Hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam

III. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG TMĐT QUA PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP 1. Phạm vi Khảo sát định tính này được thực hiện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 2. Các doanh nghiệp được phỏng vấn 15 doanh nghiệp với qui mô và loại hình kinh doanh khác nhau. Tiêu chí chọn lựa là các doanh nghiệp có quy mô sản xuất, loại hình kinh doanh khác nhau. 3. Phương pháp phỏng vấn Các cuộc phỏng vấn được thực hiện theo phương pháp bán cấu trúc, sử dụng tối đa các câu hỏi mở để thu thập các ý tưởng, ý kiến, động cơ và thái độ rất đa dạng của các doanh nghiệp. Nội dung các cuộc phỏng vấn được đánh máy tốc ký. 4. Chuẩn bị và đào tạo cho các phỏng vấn viên Các phỏng vấn viên bao gồm bốn cán bộ đang làm việc tại Ban CNTT và TMĐT, Bộ Thương mại. Các cán bộ này có kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT và TMĐT và tham gia hoạch định chính sách phát triển TMĐT ở Việt Nam. Trước khi tiến hành phỏng vấn các phỏng vấn viên đã trao đổi và thống nhất về nội dung, mục tiêu và kỹ thuật phỏng vấn. Tiến sỹ Đỗ Văn Lộc và Tiến sỹ Trần Ngọc Ca là hai chuyên gia hàng đầu của Việt Nam am hiểu cả lý thuyết cũng như có nhiều kinh nghiệm về phỏng vấn đã tư vấn cho các phỏng vấn viên về nhiều mặt liên quan tới phỏng vấn. Các phỏng vấn viên được chia làm hai nhóm để vừa có thể phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình khảo sát, phỏng vấn vừa có thể tiến hành phỏng vấn được nhiều đối tượng trong một giai đoạn ngắn.

doc131 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chi Minh City Điện thoại 84 8 7173212 Fax 84 8 7173733 Email vdfood@hcm.vnn.vn 133 CÔNG TY XE ÐẠP XE MÁY SÀI GÒN Địa chỉ 252 Lạc Long Quân, P.10, Q.11, TP HCM Điện thoại 08.8550602 - 8585300 Fax 8.8552629 134 CÔNG TY XE VÀ MÁY Địa chỉ Ðịa chỉ trụ sở chính: 35 Lê Lợi, Q1, TP HCM Điện thoại 8290123 - 8290171 Fax 8290168 Website: Hoạt động Sản xuất KD phụ tùng xe đạp, xe gắn máy. Lắp ráp xe đạp, xe gắn máy. Lắp ráp máy móc thiết bị khác. XNH trực tiếp. 135 CÔNG TY TNHH TM & SX HOA LÂM Địa chỉ 598B Nguyễn Ðình Chiểu, P.3, Q.3, TP HCM Điện thoại 8303107 Fax 8326616 Website: Hoạt động Sản xuất KD phụ tùng xe đạp, xe gắn máy. Lắp ráp xe đạp, xe gắn máy. Lắp ráp máy móc thiết bị khác. XNH trực tiếp. 136 CÔNG TY TNHH TM THẢO NGUYÊN Địa chỉ 846 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.28, Quận Bình Thạnh, TP HCM Điện thoại Ðiện thoại: 848-8988799/8992288 Fax Fax: 848-8988557/8988556 Email: tnc@fmail.vn.vn Website: Hoạt động Sản xuất, xuất khẩu thực phẩm trái cây 137 CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT DUTCH LADY VIETNAM Địa chỉ Xã Bình Hoà, Thuận An, Bình Dương Điện thoại (84-0650)754422 Fax (84-0650)754726 Email: phuong_nb@dutchlady.com.vn Website: Hoạt động Sản xuất, xuất khẩu thực phẩm trái cây 138 CÔNG TY ĐÔNG HẢI Địa chỉ A12 Phan Van Tri st Go Vap dist, TP HCM Điện thoại 84 – 08 – 9857687 / 8943984 Fax 84 – 08 – 8943037 Email: donghaiqk7@hcm.vnn.vn Website: Hoạt động Sản xuất và kinh doanh thực phẩm, thủ công mỹ nghệ 139 CÔNG TY TNHH KIM PHƯỢNG Địa chỉ 593 Ben Ba Dinh, Phuong 9, Quan 8,, TP HCM Điện thoại (84-8) 855 1897 Fax (84-8) 859 6115 Email: info@kphuong.com Website: Hoạt động Sản xuất, kinh doanh XNK nông sản 140 CÔNG TY TOYO VIỆT NAM Địa chỉ Lầu 3, 194 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP HCM Điện thoại 848-914-2370 Fax 848-9142369 Email: toyovn@toyo-vn.com Website: Hoạt động nghiên cứu khả thi, hoạch định chi phí quản lý dự án, thiết kế kỹ thuật, mua sắm, cung cấp thiết bị, vật tự, xây dựng...; PHỤ LỤC 8 NỘI DUNG CÁC CUỘC PHỎNG VẤN 1. CÔNG TY NHỰA RẠNG ĐÔNG 190 Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11, TP Hồ Chí Minh Tel: 84-8-9631496; Fax: 84-8-9692843 Email: rangdong1@hcm.vnn.vn Website: rangdongplas.com Người tiếp: Nguyễn Thị Kim Yến, CV. Phòng đầu tư Hỏi 1: Đánh giá của Công ty về vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT trong thời gian tới và qua Đáp: - Công ty sử dụng máy tính chủ yếu là ứng dụng vào việc trao đổi thông tin giữa công ty với các Chi nhánh và đại lý - Có mạng nội bộ, trong các phòng ban và các chi nhánh - Internet: có truy cập, nhưng không có thuê bao riêng - Sử dụng Internet là để tìm thông tin cần thiết về bạn hàng và về nguyên liệu - Liên hệ với khách hàng là do nhu cầu công việc chứ không có chương trình định kỳ. - Đã có trang Web riêng để giới thiệu về công ty và sản phẩm của công ty - Quan điểm của CNTT và TMĐT vào hiệu quả kinh doanh của Công ty: + Là để giao dịch, + Để tìm khách hàng, thị trường mới Hỏi 2: Trong tổng số sản phẩm bán hàng thì bao nhiêu % là giao dịch qua mạng? Đáp: - Internet chủ yếu dùng để giao dịch với khách hàng thường xuyên, khách hàng mới là rất í;. - Cũng có tìm nhà cung cấp qua mạng nhưng ít khi. - Giao dịch chủ yếu với khách hàng ngoại, với khách hàng trong nước ít giao dịch qua mạng; - Dùng Internet để trao đổi với khách hàng ngoại về hàng hoá; - Dùng fax phổ biến hơn e-mail: do e-mail chỉ có bộ phận vi tính sử dụng Hỏi 3. Hiện trạng TMĐT ở Công ty? Đáp: Hầu như chưa có gì dù có nghĩ đến việc bán hàng qua mạng (có nghĩ đến, có bàn đến) nhưng chưa có ứng dụng gì Hỏi 4: Có quan tâm đến các hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nước không? Đáp: có, rất mong Hỏi 5: Công ty quan tâm tới điều gì khi ứng dụng CNTT? Đáp: lợi thế của CNTT. Tuy nhiên, công ty chưa quan tâm và tận dụng tối đa những lợi ích của CNTT và TMĐT Hỏi 6. Kế hoạch ứng dụng CNTT và TMĐT của Công ty mình trong 2-3 năm tới: Đáp: - Về trang thiết bị: đã có thể đáp ứng các đòi hỏi ứng dụng TMĐT vì đã có đầu tư - Nguồn lực: cần thay đổi thói quen dùng paperwork - Ban lãnh đạo công ty đã xây dựng kế hoạch ứng dụng TMĐT Hỏi 7. Thuận lợi, khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng CNTT và TMĐT của công ty, Ví dụ? Đáp: Khó khăn - Chưa nhận được hỗ trợ nào từ phía Chính phủ trong việc ứng dụng TMĐT - Cán bộ của công ty chưa quan tâm đến các kiến thức về TMĐT - Cán bộ ít hiểu biết về luật TMĐT Kết luận - Ứng dụng CNTT trong nội bộ công ty cho mục đích quản lý sản xuất kinh doanh đã khá phổ biết; - Đã có ứng dụng Internet phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng phạm vi và hiệu quả còn giới hạn so với các khâu của TMĐT; - Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhận thức của các cán bộ chuyên trách về TMĐT còn hạn chế (về lợi ích; khả năng ứng dụng và luật pháp trong TMĐT); - Doanh nghiệp cần những hỗ trợ từ phía Chính phủ nhằm đẩy mạnh ứng dụng TMĐT như tuyên truyền quảng bá về lợi ích của TMĐT, giúp tổ chức đào tạo