo tồn thủy sinh áp dụng cho nước mặt
75
Hình 5a: Phân boos BOD5 (mùa khô)
Hình 5b: Phân boos BOD5 (mùa mưa)
76
1.4. Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD)
Mặc dù giá trị BOD5 có biến ñộng nhưng phần lớn các giá trị ghi nhận ñược vẫn còn
thấp (BOD5 <5,0mg/l), ngoại trừ trong mùa mưa, vào thời kỳ triều thấp, ñã xuất hiện các
giá trị BOD5 khoảng 10,0mg/l (bảng 2, hình 5a, 5b. Hàm lượng BOD5 giảm nhanh theo
mặt cắt hướng từ nguồn thải ra biển (DN1 → DN2 → DN4) theo cả 2 mùa.
1.5. Muối dinh dưỡng chứa ni tơ
Bảng 3: ðặc trưng dinh dưỡng trong nước
Thời kỳ Thống kê NO2-(µN/l) NO3- (µN/l) NH3,4+(µN/l) PO43-(µgP/l)
Dao ñộng
(n = 8) 12,45 - 54,86 19,87 - 45,08 22,51 - 34,04 3,02 - 10,47 Triều
cao
Trung bình 29,25 ± 18,04 30,21 ± 11,99 28,01 ± 4,85 8,44 ± 3,62
Dao ñộng
(n = 8) 1,12 - 25,09 21,63 - 99,72 1,89 - 116,93 8,82 - 32,21
Mùa
khô
Triều
thấp
Trung bình 16,41 ± 10,55 52,56 ± 33,24 50,77 ± 48,93 15,38 ± 11,24
Dao ñộng
(n = 8) 1,23 - 2,71 28,26 - 147,63 28,05 - 33,52 7,95 - 38,89 Triều
cao
Trung bình 2,07 ± 0,74 62,30 ± 57,08 30,22 ± 2,34 24,22 ± 13,64
Dao ñộng
(n = 8) 0,81 - 3,42 11,31 - 122,61 27,17 - 37,24 3,57 - 34,90
Mùa
mưa
Triều
thấp
Trung bình 2,33 ± 1,12 68,23 ± 47,45 31,43 ± 4,87 16,71 ± 14,58
QCVN /2/ 20,00 (*) 5000,00 (*) 200,00 200,00 (*)
Ghi chú: (*) là tiêu chuẩn bảo tồn thủy sinh áp dụng cho nước mặt
Hàm lượng các muối dinh dưỡng chứa ni tơ biến ñộng mạnh theo thời gian và không
gian (bảng 3). Nhìn chung, trừ nitrít trong thời kỳ mùa khô ñã có vài giá trị tương ñối cao
(>20,00) (trạm DN1 và DN4: hình 6a, 6b)), hàm lượng dinh dưỡng vùng cửa sông Nam Ô
không cao. Ngoài tác dụng pha loãng bỡi nước sông, có thể do nguồn nước thải chủ yếu từ
2 khu công nghiệp Hòa Khánh và Liên Chiểu mang ñặc trưng của nước thải công nghiệp
[12, 13] và thời gian lưu của chúng ở vùng cửa sông không dài nên phần lớn nguồn hữu cơ
thải chưa ñược khoáng hoá.
77
Hình 6a: Phân bố NO2- (mùa khô)
Hình 6b: Phân bố NO2- (mùa mưa)
78
1.6. Muối dinh dưỡng phốt phát
Hàm lượng muối dinh dưỡng phốt phát cũng tương ñối thấp (bảng 3). Tỷ số [N]/[P]
trong muối dinh dưỡng vô cơ ([DIN]/[DIP]) trong mùa mưa dao ñộng trong khoảng 8,65 -
13,51; trong mùa khô dao ñộng trong khoảng 17,24 - 22,95; trung bình cả năm khoảng
15,59 - tương ñương tỷ lệ Redfield (16/1) [7, 8]. Như vậy, trong thời kỳ khảo sát, vực
nước nghiên cứu ở trạng thái cân bằng dinh dưỡng. ðiều này ít khi bắt gặp vì nhiều nghiên
cứu cho thấy, trong môi trường nước ngọt thường bị giới hạn phốt pho, còn trong môi
trường nước biển thì bị giới hạn ni tơ [8].
