- KBTB đã xây dựng được mối quan hệ với
các bên liên quan, đã cải tiến việc phân vùng
chức năng. Hệ thống phao neo tàu thuyền gồm
100 cái. Đội tuần tra hoạt động 24/24 nhưng
không có quyền xử phạt trực tiếp. Chất lượng
môi trường nước chưa đến mức nghiêm trọng.
Chỉ có rừng ngập mặn tăng lên về diện tích,
còn thảm cỏ biển và rạn san hô đều giảm về
diện tích. Các rạn san hô không còn duy trì
trong tình trạng tốt (trừ các rạn xa bờ). Các
hoạt động ngành nghề thay thế không còn được
các hộ ngư dân áp dụng. Nhiều chương trình
tuyên truyền về môi trường biển được thực
hiện trước kia không còn nhiều. KBTB đã thực
hiện cơ chế tài chính bền vững thông qua việc
thu phí tham quan khách du lịch.
- Lượng du khách đến Hòn Mun đã tăng
lên nhanh chóng từ năm 2016 đến 2017. Năm
2017, số khách lặn là 278.439, tổng lượng
khách tham quan là 1.711.773. Đa số các hộ
làm nghề khai thác thủy sản (KTTS) (86%);
nuôi trồng thủy sản (NTTS) 9% và các nghề
khác 5%. Nghề pha xúc ảnh hưởng lớn đến
nguồn lợi thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất (39%);
còn lại là mành, lưới câu, trũ rút, trũ bao. Tỉ lệ
phần trăm số tàu thuyền ở 3 nhóm công suất
(dưới 20 cv, 20 - dưới 90 cv và từ 90 cv trở lên)
gần bằng nhau. Khu vực đánh bắt chủ yếu ở
vùng ven bờ (96%); đánh bắt xa bờ chỉ chiếm
4%. Có 134 bè hoạt động NTTS với 3.729 lồng
nuôi và đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm ở
Hòn Miễu.
- Cộng đồng đã ý thức được tầm quan trọng
của KBTB. Đa số cho rằng môi trường nước
trong sạch (56%) và sản lượng thủy sản giảm
đi rất nhiều (67%). Sự tham gia của cộng đồng
vào quản lý của KBTB không còn, các ban bảo
tồn khóm đều không còn tồn tại.
2. Kiến nghị
- Cần định kỳ đánh giá hiện trạng quản lý
KBTB để cập nhật thông tin và bổ sung vào
nguồn dữ liệu quản lý của hệ thống các KBTB
ở Việt Nam và thế giới.
- Tiến hành nghiên cứu và đánh giá sâu
hơn về hiệu quả quản lý và sức tải du lịch cho
KBTB Vịnh Nha Trang.
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang sau hơn 15 năm thành lập và đề xuất một số giải pháp quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN VỊNH NHA TRANG SAU HƠN
15 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
MANAGEMENT STATUS OF NHA TRANG BAY MARINE PROTECTED AREA AFTER
OVER 15 YEARS OF ESTABLISHMENT AND PROPOSED SOLUTIONS FOR MANAGEMENT
Tôn Nữ Mỹ Nga¹, Nguyễn Thị Thảo²
Ngày nhận bài: 8/8/2018; Ngày phản biện thông qua: 24/9/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018
TÓM TẮT
Một cuộc điều tra được thực hiện để đánh giá hiện trạng quản lý khu bảo tồn biển (KBTB) vịnh Nha
Trang sau hơn 15 năm thành lập và đưa ra giải pháp quản lý. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp
RRA, bộ câu hỏi bán cấu trú với số phiếu điều tra 92, phân tích SWOT. Kết quả cho thấy diện tích KBTB đã
tăng thêm 89,65 km², được phân vùng chức năng. Chất lượng môi trường nước chưa đến mức nghiêm trọng.
Chỉ có rừng ngập mặn tăng lên về diện tích; thảm cỏ biển và rạn san hô đều giảm. Các ngành nghề thay thế
không còn được các hộ ngư dân áp dụng. Nhiều chương trình giáo dục tuyên truyền đã được thực hiện trước
kia không còn nhiều. Lượng du khách đến Hòn Mun đã tăng lên nhanh chóng từ năm 2016 đến 2017. KBTB
đã thực hiện cơ chế tài chính bền vững thông qua thu phí tham quan. Đa số các hộ làm nghề khai thác thủy
sản (86%); nuôi trồng thủy sản 9%, các nghề khác 5%. Nghề pha xúc ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản
chiếm tỉ lệ cao nhất (39%). Khu vực đánh bắt chủ yếu ở vùng ven bờ (96%). Có 134 bè hoạt động NTTS với
3.729 lồng nuôi.
Từ khóa: giải pháp, hiện trạng, khu bảo tồn biển, quản lý, Vịnh Nha Trang
ABSTRACT
A survey has been conducted to assess management status of Nha Trang Bay Marine Protected Area
(MPA) after more than 15 years of establishmentt in order to propose solutions for management. The research
was done by RRA method, semi-structured questionnaire with 92 questionares, and with SWOT analysis.
The results showed that the area of the MPA was added 89,65 km and zoned functionally. Water environment
quality is not serious. Only mangrove forest has increased in the area; sea grass beds and corals decreased.