về kỹ năng ứng dụng TMĐT 2. CÔNG TY DỆT THÀNH CÔNG 8 Trường Chinh, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh Tel: 84-8-8151751; Fax: 84-8-8154008 Email: linh.imex@thanhcong.net Website: thanhcong.com Người tiếp: Phan Hồng Lĩnh, Giám đốc Xuất - Nhập khẩu Mobile: 0903916850 Hỏi: Tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT ở doanh nghiệp? Đáp: - Công ty sử dụng 450 máy vi tính vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như quản lý hàng hoá, tài chính - kế toán, thiết kế sản phẩm, trao đổi dữ liêu (EDI) với đối tác nước ngoài. - Công ty đã ứng dụng TMĐT từ rất sớm (năm 2001) thông qua việc tạo lập trang Web và tham gia đấu thầu trên mạng. Năm 2001, công ty đã thành công trong việc giành gói thầu trên mạng thực hiện hợp đồng trị giá 7 triệu USD (Toàn bộ câu chuyện về sự thành công của Hợp đồng này được thuật lại). Hỏi: Có tìm và đặt mua hàng hoá, nguyên liệu qua mạng chưa? Đáp: Đã thực hiện nhưng do lượng mua nhỏ nên không tổ chức đấu thầu mua hàng Hỏi: Nếu Hiệp hội dệt may, Tổng công ty dệt may đứng ra tổ chức đấu thầu để giúp các các đơn vị mua hàng hoá, nguyên vật liệu bằng hình thức đấu thầu thì có khả thi ? Đáp: Khả thi. Với các loại nguyên vật liệu được nhiều công ty sử dụng như sợi, bông, vì sẽ tạo ra mức mạnh trên thị trường cho người mua. Hỏi: Thị trường trong nước có nên khai thác như vậy không? Đáp: Có, tìm các nhà cung cấp trên mạng, thậm chí cho cả mua văn phòng phẩm Hỏi: Có định ứng dụng TMĐT để bán hàng trong nước không ? Đáp: Có khoảng 30 đầu mối bán sỉ, Có quan tâm đến bán sỉ và bán lẻ trong nước Hỏi: Giá trị xuất khẩu chiếm bao nhiêu % tổng sản lượng sản xuất của công ty ? Đáp : khoảng 60% Hỏi: Chính sách của Chính phủ như Viễn thông, nguồn nhân lực... có điều gì đáng nói ? Đáp: Nguồn nhân lực được đào tạo bây giời đã tiếp cận được với thực tế hơn trước, bắt nhịp được với thực tế nhanh. Tuy nhiên, viên thông còn nhiều điều đáng nói như triển khai ADSL chậm, đường truyền hiện nay có tốc độ rất chậm cả trong nước lẫn quốc tế Hỏi: Đứng về mặt pháp lý Doanh nghiệp thấy cần sớm có một khu khổ pháp lý không? Đáp: - Có. Ví dụ như các điều khoản của đấu thầu trên mạng hiện nay thường phải gửi đến công ty bằng đường bưu điện do các văn bản trên mạng chưa được công nhận giá trị pháp lý. - Về các dịch vụ của ngân hàng cũng vậy hiện nay đề phải thực hiện bằng giấy tờ do lo ngại về tính bảo mật và thanh toán điện tử chưa được công nhận giá trị pháp lý. - Hiện nay công ty JC (Hoa Kỳ) đã ký hợp đồng trên mạng nhưng công ty dệt Thành Công chưa tham gia được do Hợp đồng trên mạng chưa được công nhận giá trị pháp lý. Hỏi: Vừa qua, Bộ TM có đưa thông tin về hạn ngạch hàng dệt may lên mạng, doanh nghiệp thấy việc này là có ích? Đáp : Rất hữu ích, đây là một bước của Chính phủ điện tử (e-Government) Hỏi: Bộ Thương mại dự định triển khai việc cung cấp thông tin về Hải quan – Visa (EVIS – Electronis Visa System, doanh nghiệp thấy điều này là cần thiết) Đáp: có triển khai thì nhiệt liệt ủng hộ, ửng hộ ứng dụng CNTT vào quản lý nhà nước nói chung, phân bổ quota nói riêng và cần quan tâm đến lợi ích của các doanh nghiệp có giá trị gia tăng cao Kết luận: - Đánh giá của Công ty về vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT trong thời gian tới và qua : nhận thức và đánh giá cao lợi ích của TMĐT và những ứng dụng CNTT vào SXKD của Công ty - Hiện trạng TMĐT ở Công ty: doanh nghiệp đã ứng dụng sâu và rộng TMĐT vào trong sản xuất kinh doanh của Công ty. - Sẽ đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong kinh doanh và hướng vào thị trường trong nước. - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng CNTT và TMĐT: hạ tầng kỹ thuật như cước phí, tốc độ đường truyền thấp, môi trường pháp lý và những hỗ trợ mang tính định hướng của Chính phủ 3. CÔNG TY DỆT PHONG PHÚ  Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP Hồ Chí Minh Tel: 84-8-7310330; Fax: 84-8-8966088 Email: pmhuong@phongphutexco.com Website: phongphutexco.com Người tiếp: Phạm Minh Hương , Phó phòng Xuất - Nhập khẩu Mobile: 0913607982 - Hỏi: Tình hình ứng dụng CNTT của doanh nghiệp? - Đáp: - Trước đây chỉ dùng email, gần đây, đã chuyển qua ứng dụng CNTT rộng và sâu hơn như lên mạng, tìm thông tin để tìm khách hàng tiềm năng - Đã ứng dụng TMĐT sâu và rộng thông qua việc tìm kiếm các đối tác nước ngoài qua mạng và đấu thầu trên mạng. Hỏi : Đánh giá của Công ty về vai trò của CNTT và TMĐT và ứng dụng trong thời gian vừa qua và thời gian tới Đáp : - Với một công ty lớn thì đánh giá CNTT và TMĐT là có vai trò quan trọng - Có 1 trợ lý của TGĐ phụ trách các ứng dụng CNTT + Mới chỉ dừng lại ở mức độ ứng dụng nội bộ + Đi sâu và để hướng ra ngoài thì chưa + Trước đây mọi người kỳ vọng nhiều vào ứng dụng CNTT nhưng có một thực tế là cơ cấu của một doanh nghiệp nhà nước còn nhiều điểm chưa hợp lý. Hỏi : Hiện trạng ứng dụng CNTT và TMĐT ở Công ty đến đâu Đáp: - Trước đây định thuê Leasedline, hiện tại vẫn dùng Modem - Dự định dùng ADSL - Từ lâu đã có trang Web. và đăng ký ở các trang web engine search Hỏi: Đến nay, daonh nghiệp nhận thấy cách tiếp thị bằng Website có hiệu quả không? Có dẫn đến khả năng ký hợp đồng? Đáp: - Có, nhắm đến thị trường quốc tế là chính - Bán ngyên liệu sản xuất là chính chứ không sử dụng đến các sản phẩm - Bán hàng trên mạng là muôn hình muôn vẻ: nhưng kể từ khi đưa thông tin lên mạng đến khi ký được hợp đồng thì là cả một quá trình - Chưa có một khách hàng thực sự nào ký được hợp đồng qua mạng. Nhưng dự định là sẽ hệ thống lại cho bao nhiêu năng lực cho từng loại sản phẩm nào. Hỏi: Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng CNTT và TMĐT, Đáp: - Cần có sự hỗ trợ của CP trong việc xây dựng các phần mềm quản lý - Vấn đề của ứng dụng TMĐT là: làm thế nào để ứng dụng có hiệu quả - Cần có hướng dẫn cụ thể về xây dựng Chiến lược, kỹ năng ứng dụng TMĐT. - Cần hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Hỏi: Trong thời gian tới cần hỗ trợ gì từ phía Chính phủ? Đáp: - Cần có sự liên kết với các ngành liên quan: - Ngành dệt may có dữ liệu cho các Ngành, với một công ty dữ liệu rất tốt nhưng không thể dùng hết, giá lại khá cao (mười mấy ngàn USD). Nếu Hiệp hội và Cơ quan nhà nước có thể giúp mua chung cho các doanh nghiệp thì rất là tốt. Hỏi: Bộ Thương mại dự định xây dựng một sàn giao dịch, nơi mà các doang nghiệp có thể tham gia các diễn đàn về TMĐT, doanh nghiệp có quan tâm không? Đáp: Có. Sẽ có tiếng nói rất trọng lượng với các khách hàng nước ngoài Kết luận: - Đánh giá của Công ty về vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT trong thời gian tới và qua: đã nhận thức và đánh giá cao lợi ích của TMĐT và những ứng dụng CNTT vào SXKD của Công ty - Hiện trạng TMĐT ở Công ty: doanh nghiệp đã ứng dụng sâu và rộng TMĐT vào trong sản xuất kinh doanh của Công ty. - Sẽ đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong kinh doanh và hướng ra thị trường nước ngoài. - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng CNTT và TMĐT: + Cước phí đối với đường truyền thuê riêng cao, nếu doanh nghiệp sử dụng thì không hiệu quả. + Môi trường pháp lý còn thiếu. + Cần hỗ trợ của Chính phủ trong việc ứng dụng và triển khai TMĐT như đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở dữ liệu cho ngành. 4. CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI TRÍ 62A đường Nguyễn Trọng Tuyền, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh Tel: 84-8-8445343; Fax: 84-8-8459979 Email: nkhaitri@hcm.vnn.vn Website: khaitri.com.vn Người tiếp: Phạm Thiện Nghệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Mobile: 0903 947891 H: Đánh giá về tình hình và ứng dụng TMĐT ở VN Đáp: - Các doanh nghiệp đã bước đầu ứng dụng - Về Pháp lý: chưa có một môi trường pháp lý đồng bộ để có thể ứng dụng tất cả các khâu của TMĐT - Dân trí: vẫn còn thói quen mua hàng ở hiệu, phải sờ, mó tận tay - Chữ ký điện tử chưa được công nhận giá trị pháp lý - Bộ Tài chính, Tổng cục thuế phải tiến hành đồng bộ các quy định pháp lý trong lĩnh vực này thì mới có thể thực hiện TMĐT được Hỏi: Công ty có ứng dụng quảng cáo trên mạng? Đáp: Có Hỏi: Chiến lược kinh doanh của công ty? có tính đến ứng dụng TMĐT hay không? Ví dụ có tính đến chuyện cung cấp dịch vụ mạng hay không? Bán hàng trên siêu thị ảo... Đáp: Về lâu dài sẽ làm. Khi Pháp lệnh TMĐT ra đời thì mới có thể ứng dụng đuợc những hoạt động nêu trên. Hiện giờ thị trường chưa chín muồi mà đòi hỏi phải có đầy đủ khung pháp lý, có ứng dụng thì cũng không hiệu quả do các điều kiện cần thiết chưa chín muồi. Cụ thể trường hợp của công ty Khai Trí, dự tính phải 3 năm nưa mới làm Hỏi: Hiện nay đúng là có nhiều khó khăn nhưng đã có nhiều sự cố gắng hơn trước xét từ phía Chính phủ? Đáp: Đúng. Cụ thể: - Bộ Thương mại đang xây dựng khung pháp lý - Bộ Bưu chính viễn thông đang xây dựng Nghị định về chữ ký điện từ Hỏi: Chính phủ có cần có sự hỗ trợ gì không? (tài chính, thuế, đào tạo nguồn nhân lực) Đáp: - Các chính sách của Bộ Bưu chính viễn thông thì đã mở - Là công ty bán giải pháp cho giáo dục, đào tạo, dạy nghề nên ứng dụng TMĐT cũng có những đặcc thù; 2-3 năm là có thể hoàn thành Hỏi: Trong tương lai thì tập trung vào cái gì Đáp: E-learning trong nhà trường Kết luận: - Đánh giá của Công ty về vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT trong thời gian qua và trong thời gian tới: đã nhận thức và đánh giá cao lợi ích của TMĐT và những ứng dụng CNTT vào SXKD của Công ty - Hiện trạng TMĐT ở Công ty: doanh nghiệp chưa ứng dụng sâu và rộng TMĐT vào trong sản xuất kinh doanh của Công ty do những hạn chế về điều kiện kinh doanh. - Sẽ đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong kinh doanh trong những năm tới. - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng TMĐT: + Môi trường pháp lý cho TMĐT còn thiếu (vấn đề ký hợp đồng, thanh toán, thuế...). + Cần hỗ trợ của Chính phủ trong việc ứng dụng và triển khai TMĐT như đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền, quảng bá. 5. CÔNG TY ACER VIỆT NAM 53-55 đường Cao Thắng, Quận 3, TP Hồ Chí Minh Tel: 84-8-834 3780; Fax: 84-8-8343779 Email: john_hoang@acer.com.vn Website: acer.com.vn Người tiếp: Hoàng Trung Quân, Giám đốc Trung tâm bảo hành Mobile: 0903 380530 Hỏi: Tình hình ứng dụng TMĐT của công ty Đáp: - Ở các nước phát triển thì A có đầu tư chung với các công ty khác để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh TMĐT; - Ở VN, A đang khảo sát các điều kiện để tung sản phẩm vào thị trường. đang chờ đến khi thị trường hội đủ các điều kiện rồi thì mới đưa các sản phẩm hoặc dịch vụ vào ứng dụng TMĐT Hỏi: Đến nay ở Việt Nam công ty có cung cấp dịch vụ TMĐT nào? Đáp: Bước đầu chỉ cung cấp các giải pháp về hạ tầng CNTT cho các công ty vừa và nhỏ. Trong trường hợp cung cấp trọ gói thì có thiết kế Website. Hỏi: Đã có ý định cung cấp sàn TMĐT chưa? Đáp: Qua khảo sát không thấy tiềm năng, các trang Web của nước ngoài thì nhộn nhịp hơn, còn ở Việt Nam doanh nghiệp ít quan tâm. Hỏi: Chính sách của Chính phủ đối với TMĐT thì có những điểm gì chưa được? Đáp: - Một là: mặc dù hạ tầng CNTT đã phát triển, dịch vụ Internet đã tăng nhưng tỉ lệ người sử dụng thấp; Giá trị gia tăng trong trang Web không nhiều với nước ngoài; Gate way: của quốc gia nhỏ quá nên những yếu tố này kìm hãm TMĐT. - Hai là: hiện nay dùng tiền mặt ở Việt Nam còn phổ biến dẫn đến hạn chế sự phát triển thị trường TMĐT. - Ba là: Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia TMĐT còn nghèo nàn: chưa có các chính sách ưu đãi hoặc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia TMĐT, thanh toán bằng thẻ. Hỏi: Sở hữu trí tuệ là một vấn đề ở Việt Nam, trong những năm tới cần có hỗ trợ gì không để ứng dụng và phát triển TMĐT. Đáp: - Nên giới hạn đối với phần mềm, người sử dụng thường không hình dung được giá trị của bản quyền nên thường bị lãng phí ngưồn nhân lực - Nếu bản quyền mà không được xử lý ở trong nước thì khó có thể cạnh tranh ở nước ngoài Hỏi: Các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có nhận thấy vấn đề gì về bản quyền, và đã thấy thiệt hại gì không? Đáp: Ngoài việc cung cấp thiết bị, giải pháp mà trong đó có phần mềm mà các phần mềm này không được bảo vệ sở hữu trí tuệ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của công ty. Hỏi: Hiệu quả về việc tiêu tiền cho CNTT ở Việt Nam thế nào? Đã bao giờ công ty nghĩ đến chuyện tư vấn cho khách hàng để đảm bảo hiệu quả cho việc sử dụng kinh phí cho CNTT Đáp: - Hiện nay ở VN các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại là các doanh nghiệp hay lãng phí. - Cần xây dựng chính sách chung về sử dụng CNTT; (Bài học từ Thái Lan) Hỏi: Các doanh nghiệp FDI, chưa nhiệt tình trong việc ứng dụng TMĐT, nguyên nhân? Đáp: Các doanh nhiệp này thường cân nhắc kỹ lưỡng tính hiệu quả của đầu tư Kết luận: - Công ty có nhận thức xác đáng về vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT đối với sản xuất, kinh doanh của mình trong thời gian qua và trong thời gian tới - Hiện nay công ty chưa thực sự ứng dụng rộng rãi TMĐT vào kinh doanh do những điều kiện để ứng dụng TMĐT ở Việt Nam (theo công ty) còn chưa chín muồi. - Sẽ ứng dụng TMĐT trong kinh doanh khi đủ điều kiện khách quan cho TMĐT ở Việt Nam. - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng TMĐT: Môi trường pháp lý cho TMĐT còn thiếu (vấn đề ký hợp đồng, thanh toán, thuế...). 