Hiện trạng phát triển ngành thể dục thể thao

Lực lượng vận động viên phân bổ không đồng đều giữa các môn thể thao mà tập trung cao là môn bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, điền kinh, bơi lội. Đặc biệt ở TP từ năm 1981 có một số môn phát triển tương đối mạnh là: cờ vua, Taekwondo, Judo, bóng ném, xe đạp; ngược lại có môn bóng rổ giảm chậm qua các năm do sân bãi, dụng cụ tập luyện hạn chế. Để chuẩn bị lực lượng vận động viên, ngành đã triển khai xây dựng hệ thống trường năng khiếu thể thao và xây dựng trường nghiệp vụ của Sở chăm lo nuôi dưỡng và huấn luyện vận động viên trẻ các môn thể thao trọng điểm của TP. Hệ thống năng khiếu thể thao TP gồm 4 tuyến: - Tuyến năng khiếu nghiệp dư ban đầu và tuyến năng khiếu trọng điểm do các phòng thể dục thể thao quận, huyện và các ngành, đoàn thể phụ trách. - Tuyến năng khiếu dự bị tập trung do Sở Thể dục Thể thao và một số quận, huyện có điều kiện phụ trách.

doc48 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng phát triển ngành thể dục thể thao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nhu cầu ở và môi trường tại khu vực này. + Xây dựng làng trồng hoa và cây kiểng tại phường 11 để khai thác cảnh quan truyền thống của quận. 9.2.3. Cấp nước: Trước mắt tận dụng hệ thống giếng khoan. Từ thời kỳ 2000 - 2010, xây dựng hệ thống đường ống tiếp nhận nước từ nhà máy nước sông Sài Gòn theo quốc lộ 22 và hương lộ 14. 9.2.4. Cấp điện: Tăng công suất nguồn trạm Hỏa Xa và Hóc Môn từ 2 x 40 MVA lên 2 x 63 MVA. 9.2.5. Thoát nước: Hướng thoát nước chính ra rạch Bến Cát và cống Vàm Thuật. Xây dựng trạm xử lý nước thải với công suất 3 x 10.000 m3/ngày. Lấp hệ thống cống hộp từ miệng xả Phan Văn Trị - Nguyễn Oanh ra rạch Bến Cát. 9.3. Các chương trình ưu tiên đợt đầu: Cụm văn hóa - thể dục thể thao - du lịch ven sông Bến Cát: 50 - 60 ha. Trung tâm hành chính văn hóa của quận: 20 - 30 ha. Làng hoa và trung tâm giống cây kiểng phường 11: 25 - 30 ha Khu CN tập trung: 100 ha. Khu CN ven sân bay: 19 ha. Khu thương mại Ngã 5: 7 - 10 ha. Khu trung tâm thương mại Hạnh Thông Tây: 7 - 10 ha. Khu trung tâm thương mại chợ An Nhơn: 7 - 10 ha. Khu trung tâm văn hóa, TM - DV Xóm Mới: 10 - 15 ha. Quy hoạch và xây dựng hệ thống giao thông toàn quận. Hoàn thiện hệ thống thoát nước bẩn. Xây dựng các khu dân cư mới: Ấp Doi, An Lộc, phường 5, 17, 13, 15. Chuyển đổi đất quân sự sang dân dụng. Chỉnh trang đô thị phường 1, 3, 4, 5, 7 và khu Xóm Mới. 10. Quận Tân Bình: Là quận ven nội thành, có tiềm năng lớn về phát triển CN, TTCN, TM - DV và du lịch trong đó CN - TTCN và xây dựng nhà ở là thế mạnh hàng đầu của quận. 10.1. Bố cục quy hoạch tổng mặt bằng: Khu vực CN và kho tàng: tổng diện tích là 450 ha, gồm 4 cụm chính: - Cụm CN nhẹ ở đường Hoàng Hoa Thám, qui mô 10 ha. - Cụm tập trung ở phường 19 và 20, qui mô 100 ha. - Cụm tam giác bao bọc bởi đường Âu Cơ, hương lộ 14 và hương lộ 2, qui mô 50 ha. - Một số lớn cơ sở TTCN và thủ công không gây ô nhiễm nằm rải rác ở các phường với diện tích 60 ha. - Kho tàng các loại với tổng diện tích 50 ha. 10.2. Khu vực dân cư: bố cục thành 6 cụm: - Cụm 1: phường 1, 2, 3, 4 và 5 với qui mô 183,5 ha. Trung tâm TM - DV là chợ Phan Văn Trị. - Cụm 2: phường 6, 7, 8, 9, 10, 11 với qui mô 322,25 ha. Trung TM - DV là chợ Tân Bình và dọc trục đường Lý Thường Kiệt. - Cụm 3: phường 12, 13 với qui mô 121,25 ha. Trung tâm TM - DV là chợ Hoàng Hoa Thám và chợ Bàu Cát. - Cụm 4: phường 19, 20 với qui mô 400 ha. Trung tâm TM - DV là chợ Mới phường 20. - Cụm 5: phường 14, 16, 17, 18 với qui mô 864 ha. - Cụm 6: phường 15 với qui mô 527 ha. Trung tâm TM - DV là chợ Tân Trụ. 10.3. Trung tâm quận: - Trung tâm hành chính: ngã ba đường Hoàng Văn Thụ và Hoàng Việt. - Trung tâm dịch vụ du lịch: khu vực đường Hoàng Việt. - Trung tâm dịch vụ thương mại: khu vực chợ Tân Bình kéo dài theo trục đường Lý Thường Kiệt và Hoàng Văn Thụ. - Trung tâm văn hóa và giải trí: công viên Hoàng Văn Thụ, khu công viên văn hóa thể thao phường 4, khu công viên cây xanh Tân Thắng phường 16. 10.4. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật: 10.4.1. Giao thông: + Mở rộng hai trục lộ chính: - Trục song hành với đường Cách Mạng Tháng 8. - Đoạn nối đường Hoàng Văn Thụ với hương lộ 2. Lộ giới của các tuyến đường này là 60 m. + Mở rộng trục liên phường 17, 18, 15, 16, lộ giới 30 m. + Nâng cấp nút giao thông Bà Quẹo, Âu Cơ - Lạc Long Quân, Lăng Cha Cả... + Cải tạo mở rộng hệ thống đường liên phường. + Nâng chỉ tiêu diện tích đường lên gấp đôi (từ 4 m2/người lên 8 m2/người). 10.4.2. Công viên cây xanh và môi trường: - Hoàn thiện khu công viên cây xanh và cây xanh cách ly ở khu vực phễu an toàn sân bay. - Hoàn thiện khu công viên văn hóa - thể dục thể thao phường 4, khu công viên Bàu Cát và trồng cây xanh dọc đường. - Giải tỏa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. - Xử lý nước thải CN và bảo vệ nguồn nước ngầm. 10.4.3. Cấp nước: Tăng công suất nhà máy nước ngầm ở phường 15 từ 20.000 m3/ngày đêm lên 50.000 m3/ngày đêm. 10.4.4. Cấp điện: Tăng công suất trạm Bà Quẹo. Bổ sung từ trạm 110/15 KV Trường Đua. 10.4.5. Thoát nước - san nền: - Cao độ nền: 2 m. - Cải tạo dòng kênh Tham Lương, Nhiêu Lộc, Hiệp Tân, Nước Đen, Tân Hóa, Bàu Cát. 10.5. Các chương trình xây dựng ưu tiên đợt đầu: - Cải tạo nâng cấp: + Khu dân cư dọc kênh Nhiêu Lộc phường 3, 4, 5 với qui mô 9 ha. + Khu dân cư phường 10, 11, 19: khoảng 30 ha. + Khu lưu niệm cụ Phan Chu Trinh: 0,23 ha. + Tôn tạo chùa Phổ Quang: 0,2 ha. Khu mộ cụ Nguyễn Quý Anh: 0,05 ha. + Phục hồi khu địa đạo Phú Thọ Hòa: 20 ha. - Xây dựng mới: + Khu công viên văn hóa - thể dục thể thao quận tại phường 4 (5 ha). + Khu đài phát tin phường 6 (4 ha). + Khu bến xe Phú Mỹ Hưng (0,7 ha). + Khu dân cư phường 14, 16, 17 (25 ha). + Khu nhà vườn phường 15 (50 - 100 ha). + Khu thương nghiệp 79 Lý Thường Kiệt. + Khu CN - TTCN phường 15, 16 (200 ha). - Giải tỏa mở rộng khu dân cư và công trình công cộng: + Nhà tạm dọc 2 bên bờ kênh Nhiêu Lộc: 771 căn. + Mũi tàu - Lý Thường Kiệt - Lạc Long Quân: 32 căn. + Mũi tàu Lê Văn Sỹ - Nguyễn Minh Chiêu - Bùi Thị Xuân. + XN kho vận Lê Văn Sỹ. + Kho lương thực đường Hoàng Việt. + Khu nghĩa trang Địa Tạng phường 19 (0,9 ha). + Khu nghĩa địa phường 4 (0,2 ha), phường 7 (0,3 ha). + Kho 227 Lý Thường Kiệt, bãi xe du lịch TP (0,8 ha), trạm PB 84 của Quân khu 7 (0,2 ha). + Khu cây Da Sà 37 hộ. + Nhà chiếu phim tư liệu phường 2 (0,4 ha). + Nhà khách Campuchia đường Hoàng Việt 300 m2. + Nhà tập thể Bộ Nông nghiệp. - Giải tỏa và di chuyển các xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường: + Nhà máy giấy Viễn Đông, Mai Lan. + Nhà máy bột giặt Tico. + Xí nghiệp Chấn Á, luyện thép phường 19. + Nhà máy hóa chất Tân Bình. + Các cơ sở sản xuất phèn. - Cải tạo và nâng cấp giao thông: + Trục Tân Kỳ - Tân Quý dài 2.700 m, lộ giới 30 m. + Độc Lập - Tân Hương dài 2.500 m, lộ giới 20 m. + Hương lộ 13 dài 2.965 m, lộ giới 30 m. + Nối dài đường Thăng Long vào ga hàng hóa. + Nối tuyến Phổ Quang - khu CN - khách sạn Tân Sơn Nhất. + Nối tuyến vành đai phía Tây Tân Sơn Nhất. - Cấp điện: đổi toàn bộ hệ điện áp từ 110 V lên 220 V. Nâng công suất tải điện cho các khu dân cư lên 249 MVA. Hoàn thiện hệ dẫn điện tới khu CN phường 15, 19, 20 và khu vực Bàu Cát. - Cấp nước: xử lý nước ở các giếng CN tại phường 9 và phường 14 để đưa vào sử dụng. Tăng cường giếng nước theo chương trình UNICEF. - Thoát nước: giải tỏa, chỉnh trang kênh Nhiêu Lộc, Bàu Cát, Tân Hóa. Xây dựng trạm xử lý đầu kênh Tham Lương. Đặt hệ thống cống hộp thoát nước thay cho kênh Đen. Nâng cấp cải tạo các tuyến thoát nước hiện có. Đặc biết phải xây dựng hệ thống cống thoát nước bẩn ở các khu vực xây dựng mới trước khi xây dựng công trình. 11. Quận Bình Thạnh: Là quận ven nội thành có nhiều tiềm năng cho phát triển các khu ở, dịch vụ du lịch, thương mại, CN - TTCN, đô thị hóa trong hướng phát triển chung của TP và trong bố cục kết nối 2 bờ Đông - Tây sông Sài Gòn với khu vực Bà Chiểu là trung tâm Gia Định cũ có tính truyền thống. 11.1. Bố cục quy hoạch mặt bằng: 11.1.1. Công nghiệp: - Xây dựng khu CN tập trung Bình Hòa 150 ha. - Sắp xếp các xí nghiệp nhỏ truyền thống thành cụm tập trung không gây ô nhiễm cho phép nằm xen trong khu dân cư. - Chuyển các xí nghiệp gây ô nhiễm ra ngoài hoặc vào các khu CN tập trung cho phép. - Phát triển TTCN phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. 11.1.2. Khu dân cư: có 6 khu: - Khu 1: phường 1, 2, 3, 14, diện tích 141 ha. - Khu 2: phường 5, 6, 11, diện tích 179 ha. - Khu 3: phường 15, 24, diện tích 112 ha. - Khu 4: phường 17, 19, 21, 22, diện tích 315 ha. - Khu 5: phường 25, diện tích 118 ha. - Khu 6: phường 27, 28, diện tích 639 ha (là khu CN Bình Hòa và khu ở). Các khu dân cư hiện hữu phải được cải tạo nâng cấp. Khu vực phát triển xây dựng mới gồm các khu dân cư tập trung tại các phường 25, 26, 22, 13, 17, 12 và phường 3. 11.1.3. Khu trung tâm: là khu vực Bà Chiểu, trung tâm Gia Định cũ, với: - Trung tâm hành chính: chuyển đến trường Trương Công Định. - Trục TM - DV: dọc Bạch Đằng và Phan Đăng Lưu. - Trục văn hóa - xã hội: dọc Đinh Tiên Hoàng đến khu Lăng Ông. - Trục kinh tế thương mại, đối ngoại: dọc trục Điện Biên Phủ. 11.1.4. Công viên cây xanh và môi trường: - Xây dựng trung tâm du lịch và phục vụ du lịch Thanh Đa - Bình Quới (500 ha). - Xây dựng khu công viên sinh hoạt văn hóa thanh thiếu niên phường 12 (30 ha). - Hoàn thiện khu công viên Văn Thánh. - Xây dựng các điểm du lịch dọc sông Sài Gòn. - Trồng cây xanh đường phố. 11.1.5. Giao thông: - Mở rộng các tuyến giao thông cấp 1: Điện Biên Phủ (120 m và 40 m), Xô Viết Nghệ Tĩnh (40 m), quốc lộ 1A kéo dài (50 m). - Xây dựng mới tuyến Lê Thánh Tôn kéo dài (50 m). - Giải quyết nút giao thông ngã 5 Đài Liệt Sĩ. - Mở đường đi Gò Vấp (phường 13). - Xây dựng một số tuyến theo hướng Bắc - Nam: Phan Chu Trinh, Đinh Bộ Lĩnh (35 m). - Xây dựng tuyến theo hướng Đông - Tây: đường Chu Văn An (20 m), Bùi Đình Túy (20 m), Ngô Tất Tố (25 m), Nguyễn Đình Chiểu nối dài (25 m). - Chấn chỉnh bến xe: miền Đông và Văn Thánh. - Cải tạo Tân Cảng thành cảng hành chính. 11.2. Các chương trình ưu tiên xây dựng đợt đầu: - Nút giao thông: ngã 5 Đài Liệt Sĩ. - Mở tuyến Phan Chu Trinh, lộ giới 35 m. - Mở tuyến Lê Thánh Tôn, lộ giới 50 m. - Xây dựng khu trung tâm kinh tế - thương mại (tại UBND cũ) 5,3 ha. - Xây dựng khu CN Bình Hòa 150 ha. - Xây dựng các khu dân cư: + Khu dân cư phường 22: 24 ha - 1.200 hộ. + Khu đường Đinh Bộ Lĩnh: 5 ha - 350 hộ. + Khu dân cư phường 25: 14 ha - 900 hộ. + Khu dân cư của Bình Hòa: 41 ha - 1.130 hộ. + Khu dân cư đường Phan Chu Trinh: 25 ha - 1.000 hộ. + Giải quyết nhà ổ chuột, lụp xụp trên và ven kênh rạch. - Cải tạo và xây dựng các công trình công cộng: + Cải tạo khu thương nghiệp, dịch vụ chợ Bà Chiểu. + Cải tạo khu chợ Cây Quéo. - Xây dựng thêm trường trung học cơ sở và thương nghiệp cho các phường 3, 22, 13, 25. - Xây dựng khu công viên văn hóa thanh thiếu niên 30 ha (phường 12). 12. Quận Phú Nhuận: Là 1 quận mang chức năng dân dụng. Cơ cấu kinh tế: dịch vụ - du lịch, phát triển CN - TTCN kỹ thuật cao mang tính truyền thống không gây ô nhiễm môi sinh, môi trường. 12.1. Bố cục quy hoạch tổng mặt bằng: 12.1.1. Công nghiệp: - Chủ trương không phát triển, qui mô giảm dần. Các xí nghiệp gây ô nhiễm ở phường 9 phải thay đổi chức năng hoặc di dời đến các khu CN tập trung khác theo quy hoạch tổng mặt bằng của TP. - Đẩy mạnh phát triển các loại hình sản xuất có công nghệ kỹ thuật cao, phục vụ cho xuất khẩu. - Diện tích: 20 ha tập trung thành 1 cụm ở phường 9. 12.1.2. Dân cư: 5 khu vực, bao gồm: - Khu vực 1: phường 9 (100 ha). - Khu vực 2: phường 3, 4, 5 (69 ha). - Khu vực 3: phường 1, 2, 7 (97 ha). - Khu vực 4: phường 8, 15, 17 (67 ha). - Khu vực 5: phường 10, 11, 12, 13, 14 (101 ha). Trước mắt cần đầu tư hình thành các khu ở mới tại các phường 2, 5, 7, 9, 17. Chuyển dần một phần diện tích đất quân sự sang mục đích làm nhà ở (10 - 15 ha). Giải tỏa nhà trên và ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và các kênh khác. Hạn chế xây dựng nhà ở dạng căn phố, phát triển nhà chung cư cao tầng hoặc biệt thự. 12.1.3. Trung tâm quận: - Trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, du lịch tại đường Nguyễn Văn Trỗi. - Trung tâm TM - DV: dọc trục Phan Đình Phùng - Nguyễn Kiệm. - Trung tâm dịch vụ du lịch - giao dịch ngân hàng: dọc tuyến Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu. 12.2. Bố cục phát triển hạ tầng kỹ thuật: 12.2.1. Giao thông: các trục giao thông chính cấp TP: - Trục đường Nguyễn Văn Trỗi. - Trục đường Phan Đình Phùng. - Trục đường Lê Văn Sỹ. - Trục đường Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu. - Tuyến xe lửa vẫn còn hoạt động đến năm 2005. Tạo khoảng cách an toàn theo đúng lộ giới quy định. - Công bố lộ giới các tuyến chính và hẻm quan trọng. - Cải tạo các nút: ngã tư Phú Nhuận - Trần Huy Liệu - Nguyễn Văn Trỗi. 12.2.2. Công viên cây xanh và môi trường: Hình thành khu công viên rạch Mẫu - khu vực sân Golf, khoảng xanh dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa dân tộc. 12.2.3. Cấp nước: bổ sung mạng cấp 2, cấp 3. 