Alternative occupations is not applied any more by the farmers’ households. Many propagation education
programs used to be conducted but not any more now. The number of tourists to Hon Mun increased rapidly
between 2016 and 2017. The MPA has implimented sustainable fi nancing mechanism based on the entrance fee
income. The majority of households engaged in fi shing (86%); aquaculture 9%, other occupations 5%. Push
net fi shing impacts highly on fi shery resources accounted forthe highest percentage (39%). The main fi shing
zone is coastal one (96%). There are 134 rafts engaged in aquaculture with 3,729 culture cages.
Key words: management, marine protected area, Nha Trang Bay, solutions, status
¹,² Viện Nuôi trồng Thủy sản, trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
KBTB Vịnh Nha Trang được thành lập năm
2001 với tổng diện tích hiện nay là 249,65 km²
(đã tăng thêm 89,65 km²) với 2 mục tiêu “giúp
cộng đồng dân cư ở trên đảo cải thiện cuộc
sống và cùng với các đối tác bảo vệ và quản
lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển tại Hòn
Mun để trở thành mô hình quản lý KBTB tại
Việt Nam”. Theo Kelleher & cộng sự (1995),
thế giới có 1306 KBTB nhưng số liệu về hiện
trạng quản lý rất sơ sài. Chỉ có 383 KBTB
có số liệu về hiệu quả quản lý (trong đó, 117
KBTB đạt hiệu quả quản lý cao, 155 đạt trung
bình và 111 đạt thấp). Ngoài ra, theo Salm &
cộng sự (2000), ở phần lớn các khu vực trên thế
giới, một số lượng đáng kể các KBTB chỉ tồn
tại trên giấy tờ mà không có kế hoạch quản lý
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 45
nào và không có hoạt động quản lý nào cả. Ở
Việt Nam, chưa tìm thấy tài liệu nào công bố
về hiện trạng quản lý của 10 KBTB hiện có.
Riêng KBTB Vịnh Nha Trang, cũng có một số
tài liệu nghiên cứu về hiện trạng quản lý nhưng
không đầy đủ và chỉ tập trung một số mặt. Vì
vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu xem KBTB Vịnh
Nha Trang sau hơn 15 năm thành lập hiện đang
còn những hoạt động quản lý nào rất cần thiết
trong việc bổ sung nguồn dữ liệu đang rất là
thiếu thốn. Từ đó, góp phần tìm ra giải pháp
quản lý hiệu quả hơn. Do đó, chúng tôi đã thực
hiện đề tài: “Hiện trạng quản lý KBTB Vịnh
Nha Trang sau hơn 15 năm thành lập và đề
xuất một số giải pháp quản lý”.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 12/03/2018- 30/06/2018
Địa điểm nghiên cứu: KBTB Vịnh Nha Trang.
2. Vật liệu nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý
KBTB Vịnh Nha Trang.
3. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số
liệu điều tra
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
RRA được sử dụng cho nghiên cứu gồm các
công cụ thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số
liệu sơ cấp, phỏng vấn không chính thức với
bộ câu hỏi bán cấu trúc đối với cộng đồng địa
phương khóm Trí Nguyên, Vũng Ngán, Bích
Đầm và phỏng vấn cán bộ quản lý.
Số liệu thứ cấp: số liệu về qui chế quản lý,
phân vùng chức năng, đa dạng sinh học, quan
trắc chất lượng nước được thu thập từ Ban
quản lý KBTB Vịnh Nha Trang.
Số liệu sơ cấp: số liệu về các bên liên quan,
kế hoạch quản lý, hệ thống phao neo tàu thuyền,
đội tuần tra cứu hộ cứu nạn, các hoạt động hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội trong KBTB, giáo
dục nâng cao nhận thức cộng đồng, cơ chế tài
chính bền vững, hoạt động du lịch được thu
thập thông qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ ban
quản lý KBTB; số liệu về cấu trúc ngành nghề
trong KBTB, công suất tàu KTTS, ngư trường
KTTS, các nghề KTTS được thu thập thông
qua phỏng vấn không chính thức cộng đồng
địa phương. Số phiếu điều tra được tính toán
theo công thức:
Với: n: số phiếu điều tra (kích cỡ mẫu); N:
tổng số hộ điều tra; e: xác suất có khả năng gặp
sai số loại 2 (ở đây lấy e = 10%) (Bhujel, 2007.
Trích theo Trần Văn Phước & ctv, 2015); N =
1081 hộ, số phiếu điều tra cần thu là 92 phiếu
(Trí Nguyên 62 phiếu, Bích Đầm 18 phiếu,
Vũng Ngán 12 phiếu).
4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
1. Hiện trạng quản lý KBTB Vịnh Nha Trang
1.1. Các bên liên quan
Trước đây Ban quản lý KBTB Vịnh Nha
Trang thuộc UBND Tỉnh Khánh Hòa nhưng
hiện nay đã thuộc về UBND Thành phố Nha
Trang nên các bên liên quan cũng khác. Kết
quả nghiên cứu cho thấy BQL KBTB Vịnh
Nha Trang có rất nhiều bên liên quan. Đó là
Đồn Biên phòng Bích Đầm, Phòng Tài Nguyên
Môi trường, Phòng Nội vụ, Phòng Kinh tế,
Phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy, Công
an thành phố, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang,
UBND các xã phường ven biển (Vĩnh Nguyên,
Phước Đồng, Vĩnh Lương, Lộc Thọ, Xương
Huân, Vĩnh Thọ, Vĩnh Hòa, Vĩnh Trường),
cộng đồng địa phương sống và làm việc trong
KBTB. Nhiều bên liên quan sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác phối hợp quản lý. Tuy
nhiên, mặc dù đã có qui chế phối hợp nhưng
sự hợp tác trên thực tế vẫn còn rất hạn chế do
nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Chính vì vậy, BQL đã rất ít khi nhận được sự
hỗ trợ cần thiết trong quá trình quản lý.
