KẾT LUẬN
Thực hành điều trị dùng thuốc và không
dùng thuốc của người mắc bệnh THA tại xã An
Thạnh còn thấp. Thực hành về ăn nhạt và hạn
chế rượu/bia được người bệnh thực hiện dễ hơn
thực hành bỏ thuốc lá, tập thể dục thể thao,
dùng thuốc và giảm cân (giảm cân là thực hành
khó khăn nhất). Tỉ lệ điều trị bệnh THA ở Việt
Nam nói chung là thấp so với các nước khác
(Philippines 47%; Ấn độ 59%; Bulgaria 36%;
Czech 49,3%; Mỹ 45,3%; Albania 87%).
Các lí do ảnh hưởng đến việc không thực
hành hoặc thực hành không đúng về điều trị
bệnh THA là phù hợp với phong tục, tập quán
của người bệnh nơi đây cũng như của người dân
Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành điều trị
THA là: mức độ người bệnh tiếp xúc với các cơ
sở y tế; tình trạng kinh tế của mỗi gia đình; chính
sách hỗ trợ của xã hội cho từng người; mức độ
cộng đồng ưu tiên chữa trị và kiểm soát THA.
Việc truyền thông, giáo dục người bệnh là vấn
đề then chốt trong kiểm soát THA lâu dài. Điều
quan trọng để điều trị và kiểm soát THA thành
công là lôi kéo người bệnh tham gia và tạo mối
quan hệ tốt giữa thầy thuốc với bệnh nhân.
KIẾN NGHỊ
Kiểm soát tốt THA cần có chương trình
truyền thông, giáo dục sức khoẻ trong cộng
đồng với các nội dung:
- Đối với người bệnh: cách nhận biết bệnh và
các biến chứng của bệnh; cách điều trị dùng
thuốc và không dùng thuốc (thay đổi lối sống);
tái khám theo hẹn.
- Đối với người thân: hỗ trợ tốt quá trình
điều trị lâu dài cho bệnh nhân.
Trong khi chờ đợi những thay đổi về điều
kiện kinh tế - xã hội (ảnh hưởng thuận lợi đến ý
thức và nâng cao thu nhập của người dân),
ngành y tế nên cân nhắc thực hiện những công
việc sau: Thành lập chương trình kiểm soát THA
quốc gia có mạng lưới chuyên trách từ trung
ương đến tận cơ sở. Trạm y tế là đơn vị chủ yếu
trong quản lý bệnh nhân THA trên địa bàn; cần
theo dõi, nắm danh sách và quản lý chặt chẽ.
Cập nhật các hướng dẫn về chẩn đoán và điều
trị THA quốc gia cho thầy thuốc chuyên khoa và
đa khoa bất luận cơ sở nhà nước hay tư nhân,
chú trọng phổ cập kiến thức tim mạch cơ bản
cho mạng lưới y tế cơ sở. Khuyến khích khám
sàng lọc bệnh THA trong cộng đồng. Tăng
cường truyền thông, giáo dục sức khỏe THA
trong cộng đồng thông qua mạng lưới y tế cộng
đồng và các phương tiện thông tin đại chúng
(truyền hình, phát thanh, báo chí, tờ rơi ).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng thực hành điều trị ở người mắc bệnh tăng huyết áp tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
HIỆN TRẠNG THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI MẮC BỆNH
TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ AN THẠNH, HUYỆN BẾN LỨC,
TỈNH LONG AN NĂM 2008
Trần Cao Minh*, Phùng Đức Nhật* và Cs
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) nếu không được kiểm soát sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy
nhiên, triệu chứng ban đầu lại rất mờ nhạt nên số bệnh nhận biết mình mắc bệnh còn thấp và ý thức tuân thủ
điều trị bệnh thấp. Do đó, với bệnh THA cần đặt ra những vấn đề về kiến thức phòng chống và điều trị ở mức
cộng đồng.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thực hành điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc của bệnh nhân
THA.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Kết quả: Tỉ lệ thực hiện đúng điều trị THA bằng thuốc chỉ có 26,8%; thấy trong người vẫn khỏe mạnh,
quên uống thuốc, huyết áp có cải thiện sau khi uống thuốc, không quan tâm đến bệnhlà các lí do ảnh hưởng
đến việc thực hiện không đúng. Tỉ lệ thực hiện đúng điều trị THA không dùng thuốc lần lượt là: bỏ hút thuốc chỉ
có 33% (lí do không bỏ: nghiện, buồn, giao tiếp); bỏ uống rượu/bia hoặc hạn chế ở mức điều độ chiếm 57,9% (lí do
uống vượt mức cho phép: giao tiếp như đi đám, rủ rê; nghiện); thực hiện đúng chế độ ăn nhạt chiếm 60,7% (lí do
không đúng: thói quen ăn mặn, ăn theo gia đình); thực hiện thể dục thể thao đúng cách chỉ có 28,4% (lí do không
đúng: không có thời gian tập, sức khỏe không cho phép hoặc không thích tham gia); thực hiện cải thiện cân nặng
chỉ chiếm 12%.