12.2.4. Cấp điện: thay thế các máy biến áp 15/0,4 KV bằng loại công suất lớn. Cải tạo các đường 15 KV lên AC-240. Cải tạo và nâng cấp mạng hạ áp. 12.2.5. San nền, thoát nước: - Cao độ nền: +2,00 m. - Cải tạo hệ thống cống chính và nhánh theo quy hoạch. 12.3. Các chương trình ưu tiên xây dựng đợt đầu: - Tiếp tục triển khai mạnh chương trình giải tỏa nhà trên và ven kênh rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè. - Xây dựng khu ở mới các phường 2, 5, 7, 9, 17. Chuyển dần đất quân sự sang xây dựng khu ở. - Cải tạo 3 trục giao thông cấp TP: Nguyễn Văn Trỗi (40 m), Phan Đình Phùng - Nguyễn Kiệm (30 m), Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu (30 m). - Cải tạo và xây dựng mới các khu trung tâm: UBND quận. Trung tâm văn hóa thể dục thể thao, công viên rạch Miễu và khu sân Golf. - Hình thành tuyến giao thông tạo khoảng cách an toàn dọc theo đường ray xe lửa. II. CÁC HUYỆN HIỆN HỮU 1. Củ Chi: ở địa đầu phía Tây - Bắc TP, có tiềm năng phát triển nông - lâm nghiệp và dịch vụ du lịch, là vành đai phòng thủ xung yếu của TP. - Về nông nghiệp: nhờ hệ thống thủy lợi phát triển sẽ hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn, tạo ra các sản phẩm hàng hóa phục vụ cho CN chế biến và xuất khẩu. Chăn nuôi sẽ là ngành sản xuất chính. - Về lâm nghiệp: tập trung phục hồi trồng rừng mới tại các khu di tích Bến Đình, Bến Dược, Hố Bò. Phủ xanh các vùng đất hoang hóa, đồi trọc tạo cảnh quan phục vụ du lịch và bảo hộ môi trường. - Về công nghiệp: tập trung đầu tư cho CN chế biến, vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ NN, TTCN truyền thống địa phương và chuẩn bị mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận các khu CN tập trung qui mô lớn của TP và TW. + Gồm có 6 cụm sau: * Cụm Đồng Dù: 150 - 200 ha. . CN chế biến lương thực - thực phẩm. . Vật liệu xây dựng. . Cưa xẻ gỗ. . CN nhẹ dệt may. * Cụm CN cầu An Hạ (xã Tân Phú Trung): 500 ha. . CN chế biến. . CN may mặc, hóa chất. . TTCN. * Cụm CN phục vụ chăn nuôi, chế biến gia súc: 200 ha. (tại An Phú: 50 ha - Phạm Văn Cội: 150 ha). * Cụm CN Tân Quy: 300 ha. . Cơ khí. . Chế biến lương thực - thực phẩm, đường mía, xay xát. . CN may, dệt. . Trại phục vụ chăn nuôi. * Cụm CN Rạch Sơn: 150 ha. . Vật liệu xây dựng. . Chế biến. * Các cơ sở CN - TTCN nhỏ rải rác: 50 ha. . Phước Thạnh: chế biến thực phẩm. . An Nhơn Tây, Thái Mỹ, Tân Thông Hội: vật liệu xây dựng. . Thị trấn: cơ khí nông nghiệp, chế biến, may mặc và khuyến khích phát triển mạnh ngành nghề thủ công truyền thống như: làm sơn mài, mành trúc, đan lát, bánh tráng xuất khẩu... - Trung tâm huyện: là thị trấn huyện lỵ, ngoài chức năng trung tâm hành chánh, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, thương nghiệp - dịch vụ và sản xuất của huyện còn được xác định là một đô thị phụ cận, vệ tinh cho nội thành có qui mô dân số là 100.000 người. Diện tích 1.000 ha, hướng phát triển chính về phía Tân Thông Hội, Đồng Dù và khu Ba Lăng. 2. Hóc Môn Hóc Môn là huyện tiếp giáp với nội thành về phía Tây Bắc. Hướng phát triển và cơ cấu kinh tế xã hội được xác định là công, nông nghiệp - dịch vụ - thương mại và là một trong những địa bàn ngoại thành đang và sẽ đô thị hóa với tốc độ nhanh, điều tiết giãn dân đô thị từ khu vực nội thành; là nơi hình thành các khu CN tập trung, đầu mối hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện, nước. Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử Cách mạng nổi tiếng như: chiến khu An Phú Đông - Thạnh Lộc, ngã 3 Giồng, 18 thôn vườn trầu - Bà Điểm... có thể kết hợp với cảnh quan thiên nhiên để giáo dục truyền thống và phục vụ cho du lịch nghỉ ngơi của nhân dân và khách quốc tế. Huyện còn là vùng rau thực phẩm quan trọng, vành đai xanh của TP. Dự kiến quy hoạch "làng hoa" ổn định lâu dài gần khu vực trại giống cây ăn quả Đồng Tiến. - Cụm CN gồm 8 cụm sau : * Cụm CN Tân Thới Hiệp: 400 ha. + CN chế biến lương thực - thực phẩm. + CN cơ khí sửa chữa. + CN hóa, dệt. + CN chế biến gỗ. + CN vật liệu xây dựng. * Cụm CN cầu Bình Phước (An Phú Đông): 40 ha. + CN chế biến thực phẩm. + CN cưa xẻ gỗ. * Cụm CN tỉnh lộ Trung Mỹ Tây: 120 ha. + CN lắp ráp điện tử. + Dệt, may, mặc. + Chế biến hàng xuất khẩu. * Cụm CN xã Bà Điểm: 100 ha. + Kho tàng dự trữ. + CN cơ khí sửa chữa. + May mặc xuất khẩu. * Cụm CN Tham Lương - Tân Thới Nhất: 120 ha. + CN chế biến thức ăn gia súc. + Đan lát song mây, gỗ mỹ nghệ. * Cụm CN Đông Hưng Thuận: 70 ha. + CN nhẹ may mặc, nhựa gia dụng. * Cụm CN Tân Hiệp: 140 ha. + CN chế biến đường xay xát. + CN cơ khí. * Các cụm nhỏ: 190 ha. + Tân Xuân: may mặc. + Thị trấn huyện lỵ: chế biến lương thực - thực phẩm, cơ khí. + Xuân Thới Thượng, Đông Thạnh: vật liệu xây dựng. + Hệ thống trạm trại phục vụ NN. - Hệ thống trung tâm và các khu dịch vụ công cộng. - Trung tâm huyện là thị trấn huyện lỵ hiện nay. Trung tâm có chức năng: hành chánh, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế và thương nghiệp của vùng và huyện. Dân số dự tính 50.000 người. Diện tích 220 ha. Hình thức kiến trúc: tôn tạo khu phố cũ, phát triển các khu đô thị mới với mật độ xây dựng thông thoáng. - Khu dịch vụ: + Khu dịch vụ tổng hợp ngã tư An Sương: diện tích 60 ha bao gồm các chợ đầu mối, bến xe hàng hóa, trung tâm giao dịch TM - DV cho khu vực nhất là Đông Nam Bộ, Tây Ninh và Campuchia. + Khu trường đào tạo chuyên nghiệp, Viện nghiên cứu, diện tích 80 ha. + Khu hội chợ Quang Trung sẽ chuyển thành khu CN. Dự kiến phần đất phía Nam các huyện khoảng gần 5.000 ha sẽ hình thành 1 quận mới. Phần đất còn lại khoảng 11.200 ha là huyện Hóc Môn mới. 3. Bình Chánh - Bình Chánh là một trong các hướng phát triển nội thành TP.HCM về phía Tây, phục vụ cho việc giãn dân và các cơ sở sản xuất CN, TTCN từ nội thành ra. - Cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện là: NN - CN - TTCN và thương nghiệp - dịch vụ. Đến năm 2010, NN vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của huyện trên cơ sở đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - CN - TTCN nhằm vào các ngành: chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí NN và CN hàng tiêu dùng. - Thương nghiệp - dịch vụ hướng vào phục vụ sản xuất đời sống nhân dân, phục vụ địa bàn đầu cầu nối với các tỉnh miền Tây. - Các cụm CN - TTCN: + Khu CN Bình Điền: 150 ha, chế biến lương thực - thực phẩm. + Khu CN Cầu Xáng: 150 ha, chế biến lương thực - thực phẩm, đồ hộp, nước trái cây, CN nhẹ. + Khu CN Vĩnh Lộc - Bình Hưng Hòa: 150 ha, CN cơ khí. + Khu CN Bình Hưng Hòa - Bình Trị