6. CÔNG TY GIẦY PHÚ LÂM Hỏi: Xin giới thiệu về công ty? Đáp:  Địa chỉ: 71C Lý Chiêu Hoàng - Quận 6 - TP Hồ Chí Minh Tel: 84-8-8750098; Fax: 84-8-8754299 Email: phulam@hcm.fpt.vn Mr. Phan Ngọc Khải - Phòng Xúc tiến ngoại thương Mobile: 0908120911 - Công ty giầy Phú Lâm (Phulam Footwear Company) là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp - Sản xuất, gia công các mặt hàng giầy dép, trong đó chuyên sản xuất giầy nữ - Số lượng công nhân tại TP Hồ Chí Minh 1500 công nhân, Hà Nội: 2200, Hải Phòng: 600 - Số cán bộ quản lý, văn phòng: 100 Hỏi: Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của công ty? Đáp: - Số lượng máy tính (tại Trụ sở chính TP Hồ Chí Minh): 50 - Đã có hệ thống mạng cục bộ (LAN) - Trang web www.fulamshoes.com đưa vào sử dụng từ năm 1999, thuê công ty FPT cập nhật trang web (khoảng 1 tháng cập nhật một lần) - Ngoài các phần mềm văn phòng phổ biến (Microsoft Office), công ty cũng đã sử dụng một số phần mềm nghiệp vụ riêng như phần mềm kế toán, thiết kế mẫu mã Hỏi: Nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử của công ty Đáp: - Công ty hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và TMĐT song do Ban giám đốc chưa thực sự quan tâm tới lĩnh vực này nên chưa có bất kỳ kế hoạch, chiến lược gì để phát triển và ứng dụng CNTT, TMĐT - Công ty chưa có bộ phận chuyên về CNTT, hiện tại Phòng Kinh doanh phụ trách các công việc liên quan tới lĩnh vực này - Công ty đã tham gia một số lớp đào tạo ngắn ngày của VCCI về thông tin song kết quả không đáng kể Hỏi: Khó khăn công ty đang gặp phải đối với ứng dụng TMĐT Đáp - Kinh phí đầu tư vào CNTT của công ty còn quá nhỏ - Không có ai, tổ chức nào hướng dẫn lập kế hoạch, xây dựng các chương trình ứng dụng CNTT, TMĐT, chủ yếu là tự mày mò, không biết bắt đầu từ đâu - Công ty gặp khó khăn trong việc tìm hiểu về đối tác (đặc biệt là các đối tác từ Đài Loan, Nga, Hàn Quốc) - Hỗ trợ của Hiệp hội Da giầy trong việc ứng dụng CNTT, TMĐT còn rất yếu, các biện pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khách hàng của Công ty chủ yếu thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm Hỏi: Những hỗ trợ cần thiết từ phía Chính phủ? Đáp: - Muốn nhận được sự hỗ trợ, đào tạo về cách thức tiếp cận TMĐT - Rất cần được hỗ trợ, cung cấp những thông tin chính xác về khách hàng, đối tác Kết luận: - Nhận thức của lãnh đạo công ty về vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT đối với sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế. - Hiện nay công ty đã có một vài hoạt động nhằm ứng dụng TMĐT vào kinh doanh nhưng còn ở mức độ đơn giản - Công ty chưa có kế hoạch cụ thể về ứng dụng TMĐT trong kinh doanh. - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng TMĐT: + Cần đào tạo + Công tác tuyên truyền quảng bá nhằm nâng cao nhận thức về TMĐT. 7. CÔNG TY SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TIÊN (BITI’S) Địa chỉ: 129 Bis Lý Chiêu Hoàng - Quận 6 - TP Hồ Chí Minh Tel: 84-8-8754513; Fax: 84-8-8753443 Email: quanp@bitisvn.com Mr. Phạm Bảo Quân - Trưởng Phòng CNTT Mobile: 0903768150 Hỏi: Xin giới thiệu về công ty? Đáp: - Công ty Bình Tiên là doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất giầy dép các loại - Đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, EU, Mỹ tuy nhiên doanh số thị trường nội địa vẫn chiếm tỷ lệ cao là 70% - Hiện đang trong giai đoạn “tái cấu trúc toàn bộ Công ty” để chuẩn bị hội nhập Hỏi: Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của công ty? Đáp: - Từ năm 1999, Công ty đã đầu tư khá nhiều vào lĩnh vực CNTT. Đến nay, cơ sở hạ tầng về CNTT trong nội bộ Công ty khá mạnh. - Hệ thống máy tính khá lớn với hơn 800 máy tính cá nhân và 15 máy chủ (trị giá mỗi máy chủ khoảng 10.000USD), đường kết nối Internet trực tiếp (leased line) - Công ty đã có trang web riêng song chủ yếu chỉ để giới thiệu về công ty, hiệu quả của trang web còn nhiều hạn chế. - Đội ngũ cán bộ tin học gồm 5 người chuyên về phần cứng, 15 người chuyên về phần mềm - Quá trình tin học hoá trong nội bộ Công ty được triển khai và ứng dụng hiệu quả. Hiện tại các quá trình sản xuất, kế toán, lương, quản lý khách hàng, nhân sự đều sử dụng phần mềm. Hệ thống báo cáo, ra quyết định, trao đổi thông tin đều thực hiện qua mạng nội bộ, không giấy tờ. - Công ty hiện đang sử dụng 42 phần mềm khác nhau trong các hoạt động nghiệp vụ và hiện đang tìm đối tác để tích hợp thành 1 hệ thống liên thông được với nhau. - Sắp tới, Công ty sẽ triển khai xây dựng mạng diện rộng (WAN) để kết nối hệ thống cho tất cả các chi nhánh, cửa hàng, đại lý trên toàn quốc. Hỏi: Nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử của công ty Đáp: - Ban giám đốc Công ty rất ủng hộ việc phát triển các ứng dụng CNTT và TMĐT, sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực này nếu có kế hoạch phát triển cụ thể. Tuy nhiên hiện Công ty chưa có bất kỳ một kế hoạch nào để triển khai ứng dụng TMĐT - Công ty đang xây dựng lại trang web, chuẩn bị nhân sự cho TMĐT, cho cán bộ đi đào tạo Hỏi: Khó khăn công ty đang gặp phải đối với ứng dụng TMĐT Đáp: Nhìn chung, Công ty không gặp phải khó khăn về tài chính, nguồn nhân lực về CNTT, TMĐT Hỏi: Những hỗ trợ cần thiết từ phía Chính phủ? Đáp: Mong muốn duy nhất của Công ty là cơ sở hạ tầng CNTT quốc gia được cải thiện hơn nữa, tốc độ đường truyền Internet nhanh để Công ty có thể giảm chí phí và triển khai hệ thống ứng dụng CNTT hiệu quả hơn. Kết luận: - Công ty có nhận thức xác đáng về vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT đối với sản xuất, kinh doanh của mình trong thời gian qua và trong thời gian tới - Hiện nay công ty đã ứng dụng rất sâu CNTT vào sản xuất kinh doanh nhưng ứng dụng TMĐT mới chỉ ở mức độ ban đầu nghĩa là có trang Web để giới thiệu công ty. - Công ty chưa có kế hoạch cụ tể cho việc ứng dụng TMĐT trong thời gian tới. - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng TMĐT: Hạ tầng CNTT quốc gia cần được cải thiện hơn nữa nhàm giảm chi phí khai thác và phát triển CNT (tốc độ đường truyền) 8. CÔNG TY TNHH VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC SÀI GÒN (SIC) Địa chỉ: 174 Võ Thị Sáu - Quận 3 - TP Hồ Chí Minh Tel: 84-8-9325360; Fax: 84-8-9326902 Email: sic@hcm.vnn.vn Mr. Võ Văn An - Giám đốc Mobile: 0903700296 Hỏi: Xin giới thiệu về công ty? Đáp: - Là một công ty tư nhân nhỏ với khoảng 15 nhân viên, thành lập tháng 1/1995 với hướng đi chính là cung cấp các giải pháp tổng thể với các sản phẩm phần mềm, cung cấp thiết bị phần cứng, tư vấn giải pháp, thiết kế lắp đặt mạng cục bộ, diện rộng, sửa chữa, bảo hành và bảo trì hệ thống. - Sản phẩm phần mềm chủ yếu của Công ty là về lĩnh vực dự toán xây dựng, kế toán, quản trị, hỗ trợ ra quyết định. - Tuy nhiên, doanh số của Công ty phần lớn vẫn do việc kinh doanh phần cứng, doanh số phần mềm chỉ chiếm một phần nhỏ. Hỏi: Xin cho biết nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử Đáp: - Công ty chưa có trang web riêng do khó khăn về nhân lực - Rất mong muốn phát triển các ứng dụng TMĐT song trình độ ngoại ngữ của nhân viên còn yếu là một cản trở rất lớn khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài Hỏi: Khó khăn công ty đang gặp phải Đáp: - Cơ sở hạ tầng Internet trong nước còn kém, cước phí còn cao đối với Công ty. Công ty chưa thể thuê đường truyền Internet trực tiếp để tạo thuận lợi cho việc giao dịch với các công ty nước ngoài (lĩnh vực phần mềm đòi hỏi việc gửi/nhận dữ liệu thường xuyên với dung lượng lớn) - Cơ sở pháp lý, công cụ thanh toán, thuế trong TMĐT chưa có cũng là một nguyên nhân khiến Công ty chưa thể triển khai việc kinh doanh các sản phẩm của Công ty trên mạng (phần mềm là lĩnh vực có ưu thế trong TMĐT) - Sắp tới Công ty sẽ đăng ký đường truyền ADSL vì cước phí thấp, tốc độ khá cao để tăng cường hiệu quả hoạt động chuyên môn của Công ty Kết luận: - Công ty có nhận thức cơ bản về vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT đối với sản xuất, kinh doanh của mình trong thời gian qua và trong thời gian tới - Hiện nay công ty chưa thưc sự ứng dụng TMĐT vào kinh doanh do hạn chế về nguồn nhân lực và cước phí viễn thông. - Công ty có kế hoạch và mong muốn ứng dụng TMĐT trong thời gian tới. - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng TMĐT: + Hạ tầng CNTT quốc gia cần được cải thiện hơn nữa nhằm giảm chi phí khai thác và phát triển CNT (tốc độ đường truyền). + Hỗ trợ về đào tạo. 9. CÔNG TY XUNHASABA  Địa chỉ: 32, Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: 84-4-826 2989 Fax: 84-4-825 2860; Email: xunhasaba@hn.vnn.vn Website: Người được phỏng vấn: Hà Triều Kiên, Tổng Giám đốc và các nhân viên liên quan Hỏi: Xin cho biết một số thông tin khái quát về Công ty Đáp: Là công ty xuất, nhập khẩu sách báo lâu đời nhất ở Việt Nam, có quan hệ thưưong mại quốc tế khá rộng ở khắp các châu lục. Hỏi: Những ứng dụng TMĐT trong kinh doanh Đáp: - Ứng dụng CNTT: hạn chế do nguồn lực và con người - Đã xây dựng trang Web từ vài năm gần đây, chủ yếu phục vụ cho việc chào hàng, giới thiệu sản phẩm cho xuất khẩu - Đã có mạng nội bộ. - Khách lẻ ở nhiều nước châu Âu, Mỹ, Canada đã đặt hàng qua mạng - Về nhập khẩu và cung cấp sách báo cho thị trường trong nước thì chưa ứng dụng được nhiều. Website dùng để tìm nguồn nhập khẩu ngoài các nguồn hàng truyền thống. - Đã dùng Visa card để mua hàng trên mạng ví dụ như AMAZONE, Mc Gral HIll,... Hỏi: các vấn đề khó khăn gặp phải trong ứng dụng TMĐT Đáp: - Vấn đề bảo mật thông tin trên mạng, đặc biệt là nạn nhái thương hiệu của công ty để bán hàng là phổ biến. - Khâu thanh toán chưa thực hiện trực tuyến được và còn phải thực hiện bằng phương pháp truyền thống, dù khách hàng có cung cấp số thẻ tín dụng hoặc VISA card thì vẫn phải nhờ ngân hàng ngoại thương kiểm tra. - Vấn đề hoá đơn và chứng từ nếu cung cấp hàng hoá cho khách hàng nước ngoài. Hỏi: những hỗ trợ cần thiết từ phía Chính phủ Đáp: - Chính phủ cần sản xuất ra các phần mềm chuyên nghiệp hỗ trợ khâu thanh toán, quản lý hàng tồn kho... trong TMĐT vì nếu mua của nước ngoài thì rất đắt, ngoài khả năng tài chính của công ty. - Chính phủ cần sớm xây dựng và ban hành cơ sở pháp lý về bảo mật, về thanh toán, về chống giả mạo thương hiệu nhằm giúp công ty ứng dụng TMĐT. - Tổ chức các hội thảo, tập huấn về TMĐT cho công ty - Cần xây dựng các mô hình mẫu, điển hình về TMĐT để công ty học tập, rút kinh nghiệm. Kết luận: - Công ty đã nhận thức rõ vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT trong kinh doanh - Đã ứng dụng hầu hết các khâu nhưng khâu thanh toán vẫn thực hiện bằng phương pháp 110 9/22/2005 truyền thống. - Kế hoạch của Công ty trong 2-3 năm tới: chưa có kế hoạch cụ thể - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng CNTT và TMĐT: đề nghị hỗ trợ về mặt pháp lý, đào tạo và các phần mềm cơ bản sử dụng trong TMĐT 10. CÔNG TY IBM Hỏi:  Địa chỉ : 14 Thuỵ Khuê, Hà Nội Tel: 84-4-8426316 Fax: 84-4-8426320; Email: hoãngh@vn.ibm.com Người được phỏng vấn: Hoàng Xuân Hiếu, Phó Tổng giám đốc Mobile: 0903402676 1. Quan diểm của công ty IBM về TMĐT như thế nào? 2. Ứng dụng gì về TMĐT ở Việt Nam 3. Tiềm năng của TMĐT ở Việt Nam ra sao? 4. Thuận lợi khó khăn đối với Công ty trong ứng dụng TMĐT 5. Kiến nghị về chính sách của Chính phủ đối với TMĐT Đáp: - IBM đã ứng dụng TMĐT (EID, EDIFACT) ở Việt Nam từ những năm 90 - Hiện nay, thông qua việc thực hiện mua sắm qua mạng đã tiết kiệm được khoảng 1 tỷ USD/năm. Hàng năm IMB xuất bản nhiều báo cáo về kinh nghiệm ứng dụng TMĐT trên toàn cầu. - Qua khảo sát cho thấy hiện nay ở thị trường ở Việt Nam phần cứng chiếm 80-90% giá trị mua sắm CNTT. Trong khi đó Cơ cấu doanh thu toàn cầu của IBM là 45% là dịch vụ, 16% là phần cứng, 34% là phần mềm và 4% là tài chính. Như vậy, riêng phần mềm và dịch vụ của IBM luôn chiếm khoảng 76%, phần cứng chỉ chiếm dưới 20%. Ở Việt Nam khi nền kinh tế chuyển đổi thì chúng ta cũng cần tuân theo xu hướng này. - Ở cấp doanh nghiệp IBM cung cấp nhiều phần mềm ứng dụng (ở cấp WG thì Microsoft làm nhiều hơn). Trong thời gian tới IBM sẽ củng cố và đẩy các phầ mềm ứng dụng ở cấp WG. - IBM Việt Nam đã cung cắp dịch vụ nhưng chỉ chiếm dưới 10%. Hiện nay, các hệ thống của ngân hàng sử dụng rất nhiều phần mềm của IBM (Integration Software) những phần mềm này ở Việt Nam chỉ duy nhất IBM của Việt Nam cung cấp. Giá trị những phần mềm này thường chiếm 30% giá trị thiết bị và nằm trong cả gói thiết bị được cung cấp. - Ở Việt Nam IBM có khoảng 40 nhân viên; trong đó dịch vụ có 12 người, Software 3 người. Định hướng của IBM là cung cấp các phần mềm tới khách hàng qua hệ thống đại lý của mình ở Việt Nam - Về phần mềm cho TMĐT, IBM đã và đang cung cấp hệ thống phần mềm với tên họi là Mecsure Tồn tại, vướng mắc: - Hạ tầng cơ sở không đồng bộ về truyền thông - Đào tạo: cơ cấu đào tạo không hợp lý; trong CNTT đầu ra không sử dụng được - Đào tạo cho sự sẵn sàng ứng dụng TMĐT chưa thực hiện đuợc - Thuế thu nhập cá nhân làm việc trong lĩnh vực CNTT còn nhiều hạn chế và bất hợp lý vì vậy dễ bị mất đi nguồn nhân lực có chất lượng tốt do sự di chuyển di chuyển nhanh và không bị hạn chế. 111 9/22/2005 - Vấn đề phân biệt thế nào là một phần mềm để được hưởng ưu đãi còn chưa rõ ràng; trong khi đó một sản phầm CNTT không phải chỉ riêng phần mềm (Thế nào là một phần mềm thì rất khó