Kết luận: Truyền thông, giáo dục người bệnh là vấn đề then chốt trong kiểm soát THA lâu dài. Nên truyền
thông qua mạng lưới y tế cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh, báo chí, tờ
rơi). Điều quan trọng để điều trị và kiểm soát THA thành công là lôi kéo người bệnh tham gia và tạo mối quan
hệ tốt giữa thầy thuốc với bệnh nhân.
ABSTRACT
TREATMENT OBEDIENT PRACTICE OF HYPERTENSIVES
IN AN THANH VILLAGE, BEN LUC DISTRICT, LONG AN PROVINCE, IN 2008
Tran Cao Minh, Phung Duc Nhat, et al
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 89 – 94
Background: Hypertension will cause many consequences unless controlled. Initial symptoms, however, are
not also obvious so the proportion of patients identifying they are suffering from hypertension by themselves is
somewhat low. Therefore, knowledge about prevention and treatment in the level of community need to be paid
more attention.
Objectives: to determine the proportion of hypertension patients practising drug treatment and lifestyle
alterations.
Method: Cross-sectional study.
Result: the proportion of patients properly practising the using of drugs treatment is 26,8%. The reasons
affecting proper practice involve healthy physical feeling by themselves, forget taking pills, blood pressure
* Viện Vệ Sinh – Y tế Công Cộng TPHCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
improved after taking pills, no care for hypertension, ect. The proportion of patients not properly practising
lifestyle alterations includes: 33% patients stop smoking (reasons of not quitting: addiction, sadness, for
communication); 57,9% ones stop drinking alcohol or limiting in permitted level (reasons of exceeding drinking:
for communication, from friends, addiction); 60,7% ones following the salt reduced practice in meals (reasons of
not following: salty food eating habit, share salty food in meals of family); 28,4% ones doing appropriate physical
exercises (reasons of not doing: have no time, weakness or no interest in participating); 12% ones following
losing-weight regulation.
Conclusion: communicating and educating patients is the important solution for controlling hypertension
effectively, by means of public health network and media (television, broadcast, magazines, newspaper). To cure
and to control hypertension successfully it is essential by encouraging patients’ cooperation and creating good
patient-physician relationship.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp hiện nay là một vấn đề thời
sự, là một gánh nặng cho Y tế Công cộng không
chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước
đang phát triển. Một số yếu tố nguy cơ do lối
sống đã được xác định qua nhiều nghiên cứu
như: tăng cân quá mức, ít hoạt động thể lực,
uống rượu, ăn mặn, hút thuốc ngày càng ảnh
hưởng tới một bộ phận không nhỏ trong dân số;
đã làm cho tỷ lệ THA nói riêng và bệnh tim
mạch nói chung ngày càng tăng(1).