1.7. Hàm lượng hữu cơ
Bảng 4: ðặc trưng hữu cơ và F. coliform trong nước
Thời kỳ Thống kê TON (µg/l) TOP (µg/l) F. coliform (tb/ml)
Dao ñộng 563,09 - 962,21 17,47 - 82,67 12 - 880 Triều
cao Trung bình (n = 8) 828,40 ± 180,29 46,57 ± 27,25 413 ± 362
Dao ñộng 714,70 - 1107,62 30,07 - 87,34 110 - 1180
Mùa
khô
Triều
thấp Trung bình (n = 8) 887,18 ± 162,80 53,97 ± 24,02 437 ± 503
Dao ñộng 410,37 - 746,65 27,31 - 104,10 10 - 1510 Triều
cao Trung bình (n = 8) 571,48 ± 141,55 63,17 ± 37,29 575 ± 693
Dao ñộng 333,09 - 821,32 37,82 - 128,52 130 - 1790
Mùa
mưa
Triều
thấp Trung bình (n = 8) 556,00 ± 238,86 70,45 ± 40,40 722 ± 762
Hàm lượng ni tơ và phốt pho hữu cơ trong nước tương ñối lớn, ñặc biệt là hàm
lượng ni tơ trong thời kỳ mùa khô (bảng 4). Khác với muối dinh dưỡng, tỷ lệ [N]/[P] trong
thành phần hữu cơ cao hơn gần 2 lần so với tỷ lệ [N]/[P] trong thành phần muối dinh
dưỡng (tỷ lệ [N]/[P] trong chất hữu cơ dao ñộng trong khoảng 17,48 - 20,03 trong mùa
mưa; trong khoảng 36,40 - 39,39 trong mùa khô; trung bình cả năm: 28,33 µg/l)
79
Hình 7a: Phân bố F. coliform (mùa khô)
.
Hình 7b: Phân bố F. coliform (mùa mưa)
80
1.8. Mật ñộ Fecal coliform (F. coliform)
F. coliform ñược phát hiện ở tất cả các ñiểm khảo sát và có mật ñộ khá cao (bảng 4),
ñã vượt mức cho phép rất nhiều lần (Tiêu chuẩn của nhiều Quốc gia: Nước mặt < 20
tb/100ml - Nước giải trí < 200 tb/100 ml [7]; QCVN: coliform <1000 MNP/100 ml [2]).
Theo ñánh giá của nhiều chuyên gia thì, tất cả các nguồn nước nhiễm nước, rác cống thải
ñều có nguy cơ tiềm tàng về mầm bệnh từ: vi khuẩn, vi rút, sinh vật ký sinh. Sự có mặt
của F. coliform trong nước là bằng chứng ô nhiễm phân thải vì chúng chỉ bắt nguồn từ hệ
thống tiêu hóa của con người và ñộng vật máu nóng [5, 7]. ðiều này cho thấy nguy cơ cao
về ô nhiễm mầm bệnh từ phân thải nếu không có giải pháp hiệu quả xử lý nguồn nước thải
trước khi thải vào môi trường cửa sông.