giải thích). Vấn đề chính ở đây không phải là ưu đãi cho những người làm CNTT mà là nuôi dưỡng nguồn thu và bảo vệ nguồn thu. - Đối với TMĐT: vấn đề quan trọng là đang thiếu Cơ sở pháp lý như phần xác thực, (Công nghệ có hết rồi). - Chức năng của nhà nước là đào tạo và tuyên truyền nhưng chưa thực hiện được. - Biện pháp đẩy mạnh ứng dựng TMĐT là hướng dẫn, tuyên truyền và xây dựng điển hình để tuyền truyền. Kết luận: - Công ty đã nhận thức sâu sắc vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT trong kinh doanh ; - Đã ứng dụng rộng rãi TMĐT ở trên thế giới nhưng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế - Kế hoạch của Công ty trong 2-3 năm tới: cung cấp các phần mềm phục vụ ứng dụng TMĐT ; - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng CNTT và TMĐT gồm: môi trường pháp lý cho TMĐT, ưu đãi về thuế và quảng bá, tuyên truyền về TMĐT. 11. TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (VEC), CÔNG TY HÙNG VƯƠNG Địa chỉ: 63 Hàng Trống – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Điện thoại: (84-8) 9285845 Fax: (84-8) 9285779 Website:www.thuongmaidientu.com Người được phỏng vấn: Nguyễn Đức Hoa Cương, Giám đốc Hỏi: đánh giá của Công ty về tiềm năng phát triển TMĐT của Công ty Đáp: - Mục đích ban đầu của trang Web đầu tiên là tạo ra một diễn đàn trao đổi kiến thức TMĐT để tiếp cận TMĐT. Sau một thời gian qua tiếp xúc với độc giả thấy rằng trên thị trường có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến TMĐT vì vậy cho rằng TMĐT có tiềm năng phát triển. Sau đó quyết định đầu tư cho phần TMĐT trong trang Web của công ty. - Công ty có tham gia vào một số đề tài, chương trình của Nhà nước trong các vấn đề liên quan đến TMĐT. Hỏi: Quan điểm của công ty về hiện trạng TMĐT ở Việt Nam? Đáp: Có nhiều dịch vụ liên quan đến TMĐT ở Việt Nam chưa thể thực hiện được là do: - Hạ tầng cơ sở kỹ thuật về Thông tin còn nhiều hạn chế: chỉ có một cổng quốc tế ra nước ngoài. - Môi trường pháp lý chưa đầy đủ Hỏi: Chiến lược kinh doanh TMĐT trong thời gian tới của Công ty ra sao? Đáp: - Đẩy mạnh việc ứng dụng rộng rãi TMĐT vào trong kinh doanh của công ty. - Phối hợp với các đơn vị khác; Nếu sàn giao dịch của Bộ TM lập ra thì các nhà đầu tư sẽ tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan đến TMĐT, nhằm triển khai các ứng dụng mà trong tình hình hiện nay chưa thể thực hiện được. - Công ty đang có thế mạnh về du lịch dịch vụ, dự định trong thời gian tới sẽ ứng dụng TMĐT mạnh hơn vào dịch vụ này - Tin tưởng rằng khi Pháp lệnh TMĐT ra đời thì việc ứng dụng TMĐT sẽ có ích hơn 112 9/22/2005 Hỏi: Chính sách hỗ trợ cần thiết đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh TMĐT. Đáp: Chính phủ đang quá trú trong đào tạo nguồn nhân lực cho nghệ thông tin. Trên thực tế trong TMĐT thì người làm thương mại (người ứng dụng) mới là quan trọng. Ví dụ: + Quan hệ với khách hàng rất quan trọng + Quản lý nguồn nhân lực + Quản lý hàng tồn kho... Kết luận: - Công ty đã nhận thức sâu sắc vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT trong kinh doanh ; - Đã ứng dụng rộng rãi TMĐT trong hoạt động tư vấn và kinh doanh của công ty ở Việt Nam nhưng còn nhiều hạn chế - Kế hoạch của Công ty trong 2-3 năm tới: đẩy mạnh ứng dụng TMĐT vào hoạt động của công ty (du lịch) đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn và các phần mềm phục vụ ứng dụng TMĐT; - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng CNTT và TMĐT gồm: + Môi trường pháp lý cho TMĐT, + Ưu đãi về thuế, về đầu tư + Công tác tuyên truyền, quảng bá về TMĐT của các cơ quan nhà nước chưa thực hiện tốt. + Công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa được chú trọng và còn có sự nhầm lẫn. 12. CÔNG TY NHẤT VINH  Địa chỉ: số 2, Trần Thánh Tông, Hà Nội Người được phỏng vấn: Lê Trung Nghĩa, Giám đốc Hỏi: Đánh giá về chính sách của Chính phủ đối với phát triển TMĐT Đáp: - TMĐT không phải chỉ riêng là Thương mại, mà chứa đựng CNTT - Ngoài cơ sở pháp lý, chính sách của Chính phủ cần bao hàm các yếu tố về công nghệ - Chính sách của Chính phủ chưa có những ưu đãi phù hợp hoặc còn nhiều điểm chưa hợp lý trong việc điều chỉnh các vấn đề, các lĩnh vực như: + Các công ty sản xuất, kinh doanh dịch vụ + Các công ty cung cấp dịch vụ mạng + Khai báo hải quan trên mạng + Khai báo thuế trên mạng ra sao + Luật khuyến khích đầu tư (hỗ trợ rủi ro) ra sao: nhà nước hỗ trợ cái gì + Giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho kinh doanh điện tử + Đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT Hỏi: Những thành công trong TMĐT của Nhất Vinh Đáp: - Đầu năm 2000, một Công ty của Úc về đặt hàng gia công một số phần mềm về TMĐT (Web). Xuẩt hiện nhu cầu hình thành một công ty mới, tháng 8 năm 2000 công ty Nhất Vinh ra đời. - Trong năm 2000 NV thực hiện 6 dự án về TMĐT, Hỏi: Đánh giá về điều kiện ứng dụng TMĐT ở Việt Nam Đáp: - Đến bây giờ chưa phải là lúc để tiến hành hoặc làm TMĐT ở Việt Nam. - Từ năm 2001 đến nay NV có làm một dự án về TMĐT nhưng chỉ để trưng bày chứ không ứng dụng được ở Việt Nam. 113 9/22/2005 - Về điều kiện kỹ thuật thì TMĐT đã có thể làm được nhưng chính sách thì không làm được do chính sách quá yếu. Hỏi: Xin cho biết một vài ý kiến về phát triển TMĐT ở Việt Nam Đáp - Để ứng dụng TMĐT ở Việt Nam cần giải quyết được hai vấn đề về kỹ thuật: + Security + Payment online - Giải pháp đối với các vấn đề kỹ thuật này là nhập khẩu các công nghệ có sẵn. Đây là con đường ngắn nhất để tiếp cận công nghệ mới ở Việt Nam. - Trong giai đoạn này các ứng dụng về TMĐT của Việt Nam nên hưướng ra thị trường nước ngoài - Sản xuất các phần mềm TMĐT là để xuất khẩu chứ không phải để bán hàng trong nước. - Ứng dụng TMĐT nên bắt đầu và tập trung vào ngành Du lịch vì khách hàng hoàn toàn là người nước ngoài, chỉ có luồng tiền vào chứ không có luồng tiền ra. Và điều quan trọng nhất là chỉ có các khách hàng này mới có dùng thẻ - Nếu giải pháp và công nghệ cho an toàn và an ninh trong TMĐT mà do một cơ quan trong nước thì sẽ không thể phát triển TMĐT ở Việt Nam. - Vấn đề Payment online: chỉ phụ thuộc vào giới Ngân hàng Việt Nam. Nếu các ngân hàng Việt Nam không làm được thì sẽ mất toàn bộ thị trường trong nước và tay các công ty nước ngoài. - Liên quan đến sở hữu trí tuệ, các phần mềm cho TMĐT của Việt Nam phải dựa trên cơ sở OSS, nếu dựa trên các sản phẩm không có bản quyền thì không thể xuất khẩu được. - Hiện này, 95-97% doanh nghiệp Việt Nam không tự làm được TMĐT vì vậy nên chúng ta không nên sử dụng các phần mềm thương mại vì nếu vậy sẽ tốn kém nguồn lực của xã hội, dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. - Trong hoàn cảnh hội nhập thì TMĐT