Nhiều người đã không nhận thức được
những mối đe doạ của THA vì thường nó ít gây
ra triệu chứng trực tiếp. Tuy nhiên nếu không
được kiểm soát, bệnh gây nhiều hậu quả nghiêm
trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim,
suy thận... nhưng triệu chứng ban đầu lại rất mờ
nhạt nên số bệnh nhân biết mình mắc bệnh cũng
như ý thức tuân thủ điều trị bệnh còn thấp(3). Dù
người bệnh sống sót được sau những hậu quả
nghiêm trọng trên thì sau này cũng trở thành tàn
phế hoặc liệt nửa người, hoặc suy tim nặng phải
nằm kéo dài tới nhiều tháng nhiều năm. Trong
bệnh tim mạch, THA là bệnh tai hại, không
những đối với bệnh nhân mà còn với cả gia đình
và xã hội nữa. Do đó, với bệnh THA cần đặt ra
những vấn đề về kiến thức phòng chống và điều
trị ở mức cộng đồng(1).
Cho đến nay, ở nước ta có rất nhiều công
trình nghiên cứu về bệnh THA, nhưng việc điều
trị lâu dài và thực hiện đúng chiến lược điều trị
cũng như kiến thức phòng chống bệnh trong
cộng đồng vẫn chưa cao. Do đó, có một lượng
khá lớn các bệnh nhân THA trong cộng đồng
không được theo dõi đầy đủ, tự ý bỏ điều trị do
nhiều nguyên nhân khác nhau và không được
cung cấp kiến thức phòng, chống THA(3). Chính
vì thế, việc tiến hành nghiên cứu này nhằm mục
đích: tìm hiểu hiện trạng thực hành điều trị THA
ở người lớn trong cộng đồng. Từ đó đề xuất
những phương pháp thích hợp để kiểm soát
bệnh THA cũng như biến chứng do THA gây ra.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định tỉ lệ thực hành điều trị dùng
thuốc của bệnh nhân THA.
2. Xác định các tỉ lệ thực hành điều trị không
dùng thuốc của bệnh nhân THA gồm: bỏ thuốc
lá, hạn chế rượu/bia, ăn nhạt, giảm cân, luyện
tập thể dục thể thao.
3. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến thực
hành điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc
của bệnh nhân THA.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Điều tra cắt ngang.
Địa điểm
Xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Dân số mục tiêu
Người mắc bệnh THA ≥18 tuổi tại xã An
Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Dân số chọn mẫu
Người mắc bệnh THA ≥18 tuổi có trong hồ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
sơ quản lý của Trạm Y tế xã An Thạnh, huyện
Bến Lức, tỉnh Long An.
Cỡ mẫu được tính theo công thức
N=Z2(1-α/2).P.(1-P) / d2 = 384
Với: d: độ chính xác mong muốn 5%
P: tỉ lệ thực hành điều trị tăng huyết áp, chọn
p=0,5; 1-p=0,5
Z: mức ý nghĩa 0,05 ⇒ Z1-α/2 = 1,96
Kỹ thuật chọn mẫu
Theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống,
chọn 384 người THA trong số người THA ở hồ
sơ quản lý của Trạm Y tế xã An Thạnh, huyện
Bến Lức.
Tiêu chí chọn vào
Tất cả bệnh nhân THA có trong hồ sơ quản
lý tại Trạm Y tế xã An Thạnh, huyện Bến Lức,
tỉnh Long An và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại ra
Các bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu; phụ nữ có thai; bệnh nhân mắc bệnh
tăng huyết áp mới được phát hiện lần đầu tiên
chưa trải qua thời gian điều trị.
Kiểm soát sai lệch chọn lựa
Chọn đúng đối tượng theo tiêu chí chọn vào
và loại ra.
Kiểm soát sai lệch thông tin
Bộ câu hỏi được soạn sẵn, dễ hiểu phù hợp
với mục tiêu. Có phỏng vấn thử 20 bệnh nhân để
chỉnh sửa lại cho phù hợp. Tập huấn điều tra
viên trước khi tiến hành phỏng vấn.
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp người bệnh qua bảng
câu hỏi đã soạn sẵn.
Công cụ thu thập
Bảng câu hỏi, thước dây cuộn, cân.
Phân tích số liệu
Nhập số liệu sử dụng phần mềm Epi-Data
3.2 và được xử lý bằng phần mềm Stata 8.0.