1.9. Hàm lượng các yếu tố có ñộc tính cao và bền vững
Bảng 5: Hàm lượng thuốc trừ sâu và hydrocarbon dầu mỏ
Yếu tố Thời kỳ Dao ñộng Trung bình (n = 4) QCVN [2]
Mùa khô 1,600 - 1,631 1,616 ± 0,022 BHC
(ng/l) Mùa mưa 0,136 - 0,321 0,229 ± 0,131
130
Mùa khô 0,040 - 0,085 0,063 ± 0,032 Lindane
(ng/l) Mùa mưa 0,142 - 0,162 0,152 ± 0,014
380
Mùa khô KPH - 0,132 0,066 ± 0,093 Heptachlor
(ng/l) Mùa mưa 0,167 - 2,133 1,150 ± 1,390
60
Mùa khô 0,684 - 2,346 1,515 ± 1,175 Aldrin/
Dieldrin
(ng/l) Mùa mưa 1,534 - 2,496 2,015 ± 0,680
8
Mùa khô 0,075 - 0,322 0,199 ± 0,175 Endosulfan
(ng/l) Mùa mưa KPH - 0,092 0,046 ± 0,065
10
Mùa khô KPH - 0,306 0,153 ± 0,216 DDT
(ng/l) Mùa mưa KPH - 0,623 0,312 ± 0,441
4
Mùa khô 188,30 - 235,00 210,47 ± 23,44 Hydrocarbo
n dầu mỏ
(ng/l) Mùa mưa 35,00 - 357,90 148,13 ± 181,85
Không phát
hiện
81
Hình 8a: Phân bố dầu thải (mùa khô)
Hình 8b: Phân bố dầu thải (mùa mưa)
82
Dư lượng thuốc BVTV họ chlo hữu cơ xuất hiện trên tất cả các ñiểm khảo sát, với
hàm lượng trong mùa mưa cao hơn trong mùa khô (bảng 5). Hiện tượng này là do nguồn
gốc của thuốc BVTV không xuất phát từ các hoạt ñộng ngay vùng cửa sông mà từ các
hoạt ñộng nông nghiệp ở những vùng xung quanh chuyển tải ñến cửa sông trong mùa
mưa. Mặc dù hàm lượng không cao nhưng vì thuốc BVTV là những loại hợp chất có ñộc
tính cao, khó phân hủy nên sự tồn lưu và tích lũy của chúng trong môi trường có nguy cơ
lớn ñến hệ sinh thái thủy sinh và sức khỏe con người. ðặc biệt là, dù chỉ tiêu DDT ñã bị
cấm sử dụng nhiều năm nhưng cũng vẫn còn có mặt trong môi trường.
Bảng 6: Hàm lượng kim loại nặng trong nước
Yếu tố Thời kỳ Dao ñộng Trung bình (n = 4) QCVN [2]
Mùa khô 145,00 - 315,00 240,00 ± 86,75 Fe
(µg/l) Mùa mưa 220,00 - 420,00 295,00 ± 108,97
1000
Mùa khô 1,40 - 2,30 1,73 ± 0,49 Cu
(µg/l) Mùa mưa 2,10 - 4,80 3,10 ± 1,48
200
Mùa khô 2,20 - 2,30 2,23 ± 0,46 Pb
(µg/l) Mùa mưa 3,10 - 3,60 3,37 ± 0,25
20
Mùa khô 18,40 - 33,10 23,63 ± 8,21 Zn
(µg/l) Mùa mưa 24,90 - 3,16 28,73 ± 3,45
1000
Mùa khô 3,40 - 4,20 3,83 ± 0,40 As
(µg/l) Mùa mưa 2,60 - 3,50 3,03 ± 0,45
20
Ngoài thuốc BVTV, sự có mặt của hydrocarbon dầu mỏ ở tất cả các ñiểm thu mẫu,
với hàm lượng khá cao (bảng 5, hình 8a, 8b) chứng tỏ vực nước ñã bị ô nhiễm dầu thường
xuyên. ðối với một số kim loại nặng, mặc dù chỉ có sắt có hàm lượng cao nhưng tất cả các
kim loại nặng khảo sát ñều chưa vượt giới hạn cho phép (bảng 6). Tuy nhiên, cũng cần lưu
ý vấn ñề nhiễm bẩn kim loại nặng ở ñây vì sự phát triển nhanh của các hoạt ñộng công
nghiệp sẽ dẫn ñến gia tăng nhanh hàm lượng kim loại nặng trong môi trường cửa sông.
2. Chất lượng môi trường trầm tích
Mật ñộ F. coliform trong trầm tích dao ñộng trong khoảng rộng và với giá trị khá
cao (bảng 7) ñã chứng tỏ sự tồn tại thường xuyên nguồn thải hữu cơ có nguồn gốc ñộng
vật máu nóng trong môi trường. Ngoài ra, một số yếu tố có ñộc tính cao và bền vững
(thuốc BVTV, hydrocarbon dầu mỏ, kim loại nặng) cũng ñã có mặt trong trầm tích ở tất cả
83
các ñiểm khảo sát, trong cả 2 mùa (bảng 7). Như vậy, có thể nói, ñã có hiện tượng nhiễm
bẩn thường xuyên các yếu tố nói trên trong môi trường nước ở ñây.