1.2. Các hoạt động quản lý của ban quản lý
vịnh Nha Trang
1.2.1. Quy chế quản lý KBTB vịnh Nha Trang
Xây dựng cơ sở pháp lý là công cụ quan
trọng trong việc quản lý KBTB. BQL vịnh Nha
Trang đã xây dựng được và đưa vào thực thi
quy chế quản lý vịnh Nha Trang. Qui chế này
đã được in ra và phát cho tất cả các tàu bè hoạt
động trong KBTB Vịnh Nha Trang. So với quy
46 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
chế tạm thời của ban quản lý vịnh KBTB Vịnh
Nha Trang năm 2002, quy chế mới có thêm các
quy định về đầu tư tôn tạo, khai thác và phát
huy giá trị của vịnh Nha Trang, phục vụ chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng.
1.2.2. Kế hoạch quản lý KBTB vịnh Nha Trang
Kế hoạch quản lý là một công cụ rất quan
trọng không thể thiếu được trong việc quản lý
KBTB. Kết quả nghiên cứu cho thấy KBTB
Vịnh Nha Trang là KBTB đầu tiên ở Việt Nam
với kế hoạch quản lý đã được dày công biên
soạn bởi BQL dự án KBTB Hòn Mun cùng với
các bên liên quan và cộng đồng địa phương
trong suốt nhiều năm liền khi còn dự án nhưng
cho đến nay, kế hoạch quản lý vẫn chưa được
UBND thành phố Nha Trang phê duyệt. Do đó,
việc thực hiện công tác quản lý còn gặp nhiều
khó khăn. Các hoạt động xây dựng ảnh hưởng
lớn đến các hệ sinh thái trong KBTB không
được xử lý, làm suy giảm đa dạng sinh học
và các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển...
Trong khi đó, KBTB Cù Lao Chàm của tỉnh
Quảng Nam là KBTB thứ hai nhưng đã được
UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt kế hoạch
quản lý từ lâu (
1.2.3. Phân vùng chức năng
Phân vùng là phương pháp để giải quyết
mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, mâu
thuẫn giữa các hình thức sử dụng ở vùng ven
bờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy KBTB Vịnh
Nha Trang khi vừa mới thành lập đã thực hiện
được việc phân vùng: vùng lõi, vùng đệm và
vùng sử dụng chung. Hiện nay, 3 vùng này đã
được đổi tên thành phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu
phát triển vào năm 2004 và đã được xác định
ranh giới rõ ràng với diện tích được tăng lên.
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Các hoạt
động bị nghiêm cấm là khai thác tài nguyên
thiên nhiên (sinh vật và phi sinh vật) (trừ hoạt
động khai thác tổ yến và 2 đầm đăng ở Hòn
Mun và Hòn Nọc được tạm thời hoạt động cho
đến khi có quyết định mới).
Phân khu phục hồi sinh thái: Các hoạt động
bị nghiêm cấm là khai thác nguồn lợi sinh vật
và phi sinh vật.
Phân khu phát triển: Các hoạt động có
kiểm soát được phép là nuôi trồng thủy sản,
khai thác thủy sản, du lịch sinh thái, giáo dục
đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các hoạt động
không được phép là khai thác thủy sản bằng
công cụ có tính hủy diệt như chất độc, chất nổ,
giã cào, ánh sáng mạnh.
Theo chúng tôi, hoạt động của đầm đăng
vẫn được cho phép trong phân khu bảo vệ ng-
hiêm ngặt là không hợp lý vì lượng cá được
phục hồi bao nhiêu thì bị vào lưới đầm đăng
bấy nhiêu. Đây có thể là một trong những yếu
tố ảnh hưởng đến sự suy giảm đa dạng sinh
học trong KBTB. Khi mới thành lập KBTB,
đầm đăng được xem là nghề truyền thống nên
tạm thời vẫn được phép hoạt động. Tuy nhiên,
đã hơn 15 năm thành lập thì việc xem xét hủy
bỏ hoặc di dời đầm đăng cũng nên khẩn trương
được thực hiện.
1.2.4. Hệ thống phao neo tàu thuyền
Hệ thống phao neo tàu thuyền được lắp đặt
để tránh việc thả neo lên rạn san hô. Kết quả
điều tra cho thấy hệ thống phao neo tàu thuyền
hiện có là 100 chiếc. Nếu so với số liệu khảo
sát của Trần Lam Hồng (2012) thì số lượng
phao neo đã tăng lên gần gấp đôi.
1.2.5. Đội tuần tra-cứu hộ, cứu nạn
Khi KBTB mới được thành lập, đội tuần tra
cưỡng chế đã ra đời với nhiệm vụ tuần tra trong
vùng lõi 24/24. Hiện nay, đội đã được đổi tên
thành đội tuần tra- cứu hộ, cứu nạn với 2 đội và
2 nhiệm vụ khác nhau là tuần tra trên biển và
cứu hộ, cứu nạn tại các bãi tắm biển.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đội tuần tra có
12 người, có tính chuyên nghiệp với phương
tiện, kỹ thuật đủ để tuần tra, bảo vệ gìn giữ các
hệ sinh thái; tham gia tuần tra có sự phối hợp
với Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh,
BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Thanh tra Thủy
sản và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Ngoài
ra, đội còn kịp thời ngăn ngừa, phòng chống
nguy cơ suy thoái môi trường, cảnh quan trong
Vịnh Nha Trang, kiểm tra, kiểm soát, lập biên
bản, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm quy
chế quản lý vịnh Nha Trang. Đội được trang bị
1 tàu có công suấ t 255 CV gồm đầ y đủ má y
đị nh vi, ra đa, camera hành trình, hệ thố ng đè n
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 47
chiế u sá ng công suất lớn, công cụ hỗ trợ (3 roi
điệ n, gậ y cao su, má y chụ p ả nh ). Thời gian
tuần tra là 24/24 giờ. Tổng số vụ vi phạm đội
đã phát hiện và xử lý, tham mưu UBNDTP ra
quyết định xử phạt trong năm 2017 là 49 vụ với
số tiền nộp phạt 272.100.000 đồng. Trong đó,
lĩnh vực thủy sản có 17 trường hợp vi phạm với
số tiền nộp phạt 165.000.000 đồng. Có trường
hợp khai thác tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Hòn Mun, Đội đã xử lý, tham mưu UBNDTP
ra quyết định xử phạt 25.000.000 đồng.
1.2.6. Giám sát, đánh giá các hoạt động trong
KBTB vịnh Nha Trang
a. Giám sát, đánh giá chất lượng nước
Kết quả phỏng vấn cho biết hiện nay có 4
ống cống nước mưa của thành phố đổ xả ra
Vịnh Nha Trang. Còn các ông cống nước thải
sẽ được đưa đi để xử lý nhưng vì ống cống
nước thải cũng cùng hệ thống xả với ống cống
nước mưa nên vào những ngày mưa lớn, khi
lượng nước mưa tăng nhanh thì nước mưa sẽ
hòa trộn với nước cống và cửa xả tự động mở.
Do đó, nước cống sẽ bị đổ ra vịnh. BQL vịnh
Nha Trang đã phối hợp với Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản III tiến hành khảo sát,
đánh giá chất lượng nước từ năm 2006 đến nay,
mỗi năm 1 lần. Môi trường nước năm 2017 có
giá trị pH phân bố đều tại các trạm quan trắc,
DO khá cao, TSS cao hơn vào mùa mưa nhưng
trong giới hạn cho phép. Hàm lượng kim loại
nặng Zn, Cu, As, Pb, Cd và Hg trong nước khá
thấp so với giá trị giới hạn. Riêng Fe trong
nước tầng mặt tại vị trí cửa sông Cái vượt giá
trị giới hạn cho phép 1,5 lần vào mùa mưa. Mật
độ vi sinh Coliform và Vibrio tăng vào mùa
mưa. Mật độ vi khuẩn Vibrio vượt giới hạn cho
phép trong tầng nước mặt tại vị trí cửa sông
Tắc, trong nước tầng đáy khu vực gần cống Dã
Tượng và tại trạm Hòn Miễu. Mật độ vi khuẩn
Coliform vượt giá trị giới hạn tại các vị trí cửa
sông Cái, cửa sông Tắc và khu vực gần cống
Dã Tượng. Nhìn chung, chất lượng môi trường
nước trong vịnh Nha Trang chưa đến mức ng-
hiêm trọng.
b. Giám sát, đánh giá đa dạng sinh học:
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đánh giá
đa dạng sinh học đã được khảo sát vào năm
2002, 2005, 2007, 2011, 2015 và 2017. Theo
Nguyễn Văn Long (2017), KBTB vịnh Nha
Trang có 3 hệ sinh thái: rừng ngập mặn, thảm
cỏ biển và rạn san hô.
Rừng ngập mặn: có diện tích 5,4 ha ở Đầm
Báy (2,3 ha tự nhiên và 3,1 ha trồng mới), gồm
6 loài đước, vẹt dù, mắm biển, sú, cóc trắng và
giá. Diện tích có tăng lên.
Thảm cỏ biển: có 52,4 ha với 7 loài. Phần
lớn các thảm cỏ biển bị suy giảm độ phủ và
mật độ cỏ biển (ở Đầm Già, Đầm Tre và Hòn
Chồng). Thảm cỏ biển bị mất 64 ha (tương
đương 45% ở Bãi Tiên, Phú Quý, Mũi Nam
và Vũng Me, Đầm Già, Sông Lô) do các hoạt
động xây dựng. Các thảm cỏ biển còn lại vẫn
duy trì trong tình trạng tương đối tốt, mật độ
động vật đáy khá cao. Thân mềm, giáp xác và
da gai giảm số lượng loài và duy trì ổn định
mật độ, giun nhiều tơ lại tăng cả số lượng loài
và mật độ theo thời gian. Động vật đáy có 115
taxa, 73 giống và 64 họ (giun: 58, giáp xác:
26, da gai: 11 và thân mềm: 20). Mật độ động
vật đáy: 8.398 - 10.107 cá thể/m² (giáp xác:
4.166, thân mềm: 3.260 và giun nhiều tơ: 1.775
cá thể/m²). Động vật đáy kích thước lớn: 16,2
con/100m² (0,0 – 32,1 con/100m²), chủ yếu là
cầu gai đen (15,9 con/100m²)
Rạn san hô: có diện tích 754,1 ha với 468
loài thuộc 29 chi và 201 giống (rong lớn: 41
loài, san hô tạo rạn: 166, thân mềm: 65, da gai:
17 và cá rạn: 179). Độ giàu có và phong phú
loài: 74 ± 6,4 loài và 149,7 ± 13,5 bậc/250m².