Thống kê mô tả
Mô tả tần số và tỉ lệ % của các biến thực hành
điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc của
bệnh nhân THA; mô tả các lí do liên quan đến
thực hành điều trị dùng thuốc và không dùng
thuốc của bệnh nhân THA tại xã An Thạnh.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc tính của mẫu khảo sát
Đa số bệnh nhân THA có tuổi từ 50 trở lên
(92,2%) và tỉ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi; tỉ
lệ nam:nữ xấp xỉ 1:2; trình độ học vấn thấp dưới
cấp 1 (87,8%); lao động chân tay và thuộc nhóm
già yếu, nội trợ do đây là nhóm người lớn tuổi.
Sử dụng thuốc lá
Bảng 1: Tần số, tỉ lệ thực hành hút thuốc, bỏ thuốc và
không bỏ thuốc theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Bỏ thuốc (%) Không bỏ thuốc (%)
Hút thuốc
(%)
35-49
50-64
≥65
0 (0)
12 (27,9)
18 (41,9)
5 (100)
31 (72,1)
25 (58,1)
5 (100)
43 (100)
43 (100)
Tổng 30 (33) 61 (67) 91 (100)
Khi xếp phân nhóm tuổi tăng dần: số người
hút thuốc tăng dần; tỉ lệ bỏ hút thuốc trong cùng
một nhóm cũng tăng dần.
7.8
10.4 0.35.2
76.3
Không hút
B?
Gi?m
Như c?
Tăng
Hình 1: Mức độ hút thuốc lá so với trước khi mắc
bệnh THA (%)
Tỉ lệ đã từng hút thuốc là 23,7%, toàn là nam
giới. Trong đó, bỏ hút thuốc chỉ có 33%. Các lí do
tác động đến việc không bỏ hút thuốc là: nghiện,
buồn, giao tiếp.
Sử dụng rượu bia
Tỉ lệ đã từng uống rượu/bia chỉ chiếm 19,8%
là tương đối thấp, do nữ giới trong mẫu nghiên
cứu chiếm tỉ lệ cao (65,4%) mà đa số lại không
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
biết uống rượu/bia. Trong số những người có
uống rượu/bia thì nam chiếm đa số 97,4%; nữ chỉ
có 2,6%; Nếu so trong cùng một giới thì tỉ lệ nam
từng uống rượu/bia chiếm 55,6% (74/133).
Bảng 2: Tần số, tỉ lệ của mức độ uống rượu/bia theo
ly chuẩn so với trước khi mắc bệnh THA
Ly chuẩn (%) So với trước khi mắc THA
≤1 >1
Giảm
Như cũ
Tăng
8 (32%)
1 (8,3%)
0 (0%)
17 (68%)
11(91,7%)
1 (100%)
≥5 ngày / tuần
1-4 ngày / tuần
1-3 ngày / tháng
<1 lần / tháng
1 (20%)
0 (0%)
1 (7,7%)
7 (43,8%)
4 (80%)
4 (100%)
12 (92,3%)
9 (56,2%)
Tổng 9 (23,7%) 29 (76,3%)
Mức độ uống rượu/bia càng giảm (thực hành
hạn chế tốt lên) thì tỉ lệ đạt mức điều độ (≤1 ly
chuẩn) càng cao.
Trong số những người có uống rượu/bia
thì có 57,9% là bỏ uống hoặc hạn chế ở mức
điều độ; còn 42,7% uống vượt mức cho phép.
Con số thực hành đúng chỉ có mức tương đối,
và góp phần vào lí do không hạn chế uống ở
mức điều độ là do giao tiếp (đám tiệc, đám
giỗ, tụ họp) và nghiện. Do đó, để thực hành
đúng về rượu/bia phụ thuộc nhiều vào phong
tục, tập quán nơi đây.