Bảng 7: Một số ñặc trưng sinh thái trong trầm tích
Thời
kỳ
Thống kê F. coliform (tb/g) Thuốc BVTV (ng/g) Dầu thải (µg/g)
Dao ñộng 235,0 - 19433,9 0,205 - 0,818 15,30 - 335,40
Mùa
khô Trung bình
(n = 4) 5410,1 ± 9356,6 0,512 ± 0,433 133,50 ± 175,70
Dao ñộng 36,9 - 400,8 0,165 - 0,208 15,20 - 55,60
Mùa
mưa Trung bình
(n = 4) 156,6 ± 167,77 0,225 ± 0,085 33,37 ± 20,50
Bảng 8: Hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích
Kim loại Thời kỳ Dao ñộng Trung bình (n = 4)
Mùa khô 4700 - 13100 7766,7 ± 4636,1
Fe (µg/g)
Mùa mưa 500 - 1400 866,67 ± 472,58
Mùa khô 3,10 - 15,20 7,42 ± 6,75
Cu (µg/g)
Mùa mưa 1,20 - 5,30 2,83 ± 2,17
Mùa khô 2,30 - 12,40 6,04 ± 5,54
Pb (µg/g)
Mùa mưa 1,30 - 6,80 3,20 ± 3,12
Mùa khô 13,40 - 73,20 38,92 ± 30,85
Zn (µg/g)
Mùa mưa 9,10 - 17,60 13,53 ± 4,26
Mùa khô 2,20 - 3,80 3,05 ± 0,81
As (µg/g)
Mùa mưa 2,70 - 3,20 2,93 ± 0,25
IV. KẾT LUẬN
Môi trường nước vùng cửa sông Nam Ô ñã bị ô nhiễm ở những mức ñộ khác nhau
ñối với một số yếu tố môi trường. Các yếu tố: pH, DO, hữu cơ, hydrocarbon dầu mỏ và
84
F.coliform ñã vượt mức cho phép, ñặc biệt có trường hợp ñã ở mức báo ñộng cao (F.
coliform, hydrocarbon dầu mỏ). Một số yếu tố có ñộc tính cao và bền vững khác như:
thuốc BVTV và kim loại nặng cũng ñều hiện diện trong môi trường nước.
Fecal coliform, thuốc BVTV, hydrocarbon dầu mỏ, kim loại nặng cũng ñã tồn tại
trong trầm tích vùng cửa sông Nam Ô. Do ñặc tính: dễ bùng phát nhanh (vi sinh gây
bệnh), tính bền vững và ñộ ñộc cao (một số kim loại nặng, thuốc BVTV, dầu thải,), có
khả năng tích lũy sinh học thông qua dây chuyền thức ăn (kim loại nặng, thuốc BVTV),
nên khi chúng tồn tại ở hàm lượng cao là những yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng ñến môi
trường sinh thái, sức khỏe và cuộc sống cư dân trong vùng.
ðà Nẵng nói chung và các khu công nghiệp Liên Chiểu, Hoà Khánh nói riêng ñang
và sẽ còn ñược tiếp tục phát triển nên chắc chắn lượng chất thải sẽ ngày càng gia tăng khi
mà quy mô phát triển các hoạt ñộng kinh tế - xã hội ngày càng mở rộng, mật ñộ dân cư
ngày càng cao. Do vậy, cần phải có chiến lược hợp lý, lâu dài trong quy hoạch phát triển
ñô thị, khu công nghiệp, có giải pháp quản lý các hoạt ñộng kinh tế-xã hội phù hợp, khai
thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nguồn lợi, bảo vệ an toàn môi trường sinh thái
vùng ven bờ, ñảm bảo phát triển bền vững.