Đông: CN nhẹ. + Khu CN Tân Tạo (mở rộng): 500 ha. + Khu CN và kho tàng dọc đường Hùng Vương kéo dài, 100 ha. - Trung tâm là huyện lỵ Bình Chánh, được xác định tại khu vực phía Tây Nam cầu Bình Điền thuộc xã Tân Túc. Diện tích 300 ha. Dân số khoảng 30.000 người. - Tiểu vùng sản xuất: + Tiểu vùng 1: 4 xã phía Bắc là Vĩnh Lộc A, B, Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông. Trung tâm tại ngã năm Vĩnh Lộc. + Tiểu vùng 2: 3 xã Phạm Văn Hai - Lê Minh Xuân - Bình Lợi, trung tâm tại Cầu Xáng. + Tiểu vùng 3: gồm 10 xã, thị trấn trung tâm huyện. Trung tâm tại Tân Túc (kết hợp với huyện lỵ). + Tiểu vùng 4: gồm 3 xã: Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước. Trung tâm tại ngã 3 Phong Đước, xã Phong Phú. Dự kiến phần đất phía Đông của huyện, tiếp giáp với quận 6, quận 11, khoảng 3.000 ha sẽ hình thành 1 quận mới. Phần đất phía Nam của huyện tiếp giáp với quận 8 và huyện Nhà Bè, khoảng 2.100 ha sẽ hình thành đô thị Nam Sài Gòn (tính thêm một phần đất của huyện Nhà Bè, diện tích của đô thị mới này khoảng 2.600 ha). 4. Nhà Bè: huyện ở phía Đông - Nam TP. Huyện có sức hấp dẫn cao về khả năng đô thị hóa, xây dựng nhiều cơ sở CN nặng, khu chế xuất, bến cảng, kho cảng với qui mô lớn. Cơ cấu kinh tế: CN - cảng - DV - du lịch, khuyến khích kinh tế vườn, chăn nuôi. Bố trí các cụm CN - TTCN cảng và kho bãi: - Khu chế xuất Tân Thuận Đông (300 ha). - Khu Phú Mỹ (400 ha). - Khu tổng kho xăng dầu Nhà Bè (150 ha). - Khu cảng và trung tâm thủy sản (80 ha). - Khu CN cảng sông, kho bãi Cây Khô (50 ha). - Khu CN tập trung Hiệp Phước (2.000 ha). Bố trí các khu dân cư : - Khu dân cư lớn Bắc Nhà Bè, dự kiến sẽ hình thành 1 quận mới tại đây, diện tích khoảng 3.500 - 3.600 ha. - Khu dân cư và trung tâm huyện lỵ. - Khu dân cư Phú Xuân - Nhơn Đức. - Khu dân cư Hiệp Phước. - Khu dân cư ngã 3 Nhơn Đức. - Trung tâm huyện lỵ. - Trung tâm khu đô thị phát triển Nam TP. Dự kiến sẽ hình thành một quận mới trên khu vực đô thị hóa của huyện Nhà Bè. 5. Thủ Đức: khu vực đô thị hóa chủ yếu của TP. Cơ cấu kinh tế: CN - TTCN - DV - TM - du lịch. Trung tâm văn hóa - thể dục thể thao - đào tạo và dịch vụ du lịch. Đầu mối sắt - bộ - thủy và điện nước. Bố trí các cụm CN tập trung: - Khu CN Cát Lái (800 ha). - Khu CN Linh Trung - Linh Xuân (400 ha). - Khu CN Phước Long - Tăng Nhơn Phú (100 ha). - Khu CN Long Bình (50 ha). - Khu CN dọc trục đường quốc lộ 13 (50 ha). - Khu CN Tam Bình (50 ha). - Khu CN kỹ thuật cao (800 ha). - Một số cụm CN nhỏ (50 ha). Bố trí các cụm dân cư lớn: - Khu dân cư An Phú - An Khánh (800 ha). - Khu dân cư Bình Trưng - Phú Hữu (450 ha). - Khu Phú Hữu - Long Trường (1.000 ha). - Khu dân cư khu CN kỹ thuật cao (500 ha). - Khu dân cư Phước Long - Tăng Nhơn Phú (850 ha). - Khu dân cư Linh Đông - Phước Long (550 ha). - 2 khu dân cư nông thôn: xã Hiệp Bình Chánh và Bưng 6 xã (550 ha). Bố trí các trung tâm đô thị: - Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm của TP (930 ha). - Khu Đại học Quốc gia TP.HCM: 800 ha (Sông Bé: 600 ha, Thủ Đức: 200 ha). - Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc (450 ha). - Khu Lâm viên (1.200 ha). - Khu trung tâm thị trấn Thủ Đức (30 ha). Dự tính huyện Thủ Đức tách ra làm 3 phần để hình thành 3 quận mới: quận mới thứ nhất có diện tích khoảng 5.100 - 5.200 ha, quận mới thứ hai: 4.500 - 4.600 ha, quận mới thứ ba: 11.000 - 12.000 ha. 6. Cần Giờ : là huyện tiền tiêu, cửa ngõ phía Đông Nam TP mở ra biển Đông. Cơ cấu kinh tế: cảng biển và CN đánh bắt, nuôi và chế biến thủy hải sản, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ môi trường, du lịch sinh thái, an dưỡng và giáo dục truyền thống. Bố trí khu vực sản xuất: - Khu CN cảng biển và dịch vụ cảng Cần Giờ (1.200 ha). - Khu CN bắc Cần Giờ (400 ha). Trong đó: dọc sông Soài Rạp (300 ha). dọc sông Lòng Tàu (100 ha). - Khu cảng cá Cần Thạnh (sau này dời về sông Đồng Dinh). - Rừng phòng hộ môi trường: 25.000 ha. - Diện tích sản xuất NN: 3.000 ha. Bố trí các khu dân cư: - Khu dân cư phục vụ cảng biển (4.000 - 5.000 ha). - Khu dân cư Bình Khánh (500 - 1.000 ha). - Khu dân cư An Nghĩa (150 - 300 ha). - Các cụm dân cư nông thôn (400 - 500 ha Định hướng quy hoạch trên địa bàn quận, huyện trong quy hoạch tổng thể của Thành phố (Phần I) I. CÁC QUẬN HIỆN HỮU 1. Quận 1 1.1. Các chức năng chủ yếu: - Trung tâm hành chính, chính trị, ngoại giao của TW và TP. - Trung tâm tài chính - ngân hàng - TM - DV giao dịch trong nước và quốc tế. - Trung tâm văn hóa giải trí của TP. - Khu cư trú. Dự tính khu vực trung tâm có diện tích 384,2 ha bao gồm các phường Bến Nghé, Bến Thành và Nguyễn Thái Bình. 1.1.1. Trung tâm hành chính ngoại giao tập trung ở khu vực từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Điện Biên Phủ. Trong đó trục xương sống chính là đại lộ Lê Duẩn. 1.1.2. Trung tâm thương mại - dịch vụ - du lịch - giao dịch quốc tế: tập trung ở khu vực từ đường Lê Thánh Tôn đến sông Sài Gòn, Bến Chương Dương, đường Nguyễn Thị Nghĩa. Các trục chính là đại lộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Tôn Đức Thắng, Hàm Nghi, Đồng Khởi. 1.1.3 Trung tâm văn hóa giải trí của TP: có các công trình lớn như nhà hát TP, các rạp hát và rạp chiếu bóng lớn, câu lạc bộ Lao động, nhà văn hóa Thanh niên, các trung tâm thể dục thể thao, Thảo Cầm Viên, sân Tao Đàn, công viên Lê Văn Tám, đang triển khai dự án công viên 23/9... 1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật: 1.2.1. Cải tạo nâng cấp mở rộng lộ giới theo đúng chức năng các trục đường chính. Cụ thể là: đường Đồng Khởi (lộ giới 20 m) Tôn Đức Thắng (50 m), đại lộ Nguyễn Huệ (62 m), đại lộ Hàm Nghi (56 m), đường Trần Hưng Đạo (40 m), đại lộ Lê Lợi (56 m), đường Nguyễn Cư Trinh (40 m). 1.2.2. Xây dựng mới: + Đường Lê Thánh Tôn nối dài (từ Tôn Đức Thắng - rạch Thị Nghè) (400 m). + Đường Bùi Thị Xuân nối dài đến đường Trần Đình Xu (400 m). + Đường Nguyễn Cư Trinh (từ Nguyễn Trãi - Nguyễn Văn Cừ) (390 m). + Đường Cô Giang (từ Hồ Hảo Hớn - Nguyễn Văn Cừ) (975 m). + Đường Trần Quang Khải (từ hẻm 68 Trần Quang Khải - rạch Thị Nghè) (350 m). + Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (từ Điện Biên Phủ - cầu Đinh Tiên Hoàng) (450 m). + Đường Nguyễn Đình Chiểu kéo dài (325 m). + Đường Trần Đình Xu (từ Ngã 6 - Nguyễn Trãi) (700 m). + Đường Nguyễn Khắc Nhu - Đỗ Quang Đẩu (1.050 m). + Đường Nguyễn Thượng Hiền (phường Phạm Ngũ Lão) (400 m). + Các đường nội bộ khác trong khu nhà ở (975 m). + Cầu: nâng cấp cải tạo 6 cầu hiện có. Khôi phục cải tạo cầu Mống, cầu Ông Lãnh. Xây dựng mới 5 cầu: cầu Lê Thánh Tôn nối dài qua Thị Nghè, cầu Hàm Nghi qua khu trung tâm mới Thủ Thiêm, cầu Đinh Tiên Hoàng qua Thủ Thiêm, cầu Nguyễn Đình Chiểu qua Bình Thạnh, cầu Trần Nhật Duật qua phường 2 - Phú Nhuận. + Đường Đông - Tây xuyên TP: xây dựng đường cao tốc dọc Bến Chương Dương (kênh Bến Nghé) đi quận 5, quận 6, Bình Chánh (đoạn qua địa bàn quận 1 dài 2.800 m). 