Chế độ ăn nhạt
69
31
76.9
23.1
77.7
22.3
60.7
39.3
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Cho mu?i khi
n?u ăn
Ch?m thêm
nư?c m?m
nư?c tương
Ăn th?c ph?m
ch?a nhi?u
mu?i
C? ba hành vi
Sai
Đúng
Hình 2: Tỉ lệ các hành vi thực hiện đúng trong chế độ ăn nhạt (%)
Thực hiện đúng hành vi cho muối khi nấu ăn
(69%) khó hơn hai hành vi chấm thêm nước
mắm/nước tương (76,9%) và ăn thực phẩm chứa
nhiều muối (77,7%). Nhưng thực hiện đúng ba
hành vi trên chỉ chiếm gần 2/3 (60,7%) trong tổng
số đối tượng khảo sát. Khi xếp phân nhóm tuổi
tăng dần: số người thực hành ăn nhạt tăng dần;
tỉ lệ thực hành ăn nhạt trong nhóm 50-64 tuổi và
nhóm ≥65 tuổi cao hơn nhóm ≤34 tuổi và nhóm
35-49 tuổi.
Lí do không thực hiện ăn nhạt chủ yếu là:
thói quen ăn mặn, ăn theo gia đình.
Chế độ giảm cân
Có 83 đối tượng là thừa cân, béo phì thì tỉ
lệ thực hành cải thiện cân nặng chiếm rất thấp
12% (10/83). Các biện pháp giảm cân được
thực hiện là: chế độ ăn kiêng và tăng hoạt
động thể dục thể thao.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Hoạt động thể dục thể thao
Bảng 3: Tần số, tỉ lệ tham gia hoạt động thể dục thể
thao đúng cách
Hoạt động thể dục thể thao Tần số Tỉ lệ
Không tham gia
Tham gia đúng
Tham gia không đúng
241
109
34
62,8
28,4
8,8
Tổng 384 100
Tỉ lệ tham gia thể dục thể thao chỉ có 37,2%
(143/384); điều này cũng hợp lý vì đây là vùng
nông thôn, đa số người dân dành thời gian để
làm ruộng là nghề thu nhập chính của gia đình.
Tỉ lệ tham gia thể dục thể thao giữa nam và nữ
gần như nhau: nam (36,8%), nữ (37,5%). Đi bộ là
môn mà các đối tượng tham gia chủ yếu chiếm
tới 69,9%. Các lí do không tham gia thể dục thể
thao: không có thời gian (45,2%); sức khỏe không
cho phép (22,4%); không thích (9,5%).
Trong số 384 đối tượng tham gia nghiên cứu
thì chỉ có 28,4% là thực hiện đúng cách (khi đối
tượng tập đều đặn mỗi ngày ít nhất 15 phút hoặc
tập ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 30
phút). Điều này chứng tỏ kiến thức của người
bệnh THA về thực hiện đúng hoạt động thể dục
thể thao chưa cao.
Sử dụng thuốc
Bảng 4: Tần số thực hiện điều trị bằng thuốc giữa
đều đặn liên tục và đủ liều
Đủ liều Uống thuốc Có Không Tổng
Có 103 5 108
Đều đặn và liên tục
Không 50 136 186
Tổng 153 141 294
60.7
39.3
57.9
42.1
33
67
28.4
71.6
26.8
73.2
12
88
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Ăn nh?t Rư?u
bia
Thu?c
lá
Th? d?c
th? thao
Dùng
thu?c
Gi?m
cân
Không
Có
Hình 3: Tỉ lệ thực hành điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc của bệnh THA (%)
Tỉ lệ đã từng uống thuốc là 76,6% (294/384).
Trong đó, uống đều đặn và liên tục chiếm 36,7%;
uống đủ liều chiếm 52%. Tỉ lệ thực hiện đúng
dùng thuốc điều trị THA (vừa đều đặn liên tục
vừa đủ liều) chỉ có 26,8% (103/384). Các lí do
không uống đều đặn và liên tục lần lượt có tỉ lệ
như sau: vẫn khỏe mạnh (46,8%), quên (23,1%),
HA có cải thiện (16,1%), không quan tâm đến
bệnh (10,8%)
Tỉ lệ tái khám bệnh chiếm 54,2% (208/384).