Khu vực có mức độ đa dạng cao: Hòn Một,
Hòn Mun, Hòn Rơm, Đ Hòn Tre, Bãi Bàng,
Hòn Cau. Rạn san hô bị mất 117,4 ha (13,5%;
Đầm Già, Đường Đệ, Sông Lô, Bãi Tiên, Eo
Cỏ). Tỷ lệ rạn rất tốt duy trì ổn định (xấp xỉ
4%) nhưng số rạn xấu và rất xấu tăng theo thời
gian. Độ phủ san hô cứng duy trì ổn định trong
toàn vùng (21,5–23,6%) nhưng giảm 4,1%
ở phân khu bảo vệ không nghiêm ngặt. Tuy
nhiên, các rạn san hô không còn duy trì trong
tình trạng tốt (trừ các rạn xa bờ). Cá rạn: 135
con/100m² (8,5 - 290 con/100m²), chủ yếu là
cá cảnh (112,5 con/100m²), rất ít cá thực phẩm
(22,6 con/100m²).
Có sự thay đổi cấu trúc quần xã sinh vật
48 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
rạn theo thời gian. Trong đó, mức độ giàu có
và độ phong phú loài trong năm 2015 giảm 2
lần so với năm 2002, đặc biệt quần xã san hô
tạo rạn và rong lớn. Các khu vực bị giảm đáng
chú ý nhất là Hòn Mun, Hòn Rơm, Hòn Nọc,
Bãi Sạn, Đ.Hòn Tre, Bãi Bàng, Hòn Vung và
Hòn Cau. Có 25 nhóm đối tượng chủ yếu được
khai thác với tổng sản lượng hàng năm ước đạt
327,4 tấn, doanh thu khoảng 11,11 tỷ đồng;
nguồn lợi tôm hùm giống hàng năm ước trên
212.000 con, doanh thu khoảng 32,34 tỷ đồng.
Các thảm rong mơ và rạn san hô là khu vực bãi
đẻ và ương giống của các đối tượng quan trọng
như mực lá, bào ngư, ốc đụn, ốc mặt trăng, tôm
hùm bông, tôm hùm xanh, tôm đỏ, cá dìa, cá
giò.
1.2.7. Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trong
KBTB
Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay, các hoạt
động tạo thu nhập phụ của dự án BQL (ban
quản lý) trước đây không còn được các hộ ngư
dân áp dụng vì họ cho rằng chúng không đáp
ứng đủ thu nhập và tốn nhiều thời gian. Vì vậy,
họ đã chuyển sang làm các nghề phụ như bốc
vác, làm dịch vụ, phục vụ nhà hàng mang lại
cho họ nguồn thu nhập cao hơn. Kết quả này
rất khác biệt so với kết quả đạt được trước đây.
Theo BQL vịnh Nha Trang (2017), sau 10 năm
thành lập KBTB, BQL đã phối hợp với Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh cho hàng trăm hộ
dân trong KBTB vay vốn ưu đãi để phát triển
sinh kế với số vốn 646 triệu đồng từ Ngân hàng
Thế giới. Ngoài ra, BQL còn phối hợp Hội phụ
nữ phường Vĩnh Nguyên cho phụ nữ nghèo
vay 84 triệu đồng, cho tổ hợp tác Nguyên Hòa
ở Trí Nguyên vay 150 triệu đồng làm mành ốc;
hỗ trợ người dân thành lập tổ thuyền thúng đáy
kính ở Hòn Một, hỗ trợ 1 bè nổi cho đội thuyền
thúng ở Trí Nguyên đón khách du lịch, duy trì
và phát triển các nghề truyền thống như mành
ốc, đan lưới thể thao, hỗ trợ kinh phí đào
tạo cho 15 con em ở các đảo Trí Nguyên, Bích
Đầm, Hòn Một và Tây Hải 2 với các ngành
nghề lễ tân, nấu ăn Âu, Á, làm bánh, pha chế
tại trường Trung cấp du lịch Hoa Sữa (Hà Nội)
và Trung tâm đào tạo nghề Nhà hàng, Khách
sạn Yasaka.
1.2.8. Quản lý các hoạt động kinh tế
a. Hoạt động du lịch
Hiện nay, chưa thể thống kê được có bao
nhiêu khách đến tham quan KBTB Vịnh Nha
Trang mà chỉ có thể thống kê được lượng khách
đến Hòn Mun thông qua vé tham quan bán ra.