1.2.3. Về cây xanh - môi trường: + Cải tạo nâng cấp các công viên lớn hiện có như: Thảo Cầm Viên, công viên Lê Văn Tám, công viên Văn hóa TP, từng bước thực hiện dự án công viên 23/9. + Giải tỏa các nhà trên và ven kênh rạch Thị Nghè - Bến Nghé, hình thành các dãy cây xanh liên hoàn và các công viên nhỏ ven bờ kênh. + Giải tỏa các khu nhà ổ chuột như: Mã Lạng, Đồng Tiến, giảm mật độ xây dựng bằng giải pháp nâng tầng, phần diện tích còn lại sẽ xây dựng các điểm cây xanh trong khu ở. Dự kiến đến năm 2010 bình quân đất công viên cây xanh đạt 2,78 m2/người (hiện nay là 1,88 m2/người) 1.2.4. Về cấp điện: + Xây dựng trạm biến áp 110/15 KV 2x40 MVA Bến Thành và phường Nguyễn Cư Trinh. + Cải tạo trạm biến áp trung gian 15/6,6 KV hiện có thành các trung tâm phân phối của lưới điện 15 KV. + Thay thế dần các trạm biến áp 6,6/0,2 - 0,4 KV, 15/0,2 KV hiện có thành các trạm 15/0,4 KV thay thế trạm treo và nâng công suất để bảo đảm phụ tải phát triển. + Xây dựng các tuyến cáp ngầm 15 KV cung cấp từ trạm 110/15 KV Bến Thành đến các trạm trung tâm phân phối Hai Bà Trưng, Chợ Quán. + Cải tạo mạng lưới hạ áp và đèn đường hiện có, xây dựng thêm mạng lưới hạ thế kèm đèn đường. 1.2.5. Về cấp nước: + Các khu xây dựng mới cần đặt thêm hệ ống nhánh. + Về san nền thoát nước: Khi mưa lớn gặp triều cường, một số khu vực bị ngập như khu vực Lê Lợi, Lê Lai, Phạm Ngũ Lão, Pasteur, Cống Quỳnh, Trần Hưng Đạo. Cần tôn nền, cải tạo 1 số cống chính: Cống Quỳnh, Hàm Nghi, Trần Đình Xu, Lê Lai, khoanh vùng bơm cục bộ khi có mưa lớn. 1.2.6. Về hệ thống thoát nước bẩn: rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé bị ô nhiễm nặng cần cải tạo lại thành dòng kênh xanh. Áp dụng các biện pháp quản lý, tăng cường bảo quản kỹ thuật. 1.2.7. Về các công trình kiến trúc: Giải tỏa khu nhà ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, khu Mả Lạng, Đồng Tiến. Cần xây dựng mới các chung cư ở các khu sau: + Khu Xóm Chùa (3,35 ha). + Khu Mã Lạng, Đồng Tiến (4,10 ha). + Khu Đề Thám - Bùi Viện (4,70 ha). + Khu Nguyễn Cảnh Chân (1,7 ha). + Khu 1 bis Nguyễn Đình Chiểu. + Khu 38 Trầân Khánh Dư (1 ha). + Khu 55 Trần Nhật Duật. Chú ý, khi giải tỏa các khu nhà ổ chuột, lụp xụp thì tái bố trí dân cư ngay trên địa bàn này khoảng 50%, còn 50% có kế hoạch di dời ra các quận mới dự kiến hình thành trong khu vực nội thành phát triển. 1.2.8. Về các công trình công cộng: - Cải tạo: 1) Các chợ Đa Kao, chợ Cầu Kho, chợ Cầu Muối, chợ Tân Định. 2) Trung tâm Y tế quận 1 (388 Hai Bà Trưng) 50 giường. 3) Nhà Văn hóa quận 1 (6 Mạc Đỉnh Chi) 1.000 chỗ. 4) Câu lạc bộ thể dục thể thao Tao Đàn. 5) Trục đường Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng, Hàm Nghi, Đồng Khởi. - Cải tạo một số trường học, mẫu giáo, nhà trẻ. - Xây dựng mới: . Chợ Nancy. . Câu lạc bộ thể dục thể thao Quận 1. 2. Quận 3: là quận cư trú. Cùng với quận 1, quận 3 là địa bàn trung tâm của TP về mặt chính trị, hành chánh, văn hóa, ngoại giao và giao dịch quốc tế. Cơ cấu kinh tế: dịch vụ tổng hợp, thương nghiệp, CN nhẹ và TTCN không ô nhiễm. 2.1. Bố cục quy hoạch tổng thể mặt bằng: 2.1.1. Công nghiệp: cụm lại tại phường 14 giáp ranh với quận Phú Nhuận qui mô dự kiến 12 ha. Các xí nghiệp, viện bào chế, chế biến lương thực rải rác trong quận không gây ô nhiễm, chấp thuận để tiếp tục sản xuất nhưng không phát triển qui mô lớn. 2.1.2. Quận có 4 khu dân cư: + Khu vực 1 (phường 1, 2, 3, 4, 5) diện tích 98,4 ha với trục trung tâm là đường Nguyễn Đình Chiểu. + Khu vực 2 (phường 6, 7) diện tích 129,2 ha là khu vực kết nối với quận 1, có các cơ quan hành chánh của TW, TP. Trung tâm hành chánh quận cũng bố trí tại đây. Trục thương mại là đường Võ Văn Tần. + Khu vực 3 (phường 8, 14) diện tích 138,2 ha trục thương mại là đường Hai Bà Trưng và Lê Văn Sỹ. + Khu vực 4 (phường 9, 10, 11, 12, 13) diện tích 111,80 ha có ga Hòa Hưng là đầu mối giao thông đường sắt của TP và 2 trục thương mại là đường Cách Mạng Tháng 8 và Lê Văn Sỹ. Khu vực này có công viên văn hóa giải trí trải dài theo kênh Nhiêu Lộc khi chỉnh trang. Các khu ở dày đặc như khu Bàn Cờ, từng bước cải tạo nâng tầng, tạo thưa thoáng, tăng chỉ tiêu công trình tiện ích. 2.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật: 2.2.1. Về giao thông: Mở đường Bà Huyện Thanh Quan nối dài song hành với đường Cách Mạng Tháng 8, xây dựng cầu vượt qua khu vực ga và rạch Nhiêu Lộc. Xây dựng ga Hòa Hưng hiện đại. 2.2.2. Về cây xanh môi trường: Rạch Nhiêu Lộc được chỉnh trang, xây dựng các chung cư cao tầng xen lẫn trên phạm vi giải tỏa. Cải thiện điều kiện ở với việc xây dựng đồng bộ các kết cấu hạ tầng, có mặt nước và cây xanh công viên. 2.2.3. Về cấp nước: đặt thêm 1 số tuyến ống làm thành nhiều mạch vòng khép kín, tăng cường 1 số ống nhánh để thay ống cũ và đặt thêm ống mới tăng cường lưu lượng cấp. 2.2.4. Về cấp điện: + Cải tạo và chuyển đổi lưới điện áp từ 110 V lên 220 V cho toàn quận. + Chỉnh trang lưới điện cho các khu dân cư dọc rạch Nhiêu Lộc. + Thay thế dần lưới 6,6 KV bằng lưới 15 KV. 2.2.5. Về san nền thoát nước: + San nền: cao độ nền xây dựng của quận 3 không được thấp hơn +2,00 m. + Thoát nước: từng bước tách nước bẩn ra khỏi hệ thống thoát đưa tới nhà máy xử lý nước thải. Khôi phục mặt cắt kênh Nhiêu Lộc, tiết diện kênh dự kiến là: B = 40 - 60 m; H = 3 - 3,4 m 2.2.6. Các công trình ưu tiên: + Kênh Nhiêu Lộc: giải tỏa, nạo vét, xây bờ kè, có đường bao phòng hộ và trồng cây ven đường. Phía đối diện ga Hòa Hưng xây dựng công viên có nội dung công trình sinh hoạt công cộng, thể thao. Quy hoạch xây dựng các khu ở để đáp ứng yêu cầu nhà ở các căn hộ nhân dân trong quận, đặc biệt đối với số căn hộ bị giải tỏa trên kênh rạch. + Xây dựng bổ sung hệ thống cống thoát nước khu vực Nguyễn Thiện Thuật - Cao Thắng. + Làm mới một số đường. + Xây dựng nhà ga Hòa Hưng hiện đại. + Về nhà ở: quận phối hợp với các đơn vị TW và TP đóng trên địa bàn quận để quản lý và chuyển đổi chức năng nhà cửa, nhất là khu biệt thự, các công sở và công trình công cộng. 3. Quận 4: Là quận nội thành sát ngang trung tâm TP. Quận 4 có tiềm năng và thế mạnh về dịch vụ cảng, sản xuất, cung ứng cho tàu biển và giao thông thủy làm đà cho phát triển CN - TTCN và TM - DV đối nội cũng như đối ngoại. 