Lời cảm ơn: Công trình này ñược thực hiện từ nguồn kinh phí tài trợ của Dự án Bộ
Y tế do PGS.TS. Phùng Thị Thanh Tú làm chủ nhiệm. Tác giả chân thành cám ơn chủ
nhiệm dự án, Lãnh ñạo Viện Pasteur Nha Trang, Lãnh ñạo Viện Hải dương học ñã tạo
ñiều kiện thuận lợi về vật chất, ñộng viên tinh thần trong quá trình triển khai nghiên cứu;
cám ơn ñồng nghiệp Viện Hải dương học ñã tham gia khảo sát và cung cấp dữ liệu ñể
hoàn thành bài báo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. APHA, 1995. Standard methods for the examination of water and wastewater.
American Public Health Association. Washington, DC.20005.
2. Bộ Tài nguyên và môi trường, 2009. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường. Hà Nội, 2009. 114tr.
3. K. Grashoff, K. Kremling, M. Ehrhardt, 1999. Methods of Seawater Analysis.
WILEY - VCH Publisher, 600 pages.
4. Phạm Văn Ninh, 1998. Ô nhiễm biển do sông tải ra. Trong cuốn: “Môi trường biển
Việt Nam” (từ trang 99 - 112), Hà Nội, 1998. 236 tr.
85
5. P. Chigbu, S. Gordon, T.R. Strange, 2005. Fecal coliform bacteria disappearance
rates in a north-central Gulf of Mexico estuary. Estuarine, Coastal and Shelf Science
65, pp: 309 - 318.
6. Power, M., Attrill, M.J., Thomas, R.M., 1999. Trends in agricultural pesticide
(atrazine, lindane, simazine) concentrations in the Thames Estuary. Environmental
Pollution. Vol. 104, 31 - 39.
7. R. K. Jain; L. V. Urban; G. S. Stacey and H. E. Balbach, 1993. Environmental
Assessment. McGra-Hill, Inc, 524pp.
8. Soren Laurentius Nielsen, Gary T. Banta and Morten Foldager Pedersen, 2004.
Estuarine Nutrient Cycling:The Nutrient Primary Producers. Kluwer Academic
Publishers, 303pp.
9. Steen, R., van der Vaart, J., Hiep, M., Van Hattum, B., Cofino, W.P.,
Brinkman, U.A.T., 2001. Gross fluxes and estuarine behaviour of pesticides in the
Scheldt Estuary (1995-1997). Environmental Pollution. Vol. 115, 65-79.
10. Timothy R. Parsons, Yoshiaki Maita and Carol M. Lalli, 1984. A Manual of
Chemical and Biologycal Methods for Seawater Analysis. Pergamon Press, 173 pp.
11. United Nations Environment Programme, 1992. Determination of petroleum
hydrocarbons in sediments. In: Reference Methods For Marine Pollution Studies No
20. UNEP.
12.
13.
14.
15.
16.
thong-thu-gom-xu-ly-chat-thai-ran/2905058.epi.
17.
thai/1226366.epi
86
ENVIRONMENTAL STATUS IN NAM O ESTUARY (DA NANG)
NGUYEN HUU HUAN
Summary: This paper presents an environmental status in Nam O estuary (Da Nang
city) based on observed data in 2005 from the project of Ministry of Health leaded by
Ass.prof. Dr. Phung Thi Thanh Tu. The results showed that, parameters of pH, DO, petroleum
hydrocarbons and F.coliform in water were out of the range of Vietnamese quality criteria for
aquaculture and conservation of aquatic living resources in coastal waters, especially F.
coliform and petroleum hydrocarbons. Others with high toxicity and stability as pesticides
and heavy metals were presented in the water. Moreover, F. coliform, pesticides, petroleum
hydrocarbons and heavy metals have also existed in the sediment of Nam O estuary. Agents
above are caused from agricultural, industrial, maritime and human activities. It needs to
build long-term and reasonable strategies for the projects of urban and industrial
developments, exploitation and utility of natural resources of the water in order to protect
effectively the environment of coastal zone and ensure stable development.
Ngày nhận bài: 01 - 8 - 2009
Người nhận xét: ThS. Lê Thị Vinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 935_6153_1_pb_8025_2079543.pdf