là một trong những lối thoát cho Hội nhập của Việt Nam. Điểm nhấn trong TMĐT là CA. Hỏi: Xin cho biết hạ tầng CNTT của ta so với những yêu cầu ứng dụng TMĐT Đáp: Trong những năm qua mạng của ta là khá nhưng: - Nếu mạng viễn thông và Internet được cung cấp rộng rãi hơn nữa thì sẽ có ích cho các công ty cung cấp dịch vụ mạng; - Mạng Internet nên được giao cho cả các công ty tin học kinh doanh chứ không phải chỉ VDC và FPT vì sẽ dẫn đến hậu quả là độc quyền. Một dẫn chứng là năm 2000, Nhà sách Minh Khai muốn mua phần mềm của NV làm trang Web bán sách nhưng do gặp phải các vấn đề phức tạp liên quan đến thuê chỗ, thuê máy chủ nên dự án đã không thực hiện được. - Bộ Thương mại nên đầu tư một hệ thống hiện đại, cho phép các công ty vừa và nhỏ tham gia khoảng 2 năm đầu, sau đó thu phí: + Trong 2 năm, nếu kinh doanh thành công, có lãi thì các doanh nghiệp có đủ sức tự kinh doanh TMĐT + Nếu không thành công thì cũng phải ra khỏi hệ thống TMĐT của Bộ Thương mại vì với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, tốt như vậy mà không thành công có nghĩa doanh nghiệp không thể tham gia thị trường. - Rất cần thiết lập một hệ thống của Chính phủ Kết luận: - Công ty đã nhận thức sâu sắc vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT trong kinh doanh; - Chưa ứng dụng TMĐT trong hoạt động tư vấn và kinh doanh của công ty ở Việt Nam do các 114 9/22/2005 điều kiện cho TMĐT ở Việt Nam chưa chín muồi ; - Kế hoạch của Công ty trong 2-3 năm tới: đẩy mạnh ứng dụng TMĐT vào hoạt động của công ty khi điều kiện đã chín muồi; chủ yếu hướng tới thị trường ngoài nước. - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng CNTT và TMĐT gồm: + Môi trường pháp lý cho TMĐT, + Ưu đãi về thuế, về đầu tư + Những hỗ trợ ban đầu của Chính phủ cho các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT còn sơ sài. 13. CÔNG TY VNET  Địa chỉ : Số 7 Đào Duy Anh, Hà Nội Tel: 5770108, 5770112 Email: admin@vnet.com.vn Người được phỏng vấn: Dương Anh Đức, Giám đốc Là Công ty cung cấp điều kiện cần thiết để các công ty trong mọi lĩnh vực có thể ứng dụng TMĐT. Hoạt động được nhiều sự chú ý của công ty là: “Ý tưởng không cần vốn vẫn có thể trở thành doanh nhân” hoặc “Doanh nhân tương lai” Các chi nhánh của VNET làm nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nhân tường lai và giao nhận vận chuyển. Kết luận: Qua trao đổi với công ty có thể rút ra một số kết luận sau - Công ty đã nhận thức và đánh giá cao vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT trong kinh doanh; - Đã ứng dụng rộng rãi TMĐT trong hoạt động tư vấn và kinh doanh của công ty ở Việt Nam; - Kế hoạch của Công ty trong 2-3 năm tới: đẩy mạnh ứng dụng TMĐT vào hoạt động của công ty cũng như hoạt động tư vấn, hỗ trợ của công ty cho các khách hàng của mình. - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng CNTT và TMĐT gồm: + Môi trường pháp lý cho TMĐT, + Ưu đãi về thuế, về đầu tư mạo hiểm + Những hỗ trợ ban đầu của Chính phủ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TMĐT chưa có. + Chưa chú trong đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng TMĐT. 14. CÔNG TY TRÍ ĐỨC  Địa chỉ: 72 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: 844 - 8227635 Fax: 844 – 8226585 Email: triduco@hn.vnn.vn Người được phỏng vấn: Phạm Thành Trí, Chủ tịch – Giám đốc điều hành Hỏi: Xin cho biết động cơ tham gia TMĐT của doanh nghiệp Đáp: xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp Hỏi: Xin cho biết ý kiến về vai trò của Nhà nước trong việc đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong nền kinh tế. Đáp: Phải hiểu được nhu cầu của thị trường, phải là người đứng ra tổ chức các dự án tiên phong. 115 9/22/2005 - Trường hợp của Website của VCCI chưa được gọi là sàn do chưa có thanh toán, các hoạt động diễn ra chưa thực sự sôi nổi. - Hàn Quốc có mạng riêng cho các mặt hàng là EC 21; Đài Loan có TaiwanTech. Việt Nam nên học tập các mô hình này để đảm bảo hiệu quả và tận dụng nhứng lợi thế của TMĐT. - Hệ thống liên kết với các công cụ tìm kiếm “Search” toàn cầu của ta còn yếu, vì vậy nên các khách hàng nước ngoài rất khó khăn trong việc tìm ra một trang Web của Việt Nam cung cấp hàng hoá mà họ cần. Điều này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Chính phủ. Hỏi: Xin cho biết đánh giá của công ty về tình hình ứng dụng TMĐT hiện nay ở nước ta Đáp: - Hiện có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có Website nhưng chỉ để giới thiệu sản phẩm. Ngay cả công ty Trí Đức cũng phải làm theo kiểu kết hợp giữa Website, văn phòng châu Âu và văn phòng Việt Nam để bán hàng. - Nếu có thể cứ nên xây dựng chợ ảo cho thị trường trong nước và kết hợp các phương tiện truyền thông khác để quảng cáo. Hỏi: Có khả thi nếu Bộ Thương mại xây dựng một chợ ảo để các doanh nghiệp tham gia ứng dụng TMĐT. Đáp: Nên để thị trường tự điều tiết vì đi giới thiệu, mời gọi sẽ lãng phí thời gian và nguồn lực. - Bộ Thương mại chỉ nên lo việc quản lý nhà nước về thương mại và xúc tiến thương mại. - Hoặc theo hướng kết hợp với công ty thực hiện dự án trên. Công ty thì nên đi sâu vào công nghệ, Nhà nước thì nên đi sâu vào nội dung. Ví dụ như Website: PriceWhatch.com ở Hoa Kỳ. Tóm lại là nên tạo ra một chợ ảo với người quản lý là Bộ Thương mại, còn tham gia Chợ là các doanh nghiệp Kết luận: Qua trao đổi với công ty có thể rút ra một số kết luận sau - Công ty đã nhận thức và đánh giá cao vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT trong kinh doanh; - Đã ứng dụng rộng rãi TMĐT trong hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ ở Việt Nam và một số nước trên thế giới; - Kế hoạch của Công ty trong 2-3 năm tới: đẩy mạnh ứng dụng TMĐT vào lĩnh vực công nghệ cao, e-learning. - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng CNTT và TMĐT gồm: + Môi trường pháp lý cho TMĐT, + Ưu đãi về thuế, về đầu tư mạo hiểm + Những hỗ trợ ban đầu của Chính phủ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TMĐT chưa có. + Chưa chú trong đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng TMĐT. + Sự độc quyền về đường truyền quốc tế dẫn đến tốc độ truy cập chậm, gây kém hiệu quả cho doanh nghiệp 15. CÔNG TY VDC  Địa chỉ : 292 Tây Sơn, Hà Nội Tiếp : Ông Tịnh (Phó Giám đốc) Nguyễn Thị Minh Hiền (Product Manager) Anh Đỗ Trung Nghĩa ( Ban TMĐT) 116 9/22/2005 Hỏi: Quản điểm của công ty về TMĐT ở Việt Nam hiện nay Đáp: - Đã có ứng dụng như còn một số vướng mắc. Khâu yếu kém nhất trong TMĐT của chúng ta hiện nay là thanh toán. - Thanh toán có nhiều hình thức: chuyển khoản, thu tiền trực tuyến ; kể cả thu tiền bằng thẻ trực tuyến nhưng chưa được các ngân hàng hỗ trợ. Hỏi: Xin cho biết quan điểm của công ty về vai trò của Chính phủ Đáp: - Theo kinh nghiệm của nước ngoài thì trong những năm đầu tiên Chính phủ phải đóng vai trò là người hỗ trợ, tạo nền tảng cho sự phát triển của TMĐT. - Website bán lẻ của công ty VDC hiện nay bị lỗ khoảng 300-400 triệu VNĐ/năm. Như vậy, các doanh nghiệp nhỏ chắc chắn sẽ không tham gia TMĐT vì không có đủ tiềm lực để chịu lỗ lớn như vây (2003 – Siêu thị VDC dự tính lỗ 400 triệu) - Để vượt qua giai đoạn đầu: Nhà nướcphải hỗ trợ thông quan nhiều hình thức. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, Chính phủ nước này không thu thuế đối với các giao dịch TMĐT. Như vậy, Nhà nước nên hỗ trợ việc ứng dụng TMĐT bằng các chính sách phù hợp về tài chính (lãi vay ưu đãi); Chính sách thuế (miễn giảm thuế) - Cần sớm giải quyết vấn đề xác thực để giải quyết được khâu thanh toán. - Các dự án của Chính phủ nên ưu tiên vào việc củng cố hạ tầng CNTT, và đào tạo nguồn nhân lực; Công nghệ; Ưu đãi và hỗ trợ ban đầu; Hỗ trợ rủi ro - Giống như xúc tiến TMĐT, hiên nay hàng năm các doanh nghiệp được cấp 50% kinh phí xúc tiến Thương mại, các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT cũng mong muốn được hỗ trợ từ NSNN 50% kinh phí duy trì Website. - Chính phủ cần sớm xây dựng khung khổ pháp lý cho TMĐT - Chính phủ cũng nên đi tiên phong trong việc xây dựng các dự án thử nghiệm Kết luận: - Công ty đã nhận thức sâu sắc vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT trong kinh doanh; - Đã ứng dụng rộng rãi TMĐT trong hoạt động tư vấn và kinh doanh của công ty ở Việt Nam do các điều kiện cho TMĐT ở Việt Nam chưa chín muồi ; - Kế hoạch của Công ty trong 2-3 năm tới: đẩy mạnh ứng dụng TMĐT vào hoạt động của công ty. - Thuận lợi khó khăn về mặt chính sách của nhà nước đối với ứng dụng CNTT và TMĐT gồm: + Môi trường pháp lý cho TMĐT, + Ưu đãi về thuế, về đầu tư + Những hỗ trợ ban đầu của Chính phủ cho các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT còn sơ sài. 117 9/22/2005 PHỤ LỤC 9 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ I. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG TMĐT QUA MẠNG INTERNET 1. Phạm vi Lãnh thổ Việt Nam 2. Đối tượng khảo sát Tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam 3. Phương pháp khảo sát Nhóm công tác đã dựa vào Internet làm phương tiện để rà soát nhiều trang Web tương đối có uy tín của các tổ chức cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam, từ Niên giám các trang vàng của các trang Web này tìm ra sự liên kết tới các trang Web lưu giữ bằng chứng về sự ứng dụng TMĐT của các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. 4. Mục đích khảo sát Khảo sát nhằm trả lời các câu hỏi sau đây: - TMĐT đã được ứng dụng trên lãnh thổ Việt Nam hay chưa? Nếu có: - Mức độ ứng dụng TMĐT ở Việt Nam? - Các bên tham gia TMĐT? - Các loại hàng hoá, dịch vụ được mua và bán? II. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG TMĐT QUA PHIẾU ĐIỀU TRA 1. Phạm vi: 118 9/22/2005 3 thành phố lớn nhất nước và có điều kiện thuận lợi nhất trong việc ứng dụng TMĐT là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đối tượng khảo sát Trên 100 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Danh sách các công ty này được liệt kêt tại Phụ lục số 7. 3. Lập phiếu điều tra Để tiến hành điều tra, Nhóm công tác đã xây dựng mẫu phiếu điều tra với các tiêu thức cần thiết để đánh giá được nhận thức của doanh nghiệp về TMĐT, mức độ sẵn sàng tham gia hoặc mức độ ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp; những yêu cầu hỗ trợ từ phía Chính phủ về mặt chính sách,v.v... Nội dung của phiếu điều tra đã được sự tham gia, đóng góp ý kiến của các chuyên gia của Dự án. 4. Phương pháp khảo sát Nhóm công tác đã dựa vào Internet, niên giám điện thoại và các nguồn thông tin khác về doanh nghiệp để chọn 100 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong nhiều lĩnh vực kinh tế để gửi phiếu điều tra. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của doanh nghiệp qua phiếu điều tra, Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp qua phiếu điều tra và rút ra các kết luận. 5. Mục đích khảo sát Khảo sát nhằm trả lời các câu hỏi sau đây: - TMĐT đã được ứng dụng trên lãnh thổ Việt Nam hay chưa? Nếu có: - Nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về TMĐT? - Mức độ sẵn sàng tham gia TMĐT của doanh nghiệp? - Mức độ ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp? - Các chính sách hỗ trợ cần thiết của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của TMĐT? 119 9/22/2005 III. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG TMĐT QUA PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP 1. Phạm vi Khảo sát định tính này được thực hiện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 2. Các doanh nghiệp được phỏng vấn 15 doanh nghiệp với qui mô và loại hình kinh doanh khác nhau. Tiêu chí chọn lựa là các doanh nghiệp có quy mô sản xuất, loại hình kinh doanh khác nhau. 3. Phương pháp phỏng vấn Các cuộc phỏng vấn được thực hiện theo phương pháp bán cấu trúc, sử dụng tối đa các câu hỏi mở để thu thập các ý tưởng, ý kiến, động cơ và thái độ rất đa dạng của các doanh nghiệp. Nội dung các cuộc phỏng vấn được đánh máy tốc ký. 4. Chuẩn bị và đào tạo cho các phỏng vấn viên Các phỏng vấn viên bao gồm bốn cán bộ đang làm việc tại Ban CNTT và TMĐT, Bộ Thương mại. Các cán bộ này có kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT và TMĐT và tham gia hoạch định chính sách phát triển TMĐT ở Việt Nam. Trước khi tiến hành phỏng vấn các phỏng vấn viên đã trao đổi và thống nhất về nội dung, mục tiêu và kỹ thuật phỏng vấn. Tiến sỹ Đỗ Văn Lộc và Tiến sỹ Trần Ngọc Ca là hai chuyên gia hàng đầu của Việt Nam am hiểu cả lý thuyết cũng như có nhiều kinh nghiệm về phỏng vấn đã tư vấn cho các phỏng vấn viên về nhiều mặt liên quan tới phỏng vấn. Các phỏng vấn viên được chia làm hai nhóm để vừa có thể phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình khảo sát, phỏng vấn vừa có thể tiến hành phỏng vấn được nhiều đối tượng trong một giai đoạn ngắn. 5. Mục đích của các cuộc phỏng vấn Nhóm phỏng vấn cố gắng giải đáp các câu hỏi sau đây: 120 9/22/2005 - Nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của TMĐT và ứng dụng CNTT trong kinh doanh. - Thực trạng ứng dụng TMĐT và CNTT trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chiến lược của doanh nghiệp trong những năm tới đối với ứng dụng TMĐT. - Những khó khăn về chính sách và các kiến nghị với Chính phủ nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển TMĐT trong sản xuất kinh doanh.. 121 9/22/2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV003.doc