3.1. Bố cục mặt bằng: 3.1.1. Công nghiệp: diện tích đất dành cho CN là 42,28 ha. Quận có 2 cụm CN chính: Cụm 1: trên địa bàn phường 16 và phường 18 gồm các xí nghiệp TW và TP là: xí nghiệp thủy tinh Khánh Hội, nhà máy sợi Khánh Hội, xí nghiệp que hàn Khánh Hội. Cụm 2: trên địa bàn phường 1, gồm xí nghiệp dệt đay Sài Gòn, xí nghiệp dược phẩm VINASPECIA và khu CN tập trung rộng 8,8 ha có thể xây dựng các xí nghiệp thuộc ngành cơ khí, may mặc, hàng da và lắp ráp điện tử. Đây là khu CN tập trung duy nhất của quận. Về cơ khí: chuyển các cơ sở lẻ, xây dựng thành xí nghiệp lớn với hướng: + Sửa chữa phương tiện vận tải thủy bộ. + Chế tạo sửa chữa cơ khí. + Sản xuất hàng tiêu dùng. Về may mặc: chuyển xí nghiệp từ khu dịch vụ vào khu CN tập trung trảû lại chức năng thương nghiệp của chợ trung tâm. 3.1.2. Dân cư có 3 khu vực chính: + Khu 1 gồm các phường 9, 12 và 1 phần phường 13 với diện tích 48,49 ha là khu mang chức năng trung tâm quận như: - Khu trung tâm hành chánh, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch cảng. - Khu di tích lịch sử TP. - Khu nhà ở cao tầng. + Khu 2 gồm các phường 2, 3, 4, 5, 6 với diện tích 114,395 ha mang chức năng khu ở cùng các công trình công cộng phục vụ khu ở như: - Trung tâm văn hóa thể dục thể thao vui chơi giải trí (20 ha) khu công viên hồ Khánh Hội. - Khu CN - kho tàng của quận, TP, TW có nhóm nhà ở phục vụ cho CN. - Cù lao phường 1 được xử lý làm khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh. + Khu 3 gồm các phường 13, 14, 15, 16, 18 với diện tích 114,8719 ha mang chức năng khu ở trong quận và các công trình CN - TTCN, cây xanh bóng mát. Tại đây phải triệt để giải tỏa nhà ổ chuột trên và ven kênh rạch. Khu công trình công cộng: + Trung tâm hành chính quận đặt ở đường Đoàn Như Hài. + Trung tâm dịch vụ cảng, thương mại dọc theo trục dường Nguyễn Tất Thành. + Trung tâm văn hóa giải trí đặt tại khu công viên hồ Khánh Hội. 3.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật: 3.2.1. Về giao thông: + Xây dựng đường Khánh Hội dài 1.050 m lộ giới 20 m. + Mở đường Nguyễn Tất Thành, Tôn Đản, Tôn Thất Thuyết, Bến Vân Đồn, Đoàn Văn Bơ. + Mở tuyến mới từ Nguyễn Thái Học xuyên qua quận 4 từ Bắc Nhà Bè. + Mở đường Lê Văn Linh nối dài tới Khánh Hội. + Mở rộng đường Hoàng Diệu nối dài đến đường Nguyễn Khoái. + Làm mới cầu Nguyễn Khoái qua quận 1. + Nâng cấp cầu Khánh Hội. + Nâng cấp cầu Tân Thuận và xây dựng cầu Tân Thuận 2. + Sửa chữa cầu Calmette. + Xây dựng cầu Ông Lãnh + Phục hồi cầu Mống. + Làm mới cầu An Hội qua quận 1. + Làm mới cầu Tôn Đản qua Nhà Bè. 3.2.2. Về công viên cây xanh và môi trường: + Củng cố nâng cấp khu lưu niệm Bến Nhà Rồng và khu Đài Liệt Sĩ quận. + Xây dựng công viên hồ Khánh Hội với qui mô 15 - 18 ha. + Giải tỏa nhà trên kênh Tẻ và rạch Bến Nghé để xây dựng thảm cỏ, vườn hoa dọc theo kênh. + Cải tạo hệ thống thoát nước rạch Cầu Chông, cống hợp kết hợp với đường giao thông và xây dựng lại thành khu ở mới khang trang. 3.2.3. Về cấp nước: - Đặt thêm tuyến nhánh. - Cải tạo thủy đài bê tông. 3.2.4. Về cấp điện: - Cải tạo tiết diện dây dẫn tuyến 15 KV, xây dựng mới 58 MVA, đường dây 15 KV, xây dựng mới dài 15 km. - Cáp ngầm 15 KV, xây dựng mới tuyến nối từ trạm phân phối Vĩnh Hội đến trạm phân phối Nhà Rồng (M - 240), tuyến Chánh Hưng - Vĩnh Hội (2xM - 240) và các tuyến trục chính trong khu ở, dài 12 km. 3.2.5. Thoát nước: - Giải tỏa triệt để khu nhà ổ chuột trên kênh rạch, nạo vét và mở rộng lòng kênh rạch. - Xây dựng mới đường cống thoát nước trên trục đường từ cầu Ông Lãnh đến đường Bắc Nhà Bè với đường kính ống f 2.800 dài 600 m và hệ thống cấp thoát trong khu nhà ở với đường kính f 300 - f 600. - Giải quyết nước thải bẩn trước khi ra kênh rạch bằng cách: . Nhà ở của dân và công trình công cộng phải có nhà vệ sinh và hầm tự hoại. . Các bệnh viện, khu CN phải có công trình xử lý cục bộ. . Làm kè đá ven các rạch. 3.2.6. San nền: cao độ xây dựng của quận là +1,8 m. Đối với các khu xây dựng mới sẽ tổ chức san đắp nền. Khu vực hồ Khánh Hội sẽ xây dựng hồ Điều Hòa có diện tích mặt thoáng 5 ha. 4. Quận 5: Là trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng cấp TP. Các chức năng chủ yếu gồm: + Trung tâm TM - DV. + Sản xuất CN và TTCN. + Trung tâm văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo. 4.1. Bố cục quy hoạch tổng mặt bằng: 4.1.1. Công nghiệp: trên địa bàn quận 5 chỉ duy trì và xây dựng các dạng xí nghiệp công nghệ tiên tiến chiếm ít mặt bằng và không ô nhiễm. Kiên quyết di dời hoặc chuyển sang ngành sản xuất khác, các cơ sở CN gây ô nhiễm môi trường. 4.1.2. Dân cư: Phương hướng cải tạo điều kiện ở chú trọng đạt các mục tiêu: - Giảm mật độ xây dựng, tăng khoảng xanh công cộng bằng biện pháp giải tỏa các khu vực nhà ở lụp xụp thấp tầng. - Trọng tâm công tác nhà ở là xây dựng mới các khu chung cư và các công trình tiện ích trên khu vực giải tỏa. Hạn chế xây dựng nhà liên kế. * Cải tạo theo hướng phân bố thành 4 khu vực ở: Khu vực 1: phường 1, 2, 3, 4: diện tích 122,3 ha. Khu vực 2: phường 5, 6, 7, 8, 9: diện tích 135,1 ha. Khu vực 3: phường 10, 11 và phần thuộc phường 12 về phía Đông Thuận Kiều: diện tích 80,1 ha. Khu vực 4: phường 13, 14, 15 và 1 phần phường 12 về phía Tây đường Thuận Kiều: diện tích 76,5 ha. * Trung tâm quận: Trung tâm hành chánh: cải tạo và xây dựng mới trung tâm hành chính quận thuộc phường 8, quận 5 (đường An Dương Vương, đối diện với công viên Văn Lang) tập trung các cơ quan quản lý của quận. Các cơ sở cũ chuyển sang chức năng khác. Trung tâm thương mại dịch vụ: gồm 2 cụm chính. Trung tâm hiện hữu 15 ha - giáp ranh các phường 10, 11, 13, 14 cải tạo theo hướng nâng cấp công trình phục vụ công cộng, sắp xếp các chợ đầu mối (đặc biệt là các chợ Tân Thành, chợ Bến xe, chợ gạo Trần Chánh Chiếu) quy cụm thành 2 - 3 khu vực chuyên doanh. Bố trí công trình qui mô lớn tại khu tứ giác Thuận Kiều, Phạm Hữu Chí, Dương Tử Giang, Hùng Vương, khu trụ sở Thanh niên xung phong, khu mặt bằng công ty Phương Đông (xà bông Việt Nam cũ). Trung tâm mới: tập trung quanh trục Nguyễn Tri Phương, An Dương Vương với các công trình An Đông (I và II), khu trung tâm văn hóa quận 5. Bố trí các công trình tầm cỡ quốc tế tại các vị trí: - Khu quân đội quận 5: xây mới khu nhà ở cao tầng. - Cải tạo khu bệnh viện 30/4 thành khu nhà ở cao cấp và văn phòng giao dịch. - Xây mới công trình TM - DV trên mặt bằng trường Lý Phong hiện hữu. - Sắp xếp tập trung các trường Trần Khai Nguyên, Lý Phong về khu phổ thông lao động, xây dựng tại các vị trí cũ các công trình dịch vụ du lịch 4.