Kết quả nghiên cứu lượng khách đến tham
quan Hòn Mun được trình bày ở hình 1. Hình 1
cho thấy lượng khách lên đảo, khách lặn, tổng
khách tham quan đến Vịnh đã tăng lên nhanh
Hình 1. Lượng khách đến tham quan
Hòn Mun năm 2016, 2017
chóng từ năm 2016 đến 2017. Năm 2017, số
khách lặn là 278.439, tổng lượng khách tham
quan là 1.711.773, trung bình mỗi ngày có
763 khách lặn và 4.690 khách tham quan. Nếu
theo tính toán sức tải của Nguyễn Văn Hoàng
(2012), Hòn Mun có thể nhận 6.318 đến 7.582
khách lặn có khí tài mỗi ngày thì lượng khách
lặn vẫn chưa bị quá tải. Tuy nhiên, sức tải này
vẫn chưa được tính toán trên khía cạnh kinh tế
và xã hội nên có thể chưa chính xác. Ngoài ra,
những ngày cao điểm thì lượng khách có thể
sẽ vượt tải. Hơn nữa, cho dù lượng khách lặn
chưa vượt tải và có biển báo không được giẫm
đạp lên san hô nhưng hành động có giẫm đạp
lên hay không cũng không ai có thể kiểm soát
được nên hoạt động lặn vẫn luôn tiềm ẩn rủi
ro rất lớn đối với hệ sinh thái này. Ngoài ra,
trên thực tế khả năng tải của một điểm du lịch
còn phụ thuộc rất lớn vào hành vi ứng xử của
khách du lịch và điều kiện cơ sở vật chất, dịch
vụ du lịch. Hiện nay có trên 15 câu lạc bộ lặn
hoạt động trong KBTB với nhiều loại hình vui
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49
chơi giải trí như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
khám phá, tham quan, các trò chơi cảm giác
mạnh. Trên 200 tàu thuyền du lịch và ca nô làm
dịch vụ đưa đón khách tham quan trên các đảo.
Lượng khách du lịch tăng nhưng cầu cảng chật
hẹp, khu vực nhà thông tin, bãi nghỉ ngơi của
du khách không được đầu tư tương xứng. Từ
những điều nói trên rất dễ dẫn đến tình trạng
quá tải của KBTB vịnh Nha Trang và tiềm ẩn
rủi ro làm xuống cấp môi trường.
b. Khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và
các ngành kinh tế khác
Kết quả nghiên cứu về hoạt động kinh tế
của cộng đồng dân cư trong KBTB được trình
bày từ Hình 2 đến Hình 5. Hình 2 cho thấy đa
số các hộ làm nghề khai thác thủy sản (KTTS)
(86%). Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và các
ngành nghề khác chỉ chiếm lần lượt 9% và 5%.
Nghề NTTS ít người tham gia vì 78% cho rằng
nghề cần nhiều vốn đầu tư và phải có kĩ thuật,
23% cho rằng nghề dễ xảy ra dịch bệnh, đầu ra
không ổn định, môi trường ô nhiễm và thiếu
vốn đầu tư. Với nghề KTTS, số hộ làm nghề
pha xúc chiếm tỉ lệ cao nhất (39%), tiếp theo
là nghề câu (22%) và thấp nhất là nghề trũ rút
(1%). Nghề pha xúc được xem như là nghề ảnh
hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản vì dùng ánh
sáng mạnh để đánh bắt. Tỉ lệ phần trăm số tàu
thuyền ở 3 nhóm công suất (dưới 20 cv, 20 -
dưới 90 cv và từ 90 cv trở lên) chênh lệch nhau
không lớn, 30%, 31% và 39% một cách tương
ứng. Khu vực đánh bắt chủ yếu ở vùng ven
bờ (96%, cao hơn tỉ lệ % của Việt Nam 86%)
(Khánh Hòa - Ninh Thuận 51%, Khánh Hòa
45%); đánh bắt xa bờ chỉ chiếm có 4%. Số hộ
đánh bắt xa bờ là các hộ sử dụng phương tiện
có công suất lớn và chủ yếu là làm nghề pha
xúc, câu, trũ bao.
Trên vịnh có 134 bè hoạt động NTTS với
3.729 lồng nuôi với các đối tượng nuôi là tôm
hùm, cá bớp, cá hồng, cá bè, cá chim. Khu vực
nuôi chủ yếu tập trung tại Hòn Miễu với đối
tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm. Vậy, so với
năm 2016 thì khu vực nuôi (Hòn Miễu - Trí
Nguyên, Vũng Ngán, Đầm Báy và Bích Đầm)
đã bị thu hẹp đi rất nhiều. Các ngành nghề
thay thế được KBTB phổ biến khi mới thành
lập hiện nay đã không còn phù hợp và áp dụng
vì không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điều
đó cho thấy rằng áp lực khai thác thủy sản lên
khu vực trong vịnh vẫn rất lớn và cũng đang
ảnh hưởng không nhỏ tới sự phục hồi và tái tạo
nguồn lợi.