Thời điểm tái khám lần lượt có tỉ lệ là: ≤1 tháng
(47,1%), >1 tháng (5,8%), khi mệt/nhức
đầu/chóng mặt (44,7%). Các lí do không tái
khám lần lượt có tỉ lệ như sau: tự mua thuốc
(27,3%), không uống thuốc (12,5%), uống thuốc
nam (4%), sợ đi bệnh viện (1,7%) và giá trị
khuyết chiếm đến 50,5% góp phần làm ảnh
hưởng đến các tỉ lệ trên.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
KẾT LUẬN
Thực hành điều trị dùng thuốc và không
dùng thuốc của người mắc bệnh THA tại xã An
Thạnh còn thấp. Thực hành về ăn nhạt và hạn
chế rượu/bia được người bệnh thực hiện dễ hơn
thực hành bỏ thuốc lá, tập thể dục thể thao,
dùng thuốc và giảm cân (giảm cân là thực hành
khó khăn nhất). Tỉ lệ điều trị bệnh THA ở Việt
Nam nói chung là thấp so với các nước khác
(Philippines 47%; Ấn độ 59%; Bulgaria 36%;
Czech 49,3%; Mỹ 45,3%; Albania 87%).
Các lí do ảnh hưởng đến việc không thực
hành hoặc thực hành không đúng về điều trị
bệnh THA là phù hợp với phong tục, tập quán
của người bệnh nơi đây cũng như của người dân
Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành điều trị
THA là: mức độ người bệnh tiếp xúc với các cơ
sở y tế; tình trạng kinh tế của mỗi gia đình; chính
sách hỗ trợ của xã hội cho từng người; mức độ
cộng đồng ưu tiên chữa trị và kiểm soát THA.
Việc truyền thông, giáo dục người bệnh là vấn
đề then chốt trong kiểm soát THA lâu dài. Điều
quan trọng để điều trị và kiểm soát THA thành
công là lôi kéo người bệnh tham gia và tạo mối
quan hệ tốt giữa thầy thuốc với bệnh nhân.
KIẾN NGHỊ
Kiểm soát tốt THA cần có chương trình
truyền thông, giáo dục sức khoẻ trong cộng
đồng với các nội dung:
- Đối với người bệnh: cách nhận biết bệnh và
các biến chứng của bệnh; cách điều trị dùng
thuốc và không dùng thuốc (thay đổi lối sống);
tái khám theo hẹn.
- Đối với người thân: hỗ trợ tốt quá trình
điều trị lâu dài cho bệnh nhân.
Trong khi chờ đợi những thay đổi về điều
kiện kinh tế - xã hội (ảnh hưởng thuận lợi đến ý
thức và nâng cao thu nhập của người dân),
ngành y tế nên cân nhắc thực hiện những công
việc sau: Thành lập chương trình kiểm soát THA
quốc gia có mạng lưới chuyên trách từ trung
ương đến tận cơ sở. Trạm y tế là đơn vị chủ yếu
trong quản lý bệnh nhân THA trên địa bàn; cần
theo dõi, nắm danh sách và quản lý chặt chẽ.
Cập nhật các hướng dẫn về chẩn đoán và điều
trị THA quốc gia cho thầy thuốc chuyên khoa và
đa khoa bất luận cơ sở nhà nước hay tư nhân,
chú trọng phổ cập kiến thức tim mạch cơ bản
cho mạng lưới y tế cơ sở. Khuyến khích khám
sàng lọc bệnh THA trong cộng đồng. Tăng
cường truyền thông, giáo dục sức khỏe THA
trong cộng đồng thông qua mạng lưới y tế cộng
đồng và các phương tiện thông tin đại chúng
(truyền hình, phát thanh, báo chí, tờ rơi).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy An. Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và
kiểm soát THA: Thách thức và vai trò của truyền thông –
giáo dục sức khoẻ, 12/7/2005.
2. WHO – World Health Report. 2002
3. WHO – lifestyle modification and blood pressure control.
JAMA 2003; 289(16) 2083-2093.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_trang_thuc_hanh_dieu_tri_o_nguoi_mac_benh_tang_huyet_ap.pdf