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật: 4.2.1. Giao thông: - Nâng cấp 19 đường trục chính (23.635 m), 12 đường khu vực (13.600 m), 47 đường nội bộ (17.673 m) và 46.385 m đường hẻm. - Cải tạo mở rộng các đường trục lớn: + Bến Hàm Tử: dài 2.920 m, lộ giới 40 m. + Đường Trần Văn Kiểu: dài 3.690 m, lộ giới 40 m. + Đường Bạch Vân: dài 400 m, lộ giới 40 m. + Đường Thuận Kiều: dài 330 m, lộ giới 36 m. - Làm mới các đoạn nối dài các đường Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong đầu cầu chữ Y, Bùi Hữu Nghĩa, Trần Tuấn Khải, Tản Đà, Mạc Thiên Tích, Phan Văn Trị. - Cải tạo nút giao thông: Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Tri Phương - Hàm Tử. 4.2.2. Công viên cây xanh và môi trường: + Xây dựng công viên dọc khu giải tỏa kênh Bến Nghé - Tàu Hủ, kênh Hồng Bàng (phường 13). + Khôi phục tuyến cây xanh trên trục Hải Thượng Lãn Ông (phường 10 và phường 12). + Xây dựng công viên thiếu nhi của quận (2,5 ha) tại vị trí bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. + Hoàn chỉnh khu câu lạc bộ thể thao Lam Sơn. + Xây dựng khu trung tâm văn hóa quận 5 (4,5 ha). Đến năm 2010 hoàn thành việc di chuyển các đơn vị gây ô nhiễm ra khỏi quận. 4.2.3. Cấp nước: lắp đặt bổ sung theo quy hoạch để đảm bảo đủ nước. 4.2.4. Cấp điện: Xây dựng nâng cấp mạng cáp ngầm trung thế và hạ áp, kết hợp cải tạo các trạm đạt dung lượng: Trạm 110/15 KV Hùng Vương 40 MVA. Trạm 15/04 104.600 KVA. Nâng cấp mạng lưới hạ áp đèn đường. 4.2.5. Thoát nước - san nền: Thoát nước sinh hoạt: đặt hệ thống cống ngầm tại kênh Hồng Bàng (liên quan quận 5 và quận 6). Xây dựng hệ thống cống thoát nước sinh hoạt có xử lý bảo đảm không thải trực tiếp ra kênh. 4.3. Các công trình ưu tiên xây dựng đợt đầu: 4.3.1. Giải tỏa nhà trên kênh Tàu Hủ, mở rộng đường Hàm Tử. 4.3.2. Xây dựng công trình công cộng: + Khu thể dục thể thao Lam Sơn. + Khu văn phòng giao dịch khách sạn Thuận Kiều. + Khu trung tâm giao dịch quốc tế An Đông II. + Khu trung tâm thương mại (trụ sở Thanh niên xung phong). + Khu nhà ở cao cấp (Quận đội quận 5). + Khu dịch vụ An Đông (số 96 và 100 Hùng Vương). + Khu văn phòng nhà ở cao cấp (2 Lý Thường Kiệt). + Dời bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và trung tâm điều trị tâm thần Chợ Quán. + Khu An Dương Vương (gần Đại học Y Dược). 4.3.3. Công nghiệp: - Chống ô nhiễm nhà máy điện Chợ Quán. - Hoàn thành công việc di dời công ty Phương Đông (xà bông Việt Nam cũ) và xí nghiệp cao su Đại Thành. 4.3.4. Xây dựng khu nhà ở phường 1, 2, 7, 9 và 13. 4.3.5. Cải tạo mở rộng thông tuyến một số đường và nút giao thông. 5. Quận 6: Quận cửa ngõ ở phía Tây nội thành TP. Cơ cấu kinh tế: sản xuất TM - DV - CN - xuất nhập khẩu. Ưu tiên CN chế biếân thực phẩm, gia công may mặc xuất khẩu, cơ khí lắp ráp điện tử, dịch vụ kho bãi, vận tải thủy, đóng tàu thủy nhỏ. 5.1. Bố cục quy hoạch tổng mặt bằng: 5.1.1. Khu vực công nghiệp tập trung: - Khu Bình Phú 115 ha gồm các ngành sản xuất CN - TTCN không gây ô nhiễm. Chỉ tiêu 3,8 m2/người, chiếm 16,5% diện tích quận. - Các xí nghiệp CN như cụm các xí nghiệp rượu, mì, chế biến Bình Tây vẫn có thể tồn tại, khống chế mở rộng qui mô, triệt để xử lý các chất thải gây ô nhiễm. - Một số các xí nghiệp nằm rải rác gây ô nhiễm như Pinaco, xí nghiệp đúc gang, nhôm, hiện nằm trong khu dân cư, kiên quyết chuyển ra ngoại thành vào khu vực tập trung theo qui định chung. - Cảng, kho, bến: tập trung bến Trần Văn Kiểu (kênh Tàu Hủ). Đây là vị trí tiện lợi cặp theo tuyến vận tải quan trọng xuyên Đông - Tây của TP. 5.1.2. Dân cư: khu vực dân cư hình thành 4 khu vực. Khu vực 1: phường 2, 6, 5, 9. Diện tích 111,45 ha. Có các công trình trung tâm TM - DV như chợ Bình Tây, các tuyến đường Hậu Giang, Hùng Vương. Khu vực 2: phường 1, 3, 7, 8, 4. Diện tích 141,41 ha. Có các công trình trung tâm hành chánh, văn hóa nằm dọc trục Phạm Đình Hổ, Cao Văn Lầu. Khu vực 3: gồm các phường 12, 13, 14. Diện tích 202,44 ha. Có các công trình thương nghiệp, giáo dục, sản xuất CN và văn hóa giải trí. Trong khu vực có trường phổ thông trung học Mạc Đỉnh Chi, chợ Phú Lâm, công viên Phú Lâm và 1 số nhà máy xí nghiệp đóng trên địa bàn. Khu vực 4: gồm các phường 10, 11. Diện tích 241,22 ha. Đây là khu vực mới phát triển của quận có khu CN Bình Phú 70 ha. Đây cũng là nơi để quận giảm dân trong trung tâm ra, có công viên hồ Bình Tiên và các công trình giải trí văn hóa - thể dục thể thao của quận. Đối với các khu ở hiện hữu chen chúc xuống cấp, cần tập trung cải tạo, chỉnh trang kết hợp xây dựng mới. Trước mắt thực hiện từng bước điều chỉnh chỗ ở các khu nhà lụp xụp vi phạm lộ giới (dọc kênh Bãi Sậy, phường 8 và dọc bến Trần Văn Kiểu). 5.1.3. Trung tâm đô thị: - Trung tâm hành chánh ở khu vực 2. - Trung tâm TM - DV ở khu vực 1 kéo dài dọc theo 2 trục chính là Hậu Giang và Hùng Vương. - Trung tâm văn hóa giải trí cấp quận được tập trung ở 2 khu công viên Phú Lâm và công viên Bình Tiên. 5.2. Bố cục phát triển hạ tầng kỹ thuật: 5.2.1. Giao thông: ba trục chính Hậu Giang, Hùng Vương, Trần Văn Kiểu theo hướng Đông - Tây, mở rộng lộ giới 40 m. Các cụm chính cấp quận, liên phường: Minh Phụng, An Dương Vương, Nguyễn Văn Luông, Bình Phú, Phạm Văn Chí, Chợ Lớn mở rộng lộ giới từ 25 - 30 m. 5.2.2. Công viên cây xanh và môi trường: - Nâng cấp, xây dựng cải tạo công viên Phú Lâm (7 ha). - Xây dựng mới công viên hồ Bình Tiên (15 ha). - Xây dựng công viên trên kênh Bãi Sậy (3 ha), công viên phường 8 (1 ha). - Nạo vét mở rộng kênh Tàu Hủ, Lò Gốm và xây dựng tuyến đường, hệ thống cây xanh chạy dọc ven kênh. 5.2.3. Cấp nước: Đến năm 2005, quận 6 có 3 nguồn nước được tăng cường: - Nguồn nước mặt sông Đồng Nai. - Nguồn nước ngầm: nhà máy nước ngầm (phường 15, quận Tân Bình). - Nguồn nước mặt từ nhà máy nước sông Sài Gòn. Đồng thời thay mới các tuyến ống cũ đã mục. Tăng cường mạng lưới phân phối cấp 2, cấp 3. 5.2.4. Cấp điện: - Cải tạo đường dây 66 KV tuyến Chợ Lớn - Phú Định. - Xây dựng mới tuyến 110 KV Phú Lâm - Chợ Lớn. - Trang bị hệ thống đèn đường lắp đặt đồng bộ với lưới hạ áp. 5.2.5. Thoát nước san nền: Diện tích cần san lắp 106,7 ha. Chiều cao + 1,1 m. + Thoát nước mưa: nạo vét rạch Lò Gốm, kênh Tàu Hủ. Lắp đặt và hoàn chỉnh hệ thống cống thoát nước cho các khu vực chưa có cống. Dự kiến sẽ đặt các đường cống f 800 - f 2.000. + Thoát nước bẩn: giải tỏa toàn bộ nhà ổ chuột, nhà vệ sinh trên kênh rạch. Khơi thông miệng xả thoát ra rạch. Nạo vét và cải tạo rạch Lò Gốm và rạch Bến Nghé. Yêu cầu các nhà máy, xí nghiệp phải có khu xử lý cục bộ. Nhà ở và các công trình công cộng phải có bể tự hoại. 5.3. Các chương trình ưu tiên xây dựng: 5.3.1. Công trình kiến trúc: + Cải tạo nâng cấp: phòng khám đa khoa (200 giường), khu chợ, trung tâm thương mại Bình Tây (2 ha), kênh Lò Gốm, kênh Bãi Sậy, rạch Ông Buông (30 ha), chợ mới An Dương Vương (0,5 ha), khu trung tâm văn hóa quận (2 ha). + Xây dựng mới: khu trung tâm công cộng phường 10 (10 ha), khu công viên văn hóa - thể dục thể thao - du lịch Bình Tiên (15 ha), khu dân cư CN Bình Phú (150 ha), khu dân cư Phú Lâm (10 ha). 