Hình 1: Cấu trúc ngành nghề trong KBTB Hình 2: Công suất tàu KTTS
Hình 3: Ngư trường KTTS Hình 4: Các nghề KTTS
50 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
1.2.9. Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
Kết quả khảo sát cho thấy gần đây các hoạt
động tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức
cộng đồng hầu như chỉ tổ chức vào những ngày
lễ lớn trong năm. Phòng bảo tồn có chương
trình giáo dục môi trường cho 10 trường Tiểu
học và Trung học cơ sở thuộc các phường ven
biển. Mỗi năm tổ chức tuyên truyền cho cộng
đồng địa phương 5- 6 lần, chủ yếu tập trung
vào các hộ khai thác thủy sản. Tuy nhiên, so
với trước đây thì các hoạt động này đã giảm
nhiều. Trước đây, theo BQL Vịnh Nha Trang
(2017), phòng bảo tồn thường xuyên phối hợp
với công an các phường ven Vịnh Nha Trang
để tuyên truyền Quy chế Quản lý Vịnh Nha
Trang đến ngư dân, các chủ tàu thuyền du lịch
có hoạt động trên Vịnh, giáo dục cho học sinh,
sinh viên và cộng đồng về môi trường biển.
Ngoài ra, phòng còn đặt tờ rơi, panô, áp phích
tại các bến xe, bến cảng, yêu cầu hướng dẫn
viên nhắc nhở du khách bơi lặn không dẫm,
đạp làm gãy san hô. Hàng năm, nhân các ngày
đa dạng sinh học thế giới, ngày môi trường thế
giới và hưởng ứng tuần lễ biển và hải đảo Việt
Nam, BQL tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi
trường như diệt sao biển gai, vớ t rá c dướ i rạn
san hô, thả cá khoang cổ và cá ngựa vào phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn Mun nhằm tái tạo
nguồn lợi, trồng rừng ngập mặn, triển lãm các
sản phẩm tranh ốc (thân thiện với môi trường),
giới thiệu các hoạt động bảo tồn biển, kiểm tra
hoạt động nuôi trồng thủy sản và xả rác thải
trong vịnh.
1.2.10. Cơ chế tài chính cho KBTB vịnh Nha Trang
Kết quả nghiên cứu cho thấy KBTB đã thực
hiện cơ chế tài chính bền vững thông qua việc
thu phí tham quan đối với khách du lịch trong
KBTB. Mức thu đối với người lớn là 20.000
đồng/người/lượt, trẻ em là 10.000/người/lượt,
khách bơi hoặc lặn có khí tài là 60.000 đồng/
người/lượt. Trẻ em, người khuyết tật, người
cao tuổi, các đoàn thầy cô giáo và học sinh,
sinh viên trong tỉnh do các trường tổ chức
ngoại khóa nghiên cứu, học tập về môi trường
(có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị) được
miễn phí (Hội đồng Nhân dân Tỉnh Khánh
Hòa, 2016).
1.2.11. Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng
vào các hoạt động của KBTB vịnh Nha Trang
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn cộng
đồng khi được hỏi về KBTB đều trả lời có
biết KBTB. 52,5% số người được phỏng vấn
cho rằng KBTB là khu vực cấm khai thác và
được thành lập nhằm mục đích bảo vệ các loài
có nguy cơ tuyệt chủng, bảo vệ môi trường.
47,5% cho rằng KBTB có chức năng tạo ra
các loài mới. Điều đó chứng tỏ cộng đồng đã ý
thức được vai trò và tầm quan trọng của KBTB
đối với môi trường cũng như các loài thủy sản.
Về chất lượng nước trong KBTB, 56% số
người được phỏng vấn cho rằng môi trường
nước trong sạch, 34% trả lời không biết, 10%
trả lời môi trường xấu đi do bão số 12 đi qua
làm nước đục, dẫn đến dịch bệnh tôm sữa. Nhận
xét về sự thay đổi nguồn lợi thủy sản (NLTS),
có tới 67% ngư dân cho rằng sản lượng thủy
sản giảm đi rất nhiều, thậm chí có loài mất đi
hoàn toàn như sam, so. 7% cho rằng sản lượng
các loài tăng lên. 14% trả lời là không thay đổi
vì cho rằng mặc dù bị đánh bắt nhưng nguồn
lợi sẽ được tái tạo khi đến mùa sinh sản.12%
trả lời là không biết.
Sự tham gia của cộng đồng: Khi mới được
thành lập, 6 khóm đảo có 6 ban bảo tồn khóm
gồm tất cả 36 thành viên đại diện cộng đồng,
tham gia tích cực vào các hoạt động của KBTB
như tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
thủy sản, tuần tra cưỡng chế, bảo tồn đa dạng
sinh học, đánh giá đa dạng sinh học, các hoạt
động sinh kế... Tuy nhiên, đến nay, các ban bảo
tồn khóm đều không còn tồn tại. Đa số không
biết đến các quy chế quản lý và các hình thức
xử phạt vi phạm nên cũng không biết các sửa
đổi trong quy chế có phù hợp hay không.
2. Đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả
KBTB Vịnh Nha Trang
2.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
đối với hiện trạng quản lý KBTB vịnh Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 51
2.2 Đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả
- Cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp hoạt
động của các bên liên quan.
- Thuyết phục UBNDTP khẩn trương phê
duyệt kế hoạch quản lý để việc quản lý đạt hiệu
quả cao hơn.
- Nhanh chóng di dời đầm đăng ra khỏi
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
- Cần thuyết phục các cơ quan hữu quan
giao quyền xử phạt trực tiếp cho đội tuần tra
và tăng cao mức xử phạt hành chính để việc xử
phạt có tính răn đe hơn.
- Tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự suy giảm
đa dạng sinh học để có biện pháp khắc phục (có
thể do hoạt động của đầm đăng trong phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt, do hoạt động xây dựng,
do du khách dẫm đạp san hô, do tuần tra không
hiệu quả...).
- Đẩy mạnh công tác nâng cao đời sống
cộng đồng dân cư.
- Tăng cường cơ sở vật chất ở bến cảng để
phù hợp với lượng du khách và tàu bè.
- Tăng cường chương trình giáo dục cộng
đồng và sự tham gia của cộng đồng vào quản
lý.
- Giám sát nghiêm tốc độ bơm nước mưa
ở các cống xả nước mưa vào những ngày mưa
lớn.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường của du khách, đặc biệt
là khách lặn đối với việc giẫm đạp lên san hô.
- Khuyến khích và hỗ trợ ngư dân chuyển
từ đánh bắt ven bờ sang xa bờ, giảm nghề pha
xúc.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- KBTB đã xây dựng được mối quan hệ với
các bên liên quan, đã cải tiến việc phân vùng
chức năng. Hệ thống phao neo tàu thuyền gồm
100 cái. Đội tuần tra hoạt động 24/24 nhưng
không có quyền xử phạt trực tiếp. Chất lượng
môi trường nước chưa đến mức nghiêm trọng.
Chỉ có rừng ngập mặn tăng lên về diện tích,
Bảng 1: Phân tích SWOT đối với hiện trạng quản lý NLTS trong KBTB vịnh Nha Trang
52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2018
còn thảm cỏ biển và rạn san hô đều giảm về
diện tích. Các rạn san hô không còn duy trì
trong tình trạng tốt (trừ các rạn xa bờ). Các
hoạt động ngành nghề thay thế không còn được
các hộ ngư dân áp dụng. Nhiều chương trình
tuyên truyền về môi trường biển được thực
hiện trước kia không còn nhiều. KBTB đã thực
hiện cơ chế tài chính bền vững thông qua việc
thu phí tham quan khách du lịch.
- Lượng du khách đến Hòn Mun đã tăng
lên nhanh chóng từ năm 2016 đến 2017. Năm
2017, số khách lặn là 278.439, tổng lượng
khách tham quan là 1.711.773. Đa số các hộ
làm nghề khai thác thủy sản (KTTS) (86%);
nuôi trồng thủy sản (NTTS) 9% và các nghề
khác 5%. Nghề pha xúc ảnh hưởng lớn đến
nguồn lợi thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất (39%);
còn lại là mành, lưới câu, trũ rút, trũ bao. Tỉ lệ
phần trăm số tàu thuyền ở 3 nhóm công suất
(dưới 20 cv, 20 - dưới 90 cv và từ 90 cv trở lên)
gần bằng nhau. Khu vực đánh bắt chủ yếu ở
vùng ven bờ (96%); đánh bắt xa bờ chỉ chiếm
4%. Có 134 bè hoạt động NTTS với 3.729 lồng
nuôi và đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm ở
Hòn Miễu.
- Cộng đồng đã ý thức được tầm quan trọng
của KBTB. Đa số cho rằng môi trường nước
trong sạch (56%) và sản lượng thủy sản giảm
đi rất nhiều (67%). Sự tham gia của cộng đồng
vào quản lý của KBTB không còn, các ban bảo
tồn khóm đều không còn tồn tại.
2. Kiến nghị
- Cần định kỳ đánh giá hiện trạng quản lý
KBTB để cập nhật thông tin và bổ sung vào
nguồn dữ liệu quản lý của hệ thống các KBTB
ở Việt Nam và thế giới.
- Tiến hành nghiên cứu và đánh giá sâu
hơn về hiệu quả quản lý và sức tải du lịch cho
KBTB Vịnh Nha Trang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Tiếng Anh
1. Ban quản lý vịnh Nha Trang (2017), Kết quả thực hiện hiện vụ quản lý KBTB vịnh Nha Trang qua mười
năm hình thành và phát triển
2. Nguyễn Văn Hoàng (2012), Một số giải pháp quản lý môi trường đối với hoạt động du lịch ở KBTB vịnh
Nha Trang, Tạp chí KH&CN, tr 54-63.
3. Trần Lam Hồng (2012), Tìm hiểu hiện trạng quản lý vịnh Nha Trang- Khánh Hòa, đồ án tốt nghiệp, trường
đại học Nha Trang.
4. Nguyễn Văn Long (2017), Báo cáo đa dạng sinh học trong KBTB vịnh Nha Trang.
5. Trần Văn Phước, Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, Lê Việt Phương (2015), Sinh kế cộng đồng và hoạt động khai
thác nguồn lợi thủy sản tại hồ Tây và hồ Đăk r’tang, tỉnh Đăk Nông, số 2, Tạp chí KH&CN thủy sản, trường
Đại học Nha Trang.
6.
7. Kelleher G., Bleakley C., and Wells S. (1995), A global representative system of marine protected areas
(fi c-Northeast-Pacifi c-North-
west-Pacifi c-Southeast-Pacifi c-and-Australia-New-Zealand)
8. Salm R. V., Clark J. R. & Siirila E., Marine and Coastal Protected Areas, a guide for Planners and Manager,
Third Edition, IUCN, 370 pages.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_trang_quan_ly_khu_bao_ton_bien_vinh_nha_trang_sau_hon_1.pdf