5.3.2. Công trình kỹ thuật: + Xây dựng vòng xoay và các tuyến xung quanh nút Phú Lâm. + Xây dựng cầu nối đường Phạm Văn Chí - Lý Chiêu Hoàng. + Xây dựng cầu Bình Phú. + Xây dựng và mở rộng các đường trục. + Cải tạo mạng 15 KV, xây dựng mới tuyến 110 KV Phú Lâm - Chợ Lớn. + Cải tạo nâng cấp các trạm 3 pha và thay thế các trạm 1 pha + Cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước, đặt thêm tuyến f 300 - f 600 - f 800 đón nguồn nước bổ sung. + Giải tỏa, nạo vét rạch Lò Gốm - kênh Tàu Hủ. + Hoàn chỉnh hệ thống cống thoát nước bẩn cho các khu vực chưa có. 6. Quận 8: Là quận cửa ngõ phía Nam nội thành TP, đặc biệt có lợi thế về giao lưu đường sông. CN - TTCN quận 8 tập trung các loại chế biến nông sản thực phẩm may mặc, dịch vụ đường sông, cảng, bến, kho tàng. Khu vực dọc tuyến đường Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh sẽ đô thị hóa nhanh, địa bàn quận 8 sẽ là nơi tiếp nhận số dân từ các quận trung tâm tới. 6.1. Bố cục mặt bằng: 6.1.2. Công nghiệp: có 3 khu CN tập trung là: + Khu Bình Đăng tại phường 6 và khu CN Phú Sơn phường 7 cho CN chế biến nông sản thực phẩm cao cấp xuất khẩu. Tổng diện tích 150 ha. + Khu CN gắn với cảng Phú Định, dự kiến với công suất 1 triệu tấn hàng hóa/năm tại phường 16 (gần Bình Chánh) sẽ thay thế cho cảng Bình Đông. 6.1.2. Dân cư: dân cư được bố cục thành 4 khu vực: - Khu vực cũ - cải tạo có 2 khu: Khu 1: gồm các phường 8, 9, 10, 11, 12, 13. Mật độ xây dựng 42%. Tầng cao trung bình 2,2 tầng. Khu 2: gồm các phường 1, 2, 3, 4, 5. Mật độ xây dựng 38%. Tầng cao trung bình 2 tầng. - Khu vực phát triển mới có 2 khu: Khu 3: gồm các phường 14, 15, 16. Mật độ xây dựng 30%. Tầng cao trung bình 1,1 tầng. Khu 4: gồm các phường 6, 7. Mật độ xây dựng 35%. Tầng cao trung bình 1,2 tầng. Các khu dân cư dọc kênh Tàu Hủ và kênh Đôi sẽ được điều chỉnh sắp xếp lại. Dọc kênh dành đất bố trí công viên cây xanh. 6.1.3. Trung tâm quận ở 2 khu vực: - Trung tâm Bình Chánh và văn hóa - thể dục thể thao, du lịch nằm tại phường 4 và 5 dọc đường Phạm Thế Hiển và Chánh Hưng. - Trung tâm TM - DV nằm tại phường 9 gồm chợ Xóm Củi và khu thương mại cầu Chà Và. 6.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật: 6.2.1. Giao thông: mở thêm đường trục của quận từ bến Lên Hàng phường 1 tới đường Ba Tơ phường 7. Mở rộng đường Chánh Hưng và liên tỉnh lộ 50 thành đường trục TP nối ra đường Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh. 6.2.2. Công viên cây xanh và môi trường: Xây dựng khu công viên văn hóa du lịch tại phường 4. Nạo vét và làm sạch kênh Tàu Hủ, kênh Đôi để khai thác cảnh quan sông nước phục vụ giải trí, du lịch. Chuyển cảng bến Bình Đông ra cảng Phú Định đã dự kiến. 6.2.3. Cấp nước: xây dựng hệ thống ống cấp 2 - 3 tới các khu dân cư và CN tập trung để có thể tiếp nhận nguồn nước mới của TP. 6.2.4. Cấp điện: Nâng cấp lưới hạ thế từ 110 V lên 220 V để có thể tiếp nhận điện từ các trạm Phú Định và Phú Lâm. Xây dựng thêm các trạm biến áp trong các khu dân cư, khu CN công suất từ 160 KVA tới 1.000 KVA. 6.2.5. Thoát nước - san nền: Nạo vét các kênh trong quận. Tập trung giải quyết kênh Tàu Hủ. 6.3. Các chương trình ưu tiên xây dựng đợt đầu: 6.3.1. Công trình kiến trúc: - Cải tạo nâng cấp: + Nâng cấp phòng khám đa khoa (200 giường). + Cải tạo khu chợ và xây dựng trung tâm thương mại Xóm Củi (2 ha). + Quy hoạch cải tạo xây dựng khu phố 4 phường 1 (13 ha). + Cải tạo xây dựng khu thương nghiệp cầu Chà Và (2 ha). - Xây dựng mới: + Khu trung tâm công trình công cộng tại phường 5 (13,5 ha). + Khu công viên văn hóa - thể dục thể thao - du lịch giải trí phường 4 (50 ha). + Khu công viên Dạ Nam (cầu Chữ Y) (2 ha). + Khu dân cư thương xá Nhị Thiên Đường (4 ha). + Khu dân cư CN (phường 16) (160 ha). + Khu dân cư CN Bình Đăng (phường 6) (60 ha). + Khu dân cư CN Phú Sơn (phường 7) (100 ha). - Giải tỏa chỉnh trang: + Giải tỏa nhà trên kênh rạch dọc kênh Tàu Hủ, dọc kênh Đôi. + Lập rạch Ụ Cây, xây dựng cống hộp và làm khu công viên. 6.3.2. Công trình kỹ thuật: - Xây dựng cầu qua kênh Tàu Hủ, kênh Đôi. Nối tuyến đường từ Nguyễn Tri Phương tới Chánh Hưng. - Xây dựng đường trục từ bến Lên Hàng phường 1 tới khu CN Bình Đăng (5,4 km). - Nối tuyến Bình Tiên - quận 6 với đường Nguyễn Duy ra tới tỉnh lộ 50. + Làm đường Hưng Phú nối dài. + Kéo dài đường Nguyễn Thị Tần. Dự báo dân số TP.HCM Biểu 6.3 Đơn vị tính: người 1995 2000 2005 2010 Phương án 1: Tổng số 4.811.170 5.350.360 5.887.458 6.401.693 - Nam 2.238.574 2.540.161 2.843.299 3.138.004 - Nữ 2.572.596 2.810.199 3.044.159 3.263.689 Phương án 2: Tổng số 4.811.170 5.516.004 6.325.128 7.230.107 - Nam 2.238.574 2.594.957 3.005.108 3.466.408 - Nữ 2.572.596 2.921.047 3.320.020 3.763.699 Phương án 3: Tổng số 4.811.170 5.579.554 6.588.112 7.944.867 - Nam 2.238.574 2.625.852 3.134.298 3.821.245 - Nữ 2.572.596 2.953.702 3.453.814 4.123.622 Dự kiến cơ cấu chi tiêu   Biểu 6.18 Đơn vị tính : % 1995 2000 2010 1. Cơ cấu chi tiêu bình quân người/tháng 100,0 100,0 100,0 - Chi cho ăn uống 67,0 56,0 41,0 - Chi cho may mặc 6,5 9,0 11,0 - Chi cho việc đi lại 7,5 8,0 9,0 - Chi cho việc học hành 4,0 6,0 9,0 - Chi cho y tế, bảo vệ sức khỏe 9,0 10,0 12,0 - Chi cho vui chơi, giải trí 3,5 6,0 8,0 - Chi khác 2,5 5,0 10,0 Theo kết quả dự báo, GDP bình quân đầu người tăng lên 1.606 USD vào năm 2000, 2.756 USD vào năm 2005, 4.541 USD vào năm 2010. Song cần phải có những giải pháp thích hợp để giảm số hộ có đời sống quá khó khăn và khó khăn, số hộ vươn lên khá giả có mức sống cao hơn ngày càng tăng. Nói chung, cố gắng giảm bớt sự cách biệt quá lớn về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCCCC.DOC
  • xlsBook1.xls
  • docchuon1.Doc
  • docdieu do hang.Doc
  • docdo-an.Doc
  • docdu-an.Doc
  • docdu-an1.Doc
  • docnote of project management.doc
  • docpt tai chinh.Doc
  • docpt tai chinh1.Doc
  • docQD12-2001VECHIPHITHIETKE.doc
  • docQD15-2001VECHIPHITUVAN.doc
  • xlsquy luong cua to chuc.xls
  • xlssoliu.xls
  • docsosn.Doc
  • doct7.Doc
  • xlsWBS 1.xls
Tài liệu liên quan